Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA AZITHROMYCIN TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG CẤP DO VI KHUẨN Ở NGƯỜI LỚN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.06 KB, 11 trang )

HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA AZITHROMYCIN TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM
MŨI XOANG CẤP DO VI KHUẨN Ở NGƯỜI LỚN
Lâm Huyền Trân*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả và tính an toàn của trị liệu Azithromycin
500mg /ngày x 3 ngày trong điều trị viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu có thử nghiệm lâm sàng. -Bệnh nhân nam,
nữ trên 16 tuổi, có các triệu chứng viêm mũi xoang cấp kéo dài hơn 7 ngày. -Tiêu chuẩn
loại trừ bao gồm: triệu chứng kéo dài hơn 28 ngày, đã phẫu thuật mũi xoang 3 tháng
trước đó, viêm xoang có biến chứng, viêm xoang nhiễm khuẩn bệnh viện, phụ nữ có thai,
bệnh nhân suy chức năng gan. -Bệnh nhân được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, nội soi và
lấy mủ khe mũi giữa xét nghiệm vi khuẩn vào ngày đầu tiên, ngày kết thúc điều trị (ngày
thứ 3), ngày sau khi điều trị (ngày 5, ngày 7), ngày kiểm tra sự khỏi bệnh (ngày 10, ngày
14).
Kết quả: AZM bắt đầu có hiệu quả vào ngày thứ 3 và tác dụng kéo dài đến ngày thứ
14. Tỷ lệ thành công trên lâm sàng là 85%. Tỷ lệ thành công về mặt vi khuẩn học là
82,5%. Tác dụng phụ của thuốc là 13,4% chủ yếu là các tác dụng phụ trên đường tiêu
hoá (tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau bụng). Tuy nhiên các triệu chứng này tự khỏi trong
vòng 1-2 ngày. Mức độ tuân thủ điều trị là 98,55%.
Kết luận: Azithromycin liệu pháp 3 ngày có hiệu quả và an toàn trong điều trị viêm
mũi xoang cấp do vi khuẩn.
Từ khoá : viêm mũi xoang cấp do vi trùng, Azithromycin
SUMMARY
EFFICACY AND SAFETY OF AZITHROMYCIN -3 DAY FOR THE TREATMENT OF
ACUTE BACTERIAL RHINOSINUSITIS IN ADULTS
Lam Huyen Tran * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 288
- 293
Objective: Assessment of efficacy and safety of Azithromycin 500mg/day x 3 days for
the treatment of acute bacterial sinusitis (ABRS).
Study design and setting: prospective clinical trial study. Male and female
outpatients, 16 years of age or older, provided that they had sinusitis’ signs and


symptoms at least 7 days’ duration. Key exclusion criteria included the following:
symptoms lasting for more than 28 days, nasal or sinus surgery in the preceding 3
months, complicated sinusitis and nosocomial sinusitis, pregnancy or liver’ dysfunction.
Patients were assessed at baseline (day 1), the end of the treatment (day 3), post
treatment (day 5, day 7) and test of cure (day 10-14) after the 1 stdose. The criteria


included medical history, physical examination, nasal endoscopy and middle meatus
bacterial cultures.
Result: AZM- efficacy begins at day 3 and lasts until day 14, -Clinical cure rate was
85%. Bacterial success rate was: 82.5%. Treatment- related adverse effects in (13.04%),
included gastrointestinal disturbances (diarrhea, vomit, nausea, abdominal pain).
However, all of them resolved in 1-2 days. Compliance: 98.55%.
Conclusions: In this study, Azithromycin-3 day is effective and safe for the treatment
of cute bacterial sinusitis in adults.
Keywords : acute bacterial sinusitis, Azithromycin.

MỞ ĐẦU
Viêm mũi xoang cấp -tình trạng viêm cấp của niêm mạc các xoang cạnh mũi, là 1
bệnh lý thường gặp tại các phòng khám tai mũi họng. Hầu hết viêm mũi xoang cấp xảy ra
sau đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên. Viêm mũi xoang cấp có thể do siệu vi hoặc do vi
khuẩn (ABRS). Viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn đứng hàng thứ 5 trong số các bệnh
được kê toa sử dụng kháng sinh. Nếu không được điều trị tốt, viêm mũi xoang cấp có thể
có những biến chứng nguy hiểm đe doạ sinh mạng. Chỉ tính riêng tại Hoa kỳ, hàng năm
có khoảng 30 triệu người Mỹ mắc bệnh, 25 triệu lượt khám. Chi phí điều trị cho bệnh này
chiếm khoảng 6 tỷ USD$ hàng năm.
Mặc dù ≤ 40 % viêm mũi xoang cấp có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, điều trị bằng kháng
sinh tác động trực tiếp lên tác nhân gây bệnh, giúp bệnh nhân khỏi nhanh các triệu chứng.
Theo kinh điển, hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm mũi xoang cấp theo
kinh nghiệm trước đây gồm beta-lactams hoặc trimethoprim- sulfamethoxazole như là sự

chọn lựa ban đầu, cho thuốc 2- 3 lần / ngày trong thời gian từ 7 – 14 ngày, hoặc
erythromycine 500 mg x 2 lần /ngày x 7 ngày.
Ở Châu Âu, Azithromycine được chấp thuận trong điều trị viêm đường hô hấp trên cấp
và viêm mũi xoang cấp.
Ơ Hoa Kỳ, Azithromycine được chấp thuận cho điều trị nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm
khuẩn không phải hô hấp ở người lớn(1).
Trước đây trị liệu kháng sinh ngắn nhất được FDA công nhận là 10 ngày.
Từ sau năm 2004, FDA công nhận trị liệu 3 ngày của Azithromycin đối với bệnh viêm
mũi xoang cấp do vi khuẩn.
Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của
Azithromycin trong điều trị viêm mũi xoang cấp(1,2,3). Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có
nghiên cứu về vấn đề này. Chỉ sử dụng với 3 ngày điều trị kháng sinh, liệu có hiệu quả
không? Mức độ an toàn khi sử dụng kháng sinh này như thế nào? đó chính là mục tiêu mà
chúng tôi muốn nghiên cứu.


Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Azithromycine trong điều trị viêm mũi xoang cấp
do vi khuẩn.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân >=16 tuổi, đột ngột có các triệu chứng của bệnh mũi xoang kéo dài hơn 7
ngày, chưa sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào kể từ khi mắc bệnh. Tiêu chuẩn chẩn đoán
viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn của hiệp hội tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ
(AAOHNS) bao gồm :
- các triệu chứng chính: sổ mũi, nghẹt mũi, nặng mặt trán, giảm hoặc vô khứu.
- các triệu chứng phụ: ho, nhức đầu, hôi miệng, đau nhức tai, sốt, mệt, nhức ê răng
Về mặt lâm sàng chẩn đoán viêm xoang do vi khuẩn nếu có:2 triệu chứng chính hoặc 1

triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bao gồm:
-

Triệu chứng kéo dài hơn 28 ngày.

-

Viêm mũi xoang mạn.

-

Đã phẫu thuật mũi xoang trong vòng 3 tháng trước.

-

Viêm xoang có biến chứng, viêm xoang do nhiễm khuẩn bệnh viện.

-

Đã sử dụng kháng sinh trong vòng 2 tuần trước.

-

Phụ nữ có thai…

-

Suy gan.


Cách tiến hành
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang cấp dựa vào lâm sàng và nội soi.
-Ngày đầu tiên: nội soi lấy mủ khe giữa làm xét nghiêm vi khuẩn học. Bắt đầu điều trị từ
ngày này. Uống Azithromycin (BINOZYT- Sandoz ) mỗi ngày 1 viên 500 mg trong 3 ngày
liên tiếp.
Khám lâm sàng đánh giá lại các triệu chứng và nội soi lấy mủ khe giữa xét nghiệm vi
khuẩn vào các ngày thứ 3,5,7,10,14.


Đánh giá kết quả
Tính hiệu quả: tiêu chí đánh giá
*Tiêu chí Lâm sàng
Đánh giá lâm sàng: thành công hay thất bại
Thành công được định nghĩa là hết các triệu chứng cơ năng và thực thể của viêm mũi
xoang cấp hoặc cải thiện trên lâm sàng đến nỗi không cần dùng thêm kháng sinh khác.
Thất bại được định nghĩa khi các triệu chứng kéo dài hoặc tệ hơn hoặc xuất hiện thêm
các triệu chứng mới đòi hỏi phải sử dụng kháng sinh khác hỗ trợ.
*Tiêu chí Cận lâm sàng
Tiêu chuẩn thứ hai đánh giá đáp ứng về mặt vi khuẩn học- kết quả nuôi cấy vi khuẩn
trước và sau khi sử dụng kháng sinh.
Dựa trên 3 mức độ sau
-Triệt căn vi khuẩn (eradication): không còn sự hiện diện của tác nhân gây bệnh.
-Giả định triệt căn (presumed eradication): không còn sự hiện diện của tác nhân gây
bệnh, nhưng có sự hiện diện của vi khuẩn thường trú ở vùng mũi xoang.
-Còn sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh.
Tính an toàn
Tính an toàn tính cho tất cả các bệnh nhân đã uống ít nhất là 1 viên thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc: bản chất, tần suất, mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ.



KẾT QUẢ
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tổng số: 69 ca.
Nam: 33, nữ 36, (47,8%; 52,17%).
Dấu hiệu lâm sàng
Bảng 1. Tần suất các triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng

Số lượng

Tỷ lệ %

Nghẹt mũi

61

88,4%

Sổ mũi mủ (nước mũi có
màu vàng, xanh )

62

89,95%

Nặng mũi mặt

53


76,8%

Đau hàm, đau răng

32

46,37 %

Giảm khứu

35

50,7%

Dấu hiệu nội soi
Bảng 2. Dấu hiệu nội soi mũi
Nội soi

Số lượng

Tỷ lệ

Mủ khe giữa

58

84,05 %

Phù nề, sung huyết khe giữa


60

86,95 %

Mủ khe giữa + khe trên

4

5,79 %

Phân lập vi khuẩn
Nuôi cấy vi khuẩn dương tính: (54/69= 78,26%)
Nuôi cấy vi khuẩn âm tính: (15/69 = 21,73%)


Bảng 3. Tác nhân gây bệnh
Tên vi khuẩn

Số lượng

Tỷ lệ

Hemophilus Influenza

11

20 %

Streptococcus pneumonia


19

35 %

Staphylococcus aureus

6

11%

Staphylococcus coagulase negative

8

15 %

Moraxella catarrhalis

8

15 %

Pseudomonas aeruginosa

2

4%

Tổng cộng


54

100

Mức độ tuân thủ điều trị
-Tỷ lệ tuân thủ điều trị : 68/69 = 98,55%
(Có 1 bệnh nhân tự ý ngưng thuốc sau 2 ngày dùng thuốc, do bị tiêu chảy. Mức độ tiêu
chảy là nhẹ không cần phải nhập viện, bệnh nhân không cần dùng thêm các thuốc khác để
điều trị tiêu chảy cũng như không dùng thêm thuốc khác để điều trị viêm mũi xoang do các
triệu chứng lâm sàng đã hết.)
- Tỷ lệ tuân thủ lịch tái khám: 40/54= 79,71%.
Hiệu quả điều trị
Diễn tiến các triệu chứng lâm sàng sau điều trị bằng kháng sinh ngắn ngày
Azithromycin
Thành công: 34/40= 85%
Thất bại: 6/40= 15%


Diễn tiến về mặt vi khuẩn học:
Bảng 4. Diễn tiến về mặt vi khuẩn học
Thời gian

Âm tính

Chuyển vi khuẩn
thường trú

Sạch khuẩn gây bệnh
(cộng dồn)


Ngày 3

13

6

19 (47,5%)

Ngày 5

2

5

26 (65 %)

Ngày 7

2

2

30 (75 %)

Ngày 10

0

1


31 (77,5%)

Ngày 14

0

0

33 (82,5%)


Từ ngày thứ 3 sau khi dùng thuốc, đã thấy xuất hiện khả năng diệt khuẩn của AZM và tác
dụng
này
tiếp
tục
kéo
dài
đến
ngày
thứ
14.
Triệu chứng lâm sàng cũng như vi sinh học đều cho thấy khả năng tác dụng kéo dài của
AZM.
Diễn tiến qua nội soi

Ngày 1

Ngày 3


Ngày 5

Ngày 7

Ngày 10

Tính an toàn trong điều trị
An toàn trong điều trị được đánh giá qua các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc, bao gồm
Bảng 5: tác dụng phụ của AZM
Tác dụng phụ

Số lượng

Tỷ lệ

Dị ứng, ngứa, nổi mẩn

0

0%

Buồn nôn, ói

3

4,34 %

Đau bụng

5


7,24 %

Tiêu chảy

1

1,44 %

Tổng cộng

9

13,04%


BÀN LUẬN
Về hiệu quả của Azithromycin
Bảng 6: So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của các tác giả khác
Năm

Tác giả

Quốc gia

Thuốc

% thành công

1998


Clement

Belgium

AZM-3 (158)

87,5 %

Amoxi- clav (82)

83,8 %

AZM-3 (312)

88,88%

AZM-6 (311)

89,93%

Amoxi-clav (313)

84,9 %

AZM-3 (Binozyt–Sandoz)

82,5 %

2003


2008

Henry

Chúng tôi

US

TpHCM
Việt Nam

Azithromycin là kháng sinh Azalide trong nhóm Macrolide, phổ rộng dùng trong điều trị
các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, kể cả viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn.
Hiệu quả của nó trong điều trị viêm mũi xoang cấp đã được chứng minh qua hàng loạt
các thử nghiệm lâm sàng với liều điều trị 1 lần/ mỗi ngày trong 3 hoặc 6 ngày. Tỷ lệ thành
công trên lâm sàng là 87% (trị liệu 3 ngày) so với 89,93% trị liệu 6 ngày. Như vậy giữa trị
liệu 3 ngày và trị liệu 6 ngày vẫn cho kết quả không có sự khác biệt. Azithromycin tích tụ
trong nhiều loại tế bào, bao gồm các nguyên bào sợi, tế bào biểu mô, đại thực bào, bạch cầu
đơn nhân, bạch cầu đa nhân trung tính, nó có khả năng xuyên thấu và tập trung ở trong các tế
bào, điều này giải thích cho đặc tính dược động học khác biệt của nó, thời gian bán huỷ cực
kỳ dài án chừng khoảng 60 giờ, độ tập trung trong mô cao và kéo dài liên tục. Chính những
đặc tính này cho phép rút ngắn liều dùng hơn là các kháng sinh khác có đời sống bán huỷ
ngắn.
So với Amoxicilline và Amoxiclav, hiệu quả 83,8% -84,9% tuy nhiên kháng sinh nhóm
này phải dùng với thời gian từ 10-14 ngày(3), đòi hỏi mức độ tuân thủ điều trị cao hơn.


Về tính an toàn của Azithromycin
Bảng 7: So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của các tác giả khác

Năm

Tác giả

Quốc gia

Thuốc

Tác dụng phụ

1998

Clement

Belgium

AZM-3 (158)

12,65%

Amoxi-clav (82)

28 %

AZM-3 (312)

27,6 %

Giả dược


18,3 %

AZM-3

13,4 %

1998

2008

Haye

Chúng tôi
ĐHYD

Norway

TpHCM-Việt
Nam

(Binozyt–Sandoz)

So sánh với công trình nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới, chúng tôi nhận
thấy tỷ lệ tác dụng phụ không có sự khác biệt ngay cả trong trường hợp dùng giả dược
vẫn có những tác dụng phụ. Tuy nhiên xét về bản chất thì kháng sinh nhóm Bêta-lactam
thường có tác dụng phụ là dị ứng (ngứa, nổi mẫn ..) nhiều hơn, còn nhóm Macrolide thì
có tác dụng phụ trên đường tiêu hoá như đau bụng, buồn ói, tiêu chảy…
Các tác dụng phụ này thường nhẹ thoáng qua và không cần phải điều trị đặc hiệu(3).

KẾT LUẬN

Tác nhân gây bệnh viêm mũi xoang đã được nghiên cứu nhiều nơi trên thế giới. Hút dịch
xoang là phương pháp xác định tác nhân gây bệnh đã được báo cáo. Tuy nhiên phương pháp
này ít được sử dụng trong thực tế thực hành lâm sàng hàng ngày bởi vì nó là 1 phương pháp
xâm lấn. Do đó việc điều trị trước đây chủ yếu là theo kinh nghiệm, dựa vào các triệu chứng
lâm sàng như chảy mủ mũi, sung huyết mũi, sốt kèm theo căng đau ở mặt kéo dài. Ngày nay
nhờ có nội soi mũi xoang, việc lấy bệnh phẩm xét nghiệm vi khuẩn học có thể thực hiện dễ
dàng hơn, góp phần tăng cường chất lượng trong chẩn đoán và điều trị.
Liệu pháp kháng sinh ngắn ngày với Azithromycin– 3 ngày trong trị liệu viêm mũi xoang
cấp có hiệu quả lâm sàng như trong điều trị chuẩn, hiệu quả thể hiện cả về lâm sàng-nội soi
và kết quả nuôi cấy vi khuẩn. Ưu điểm của AZM là có thể sử dụng ngắn ngày giúp cải thiện
mức độ tuân thủ điều trị, giảm tác dụng phụ, hạ thấp tỷ lệ thất bại và giảm giá thành.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Girard D, Finegan SM. , Dunne MW. and M.E. Lame, (2005) “ Enhanced
efficacy of single dose versus multi dose azithromycin regimens in pre- clinical infections
models “ , Journal of Antimicrobial Chemotherapy 56, 365-371.

2.

TellezI, Alba LMD, Reyes MG, (2006)” Microbiology of acute sinusitis in
Mexican patients” , Archives of Medical Research 37 395-398.

3.

MurrayJJ , EmparanzaP , LesinskasE, (2005) “Efficacy and safety of a
novel , single dose Azithromycin microsphere formulation versus 10 days of
Levofloxacin for the treatment of acute sinusitis in adults ”, Otolaryngology

Head and Neck Surgery 133, 194-201.



×