Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn “biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh qua một số hoạt động đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường bán trú thcs”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 26 trang )

1

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TÂY GIANG
TRƯỜNG PTDT BT THCS NGUYỄN BÁ NGỌC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐỘI, HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG BÁN TRÚ THCS”

Tác giả: Lê Văn Chinh.
Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội.
Đơn vị: Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc.
Huyện: Tây Giang, Quảng Nam.


2

T©y Giang, th¸ng
05/2013

PHẦN I. TÊN ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐỘI, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG BÁN TRÚ THCS
PHẦN II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo


vệ tổ quốc” (Luật Giáo dục 2005). Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp
đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW 2 (khoá VIII)
của Đảng đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để
tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người,
nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội,
xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con
người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp học sinh hôm nay sẽ là
những chủ nhân tương lai của quê hương, đất nước.
Đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và
giáo dục học sinh THCS nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có
tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng
nhân ái, yêu đất nước. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên phổ thông trung học phổ
thông hoặc học nghề.


3
Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải chú trọng đến chất lượng giáo
dục. Muốn vậy phải có những phương pháp giáo dục hợp lý, phù hợp với đối
tượng học sinh, đa dạng về hình thức nhằm nâng cao chất lượng; giáo dục cho
trong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các
lực lượng giáo dục trong nhà trường. Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc
biệt chú ý đến là tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và Ban hoạt động giáo dục
Ngoài giờ lên lớp (HĐ GD NGLL) vì nó có vị trí rất quan trọng, tổ chức Đội và
Ban HĐ GD NGLL là những lực lượng hỗ trợ tích cực với nhà trường, cùng nhà

trường thực hiện nội dung, mục tiêu giáo dục.
2. Tóm tắt những thực trạng liên quan đến đề tài:
Trong những năm qua vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và ở
huyện Tây Giang nói riêng được đánh giá là vùng trũng về kinh tế, giáo dục và
văn hóa. Việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở miền núi được xem là vấn đề nan
giải với các cấp, các ngành và các trường học trên địa bàn miền núi.
Giáo dục miền núi nằm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực miền
núi. Việc đầu tư và nâng cao chất lượng giáo dục ở đây thực sự đã trở thành
nhiệm vụ trọng tâm không chỉ đối với riêng ngành giáo dục mà còn cần phải có
sự phối hợp của nhiều ban ngành, đoàn thể khác ở các địa phương miền núi. Ở
nhiều vùng miền núi vẫn còn diễn ra tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học giữa
chừng. Nguyên nhân chính diễn ra tình trạng này chủ yếu là do gia đình khó
khăn, học sinh miền núi phần lớn mang tâm lý ỷ lại và chưa nhận biết được lợi
ích của việc học; một số học sinh không tiếp thu được kiến thức sinh ra tâm lý
chán nản, nội dung và chương trình sách giáo khoa còn quá tải đối với học sinh
miền núi. Ngoài ra cơ sở hạ tầng phục vụ cho công việc học và dạy của giáo viên
và học sinh còn thiếu thốn, hệ thống trường lớp chưa đảm bảo, các khu nội trú và
bán trú cho học còn thiếu thốn. Đặc biệt ở một số nơi còn diễn ra tình trạng học
sinh không chịu đến trường sau các kì nghỉ buộc giáo viên phải đến tận nhà vận
động các em trở lại trường. Một thực tế đáng buồn ở các vùng miền núi là vận
động học sinh tới trường đã khó, giữ chân các em còn khó hơn.
Nếu không có những giải pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục miền núi thì tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở miền núi sẽ còn xuất
hiện nhiều. Theo đó nguồn nhân lực ở miền núi thiếu nghiêm trọng ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế-xã hội miền núi.


4
3. Lí do chọn đề tài:
Xuất phát từ yêu cầu nói trên và yêu cầu thực tế về việc nâng cao chất

lượng học tập của học sinh, với chức trách nhiệm vụ của một người làm công tác
Đội và hoạt động GD NGLL ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS (PTDT
BT THCS), tôi đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng học tập của
học sinh qua một số hoạt động của Đội, HĐ GD NGLL ở trường bán trú
THCS”.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
4.1. Phạm vi đề tài:
Với địa hình và việc đi lại gặp nhiều khó khăn, bản thân không đủ điều
kiện để đến các trường học khác để nghiên cứu nên tôi chỉ nghiên cứu trong
phạm vi Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc, xã Bhalêê, Tây Giang.
4.2. Thời gian nghiên cứu:
Thực hiện đề tài trong Năm học 2012-2013.
PHẦN III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Nhiệm vụ cơ bản của nhà trường là hoạt động dạy học. Đối tượng dạy học
là con người (học sinh). Người dạy học là giáo viên, chỉ đạo dạy học chính là
truyền đạt lại những kiến thức, kĩ năng mà bản thân mỗi người giáo viên đã tích
luỹ được qua học tập và kinh nghiệm của cuộc sống.
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con
người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của
công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan
trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo
dục. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì THCS là bậc học nối tiếp bậc học
Tiểu học với bậc Trung học phổ thông (THPT), nó có ý nghĩa vô cùng quan
trọng là bước tiếp tục hình thành nhân cách con người, cũng là bậc học giúp học
sinh hình thành những kỹ năng cơ bản, những cơ sở cho sự phát triển đúng đắn
và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ để học sinh tiếp tục học lên
THPT. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và
sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu
được về tâm sinh lí của học sinh, về nhu cầu hoạt động, sinh hoạt vui chơi và khả

năng của học sinh. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt


5
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục phù hợp với đối tượng
học sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phải căn cứ vào
những nhận thức mới của học sinh về đạo đức, học tập và rèn luyện, hoạt động
vui chơi giải trí ở các em; phải tổ chức, thiết kế và những hoạt động mới lạ, hấp
dẫn thu hút học sinh tham gia.
Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là thể hiện vai trò
chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Nhiều năm nay,
các phong trào của Đội, và HĐ GD NGLL thực sự đã thu hút đông đảo học sinh
tham, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ... Hoạt động Đội NGLL còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lý
giáo dục của Đảng.
PHẦN IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Học sinh con em đồng bào các dân tộc miền núi đa số các em đều là con
em các gia đình dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vô
vùng thiếu thốn. Ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, mối quan hệ giữa gia đình
và nhà trường cũng chưa có hoặc thiếu chặt chẽ và thường xuyên. Trong khi tỷ lệ
hộ nghèo cao, nhiều gia đình khó có điều kiện đầu tư nên con em học tập trong
hoàn cảnh khó khăn (thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu điều kiện học tập), gia đình chưa
quan tâm đến việc học của con em nên các em rất dễ nghỉ học, bỏ học. Bên cạnh
đó, là những hạn chế trong sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên
bộ môn với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học
sinh trong việc giáo dục học sinh yếu kém, học sinh cá biệt.
Ngoài ra thì các em còn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp việc với gia đình,
có hiện tượng học sinh nghỉ học một hoặc hai tuần vào dịp mà nhu cầu về lao
động có tính cấp bách như phát nương, tỉa lúa. Bên cạnh đó do chưa hiểu hết
được lợi ích của việc học tập, xem nhẹ việc học nên nhiều em rất lười học, hay

nghỉ học nhất là các ngày đầu tuần và cuối tuần. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng giáo dục và việc duy trì số lượng học sinh trên lớp hằng
ngày, cũng như số lượng học sinh bỏ học giữa chừng.
Đặc biệt ở một số nơi còn diễn ra tình trạng học sinh không chịu đến
trường sau các kì nghỉ buộc giáo viên phải đến tận nhà vận động các em trở lại


6
trường. Một thực tế đáng buồn ở các trường vùng miền núi là vận động học sinh
tới trường đã khó, giữ chân các em còn khó hơn.
Nguyên nhân chính diễn ra tình trạng này chủ yếu là do gia đình khó khăn,
học sinh miền núi phần lớn mang tâm lý thích đi kiếm tiền hơn là đi học, học
sinh không tiếp thu được kiến thức sinh ra tâm lý chán nản, nội dung và chương
trình sách giáo khoa còn quá tải đối với học sinh miền núi. Ngoài những nguyên
nhân trên có một nguyên nhân cơ bản nữa là các em còn thiếu những sân chơi bổ
ích đáp ứng nhu cầu của các em nên các em cũng ít ham thích đến trường.
Thực trang chung các trường ở miền núi nói chung và huyện Tây Giang
nói riêng thì các trường học ít quan tâm đến nhu cầu sinh hoạt vui chơi của các
em, những hoạt động Đội, HĐ GD NGLL vẫn chưa thật sự thu hút các em ở lại
trường, chưa ham thích đến trường. Không ít giáo viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi
phương pháp dạy học truyền thống, đặt nặng chuyên môn mà xem nhẹ hoạt động
Đội, HĐ GD NGLL để tạo những sân chơi bổ ích cho các em để thu hút các em
đến trường. Bởi những hoạt động này là một trong những nhân tố tích cực góp
phần làm cho các em thấy rằng “mỗi ngày ngày đến trường là một ngày vui”,
làm cho các em ham thích đến trường, cảm thấy hứng thú khi ở lại khu nội trú
của nhà trường. Chính điều này đã hạn chế tối đa việc học sinh thường thường
vắng học hay bỏ học, điều này góp phần lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường.
Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc là trường phổ thông dân tộc
bán trú đóng trên địa bàn xã Bhalêê, hằng năm có từ 200 đến gần 280 em học

sinh là con em của đồng bào dân tộc Cơtu ở lại ăn ở, sinh hoạt trong khu nội trú
nhà trường.
Thực tiễn từ năm học 2011 - 2012 trở về trước công tác giáo dục giá trị
sống, kỹ năng sống của nhà trường còn yếu và thiếu, còn nhiều hạn chế lớn, cụ
thể là:
1. BGH trường, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
BGH trường, các lực lượng giáo dục trong nhà trường (Liên đội, Ban HĐ
NGLL) chưa có những giải pháp cụ thể chưa thể hiện sự quan tâm và đề cao
đúng mức đến vấn đề hạn chế học sinh thường vắng học. Các lực lượng giáo dục
khác trong nhà trường do nặng về công tác chuyên môn nên công tác vận động
học sinh đi học đều vẫn còn xem nhẹ.


7
Liên đội nhà trường, Ban HĐ GD NGLL mặc dù đã tổ chức được nhiều
hoạt động, song vấn đề hạn chế học sinh hay vắng học, bỏ học cũng chưa có
được những hoạt động cụ thể, nhất là học sinh ở khu nội trú nhà trường.
Ban quản lý nội trú cũng chưa tổ chức được những buổi sinh hoạt, hay
những sân chơi cho các em, có chăng chỉ là những buổi họp nội trú. Trong các
buổi họp thì tuyên dương, khen thưởng, khích lệ thì ít mà la mắng, kiểm điểm thì
nhiều làm cho các em cảm thấy chán nản khi ăn ở, sinh hoạt ở khu nội trú.
Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy, cách kiểm tra đánh giá, cho điểm
của một số giáo viên là kiểm tra và ghi điểm vào sổ mà không cho học sinh biết,
có giáo viên khi kiểm tra miệng thì cũng không đọc điểm số cho học sinh biết,
như vậy thì các em thấy rằng kết quả học tập, điểm số của các em chưa được ghi
nhận và tuyên dương đúng mức, chưa thấy thành tích học tập của mình được ghi
nhận đúng lúc.
Với thực tiễn như trên thì hằng tuần, nhất là số lượng học sinh vắng học
vào các ngày đầu tuần, cuối tuần rất nhiều, học sinh ở nội trú thì thường bỏ về
nhà vào các ngày thứ 6, thứ 7 (có em ngày thứ 5 đã bỏ về), đến chiều thứ 2 hoặc

sáng thứ 3 mới đến trường như vậy ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập, sinh
hoạt ở khu nội trú của các em. Thiết nghĩ có tình trạng như vậy vì các em còn
thiếu những sân chơi bổ ích, các em chưa thật sự ham thích và say mê học tập ở
trường.
2. Đối với học sinh:
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy thực trạng học sinh nhà trường như sau:
- Với đặc thù là học sinh người dân tộc thiểu số nên các em thích sống tự
do, không thích bị ràng buộc bởi nền nếp, quy định của nhà trường hay khu nội
trú. Các em cũng chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc học nên các em cũng chưa
thật sự có động cơ và sự cố gắn vươn lên trong học tập.
- Do đã quen với lối sống tự do ở bản làng nên khi vào ăn ở, sinh hoạt
trong khu nội trú với một thời gian biểu dày đặc như: thể dục buổi sáng, đi học,
tự học ở khu nội trú, lao động, tự học trên lớp… làm cho các em cảm thấy bị gò
bó, tù túng và đặc biệt là thiếu những hoạt động vui chơi giải trí dành cho học
sinh nội trú; các em ở ngoài cũng khi về bản làng sinh hoạt thì cũng thiếu các
hoạt động văn hóa, văn nghệ cho các em.
- Tâm lý các em, nhất là các em lớp 6, lớp 7 còn cảm thấy nhớ gia đình,
nhớ bố mẹ nên các em thường bỏ học, về thăm nhà.


8
- Có những học sinh do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên không thể
lo cho các em đầy đủ những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt và học tập như:
Bút, thướt, khăn quàng, kem đánh răng, xà phòng… nên buộc các em phải về
nhà để lao động kiếm tiền lo cho sinh hoạt của mình.
Với những thực trạng như đã nêu trên dẫn đến chất lượng học tập chưa
được như mong muốn; niềm say mê học tập và động cơ để các em tự học bài,
làm bài tập ở nhà của các em rất ít.
PHẦN V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Năm học 2012-2013, với kinh nghiệm hơn 8 năm công tác ở địa bàn

huyện Tây Giang, nắm được tâm tư, nguyện vọng của các em, nhất là hiểu được
nhu cầu sinh họat vui chơi của các em tôi đã cùng các lực lượng giáo dục trong
nhà trường đưa ra một số biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,
cụ thể là:
1. Tổ chức chương trình “Xổ số học tốt” để góp phần nâng cáo chất
lượng giáo dục:
Đối với học sinh nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng thì việc tuyên
dương, khen thưởng có tác dụng rất lớn đến việc động viên khích lệ các em học
tập, tham gia các hoạt động khác ở nhà trường, đồng thời đây cũng là động lực
rất lớn để các em cố gắn vươn lên trong học tập. Để giải quyết vấn đề này Liên
đội và Ban hoạt động NGLL xây dựng Kế hoạch tổ chức chương trình xổ số học
tốt.
Để tuyên dương, khen thưởng kịp thời và khích lệ tinh thần học tập, hoạt
động của học sinh, tôi đã xây dựng Kế hoạch tổ chức chương trình “Xổ số học
tốt hằng tuần” với những nội dung và hình thức như sau: (Có kế hoạch cụ thể
kèm theo ở phần phụ lục):
1. 1. Nội dung chương trình:
Những học sinh có điểm trong quá trình học tập trên lớp từ điểm 8 đến
điểm 10 (bao gồm điểm kiểm tra miệng, điểm kiển tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết,
điểm thi…) thì được công nhận là “điểm học tốt”. Khi đã có “điểm học tốt” thì
Ban chi huy chi đội sẽ phụ trách việc cập nhật điểm học tốt vào danh sách (theo
mẫu, có xác nhận của GV bộ môn và GVCN). Cuối tuần, BCH chi đội sẽ đến
phòng Đội gặp Ban chi huy liên đội và TPT Đội để nhận phiếu và phát cho


9
những em đạt được điểm học tốt. Mỗi điểm hệ số 1 sẽ được phát 1 Phiếu học tốt,
điểm hệ số 2: 2 phiếu, điểm hệ số 3: 3 phiếu.
Bên canh đó, những học sinh dù không đạt được điểm học tốt nhưng nếu
có tinh thần phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài cũ tốt, được giáo viên bộ môn

ghi nhận cũng sẽ được được phát phiếu học tốt.
Sau thời gian khoảng 2 tuần hoặc khi đã phát hành đủ số phiếu trong một
đợt sẽ tiến hành xổ số (khoảng từ 300- 500 phiếu/đợt).
1.2. Phiếu học tốt:

PHIẾU
Xổ số học tốt
Sè: 001
Ngày phát hành
25/01/2013

PHIẾU
XỔ SỐ HỌC TỐT

Sè: 001.

Họ tên: ……………………………….
Lớp: ………., Môn học tốt: …………………….
Ngày phát hành: 25/01/2013- Đợt 7

* Mô tả: Phiếu học tốt được thiết kế gồm 2 liên, liên 1 giữ lại để xổ số,
liên 2 được phát cho học sinh đạt được điểm học tốt để ghi nhận thành tích học
tập , hoạt động của các em và để tham gia chương trình xổ số. Trong 1 phiếu học
tốt cần có những nội dung:
- Số : Được đánh trực tiếp trên phiếu từ số 001 đến hết số phiếu trong 1
đợt (Thường đến số 500).
- Ngày phát hành, đợt: Điền ngày in phiếu và đợt phát hành để tránh lẫn
lộn giữa đợt này và đợt khác và để tránh trường hợp học sinh sử dụng 1 phiếu
trong nhiều lần xổ số.
- Họ tên, môn học tốt: Học sinh được nhận phiếu điền tên và môn đạt

được điểm học tốt để tránh lẫn lộn phiếu giữa học sinh này với học sinh khác và
để giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm giám sát điểm học tốt đó có đúng
không.
Việc in phiếu học tốt cũng không kém phần quan trọng, bởi nếu chúng ta
điền phiếu một cách thủ công thì sẽ tốn rất nhiều thời gian. Để tiết kiệm thời gian
thì phải sử dụng chương trình Mail Merge (trộn thư) trong Microsoft Office


10
Word thì in sẽ rất nhanhh chóng. Để phân biệt rõ phiếu của từng đợt thì nên in
mỗi đợt bằng một màu giấy khác nhau.

1.3. Hình thức xổ số:
Sau khi đã phát hành hết 1 đợt phiếu thì tiến hành xổ số, thời gian tổ chức
được lồng ghép trong chương trình chào cờ vào sáng thứ 2 và chiều thứ 2 hằng
tuần.
Khi xổ số thì cho tất cả liên 1 của phiếu học tốt được cho vào thùng phiếu.
Trong mỗi lần xổ số, sẽ chọn 02 em học sinh bất kì lên tham gia bắt thăm các
giải, phiếu nào có số phiếu trùng với số phiếu được bắt thăm từ thùng phiếu ra sẽ
trúng thưởng. Trong một đợt xổ số gồm có 1 giải nhất (trị giá 50.000 đ) , 1 giải
nhì (trị giá 40.000 đ), 2 giải ba (trị giá 30.000 đ/giải), (trị giá 20.000 đ/giải).
Kinh phí để trao giải do nhà trường hỗ trợ từ kinh phí khen thưởng và từ nguồn
thu của quỹ Đội (Do đội viên đóng góp, thực hiện kế hoạch nhỏ-lấy đót bán).
Giải thưởng không trao bằng tiền mặt mà được mua những vật dụng cần
thiết phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt cho các em để làm phần thưởng như:
Vải áo trắng, mũ, bút, bút xóa, vở, thướt kẻ, khăng quàng, xà phòng tắm, dầu gọi
đầu… Điều này còn khắc phục được tình trạng nhiều em học sinh nghèo không
có tiền để trang trải cho việc học tập, sinh hoạt của mình.

Trao giải chương trình “Xổ số học tốt”



11
Thực trạng hiện nay, việc nhà trường hay liên đội khen thưởng cho học
sinh có kết quả học tập, hoạt động tốt chưa kịp thời, thường chỉ thực hiện vào
cuối năm học và những học sinh được khen thưởng là những học sinh thật sự học
khá, giỏi. Với hình thức xổ số học tốt và khen thưởng với hình thức này thì tất cả
học sinh đều có cơ hội trúng thưởng, nếu một học sinh có thành tích học tập ở
mức độ trung bình thậm chí yếu nhưng nếu các em chỉ cần học thuộc bài một lần
hay có tinh thần làm bài tập, phát biểu xây dựng bài một lần thì các em sẽ có cơ
hội được khen thưởng. Điều này còn có một ý nghĩa rất lớn nữa là giúp các em
có học lực trung bình, yếu không cảm thấy tự ti, mặc cảm so với các bạn có học
lực khá, giỏi bởi các em vẫn có cơ hội được tuyên dương khen thưởng hằng tuần,
ít nhất đó là được nhận một phiếu học tốt, như vậy các em nhận thấy rằng thành
tích học tập, công lao của mình được nhà trường, thầy cô, bạn bè ghi nhận. Với
hoạt động này sẽ có tác dụng rõ rệt với hình thức tuyên dương khen thưởng như
trước đây vẫn thường áp dụng. Với nội dung mới lạ của chương trình Xổ số học
tốt này thì một phóng viên báo Công an Đà Nẵng đã có bài viết về mô hình này
trên báo Công an Đà Nẵng (Tại địa chỉ: )
2. Tổ chức “Sinh hoạt tối thứ 6” hằng tuần để hạn chế học sinh vắng
học vào những ngày cuối tuần.
Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt, tạo ra các hoạt động vui chơi giải trí
góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khu nội trú nói riêng; hạn
chế số học sinh thường xuyên vắng học vào những ngày cuối tuần và học sinh
toàn trường nói chung, tôi cùng Ban hoạt động NGLL, Ban quản lý nội trú đã
tham mưu cho nhà trường kế hoạch tổ chức các buổi “Sinh hoạt tối thứ 6” hằng
tuần.
* Nội dung của đêm sinh hoạt bao gồm
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ, vui chơi; các trò nhỏ,
trò chơi dân gian …

- Các bài múa sinh hoạt tập thể, dân vũ trong nước và quốc tế….
- Giáo dục giới tính.
- Xem thời sự tiếng cơtu, ca nhạc, truyện cổ tích, phim tài liệu giáo dục
truyền thống cách mạng…
1. Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất:


12
Việc chuẩn bị cơ sở vật chất được phân công cho một số gáo viên nam
cùng học sinh ở khu nội trú, gồm: Máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh có
loa thùng lớn, micrô, hệ thống điện chiếu sáng toàn sân trường…
2. Cấu trúc một đêm sinh hoạt cụ thể như sau:
2.1. Ổn định tổ chức.
2.2. Tổng kết phong trào thi đua giữa các phòng ở khu nội trú trong
tuần:
Nội dung này bao gồm việc đánh giá điểm thi đua thực hiện tốt nề nếp ở
khu nội trú như công tác vệ sinh, công tác lao động, sinh hoạt học tập đúng giờ,
nghiêm túc, không có học vắng ở khu nội trú (bỏ về nhà các ngày trong tuần)
theo tiêu chí thi đua do Ban quản lí nội trú xây dựng. Hằng tuần để có điểm tổng
kết thi đua giữa các phòng thì Ban quản lí nội trú thành lập đội Sao đỏ trong khu
nội trú, gồm có 1 đồi trưởng, 3 đội phó, và 16 thành viên. Hằng ngày đội Sao đỏ
có nhiệm vụ đánh giá điểm thi đua theo tiêu chí thi đua của Ban quản lí nội trú.
Vào chiều thứ 6 (điểm ngày thứ 7 sẽ được tính trong tuần tiếp theo) Đội
trưởng đội Sao đỏ và 3 đội phó sẽ tổng hợp điểm thi đua, xếp loại thi đua theo
thứ tự từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất, phòng nào có điểm thi đua đạt vị thứ
nhất, nhì, ba, tư sẽ được tuyên dương khen thưởng trong đêm sinh hoạt. Phần
thưởng bao gồm các đồ dụng cần thiết cho cả phòng sinh hoạt chung như: Xà
phòng giặc, dầu gội đầu, bánh kẹo… Việc làm này có tác dụng rất lớn và là động
lực để các em thực hiện tốt nề nếp nội qui trong khu nội trú.
2.3. Sinh hoạt tập thể: Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ do các lớp,

các phòng ở nội trú tự chuẩn bị. Hoặc TPT Đội điều khiển toàn bộ đội hình hát
tập thể, các bài hát kèm theo cử điệu theo nội dụng của Chương trình tập huấn
đội (Được thiết kế chữ trên màn hình , có chèn nhạc không lời đệm theo).


13

Sinh hoạt tối thứ 6- Sinh hoạt tập thể
2.4. Xem thời sự tiếng Cơtu:
Chương trình thời sự tiếng Cơtu được tải về từ website của Đài PT-TH
Quảng Nam vào chiều thứ 6 hằng tuần, sau khi tải về thì được copy vào máy tính
và chiếu lên máy chiếu, qua hệ thống âm thanh để học sinh theo dõi. Đây là một
trong những nội dung được các em rất thích xem bởi các em được theo dõi một
chương trình truyền hình bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình và vì chương
trình phản ánh những tin tức, những phóng sự rất gần gữi với các em, với khu
vực miền núi hay những vùng đồng bào dân tộc thiếu số.
2.5. Sinh hoạt tập thể:
Tổ chức múa những bài dân vũ, múa tập thể thiếu nhi, nhảy cha-cha-cha
tập thể. Đây cũng là một trong những nội dung được các em rất quan tâm và ham
thích. Các bài múa bao gồm những bài múa sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt Đội hay
các bài dân vũ được tải từ Website của các cơ sở Đoàn hay Website Trường Đội
Lê Duẩn (Hà Nội).
Để triển khai được các nội dung này thì trước hết phải thành lập một đội
hình mẫu, đội hình này được thành lập từ việc tuyển chọn những em có năng
khiếu, hát, múa… Sau khi đã chọn được đội hình thì Liên đội và BCH Chi đoàn
sẽ tổ chức bồi dưỡng tập huấn các bài múa, các bài dân vũ, các bài sinh hoạt tập
thể. Đây là những thành viên tích cực trong việc tập huấn lại cho toàn bộ học
sinh nhà trường để phục vụ cho các buổi sinh hoạt.



14
Ở nội dung này, để khích lệ tinh thần và nhằm tăng tính thi đua giữa các
lớp với nhau thì sau khi đã tập huấn xong mỗi bài múa hay bài dân vũ sinh hoạt
thì Ban tổ chức sẽ tổ chức cuộc thi giữa các phòng với nhau. Sau khi đã thi xong,
các thầy cô sẽ đánh giá nhận xét quá trình tham gia sinh hoạt và tham gia hội thi
dành cho các lớp và sẽ trao những giải thưởng cho những lớp hay những phòng
tham gia sinh hoạt sôi nỗi. Phần thưởng cho hoạt động này được hỗ trợ từ kinh
phí khen thưởng của nhà trường và kinh phí do Ban quản lí nội trú xây dựng.
2.6. Giáo dục giới tính:
Đây là một trong những vấn đề nhức nhối đối với giáo dục miền núi nói
chung và giáo dục Tây Giang nói riêng. Với đặc thù là dân tộc thiểu số, các em ít
được tiếp xúc với vấn đề giáo dục giới tính từ các phương tiện thông tin đại
chúng, ở địa phương thì các em cũng ít được quan tâm đến giáo dục giới tính cho
các em. Vì vậy hằng tuần ngoài các nội dung sinh hoạt của đêm sinh thứ 6 nếu
biết lồng ghép tích hợp vào để giới dục giới tính thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn.
Nội dung của hoạt động là gồm chiếu những đoạn phim về giáo dục giới
tính được tải về từ Website của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình TP
Hồ Chí Minh. Ngoài ra thì Ban hoạt động NGLL phân công một số giáo viên
thuộc bộ môn Sinh học, có kinh nghiệm về giáo dục giới tính, nhân viên y tế
soạn những bài giảng để giáo dục cho các em. (Có bài soạn kèm theo ở phần phụ
lục)
2.7. Xem Phim tài liệu, phim đề tài chiến tranh hoặc truyện cổ tích:
Đây cũng là đề tài được các em rất thích theo dõi. Để có được những đoạn
phim hay, mang tính giáo dục cao và thu hút các em, thì người chuẩn bị nội dung
phải biết sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau: Như trên trang Youtube (Trang
chuyên chia sẻ những bộ phim, và video..)


15


Sinh hoạt tối thứ 6- Xem phim tài liệu
Sau khi đã sưu tầm được thì các bộ phim, các đoạn Video được copy và
máy tính và kết nội qua máy chiếu và kết nối qua hệ thống âm thanh để chiếu
cho các em xem.
Những nội dung trên được linh hoạt sắp xếp sao cho mỗi đêm sinh hoạt có
cách phân bố thời gian hợp lý giữa các nội dung với nhau và tránh sự lặp đi lặp
lại cùng một nội dung hay hình thức sinh hoạt để tránh sự nhàm chán trong các
em.
* Thời gian, địa điểm tổ chức:
- Thời gian: Từ 18h30 – 21h30 tối thứ 6 hằng tuần. (Để giữ học ở lại
trường vào tối thứ 6 và ngày thứ 7)
- Địa điểm: Nếu trời không mưa tổ chức ngoài sân trường, nếu trời mưa tổ
chức ở nhà ăn khu nội trú.
* Kính phí: Một đêm sinh hoạt kinh phí để phục vụ mua đồ dùng cho các
buổi sinh hoạt như giấy, bút lông và kinh phí khen thưởng khoảng 400.000 đ. Do
nhà trường cấp từ kinh phí khen thưởng và do Quĩ của khu nội trú xây dựng và
kinh phí Quĩ Đội hỗ trợ thêm.
PHẦN VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau gần một năm áp dụng 2 biện pháp trên thì về cơ bản đã thấy hiệu quả
rõ rệt, cụ thể là:
1. Đối với chương trình “Xổ số học tốt”:


16
- Học sinh đã tự giác học tập và làm bài tập ở nhà. Các em đã biết phân bố
thời gian học tập, sinh hoạt, lao động hợp lý. Trong đó các em dành một phần
lớn thời gian của mình cho việc học tập.
- Vào thứ 2 đầu tuần các em đi dự chào cờ đông đủ hơn hẳn những năm
trước khi chưa tổ chức chương trình này vì các em đi để được tham gia chương
trình Xổ số học tốt. Một sân chơi vui hay mới lạ đối với các em.

- Khi lên lớp các em đã hăng hái phát biểu xây dựng bài hay làm bài tập.
Nhiều có nhiều học sinh thường đề nghị thầy cô dò bài cũ, đây là một việc làm
có thể nói rất hiếm xảy ra đối với học sinh sinh nói chung và học sinh miền núi
nói riêng, bởi thông thường học sinh sinh nào cũng có tâm lý sợ kiểm tra bài cũtrừ những học sinh thật sự giỏi chứ ít thấy học sinh nào lại đề nghị thầy cô kiểm
tra bài cũ.
Như vậy qua việc tổ chức chương trình Xổ số học tốt chúng đã thấy nó có
tác dụng thay đổi rất lớn đến việc thay đổi hành vi của các em, giúp các em có
nhiều hành động, việc làm tích cực cho việc học tập của mình, từ đó góp phần
cải thiện thành tích học tập của các em.
2. Đối với chương trình “Sinh hoạt tối thứ 6”:
- Hiệu quả rõ rệt nhất của chương trình này là số học sinh bỏ học, về nhà
vào các ngày cuối tuần (Thứ 6, thứ 7 có em thứ 5) đã giảm hẳn. Những năm
trước đây theo phản ánh của nhiều giáo viên thì các ngày cuối tuần không của
các lớp học rất là trầm, học sinh vắng quá nửa, nhưng năm học này tình trạng
này đã được cải thiện đáng kể, thứ 6 hay thứ 7 thì sĩ số học sinh trên lớp vẫn
đông đủ.
- Qua khảo sát thì các em cảm thấy ham thích ăn ở, sinh hoạt trong khu
nội trú nhiều hơn các năm học trước vì các em có thêm được một sân chơi bổ ích
vào những ngày cuối tuần.
VII. KẾT LUẬN:
Việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh nói chung và học sinh
miền núi nói riêng là một vấn đề được các thế hệ giáo viên cũng như toàn xã hội
đặc biệt quan tâm. Nhất là trong gia đoạn hiện nay chất lượng giáo dục và đạo
đức sinh đang bị bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Vì vậy đòi hỏi người giáo


17
viên, các trường học phải không ngừng tìm tòi sáng tạo ra những biện pháp, hình
thức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc tổ chức chương trình “Xổ số học tốt và tổ chức “Sinh hoạt tối thứ 6”

là một trong những biện pháp ấy. Với những giải pháp như đã nêu trên trong
năm học qua đã khắc phục đáng kể tình trạng học sinh vắng học vào những ngày
cuối tuần và tình trạng học sinh không thuộc bài và làm bài tập ở nhà bởi các em
đã có được động cơ học bài cũ và làm bài tập ở nhà. Với những thay đổi hành vi
này trong các em học sinh thì kết quả học tập của các em đã được nâng lên rõ rệt,
thể hiện ở kết quả học tập của đa số học sinh được xếp loại từ học lực Trung
bình trở lên, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm hẳn so với năm học trước.
Tuy nhiên với điều kiện hiện nay, khó khăn rất lớn ở trường Trường
PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc nói riêng và các trường học trên toàn huyện
nói chung đó là cơ sở vật chất phục vụ cho các buổi sinh hoạt tối thứ 6 như: Hệ
thống âm thanh, điện chiếu sáng và đặc biệt là kinh phí phục vụ cho các hoạt
động này (Kinh phí mua sắm một số đồ dùng và kinh phí khen thưởng cho các
buổi sinh hoạt )
Bên cạnh đó việc tổ chức các buổi sinh hoạt tối thứ đòi hỏi phải có sự
tham gia của đông đảo CBGVNV nhà trường, do việc tổ chức buổi tối (ngoài
giờ hành chính) nên để huy động tất cả các lực lượng giáo dục, CBGVNV nhà
trường tham gia sẽ rất khó khăn nếu những CBGV không có tinh thần tự giác.
Hơn nữa nhiều giáo viên có con nhỏ cũng rất khó khăn trong việc tham gia hoạt
động này vào buổi tối. Thiết nghĩ nếu mô hình hoạt động này được nhân rộng ra
trên địa bàn toàn huyện thì Phòng GD - ĐT phải có cơ chế, chính sách đối với
đội ngũ này để giải quyết những khó khăn này.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
1. Đối với phòng Giáo dục- Đào tạo:
- Chỉ đạo các trường học trên địa bàn toàn huyện thong qua hoạt động
Đội, hoạt động GD NGLL có những nội dung hình thức sinh hoạt phong phú để
thu hút các em đến trường nhất là các trường bán trú, nội trú.
- Tham mưu với chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo
dục, đặc biệt chú trong đến công tác duy trì sĩ số học sinh, vận động học sinh
nghỉ học ra lớp.



18
- Quan tâm hơn nữa đến đời sống cán bộ giáo viên để an tâm công tác và
phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ giáo viên toàn huyện.
2. Đối với nhà trường:
- Quan tâm hơn nữa đến công tác chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động Đội,
hoạt động NGLL, đặc biệt là những hoạt động mang tính mới lạ như chương
trình Xổ số học tốt và chương trình sinh hoạt tối thứ 6 hằng tuần.
- Chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường, CBGVNV nhà trường
tham gia các nội dung, hình thức giáo dục có ý nghĩa tích cực đối với học sinh.

PHẦN IX. PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Kế hoạch tổ chức chương trình “Xổ số học tốt”
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG PTDT BT THCS
NGUYỄN BÁ NGỌC
Số: /KH-LĐ
Bhalêê, ngày 01 tháng 10 năm 2012
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH XỔ SỐ HỌC TỐT VÀ TUYÊN
DƯƠNG ĐỘI VIÊN CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮC HẰNG TUẦN
Năm học 2012- 2013


19
Thực hiện Chương trình công tác Đội năm học 2012-2013; Nhằm tuyên
dương, khen thưởng các đội viên có thành tích xuất sắc trong học tập và các
Phong trào hoạt động góp phần nâng cáo chất lượng học tập của học sinh. Liên
đội Trường Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc xây dựng kế hoạch tổ
chức chương trình Xổ số học tốt và tuyên dương đội viên có thành tích xuất sắc
cụ thể như sau:

A. Chương trình “Xổ số học tốt”:
I. Thời gian, địa điểm:
Tổ chức xổ số vào sáng thứ 2 của tuần lẻ (Hoặc tổ chức khi đã phát hành
hết số phiếu), tại sân trường.
II. Nội dung chương trình:
1. Đối tượng được phát phiếu:
- Những đội viên có điểm học tốt trong quá trình học tập trên lớp (Từ điểm
8 – điểm 10) sẽ được phát Phiếu học tốt, mỗi điểm hệ số 1 sẽ được phát 1 Phiếu
học tốt, điểm hệ số 2: 2 phiếu, điểm hệ số 3: 3 phiếu.
- Những đội viên được tuyên dương có thành tích tốt trong các phong trào
hoạt động, người tốt việc tốt, mỗi lần tuyên dương sẽ được phát 1 phiếu.
- Sau thời gian khoảng 2 tuần hoặc khi đã phát hành đủ số phiếu trong một
đợt sẽ tiến hành xổ số.
- Các chi đội trưởng đăng kí điểm học tốt của học sinh lớp mình theo
mẫu và nộp về Phòng Đội để được nhận Phiếu học tốt và phát cho học sinh:

TT

Họ và tên

Điểm đạt
được
(8-10 điểm)

1 VD: Alăng A
2
3
4
… TC
GVCN


9
10

Loại bài KT
(Miệng, 15
phút, 1 tiết, Thi
HK ..)

1 tiết
Miệng

Môn
học

Chữ kí
GV bộ
môn

Nội dung
tuyên
dương (Đối
với học sinh
được tuyên
dương)

Toán
Sử

3 phiếu


2. Hình thức xổ số:

CHI ĐỘI TRƯỞNG


20
Trong mỗi lần Xổ số, sẽ chọn 02 em đội viên bất kì lên tham gia bắt thăm
theo mỗi giải, phiếu nào có số phiếu như phiếu có số được bắt thăm từ thùng
phiếu sẽ trúng thưởng. Mỗi giải sẽ bắt thăm 1 lần.
3. Cơ cấu giải thưởng: (Trao giải theo 2 khối 6&9, 7&8)
+ Giải nhất: Một phần quà trị giá 60.000 đ/giải.
+ Giải nhì: Một phần quà trị giá 40.000 đ/giải.
+ Giải ba: Một phần quà trị giá 30.000 đ/giải.
+ Giải KK: Một phần quà trị giá 20.000 đ/giải
Kinh phí trích từ kinh phí khen thưởng của nhà trường và từ quĩ của Đội.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Đối với Liên đội:
- TPT Đội và BCH LĐ xây dựng Kế hoạch chương trình, các nội dung của
chương trình và tổ chức chương trình xổ số, tuyên dương theo định kỳ.
- Tổng hợp danh sách, in và phát phiếu học tốt cho các chi đội
2. Đối với các chi đội:
- Cập nhật thường xuyên điểm học tốt, các đội viên được tuyên dương để
nhận Phiếu học tốt.
- Triển khai Kế hoạch đến tất cả các đội viên trong chi đội đảm bảo tính
hiệu quả cao và tính giáo dục cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức chương trình xổ số học tốt và tuyên
dương đội viên hằng tuần, đề nghị các Chi đội, GVPT các chi đội nghiêm túc
triển khai thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG

TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI

2. Phụ lục 2: Bài giảng về giáo dục giới tính: Tuổi dậy thì
Mới hôm qua còn quanh quẩn trong nhà, hôm nay cậu chàng đã chống
nạnh đứng giữa đám bạn bè, rồi ồn ào rủ nhau đi sinh nhật bạn gái. Hôm qua, cô
bé gái còn ấm ức, ti tỉ khóc nhè, ngày hôm nay cô đã biết dùng gương lược, nghe


21
cha nói với thái độ lơ đễnh, đôi mắt thờ ơ nhưng lại kín đáo liếc cặp đùi ếch của
chàng trai qua phố… Bố mẹ chỉ còn biết thở dài: “Biết làm thế nào được, tuổi
dậy thì mà!”.
Đáng tiếc là về tuổi dậy thì, người ta nói đã khá nhiều nhưng biết đầy đủ
về nó thì chưa. Vậy cái gì đã xảy ra với con cái chúng ta ở tuổi dậy thì?
Cách đây nửa thế kỷ, các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm lý thú.
Họ tiêm một chất kích thích đặc biệt cho những con nòng nọc để tác động tới
quá trình biến đổi từ nòng nọc thành ếch. Đó là chất tiroxin tiết ra từ tuyến giáp
trạng. Những con nòng nọc đó đã rất sớm từ giã chiếc đuôi của mình. Chính hoạt
động của các tuyến hoóc môn đã dẫn đến sự trưởng thành sinh dục. Nhờ hoóc
môn, tuyến sinh dục phát triển nhanh (ở đàn ông là tinh hoàn, ở đàn bà là buồng
trứng). Các tuyến sinh dục đó, đến lượt nó lại ảnh hưởng rất mạnh tới cơ thể.
Có thể coi đặc điểm tiêu biểu nhất của tuổi dậy thì là sự phát triển “nước
rút”. Nó bộc lộ ở hệ cơ. Các cậu con trai lúc này có một lượng tế bào cơ rất lớn,
vì vậy các cậu khỏe ra trông thấy. Lớp mỡ dưới da của phần lớn con trai và cả ở
một số cô gái hao đi một cách đáng kể. Sự biến đổi này dẫn đến những thay đổi
trong cấu trúc cơ thể: con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần, xương
chậu rộng ra. Các bộ phận sinh dục cũng có thay đổi: Các cô gái thấy vú mình to
lên, lông mọc nhanh, một hai năm sau thì mọc lông vùng bẹn và nách. Ở một số
cô gái cũng có sự biến đổi lớn của cơ quan sinh dục bên trong (âm đạo, tử cung,
buồng trứng, ống dẫn trứng phát triển tới mức độ tối đa).

Sự dậy thì của các cậu con trai bắt đầu bằng sự phát triển của tinh hoàn.
Không bao lâu sau, các cậu bắt đầu mọc lông và một vài tháng sau, chim bắt đầu
to lên. Các bộ phận bên trong cũng bắt đầu phát triển, đặc biệt là túi tinh trùng.
Cũng giống như các cô gái, các chàng trai lúc này cũng bắt đầu mọc lông, sau
hai năm thì bắt đầu mọc râu. Cuối thời kỳ dậy thì, giọng của con trai bị ồ và sâu.
Tâm lý của tuổi dậy thì là một tâm trạng không lấy gì làm dễ chịu. Các
bạn trẻ lúc này thường lơ đễnh, thiếu tập trung, kết quả học tập nhiều lúc giảm
đi. Tâm trạng khá thất thường: Đang nóng nảy, phóng túng bỗng trở nên nhút
nhát, ủy mỵ. Tính khí cũng đa dạng: Lòng tự tin rất cao, thích làm mọi người
ngạc nhiên, nhưng cũng rất dễ buồn vì những lý do ít ai hiểu nổi. Họ bướng bỉnh
ở nhà cũng như ở trường, tỏ ra rất khó dạy dỗ.
Sự phát triển không tương ứng giữa tinh thần và thể chất của thế hệ trẻ
ngày nay làm cho tuổi dậy thì phải được tính dài ra. Sự phát triển về thể lực của


22
họ diễn ra sớm hơn, trong khi đó môi trường xã hội thì ngày càng phức tạp. Lẽ ra
trong thế kỷ của thông tin, thế hệ trẻ ngày nay phải trưởng thành sớm hơn về tính
cách. Nhưng dường như điều kiện xã hội càng phát triển thì lại càng thủ tiêu mất
sự chín chắn của cá tính với tư cách là một quá trình vận động tự thân. Trước
kia, người ở tuổi dậy thì hay bị đau đầu, thiếu máu, mất ngủ. Ngày nay, hiện
tượng đó mất dần.
Nói chung, người ở tuổi dậy thì ít tính kiên nhẫn, hay sốt ruột, thích trở
thành người lớn. Họ có đủ khả năng hoạt động tình dục nhưng về mặt tâm lý tình
dục thì vẫn còn non nớt. Vì vậy, người ở tuổi này thường hay bối rối.
Vì đây là một thời kỳ phát triển phức tạp nên cha mẹ cần phải tôn trọng
nhịp độ sinh học tự nhiên trong sự phát triển của con cái. Dậy thì không phải là
bệnh tật, nhưng không phải là thời kỳ mà con người ta được phép làm mọi
chuyện. Đây là thời kỳ mà các chàng trai, cô gái cần phải học cách giữ gìn vệ
sinh sạch sẽ, tập làm chủ mọi hành vi, ngôn ngữ của mình, phải biết tự kiểm tra

tâm trạng của mình lẫn bản năng tình dục của mình. Trước khi có dấu hiệu của
tuổi dậy thì, họ cần biết trước cái gì sẽ diễn ra trong cơ thể của mình, nó sẽ biểu
hiện ra sao trên cơ thể và trong tâm lý.
Cô gái đang lớn:
Các cô phải biết rằng sự sống con người bắt đầu khi có sự gặp gỡ, chan
hòa, thâm nhập vào nhau giữa tế bào đàn ông và tế bào đàn bà. Cha có tinh
trùng, còn mẹ thì có trứng. Vì vậy, mỗi người đều mang một số đặc tính giống
bố và một số đặc tính giống mẹ. Trước khi vào tuổi dậy thì, để cô gái không
sửng sốt trước hiện tượng hành kinh, cha mẹ cần giảng giải cho cô biết cái gì sẽ
diễn ra khi buồng trứng bắt đầu chuyển mình và quả trứng đầu tiên sẽ dần dần
chín.
Trứng chín sẽ tự giải phóng khỏi buồng trứng, chui qua ống dẫn trứng rồi
tiếp tục cuộc hành trình tới tử cung. Trên đường hành trình, nếu gặp tinh trùng,
nó sẽ dừng lại ở tử cung và bắt đầu phát triển. Tử cung trong thời kỳ đó đã có sự
chuẩn bị trước. Nó tạo ra trong buồng một tổ mỏng. Nếu trứng không gặp tinh
trùng thì mọi sự chuẩn bị nói trên đều vô nghĩa. Trứng sẽ thoát khỏi tử cung và
ra ngoài cơ thể. Lớp niêm mạc tử cung sẽ tự tách ra, các “mảnh vụn” của nó sẽ
cùng với quả trứng “vô duyên” bị phân hủy đó thoát ra ngoài. Trong thời kỳ đó,
ở buồng trứng thứ hai, một quả trứng khác bắt đầu chín dần và lặp lại quy trình


23
cũ. Vì quy trình đó mỗi tháng diễn ra một lần nên người ta gọi là hiện tượng
chảy máu hằng tháng đó là kinh nguyệt.
Trong năm đầu tiên, kinh nguyệt có thể bất thường. Điều đó là do hoạt
động của hai buồng trứng còn chưa đồng bộ như nhau. Bên cạnh đó, những yếu
tố tinh thần và thể chất của tuổi trưởng thành rất dễ tạo nên những biến động. Vì
chuyện này, các cô gái thường bực bội, cáu kỉnh một cách vô lý. Nếu như trong
những đợt hành kinh đầu tiên, cô gái thấy đau ở dưới bụng thì cũng không nên
quá lo lắng. Đó không phải là triệu chứng của bệnh tật mà là hoạt động đầu tiên

của tử cung nhằm xua đuổi khỏi cơ quan sinh dục toàn bộ máu cùng những hạt
trong tuyến nhớt. Các bà mẹ cần dạy cho con gái biết lập lịch hành kinh và nhắc
nhở chuyện vệ sinh thân thể. Vì ở cơ thể phụ nữ, các bộ phận sinh dục bên trong
gắn bó trực tiếp với các bộ phận bên ngoài nên sự viêm nhiễm rất dễ xảy ra.
Trong thời gian này, ở cô gái thường có hiện tượng chảy dịch dậy thì do
các buồng trứng bắt đầu vào thời kỳ vận hành. Một số cô gái có thể có hiện
tượng chảy mủ. Trong trường hợp này, cần phải tới bệnh viện để khám. Hiện
tượng dịch dậy thì sẽ giảm dần và mất hẳn sau khi cô gái hành kinh đều đặn.
Ngoài ra, trong các bộ phận sinh dục bên ngoài thường xuất hiện một chất
nhớt vàng giữa mép trong và mép ngoài. Chất này thường bốc mùi hôi, có tác
dụng ngăn chặn những mầm tinh thể thối trong âm hộ. Cũng cần nhớ là bộ phận
“láng giềng” thân cận nhất của cơ quan sinh dục là hậu môn. Vì vậy cần vệ sinh
triệt để và thường xuyên mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối.
Khi có đợt hành kinh đầu tiên, các cô phải tăng cường vệ sinh nhiều hơn.
Vì ở một số phụ nữ, trong khi hành kinh thì hoạt động của tuyến nước tiểu cũng
tăng lên. Phải chú ý sao cho nước lã không lọt vào âm hộ vì trong nước có chất
bẩn và mầm bệnh. Khi hành kinh, không nên tắm mà chỉ nên rửa bằng nước ấm
và thay đệm lót mỗi ngày vài lần. Hành kinh không phải là hiện tượng ốm bệnh
gì. Tuy vậy, trong những ngày đó, các cô phải giữ gìn, không phung phí sức lực,
giảm nhẹ cường độ lao động và thể dục thể thao, không thức đêm. Vào mùa
đông, trước và sau khi có kinh cần mặc ấm. Lúc này, cơ thể cần nhiều năng
lượng cho những hoạt động bên trong, vì vậy dễ bị cảm lạnh. Cần phải tới bệnh
viện khi thấy máu chảy quá nhiều, quá lâu, đau bụng dưới hoặc không thấy chảy
máu.
Chàng trai dậy thì:


24
Nhìn chung, việc giáo dục tình dục cho các chàng trai được thực hiện ít
hơn và muộn hơn so với các cô gái.

Ở một cơ thể đang tuổi trưởng thành, tác động của hoóc môn tới các bộ
phận sinh dục và tâm lý rất mạnh. Khi ấy, các chàng trai cảm thấy trong người
có một cái gì đó rất xa lạ với họ. Họ cảm thấy thiếu bình tĩnh, bối rối và cả thẹn
thùng. Khoảng 13-14 tuổi, cơ thể họ đã sản xuất tinh trùng, có hiện tượng xuất
tinh ban đêm. Hiện tượng đó rất bình thường. Tất cả các chàng trai đều trải qua
giai đoạn này. Nếu tới 16-17 tuổi mà vẫn không có hiện tượng này thì cần hỏi
ngay bác sĩ.


25
PHẦN X. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Website Báo Giáo dục- Thời đại.
- Website Bộ Giáo dục – Đào tạo.
- Website Y khoa.net


×