Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thơ nguyên khoa điềm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.99 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LẠI THỊ HƯƠNG

THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƯ DUY NGHỆ THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành

Hà Nội-5/2011


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1
1.1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm.............................................................................. 1
1.2. Tƣ duy thơ ........................................................................................................ 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................................... 2
2.1. Các góc độ tiếp cận thơ Nguyễn Khoa Điềm..................................................... 2
2.2. Nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm dƣới góc độ tƣ duy nghệ thuật ................. 4
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU...................................................... 6
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 6
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 6
4.1. Phƣơng pháp phân tích: .................................................................................... 6
4.2. Phƣơng pháp thống kê ...................................................................................... 7


4.3. Phƣơng pháp so sánh ........................................................................................ 7
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................... 7
B. NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................................... 8
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY THƠ VÀ ......................... 8
QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM ..................................... 8
1.1 Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật ........................................................ 8
1.1.1 Khái niệm tƣ duy ......................................................................................... 8
1.1.2 Quan niệm về tƣ duy nghệ thuật, tƣ duy thơ .............................................. 10
1.1.2.1 Tƣ duy nghệ thuật ................................................................................. 10
1.1.2.2 Tƣ duy thơ ............................................................................................ 11
1.2 Quá trình sáng tác thơ của Nguyễn Khoa Điềm ............................................... 14
1.2.1 Các giai đoạn sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm ......................................... 14
1.2.2 Quan niệm thơ của Nguyễn Khoa Điềm .................................................... 16
1.2.3 Những nét đặc sắc về tƣ duy thơ Nguyễn Khoa Điềm ................................ 18
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................. 21
Chƣơng 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ MỘT SỐ BIỂU TƢỢNG ĐẶC SẮC TRONG
THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM .............................................................................. 22

1


2.1. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ................................................. 22
2.1.1 Quan niệm về cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ ........................................... 22
2.1.2 Nội dung cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ............................. 27
2.1.2.1 Cái tôi yêu say mê nhƣng tỉnh táo ........................................................ 27
2.1.2.2 Cái tôi công dân, cái tôi chiến sĩ............................................................ 36
2.1.2.3 Cái tôi nặng lòng với Huế ..................................................................... 46
2.2 Biểu tƣợng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm........................................................ 53
2.2.1 Biểu tƣợng trong tƣ duy thơ....................................................................... 53
2.2.2 Một số biểu tƣợng đặc sắc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm .......................... 55

2.2.2.1 Biểu tƣợng “mặt đƣờng khát vọng” ....................................................... 55
2.2.2.2 Các biểu tƣợng “máu”, “ lửa” và “màu đỏ” .......................................... 60
2.2.2.5 Biểu tƣợng “cõi lặng” ........................................................................... 63
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 68
Chƣơng 3: NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM....................................... 69
3.1. Ngôn ngữ trong tƣ duy thơ .............................................................................. 69
3.2 Sự sáng tạo ngôn ngữ trong các thể loại thơ ..................................................... 71
3.2.1 Sự sáng tạo ngôn ngữ trong trƣờng ca ....................................................... 72
3.2.2 Sự sáng tạo ngôn ngữ trong thơ trữ tình ..................................................... 81
3.2.3 Sự sáng tạo ngôn ngữ trong thơ lục bát ...................................................... 85
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 87
III KẾT LUẬN .................................................................................................... 88

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm không xa lạ với bạn đọc yêu thơ. Ông là một trong số
những nhà thơ có nhiều đóng góp tích cực cho thi ca Việt Nam. Những vần thơ của
ông chan chứa tình đồng bào đồng chí và thấm sâu những suy tƣ của một ngƣời con
yêu nƣớc. Dù đƣơng chức hay khi rời xa chốn quan trƣờng thì thơ của ông cũng đều
có những đặc sắc riêng. Thơ với Nguyễn Khoa Điềm nhƣ một ngƣời bạn tri âm tri
kỷ, ông luôn dành tình cảm sâu sắc và chân thành tự đáy lòng cho thơ. Ông viết khá
đều tay và đạt đƣợc nhiều thành công. Nguyễn Khoa Điềm đạt giải thƣởng của Hội
Nhà văn Việt Nam với tập thơ “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” (1986). Ông đã làm
Trƣởng ban Tƣ tƣởng Văn hóa Trung ƣơng, Bộ trƣởng bộ Văn hóa thông tin... Có
thể nói thi sĩ Nguyễn Khoa Điềm thành công trên con đƣờng chính trị và con đƣờng
thơ ca, điều đó không phải nhà thơ nào cũng làm đƣợc.

Thơ Nguyễn Khoa Điềm có nhiều đóng góp lớn lao không thể phủ nhận, và
cũng có nhiều ngƣời nghiên cứu, nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu sâu về
tƣ duy nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm. Chúng tôi muốn qua đề tài “Thơ Nguyễn
Khoa Điềm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật” để có một cái nhìn toàn diện và sâu
sắc hơn về thơ Nguyễn Khoa Điềm từ kháng chiến cho đến hôm nay.
1.2. Tư duy thơ
Khi tiếp cận thi ca, ngƣời ta có nhiều cách nghiên cứu khác nhau để khai thác
hết những chiều sâu ý nghĩa cũng nhƣ đặc sắc nghệ thuật của từng câu chữ. Thơ đặc
sắc ở từng chữ, thậm chí từng dấu chấm dấu phẩy, đó là điểm khác biệt cơ bản giữa
thơ và văn xuôi. Ngƣời ta có thể tiếp cận vẻ đẹp của thơ bằng phƣơng pháp thi pháp
học, bằng phƣơng pháp xã hội học... và tất nhiên mỗi cách tiếp cận có những ƣu
điểm và hạn chế khác nhau. Chúng tôi chọn cách tiếp cận thơ Nguyễn Khoa Điềm
từ góc độ tƣ duy thơ nhƣ một cách tiếp cận tổng hợp các yếu tố nội dung và hình
thức đảm bảo đi sâu vào thơ ông, khai thác những vẻ đẹp riêng của thơ ông.

1


Nghiên cứu thơ từ góc độ tƣ duy nghệ thuật sẽ cho ta đi sâu vào các giá trị đặc
sắc về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của những vần thơ mang trong mình sức sống
mạnh mẽ qua thời gian. Chúng tôi cho rằng đây là một hƣớng tiếp cận thơ Nguyễn
Khoa Điềm tƣơng đối toàn diện và sẽ có những đóng góp nhất định.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Các góc độ tiếp cận thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nhiều nhà nghiên cứu, học giả cũng nhƣ những ngƣời yêu thơ Nguyễn Khoa
Điềm đã tìm hiểu vẻ đẹp thơ ông dƣới nhiều góc độ khác nhau: phong cách, nội
dung phản ánh hiện thực, đề tài chiến tranh – ngƣời lính…
Trong chuyên luận: “Đặc trưng trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm,
Thanh Thảo”, Mai Bá Ấn, Nxb hội nhà văn 2009, tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu

trƣờng ca của ba nhà thơ trên, qua đó tìm hiểu một phần phong cách của Nguyễn
Khoa Điềm. Mai Bá Ấn tiếp cận trƣờng ca Nguyễn Khoa Điềm để khẳng định
những đóng góp của ông cũng nhƣ của các nhà thơ Thu Bồn, Thanh Thảo cho nền
thi ca Việt Nam dƣới góc độ thể loại. Trong từng chƣơng của công trình nghiên
cứu, ông đều thể hiện những nhận định sắc sảo và tinh tế về các khía cạnh của
trƣờng ca Nguyễn Khoa Điềm trong thế đối sánh với các trƣờng ca của Thu Bồn,
Thanh Thảo. Qua đó, những nét đặc sắc trong thể loại trƣờng ca của từng nhà thơ
đƣợc bộc lộ một cách rõ ràng, sắc nét. Chƣơng một, Mai Bá Ẩn tìm hiểu những
quan niệm và khái niệm về trƣờng ca nói chung và quan niệm riêng về thơ và
trƣờng ca của ba nhà thơ, đồng thời ông cũng không quên khẳng định lại một lần
nữa những thành tựu đã đƣợc ghi nhận về trƣờng ca của ba nhà thơ trên. Ở chƣơng
hai, Mai Bá Ẩn đi sâu nghiên cứu tính đa tầng trong khả năng chiếm lĩnh hiện thực
cuộc sống và con ngƣời, những khát vọng bình yên qua các biểu chƣng tiêu biểu
của Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Thanh Thảo. Trong chƣơng 3, nhà nghiên cứu
Mai Bá Ẩn nghiên cứu tính phức hợp trong cấu trúc nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ,
giọng điệu, cấu trúc tác phẩm). Đây là một công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa bởi
đã khẳng định thêm một lần nữa những đóng góp lớn lao và chắc chắn của ba nhà
thơ trên cho nền thi ca Việt Nam trên nhiều phƣơng diện. Trong thế đối sánh giữa
ba nhà thơ, ta thấy rõ rằng Nguyễn Khoa Điềm dù không viết nhiều trƣờng ca

2


nhƣng ông vẫn để lại những đóng góp riêng, phong cách riêng không thể lẫn với bất
cứ nhà thơ nào. Trƣờng ca Nguyễn Khoa Điềm hƣớng về không gian thành thị, về
những ngƣời thanh niên từ thành thị đi vào kháng chiến. Nguyễn Khoa Điềm cũng
hƣớng đến những triết lí sâu sắc về cuộc sống, về đất nƣớc.
Mỗi nhà nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm đều có những phát hiện mới mẻ
và quan trọng về đặc trƣng cũng nhƣ thành tựu thi ca của ông. Trong bài viết “Nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm như tôi biết” của Phan Thị Thanh Nhàn, nhà thơ chủ yếu đi

sâu khai thác khía cạnh tính cách của thi sĩ Nguyễn Khoa Điềm qua những vần thơ
và những kỉ niệm khó quên. Nữ thi sĩ khẳng định thơ Nguyễn Khoa Điềm khi xƣa là
“những bài thơ sâu lắng, tinh tế, trong veo và đầy khát vọng”[42,11]. Đó là những
lời nhận xét sắc sảo và khái quát về đặc điểm và đóng góp của nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm một thời. Bài viết của Nguyễn Thị Thanh Nhàn gần gũi và sâu lắng nhƣ
những lời tâm sự nhẹ nhàng tinh tế.
Nhà thơ Trần Đăng trong bài viết rất tâm huyết: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
"Bây giờ gió gọi anh đi" cho chúng ta thêm một trải nghiệm nữa về nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm. Đó là một thi sĩ “không chỉ biết làm thơ hay mà còn là ngƣời luôn phát
hiện và ủng hộ cái mới trong văn học”[12]. Nguyễn Khoa Điềm từng giữ nhiều
chức vụ quan trọng nhƣng rồi khi trở về cuộc sống thƣờng nhật cũng giản dị nhƣ tất
cả những ngƣời xung quanh ông, điều đó đƣợc thể hiện qua những kỉ niệm quanh
“chiếc xe đạp” và cả những vần thơ đƣợc viết gần đây, những vần thơ “đẩy con
ngƣời đến chỗ tận cùng của sự trần trụi. Không sợ hãi và không che đậy”[12]. Nhà
nghiên cứu cũng khẳng định một cách chắc chắn về tập thơ gần đây của Nguyễn
Khoa Điềm: “Bây giờ gió gọi anh đi” là thời kì bùng nổ thứ ba của thơ Nguyễn
Khoa Điềm. Bài viết đã thể hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn hành trình thơ của
Nguyễn Khoa Điềm cùng những kỉ niệm bên lề trong khoảng thời gian về hƣu của
ông. Có lẽ do khuôn khổ của một bài báo ngắn nên Trần Đăng chƣa đi sâu hơn nữa
vào thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhƣ những công trình nghiên cứu khoa học khác.
Trong bài nghiên cứu “Miễn là dám bước qua giới hạn của mình” của nhà thơ
Thanh Thảo, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự phân tích thấu đáo và thuyết phục về
những vần thơ giầu tình yêu nƣớc của Nguyễn Khoa Điềm. “Những bài nhƣ Đất

3


ngoại ô, Con chim thời gian, Con gà đất cây kèn và khẩu súng là những bài khá tiêu
biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm, khi tứ thơ chỉ là “gợi ý”, chỉ là “điểm
nhìn” để từ đó bài thơ phát triển tự do theo cảm xúc, nhiều khi vƣợt ngoài những

“bộ khung” của tứ thơ. Đó cũng là cách sáng tạo của nhiều nhà thơ thế hệ chống
Mỹ, những ngƣời biết hoà trộn bản năng và nhận thức, giữa những gì có đƣợc từ đời
sống sách vở với những gì có đƣợc từ đời sống chiến trƣờng”[62]. Thanh Thảo
cũng cho rằng thơ của Nguyễn Khoa Điềm nghiêng về triết lý, lý giải về nhân tình
thế thái. Bài viết của nhà thơ Thanh Thảo đi sâu vào từng vần thơ xuất sắc của
Nguyễn Khoa Điềm và phân tích một cách cặn kẽ cái hay cái đẹp của thơ ông rồi từ
đó khái quát đặc điểm chung của thơ ông.
Những sách báo cũng nhƣ bài viết trên báo mạng về thơ và trƣờng ca Nguyễn
Khoa Điềm, hầu hết đều thống nhất khẳng định thơ Nguyễn Khoa Điềm đã góp
phần làm thơ Cách mạng thêm phong phú và có chiều sâu. Những tập thơ về sau
của ông đầy tính chiêm nghiệm về nhân tình thế thái. Chính vì sự thống nhất trong
đánh giá thành tựu thơ Nguyễn Khoa Điềm của những nhà nghiên cứu trƣớc nên
việc tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm của thế hệ sau không
mấy khó khăn. Bởi lẽ không bị rối và mất phƣơng hƣớng trong hàng loạt những
công trình nghiên cứu mang nhiều ý kiến trái chiều nhƣ một số nhà văn nhà thơ
khác.
2.2. Nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc độ tư duy nghệ thuật
Cũng cần phải nhìn một cách công bằng rằng thực tế rất hiếm và hầu nhƣ chƣa
có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào tƣ duy nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa
Điềm. Nhƣ trên đã phân tích, công trình nghiên cứu rất công phu của Mai Bá Ẩn về
trƣờng ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện rõ những phát
hiện mới mẻ của ông về trƣờng ca của ba nhà thơ trên. Chúng ta không thể phủ
nhận mức độ công phu và sự thành công của chuyên luận trên. Tuy nhiên cách tiếp
cận đó không phải là cách tiếp cận duy nhất để khẳng định thành công của Nguyễn
Khoa Điềm về mảng thi ca. Và cũng nhƣ đã phân tích ở trên, những bài báo nghiên
cứu về con ngƣời và thi ca Nguyễn Khoa Điềm đƣợc đăng trên báo chí cũng chƣa
khai thác hết những đặc sắc của thi ca Nguyễn Khoa Điềm. Mỗi hƣớng tiếp cận đều

4



cho thấy những khám phá và đóng góp nhất định về thành công của thơ Nguyễn
Khoa Điềm, nhƣng có lẽ vẫn là chƣa đầy đủ nếu chúng ta chƣa tiếp cận thơ ca
Nguyễn Khoa Điềm dƣới góc độ tƣ duy nghệ thuật.
Trên thực tế việc nghiên cứu thơ của một tác giả dƣới góc độ tƣ duy nghệ
thuật không phải là hiếm. Nguyễn Thị Thuỳ Dung nghiên cứu: “Thơ Lê Đạt dƣới
góc nhìn tƣ duy nghệ thuật” (Luận văn thạc sĩ Văn học), Đại học khoa học xã hội và
nhân văn 2010. Thuỳ Dung đã nghiên cứu tƣ duy thơ Lê Đạt một cách tƣơng đối
toàn diện, dƣới nhiều góc nhìn: Quan niệm thơ, biểu tƣợng thơ, hình tƣợng thơ và
ngôn ngữ thơ Lê Đạt. Bên cạnh đó cũng có luận văn của Nguyễn Thị Hải Yến,
nghiên cứu thơ Thanh Thảo từ góc độ tƣ duy nghệ thuật, Đại học khoa học xã hội
và nhân văn. Luận văn này cho chúng ta hiểu một cách toàn diện về thơ Thanh
Thảo: cái tôi ngƣời lính, cái tôi trữ tình, mối quan hệ giữa biểu tƣợng và tƣ duy thơ,
biểu tƣợng của lý tƣởng sống và biểu tƣợng của sự sáng tạo, ngôn ngữ thơ đậm chất
đời thƣờng và nhiều khoảng trống, giọng điệu thơ bi hùng và giầu suy tƣởng triết lý
trong các sáng tác của nhà thơ Thanh Thảo. Ngoài ra phải kể đến luận văn của Trần
Thị Thuỳ Dung với tiêu đề “Thơ Bùi Giáng từ góc nhìn tƣ duy nghệ thuật” (Luận
văn thạc sĩ Khoa Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội năm
2010).
Luận văn này đã ra đời với mong muốn góp một cách nhìn toàn diện hơn và có
bề sâu về thơ Nguyễn Khoa Điềm nói chung. Mỗi giai đoạn sáng tác của mình,
Nguyễn Khoa Điềm đều khẳng định một bƣớc thành công mới, những thành tựu
nhất định trong nền thi ca Việt Nam. Đó là điều không phải thi sĩ nào cũng làm
đƣợc. Mỗi giai đoạn sáng tác, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện cảm hứng chủ đạo và tƣ
duy thơ khác nhau. Giai đoạn đầu, cảm hứng chủ đạo là về quê hƣơng đất nƣớc đau
thƣơng và anh dũng; tƣ duy hƣớng ngoại là chủ yếu. Giai đoạn sau, cảm hứng chủ
đạo của thơ ông hƣớng vào cuộc sống thƣờng nhật với những suy tƣ nhiều chiều về
cuộc sống, nhân sinh, ông sử dụng tƣ duy thơ hƣớng nội, trở về với bản ngã của
chính mình.


5


3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là thơ, trƣờng ca và các sáng tác của Nguyễn Khoa
Điềm. Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu những tập thơ đã làm nên tên tuổi của
Nguyễn Khoa Điềm từ những thời kì mới sáng tác cho đến tập thơ gần đây nhất mà
ông mang đến cho bạn đọc yêu thơ. Chúng tôi cũng tập trung nghiên cứu những vấn
đề có ý nghĩa nhận thức luận, văn hoá… của Nguyễn Khoa Điềm. Những tập thơ
khẳng định tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm phải kể đến: Cửa thép (1972), Đất
ngoại ô (1973), Mặt đường khát vọng (1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ
Nguyễn Khoa Điềm (1990), Cõi lặng (2007).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung đi sâu vào các nội dung chính của tƣ duy nghệ thuật: biểu
tƣợng thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm. Qua đó cho thấy những nét đặc sắc
riêng biệt của thơ Nguyễn Khoa Điềm so với những nhà thơ khác. Cùng viết về đề
tài đất nƣớc và chiến tranh nhƣng thơ Nguyễn Khoa Điềm có cách nhìn giản dị và
sâu lắng khác hẳn với những vần thơ ngùn ngụt ý chí chiến đấu của Tố Hữu hay
những nhà thơ cùng thời khác. Tố Hữu thành công vang dội với phong cách riêng
của ông và Nguyễn Khoa Điềm cũng ghi tên mình vào danh sách những nhà thơ
xuất sắc viết về chiến tranh nhƣng lại bằng một giọng thơ sâu lắng, trữ tình, lay
động bao trái tim ngƣời yêu thơ.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn này chủ yếu tiếp cận tác phẩm Nguyễn
Khoa Điềm bằng phƣơng pháp phân tích, thống kê, so sánh.
4.1. Phƣơng pháp phân tích:
Phƣơng pháp phân tích sẽ đi sâu phân tích các tác phẩm của Nguyễn Khoa
Điềm và chủ yếu làm nổi bật các nội dung của tƣ duy thơ ông nhƣ đã giới hạn ở

trên.

6


4.2. Phƣơng pháp thống kê
Phƣơng pháp thống kê sẽ đƣợc vận dụng để liệt kê những hình ảnh, hình tƣợng
lặp đi lặp lại và có ý nghĩa trong thơ ông. Từ đó đƣa ra những nhận định chính xác
và hiệu quả về những đóng góp của thơ ông. Thủ pháp thống kê những hình ảnh sẽ
góp phần khẳng định đƣợc giá trị của những hình ảnh nghệ thuật mà Nguyễn Khoa
Điềm đã sử dụng.
4.3. Phƣơng pháp so sánh
Ngƣời nghiên cứu cũng đồng thời tìm hiểu những tác phẩm thơ cũng nhƣ
trƣờng ca của một số nhà thơ cùng thời kỳ trong thế so sánh với thơ Nguyễn Khoa
Điềm. Qua đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm
trong thể loại trƣờng ca, cũng nhƣ trong các thể thơ khác.
Qua các phƣơng pháp nghiên cứu trên đây chúng tôi sẽ hiểu sâu sắc những nét
đặc sắc của thơ và trƣờng ca Nguyễn Khoa Điềm trong bối cảnh chung của nền thi
ca Việt Nam từng thời kỳ. Chúng tôi vừa đi sâu tìm hiểu và phân tích những đặc sắc
nghệ thuật và cả những đặc sắc trong nội dung nhằm chỉ ra vẻ đẹp toàn diện và
thống nhất của thơ Nguyễn Khoa Điềm.

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì phần nội dung chính của luận văn gồm ba
chƣơng:
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY THƠ VÀ QUÁ TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Chƣơng 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ MỘT SỐ BIỂU TƢỢNG ĐẶC SẮC TRONG
THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Chƣơng 3: NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM


7


B. NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY THƠ VÀ
QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM

1.1 Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm tư duy
Để giải thích vấn đề tƣ duy là gì, nhiều nhà khoa học và nhiều ngành khoa học
đã tốn không biết bao nhiêu thời gian và giấy mực để nghiên cứu, và cho đến nay
vẫn chƣa có sự thống nhất. Triết học nghiên cứu tƣ duy dƣới góc độ lý luận nhận
thức. Lôgíc học nghiên cứu tƣ duy ở các quy tắc tƣ duy đúng. Xã hội học nghiên
cứu tƣ duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác
nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tƣ cách là nền
tảng vật chất của các quá trình tƣ duy ở con ngƣời. Điều khiển học nghiên cứu tƣ
duy để có thể tạo ra “Trí tuệ nhân tạo”. Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá
trình tƣ duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tƣ duy với các khía cạnh khác của nhận
thức.
Tƣ duy không chỉ là đối tƣợng nghiên cứu của các ngành khoa học cơ bản, mà
còn là đối tƣợng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật. Tƣ duy là toàn bộ những hoạt

8


động tâm lý của con ngƣời, chỉ con ngƣời mới có. Tƣ duy nảy sinh từ sự sống và
gắn liền với hoạt động của các tế bào não. “Tƣ duy là quá trình nhận thức, phản ánh
những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của hàng
loạt sự vật, hiện tƣợng mà trƣớc đó ta chƣa biết. Tƣ duy của con ngƣời có bản chất

xã hội, chịu sự chế ƣớc bởi các nhu cầu xã hội và sử dụng ngôn ngữ, là cái chỉ tồn
tại trong xã hội loài ngƣời. Đặc trƣng của tƣ duy là phản ánh các mối quan hệ, biểu
diễn các mối quan hệ đó bằng các phƣơng tiện ngôn ngữ, đó là toàn bộ chức năng
nhận thức của tƣ duy”[58,18].
Theo V.I. Lê nin, tƣ duy là sự phản ánh thế giới tự nhiên sâu sắc hơn, trung
thành hơn, đầy đủ hơn, đi sâu một cách vô hạn, tiến gần đến chân lý khách quan
hơn. “Tƣ duy của ngƣời ta - đi sâu một cách vô hạn, từ giả tƣởng tới bản chất, từ
bản chất cấp một, nếu có thể nhƣ vậy, đến bản chất cấp hai... đến vô hạn”[67,30].
Tƣ duy là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan một cánh gián tiếp, là sự
phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có
tính quy luật của sự vật, hiện tƣợng mà ta chƣa từng biết. Tƣ duy khác với ý thức,
bởi lẽ ý thức là sự phản ánh hiện thực của hoạt động tâm lý. Tƣ duy cũng khác với
lý trí vì nói đến lý trí là nói đến cái logic có tính nguyên tắc của nhận thức. Tƣ
tƣởng thì vừa là kết quả vừa là xuất phát điểm của tƣ duy.
Tƣ duy là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra
các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ đƣợc chọn lọc và kích thích chúng hoạt
động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hƣớng cho hành vi phù
hợp với môi trƣờng sống. Tƣ duy là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan
một cánh gián tiếp, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra
những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tƣợng mà ta chƣa từng
biết. Tƣ duy định hƣớng đến sự thành thục, khi sự thành thục đã có thì tƣ duy kết
thúc. Điều này giống với sự nhận thức, khi sự nhận thức chƣa có thì cần phải tƣ
duy, khi nhận thức đã có thì tƣ duy kết thúc.
Phƣơng tiện để diễn đạt tƣ duy chính là ngôn ngữ, ngôn ngữ là công cụ của tƣ
duy. “Không có ngôn ngữ thì tƣ duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ứng có
tính bản năng trƣớc hiện thực. Không có tƣ duy thì ngôn ngữ chỉ là tiếng kêu bập bẹ

9



của trẻ sơ sinh mà thôi. Tƣ duy làm cho ngôn ngữ phát triển phong phú, tinh xảo.
Ngôn ngữ tạo điều kiện cho tƣ duy đi sâu vào bản chất của sự vật”[58,19]. Và nhƣ
vậy, ngôn ngữ thơ chính là một phƣơng tiện biểu hiện tƣ duy thơ, tƣ duy thơ thế nào
thì ngôn ngữ thơ nhƣ vậy.

1.1.2 Quan niệm về tư duy nghệ thuật, tư duy thơ
1.1.2.1 Tƣ duy nghệ thuật
Tƣ duy nghệ thuật là tƣ duy sáng tạo của con ngƣời trong lĩnh vực nghệ
thuật. Mỗi nghệ sĩ có một hƣớng tƣ duy nghệ thuật khác nhau, làm nên cá tính và
phong cách riêng của họ. Không phải nhà thơ nào cũng có phong cách nhƣng bất cứ
nhà thơ nào muốn để lại tên tuổi của mình trên văn đàn, phải khẳng định đƣợc cái
riêng của mình. Cái khắc nghiệt của văn chƣơng nghệ thuật là ở chỗ đó, hoàn toàn
khác với các loại hình khoa học khác. Khoa học tự nhiên hƣớng đến những định lí
chung nhất, khái quát nhất và đƣợc nhân loại thừa nhận. Còn văn chƣơng nghệ thuật
lại hƣớng đến cái tôi, cái duy nhất. Và chỉ khi nào ngƣời nghệ sĩ thực sự say mê với
công việc, thì sự sáng tạo mới toả sáng, cái độc đáo của ngƣời nghệ sĩ mới đƣợc bộc
lộ và đƣợc công nhận. Bất cứ một sự sao chép và khiên cƣỡng nào đều nằm ngoài
địa hạt của nghệ thuật chân chính.
“Tƣ duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con ngƣời hƣớng tới sáng
tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phƣơng thức thực tiễn tinh
thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tƣợng quy định. Tƣ duy nghệ
thuật là một phƣơng thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hoá hiện thực và
giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phƣơng tiện của nó là các biểu tƣợng, tƣợng trƣng có
thể trực quan đƣợc. Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tƣ duy nghệ
thuật là: ngoài tính giả định ƣớc lệ, nó hƣớng tới sự nắm bắt những sự thật đời sống
cụ thể, cảm tính, mang nội dung khả nhiên, có thể cảm thấy, theo xác suất khả năng
và tất yếu”[26,281]. Nhƣ vậy điều quan trọng nhất của tƣ duy nghệ thuật đó là sự
sáng tạo, và phƣơng tiện biểu hiện nằm trong những biểu tƣợng nghệ thuật. Mỗi nhà

10



văn, nhà thơ đều có sự lựa chọn biểu tƣợng khác nhau để chuyển tải cách tƣ duy của
mình, cách nhìn thế giới của mình.
Tƣ duy thơ là một cách tƣ duy hình tƣợng, thơ cho phép thi sĩ có khả năng
liên tƣởng phong phú đa dạng. Tƣ duy thơ có khả năng hƣớng nội và hƣớng ngoại.
Tuỳ từng thời điểm và tuỳ thuộc phong cách riêng của mỗi nhà thơ mà họ chọn cách
tƣ duy phù hợp. Tƣ duy hƣớng nội thƣờng phổ biến trong thơ trung đại và thơ lãng
mạn, nơi cái tôi thi sĩ lên ngôi. Tƣ duy hƣớng ngoại phổ biến ở giai đoạn văn học
cách mạng, các thi sĩ say mê thể hiện cái ta, hoà cái tôi vào cái ta chung của thời
đại.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành đã bàn nhiều về vấn đề tƣ duy nghệ thuật
nói chung và tƣ duy thơ nói riêng trong rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau.
Ông cho rằng: “Tƣ duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tƣợng trực
quan, là sự hình tƣợng hoá hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tƣ duy
nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời
sáng tạo”[58,54]. Chính trên cơ sở vai trò của cái chủ thể trong hình tƣợng nghệ
thuật mà Claud Bernard đã ghi chú: “Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta…” Tƣ
duy nghệ thuật khác với tƣ duy khoa học ở chỗ tƣ tƣởng và tình cảm không chỉ là
năng lƣợng của tƣ duy mà còn là đối tƣợng nhận thức của tƣ duy. “Hình tƣợng nghệ
thuật đƣợc coi là hình tƣợng của cảm xúc, nghĩa là năng lƣợng tình cảm còn lại
trong hình tƣợng nhƣ là một yếu tố nội dung, một bộ phận hợp thành”[58,19].
1.1.2.2 Tƣ duy thơ
Thơ ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại. Thơ là một thể loại văn học hết
sức quen thuộc và gần gũi với con ngƣời ở mọi thời đại, ở phƣơng Đông cũng nhƣ ở
phƣơng Tây…. Khác với loại tác phẩm truyện, kí, kịch, thơ trực tiếp gắn với tâm
hồn con ngƣời, mà tâm hồn con ngƣời là một thế giới phức tạp, mờ ảo nên thơ có
thể dễ dàng cảm nhận bằng trực giác nhƣng rất khó đúc kết, khái quát thành một
định nghĩa thật sự hoàn chỉnh. “Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về
cuộc sống, trong đó các nhân vật có đƣờng đi và số phận của chúng. Bằng những

đối thoại và độc thoại, tác giả kịch thể hiện tính cách và hành động con ngƣời qua
những mâu thuẫn xung đột. Ở tác phẩm trữ tình có khác; thế giới quan của con

11


ngƣời, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ đƣợc trình bày trực tiếp và làm thành nội dung
chủ yếu” [37, 357].
Để viết nên bài thơ, đầu tiên nhà thơ phải tìm cho mình đƣợc tứ thơ. Tứ thơ
rất quan trọng. Tứ thơ, hay ý tứ của bài thơ, là tình cảm, hình ảnh chủ đạo mà bài
thơ muốn truyền đạt. Một nhà thơ phải biết cách hòa ý tƣởng vào cảm xúc và hình
ảnh, sáng tạo một tứ độc đáo làm bài thơ linh động hẳn lên, trở nên có hồn. Hành
động đó gọi là cấu tứ.
Lao động thơ trƣớc hết là kiếm tứ… Ngôn từ, lời chữ vẫn rất quan trọng bởi
vì thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên đó là cái quan trọng thứ hai mà cái
quan trọng thứ nhất làm rƣờng cột cho tất cả là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài thơ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Trƣớc hết cần phân biệt ý và
tứ. Nói đến ý ta nghĩ đến những điều nảy ra trong trí óc khi suy nghĩ. Còn tứ phải là
những ý không ở dạng quan niệm nữa, đã thể hiện trong hình tƣợng. Có tứ tất có ý,
còn có ý chƣa hẳn là có tứ. Nói tứ thơ – là hình tƣợng thơ là đúng nhƣng chƣa rõ.
Một hình tƣợng thơ là sự thể hiện các hiện tƣợng, tình cảnh, chi tiết cuộc sống…
sao cho ngƣời đọc có thể hình dung ra hình thể, dáng dấp, màu sắc, âm thanh của
nó… biến nó thành những điều có thể tiếp nhận đƣợc qua cảm quan”[41]. Ông cũng
nói thêm: “Khi ngƣời đọc thừa nhận một đoạn thơ có tứ, một bài thơ có tứ là đã
thừa nhận một phần phẩm chất nghệ thuật của nó. Một tứ thơ phải là hình tƣợng có
tìm tòi sáng tạo, thể hiện ý trọn vẹn, gợi lên những điều tốt đẹp, xúc động lòng
ngƣời, tạo ra những mối liên tƣởng rộng rãi, nghĩa là có giá trị thẩm mỹ cao. Đó
mới là thực chất của tứ thơ thƣờng đƣợc nói đến khi bàn luận về thơ. Những câu thơ
đƣợc truyền tụng trích dẫn phần lớn là những tứ thơ”[41].
Tứ thơ không phải là tất cả của bài thơ, bài thơ hay còn căn cứ trên nhiều yếu

tố khác nhau. Nhƣng tứ thơ là cái hết sức quan trọng: “Có đƣợc cái tứ là điều kiện
cần yếu của tính nghệ thuật của thơ. Vì tứ là đặc sản của tâm hồn thơ, chứng tỏ tác
giả có cái nhìn thẩm mỹ – tức cái nhìn thế giới độc đáo, phát hiện ra những khía
cạnh tinh vi, thiết yếu, những khía cạnh các nhà sử học không ghi hết đƣợc, nhƣng
lại là bộ phận sống động; cụ thể nhất của lịch sử, hình tƣợng của những trạng thái
tâm hồn con ngƣời một thời đại”[41]. Tứ thơ vừa thể hiện tầm vóc của tác giả, vừa

12


thể hiện sức sống của bài thơ. Với những bài thơ dài thì tứ thơ càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết, vì tứ thơ gắn kết các đoạn thơ lại với nhau, tạo thành một
chỉnh thể bài thơ thống nhất.
Thơ là sự bộc lộ trực tiếp tâm tƣ, là tiếng nói tha thiết của tâm hồn, tiếng gọi
nồng nhiệt của trái tim. Yếu tố cảm xúc trong thơ là vô cùng quan trọng. Lời thơ, do
vậy không lấy chức năng thông báo làm chính mà chủ yếu là hƣớng đến chức năng
biểu hiện. Đó có thể là những nỗi niềm riêng tƣ về hạnh phúc lứa đôi, về tình yêu
tan vỡ; niềm vui gặp gỡ, nỗi buồn chia li… Đó cũng có thể là những cảm xúc,
những suy tƣ về nhân tình thế thái, về số phận con ngƣời, thăng trầm của xã hội,
những cảm xúc về Tổ quốc, đất nƣớc, dân tộc, nhân loại…. Trải qua năm tháng, thơ
vẫn đóng góp một tiếng nói riêng không thể thiếu và không thể thay thế vào nền văn
học dân tộc. Thơ sẽ còn tồn tại cho đến khi nào con ngƣời có nhu cầu bộc lộ cảm
xúc buồn vui của mình. Mỗi một nhà thơ muốn ghi dấu tên mình trong nền thi ca
dân tộc, cần có một phong cách riêng, một tƣ duy nghệ thuật riêng.
Tƣ duy thơ là một phƣơng thức biểu hiện của tƣ duy nghệ thuật. Tƣ duy nghệ
thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tƣợng trực quan, là sự hình tƣợng hóa
hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Đó là điểm phân biệt đầu tiên của tƣ
duy nghệ thuật với tƣ duy khoa học.
Tƣ duy thơ là một phƣơng thức hiểu hiện của tƣ duy nghệ thuật, nhƣng nó
mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú nhờ kho biểu tƣợng của thơ

phong phú và đa dạng. Kho biểu tƣợng của thơ đƣợc thể hiện ở những biểu tƣợng
gần gũi, cũng có khi trừu tƣợng và vời vợi cách xa. Tùy theo cảm xúc của thi sĩ,
dụng ý của thi sĩ mà những biểu tƣợng của cuộc sống hay của trí tƣởng tƣợng đƣợc
vận dụng và đƣa vào thi ca. Mặt khác phƣơng tiện ngôn ngữ của tƣ duy thơ là một
phƣơng tiện giao tiếp có tính xã hội hóa cao độ. Cho nên thơ có thể biểu hiện đƣợc
nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể và trực tiếp. Biểu tƣợng
thi ca vừa mang tính chất biểu tƣợng thính giác, vừa mang tính chất biểu tƣợng thị
giác, nghĩa là trong thơ vừa có nhạc, vừa có họa. Có lẽ vì thế, nhiều bài thơ đã đƣợc
phổ nhạc và đi vào lòng ngƣời yêu nhạc, yêu thơ bao thế hệ. Ở Việt Nam thời hiện
đại, có lẽ không ai không biết đến bài hát “Phượng hồng” đƣợc nhạc sĩ Vũ Hoàng

13


phổ nhạc từ bài thơ “Chút tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Từ khi ra đời đến
nay, tác phẩm đã làm say lòng bao thế hệ. Nguyễn Khoa Điềm cũng có những bài
thơ đƣợc phổ nhạc và gây đƣợc tiếng vang. Trong số đó phải kể đến bài thơ “Có
một ngày” đƣợc nhà thơ Phú Quang phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Lời thơ là sự
day dứt đến đau đớn của ngƣời con trai khi ngƣời tình đã “dứt áo” ra đi tìm niềm
vui khác. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa
Điềm đƣợc phổ nhạc thành bài hát “Lời ru trên nương”. Nhƣng nói nhƣ vậy không
có nghĩa là chỉ những bài thơ đƣợc phổ nhạc mới có tính nhạc. Tính nhạc xuất hiện
trong từng nhịp điệu câu thơ, lời thơ. Tính nhạc ấy còn ngân nga trong trái tim độc
giả dù lời thơ đã dứt.
1.2 Quá trình sáng tác thơ của Nguyễn Khoa Điềm
1.2.1 Các giai đoạn sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại làng Ƣu Điềm, huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên - Huế, con của nhà cách mạng Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (Nguyễn
Khoa Hải Triều), dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dƣơng (Hải
Dƣơng cũ). Sinh ra trong gia đình khoa bảng, chất văn chƣơng nghệ thuật đã thấm

đẫm vào dòng máu của Nguyễn Khoa Điềm từ khi còn rất nhỏ. Điều đó giải thích vì
sao dù sau này khi đã “làm quan” ông vẫn không ngừng sáng tác thơ và đóng góp
cho đời những vần thơ xuất sắc không thể trộn lẫn với bất kì ai.
Miền quê mà Nguyễn Khoa Điềm cất tiếng khóc chào đời cũng là nơi để lại
trong ông những ấn tƣợng sâu sắc. Vùng quê ấy nuôi dƣỡng tài năng thi ca Nguyễn
Khoa Điềm. Cũng không có gì khó hiểu khi từ bỏ mũ áo cân đai, Nguyễn Khoa
Điềm lại chọn con đƣờng trở về quê hƣơng, trở về Huế, trở lại với chính bản thân
mình. Với Nguyễn Khoa Điềm, Huế luôn luôn là một miền quê mộng mơ đi sâu vào
thơ ca của ông trong suốt hành trình sáng tác thơ từ những ngày đầu cho đến tận
bây giờ. Quê hƣơng đã làm bùng cháy xúc cảm nghệ thuật sâu sắc trong trái tim
ngƣời nghệ sĩ Nguyễn Khoa Điềm. Hầu nhƣ các thi sĩ đều dành cho quê hƣơng
những vần thơ hết sức xúc động và Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy.
Thơ Nguyễn Khoa Điềm đi sâu vào trái tim độc giả bao thế hệ, với những bài
thơ xuất sắc đƣợc chọn giảng trong chƣơng trình văn học phổ thông và với hàng

14


loạt những bài thơ xúc động lòng ngƣời. Đó là một trong những bằng chứng chân
thực khẳng định tài năng thơ của thi sĩ. Bên cạnh đó, ông cũng đƣợc giải thƣởng
Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, đó là một giải thƣởng
cao quý mà bất cứ nhà thơ nhà văn nào cũng muốn đạt đƣợc.
Giai đoạn đầu, Nguyễn Khoa Điềm sáng tác Cửa thép (1972), Đất ngoại ô
(1973). Ông viết Đất ngoại ô trong suốt một năm trời (từ tháng 4-1968 đến tháng 41969). Giọng thơ của Nguyễn Khoa Điềm ở Đất ngoại ô khá mới mẻ. Các câu thơ
đƣợc kéo dài một cách tự do phóng khoáng, không quá câu nệ vào vần điệu. Lời thơ
tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những câu thơ, những đoạn thơ trong
Đất ngoại ô chứa đầy suy tƣ. Từ quá khứ, anh đối chiếu với hiện tại: Vườn thơ xưa
không có gã áo trắng đi về / Ngơ ngẩn đọc thơ buồn trong tiếng guốc cạo râu / Chỉ
còn người phu xe cũ / Nghiêng cốc rượu chiều nhòe những mái tôn... Nhà thơ nhìn
thấy trong cái nắng tháng năm "run rẩy những oan hồn". Trƣớc đây, ông từng lấy

bút danh Mặc Hữu, Hƣớng Dƣơng ký dƣới những bài báo, nhƣng lần này ông dùng
tên thật của mình khi quyết định gửi Đất ngoại ô ra Hà Nội. Bài thơ đƣợc đăng
trang trọng trên báo Văn nghệ. Bạn đọc yêu thơ bắt đầu biết đến cái tên Nguyễn
Khoa Điềm từ đó. Đất ngoại ô chiếm một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp thi ca của
ông. Nó mở cho ông một hƣớng đi riêng, một cách nói năng, một giọng điệu riêng
trong dòng thơ chống Mỹ.
Bƣớc sang trƣờng ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm vẫn tiếp tục
mạch suy tƣ về nhân dân, đất nƣớc bằng lối thể hiện tự nhiên, bình dị, phóng
khoáng, hiện đại vốn có của mình. Không ai nói về đất nƣớc dễ hiểu nhƣ ông: Đất
là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm. Anh giải thích đất nƣớc đến tận cội
nguồn: Đất là nơi chim về / Nước là nơi Rồng ở… Bản trƣờng ca này anh viết trong
những tháng ngày địch bắn phá vùng chiến khu Trị Thiên vô cùng ác liệt. Nhà văn
Nguyễn Đắc Xuân kể rằng bản thảo đầu tiên của trƣờng ca này bị bom thả bay tung
hết. Nguyễn Khoa Điềm tiếc nuối. Ông phải ngồi viết lại từng chƣơng một, hoàn
thành vào năm 1971 và mãi đến 1974 mới ra mắt bạn đọc. Thanh niên trí thức yêu
nƣớc ở các đô thị miền Nam lúc bấy giờ rất tâm đắc với bản trƣờng ca này vì họ tìm
đƣợc ở đó những tâm tƣ sâu kín của mình.

15


Khi nƣớc nhà thống nhất, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lần lƣợt đƣợc giao
nhiều trọng trách: Thứ trƣởng rồi Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thông tin; Tổng Thƣ ký
BCH Hội Nhà văn khóa V... nên không có nhiều thời gian làm thơ. Tuy vậy, vào
năm 1986, ông vẫn cho ra đời tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm. Chỉ một thời gian ngắn
sau khi nghỉ hƣu, ông đã hoàn thành tập thơ Cõi lặng. Trong Ngôi nhà có ngọn lửa
ấm và Cõi lặng, Nguyễn Khoa Điềm nghiêng về chiêm nghiệm đời sống xã hội,
nhân tình thế thái. Bên cạnh những cái hay, cái đẹp ông còn nhận thấy những cái
chƣa hay, chƣa đẹp trong cuộc sống hiện tại.
Có thể nói, Nguyễn Khoa Điềm là một trong rất hiếm những thi sĩ vừa sáng tác

thơ rất đều tay, vừa giữ những chức vụ quan trọng trên chính trƣờng. Bởi lẽ thơ là
địa hạt của trái tim, của trí tƣởng tƣợng, còn chính trƣờng là nơi dành cho những tƣ
duy sắc bén, logic. Dung hoà đƣợc hai địa hạt đó thực sự là điều không dễ dàng,
nhƣng Nguyễn Khoa Điềm đã làm đƣợc. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng kinh
qua nhiều chức vụ quan trọng nhƣ Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt nam,
Trƣởng ban Tƣ tƣởng Văn hoá TƢ, Bộ Trƣởng Bộ Văn hoá Thông tin.
Ông đã để lại cho chúng ta những tài sản tinh thần vô giá, đó là những tập thơ
nồng nàn tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, Cửa thép (1972), Đất ngoại ô (1973), Mặt
đường khát vọng (1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm
(1990), Cõi lặng (2007).
1.2.2 Quan niệm thơ của Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm hầu nhƣ chƣa công bố một công trình lý luận văn học
nào thể hiện quan niệm của mình về thơ, bởi đơn giản ông không là một nhà lý luận
văn học, ông là một nhà thơ. Ông sáng tác thơ theo cảm hứng, thể hiện hết những
ƣu tƣ trong tận sâu thẳm trái tim mình. Đây đó, ở một vài nơi, Nguyễn Khoa Điềm
có thể hiện quan niệm của mình về thơ, nhƣng cũng không rõ ràng nhƣ rất nhiều
nhà thơ khác, hay nhà lý luận văn học khác.
Nguyễn Khoa Điềm luôn xác định văn học là phục vụ cuộc sống, phục vụ
kháng chiến, những vần thơ của ông là minh chứng hùng hồn cho điều đó. Đã có lần
ông phát biểu quan niệm của ông về thơ khi trả lời phỏng vấn: “Tôi cũng vậy, tôi
luôn thƣờng trực ý nghĩ mình viết cái gì, mỗi một từ ngữ hình ảnh giản dị bình

16


thƣờng nhất thì cũng phải có lợi cho cuộc chiến đấu”[13,267]. Đó là quan điểm
chung của những thi sĩ cùng thời với ông. Thơ từng một thời là vũ khí chiến đấu sắc
bén chống lại quân thù, “Dùng bút làm đòn chuyển chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn
phá cường quyền”- Sóng Hồng. Nhƣng nhƣ vậy không có nghĩa là văn chƣơng
thuần tuý chỉ là công cụ cách mạng, nhà thơ làm theo mệnh lệnh của tổ quốc mà

quên đi cảm xúc cá nhân của mình. Thơ bao giờ cũng xuất phát từ những rung cảm
tận đáy lòng thi sĩ. Khi không có cảm xúc, thi sĩ khó viết thành thơ, văn chƣơng
nghệ thuật là thế. Nguyễn Khoa Điềm cũng từng tâm sự rất chân thành về cảm xúc
trong thơ: “Lúc bấy giờ cảm xúc về chủ nghĩa anh hùng, về sự vƣơn lên trong chiến
đấu, hi sinh là những cảm xúc có thật đối với mỗi ngƣời, đặc biệt là những ngƣời
làm văn học. Nếu không có cảm xúc thì làm một ngƣời bình thƣờng cũng khó, chƣa
nói đến sáng tác”[44,122]. Không cần đao to búa lớn khi phát biểu về những vấn đề
thuộc phạm trù lý luận văn học, Nguyễn Khoa Điềm phát biểu những quan điểm
của mình về thơ hết sức giản dị, nhƣ những lời tâm tình, chia sẻ chân thành. Nguyễn
Khoa Điềm là thế, ngƣời tiếp xúc với ông luôn luôn cảm thấy gần gũi bởi sự giản dị
của ông. Chính vì thế mà ngƣời ta còn kể cho nhau nhiều giai thoại về sự giản dị ấy
khi ông không còn giữ chức vụ quan trọng trên chính trƣờng nữa.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn cho rằng thơ nhƣ người bạn tâm giao, và
đó là lý do vì sao sự nghiệp thơ văn của ông không hề bị gián đoạn ngay cả khi ông
rất bận việc chính trị. Ông cho rằng: “Thơ nhƣ ngƣời bạn tâm giao, mỗi lần gặp lại
nhau đều nhƣ chuyện kì ngộ”[13]. Đến với thơ, thi sĩ đƣợc trở lại với chính lòng
mình, đƣợc trải lòng với ngƣời bạn tri âm tri kỉ. Thơ giúp thi sĩ cân bằng đƣợc cảm
xúc, cân bằng đƣợc đời sống tình cảm của mình. Quan niệm của Nguyễn Khoa
Điềm về thơ rất gần gũi với quan niệm của các bậc tiền bối về thơ: “Thơ khởi phát
từ trong lòng ngƣời ta” (Ngô Thì Nhậm) và cũng gần với quan niệm về thơ của các
nhà thơ nổi tiếng trên thế giới, Duy Belay quan niệm: “Thơ là ngƣời thƣ ký trung
thành của trái tim”.
Không nhiều lần Nguyễn Khoa Điềm bày tỏ quan điểm của mình về thơ,
nhƣng mỗi lần thể hiện quan niệm về thơ, ông đều phát biểu hết sức chân thành và
súc tích. Hầu nhƣ những vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm đều là những minh chứng

17


sinh động cho quan niệm thơ ấy. Ông đã khái quát một cách ngắn gọn những gì tinh

tuý nhất của thơ trong một lời tâm sự: “Tôi nghĩ có ba yếu tố làm nên phẩm chất
của văn chƣơng, đó là: Lời (lời văn, cách viết) - Hành động (ý tƣởng văn chƣơng
thúc giục ngƣời ta hành động) - Tấm lòng (là tâm hồn tác giả trên từng trang sách).
Có lời văn hay, có khát vọng hành động mạnh mẽ, nhƣng thiếu đi tấm lòng nhân
hậu, cao thƣợng thì chƣa thể có văn hay. Cho nên có sách nói thuỷ tổ là Lời, có sách
nói thuỷ tổ là Hành động, cũng nên có sách nói thuỷ tổ là Tấm lòng”[13]. Mƣợn lời
ngƣời xƣa để thể hiện quan niệm của mình, đó là một cách nói kín kẽ mà sâu sắc
của thi sĩ Nguyễn Khoa Điềm. Chất uyên bác thấm đẫm trong từng lời tâm sự của
ông về thơ văn.
Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm cũng thể hiện quan điểm của mình về
trƣờng ca. Ông viết không nhiều trƣờng ca nhƣ Thu Bồn, Thanh Thảo, nhƣng cũng
đủ đóng dấu tên tuổi của mình trong lĩnh vực trƣờng ca. Khó có ai khi nghiên cứu
trƣờng ca lại bỏ qua một tên tuổi lớn nhƣ Nguyễn Khoa Điềm. Theo ông, cái hay
của trƣờng ca không chỉ nằm trong từng câu, từng từ cụ thể, mà là sự thống nhất của
toàn bộ cấu trúc: “Toàn bộ trƣờng ca Mặt đường khát vọng, ngôn ngữ ca dao, tục
ngữ, ngôn ngữ của đời sống dân gian đƣợc sử dụng rất nhiều. Vậy phân tích tác
phẩm này không có nghĩa là phải tìm ra những câu thơ hay, hoặc những chữ nghĩa
độc đáo; tác phẩm phải đƣợc cảm nhận trong trƣờng cảm xúc, những suy tƣ ngẫm
nghĩ”[44,270]. Trƣờng ca thƣờng có độ dài tác phẩm tƣơng xứng với dòng chảy của
cảm xúc, vì thế thƣờng có dung lƣợng khá lớn, dòng chảy cảm xúc của tác phẩm
chính là chất xúc tác để gắn kết những trƣờng đoạn thơ lại với nhau, tạo nên một thể
thống nhất.
1.2.3 Những nét đặc sắc về tư duy thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nghiên cứu tƣ duy thơ Nguyễn Khoa Điềm sẽ cho ngƣời yêu thơ một cách
nhìn sâu sắc về thành tựu thơ ông. Ta có thể thấy rõ những đóng góp trên nhiều
phƣơng diện: Hình tƣợng, biểu tƣợng, ngôn ngữ và thể loại thơ.
Nguyễn Khoa Điềm dùng những biểu tƣợng hết sức gần gũi của cuộc sống
để phác hoạ hình ảnh đất nƣớc vẹn tròn. Những ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà
Điểm… cùng góp sức làm nên đất nƣớc. Những biểu tƣợng máu lửa, con chim thời


18


gian… phác hoạ lại một thời kì đau thƣơng nhƣng hùng tráng của quê hƣơng đất
nƣớc. Đọc thơ Nguyễn Khoa Điềm, làm sao ngƣời đọc có thể quên đƣợc những
hình ảnh quê hƣơng đất nƣớc yêu dấu thân thƣơng mà bình dị:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
Hình ảnh đất nƣớc đã đƣợc nhiều nhà thơ viết với cảm xúc dâng trào, và lạ
thay hầu nhƣ ai viết về đất nƣớc cũng đều tìm cho vần thơ của mình một chỗ đứng
nhất định bên cạnh những vần thơ viết về đất nƣớc của các nhà thơ khác, và kết quả
là chúng ta có rất nhiều vần thơ về quê hƣơng đất nƣớc sống mãi với thời gian.
Chúng ta có những bài thơ ghi lại những năm tháng hào hùng của đất nƣớc chiến
đấu chống giặc ngoại xâm của Lê Anh Xuân trong Dáng đứng Việt Nam, chúng ta
cũng có hàng loạt những bài thơ về chủ đề đất nƣớc trong các tập thơ của nhà thơ
Tố Hữu, chúng ta cũng có Đất nước của Nguyễn Đình Thi, và chúng ta cũng có Bài
thơ của một người yêu nước mình của Trần Vàng Sao... Đó là những vần thơ băng
qua sự bao phủ của thời gian năm tháng, những vần thơ không thể thay thế và
không dễ gì lặp lại. Ngƣời ta nói rằng những tác phẩm văn học đích thực sẽ vƣợt
qua đƣợc sự băng hoại của thời gian, những vần thơ về đất nƣớc của Nguyễn Khoa
Điềm là một trong những vần thơ nhƣ thế.
Ngƣời đọc cũng không thể quên hình ảnh ngƣời mẹ, ngƣời em… đã quên
mình vì quê hƣơng đất nƣớc trong những ngày mƣa bom bão đạn. Hình ảnh của
những ngƣời mẹ ngƣời em đi vào thi ca Nguyễn Khoa Điềm một cách hết sức tự
nhiên, chân thực, bởi đó là những hình ảnh của quê ông, miền quê giầu truyền thống
anh hùng chống giặc cứu nƣớc và cũng là miền quê nghèo khó:
“Tôi lớn lên trên khu phố buồn đau...
Đời bà con nghèo đọng giữa đáy truyền đơn...

Em gái cứu thương, em trai cầm súng
Mẹ may cờ, em nhỏ đón văn công
Cửa ủy ban rực rỡ lá cờ hồng

19


Người lại, kẻ qua, thợ nề, thợ mộc
Cả chị tiểu thương năm nào tuyệt thực
đều ngồi đây điểm mặt những quân thù...”
(Khu phố ngoại ô)
Tất nhiên, độc giả cũng sẽ không thể quên hình ảnh cái tôi công dân giầu suy
tƣ, giầu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của quê hƣơng đất nƣớc. Có lẽ không
khí chiến đấu chống quân thù trong những năm tháng hào hùng của dân tộc đã làm
nên một thế hệ thi sĩ giầu cảm hứng khi viết về quá trình chiến đấu anh dũng của đất
nƣớc. Họ bộc lộ một cái tôi cháy hết mình cho độc lập tự do của dân tộc. Tố Hữu
cũng nhƣ Nguyễn Khoa Điềm thời kì này đã trình làng những tập thơ bất hủ viết về
không khí chiến đấu chống giặc của đất nƣớc, viết về cái tôi giầu tình yêu quê
hƣơng đất nƣớc và sẵn sàng xả thân cho độc lập dân tộc, đó là điều không ai có thể
nghi ngờ. Lê Anh Xuân cũng “tạc” tên mình vào dòng văn học của dân tộc những
năm kháng chiến bằng “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ”. Còn nhiều nữa những
bằng chứng sinh động cho một thời đại thi ca ngùn ngụt ý chí chiến đấu quật cƣờng
và khí thế oai hùng chiến thắng giặc thù. Đặc điểm chung của các thi sĩ thời kì này
là hƣớng sâu ngòi bút vào nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của đất nƣớc: Cứu Quốc.
Nguyễn Khoa Điềm cũng giống nhƣ rất nhiều nhà thơ cùng thời: tƣ duy hƣớng
ngoại, hƣớng đến cái ta và nhiệm vụ chung của tổ quốc. Tất nhiên, mỗi nhà thơ lựa
chọn công cụ ngôn ngữ và hình ảnh khác nhau để thể hiện tƣ duy hƣớng ngoại của
mình. Bởi lẽ văn chƣơng là địa hạt của sự độc đáo, của cái riêng.
Cho đến khi rời bỏ chốn quan trƣờng, cái tôi của ông vẫn không nguôi những
nỗi niềm suy nghĩ cho quê hƣơng đất nƣớc. Tầm vóc của một nhà thơ lớn, một

ngƣời giữ vai trò chính trị quan trọng của đất nƣớc luôn giữ vai trò thống trị trong
con ngƣời Nguyễn Khoa Điềm:
“Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hy vọng”
(Hy vọng)

20


Tất nhiên, ở Nguyễn Khoa Điềm vẫn có nhiều lúc con tim giầu cảm xúc, con
tim yếu mềm của tình yêu lứa đôi ngự trị. Ai cũng vậy thôi, cũng có những giây
phút trái tim điều khiển lý trí, đâu phải lúc nào lý trí cũng làm chủ trái tim. Những
vần thơ về tình yêu lứa đôi, tuy không nhiều, nhƣng cũng đủ để tên Nguyễn Khoa
Điềm khắc vào trái tim những ngƣời yêu thơ tình. Thử đọc lại một lần nữa những
dòng thơ hàm súc, xót xa trong bài “Có một ngày” ta sẽ tìm đƣợc câu trả lời vì sao.
Ở giai đoạn này, Nguyễn Khoa Điềm sử dụng triệt để tƣ duy thơ hƣớng nội. Ông
dành nhiều câu thơ và tâm huyết để cái tôi đầy ƣu tƣ của ông có cơ hội bộc lộ mình.
Chiến tranh qua đi, những nhiệm vụ quan trọng trên chính trƣờng, ông cũng gác lại
một bên, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ về cái tôi của mình giản dị giữa đời
thƣờng.
Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm khi thì bình dị gần gũi với cuộc sống
thƣờng nhật, khi hào hùng giầu khí phách và nhiệt huyết, quyết tâm giữ trọn độc lập
tự do của tổ quốc, khi lại lắng sâu những nỗi niềm tận sâu thẳm trái tim khó thốt
nên lời. Đó là đặc trƣng tƣ duy thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng góp một tiếng nói riêng, một tƣ duy thơ riêng,
và làm nên bản sắc của Nguyễn Khoa Điềm. Những chƣơng tiếp theo sẽ lần lƣợt đi
sâu nghiên cứu những đặc sắc trong tƣ duy thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Tiểu kết chương 1

Trong chƣơng một, chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đề chung nhất về tƣ
duy nghệ thuật, tƣ duy thơ. Điều quan trọng nhất trong tƣ duy nghệ thuật là sự sáng
tạo và phƣơng tiện biểu hiện nằm trong những biểu tƣợng nghệ thuật. Tƣ duy thơ là
một cách tƣ duy hình tƣợng, cho phép thi sĩ có khả năng liên tƣởng phong phú đa
dạng. Nghiên cứu thơ dƣới góc độ tƣ duy nghệ thuật là một cách tiếp cận khá toàn
diện những nét đặc sắc của một nhà thơ, giai đoạn thơ… Cũng vì lẽ đó mà chúng tôi
chọn cách tiếp cận thơ Nguyễn Khoa Điềm dƣới góc độ tƣ duy nghệ thuật.
Cũng trong chƣơng này, chúng tôi đã tìm hiểu những giai đoạn sáng tác
chính trong sự nghiệp Nguyễn Khoa Điềm. Ta có thể thấy rõ ba giai đoạn sáng tác
thể hiện trong các tập thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Giai đoạn đầu phải kể đến tập

21


thơ Cửa thép (1972), Đất ngoại ô (1973). Trong những tập thơ này ta thấy nét mộc
mạc và tự nhiên trong từng câu chữ, câu thơ đƣợc kéo dài một cách thoải mái theo
dòng chảy cảm xúc. Trong giai đoạn thứ hai, tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn
Khoa Điềm phải kể đến trƣờng ca Mặt đường khát vọng. Trƣờng ca thể hiện cách
nhìn độc đáo của ông về đất nƣớc. Đất nƣớc không phải là những gì xa xôi mà
chính là những cái gần gũi thân thuộc đến mức chúng ta gần nhƣ không để ý đến sự
hiện diện của chúng: miếng trầu, gừng cay muối mặn, cái kèo cái cột… Giai đoạn
thứ ba trong sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm đƣợc nhắc đến khá nhiều với tập thơ
mang đến những nét mới lạ: “Cõi lặng”. Trong giai đoạn sáng tác này, Nguyễn
Khoa Điềm đi sâu vào cuộc sống thƣờng nhật với những nỗi niềm của cuộc sống
hiện tại. Những giai đoạn trƣớc, Nguyễn Khoa Điềm thƣờng hƣớng ngòi bút của
mình vào những vấn đề lớn lao của đất nƣớc, giờ đây ông hƣớng cây bút vào cuộc
sống thƣờng nhật, những suy nghĩ riêng tƣ tự sâu thẳm trái tim mình.
Việc tìm hiểu một vài nét đặc sắc trong tƣ duy thơ Nguyễn Khoa Điềm là
những yếu tố mở đầu quan trọng làm tiền đề cho việc đi sâu phân tích những nét
đặc sắc trong tƣ duy thơ Nguyễn Khoa Điềm ở những chƣơng tiếp theo.


Chƣơng 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ MỘT SỐ BIỂU TƢỢNG ĐẶC SẮC
TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
2.1. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm
2.1.1 Quan niệm về cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ
Thơ là một cách để bộc lộ cái tôi trữ tình của nhà thơ. Điều đó khiến thơ
khác văn xuôi và cũng khác các ngành nghệ thuật khác. Khoa học tự nhiên hƣớng
đến việc khẳng định những chân lý vĩnh cửu, và để làm đƣợc điều đó thì họ phải để
cho cái tôi tạm thời “ngủ yên”. Làm sao có thể để những xúc cảm riêng tƣ, những
nhận định chủ quan võ đoán vào việc chứng minh tính chính xác của các công thức,
định lý đây?
Bài thơ có làm rung động lòng ngƣời hay không là ở chỗ cái tôi của thi sĩ có
đƣợc bộc lộ rõ nét, giầu cảm xúc và giầu sức truyền cảm hay không. Đặc điểm quan

22


×