Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học độ tin cậy của các hệ thống cấu hình nhiều thành phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 13 trang )

Trường Đai Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học & Kỹ Thuật Máy Tính

MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tiểu luận

Độ tin cậy của các hệ thống
cấu hình nhiều thành phần

CBGD:
TS. Nguyễn Văn Minh Mẫn

Nhóm 10:
Nguyễn Văn Dương - 7140225
Trần Ngọc Như Quỳnh - 7140256


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính

Mục lục
1 Giới thiệu

3

2 Hệ
2.1
2.2
2.3

thống tuần tự (Series systems)


Các hệ thống tuần tự trong đời sống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đặc điểm của hệ thống tuần tự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Độ tin cậy Hệ thống tuần tự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3
3
4
5

3 Hệ thống song song (Parallel systems)
3.1 Đặc điểm của hệ thống song song . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.2 Độ tin cậy của Hệ thống song song . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6
6
7

4 Hệ
4.1
4.2
4.3

7
7
8
9

thống m-out-of-n
Mô tả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nhận xét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5 Hệ thống có cấu hình phức tạp
6 Kết luận

Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

9
11

Trang 1/12


ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC HỆ THỐNG
CẤU HÌNH NHIỀU THÀNH PHẦN

Ngày 3 tháng 6 năm 2015

Tóm tắt nội dung
Chúng ta biết rằng, hệ thống là tập hợp các yếu tố, hay các thành phần, phần tử có
mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, tác động, chi phối lẫn nhau, tuân theo các quy
luật chung nhất định của toàn thể. Trên thực tế, ta có thể dễ dàng nhận ra những
thể hiện rõ nét của khái niệm "hệ thống" trong cuộc sống thường ngày, như hệ thống
động cơ xe, hệ thống sản xuất sản phẩm của các nhà máy, hệ thống bán hàng. Hoặc,
cũng có thể nhận biết các hệ thống thông qua những thể hiện khác đặc biệt hơn, như
hệ thống sinh thái, hệ thống sinh học, hệ thống tổ chức của một doanh nghiệp,... Hai
dạng này, được gom vào hai nhóm: nhóm hệ thống vật lý và nhóm hệ thống luận lý.
Nhưng nhìn chung, các hệ thống này đều được cấu thành từ nhiều thành phần khác
nhau, có mối tương tác gián tiếp hoặc trực tiếp tùy theo hình thức kết hợp này hoặc
kết hợp khác. Trong đó, hai hình thức phổ biến nhất có thể kể đến mà các hệ thống

thường được áp dụng đó là: song song và tuần tự.
Vậy, độ tin cậy của các hệ thống được cấu thành từ nhiều thành phần riêng biệt, khác
nhau này đạt được là như thế nào? Nội dung chính của bài báo này hướng đến mục
tiêu trả lời cho câu hỏi trên, dựa trên những công thức toán học rõ ràng, tường minh;
các ví dụ cụ thể, đời thực cho từng loại cấu hình thành phần phổ biến hiện nay.
Keywords: series, parallel, m-out-of-n, binomial distribution

2


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính

1

Giới thiệu

Để một hệ thống có thể tồn tại và phát triển lâu bền theo thời gian và đạt được chất lượng
đúng như kỳ vọng, giai đoạn ban đầu - giai đoạn hình thành hệ thống - đóng vai trò quan
trọng, cốt lõi. Ở giai đoạn này, một trong các bước quan trọng, đó là người thiết kế hệ
thống phải quyết định được hệ thống phù hợp với cách thức cấu tạo nào; hay, cách thức
cấu tạo như thế nào sẽ giúp hệ thống có thể hoạt động tối ưu nhất. Từ nguyên nhân này,
các khái niệm như "tuần tự" (series), "song song" (parallel) hay "m-out-of-n",... dần xuất
hiện và trở thành những nguyên lý cấu tạo phổ biến nhất, thường được áp dụng cho các
hệ thống từ rất nhỏ cho tới vô cùng lớn trong sự phát triển văn minh nhân loại.
Bài báo "Reliability of systems with various element configurations" đã trình bày rất
chi tiết cách thức hoạt động của nhiều hệ thống áp dụng các nguyên lý phổ biến. Trong bài
viết này, dựa trên quá trình đọc và ghiền gẫm bài báo trên, chúng tôi tập trung vào việc
tìm hiểu và trình bày kết quả tìm hiểu của mình về các hệ thống áp dụng nguyên lý "tuần
tự", "song song" và "m-out-of-n". Cụ thể hơn, là tìm hiểu cách thức mà các hệ thống tuần

tự (series), song song (parallel) và m-out-of-n hoạt động. Từ đó, xác định được độ tin cậy
của mỗi một hệ thống.

2

Hệ thống tuần tự (Series systems)

2.1

Các hệ thống tuần tự trong đời sống

Trong đời sống, dù chú tâm quan sát hay không, các hệ thống vẫn luôn hiện diện xung
quanh chúng ta bởi các hình thức khác nhau. Bên dưới, là một số các hệ thống rất gần
gũi với cuộc sống thường ngày của chúng ta, áp dụng nguyên lý "tuần tự", nên được gọi
là các hệ thống tuần tự:
• Hệ thống đèn trên cây Giáng sinh

Hình 1: Hệ thống đèn trên cây Giáng sinh

Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

Trang 3/12


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính

Ở hình 1, bên tay trái, cho ta thấy một hệ thống đèn mà khi một bóng bị cháy, các
bóng còn lại vẫn sáng. Mặt khác, ở hình bên phải, cho ta thấy một hệ thống đèn mà khi
một bóng bị tháo ra, tất cả các bóng còn lại đều bị tắt hết.

Như vậy, rõ ràng dù thuộc cùng một hệ thống đèn, nhưng ở hai trường hợp khác nhau,
ta thấy hệ thống đèn hoạt động và cho kết quả khác nhau. Thực chất, trong thực tế, hệ
thống đèn trên cây Giáng sinh thường được áp dụng duy nhất một nguyên lý "tuần tự".
Khi nhắc đến hệ thống đền trên cây Giáng sinh, chúng ta đều hiểu rằng đó là một thể hiện
của Hệ thống tuần tự.
• Hiệu ứng Domino

Hình 2: Hiệu ứng Domino
Hiệu ứng Domino là một phản ứng chuỗi, xảy ra khi có một thay đổi nhỏ tại điểm gốc
hệ có thể gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận, từ đó lan tỏa ra các điểm
xa hơn và tạo ra một chuỗi thay đổi tuyến tính.
Hiệu ứng Domino được xem là một dạng tương tự của hệ thống tuần tự. Điểm tương
tự ở chỗ: khi một thành phần của hệ thống bị hư hỏng, có khả năng làm cho các thành
phần lân cận, kế tiếp đó cũng bị hư hỏng.

2.2

Đặc điểm của hệ thống tuần tự

Theo nhóm tác giả bài báo "Reliability of systems with various element configurations",
hệ thống tuần tự chỉ đúng khi tất cả mọi thành phần của hệ thống đều đúng. Điều này
đồng nghĩa với việc chỉ cần một thành phần bất kì trong hệ thống bị hư hỏng, không hoạt
Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

Trang 4/12


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính


động, toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ, hư hỏng, ngừng hoạt động. Hình 3 là mô hình thể hiện
cấu trúc của một hệ thống tuần tự.

Hình 3: Mô hình cấu trúc hoạt dộng của hệ thống tuần tụ

2.3

Độ tin cậy Hệ thống tuần tự

Để tính độ tin cậy của một hệ thống tuần tự, ta có thể tính một cách dễ dàng độ tin cậy
của các thành phần con trong hệ thống.
Áp dụng nguyên lý xác suất, ta có một công thức toán học tính xác suất bị hư hỏng của
một hệ thống có n thành phần (component). Với Yi là chỉ số xác định thành phần i bị hư
hỏng hay không bị hư hỏng. Khi đó, với Yi = 1, tức thành phần i bị lỗi; với Yi = 0, tức
thành phần i không bị lỗi.

Ngoài ra, chúng ta còn có 2 trường hợp đặc biệt khác đó là:
• Khi thành phần bị lỗi và hoàn toàn độc lập với các thành phần còn lại. Ta có xác
suất hệ thống bị lỗi được tính:

• Trường hợp đặc biệt: khi độ tin cậy của các thành phần là hoàn toàn giống nhau:
Các công thức trên cho ta thấy, ở mô hình hệ thống tuần tự, số lượng thành phần trong
hệ thống càng nhiều (n càng lớn), dẫn đến (1 − P )n càng nhỏ , 1 - (1 − P )n càng dần tiến
về 1, đồng nghĩa với việc xác suất hệ thống bị lỗi càng lớn.

Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

Trang 5/12



Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính

Như vậy, đối với một hệ thống tuần tự (series system), số lượng các thành phần chức
năng con của hệ thống càng ít, thì xác suất hệ thống hoạt động đúng và bền vững càng
cao, độ tin cậy càng lớn.
Trái ngược với hệ thống tuần tự, chúng ta có một loại hệ thống khác, trong đó nếu số
thành phần, chức năng con của hệ thống càng nhiều càng đảm bảo khả năng hoạt động
chính xác và bền vững của hệ thống, được gọi là hệ thống song song (parallel system).

3
3.1

Hệ thống song song (Parallel systems)
Đặc điểm của hệ thống song song

Với hệ thống song song, toàn bộ hệ thống chỉ bị lỗi, hư hỏng khi và chỉ khi toàn bộ tất cả
các thành phần con của hệ thống đều bị lỗi. Với cơ chế hoạt động song song, ta giả thuyết
có một thành phần bất kì trong hệ thống bất ngờ bị lỗi, khi đó do vận hành song song
nên tất cả các thành phần còn lại của hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Và vì thế, hệ
thống vẫn vẫn hành tốt. Hình bên dưới mô tả cơ cấu hoạt động của một hệ thống song song.

Hình 4: Mô hình thể hiện cơ cấu của một Hệ thống song song
Để hình dung được rõ hơn về hệ thống song song, ta có thể xét một ví dụ là hệ thống
điện của một tòa nhà. Giả sử tòa nhà xây dựng hệ thống điện theo mô hình song song.
Trường hợp, nếu toàn bộ hệ thống đèn ở một tầng lầu nào đó của tòa nhà bị hỏng, thì đèn
ở các tầng lầu khác vẫn có thể hoạt động tốt bình thường.
Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

Trang 6/12



Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính

3.2

Độ tin cậy của Hệ thống song song

Để xác định độ tin cậy của hệ thống song song, tương tự như đã thực hiện ở hệ thống tuần
tự, chúng ta cũng áp dụng phân phối xác suất và có được kết quả sau:

Như vậy, đối với hệ thống song song, n càng lớn, tức số lượng các thành phần, chức
năng con của hệ thống càng nhiều, P sẽ dần tiến gần về 0, dẫn đến xác suất xảy ra lỗi của
toàn bộ hệ thống là vô cùng nhỏ.

4

Hệ thống m-out-of-n

4.1

Mô tả

Hệ thống tuần tự và hệ thống song song được trình bày trong phần trên là những trường
hợp đặc biệt của hệ thống “m out of n”. Hệ thống “m out of n” bị lỗi khi có ít nhất m thành
phần bị lỗi trong n thành phần của hệ thống. Hệ thống này trở thành hệ thống nối tiếp
nếu m =1, tức là hệ thống bị lỗi khi có ít nhất 1 thành phần trong hệ thống bị lỗi. Tương
tự, hệ thống này trở thành hệ thống song song nếu m=n, tức là hệ thống sẽ bị lỗi khi tất
cả các thành phần trong hệ thống đều bị lỗi.

Giả sử các thành phần trong hệ thống có xác suất lỗi là P và độc lập với nhau thì xác
suất lỗi của hệ thống có thể được tính dựa vào phân phối Nhị thức. Gọi M là số thành
phần bị lỗi thì xác xuất để hệ thống bị lỗi được thể hiện bởi công thức sau:

Trong đó,

là hệ số nhị thức.

Xác suất lỗi của hệ thống là:

Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

Trang 7/12


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính

4.2

Ví dụ

Xét một ô tô là một hệ thống và mỗi lốp xe là một thành phần của hệ thống. Trong trường
hợp ô tô có một lốp dự phòng thì đây là hệ thống có 5 thành phần. Giả sử rằng, tất cả 5
lốp của ô tô được sử dụng đồng thời và có xác xuất bị xẹp là như nhau P và ô tô sẽ bị mất
cân bằng khi có ít nhất 2 lốp bị xẹp. Xác xuất chuyến đi bị thất bại với ô tô này được xác
định bởi công thức (5) và (6).

Ta hãy so sánh xác suất hoàn thành chuyến đi trong trường hợp xe không có lốp dự
phòng và xe có lốp dự phòng (lốp dự phòng được sử dụng đồng thời với 4 lốp còn lại) trong

các trường hợp xác suất để một lốp bị xẹp lần lượt là là 0,001, 0,01 và 0,1.
Ta có:
Xác suất hoàn thành chuyến đi = 1 – Xác xuất chuyến đi thất bại
Với ô tô không có lốp dự phòng thì xe bị mất cân bằng khi có ít nhất 1 lốp bị xẹp,
xác suất chuyến đi thất bại với trường hợp xe không có lốp dự phòng được tính theo công
thức:

Xác suất hoàn thành chuyến đi là:

Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

Trang 8/12


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính

Với ô tô có lốp dự phòng thì xe bị mất cân bằng khi có ít nhất 2 lốp bị xẹp, xác suất
chuyến đi thất bại với trường hợp xe có lốp dự phòng được tính theo công thức:

Xác suất hoàn thành chuyến đi là:
Ta có bảng kết quả sau:

Vậy, xác suất hoàn thành chuyến đi với ô tô có lốp dự phòng luôn cao hơn với ô tô
không có lốp dự phòng.

4.3

Nhận xét


Với hệ thống “m out of n”, khả năng chịu lỗi của hệ thống tỉ lệ thuận với số lượng thành
phần bị lỗi đồng thời.

5

Hệ thống có cấu hình phức tạp

Đây là hệ thống kết hợp giữa hệ thống nối tiếp và hệ thống song song. Hệ thống này gồm
nhiều n hệ thống con (sub-system) chạy song song, trong mỗi hệ thống con có m thành
phần nối tiếp nhau, được minh họa bởi hình 4. bên dưới:
Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

Trang 9/12


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính

Hình 5: Sơ đồ hệ thống có cấu hình phúc tạp (song song – tuần tự kết hợp)
Giả sử Pij là xác suất lỗi của thành phần thứ j trong hệ thống con i và xác suất lỗi là
độc lập giữa các thành phần thì ta có xác suất lỗi của toàn hệ thống được tính theo công
thức sau:

Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

Trang 10/12


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính


6

Kết luận

Qua việc tìm hiểu cấu tạo, hay cơ cấu hoạt động, của một số hệ thống như tuần tự, song
song, m-out-of-n, chúng ta đã có thể xác định được độ tin cậy của các hệ thống trên. Từ
đó, cũng thấy được giá trị quan trọng của việc xác định nguyên lý phù hợp để áp dụng
cho một hệ thống bất kỳ, dựa trên những yêu cầu và mục tiêu nhắm đến của hệ thống đó.
Dù đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu, tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp, chúng
tôi chỉ có thể hiểu rõ và trình bày lại những phần nội dung trên của bài báo "Reliability
of systems with various element configurations" bằng tất cả những nỗ lực của mình.
Bài báo còn một phần chưa được giới thiệu là "Systems that "Share The Load"", xin
được trình bày chi tiết trong những bài viết sau.

Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

Trang 11/12


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính

Tài liệu
[1] Dr. Jorge Luis Romeu, Understanding Series and Parallel Systems Reliability, RAC,
2004.

Nhóm 10 - Độ tin cậy của những hệ thống có cấu hình nhiều thành phần

Trang 12/12




×