Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

XÂY DỰNG BỘ QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ TRƯỜNG (EMC) ĐỐI VỚI THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ VÔ TUYẾN CỰ LY NGẮN (SRD) DẢI TẦN TỪ 9kHz ĐẾN 40 GHz

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.72 KB, 53 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
---------

THUYẾT MINH

XÂY DỰNG BỘ QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN
TỪ TRƯỜNG (EMC) ĐỐI VỚI THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ VÔ TUYẾN
CỰ LY NGẮN (SRD) DẢI TẦN TỪ 9kHz ĐẾN 40 GHz

HÀ NỘI, THÁNG 2015


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
……………………………………………………………
3
1.
TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN CỰ LY NGẮN (SRD)………….…4
1.1.
Vấn đề tiêu chuẩn hóa thiết bị SRD ……………………………………......4
1.2.
Một số ứng dụng của thiết bị SRD …..………………………………………..7
1.3.
Thiết bị nhận dạng bằng sóng vô tuyến điện (RFID) ...………………...12
1.3.1.
Công nghệ RFID……………………………………………………………… 14
1.3.2.
Một số xu hướng phát triển RFID……………………………………………14
1.4.


Bluetooth………………………………………………………………………..15
1.5.
Công nghệ UWB……………………………………………………………….18
1.6.
Ra đa tự động cự ly ngắn……………………………………………………. 20
2.
TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN HÓA CHO THIẾT BỊ SRDs…………………….21
2.1.
Cấu trúc hệ tiêu chuẩn ETSI cho thiết bị vô tuyến điện……………………21
2.2.
Các tiêu chuẩn ETSI về thiết bị SRD………………………………………...23
2.3.
Giới thiệu và phân tích tiêu chuẩn SRD chuẩn của một số tổ chức .. .....30
2.4.
Vấn đề tiêu chuẩn hóa thiết bị SRD tại Việt Nam………………………… 44
3.
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BỘ QCKT………………………………….. 47
3.1.
Phân tích và lựa chọn tài liệu…………………………………………………47
3.2.
Giới thiệu về tài liệu ETSI EN 301 489-3 ………………………………... 49
3.3.
Xây dựng bộ Quy chuẩn kỹ thuật
………………………………………. 50
3.4.
Một số phần không đưa vào bộ Quy chuẩn kỹ thuật…. …………………50
4.
NỘI DUNG BỘ QUY CHUẨN KỸ THUẬT…………………………………..50
5.
BẢNG THỐNG KÊ CÁC MỤC TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG QCVN . …52

6.
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….. 53
6.1.
Kết quả đạt được ………………………………………………………….. 53
6.2.
Kiến nghị
………………………………………………………………….53

2


LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đã ban hành 3
bộ QCKT (QCVN) cho thiết bị SRDs dải tần từ 9 kHz đến 40 GHz (từ 9 kHz đến 25
MHz, từ 25 MHz đến 1GHz và từ 1 GHz đến 40 GHz). Xét theo góc độ quản lý cấp
Quốc gia về thiết bị thu phát vô tuyến điện, các thiết bị SRDs cần phải tuân thủ các
yêu cầu về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện (ERM) và các yêu cầu về tương
thích điện từ trường (EMC).
Các Bộ QCVN đã xây dựng cho thiết bị SRDs kể trên đều được dựa trên các tài
liệu Quốc tế về phổ tần và bức xạ vô tuyến điện, mới chỉ đảm bảo sự hài hòa giữa
các thiết bị vô tuyến điện theo những quy định cho thiết bị đầu cuối vô tuyến điện và
thiết bị đầu cuối mạng viễn thông về phổ tần số vô tuyến điện (Harmonized EN
covering essential requipments under Article 3.2 of R&TTE Directive).
Như vậy, cần phải xây dựng thêm bộ QCVN về EMC cho tất cả các thiết bị
SRDs kể trên trong các dải tần số từ 9 kHz đến 40 GHz theo yêu cầu của điều 3.1b
EMC (Article 3.1b of R&TTE Directive).
Bộ QCVN về EMC cho thiết bị SRDs trong các dải tần số từ 9 kHz đến 40 GHz
được xây dựng theo tại liệu ETSI EN 301 489-3 “Electromagnic standard (EMC) for
radio equipment and services; Part 3: Specific conditions for short range devices
(SRD) operating on frequencies between 9 kHz and 40 GHz” hoàn toàn phù hợp với

yêu cầu đặt ra về quản lý thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện của Bộ TTTT.
Để xây dựng Bộ QCVN về EMC trong đề tài đã đề cập đến những vấn đề chính
sau:
- Giới thiệu tổng quan về thiết bị SRDs;
- Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị SRDs về ERM và EMC;
- Phương pháp xây dựng bộ QCVN về EMC;
- Nội dung bản QCVN; và
- Một số kết luận và khuyến nghị áp dụng
Bộ QCVN về EMC cho thiết bị SRDs trong các dải tần số từ 9 kHz đến 40 GHz
gồm 2 phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt, có giá trị như nhau. Trong trường hợp có
vướng mắc về cách hiểu, bản tiếng Việt sẽ được lấy làm tài liệu gốc.

3


1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN CỰ LY NGẮN (SRD)
1.1. Vấn đề tiêu chuẩn hóa thiết bị SRD
Thiết bị vô tuyến cự ngắn SRD (Short Range Device) là thuật ngữ dùng chung
cho các thiết bị thu phát vô tuyến hoặc thiết bị thu phát không dây, hoạt động trong
một phạm vi hẹp; điều này cũng có nghĩa là công suất bức xạ của thiết bị phải thấp,
nhiễu ảnh hưởng đến các hệ thống thiết bị xung quanh ở mức dễ chấp nhận, vì vậy,
đa phần chúng thuộc loại thiết bị vô tuyến sử dụng các dải tần số không cần xin cấp
phép (Licence free).
Thuật ngữ SRD có gắn liền với sự khác biệt về phạm vi tác động của hệ thống thu
phát có công suất bức xạ nhỏ hơn 1 W (thường dưới 10 mW) và cự ly thông tin
không vượt quá 1 km. Tốc độ truyền dự liệu của các thiết bị này có thể thay đổi, từ
100 bit/s đến 1 Mbit/s hoặc cao hơn chút ít, tùy theo từng ứng dụng cụ thể.
Phạm vi ứng dụng của các thết bị SRDs rất rộng. Có thể liệt kê một số ứng dụng
cơ bản cho thiết bị SRDs như sau:
- Đóng/mở cổng nhà kho, sân bãi.

- Báo động/cảnh báo, phát hiện và dịch chuyển các vật thể.
- Điều khiển các quy trình sản xuất trong công nghiệp.
- Giám sát các quá trình sản xuất.
- Truyền dự liệu tốc độ thấp.
- Nhận dạng vật thể bằng tần số vô tuyến điện (RFID).
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thiết bị SRDs ở các băng tần số cao tăng
đột biến, đặc biệt là các loại thiết bị nhận dạng bằng sóng vô tuyến điện (RFID), tạo
nên sự thay đổi lớn về chất lượng sản phẩm cũng như số lượng các nhà cung cấp
thiết bị. Do nhu cầu sử dụng SRD tăng quá nhanh và có nhiều công nghệ mới về vô
tuyến không dây cự ly ngắn được áp dụng, như WPAN, UWB, SRR (SR Radar
systems), do vậy cần thiết phải tạo lập được sự hài hòa trong việc sử dụng tần số vô
tuyến (tương thích điện từ và phổ tần số - ERM) và phải đảm bảo tuân thủ những quy
định tối thiểu về phòng chống nhiễu (tương thích điện từ - EMC) cho các hệ thống
thiết bị khác nhau hoạt động trong cùng một khu vực hoặc trong các khu vực kế cận
nhau.
Trên thực tế, các thiết bị SRD luôn dùng chung băng tần số với các thiết bị không
dây khác, nên việc chống nhiễu cho chính các thiết bị này và bảo vệ khỏi gây ảnh
hưởng đến các hệ thống khác sử dụng chung băng tần số là điều cần thiết. Riêng đối
với các thiết bị SRD ứng dụng trong lĩnh vực y học, chúng ta còn phải quan tâm đến
các tiêu chí có liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người.
Giống như các thiết bị vô tuyến điện khác, các thiết bị SRD cần đáp ứng các yêu
cầu chung của một thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông (R&TTE), vì vậy, Thiết
bị SRD là một trong những đối tượng cần được quản lý về phổ tần số hoạt động,
4


mức bức xạ vô tuyến điện (ERM) và tiêu chuẩn can nhiễu (EMC) theo các quy
định riêng của mỗi quốc gia.
Hiện nay có nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế trong lĩnh vực truyền thông
(ETSI, IEC, CELENEC, ISO, UL, ARIB, FCC) tham gia vào việc soạn thảo và ban

hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn EMC cho SRD. Để tránh việc đánh giá lại
các thiết bị SRDs sử dụng trong các nước thì, cần có sự thừa nhận lẫn nhau giữa các
tổ chức tiêu chuẩn hóa trong các khu vực áp dụng. Ở Châu Âu, CEPT đã có thỏa
thuận với ECC (trước kia là ERC) về các quy định áp dụng cho các nước vùng Châu
Âu (Eurozone). ECC hiện có nhóm SRD/MG (Maintenance Group) đang xây dựng
và hiệu chỉnh khuyến nghị ERC/Rec. 70-03, áp dụng chung cho các thành viên của
cộng đồng, tạo được sự tự do hóa tối đa các sản phẩm SRD thương mại. Nhóm
SRD/MG đang hỗ trợ tích cực trong việc nghiên cứu về sự tương thích giữa họ các
thiết bị SRD và xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật (ERM), các tiêu chuẩn tương thích
(EMC) cho từng loại thiết bị SRD cụ thể.
Vì thiết bị SRD được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, nên các chuẩn về SRD hầu
như cũng được công nhận như là các chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn sau đây của
ETSI được áp dụng cho họ các thiết bị SRD dạng chung, mỗi tiêu chuẩn ứng với
một dải tần số nhất định:
- EN 300 220 (3 phần): Các thiết bị SRD hoạt động trong dải tần số từ 25 MHz
đến 1 000 MHz.
- EN 300 330 (2 phần): Các thiết bị SRD hoạt động trong dải tần số từ 9 kHz đến
25 MHz.
- EN 300 440 (2 phần): Các thiết bị SRD hoạt động trong dải tần số từ 1 GHz đến
40 GHz.
Tương thích điện từ trường (EMC) là trong những vấn đề quan trọng bậc nhất đối
với các thiết bị vô tuyến không cần xin cấp phép. Vấn đề chính ở đây là cần phải
kiểm chứng xem các thiết bị SRD có gây nhiễu cho các thiết bị khác hay không và
mức ảnh hưởng chủa chúng là bao nhiêu?. Hiện nay ETSI đã ban hành 2 tiêu chuẩn
về chính về EMC cho SRD:
- EN 301 489-1: Các yêu cầu chung về EMC cho thiết bị vô tuyến.
- EN 301 489-3: Các yêu cầu cụ thể về EMC cho các thiết bị SRD.
Xét theo góc độ Quy định kỹ thuật (ERM), SRD được phân thành 2 loại: SRD
dạng đặc thù (specific) và SRD dạng chung (no-spesific). Khi cần mô tả một cách
chính xác mục tiêu áp dụng và các thông số của nó và cần cố định các thông số này

thì chúng ta dùng khái niệm SRD “đặc thù”. Trong trường hợp này băng tần số được
phân bổ một cách chính xác cho ứng dụng đó, ví dụ, các thiết bị cứu nạn trượt tuyết,
thiết bị trợ giúp y học. Đối với các thiết bị SRD “dạng chung” (đo đạc từ xa, nhận
lệnh từ xa, cảnh báo, hoặc các ứng dụng truyền dự liệu) chúng ta chỉ cần quy định
băng tần số cho phép và các thông số chung như công suất phát, độ phân cách

5


kênh…, trên cơ sở đó, các nhà chế tạo thiết bị có thể phát triển mọi ứng dụng trong
các băng tần số này, miễn là phải đảm bảo các thông số chung đã được quy định.
Xét theo góc độ tương thích điện từ (EMC) thiết bị SRD không được phân theo
mục tiêu sử dụng và thậm trí cả băng tần số hoạt động. Điều quan trọng là cần đánh
giá khả năng ảnh hưởng đến các thiết bị khác và mức độ ảnh hưởng có thể là bao
nhiêu, vì vậy các tiêu chuẩn về EMC cho các thiết bị SRD được xây dựng chung cho
toàn bộ các dải tần từ 9 kHz đến 40 GHz, cho cả 3 loại sản phẩm kể trên.
Khuyến nghị ERC/REC. 70-03 cho ta sự phân bổ chung về phổ tần số cho thiết bị
SRD áp dụng trong các nước thuộc khối CEPT. Trong khuyến nghị này đã cụ thể
hóa những yêu cầu về phổ tần số, mức công suất bức xạ cực đại, khoảng cách kênh...
Một số ứng dụng chính cho các loại thiết bị SRD được cho trong bảng 1.
Bảng 1: Các ứng dụng SRD theo khuyến nghị Rec. 70-03
TT
01
02
03
04
05
06
07
08

09
10
11
12
13

Application
Non-specific Short Range Devices
Equipment for Detecting Avalanche
Victims
Local Area Networks, RLANs,
HIPERLANs
Automatic Vehicle Identification fof
Raiways (AVI)
Road Trasnport & Traffic Telematics
(RTTT)
Equipment for Detecting Movement
and for Alert
Alarms
Model Control
Inductive Aplications
Radio Microphones
Radio
Frequency
Identification
Systems
Ultra Low Power Active Medical
Implants
Wireless Audio Applications


Ứng dụng
Thiết bị SRD dạng chung
Thiết bị cứu nạn trượt tuyết
Mạng nội hạt, LAN vô tuyến,
LAN diện rộng
Nhận dạng tự động thiết bị vận
tải cho ngành đường sắt
Vận tải đường bộ, giám sát lưu
lượng giao thông
Thiết bị phát hiện di chuyển và
thiết bị cảnh báo từ xa
Thiết bị báo động/cảnh báo
Điều khiển mô hình
Các ứng dụng cảm ứng điện từ
Micrô vô tuyến
Các hệ thống nhận dạng bằng tần
số vô tuyến
Thiết bị y học công suất siêu thấp
đặt trong cơ thể người
Ứng dụng âm thanh không dây

1.2. Một số ứng dụng của thiết bị SRD
1.2.1. Các ứng dụng thiết bị dạng chung N-SRD (Non-specific SRD)
N-SRD dùng cho: đo đạc, nhận lệnh từ xa, báo động từ xa (báo cháy, đảm bảo an
ninh), truyền dự liệu, nhận dạng vật thể bằng sóng vô tuyến, tự động hóa trong các
tòa nhà, đóng hoặc mở cửa kho hàng hóa và một số ứng dụng tương tự.
Trong khuyến nghị ERC/Rec. 70-03 có 19 băng tần số dành cho những mục đích
này, nhưng với một số điều kiện ràng buộc. Cần có nhận xét là, ngoài băng tần số
6



433,05 ¸ 434,79 MHz và 868 ¸ 869,650 MHz thì tất cả những băng tần còn lại đều
rơi vào dải tần số dành cho công nghiệp, y tế và nghiên cứu khoa học (ISM). Các ứng
dụng video chỉ nằm trong dải số trên 2,4 GHz, còn các ứng dụng về truyền âm thanh
và thoại không dây đều nằm trong dải tần số 433,05 ¸ 434,790 MHz. Hiện nay, có
một số ứng dụng mũi nhọn đang phát triển mạnh như: đo đạc chuyên dụng từ xa,
điều khiển từ xa cho mạng lưới điện, các quá trình sản xuất công nghiệp và một số
ứng dụng cần truyền thông tin số tốc độ cao và ổn định. Ngành công nghiệp viễn
thông đã và đang mở rộng các ứng dụng của SRD, đặc biệt là trong băng tần số 862
¸ 870 MHz.
1.2.2. Thiết bị cứu nạn trượt tuyết
Máy thu phát phục vụ cho việc cứu nạn trượt tuyết là loại thiết bị xách tay hoặc
gắn trực tiếp trên người trượt tuyết. Thiết bị được thiết kế, chế tạo để tìm kiếm nạn
nhân bị vùi lấp dưới tuyết. Thiết bị bức xạ liên tục tín hiệu radio có cường độ cỡ 7
dB mA/m@10 m (đo ở khoảng cách 10 m) trên tần số chuẩn Quốc tế 457 kHz. Tần
số phân bổ thứ 2 cho loại thiết bị này là 2 275 kHz đã không được CEPT sử dụng từ
năm 2002.

Hình 1.1- Thiết bị ARVA 9000 chỉ khoảng cách nạn nhân bị vùi lấp
Về công nghệ, có 2 loại thiết bị thu phát cứu nạn: loại số và loại tương tự. Thiết
bị số cho ta một dải khoảng cách tìm kiếm và một số hướng tìm kiếm nạn nhân.
Ngược lại, thiết bị tương tự chỉ có thể thông báo khoảng cách và hướng tìm kiếm
bằng âm thanh, nhưng có thể có thêm một số đặc điểm khác như phát quang. Theo
thiết kế, cự ly hoạt động tối đa của các thiết bị này có thể rất lớn (đạt đến 80 m),
nhưng trên thực tế, ngay cả khi anten sử dụng đặt đúng hướng thu tin, thì khoảng
cách tìm kiếm đạt được cũng chỉ dưới 20 m cho loại thiết bị tương tự và 10 m cho
loại thiết bị số.
1.2.3. Hệ thống truyền dự liệu băng rộng và HIPERLANs
Lúc đầu, hệ thống truyền dự liệu băng rộng được xem như là mạng RLAN (Radio
LAN) hoạt động trong băng tần số ISM 2400 ¸ 2483,5 MHz và mạng HIPERLAN

trong băng tần số 5150 ¸ 5350 MHz và 5470 ¸ 5725 MHz. Sau đó, các hệ thống này
7


được phát triển theo hướng các thiết bị di động, như RLAN loại Bluetooth. Tất cả
các kỹ thuật áp dụng cho các thiết bị này đều thuộc loại kỹ thuật trải phổ. Trong vài
năm gần đây, nhiều tiêu chuẩn kết nối không dây và công nghệ không dây phát triển
mạnh theo hướng kết nối dải rộng cho các thiết bị điện toán và viễn thông không cáp
nối, tạo nên sự đa dạng về ứng dụng cho kết nối di động. LAN có dây (rất thành đạt
trong vài năm trước đó) đã được thay bằng công nghệ LAN không dây (WLAN) có
tốc độ truyền dẫn số từ 11 Mbit/s (802.11b) đến 54 Mbit/s (802.11a), thậm trí đến vài
trăm Mbit/s, theo chuẩn 802.11n trong băng tần số ISM 2,45 GHz
1.2.4. Những ứng dụng SRD trong ngành vận tải đường sắt
a) Tự động nhận dạng phương tiện di chuyển (AVI)
Hệ thống AVI hoạt động trong băng tần số 2446 ¸ 2454 MHz, dùng để truyền dự
liệu giữa 2 bộ phát đáp, một bộ được đặt trên các phương tiện vận tải và một bộ thẩm
tra được đặt trên đường ray chạy tàu. Hệ thống có khả năng lưu trữ và trao đổi dự
liệu theo 2 chiều.
b) Hệ thống Balise
Balise được thiết kế cho tuyến truyền dẫn nội bộ giữa tàu hỏa và đường ray. Dự
liệu được truyền theo 2 hướng. Độ dài tuyến vật lý khoảng 1 m và thường ngằn hơn
phương tiện vận tải. Bộ thẩm vấn được đặt tại trung tâm đường ray. Công suất bộ
phát đáp do bộ thẩm vấn quy định.
c) Hệ thống mạch vòng
Hệ thống mạch vòng vô tuyến được thiết kế để truyền dự liệu giữa tàu hỏa và
đường ray. Dự liệu được truyền theo 2 hướng. Có 2 loại mạch vòng: ngắn và trung
bình. Đối với mạch vòng ngắn độ dài tuyến nối cỡ 10 m. Mạch vòng trung bình có độ
dài tuyến nối từ 500 m đến 6 000 m. Ở Châu Âu, tần số vô tuyến cho các mạch vòng
này là 4 515 kHz.
1.2.5. Ứng dụng trong vận tải đường bộ và kiểm soát lưu lượng (RTTT)

Ở Châu Âu nhu cầu vận tải đường bộ trong môi trường hỗn hợp tăng nhanh, vì
vậy, các hệ thống thông tin phải là một trong những thành phần cơ bản của hạ tầng
vận tải, đặc biệt là thông tin di động giữa các phương tiện di chuyển và các trạm
thông tin dọc xa lộ. Ứng dụng chung cho loại thông tin này gọi là RTTT (Road
Transport and Traffic Telematics). Các tuyến nối RTTT được thực hiện bằng công
nghệ sóng hồng ngoại hoặc công nghệ vô tuyến. Các hệ thống RTTT dựa trên công
nghệ vô tuyến được triển khai trong các mạng vận tải đường bộ xuyên quốc gia; nó
rất quan trọng đối với các băng tần số chung, liên quan đến các tiêu chuẩn hài hòa và
các thỏa thuận giữa các nước thuộc Châu Âu. Ở Châu Âu, có một chương trình
nghiên cứu về nâng cao độ an toàn đường bộ, hiệu quả vận chuyển và chất lượng môi
trường có tên gọi DRIVE (Dedicated Road Infrastructure for Vehicle Safety in
Europe) do ECC khởi xướng vào năm 1988.
Những dải tần số dành cho hệ thống thông tin giao thông đường bộ:
8


- 5,595 ÷ 5,805 GHz cho các trạm dọc đường (đường bộ & ô tô).
- 5,805 ÷ 5,815 GHz cho việc kết nối nhiều làn đường ô tô.
- 63 ÷ 64 GHz các hệ thống thông tin (ô tô & ô tô), (đường & ô tô)
- 76 ÷ 77 GHz các hệ thống ra đa cho các thiết bị chuyển động.
Hình 1.2 mô tả một hệ thống vô tuyến được lắp trên các phương tiện giao thông
đường bộ tại Thụy sỹ.

Hình 1.2- Thiết bị TRIPON dải tần 5,8 GHz đặt trên xe tải hạng nặng
1.2.6. Thiết bị phát hiện chuyển động và cảnh báo từ xa
Thiết bị phát hiện chuyển động và báo động từ xa thuộc loại hệ thống ra đa công
suất thấp, dùng để định vị các vật thể bằng phương pháp vô tuyến điện. Khái niệm
định vị vô tuyến bao gồm việc xác định vị trí, tốc độ và các thông số khác của đối
tượng, hoặc thu thập các thông tin có liên quan đến các thông số này, bằng các
phương tiện có sử dụng đặc tính truyền lan sóng điện từ. Băng tần số cho các thiết bị

loại này được xác định như sau:
2,400 ÷ 2,4835 GHz, 9,200 ÷ 9,500 GHz, 9,500 ÷ 9,975 GHz, 10,45 ÷ 10,50
GHz, 10,50 ÷ 10,60 GHz, 13,40 ÷ 14,00 GHz, 24,05 ÷ 24,25 GHz
Phần lớn các thiết bị phổ dụng loại trên đều dùng dải tần số 2,400 ÷ 2,4835 GHz,
với mức công suất e.i.r.p cho phép không vượt quá 25 mW (14dBm).
1.2.7. Các hệ thống cảnh báo và báo động từ xa
Các hệ thống này bao gồm: báo cháy, cảnh báo an toàn trong một tòa nhà. Có một
họ thiết bị khác cũng phát triển theo hướng này là các thiết bị dịch vụ xã hội trong
một cộng đồng dân cư. Hiện có 3 băng tần số con dùng cho các dịch vụ này là: 868,6
÷ 868,7 MHz, 869,25 ÷ 869,30 MHz và 869,65 ÷ 969,70 MHz.

9


Hình 1.3A - Hệ thống cảnh báo an toàn trên xe hơi
Dịch vụ xã hội công cộng bao gồm các thông báo cần thiết cho công chúng, ví
dụ, các bệnh viện giá rẻ, giá hộ lý tại gia… Dịch vụ được tổ chức theo một mạng lưới
riêng, hoạt động liên tục trong 24 giờ. Các hệ thống hỗ trợ mang tính xã hội còn có
thể được thực hiện thông qua mạng điện thoại hoặc thông qua một máy vô tuyến đặt
tại một điểm cố định, với mức công suất phát thấp (khoảng 10 mW). Hình 1.3 là một
hệ thống trợ giúp công cộng của swisscom.

Hình 1.3B - Hệ thống hỗ trợ xã hội S11 của Swisscom Fixnet AG
1.2.8. Điều khiển mô hình
Đó là các thiết bị điều khiển mô hình bằng sóng vô tuyến điện (như các mô hình
máy bay, tàu lượn…) trong không trung, trên mặt đất và trên mặt nước. Có hai băng
tần số ấn định cho các thiết bị loại này:
- Băng a: 26,995 MHz, 27,045 MHz, 27,095 ÷ 27,145 MHz, 27,195 MHz
- Băng b: 40,665 MHz, 40,685 MHz, 40,695 MHz
10



1.2.9. Các ứng dụng sử dụng cảm ứng điện từ
Đó là các hệ thống vô tuyến có dùng vòng cảm ứng từ trường tần số thấp (dưới 30
MHz) như: Bộ truy nhập xe hơi, nhận dạng động vật nuôi, hệ thống cảnh báo, nhận
dạng cáp, nhận dạng con người, điều khiển truy nhập…Phần lớn các thiết bị này
thuộc loại cảm biến RFID có dải tần số từ 119 kHz đến 135 kHz.
Những năn gần đây công nghệ RFID đã chuyển từ các hệ thống chỉ đọc (read
only) sang các hệ thống vừa đọc vừa ghi (read-write). Có 9 băng tần số dành cho
công nghệ này là:
- 9 ÷ 59,75 kHz, 59,75 ÷ 60,25 kHz, 60,25 ÷ 70 kHz, 0 ÷ 119 kHz,
119 ÷ 135 kHz, 6 765 ÷ 67 95 kHz, 7 400 ÷ 8 800 kHz,
13,553 ÷ 13,5667 MHz và 26,957 ÷ 27,283 MHz
- Mức từ trường nằm trong khoảng từ 9 đến 72 dB mA/m@10 m.
Mới đây, trong tiêu chuẩn ERC/Rec.70-03 có bổ sung thêm 3 dải tần số mới cho
các hệ thống này là: 135 ÷ 140 kHz, 140 ÷ 148,5 kHz, 3,155 ÷ 3,4 MHz.
1.2.10. Micrô vô tuyến
Micrô vô tuyến thường gọi là micrô không dây công suất thấp (không quá 50
mW), dùng để truyền âm thanh cự ly ngắn. Băng tần số cho thiết bị loại này:
- 29,7 ÷ 47 MHz, 31,4 ÷ 39,6 MHz, 173,965 ÷ 174,015 MHz,
863 ÷ 865 MHz, 174 ÷ 216 MHz, 470 ÷ 862 MHz, 1 785 ÷ 1 800 MHz.
1.2.11. Thiết bị hỗ trợ bệnh nhân công suất siêu thấp (ULP-AMI)
ULP-AMI (Ultra Low Power Active Medical Implant) thường được thiết kế dưới
dạng các khối (module) thu phát UHF dải tần số 402 ¸ 405 MHz, để tạo thông tin
giữa thiết bị bên ngoài đã được lập trình hoặc được điều khiển với thiết bị đặt trong
cơ thể con người. Hệ thống thông tin như vậy được sử dụng theo nhiều cách, ví dụ:
điều chỉnh các thông số thiết bị, phát thông tin lưu trữ, hoặc giám sát trạng thái cơ thể
bệnh nhân theo thời gian thực, trong một chu kỳ ngắn.
ULP-AMI dùng kỹ thuật vòng cảm ứng từ,dải tần số thấp (LF) (< 315 kHz).
Công nghệ từ trường thấp LF có suy hao thẩm thấu trong cơ thể con người rất nhỏ.

Ngày nay, có khoảng 22,5 triệu người trên thế giới sử dụng các hệ thống thông tin y
học vòng điện dẫn tích cực và mỗi năm tăng thêm 6,6 triệu người. Riêng Châu Âu có
khoảng 7 triệu người. Hình 1.4 là thiết bị trợ tim.

11


Hình 1.4- Thiết bị trợ tim
Theo dự báo mới nhất, tại Châu Âu nhu cầu các thiết bị y học trong 10 năm tới
tăng thêm 15 triệu đơn vị. Các thiết bị dải tần số từ 9 kHz đến 135 kHz tuân thủ tiêu
chuẩn ECC Rec. 70-03 đang phát triển mạnh. Hiện đang có nhiều công trình nghiên
cứu hoàn thiện các thiết bị dải tần số từ 135 kHz đến 315 kHz. Mức trường ra của
các thiết bị này khoảng 30 dB mA/m@10 m cho dải tần số đến 315 kHz.
1.2.12. Các ứng dụng âm thanh (Audio) không dây.
Ứng dụng cho các hệ thống Audio không dây thường là các hệ thống công suất
thấp (không quá 10 mW), loa không dây, headphones không dây…Hai dải tần số
phân bổ cho các thiết bị này là 863 ÷ 865 MHz và 864,8 ÷ 865 MHz.
Các thiết bị thoại tương tự băng hẹp chỉ dùng dải tần số 864,8 ÷ 865 MHz. Hiện
các tổ chức Quốc tế đang xem xét bổ sung thêm dải tần số 862 ÷ 870 MHz cho các
ứng dụng này.
1.3. Thiết bị nhận dạng bằng sóng vô tuyến điện (RFID).
RFID xuất hiện từ hơn 50 năm trước. Gần đây RFID nổi lên tại Việt Nam nhờ có
sự hỗ trợ hữu hiệu từ công nghệ số và bán dẫn, trong đó có những con chip nhận
dạng rất nhỏ được gắn vào tem thuốc, động vật, sản phẩm. Dự báo, trong vòng từ 3-5
năm tới, công nghệ phổ biến sẽ là chip RFID 0,18 micromet.

12


Hình 1.5: Thẻ RFID (RFID Tag, còn được gọi là transponder)

là một thẻ gắn chíp + Anten
Hệ thống RFID cho phép dữ liệu được truyền qua thẻ đến một hoặc nhiều bộ đọc
thẻ và bộ đọc xử lý thông tin trực tiếp hoặc truyền về máy chủ để xử lý theo yêu cầu
của ứng dụng cụ thể. Mô hình hoạt động như sau: khi một thẻ RFID đi vào vùng điện
từ trường, nó sẽ phát hiện tín hiệu kích hoạt thẻ; Bộ đọc giải mã dữ liệu đọc thẻ và dữ
liệu được đưa vào một máy chủ; Phần mềm ứng dụng trên máy chủ sẽ xử lý dữ liệu.
Trên thực tế, RFID được ứng dụng rất nhiều như: cấy lên vật nuôi để nhận dạng
nguồn gốc và theo dõi vật nuôi tránh thất lạc và bị đánh cắp; đưa vào sản phẩm công
nghiệp để xác định thông tin mã số series, nguồn gốc sản phẩm, kiểm soát được sản
phẩm nhập xuất... Trong thư viện, các thẻ RFID được gắn với các cuốn sách giúp
giảm thời gian tìm kiếm và kiểm kê, chống được tình trạng ăn trộm sách. RFID còn
có thể ứng dụng lưu trữ thông tin bệnh nhân trong y khoa (mang theo người bệnh
nhân, đặc biệt là bệnh nhân tâm thần). Ngoài ra, kỹ thuật RFID còn xác định vị trí,
theo dõi, xác thực sự đi lại của mọi người, các đối tượng giúp nâng cao an ninh ở
biên giới và cửa khẩu như mô hình hệ thống quản lý bằng RFID tại sân bay được
DHS (hội an ninh quốc gia Mỹ) áp dụng từ 1/2005. Tại Mỹ từ tháng 10/2006 và tại
Anh, Đức, Trung Quốc từ 2008, hộ chiếu và CMND gắn chip RFID lưu các thông tin
như tên tuổi, quốc tịch, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh số... của người
sử dụng đã được áp dụng.

Hình 1.6- Mô hình ứng dụng của hệ thống RFID

13


1.3.1. Công nghệ RFID
Hệ thống RFID gồm 3 phần chính:
- Một anten hay một cuộn cảm
- Máy thu phát (có bộ giải mã) để truyền thông tin giữa khối uC và bộ phát
đáp

- Bộ phát đáp (RF tag) được lập trình với một thông tin duy nhất.
Anten bức xạ sóng vô tuyến điện để kích hoạt bộ phát đáp, đọc và ghi dự liệu.
Hình 1.7 là chi tiết phần đầu cuối hệ thống RFID.

Hình 1.7- Hệ thống RFID
1.3.2. Một số xu hướng phát triển RFID
Từ những năm 1980 rất nhiều hệ thống RFID mới đã được triển khai theo những
lĩnh vực ứng dụng mới, đặc biệt là xu hướng các bộ phát đáp có trí tuệ. Đó là các bộ
vi xử lý có điều khiển với nhiều bộ nhớ. Những năm gần đây, nhờ triển khai áp dụng
vật liệu bán dẫn dùng điện áp thấp, kích thước hình học nhỏ đã làm giảm đáng kể
công suất tiêu thụ nguồn cho các mạch tích hợp (IC) dùng trong RFID. Ngoài ra, do
kích thước chip giảm, khối lượng sản phẩm tăng nhanh, tạo nên một giá thành sản
phẩm hấp dẫn. Việc giảm công suất nguồn tiêu thụ ngày càng mở rộng dải các thiết
bị RFID. Lý do đơn giản là, khi dòng tiêu thụ qua IC thấp, thì các hiệu ứng tác động
xấu xẩy ra trên anten của bộ phát đáp giảm hẳn, độ nhạy của RFID nhờ đó cũng được
cải thiện, dễ đáp ứng nhu cầu thị trường. Những lợi thế như vậy đều làm giảm số
lượng các phần tử của RFID, thậm trí đến mức chỉ cần một Chip bán dẫn và một
anten là đủ.
Ở Châu Âu, Công nghiệp RFID đang dẫn đầu thị trường tiêu thụ; nhiều thiết kế
mới theo khái niệm mới và các bằng sáng chế về RFID đầu tiên đều thuộc về Châu
Âu. Hiện tại, phần lớn các chuẩn mực về RFID do ETSI đề xuất. Công nghiệp RFID
đã tạo ra khối lượng khổng lồ các sản phẩm có mặt khắp nơi trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, những năm gần đây vị trí dẫn đầu này đang có xu hướng chuyển sang các
công ty công nghiệp viễn thông Bắc Mỹ. Về mặt thương mại, các hệ thống RFID dải
tần số dưới 135 kHz vẫn đang chiếm lĩnh ưu thế, ví dụ, năm 1999 chỉ có khoảng 200
chủng loại RFID, nhưng đến năm 2010 đã có trên 500 loại.
Hiện nay, các thiết bị RFID dùng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần số
ISM 2400 ÷ 2483,5 MHz đang phát triển mạnh. Đây là băng tần số dành cho các ứng
14



dụng trong công nghiệp, y tế và khoa học trên cơ sở dùng chung tần số (không nhiễu,
không cần băng tần số bảo vệ) và có lợi thế về cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, các
thiết bị này có thể có mức công suất EIRP lên đến 4 áp dụng trong nhà (indoor) cho
khu vực Bắc Mỹ. Ngoài các ứng dụng trên, RFID còn có một số xu hướng ứng dụng
mới sau:
- Nâng cao hiệu quả bưu chính ,thay thế tem thư
- Định thời thể thao, chơi golf
- Chip chơi bạc
- Quan trắc tội phạm
- Các ứng dụng trí tuệ
- Truy nhập máy tính từ xa
- Giám sát môi trường vận tải
1.4. Bluetooth
Năm 1997-1998 có 9 công ty cùng nhau thành lập nhóm SIG để phát triển công
nghệ kết nối đa năng giữa các thiết bị dải tần số 2,45 GHz ISM, dựa trên chuẩn ETSI
RLAN EN 300 328 (IEEE 802.15) (Ericsson, 3Com, IBM, Intel, Toshiba, Lucent,
Microsoft, Motorola).
Lúc đầu, Bluetooth là công nghệ truyền dẫn không dây tốc độ cao, công suất thấp,
được phát triển cho WPAN để kết nối điện thoại, máy tính xchs tay, máy in, máy ảnh
và các thiết bị cầm tay cho các đối tượng sử dụng. Sau đó, hàng loạt các ứng dụng
mới được phát hiện cho Bluetooth như tự động hóa trong công nghiệp, thương mại
điện tử, LAN, truy nhập Internet. Khác với infra-red, Bluetooth không yêu cầu tuyến
truyền sóng trực xạ (nhìn thẳng) cho việc kết nối các thiết bị. Hình 1.8 là một số ví
dụ về ứng dụng Bluetooth
Bluetooth là chuẩn kết nối không dây kông cần cấp phép dải tần số 3,5 GHz ISM,
dùng giao thức nhảy tần nhanh với khe thời gian 625 ms. Ứng dụng nhảy tần nhanh
sẽ tránh được nhiễu và fadinh. Bước nhảy tần số là 79 MHz dùng điều chế GFSK
(Gaussian). Tốc độ điều chế là 1 MHz. Sự thay đổi tần số ra với tốc độ 1600 hops/s
trên toàn bộ 79 kênh vô tuyến. Để phù hợp với các điều luật ngoài băng tần số, người

ta sử dụng băng bảo vệ ở biên trên và dưới (2 và 3,5 MHz)
Tần số Bluetooth: f = 2402 + k MHz với k = 0, 1, 2…, 78

15


Hình 1.8- Ứng dụng Bluetooth theo chuẩn kết nối không dây toàn cầu
Nếu sử dụng truyền dẫn song công đầy đủ, thì hệ thống dùng kỹ thuật TDD. Trên
kênh, thông tin được trao đổi qua các gói tin. Mỗi gói tin được phát trên các tần số
nhảy (hop) khác nhau. Một gói như vậy gồm cả các khe trống, nhưng không được
trải rộng quá 5 khe. Mỗi gói bắt đầu từ mã truy nhập, làm nhiệm vụ đồng bộ và nhận
dạng gói tin, có kích cỡ lên đến 2 745 bit payload
Hệ thống Bluetooth bao gồm khối vô tuyến, khối điều khiển tuyến (link): thực
hiện các giao thức băng cơ bản, định tuyến, hỗ trợ các khối điều khiển tuyến và các
chức năng giao diện kết cuối. Thiết bị Bluetooth được phân
thành 3 loại theo mức công suất phát khác nhau:
Bảng 2: Mức công suất Bluetooth
Loại Công suất
Công suất Côngsuất
Điều khiển
Pmax
danh định
Pmin
công suất (1)
1
100 mW
1 mW
Pmin<4
dBm đến
(20 dBm)

(0 dBm)
Pmax
Opt:Pmin (2) đến Pmax
2
2,5 mW
1 mW
0,25 mW
Opt:Pmin (2) đến Pmax
(4 dBm)
(0 dBm)
(-6 dBm)
3
1 mW
Opt:Pmin (2) đến Pmax
(0 dBm)
(1) Công suất ra cực đai khi đặt công suất ra Max
(2) Giới hạn công suất giả thiết thấp Pmin < -30 dBm, nhưng không bắt buộc
và có thể chọn theo nhu cầu ứng dụng

16


Hình 1.9- Khối chức năng của Bluetooth và Chip gắn trong card PC
Đối với các thiết loại 1, cần có mạch điều khiển công suất, để giới hạn công suất
phát khi nó lớn hơn 0 dBm. Khả năng điều khiển công suất dưới 0 dBm là tùy chọn,
khi cần tối ưu hóa mức tiêu thụ nguồn và mức nhiễu tổng thể. Bước điều khiển công
suất từ 2 đến 8 dB. Thiết bị loại 1 có mức công suất phát cực đại 20 dBm, vì vậy nó
cần điều khiển công suất của nó xuống dưới 4 dBm hoặc thấp hơn.
Các hệ thống Bluetooth cung cấp kết nối vô tuyến điểm - điểm (chỉ giữa 2
bluetooth với nhau) hoặc điểm - đa điểm. Trong mạng kết nối điểm - đa điểm, kênh

được phân chia giữa các máy Bluetooth. Hai hoặc nhiều máy có thể dùng cùng một
kênh, tạo nên mạng gọi là Piconet. Lúc đó một máy hoạt động như là máy chủ
(Master) của mạng Piconet, các máy khác là máy tớ (Slaves). Có thể xây dựng được
mạng có 7 máy tớ trong một mạng Piconet. Các máy tớ có thể bị chủ khóa; tức là
không thể hoạt động trên kênh, nhưng vẫn phải được đồng bộ với máy chủ. Việc hoạt
động và đông bộ của cả máy tớ bị khóa lẫn máy tớ hoạt động đều do máy chủ quyết
định.

Hình 1.10- Mạng Piconet với:
một máy tớ (a), nhiều máy tớ (b) và mạng Scatternet (c)
17


Nhiều mạng Piconet với sự chồng lấn vùng tạo nên mạng Scatternet. Mỗi mạng
Piconet chỉ có một máy chủ. Tuy nhiên, nhiều máy tớ có thể tham gia vào các mạng
Piconet khác nhau, trên cơ sở kỹ thuật truy nhập TDD. Ngoài ra, máy chủ trong một
mạng Piconet này lại có thể là máy tớ trong một mạng Piconet khác. Mỗi mạng
Piconet có một kênh nhảy.
Bluetooth là hệ thống dung lượng cao cho phép nối đến 10 mạng Piconet với số
máy lên đến 72.
Về trao đổi dự liệu, giao thức Bluetooth dùng kết hợp chuyển mạch kênh và
chuyển mạch gói, hỗ trợ cả truyền thông thoại và dự liệu. Giữa máy chủ và các máy
tớ có nhiều tuyến truyền được xác lập, ví dụ như: tuyến nối đồng bộ định hướng
(SCO), tuyến nối đồng bộ ngắn nhất (ACL).
Bluetooth có thể hỗ trợ kênh dự liệu đồng bộ, lên đến 3 kênh thoại đồng thời hoặc
một kênh hỗ trợ đồng thời cả thoại lẫn dự liệu. Mỗi kênh thoại hỗ trợ thoại đồng bộ
64 kbit/s cho 1 hướng. Một kênh đồng bộ có thể hỗ trợ tối đa 723,2 kbit/s phi đối
xứng và đến 567,6 kbit/s cho tuyến ngược lại. Hình 1.11 là một ví dụ.

Hình 1.11- Ví dụ về tuyến SCO và ACL đối xứng và phi đối xứng.

1.5. Công nghệ UWB
Trước hết, thuật ngữ “Băng siêu rộng” (Ultra-Wideband – UWB) là một khái
niệm mới, nhưng lại mô tả loại công nghệ đã có từ những năm 1960 như: “carrier
free”, “baseband”, hoặc “impulse technology”. Ý tưởng cơ bản để phát triển công
nghệ này là phát và thu năng lượng các cụm tần số sóng vô tuyến (RF) cực ngắn, cỡ
từ vài chục pico giây (ps) đến cỡ vài nano giây (ns). Các cụm này được tạo thành từ
một đến vài chu kỳ của sóng mang cao tần (RF). Dạng sóng thu được rất rộng, rộng
đến mức rất khó xác định được tần số trung tâm RF thực sự là bao nhiêu, vì vậy, nó
được gọi là “carrier free”. Thuật ngữ UWB lần đầu tiên được Bộ quốc phòng Mỹ áp
dụng vào năm 1989 để quản lý một số chương trình bí mật đặc biệt của Chính phủ
18


Mỹ. Tuy nhiên, từ năm 1994 nhiều vấn đề liên quan không còn bị hạn chế, nên công
nghệ này được bùng nổ phát triển trong thương mại.
Về bản chất các hệ thống UWB thường sử dụng điều chế xung, trong đó năng
lượng cao tần RF của các cụm xung hẹp (ngắn) được điều chế và bức xạ, trong đo có
chứa thông tin cần truyền. Vì độ rộng xung này quá nhỏ nên băng thông bức xạ rất
rộng (và thường vượt quá 1 GHz). Đặc điểm chung cho UWB là tín hiệu chiếm dụng
phổ tần số 1,5 GHz hoặc hơn. Khác với các hệ thống vô tuyến thông thường, hoạt
động với băng thông khá hẹp và thông tin nhìn chung được phát dưới dạng tín hiệu
liên tục, công nghệ UWB hoạt động thông qua dải rộng phổ tần số, bằng cách phát
thông tin nhị phân dưới dạng các xung hẹp, công suất thấp. Các hệ thống UWB có
thể hoạt động trên phổ tần số từ vài GHz đến hàng trăm GHz, với các tần số lặp xung
(PRF) từ 1 đến 40 triệu xung trên giây (Mp/s), công suất trung bình/1 MHz thường từ
2 mW đến 200 mW. Hệ thống có tốc độ dự liệu cỡ 100 Mbit/s và có thể đạt đến 1
Gbit/s. Khoảng cách truyền của UWB phụ thuộc vào ứng dụng và thường từ và met
đến vài km.
Ứng dụng của UWB được chia thành 3 loại:
1) Các hệ thống ảnh (gồm cả hệ thống ra đa thẩm thấu xuống đất - GPR)

2) Hệ thống ra đa cho xe cơ giới ( ra đa cự ly ngắn tự động - SRR).
3) Hệ thống thông tin và đo đạc từ xa.
Các hệ thống ảnh dùng để phát hiện đối tượng trong hoặc sau các bức tường. Nó
được thiết kế để xác định vị trí đối tượng có trong tường, như trong cấu trúc bê tông,
bên kia cầu. Các hệ thống này phát hiện vị trí hoặc sự chuyển động của đối tượng.
Các hệ thống ra đa cho xe cơ giới có khả năng phát hiện và định vị đối tượng gần
xe, có chức năng tránh va trạm, cải thiện hoạt động của các túi khí, đáp ứng tốt các
điều kiện đường xá.

Hình 1.12- Ví dụ về ứng dụng công nghệ UWB:
1) Mạng không dây. 2) An ninh, bảo vệ tài sản. 3) Ra đa xuyên tường
19


Các hệ thống truyền thông và đo đạc gồm các thiết bị trong nhà và cầm tay với
nhiều ứng dụng như kết nối mạng tốc độ cao tại nhà. Khái niệm thiết bị cầm tay dùng
cho các thiết bị lưu động như Laptop, hoặc PDA.
1.6. Ra đa tự động cự ly ngắn
Ở Châu Âu, CEPT có một số chương trình tập trung cho an toàn giao thông và hệ
thống vận tải thông minh:
- Tăng cường an toàn, an ninh, thuận tiện và hiệu quả cho mọi phương
thức vận tải và
- Tập trung cho các hệ thống dẫn đường/trợ giúp người lái xe.
Đề án EU TR4022 Hệ thống trợ giúp lái xe cấp tiến: “System safety and Driver
Perfomance”.
Ở Mỹ, Công bố của cuộc họp của Ủy ban an toàn vận tải Quốc gia 1/5/2001:
Phát triển và thực thi chương trình thông báo công cộng … về những lợi ích, việc sử
dụng và hiệu quả của C.W.S và A.C.C (Collision Warning system and Adaptive
Cruise Control).
Trong bối cảnh như vậy, công nghiệp tự động phải phát triển theo hướng ra đa cự

ly ngắn (SRR) hoạt động trong dải tần số 24 GHz và được xem như là một phần của
các giải pháp cho các hệ thống vận tải an toàn và thông minh. Đối với các ứng dụng
tự động, SRR phải hoạt động với mức công suất rất thấp, nhưng vẫn phải có khả
năng cảm nhận môi trường xung quanh xe cộ một cách nhanh chóng. Các ứng dụng
như vậy cần có anten với các đặc tính tia sóng hẹp, chiều cao lắp đặt hạn chế. Các
thiết bị này được dùng như bộ cảm biến chuyển động, thực thi hiệu ứng doppler, để
đo tốc độ di chuyển xe cộ, với dải tần số sử dụng là 77 GHz.

Hình 1.13- Các ứng dụng khác nhau của SRR

20


Xu hướng phát triển SRR
Việc sử dụng SRR 24 GHz có ảnh hưởng đến nhiều dịch vụ cố định, vì vậy nhiều
cơ quan quản lý chỉ hỗ trợ phát triển SRR 24 GHz như là một giải pháp tạm thời.
Một số băng tần số sau đang được xem xét:
- 35,0 GHz (31,8 ÷ 37 GHz)
- 61,5 GHz (59 ÷ 63 GHz)
- 64,5 GHz (62 ÷ 67 GHz)
- 68,5 GHz (66 ÷ 71 GHz)
- 76,5 GHz (74 ÷ 79 GHz)
2. TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN HÓA CHO THIẾT BỊ SRDs
Sự bùng nổ các ứng dụng của thiết bị SRD trong nhiều lĩnh vực truyền thông làm
cho băng tần số khá trật chội và can nhiễu tần số vô tuyến điện trong các băng tần
này trở nên bức xúc. Có 2 loại thiết bị SRD đang được áp dụng: Loại phổ dụng
(Non-specific SRD) cho các thiết bị dùng với mục đích chung và loại chuyên dụng
(specific SRD) cho các thiết bị thuộc một lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Việc tiêu chuẩn
hóa cho thiết bị SRD đều phát triển theo 2 hướng này.
Vấn đề tiêu chuẩn hóa cho thiết bị SRD có tính phức tạp cao do: Hiện tại, các

hệ thống thiết bị SRD hoạt động trên nhiều băng tần số, từ 9 kHz đến trên 77
GHz, trong tương lai có thể cao hơn. Trong một băng tần nhất định lại có sự
chia sẻ tần số với nhiều nghiệp vụ vô tuyến điện khác đang khai thác;
Mức công suất phát cho các họ thiết bị SDR tuy thấp, nhưng có sự khác nhau rõ
rệt, đặc biệt là cho các miền ứng dụng khác nhau;
Thông thường các tiêu chuẩn cho thiết bị SRD dạng chung do các tổ chức Quốc
tế soạn thảo ban hành, còn các tiêu chuẩn cho thiết bị SRD đặc thù lại do các
nhà công nghiệp xây dựng, tập trung chủ yếu trong khu vực Châu Âu và Bắc
Mỹ, vì vậy không tránh khỏi sự chồng lấn về phổ tần số cho một số thiết bị
trong các khu vực khác nhau đó.
2.1. Cấu trúc hệ tiêu chuẩn ETSI cho thiết bị vô tuyến điện
Hiện có nhiều tổ chức Quốc tế tham gia vào soạn thảo tiêu chuẩn thiết bị viễn
thông, như ITU-R, CISPR, CENELEC, IEC, ANSI (Bắc Mỹ), nhưng đối với thiết bị
SRD chủ yếu do ETSI đề xuất. Phải nói thêm rằng, Châu Âu là khu vực có nhiều
bằng sáng chế nhất trong lĩnh vực SRD, vì vậy các tiêu chuẩn cho SRD cho thiết bị
chỉ có ETSI soạn thảo và ban hành. Để thấy rõ các yêu cầu về phổ tần số - bức xạ vô
tuyến điện và EMC chúng ta cần xét sơ đồ khối hệ thống các tiêu chuẩn của ETSI
theo nghị định Directive 1999/5/EC cho tiết bị dầu cuối vô tuyến và viễn thông, như
trên hình 2.1.

21


Hình 2.1 Cấu trúc mođun dùng cho các tiêu chuẩn khác nhau áp dụng
theo điều luật R & TTE
Chúng ta chú ý đến 3 lớp tiêu chuẩn trên hình 2.1:
- Thiết bị cần tuân thủ các tiêu chuẩn mục 3.2 SPECTRUM: Yêu cầu
chung về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện
- Thiết bị tuân thủ các tiêu chuẩn mục 3.1b EMC: Yêu cầu chung về tương
thích điện từ trường

- Thiết bị tuân thủ các tiêu chuẩn mục 3.1a SAFETY: Yêu cầu chung về
an toàn và sức khỏe

22


2.2. Các tiêu chuẩn ETSI về thiết bị SRD
2.2.1. Các tiêu chuẩn về phổ tần số và vức xạ vô tuyến điện (yêu cầu tuân thủ
mục 3.2 SPECTRUM- ERM)
Thông thường, các tiêu chuẩn ETSI gồm 2 hoặc 3 phần; phần cuối đa phần là tiêu
chuẩn hài hòa của ETSI, bao trùm các yêu cầu thiết yếu cần tuân thủ theo hướng dẫn
của điều khoản 3.2 cho thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông (R&TTE). Các tiêu
chuẩn hài hòa cho thiết bị SRD được phân thành 2 loại:
A) Các tiêu chuẩn chung (Generic standards):
- EN 300 220 Part 3: Harmonized EN covering essential requirements under
article 3.2 of the R&TTE Directive
- EN 300 330 Part 2: Harmonized EN covering essential requirements under
article 3.2 of the R&TTE Directive
- EN 300 440 Part 2: Harmonized EN covering essential requirements under
article 3.2 of the R&TTE Directive
B) Các tiêu chuẩn cho một loại thiết bị cụ thể (specific standards):
- EN 200 674
- EN 300 (328, 422, 674, 718, 761)
- EN 301 (091, 357, 839)
- EN 302 (195, 208, 291, 372, 537, 567)
Có thể liệt kê loạt các tiêu chuẩn liên quan đến những yêu cầu thiết yếu theo cách
phân loại kể trên cho các thiết bị SRDs như sau:
ERC Rec. 70-03 Relating to the use of SRDs (Ver.9.2/2011)
- EN 300 220-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum
Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment to be

used in the 25 to 1 000 MHz frequency range with power levels ranging
up to 500 mW; Part 1: parameters intended for regulatory purposes.
- EN 300 220-2 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum
Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment to be
used in the 25 to 1000 MHz frequency range with power levels ranging
up to 500 mW; Part 2: Supplementary parameters intended for
regulatory purposes.
- EN 300 220-3 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum
Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment to be
used in the 25 to 1 000 MHz frequency range with power levels ranging
up to 500 mW; Part 3: Harmonized EN covering essential requirements
under article 3.2 of the R&TTE Directive
- EN 300 330-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum
Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment in the
frequency range 9 to 25 MHz and inductive loop systems in the
23


frequency range 9 to 30 MHz; Part 1: Technical characteristics and test
methods.
- EN 300 330-2 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum
Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment in the
frequency range 9 to 25 MHz and inductive loop systems in the
frequency range 9 to 30 MHz; Part 2: Harmonized EN covering
essential requirements under article 3.2 of the R&TTE Directive.
- EN 300 440-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum
Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment to be
used in the 1 GHz to 40 GHz frequency range with power levels ranging
up to 500 mW; Part 1: Technical characteristics and test methods.
- EN 300 440-2 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum

Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment to be
used in the 1 GHz to 40 GHz frequency range with power levels ranging
up to 500 mW; Part 2: Harmonized EN covering essential requirements
under article 3.2 of the R&TTE Directive
Một số tiêu chuẩn liên quan khác:
- EN 300 328 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters
(ERM); Wideband transmission system; Data transmission equipment
operating in the 2.4 GHz ISM band and using spread spectrum modulation
techniques; Harmonized EN covering essential requirements under article
3.2 of the R&TTE Directive.
- EN 300 422-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters
(ERM); Wireless microphone in the 25 MHz to 3 GHz frequency range
Part 1: Technical characteristics and test methods
- EN 300 422-2 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters
(ERM); Wireless microphone in the 25 MHz to 3 GHz frequency range;
Part 2: Harmonized EN covering essential requirements under article 3.2
of the R&TTE Directive.
- EN 300 674 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters
(ERM); Road Transport and Traffic Telematic (RTTT); Technical
characteristics and test methods for Dedicated Short Range
Communication (DSRC) transmission equipment (500 kbit/s/250 kbit/s)
operating in the 5,8 GHz ISM band.
- EN 300 761 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters
(ERM); Automatic Vehicle Identification (AVI) for raiways.
- EN 301 091-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters
(ERM); Road Transport and Traffic Telematic (RTTT); Radar equipment
operating in the range 76 GHz to 77 GHz and 24 GHz range; Part 1:
Technical characteristics and method of measurement.
24



-

-

-

-

-

-

-

-

-

EN 301 091-2 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters
(ERM); Road Transport and Traffic Telematic (RTTT); Radar equipment
operating in the range 76 GHz to 77 GHz and 24 GHz range; Part 2:
Harmonized EN covering essential requirements under article 3.2 of the
R&TTE Directive.
EN 301 357-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters
(ERM); Codless audio devices in the range 25 MHz to 2000 MHz;
Consumer radio microphones and in-ear monitoring system operating in
the CEPT harmonized band 863 MHz to 865 MHz; Part 1: Technical
characteristics and test methods.
EN 301 357-2 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters

(ERM); Codless audio devices in the range 25 MHz to 2000 M; Consumer
radio microphones and in-ear monitoring system operating in the CEPT
harmonized band 863 MHz to 865 MHz; Part 2: Harmonized EN covering
essential requirements under article 3.2 of the R&TTE Directive.
EN 301 839-1 Electromagnetic compatibility and radio spectrum maters
(ERM); Short Range Devies (SRD); Ultra Low Power Active Medical
Implants (ULP-AMI) and Peripherals (ULP-AMI-P) operating in the
frequency range 402 MHz to 405 MHz; Part 1: common technical
requirements.
EN 301 839-2 Electromagnetic compatibility and radio spectrum maters
(ERM); Short Range Devies (SRD); Ultra Low Power Active Medical
Implants (ULP-AMI) and Peripherals (ULP-AMI-P) operating in the
frequency range 402 MHz to 405 MHz; Part 2: Harmonized EN covering
essential requirements under article 3.2 of the R&TTE Directive.
EN 301 893 Broadband Radio Access Network (BRAN); 5 GHz high
perfomance RLAN; Harmonized EN covering essential requirements
under article 3.2 of the R&TTE Directive.
EN 302 195-1 Electromagnetic compatibility and radio spectrum maters
(ERM); Radio equipment in the range 9 kHz to 315 kHz for Ultra Low
Power Active Medical Implants (ULP-AMI) and accessories; Part 1:
Technical characteristics and test methods.
EN 302 195-2 Electromagnetic compatibility and radio spectrum maters
(ERM); Radio equipment in the range 9 kHz to 315 kHz for Ultra Low
Power Active Medical Implants (ULP-AMI) and accessories; Part 2:
Harmonized EN covering essential requirements under article 3.2 of the
R&TTE Directive.
EN 302 208 Electromagnetic compatibility and radio spectrum maters
(ERM); Radio Frequency Identification equipment operating in the band

25



×