ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ VĂN HỞI
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BÀO ĐÀM s ự
■
■
■
THỐNG NHẤT GIỮA BẢN CHẤT GIAI CẤP, TÍNH DÂN
TỘC, TÍNH NHÂN DÂN CỦA NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
■
a
7
Chuyên ngành
: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Mã số
: 5.01.03
KHOA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIÊT HỌC
■
■
■
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Trịnh Trí Thức
Tiến sỹ Triết học
ĐAI HỌC o u ỏ c OIA HA ud-i ;
TRUNGTÃMTHÒNGTlh TWJ VhJ' Ị
Hà Nội - 2000 *■
II
NHŨNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. BCHTƯ:
Ban chấp hành Trung ương
2. CHXHCN:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
3. CNXH:
Chủ nghĩa xã hội
4. ĐHĐBTQ:
Đại hội Đại biểu toàỉrquốc
5. HĐND:
Hội đồng nhân dân
6. NĐ-CP:
Nghị định Chính phủ
7. Nxb:
Nhà xuất bản
8. UBND:
Uỷ ban nhân dân
9. UBTVQH:
Uỷ ban thường vụ Quốc hội
10. XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
IV
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1
Chương 1: Bản chất giai cấp, tính dãn tộc, tính nhăn dẩn của Nhà
nước CHXNCN Việt nam và sự thống nhất giữa chúng
6
1.1. Bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước
CHXHCN Việt nam.
1.1.1. Bản chất giai cấp của Nhà nước CHXHCN Việt nam.
6
1.1.2. Tính dân tộc của Nhà nước CHXHCN Việt nam
11
L I .3. Tính nhân dân của Nhà nước CHXHCN Việt nam
13
1.2. Mối quan hộ giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân
của Nhà nước CHXHCN Việt nam
15
1.2.1. Sự thông nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp, tính dân
tộc và tính nhân dân là đặc trưng cơ bản của Nhà nước
CHXHCN Việt nam
15
1.2.2. Tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân
tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay là một yêu
21
cầu khách quan
Chương 2: Pháp luật và vai trò của nó đối với việc bảo đảm sự thống
nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân
dân của Nhà nước ta.
2 .1 . Pháp luật và mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
2.2. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản
chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta.
29
29
34
Chương 3: M ột số phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò
của pháp luật trong việc tăng cường sự thống nhất giữa
bản chất giai cáp , tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà
nước ta hiện nay
V
51
3.1. Thực trạng vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất
giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính
nhân dân của Nhà nước ta
51
hiện nay.
3.2. Một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của
pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp,
56
tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay.
3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
3.2.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
56
hệ thống pháp luật thông
qua việc nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của các cơ
60
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
3.2.3. Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá
trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
3.2.4. Tổ chức thực hiện pháp luật.
69
76
Kết luận
79
Phụ lục
82
Danh mục tài liêu
84
VI
MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bất kỳ một nhà nước nào
cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp, là bạo lực có tổ chức của một
giai cấp để trấn áp các giai cấp khác. Nói cách khác nhà nước là tổ chức đặc
biệt của quyền lực chính tiị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và
thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ
địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Điều đó có nghĩa là nhà nước nào
cũng mang bản chất giai cấp. Mặt khác nhà nước nào cũng phải thực hiện
chức năng xã hội, giải quyết các vấn đề chung vì sự tồn tại của xã hội. Vì vậy,
ngoài bản chất giai cấp nhà nước còn mang tính dân tộc và tính xã hội.
' Nhìn chung, những nhà nước của các giai cấp bóc lột có đặc điểm
chung là duy trì sự thống trị của thiểu số về chính trị, kinh tế, tư tưởng ... đối
với đa số nhân dân lao động; lợi ích của giai cấp thống trị luôn được đề cao so
với lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân. Do đó, nhà nước ấy không có
cơ sở bảo đảm sự thống nhất hữu cơ và lâu dài giữa bản chất giai cấp, tính dân
tộc và tính xã hội.
Nhà nước XHCN nói chung, Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng
mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc. Giữa
bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân có sự thống nhất với
nhau. Sự thống nhất đó là đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN. Để bảo đảm
sự thống nhất ấy, cần phải có sự tác động của hàng loạt các yếu tố khác nhau,
trong đó pháp luật là yếu tố quan trọng.
Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa
bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của nhà nước XHCN. Nhà
nước CHXHCN Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đã đạt được
những thành tựu to lớn như Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ Đảng
(khoá VIII) đã khẳng định: "Bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của
Nhà nước được giữ vững và củng cố. Đây là mặt mạnh cơ bản của Nhà nước
ta" [14, 38]. Kết luận đó càng có ý nghĩa quan trọng khi Đảng ta chủ trương
1
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân ; đề
cao vai trò của pháp luật và thấy rõ sự tác động của pháp luật nhằm bảo đảm
sự thống nhất giữa các yếu tố đó của nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, pháp luật nước ta hiện nay chưa phát huy được đầy đủ vai trò
của nó trong việc bảo đảm, tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp,
tính dãn tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu
làm rõ vai trò của pháp luật ; phân tích thực trạng của pháp luật và đề ra
phương hướng xây dựng hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường vai trò của nó
trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính
nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
hiện nay là vấn đề có tính cấp bách cả về mật lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi chọn vấn đề : "Vai trò của pháp
luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính
nhân dân của Nhà nước ta hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Đã từ lâu khi nghiên cứu về nhà nước nhiều nhà tư tưởng lớn của nhân
loại đã đề cập đến việc xây dựng một nhà nước pháp quyền tiêu biểu như
Platôn, Arixtốt rồi đến Mong terkiơ, Rút xô ... Những thế kỷ gần đây, lý luận
về nhà nước pháp quyền được phát triển chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền tư sản, các học giả tư sản
cũng nêu cao vai trò của pháp luật.
Ở Việt Nam, tư tưởng về tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước xuất
hiện khá sớm, nhưng vấn đề nhà nước pháp quyền thì mới được chính thức
khẳng định tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng
1/1994). Đó cũng là điểm khỏi đầu cho một giai đoạn nghiên cứu, luận giải
mối liên hệ giữa pháp luật với các lĩnh vực khác trong đó có nhà nước. Gần
đây hàng loạt các công trình về nhà nước pháp quyền, tính dân tộc, tính nhân
dân của nhà nước cũng đã được công bố, đó là: "Về nhà nước pháp quyền của
đân, do dân và vì dân" của GS. TS Nguyễn Duy Quý ; "Một ý kiến về xây
dựng nhà nước pháp quyền" của GS. TS Đào Trí ú c; "Mấy suy nghĩ về vấn đề
xây dựng nhà nước hiện nay" của PGS. TS Hoàng Văn Hảo; "Vấn đề quyền
lực và cơ chế thực hiện quyền lực ở nước ta" của GS. TS Phạm Ngọc Quang ...
2
Ngoài ra, trong những năm gần đây cũng có một số chương trình khoa
học cấp nhà nước có liên quan đến đề tài của luận văn, chẳng hạn: "Cơ chế
thực hiện dân chủ trong hệ thống chính trị ở nước ta" (đề tài KX 05 - 05);
"Những vấn đề lý luận về nền chính trị và hệ thống chính trị ở nước ta" (đề tài
KX 01 - 14); "Phương pháp xây dựng pháp luật trong những năm đổi mới" (đề
tài KX 03-07).
Liên quan đến đề tài này còn có một số luận án PTS, Thạc sỹ đã được
bảo vệ, chẳng hạn: "Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp theo định hướng
xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân" của Lê Văn Hòe;
"Vai trò của pháp luật trong cuộc đấu tranh chống lợi dụng nhân quyền bảo vệ
an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Quang Thiện ; "Tư tưởng
đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự thể hiện trong cách mạng Việt
Nam"của Nguyễn Xuân Hồng ; "Mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thực
tiễn đổi mới đất nước" của Đỗ Đức Hùng ; "Quan hệ giữa bản chất giai cấp
của nhà nước và chức năng xã hội của nó trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam"
của Trần Thế Vĩnh v.v...
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phần nào làm rõ sự
cần thiết phải xây dựng một nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính
dân tộc, tính nhân dân và đề cao vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp
quyền. Tuy nhiên, điều dễ thấy ở các công trình đó, là các tác giả hoặc chỉ tập
trung nghiên cứu bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân và sự tương tác
giữa chúng, hoặc là nghiên cứu vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp
quyền. Việc nghiên cứu hai vấn đề trên trong một chỉnh thể thống nhất để
thấy được vai trò của pháp luật trong việc củng cố sự thống nhất biện chứng
giữa bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân trong quá trình
xây dựng Nhà nước ta còn ít được quan tâm. Luận văn này góp phần nghiên
cứu thêm vấn đề đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
Trên cơ sở làm rõ bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân và sự
thống nhất biện chứng giữa chúng trong Nhà nước ta, luận vãn góp phần luận
3
giải vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất ấy và nêu lên một
số phương hướng phát huy vai trò của pháp luật trong việc củng cố sự thống
nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà
nước CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ nội dung bản chất giai cấp cồng nhân, tính dân tộc, tính nhân
dân và sự thống nhất biện chứng giữa chúng trong Nhà nước ta.
- Làm rõ vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất biện
chứng giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta và
thực trạng vai trò đó hiện nay.
- Nêu lên một số phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của pháp
luật ừong việc củng cố và tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp,
tính dân tộc, tính nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lỷ luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta về nhà nước và
pháp luật, đồng thời có sử dụng những thành tựu của các công trình nghiên
cứu liên quan tới đề tài đã được công bố.
- Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, phân
tích và tổng hợp, kết hợp cái phổ biến và cái đặc thù, ngoài ra còn sử dụng các
phương pháp khác.
5. Đóng góp mới của luận văn:
- Góp phần làm rõ thêm vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự
thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta.
- Nêu ra một số phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của pháp
luật trong việc củng cố sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính
dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta trong thực tiễn đổi mới đất nước.
4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
- Góp phần vào việc nghiên cứu lý luận chung về nhà nước, pháp luật và
vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp,
tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước ta.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy lý luận về nhà nước và pháp luật, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học...
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chương với 6 tiết.
5
Chương 1
BẢN CHẤT GIAI CẤP, TÍNH DÂN TỘC, TÍNH NHÂN DÂN CỦA
NHÀ NƯÓC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ Sự THỐNG NHẤT GIỮA CHÚNG
1.1.
BẢN CHẤT GIAI CẤP, TÍNH DÂN TỘC VÀ TÍNH NHÂN DÂN CỦA
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
1.1.1. Bản chất giai cấp của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để thấy được bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà
nước ta và sự thống nhất giữa chúng cần phải làm rõ nhà nước là gì, nguồn
gốc ra đời cũng như bản chất của nhà nước như thế nào.
Nhà nước là vấn đề quan trọng đã được nhiều nhà tư tưởng đề cập đến
với nhiều công trình nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề phức tạp này, nhất là
về bản chất giai cấp của nó. Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy từ thời cổ đại,
Trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng đưa ra nhiều kiến giải khác nhau về nguồn
gốc của nhà nước. Nhìn chung họ đều đi tìm cội nguồn của nó từ những căn
nguyên phi vật chất. Cho đến thế kỷ XVII - XVIII, xuất hiện hàng loạt các
quan niệm mới với các cách giải thích khác nhau về cái "khế ước xã hội".
Những học thuyết này đều dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
tâm, coi nhà nước lập ra do ý muốn chủ quan của các bên tham gia khế ước.
Họ cũng không giải thích được cơ sở kinh tế - xã hội làm xuất hiện nhà nước
cũng như bản chất của nó.
Khắc phục những hạn chế đó, chủ nghĩa Mác-Lênin với quan điểm duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử đã chứng minh một cách khoa học rằng, nhà
nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. Nó chỉ xuất hiện khi lực
lượng sản xuất đã phát triển đến một trình độ nhất định, nhà nước luôn vận
động biến đổi, phát triển và nó sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan
mà trên đó nó tổn tại không còn nữa.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong xã hội cộne sản
nguyên thủy đã có quyền lực, đó là thứ quyền lực xã hội được tổ chức và thực
6
hiện dựa trên cơ sở của những nguyên tắc dân chủ thực sự, quyền lực đó được
xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích của cả cộng đồng. Trong xã hội ấy
tuy chưa có pháp luật, nhưng đã tổn tại những quy tắc xử sự chung của mọi
thành viên và được mọi người tự giác tuân theo. Do sự phát triển không ngừng
của lực lượng sản xuất, công cụ lao động ngày được cải tiến làm cho con
người ngày càng được phát triển và hoạt động của họ ngày càng phong phú,
chủ động và tự giác hơn. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua ba lần phân
công lao động lớn, mà mỗi lần đó xã hội lại có những tiến bộ mới làm sâu sắc
thêm quá trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Trước sự biến đổi lớn
của cơ cấu xã hội, tổ chức thị tộc vốn là khép kín và bền vững đã không thể
đứng vững được nữa. Những nhu cầu mới đã xuất hiện, những lợi ích của các
tầng lớp khác nhau không những xa lạ với chế độ thị tộc mà còn đối lập với
chế độ đó về mọi phương diện. Chính những lợi ích đó đòi hỏi cần phải có
những cơ quan mới hình thành. Mặt khác, những xung đột về lợi ích giữa kẻ
giầu và người nghèo, giữa chủ nợ và con nợ ngày càng gay gắt, phá vỡ cái chế
độ dân chủ nguyên thủy đặc trưng trong tổ chức thị tộc. Như vậy, tổ chức thị
tộc đã sinh ra từ một xã hội không biết đến mâu thuẫn cơ bản nội bộ thì nay
một xã hội mới ra đời - xã hội mà toàn bộ những điều kiện kinh tế của sự tồn
tại của nó đã phân chia xã hội thành các giai cấp đối lập nhau, luôn luôn mâu
thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau. Xã hội đó đòi hỏi phải có một tổ chức
mới đủ sức để dập tắt các cuộc xung đột - tổ chức đó là nhà nước và nhà nước
đã ra đời. Sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan, là sản phẩm của
một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nó "không phải là một
quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội", mà là "một lực lượng nảy sinh từ xã
hội", một lực lượng "tựa hổ đứng trên xã hội" có nhiệm vụ làm dịu bớt xung
đột và giữ cho xung đột đó nằm trong vòng "trật tự" [34, 253].
Như vậy, nhà nước không chỉ là một bộ máy trấn áp sự phản kháng của
các giai cấp, mà còn là một kiểu tổ chức xã hội, một hệ thông tổ chức chặt
chẽ. Mỗi kiểu nhà nước có các chức năng khác nhau và việc tổ chức bộ máy
nhà nước để thực hiện các chức năng đó cũng có đặc điểm riêng. Nhìn chung
7
nhà nước của các giai cấp bóc lột là một bộ máy hành chính - quân sự quan
liêu một tổ chức bạo lực nhằm chủ yếu thực hiện sự đàn áp đối với nhân dân
lao động, bảo vệ địa vị của giai cấp bóc lột. Nhà nước XHCN nói chung và
Nhà nước CHXHCN Việt nam nói riêng là nhà nước kiểu mới, nó không chỉ là
một bộ máy hành chính, một cơ quan cưỡng chế mà còn là một tổ chức quản
lý kinh tế, xã hội trong đó tổ chức quản lý kinh tế xã hội là mặt chủ yếu của
Nhà nước XHCN.
Vậy bản chất của nhà nước là gì. Đây cũng luôn là đối tượng của cuộc
đấu tranh tư tưởng gay gắt, là trung tâm của mọi vấn đề chính trị. Làm rõ bản
chất giai cấp của nhà nước, tức là chỉ ra rằng nhà nước ấy của ai, do giai cấp
nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào.
Trong lịch sử, các nhà tư tưởng của các giai cấp bóc lột, vì lập trường
giai cấp của mình mà ít khi đề cập đến bản chất giai cấp của nhà nước, hoặc
họ tìm mọi cách làm cho vấn đề đó trở lên phức tạp thần bí, thậm chí vấn đề
quyền lực nhà nước còn được luận giải có nguồn gốc từ một lực lượng siêu
nhiên, từ thượng đế. Dù có tiến bộ hơn trong quan niệm của John Locke (thế
kỷ XVI); Imanuen Cantơ (thế kỷ x v n i - XIX); Gióocgiơ Vimhen Phriđrích
Hêgen (thế kỷ XVÏÏI - XIX) .v.v, song họ cũng mới chỉ dừng lại ở một "xã hội
công dân" trừu tượng, ở cái "quyền lực xã hội" trừu tượng mà không thấy được
bản chất giai cấp của nhà nước cũng như địa vị của quần chúng nhân dân và
ảnh hưởng của họ đối với quyền lực nhà nước.
Xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn gốc của nhà nước, các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra một cách giải thích đúng đắn về bản
chất của nhà nước. Các ông đã khẳng định rằng, nhà nước chỉ ra đời trong xã
hội có giai cấp và luôn mang bản chất giai cấp. Bản chất giai cấp được thể
hiện ở chỗ, nhà nước là một bộ máy đặc biệt của giai cấp thống trị, là công cụ
để trấn áp các giai cấp đối lập, duy trì trật tự xã hội và buộc các giai cấp khác
phải phục tùng ý chí của giai cấp thống trị. Trong tác phẩm "Nhà nước và cách
mạng", V.I Lênin đã giải thích rằng "Nhà nước theo đúng nghĩa của nó, là một
bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác" [27, 110]. Điều
đó cho thấy, nhà nước là một bộ máy đặc biệt để thực hiện quyền lực mang
8
tính cưỡng chế, thực hiện sự thống trị giai cấp.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước XHCN cũng có
một số đặc điểm chung như các kiểu nhà nước khác, nhưng nó không còn là
nhà nước theo nguyên nghĩa mà chỉ là "nửa nhà nước" [27, 23]. Đó là nhà
nước mà toàn bộ hoạt động của nó luôn luôn thể hiện tư tưởng, quan điểm của
giai cấp công nhân, nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của dân tộc. Nhà nước đó luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, là công cụ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và cũng chỉ
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhà nước đó mới vận động đúng định hướng
chính trị, mới mang bản chất XHCN.
Nhà nước ta, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay đã trải
qua nhiều giai đoạn phát triển với những nhiệm vụ lịch sử khác nhau. Song nó
luôn' thể hiện được bản chất tốt đẹp là một nhà nước kiểu mói, hội tụ trong nó
sự thống nhất hữu cơ giữa bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính
nhân dân sâu sắc. Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay là sự kế thừa bản
chất tốt đẹp đó, được khẳng định trong văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ VIII của
Đảng là: "Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; lấy
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm
nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của
nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm
phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân" [13, 129] . Mô hình nhà nước đó
đã thể hiện quá trình nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo của Đảng ta trên cơ sở lý
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn xây dựng
nhà nước trên thế giới. Đồng thời nó cũng thể hiện những nét riêng, mang tính
đặc thù phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay.
Bản chất giai cấp của Nhà nước ta hiện nay thể hiện ở những nội dung
cơ bản sau:
M ột là, những chủ trương, chính sách của Nhà nước đều xuất phát từ
quan điểm của giai cấp công nhân. Khi đề ra những chủ trương, chính sách
đó, đều phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, phản ánh đúng quy
luật khách quan nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc và
của toàn thể nhân dân lao động. Kiên trì bảo vệ mục tiêu lý tưởng của giai cấp
9
công nhân là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho đù tình hình trong và
ngoài nước có nhiều biến đổi thì nhà nước vẫn không xa rời mục tiêu lý tưởng
đó. Bản chất giai cấp của Nhà nước ta không chỉ thể hiện ở số lượng đảng viên
xuất thân từ thành phần công nhân có trong bộ máy nhà nước nhiều hay ít, mà
điều quan trọng hơn là ở chỗ, những chủ trương, chính sách của nhà nước có
quán triệt quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân hay không, nhà nước
có thực sự là của dân, do dân và vì dân hay không.
Hai là, Nhà nước ta hiện nay luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của mình.
Chủ nghĩa Mác-Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng, không có học
thuyết ấy thì hoạt động của bộ máy nhà nước sẽ không đi đúng hướng, không
mang lại được lợi ích cho giai cấp công nhân, cho dân tộc và nhân dân lao
động. Cho nên dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng Cộng sản Việt
Nam, trong tổ chức và hoạt động của mình, Nhà nước ta luôn kiên định với
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh. Đảng ta coi chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưàng, kim chỉ nam cho hoạt động
của mình. Bởi vì "Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể nước ta, và trong thực tế tư tưởng
Hổ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả
dân tộc" [53,187].
Ba là, Nhà nước ta với bản chất là nhà nước "của dân, do dân, vì dân",
nó được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, những nguyên
tấc đó luôn thể hiên quan điểm của giai cấp công nhân. Đó là những nguyên
tắc: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của
Đảng đối với nhà nước; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc pháp chế
XHCN. Cho nên trong hoạt động của mình, Nhà nước luôn lấy việc phục vụ
cho lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc và của nhân dân lao động là
mục tiêu cao cả. Chỉ có lợi ích, đặc biệt là lợi ích "kinh tế" mới là "chất keo"
gắn kết các giai tầng, các dân tộc một cách bền vững. Đó chính là nguyên
nhân sâu xa, là cơ sở kinh tế bảo đảm cho việc củng cố và tăng cường bản
chất vốn có của Nhà nước ta.
10
1.1.2. Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo quan điểm chủa chủ nghĩa Mác - Lênin, bất kỳ nhà nước nào cũng
ra đời, tồn tại và phát triển trên một phạm vi lãnh thổ nhất định trong đó có
các dân tộc sinh sống với những đặc trưng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt
kinh tế và tâm lý. Đặc tính dân tộc luôn in dấu ấn vào bộ máy nhà nước với
mức độ đậm nhạt khác nhau tuỳ thuộc vào các kiểu và hình thức nhà nước cụ thể.
Tính dân tộc của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện ở những
nội dung cơ bản sau:
Một là, Nhà nước CHXHCNViệt Nam có nguồn gốc ra đời từ cuộc đấu
tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân ta để giải phóng dân tộc. Nhà nước ta luôn là
người đại diện chân chính duy nhất cho lợi ích và chủ quyền dân tộc, luôn quan
tâm đến quyền độc lập và tự do của dân tộc. Nhà nước ta hiện nay có nguồn gốc
ra đời từ Nhà nước dân chủ nhân dân phát triển lên và nó đã kế thừa, phát huy
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó là kho tàng vồ cùng phong phú và
quý báu, là tinh hoa của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay, bên cạnh việc coi trọng học tập kinh
nghiệm của các nước trên thế giới, thì điều quan trọng hơn và trước tiên phải
biết học tập kinh nghiệm của chính eha ồng ta, biết tổng kết lịch sử của chính
mình. Có như vậy mới "nhân lên sức mạnh của nhần dân ta để vượt qua khó
khăn, thử thách, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ... tạo ra thế và lực mới
cho đất nước ta đi vào thế kỷ 21" [15, 8].
Haỉ là, Nhà nước CHXHCN Viêt Nam hiện nay có nguồn gốc sức
mạnh và cơ sở chính trị là khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện trong Mặt trận
dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Đoàn kết tạo nên sức mạnh", mệnh đề đó được xem là đúng với mọi
không gian và thời gian. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, quan hệ tốt đẹp
giữa các dân tộc trên đất nước ta đã có từ lâu. Sự đoàn kết thống nhất giữa các
dân tộc ấy đã tạo nên sức mạnh "dời non lấp biển" để đánh thắng mọi kẻ thù
và vững bước xây dựng một Nhà nước Việt Nam XHCN. Phát huy truyền
thống đó, Đảng ta một lần nữa khẳng định: "Tăng cường khối đai đoàn kết
toàn dân, cả trong nước và ở nước ngoài, phát huy dân chủ, động viên tối đa sức
11
mạnh của toàn thể dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh" [13, 73]. Để có được sự đoàn kết thống nhất, điều quan trọng
hàng đầu phải tạo ra được sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc tham gia vào
quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Táng cường khối đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn của Nhà
nước để vượt qua và tiến lên mỗi khi đất nước đứng trước những thử thách và
bước ngoặt lịch sử, phải được tiến hành đồng thời với việc không ngừng củng
cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất. Bởi vì củng cố và mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất là tạo ra một cơ sở chính trị - xã hội rộng lớn cho việc
tăng cường sức mạnh của Nhà nước ta. Mặt trận đó chính là tổ chức chính trị xã hội, là liên minh chính trị, là tổ chức liên hiệp mang tính tự nguyện của các
đoàn thể nhân dân, các cá nhân tiêu biểu cho các giai cấp, các tầng lớp, các
dân tộc, các tôn giáo để cùng bàn bạc, hiệp thương dân chủ, thống nhất hành
động, hướng tới mục tiêu chung.
Trước thời kỳ đổi mới, các tổ chức này được xem chỉ có chức năng tập
hợp, giáo dục, tổ chức quần chúng. Trong đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ngày
càng quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của các tổ chức đó. Ngày 17 tháng 11
năm 1993, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07/TW về Đại đoàn kết dân tộc và
tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất. Nghị quyết đã khẳng định rằng, đoàn
kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Trong bối cảnh quốc tế hiện
nay, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, hơn lúc nào
hết phải đoàn kết đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh
của cả cộng đồng dân tộc, thực hiện đoàn kết toàn dân ở tầm cao mới và chiều
sâu mới, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển dân tộc. Nghị quyết đó
mang tính thời sự cấp bách và hợp lòng dân, làm khơi dậy tiềm năng của các
tầng ỉớp nhân dân, tạo điều kiện để mọi người hòa nhập vào cộng đồng dân
tộc nhất là các nhân sĩ trí thức, các nhà doanh nghiệp tư nhân, các chức sắc
tôn giáo, những người tiêu biểu trong các dân tộc, người làm việc trong chế độ
cũ... Thật vậy, việc "củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt
trận Tổ quốc, việc quan tâm đúng mức tới người Việt Nam đang định cư ở
nước ngoài, thu hút họ đóng góp xây dựng đất nước đã mở rộng và tăng cường đáng
12
kể cơ sở xã hội của Nhà nước ta"[51, 13], góp phần làm tăng thêm sức mạnh của bộ
máy nhà nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Ba ĩà, Nhà nước ta hiện nay không chỉ đại biểu cho lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động mà còn đại biểu cho lợi ích chân chính của các
dân tộc. Nhà nước ngày càng có những chính sách dân tộc đúng đắn.
Như đã đề cập ở phần trên, vấn đề dân tộc là vấn đề hết sức phức tạp.
V.I. Lê nin đã chỉ ra rằng: "Chỉ có một sự quan tâm lớn lao đến lợi ích của các
dân tộc khác nhau thì mới loại trừ được nguồn gốc của mọi sự xung đột, mới
trừ bỏ được lòng nghi ngờ lẫn nhau, mới trừ bỏ được nguy cơ gây ra những
mưu đồ nào đó, mới tạo được lòng tin, nhất là lòng tin của công nhân và nông
dân không nói cùng một thứ tiếng; nếu không có lòng tin đó thì những quan
hệ hòa bình giữa các dân tộc cũng như sự phát triển thuận lợi đôi chút của tất
cả những gì quỷ báu trong nền văn minh hiện đại đều tuyệt đối không thể thực
hiện được" [30, 287].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta ngày càng có nhiều chính sách
đúng đắn nhằm bảo đảm lợi ích của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa, qua đó đã phát huy được sức mạnh của cả cộng đồng
vào quá trình xây dựng chính quyền nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.3.
Tính nhân dân của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Nhà nước XHCN nói chung, Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng
mang tính nhân dân sâu sắc. Tính nhân dân của Nhà nước ta được thể hiện ở
những điểm cơ bản sau:
Một là, Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và
vì dân. Nói nhà nước của dân, do dân là nói đến nhà nước dân chủ, nơi mà
quyền lực bắt nguồn từ dân, thuộc về nhân dân, là bộ máy thừa hành ý chí của
dân, và điều đặc biệt quan trọng là nhân viên nhà nước từ trung ương đến địa
phương không còn là cha mẹ dân như trong nhà nước quân chủ, mà là công
bộc, đầy tớ của dân, chịu trách nhiệm trước dân và do nhân dân cử ra. Họ chỉ
là những người được giao, được uỷ thác quyền hạn để thực hiện công việc
trong khuôn khổ nhất định. Một phương diện hết sức quan trọng thể hiện tính
13
nhân dân của Nhà nước ta hiện nay đó là nhà nước được lập ra bằng con
đường bầu cử. Thông qua tổng tuyển cử mà người dân lựa chọn những người
có đủ đức, tài gánh vác cồng việc chung. Hơn nửa thế kỷ qua hình thức bầu cử
phổ thống, trực tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín này vẫn phát huy được tác
dụng, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu xây dựng chính quyền nhân dân trong
điều kiện cụ thể của nước ta. Mặt khác Nhà nước ta hiện nay luôn luôn đề cao
quyền làm chủ của nhân dân trong việc kiểm soát, giám sát hoạt động của bộ
máy nhà nước cũng như thay đổi, bãi miễn Chính phủ và các cán bộ, nhân
viên nhà nước khi họ có những hành vi làm phương hại đến nhân dân. Đồng
thời Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần, tạo môi trường ổn định lành mạnh để nhân dân thực hiện được quyền và
nghĩa vụ của mình.
-
Như vậy, Đảng ta luôn đề cao vai trò của quần chúng nhân dân trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, để quyền lực thực sự là
của nhân dân, nhân dân ủy quyền mà không bị mất quyền. Đó là thể hiện tính
nhân dân sâu sắc của Nhà nước ta hiện nay.
Tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay còn được biểu hiện ở chỗ, tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân
làm mục tiêu cao cả.
"Cái "do dân" mà nhà nước nào cũng có" [31, 59], nhưng để thấy được
thực chất của nó phải căn cứ vào chỗ nó phục vụ lợi ích cho ai. Cho nên tính
"do dân" của nhà nước luôn được xem xét trong quan hệ hữu cơ với tính "vì
dân". Đây được coi như là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt các kiểu nhà nước
trong lịch sử. ở nước ta, xây dựng một nhà nước vì dân đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh đặc biệt quan tâm. Người yêu cầu tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước cũng như mọi cán bộ, viên chức nhà nước đều phải hướng tới phục
vụ lợi ích của nhân dân, "việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có
hại đến dân ta phải hết sức tránh"[39, 57]. Đương nhiên đó phải là những lợi
ích, nhu cầu chính đáng phù hợp với xu thế phát triển chứ không phải bất kỳ
nhu cầu, lợi ích nào. Đổi mới Nhà nước ta hiện nay cũng chính là nhằm làm
cho nó ngày càng sát dân hơn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
ngày được nâng cao. Đó là xu hướng ngày càng tăng lên chức năng xã hội
14
trong sự thống nhất với chức năng thống trị giai cấp của nhà nước, là sự thể
hiện đậm nét tính nhân dân trong sự thống nhất với tính dân tộc và bản chất
giai cấp của nó. Xu hướng đó đang được nhân dân ủng hộ một cách nhiệt tình,
tích cực. Chỉ có sự ủng hộ của nhân dân thì sự nghiệp đổi mới nói chung cũng
như trên lĩnh vực nhà nước nói riêng mới mang lại hiệu quả.
Hai là, tính nhân dân của Nhà nước CHXHCN Việt Nam còn được thể
hiện ở chỗ, sức mạnh của Nhà nước có nguồn gốc từ sức mạnh của nhân dân.
Lịch sử ra đòfi, tồn tại và phát triển của Nhà nước ta là lịch sử của sự
gắn bó máu thịt giữa nhà nước và nhân dân. Không chỉ còn là "gần dân",
"thân dân" nữa, mà phải dựa hẳn vào dân, bởi "dân là gốc của nước", gốc có
vững thì cây mới bền, dân có giầu thì nước mới mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng nói: "Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [39, 276]. Vì vậy công
tác dân vận cũng chính là vận động lực lượng của mỗi người dân (tài năng, trí
tuệ, sức lực, tiền của) góp thành lực lượng toàn dân. Mặc dù dân có lực lượng to
lớn và tiềm năng vô tận, nhưng họ không thuần nhất, bởi vì "Dân chúng không
nhất luật như nhau. Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ
khác nhau, ý kiến khác nhau" [38, 296]. Cho nên, phải tập hợp, tổ chức họ lại với
nhau, chỉ có trong sự đoàn kết toàn dân ấy mới tạo ra sức mạnh to lớn làm tăng
lên sức mạnh của Nhà nước ta.
Tóm lại, Nhà nước CHXHCNViêt Nam hiện nay mang bản chất giai
cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc. Cho nên, việc xây dựng
và hoàn thiện bộ máy nhà nước mang đậm nét các yếu tố đó trong mối quan
hệ hữu cơ thống nhất đang là sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta hiện nay.
1.2.
MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢN CHẤT GIAI CẤP, TÍNH DÂN TỘC VÀ TÍNH
NHÂN DÂN CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
1.2.1.
Sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc
và tính nhân dân là đặc trưng cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì nhà nước nào cũng
mang bản chất giai cấp. Nhà nước ra đời và tồn tại nhằm thiết lập một trật tự
xã hội, trấn áp các giai cấp đối kháng và buộc các giai cấp đó phải phục tùng
ý chí và quyền lợi của giai cấp thống trị. Nói vậy không có nghĩa là nhà nước
15
là sản phẩm chủ quan của giai cấp này hay giai cấp khác. Nhà nước là sản
phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. Vì thế, về mặt khách quan, nhà nước không
chỉ bảo vệ lợi ích căn bản của giai cấp thống trị mà trong chừng mực nhất định
nó còn phải thực hiện những lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội.
Vậy các nhà nước bóc lột đã giải quyết những lợi ích của xã hội như thế
nào ? Phải chăng nó chỉ gìn giữ, duy trì trật tự công cộng, xây dựng một số
công trình và cơ sở kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của xã hội ... nhằm làm
cho xã hội tồn tại trong vòng "trật tự" của gia cấp bóc lột. Việc các nhà nước
của giai cấp bóc lột có sự quan tâm nhất định đến lợi ích của người lao động,
điều đó không xuất phát từ thiện chí, lòng từ thiện của nó, mà suy cho cùng nó
xuất phát từ lợi ích căn bản của giai cấp thống trị. Một giai cấp không thể thực
hiện được sự thống trị đối với xã hội nếu nó không quan tâm đến lợi ích chung
của tóàn xã hội. Làm rõ vấn đề này để tránh một cách hiểu cực đoan về bản
chất giai cấp của nhà nước, không thấy được tính xã hội, chức năng công
quyền của nó của nó mặc dù bản chất giai cấp vẫn là cái chi phối. Trong
chừng mực nhất định, các nhà nước bóc lột có quan tâm đến lợi ích của quần
chúng nhân dân ỉao động, nhưng cần phải thấy rằng trong các chế độ bóc lột
đó về cơ bản không có cơ sở khách quan cho sự thống nhất giữa bản chất giai
cấp, tính dân tộc và tính xã hội. Bởi vì, giai cấp nắm chính quyền nhà nước là
những giai cấp bóc lột có lợi ích căn bản đối lập với lợi ích của quần chúng
nhân dân lao động và của dân tộc. Vì thế không thể có sự thống nhất ý chí và
nguyên vọng giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Mặt khác, các nhà
nước bóc lột dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chế độ kinh tế
đó đã lấy sự bất bình đẳng về kinh tế làm tiền đề, mà khi đã không có sự bình
đẳng về kinh tế thì tất yếu cũng không thể có bình đẳng về chính trị. Do đó cái
gọi là "bình đẳng" của mọi công dân ngay cả khi nó được ghi nhận trong hiến
pháp tư sản thì cũng chỉ mang tính hình thức.
.
Trái lại, nhà nước XHCN có điều kiên khách quan bảo đảm sự thống
nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân, bảo đảm tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Sự thắng lợi của cuộc cách mạng vô
16
sản đã đưa giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động từ địa vị những
người nô lệ, bị bóc lột, bị áp bức lên địa vị những người làm chủ xã hội. Đó là
tiền đề chính trị quan trọng nhất bảo đảm tất cả "quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân". Giai cấp vô sản là giai cấp có lợi ích căn bản và lâu dài thống nhất
với lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân lao động. Sự thống nhất giừa
bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của nhà nước XHCN không
chỉ đựa trên tiền đề về chính trị mà còn có cơ sở từ chế độ kinh tế mà trên đó
nó tồn tại. Nhiệm vụ của cách mạng XHCN không chỉ giành chính quyền nhà
nước về tay nhân dân mà nó còn thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân với tư cách là
một chế độ sở hữu thống trị và xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Chế độ kinh tế đó là điều kiện khách quan để bảo đảm bình đẳng về kinh tế
trong các tầng lớp nhân dân lao động.
*Nhà nước ta "ra đời từ cách mạng tháng Tám năm 1945, ngay từ buổi
đầu Nhà nước ta đã thể hiện bản chất tốt đẹp của một Nhà nước gắn bó chặt
chẽ và phục vụ lợi ích của dân tộc, của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng
tiên phong của giai cấp công nhân. Từ đó đến nay, Nhà nước ta không ngừng
lớn mạnh, làm tròn nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ đắc lực của
nhân dân trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng cuộc
sống mới, xã hội mới" [12, 20-21]. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính
dân tộc và tính nhân dân là đặc trưng bản chất của Nhà nước ta. Bản chất đó
có cội nguồn từ sự thống nhất lợi ích căn bản của giai cấp công nhân Việt
Nam với đa số quần chúng nhân dân lao động mà vấn đề lợi ích của giai cấp,
của dân tộc và của nhân dân lao động đã được C.Mác và Ph.Ăng ghen đề cập
đến từ lâu, tuy ở thời kỳ của các ông phong trào giải phóng dân tộc chưa phát
triển mạnh. Theo các ông, xóa bỏ áp bức giai cấp là điều kiện để xoá bỏ áp
bức dân tộc, giai cấp công nhân sẽ không thể giải phóng được mình nếu không
giải phóng dân tộc và toàn xã hội. Để làm được điều đó thì giai cấp công nhân
ở mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành một
giai cấp dân tộc, trở thành một giai cấp dân tộc. Điều đó có nghĩa là giai cấp
công nhân sau khi giành được chính quyền phải trở thành người đại diện chân
ĐAI HOC G U O C '3.A
TRUNGTÂMTHQKGTiỉ' Ĩ > J
17
•
r
chính và chính thức cho dân tộc và nhân dân lao động. Khi đó lợi ích căn bản
của giai cấp công nhân, của dân tộc và của nhân dân lao động là thống nhất.
Chính lợi ích, mà đặc biệt là lợi ích kinh tế là "chất keo" kết dính các giai tầng
trong xã hội có chung lợi ích căn bản lại với nhau. Bởi vì, theo C.Mác, tất cả
những gì con người đấu tranh để giành lấy đều gắn liền với lợi ích của họ.
Không có cái lợi ích chung đó thì không có sự đoàn kết thống nhất, thậm chí
nó có thể là lực đẩy chia rẽ các giai tầng nếu đó là lợi ích đối lập. Cho nên,
việc xây dựng một nhà nước thể hiện sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính
dân tộc và tính nhân dân cần phải dựa trên cơ sở của sự kết hợp hài hòa những
lợi ích căn bản. Nhưng nếu "Tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, lợi ích giai cấp
không tránh khỏi red vào chủ nghĩa biệt phái. Tuyệt đối hóa lợi ích dân tộc,
xem xét giải quyết vấn đề dân tộc một cách trừu tượng, thoát ly khỏi quan
điểm giai cấp mang tính khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân sẽ
làm cho vấn đề dân tộc trở nên phức tạp và lợi ích căn bản của dân tộc nhất
đinh sẽ không được thực hiện" [50, 35]. Việc giải quyết đúng đắn những lợi
ích căn bản thuộc các giai tầng trong xã hội là tạo ra cơ sở vững chắc cho sự
đoàn kết thống nhất và cũng chỉ có sự đoàn kết bền vững ở những người,
những giai tầng xã hội mà lợi ích căn bản thống nhất với nhau. Đó chính là cơ
sở kinh tế xã hội của mối quan hệ giữa bản chất giai cấp với tính dân tộc và
tính nhân dân của nhà nước XHCN nói chung và nhà nước CHXHCN Việt
nam nói riêng. Mối quan hệ đó được biểu hiện tập trung ở chỗ:
Một là, bản chất giai cấp công nhân, chức năng thống trị chính trị của
giai cấp luôn giữ vị trí chi phối trong phưang hướng và mức độ thực hiện chức
năng xã hội của nhà nước, chi phối việc giải quyết các vấn đề về quyền lợi của
dân tộc và nhân dân lao động.
Hai là, việc thực hiện chức năng xã hội, giải quyết tốt các chính sách
đối với dân tộc và nhân dân lao động là điều kiện để nhà nước XHCN thực
hiện và nêu cao bản chất giai cấp công nhân của mình.
Thấm nhuần những quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
vận dụng một cách sáng tạo vào quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới. Điều
18
đó cũng còn xuất phát từ một ước nguyện sâu thẳm của Người về một nhà
nước thực sự của dân, do dân và vì dân, một nhà nước thể hiên sư thống nhất
giữa bản chất giai cấp với tính dân tộc và tính nhân dân có cội nguồn từ sự
thống nhất những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân
lao động. Thật vây, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn luôn gương cao ngọn
cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài
phục vụ lợi ích cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích của cả
dân tộc. Chính vì thế mà lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của dân tộc và
lợi ích của nhân dân lao động thống nhất với nhau, tạo thành cơ sở và là
nguyên nhân sâu xa cho sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và
tính nhân dân của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như Nhà nước
CHXHCN Việt Nam sau này. Nhà nước ta đã giải quyết nhiều nhiệm vụ liên
quan đến bản chất giai cấp và chức năng xã hội của Nhà nước: giữ vững chính
quyền cách mạng, kiên quyết trấn áp bằng bạo lực những âm mưu phản động
chống lại chính quyền nhân dân; giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
với bọn đế quốc vì lợi ích của dân tộc, vì hanh phúc của nhân dân. Độc lập dân
tộc, thủ tiêu chế độ phong kiến, thực hiện chế độ dân chủ đó là lợi ích chung cao
nhất và cũng là nguyện vọng, mong mỏi từ ngàn đời của nhân dân Việt Nam.
Nhà nước dân chủ nhân dân đã thu hút và tập hợp được mọi tầng lớp
nhân dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất tạo nên sức mạnh to lớn đánh
thắng chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại độc lập dân tộc thống
nhất đất nước. Ở thời kỳ lịch sử đó, tính dân tộc và tính nhân dân của nhà
nước thể hiên khá rõ nét. Bởi "nước mất thì nhà tan", tất cả đều hướng về mục
tiêu chung trước hết là độc lập dân tộc, mọi hoạt động của bộ máy nhà nước
cũng chủ yếu nhằm huy động sức mạnh của toàn dân, của cả dân tộc vào cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vì thế mà nhiều người có lý cho rằng ở
giai đoạn lịch sử đó tính dân tộc là tính "trội" trong mối quan hệ với bản chất
giai cấp và tính nhân dân của nhà nước. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp
với tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là
19
tiền đề trực tiếp của sự thống nhất giữa chúng trong Nhà nước CHXHCN Việt
Nam. Nói cách khác, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã kế thừa, củng cố và
phát triển bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước dân
chủ nhân dân.
Có thể nói trong mấy chục năm xây dựng nhà nước, đặc biệt là trong
thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta đã rất coi trọng việc giải quyết đúng đắn
mối quan hệ này nhằm bảo đảm sự thống nhất hữu cơ giữa việc tăng cường
bản chất giai cấp công nhân với việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước.
Điều đó được thể hiên ở chỗ: những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đều nhằm bảo đảm sự thống nhất quyền lợi của giai cấp công nhân với
quyền lợi của nhân dân lao động và quyền lợi của các tầng lớp, cá nhân trong
xã hôi. Nhà nước ngày càng có chính sách phù hợp hơn bảo đảm lợi ích của
các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Nhờ có sự giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân
mà trong những năm gần đây sức mạnh của Nhà nước ta ngày càng được củng
cố và tăng cường, đủ sức thực hiện chức năng và nhiệm vụ đáp ứng đòi hỏi
của thực tiễn đang đặt ra.
Như vậy, về bản chất, mối quan hệ giữa bản chất giai cấp công nhân,
tính dân tộc và tính nhân dân là thống nhất và là đặc trưng cơ bản của Nhà
nước ta. Tuy nhiên, sự "Kết hợp nhuần nhuyễn tính dân tộc, tính nhân dân và
tính giai cấp ... không phải lúc nào cũng luôn luôn thống nhất” [60, 75]. Ở
thời kỳ trước đổi mới nhà nước có lúc đã nhấn mạnh đến bản chất giai cấp, lợi
ích giai cấp mà coi nhẹ việc thực hiện chức năng xã hội, việc đáp ứng những
yêu cầu hợp lỷ của nhân dân lao động. Để bảo đảm sự thống nhất đó cần phải
có những điều kiện, sự tác động của tổng thể các yếu tố và phải trải qua một
quá trình xây dựng, củng cố lâu dài của Đảng và nhân dân ta. Đổi mới bộ máy
nhà nước nhằm làm cho nó ngày càng thể hiện bản chất vốn có của nó đang là
một trong những vấn đề quan trọng cấp bách trong quá trình đổi mới hệ thống
chính tri ở nước ta hiện nay.
20
1.2.2.Tãng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc
và tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay là một yêu cầu khách quan.
Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân là
đặc trưng cơ bản riêng có của nhà nước XHCN , xét về mặt bản chất. Sự thống
nhất đó được bảo đảm sẽ nhân lên gấp bội sức mạnh của nhà nước để vượt qua
mọi thử thách, gay go khắc nghiệt. Song trên thực tế, nhận thức về mối quan
hệ giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước ở một số
người không phải bao giờ cũng được thống nhất. Trong những năm qua,
không chỉ những học giả tư sản mà cả những người tự coi mình là mác xít đã
phê phán quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước chuyên chính vô
sản, họ cố tình đưa ra cái gọi là "Nhà nước phúc lợi chung" ; "Nhà nước nhân
dân tự do", v.v... nhằm làm lu mờ bản chất giai cấp của nhà nước, đánh lạc
hướng đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ở nước ta,
trong khi phê phán quan điểm sai lầm "hữu khuynh" đó, thì một số người lại
rơi vào sai lầm "tả khuynh". Cường điệu, tuyệt đối hóa bản chất giai cấp đã
dẫn đến chủ nghĩa biệt phái, được biểu hiện khá rõ ở thời kỳ trước đổi mới như
đã phân tích ở phần trên. Những khuynh hướng sai lầm trên đều trái với bản
chất của một nhà nước XHCN. Cho nên việc củng cố và tăng cường sự thống
nhất bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước CHXHCN
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là vấn đề mang tính tất yếu. Tính tất yếu đó
được xuất phát từ những căn cứ lý luân và thực tiễn sau:
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta “ nhà nước của dân, do
dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Sự thống nhất giữa
bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân là bản chất của Nhà
nước ta. Bản chất đó là thể hiện sức mạnh vô địch và tính ưu việt của chế độ
dân chủ XHCN, nghĩa là chế độ mà theo chủ nghĩa Mác - Lê nin nó ngày
càng hướng tới con người hiện thực, vì con người và đó cũng là sự nghiệp của
chính bản thân nhân dân.
Khẳng định bản chất giai cấp là nét đặc trưng nổi bật của mọi nhà nước,
là cái mang tính chi phối không có nghĩa là phủ nhận tính dân tộc và tính nhân
dân của nó. Xét từ cội nguồn ra đời, nhà nước nào cũng nảy sinh từ một xã
21