Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Tìm hiểu sự hiểu biết và các phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng trong nhân dân phường Xuân Phú - Thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.46 KB, 41 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai mũi họng là những cơ quan có nhiều chức năng quan trọng trong sự
sống và giao tiếp hàng ngày của con người. Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp,
tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Vì vậy, khí hậu và môi trường
sống có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh lý tai mũi họng nói chung, trong đó có
bệnh viêm mũi dị ứng. Tỷ lệ bệnh viêm mũi dị ứng rất phổ biến trong nhân
dân, đặc biệt khu vực miền Trung cũng như ở Thừa Thiên - Huế.
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý quá mẫn týp I theo phân loại của Gell và
Coombs. Ngoài yếu tố cơ địa quan trọng còn do yếu tố khách quan, đó là các
dị nguyên đặc hiệu. Bệnh thường xuất hiện theo đợt xen giữa những khoảng
thời gian hoàn toàn bình thường. Bệnh thường xuất hiện và thoái lui hoàn
toàn bất ngờ nhưng hay tái phát [7]. Do đó, khi mắc bệnh ảnh hưởng rất nhiều
đến sức khoẻ, khả năng làm việc và sinh hoạt. Nếu chúng ta tìm được nguyên
nhân gây bệnh, thì đây là cách điều trị có hiệu quả nhất, nếu không thì việc
điều trị rất khó khăn, chỉ điều trị triệu chứng.
Ngày nay, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt ngành Y tế chú
trọng đến chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nên sức khoẻ của người dân được
nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, do cuộc sống còn khó khăn, dân trí chưa cao,
bên cạnh việc Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ của ngành Y tế, đặc biệt
tuyến Y tế cơ sở chưa được chú trọng đúng mức nên việc hiểu biết về bệnh tật
trong nhân dân có phần hạn chế. Tìm hiểu sự hiểu biết và các phương pháp
điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, giúp chúng ta đánh giá được nhận thức về
bệnh, cách dự phòng và các phương pháp điều trị bệnh trong nhân dân, có
những phương pháp tốt cần khuyến khích, ngược lại có những phương pháp
sai, phi khoa học cần đả phá, loại bỏ. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những bài
học kinh nghiệm vào công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân ngày


2


càng tốt hơn. Xuất phát từ mục đích đó, chúng tôi đã chọn đề tài:“Tìm hiểu
sự hiểu biết và các phƣơng pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng trong
nhân dân phƣờng Xuân Phú - Thành phố Huế” với hai mục tiêu
1. Tìm hiểu sự hiểu biết về bệnh viêm mũi dị ứng.
2. Tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng trong nhân
dân phường Xuân Phú.


3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG TRONG NƢỚC VÀ
NƢỚC NGOÀI.
1.1.1 Tình hình viêm mũi dị ứng trong nƣớc.
Ngày nay, khi tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, con người thường xuyên
phải đối mặt với các yếu tố ô nhiễm môi trường như bụi, khói, hoá chất. Do
đó bệnh về tai mũi họng ngày càng gia tăng, đặc biệt về viêm mũi dị ứng [4].
Cho tới nay, chưa có một công bố nào chính thức. Theo Bộ môn Mắt - Tai
mũi họng Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ dân số bị viêm mũi dị ứng là 2 - 4%[22].
Theo Nguyễn Thị Ngọc Dinh, tỷ lệ chung trong viêm mũi dị ứng (VMDƯ)
ở các độ tuổi với tổng bệnh nhân bị viêm mũi - xoang dị ứng là 1.482 người
trên 26.000 người, chiếm tỷ lệ 5,7% [4].
Tỷ lệ viêm mũi dị ứng theo từng độ tuổi, ở lứa tuổi từ 15 - 30 chiếm 62%,
cao nhất so với các độ tuổi khác [4].
Tỷ lệ VMDƯ quanh năm là 67,6% và VMDƯ theo mùa là 32,4% [4]. Ở
Việt Nam, thực vật phát triển cả bốn mùa nên có bệnh dị ứng mùa hầu như
quanh năm [15].
Theo Trịnh Mạnh Hùng, VMDƯ chiếm tỷ lệ 10 - 12% dân số cả nước

[21].
1.1.2 Tình hình viêm mũi dị ứng nƣớc ngoài.
Ở các nước công nghiệp châu Âu, trong cộng đồng tỷ lệ viêm mũi dị ứng
là 5 -7 %. Viêm mũi - xoang dị ứng theo mùa rất điển hình ở châu Âu vì cỏ
cây phát triển vào mùa hè. Tuổi bắt đầu bị bệnh từ 6 tuổi và giảm dần từ 55
tuổi [15], [26].
Các kháng nguyên thường gặp là phấn hoa.


4
1.2 SƠ LƢỢC GIẢI PHẪU MŨI - XOANG.
1.2.1 Tháp mũi.
Tháp mũi được tạo bởi khung xương và sụn. Khung xương là hai xương
chính mũi hình chữ nhật nằm ở hai bên rễ mũi và hình thành vòm hố mũi. Sụn
tam giác tiếp nối với xương chính mũi về phía dưới và hai bên. Sụn cánh mũi
hình móng ngựa cuốn quanh cửa mũi, đoạn trong hợp lại thành tiểu trụ
(columelle) còn gọi là bờ tự do của vách ngăn. Sụn tứ giác ở phần dưới vách
ngăn, có tác dụng giữ cho tháp mũi không bị sập. Tháp mũi được bao phủ bên
ngoài bởi lớp da và cơ cánh mũi, da dính lỏng lẻo vào xương nhưng bám rất
chắc vào sụn, bên trong là niêm mạc liên tục với niêm mạc mũi - xoang [16].
Niêm mạc gồm: biểu mô lát tầng không sừng hoá, dưới biểu mô là lớp
đệm do mô liên kết tạo thành [5].
1.2.2 Hố mũi.
Hố mũi là hai ống dẹt nằm song song với nhau ở giữa mặt. Hai ống cách
nhau bởi vách ngăn. Lỗ trước hình tam giác gọi là cửa mũi trước, lỗ sau có
hình trái soan gọi là cửa mũi sau, trông thẳng vào vòm họng. Trong hố mũi có
các cuốn mũi.
- Cuốn trên và cuốn giữa là những mảnh của xương sàng được bọc bởi
lớp niêm mạc dày, có nhiều tuyến tiết.
- Cuốn dưới là một xương riêng, bao bọc bởi một lớp niêm mạc rất dày có

một lưới mạch phong phú tạo thành một hồ máu với nhiều tuyến nhầy
và tuyến nước.
Các cuốn tạo với thành ngoài hố mũi là các khe. Khe trên có các lỗ thông
với các xoang sau, khe giữa có các lỗ thông với các xoang trước, trong đó có
lỗ thông với xoang hàm khá rộng. Khe dưới có ống lệ tỵ.
Toàn bộ hố mũi được lát bởi một lớp niêm mạc đặc biệt, liên tiếp với
niêm


5
mạc xoang gọi là niêm mạc mũi, có tế bào lông chuyển và tuyến nhầy.
Niêm mạc có hai phần khác nhau.
+ Phần trên từ lưng cuốn giữa trở lên là vùng khứu giác. Niêm mạc ở đây
nhẵn và hồng nhạt, riêng niêm mạc ở cuốn trên thì không có tổ chức cương
nhưng lại có vết vàng chứa đựng tế bào khứu giác [12], [16].
Ở vùng này, biểu mô thuộc loại trụ giả tầng gồm 3 loại tế bào: những tế
bào chống đỡ, những tế bào đáy và những tế bào khứu giác. Dưới biểu mô
khứu giác là lớp đệm, do mô liên kết tạo thành [5].
+ Phần dưới từ cuốn giữa trở xuống, gọi là vùng hô hấp. Niêm mạc ở đây
dày, màu hồng, có nhiều tuyến thanh dịch, tuyến tiết nhầy và tế bào có lông
chuyển [12], [16].
Vùng hô hấp chiếm phần lớn hố mũi. Niêm mạc vùng này gồm: biểu mô
trụ giả tầng có lông chuyển và có nhiều tế bào hình đài. Lớp đệm là mô liên
kết [5].
Phần trước hố mũi sát cạnh cửa mũi trước gọi là tiền đình mũi, ở đây
không có niêm mạc chỉ có da và lông mũi.
1.2.3 Các xoang.
Các xoang là những hốc rỗng nằm ở xung quanh mũi và thông với hố mũi.
Toàn bộ các xoang được lót bởi một lớp niêm mạc giống như niêm mạc mũi.
Ở người trưởng thành, có 5 đôi xoang chia làm hai nhóm:

- Nhóm xoang trước: xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước.
- Nhóm xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm.
Các xoang trước có lỗ thông đổ vào khe giữa, các xoang sau có lỗ thông
đổ vào khe trên. Vì vậy, xoang và mũi có liên quan mật thiết về giải phẫu
cũng như bệnh lý [12], [16]. Trước đây, thuật ngữ viêm mũi dị ứng hay được
sử dụng, hiện nay người ta thường dùng thuật ngữ viêm mũi - xoang dị ứng
[9].


6
Xoang trán
Xoăn mũi trên
Ngách mũi trên

Ngách b-ớm sàng
Lỗ xoang b-ớm
Tuyến yên trong
hố yên

Xoăn mũi giữa
Đê mũi
Tiến đình ngách mũi giữa
Ngách mũi giữa

Xoang b-ớm
Hạnh nhân hầu
Phần nền x-ơng chẩm
Mạc hầu-nền

Xoăn mũi d-ới

Thềm mũi

Lỗ mũi-hầu

Tiền đình mũi
Ngách mũi d-ới
Mỏm khẩu cái x-ơng hàm trên
ống răng cửa
L-ỡi

Gờ vòi
Lỗ vòi tai (Eustache)
Ngách hầu
Mảnh ngang x-ơng
khẩu cái
Khẩu cái mềm

Hinh 1.1 Gii phu mi v cỏc xoang cnh mi.

1.3 S LC SINH Lí MI - XOANG.
1.3.1 Sinh lý mi.
Mi cú cỏc chc nng l hụ hp, khu giỏc, ngoi ra cũn cú chc nng
phỏt õm [16].
1.3.1.1 Chc nng hụ hp.
Mi c coi l ca ngừ ca ng th, nh cun di v h thng mch
mỏu, cỏc tuyn v cỏc t bo lụng chuyn nờn khụng khớ qua mi c si
m, lm m v lm sch trc khi vo phi. Bi, vi trựng cng nh cỏc d vt
nh c chn li tin ỡnh mi bi lụng mi hoc dớnh vo mng nhy
niờm mc. Lụng chuyn ca niờm mc s y cht nhy cựng vi d vt ra ca
mi sau xung hng. Cun di cú tớnh cht cng nờn iu chnh c

lung khụng khớ cn thit.
Khi tc mi phi th ming s rt cú hi, chc nng hụ hp b mt, th
nụng, thiu oxy dn ti mc mt s bnh ng hụ hp nh viờm hng, viờm
khớ ph qun [16].


7
1.3.1.2 Chức năng khứu giác.
Do các tế bào thần kinh ở phần trên của hố mũi (cuốn trên và vùng vách
ngăn đối diện) gọi là khe khứu. Các tế bào Schultz của niêm mạc có nhiệm vụ
tiếp thu những kích thích mùi và đưa những xung đó qua mảnh thủng của
xoang sàng về hành khứu. Ở hành khứu có những tế bào trung gian chuyển
những xung đó qua củ khứu về các trung tâm khứu giác ở vỏ não để phân tích
mùi [16].
1.3.1.3 Chức năng phát âm.
Hố mũi đóng vai trò quan trọng trong phát âm giọng mũi, tạo ra âm sắc và
độ vang riệng biệt của từng người. Khi tắc mũi có giọng mũi kín. Khi liệt màn
hầu, hở hàm ếch có giọng mũi hở [16].
1.3.2 Sinh lý xoang.
Xoang được xem như các hốc hỗ trợ cho mũi, tăng thêm độ ấm, độ ẩm và
điều hoà luồng không khí khi hô hấp và phát âm. Ngoài ra, xoang còn làm
giảm bớt trọng lượng của sọ mặt, giảm bớt chấn thương vùng đầu để bảo vệ
não [16].
1.4 SƠ LƢỢC SINH LÝ BỆNH BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG.
Viêm mũi dị ứng nằm trong nhóm bệnh dị ứng atopi, là bệnh lý quá mẫn
týp I theo phân loại của Gell và Coombs, bệnh mang tính di truyền với sự
tham gia của yếu tố cơ địa, thường xảy ra sau khi tiếp xúc với kháng nguyên
(dị nguyên) lần thứ 2 trở đi [7].
1.4.1 Kháng thể IgE.
Là kháng thể (KT) thể dịch nhưng có ái tính bám trên tế bào dưỡng bào và

bạch cầu ái kiềm, cho nên IgE lưu hành trong máu rất thấp khoảng 100Ġg/l
(dao động từ 20 - 200Ġg/l), trọng lượng phân tử 190.000 Da, có đời sống 2- 3
ngày [7], ngược lại IgE có thể tồn lại trong nhiều tháng nếu gắn vào thụ thể
của dưỡng bào ở tổ chức liên kết như da hay niêm mạc [24]. IgE còn có tên là


8
reagin, kháng thể gây phản vệ. IgE liên quan nhiều đến các bệnh lý dị ứng và
phản vệ. Kháng nguyên đặc hiệu xâm nhập vào cơ thể sẽ kết hợp với IgE sẵn
có trên các tế bào dưỡng bào và bạch cầu ái kiềm làm giải phóng các hạt trong
các tế bào đó [7].
1.4.2 Kháng nguyên.
Các kháng nguyên (KN) gây dị ứng còn gọi là dị nguyên, thường có trọng
lượng phân tử 10.000 - 70.000 Dalton. Các KN có trọng lượng phân tử nhỏ thì
không bắt cầu được giữa IgE. Do đó, không gây giải phóng hạt ở tế bào có hạt
ái kiềm, tế bào mast. Nếu trọng lượng phân tử lớn hơn 70.000 Dalton thì khó
thấm qua nội mạc để kết hợp với IgE. KN phải có ít nhất 2 hóa trị mới tạo cầu
nối giữa 2 thụ thể của IgE và làm cho tế bào giải phóng hạt [24].
1.4.3 Tế bào ái kiềm.
Chiếm 0,5-1% trong máu, có kích thước tương tự các tế bào có hạt. Hạt
bắt màu tím sẫm, kích thước hạt to nhỏ không đều, trong hạt chứa các hoạt
chất, khi được hoạt hóa sẽ giải phóng ra môi trường và có thụ thể với IgE [7].
1.4.4 Tế bào Mast (dƣỡng bào).
Tế bào mast là loại tế bào được phân bố rộng rãi trong mô liên kết. Dưỡng
bào có hình bầu dục hoặc hình cầu, đường kính khoảng 12 - 20Ġm, có các thụ
thể đối với IgE. Người ta thấy rằng, dưỡng bào chứa ít nhất là 2 chất có ý
nghĩa về mặt sinh lý. Đó là chất heparin và chất histamin [5].
 Sự hoạt hóa tế bào ái kiềm, mastocyte và các hoạt chất chủ yếu.




Các chất có sẵn trong hạt của tế bào.

- Histamin: được hình thành từ Histidin (histidin khử CO2) với tác dụng
làm dãn mạch nhỏ và mao mạch, làm tăng tính thấm thành mạch, gây co cơ
trơn.
- Serotonin: có hiệu quả hoạt mạch như histamin.
- Heparin: với tác dụng chống đông máu.


9
- ECF (Eosimophile Chemotaxis Factor): với tác dụng tập trung và hoạt
hóa bạch cầu ái toan.



Các chất mới đƣợc tổng hợp khi có sự hoạt hóa tế bào.

- SRS - A (Slow Reacting Substance A): chất có tác dụng chậm của phản
ứng phản vệ, gây co cơ trơn, hạ huyết áp.
- Prostaglandin, Thromboxan: với tác dụng co cơ phế quản, cơ trơn,
ngưng tụ tiểu cầu, dãn mạch tăng tính thấm gây phù, tiết dịch niêm mạc [7].
1.4.5 Cơ chế bệnh sinh.
Trong giai đoạn mẫn cảm (giai đoạn tiếp xúc với KN) cơ thể sản xuất ra
rất nhiều IgE. Đây là loại KT ái tế bào, bám trên bề mặt của tế bào Mast và tế
bào ái kiềm (các tế bào này có thụ thể đặc biệt với IgE). Khi kháng nguyên
vào lần sau (từ lần thứ 2), các KN sẽ kết hợp với IgE, trên bề mặt tế bào Mast
và tế bào ái kiềm gây giảm lượng AMPc trong tế bào và hoạt hóa chúng, làm
các hạt trong nguyên sinh chất bị vỡ giải phóng các chất hóa học trung gian
gây bệnh [7].

1.5 SƠ LƢỢC VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG.
1.5.1 Nguyên nhân.
Các nguyên nhân thường gặp là:
- Những kháng nguyên do đường hô hấp là: phấn hoa, bột mốc, bụi nhà,
lông súc vật, bông, sợi, bụi gỗ, hóa chất,...
- Những kháng nguyên do đường tiêu hóa: cá, tôm, mắm tôm, dứa, dưa
tây, trứng gà, thịt bò,...
- Những kháng nguyên vào bằng đường da là: sơn màu, hắc ín, cao su, xà
phòng, các loại mỹ phẩm....

Một số loại thuốc như: Penicilline,

Aspirin,
Streptomycine, Bactrim, các loại huyết thanh chống bạch hầu, chống uốn ván.


10
- Ngoài những chất từ ngoài vào, chúng ta không quên những chất dị
nguyên nội sinh protein, do sự chuyển hóa không hoàn toàn của protit
trong cơ thể hoặc những độc tố vi trùng trong các lò viêm vùng răng
miệng, tai mũi họng [1], [2], [3], [6], [14], [15].
1.5.2 Triệu chứng lâm sàng.
Bệnh viêm mũi dị ứng có hai thể lâm sàng: có chu kỳ và không có chu kỳ.
1.5.2.1 Viêm mũi dị ứng có chu kỳ.
Xuất hiện buối sáng khi ngủ dậy hoặc từng cơn trong ngày, khi thời tiết
thay đổi, đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng, với các triệu chứng [3], [14],
[15].
- Ngứa mũi hai bên, ngứa mắt, họng.
- Hắt hơi từng tràng.
- Chảy nước mũi trong không mùi, chảy nước mắt.

- Tắc mũi hai bên.
- Đau đầu, khó chịu, mệt mỏi và sốt.
- Giảm hoặc mất khứu giác.
- Khám mũi trong cơn hắt hơi chỉ thấy niêm mạc xung huyết, đỏ, tiết
nhiều nước. Khám sau cơn hắt hơi niêm mạc hết phù nề, hốc mũi thông
thoáng trở lại nhưng màu sắc tím nhợt nhạt. Nếu bệnh kéo dài, khám
niêm mạc mũi phù nề, xám nhợt, cuốn dưới phình ra thường xuyên, khe
giữa hẹp hoặc có ít mủ nhầy chảy ra [3], [14], [15].
1.5.2.2 Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ.
Các triệu chứng cũng giống như thể trên, nhưng có hai đặc điểm sau đây:
bệnh xuất hiện không theo thời tiết, mùa nào cũng có thể xảy ra. Những cơn
hắt hơi không còn kịch phát mang tính chất điển hình của hắt hơi hàng loạt
trong dị ứng, trong mỗi cơn bệnh nhân chỉ hắt hơi vài ba cái, nhưng triệu


11
chứng ngạt mũi tăng dần và kéo dài. Giữa hai cơn hắt hơi mũi không được
hoàn toàn thông thoáng như trong thể có chu kỳ. Niêm mạc mũi luôn luôn
phù nề. Vì vậy, dễ bị thoái hóa hơn thể trên.
Khám mũi: niêm mạc nhợt nhạt, các cuốn nề to, khe giữa đầy polyp.
1.5.3 Cận lâm sàng.
- Test lẩy da (Prick test).
- Test kích thích mũi.
- Tìm tế bào ái toan ở dịch mũi. Công thức máu bạch cầu ái toan tăng.
- XQ: xoang mũi, CT scan xoang.
- Định lượng IgE, IgG toàn phần.
- Định lượng histamin trong máu [4], [9].
1.5.4 Chẩn đoán.
Chẩn đoán viêm mũi dị ứng chủ yếu dựa vào: tiền sử, triệu chứng lâm sàng
và các thử nghiệm cận lâm sàng.

Trong thực tế, chẩn đoán bệnh dị ứng không khó, nhưng chẩn đoán nguyên
nhân dị ứng thường khó khăn, phải loại trừ dần, điều trị thử, phải kết hợp
những chuyên khoa có liên quan để chẩn đoán và điều trị [15].
1.5.5 Chẩn đoán phân biệt.
- Viêm mũi cấp thông thường do virus hoặc do vi khuẩn.
- Viêm mũi vận mạch.
1.5.6 Điều trị.
1.5.6.1 Điều trị Tây y.
 Điều trị nguyên nhân.
- Loại trừ các dị nguyên đặc hiệu gây ra dị ứng.
- Thay đổi nghề nghiệp nếu dị ứng với nghề nghiệp.
- Loại trừ các ổ viêm nhiễm ở mũi, họng, răng.
- Giải mẫn cảm bằng các dị nguyên đặc hiệu [14], [15].


12
 Điều trị triệu chứng.
Kháng histamin, kháng viêm corticoid, chống tắc mũi bằng các thuốc co
mạch như Ephedrine 3%, loại trừ các dị hình ở mũi, sinh tố như Vitamin C
liều cao, hạ sốt, giảm đau [14], [15].
1.5.6.2 Điều trị Y học cổ truyền.
- Thuốc:
+ Bài 1: Bổ khí cổ biểu, khu phong tán hàn.
+ Bài 2: Ngọc bình phong tán và Quế chi thang gia giảm.
+ Bài 3: Tiểu thanh long thang gia giảm [23].
- Châm cứu:
+ Cứu: Phế du, Cao hoang.
+ Châm: Nghinh hương, Hợp cốc, Túc tam lý.
- Nhĩ châm: vùng mũi, trán, tuyến nội tiết.
1.5.6.3 Các phƣơng pháp điều trị dân gian.

- Lá cà độc dược: phơi khô đốt hít hay quấn điếu hút ngày 1 - 1,5 g.
- Lá cổ hôi: xông hoặc chiết xuất nhỏ mũi hay sắc uống [10].
1.5.7 Tiên lƣợng và biến chứng.
Nói chung tốt, tuổi cao bệnh sẽ càng nhẹ dần (thường bắt đầu từ 60 tuổi).
Nhưng có thể tiến triển thành hen phế quản. Ngoài những biến chứng thường
gặp là polyp mũi còn thêm biến chứng viêm mũi - xoang do vi khuẩn và biến
chứng đường hô hấp đưới.
1.5.8 Dự phòng.
- Rèn luyện thân thể thích nghi môi trường sống.
- Thay đổi nghề nghiệp nếu viêm mũi dị ứng với nghề nghiệp.
- Ở sạch sẽ, thoáng mát, chú ý các chi tiết nhỏ như đệm, gối, chăn, màn,
rèm cửa, bàn ghế khô sạch không bị ẩm mốc.


13
- Tránh ăn các thức ăn nghi ngờ dị ứng, ăn uống đừng quá kiên khem dẫn
đến suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hoá.
- Uống thuốc dự phòng Zaditen SRO (Ketotifen giải phóng chậm 2mg
[8], [9], [15].
1.6 SƠ LƢỢC PHƢỜNG XUÂN PHÚ - THÀNH PHỐ HUẾ.
Xuân Phú là một phường nằm ở phía Đông Nam thành phố Huế.
- Phía Bắc giáp phường Vĩ Dạ.
- Phía Nam giáp phường Phú Hội và xã Thuỷ An.
- Phía Đông giáp xã Thuỷ An.
- Phía Tây giáp phường Phú Hội.
Có diện tích khoảng 1.82 km2. Tổng dân số năm 2006 là 10.940 người,
trong đó nam: 4.560, nữ: 6380 người gồm 2275 hộ, chia làm 21 tổ dân phố.
Đây là một phường có đặc điểm 1/3 nông thôn, 2/3 thành thị, người dân
sống nhiều ngành nghề khác nhau như CBCNV, buôn bán, công nhân, nội trợ,
thợ mộc, thợ nề, thợ sơn và các nghề khác. Thu nhập bình quân đầu người

khoảng 4 triệu đồng trên một năm. Trình độ văn hoá từ cấp II trở lên tương
đối cao. Phường nằm trong qui hoạch xây dựng đô thị thành phố, nên tốc độ
xây dựng phát triển nhanh.
Đối với công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân phường có trạm y tế và
hơn 20 cơ sở y tế tư nhân.
Trạm y tế phường có 04 cán bộ: 01 bác sỹ, 02 y sỹ và 01 nữ hộ sinh trung
học. Các chương trình y tế đều được triển khai, chường trình khám chữa bệnh,
khám khoảng 350 lượt người trên tháng, chủ yếu trẻ dưới 6 tuổi, người lớn ít
hơn. Chương trình Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ hoạt động thường xuyên
và ngày càng được nâng cao.


14

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.
2.1.1 Đối tƣợng.
Đối tượng được đưa vào nghiên cứu là những người dân từ 18 tuổi trở lên,
có hộ khẩu thường trú tại phường Xuân Phú, thành phố Huế.
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Địa điểm: phường Xuân Phú .
- Thời gian: từ tháng 06/2006 - 04/2007.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên tại cộng đồng.
2.2.2 Cỡ mẫu.
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu [25].

n


 2 . p.(1  p)
C2

Trong đó:
n: cỡ mẫu cần thiết để nghiên cứu.
ĉ: với xác suất thống kê 95%,Ġ= Z = 1,96 (tra bảng Z).
p: dự đoán tỷ lệ viêm mũi dị ứng trong quần thể, p = 0,12 (Theo
Trịnh Mạnh Hùng (1998), kết quả chẩn đoán và điều trị đặc hiệu hen phế
quản - viêm mũi dị ứng do bụi nhà, luận án tiến sĩ y khoa Trường Đại học Y
khoa Hà Nội).
C: mức chính xác mong muốn, chấp nhận sai số (giữa kết quả
nghiên cứu và con số thật trong quần thể), C = 0,04.


15
Ta tính được cỡ mẫu:

(1,96)2  0,12  0,88
n
 253
(0,04)2
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 306 người. Như vậy, nghiên cứu đạt
yêu cầu cỡ mẫu.
2.2.3 Cách chọn mẫu.
Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương thức chọn mẫu: lấy mẫu không hoàn lại.
Đơn vị mẫu và đơn vị quan sát: : người dânĠ18 tuổi của 04 tổ: tổ 1, tổ 2,
tổ 7 và tổ 17, phường Xuân Phú, thành phố Huế.
2.2.4 Phƣơng tiện nghiên cứu.

Dùng bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập các thông tin theo mục tiêu đề tài.
Các loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Phương pháp thu thập: phỏng vấn.
2.3THU THẬP THÔNG TIN.
2.3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.
- Tuổi.
- Giới tính.
- Dân tộc.
- Nghề nghiệp.
- Trình độ văn hóa.
- Địa chỉ.
- Mức sống.
- Tiền sử về mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
- Tiền sử mắc các bệnh dị ứng khác.


16
2.3.2 Tìm hiểu sự hiểu biết về bệnh viêm mũi dị ứng.
- Các nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng.
- Các triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
+ Hắt hơi.
+ Chảy nước mũi trong.
+ Ngứa mũi, ngứa mắt.
+ Tắc mũi.
+ Giảm hoặc mất khứu giác.
+ Đau đầu, sốt.
- Các yếu tố khác.
+ Về sự lây truyền của bệnh viêm mũi dị ứng.
+ Về sự di truyền của bệnh viêm mũi dị ứng.
+ Về sự tái phát của bệnh viêm mũi dị ứng.

+ Về các biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng: polyp mũi, viêm
mũi - xoang do vi khuẩn, viêm đường hô hấp dưới, hen phế quản.
2.3.3 Tìm hiểu các phƣơng pháp điều trị và dự phòng bệnh viêm mũi
dị ứng.
2.3.3.1 Điều trị Tây y.
 Điều trị nguyên nhân.
- Loại trừ các dị nguyên đặc hiệu gây ra dị ứng.
- Thay đổi nghề nghiệp nếu dị ứng với nghề nghiệp.
- Loại trừ các ổ viêm nhiễm ở mũi, họng, răng.
- Giải mẫn cảm bằng các dị nguyên đặc hiệu [14], [15].
 Điều trị triệu chứng.
Kháng histamin, kháng viêm corticoid, chống tắc mũi bằng các thuốc co
mạch như Ephedrine 3%, loại trừ các dị hình ở mũi, sinh tố như Vitamin
C


17
liều cao, hạ sốt, giảm đau [14], [15].
2.3.3.2 Điều trị Y học cổ truyền(YHCT).
- Thuốc:
* Bài thuốc 1:
- Bạch truật

12 g

- Gừng

4g

- Quế chị


8g

- Hoài sơn

16 g

- Tang bạch bì

10 g

- Ké đầu ngựa

16 g

- Bạch chỉ

8g

- Tế tần

6g

* Bài thuốc 2: Ngọc Bình phong tán và Quế chi thang gia giảm.
- Hoàng kỳ

16 g.

- Bạch thược


- Phòng phong

8 g.

- Gừng

16 g.

- Bạch truật

8 g.

- Đại táo

6 g.

- Quế chi

8 g.

12 g.

Nếu mới mắc chảy mũi nước nhiều, thêm Ma hoàng 4 g, Tế tân 6 g. Nếu
mệt mỏi, ăn kém, đoản hơi thì thêm Đảng sâm 16 g, Kha tử 6 g.
* Bài thuốc 3: Tiểu thanh long thang gia giảm.
- Ma hoàng

6 g.

- Bán hạ chế:


- Quế chi:

6 g.

- Ngũ vị tử:

- Bạch thược:

12 g.

- Đảng sâm:

16 g.

- Gừng khô:

4 g.

- Hoàng kỳ:

12 g.

- Cam thảo:

4 g.

- Khương hoạt:

8 g.


- Tế tân:

4 g.

- Ké đầu ngựa

12 g.

- Châm cứu:
+ Cứu: Phế du, Cao hoang.
+ Châm: Nghinh hương, Hợp cốc, Túc tam lý.
- Nhĩ châm: vùng mũi, trán, tuyến nội tiết [23].

8 g.
4 g.


18
2.3.3.3 Các phƣơng pháp điều trị dân gian.
- Lá cà độc dược: phơi khô đốt hít hay quấn điếu hút ngày 1 - 1,5 g.
- Lá cổ hôi: xông hoặc chiết xuất nhỏ mũi hay sắc uống [10].
2.4XỬ LÝ SỐ LIỆU.
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học thông thường dựa
trên phần mềm Excel Epi 6.0.


19
Chƣơng 3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 KẾT QUẢ CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG.
3.1.1 Điều tra theo giới.
Bảng 3.1 Nam và nữ đƣợc điều tra.
Điều tra theo giới

Nam

Nữ

Tổng

Số người điều tra

122

184

306

Tỷ lệ %

39,87

60,13

100,00

p


P < 0,01

Đối tượng nghiên cứu gồm 306 người có 39,87% nam và 60,13% nữ.

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ nam và nữ đƣợc điều tra.
3.1.2 Điều tra theo nhóm tuổi.
Bảng 3.2 Điều tra theo nhóm tuổi.
Nhóm
tuổi
Số người
điều tra
Tỷ lệ

18 - 30

31 - 40

41 - 50

51 - 60

61 - 70

> 71

Tổng

41

82


74

54

34

21

306

13,40

26,80

24,18

17.65

11,11

6,86

100,00

Nhóm tuổi điều tra 31 - 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 26,80%.


20
3.1.3 Trình độ văn hóa.

Bảng 3.3 Trình độ văn hóa (TĐVH).
TĐHV

Cấp I

Số người điều tra

75

122

24,51

39,87

Tỷ lệ %

Cấp II Cấp III

Đại học

THCN

Tổng

83

20

6


306

27,12

6,54

1,96

100,00

Trình độ cấp II chiếm phần lớn 39.87%, trung học chuyên nghiệp thấp
nhất 1.96%.
3.1.4 Nghề nghiệp.
Bảng 3.4 Nghề nghiệp
Nghề

Buôn CNVC Công HSSV Nội trợ, Thợ mộc, Tổng

nghiệp
Số người
điều tra
Tỷ lệ %

bán

mất sức nề, xe ôm

nhân


100

34

37

11

43

81

306

32,68

11,11

12,09

3,59

14,05

26,47

100,00

Đa số đối tượng được điều tra có nghề nghiệp là buôn bán chiếm 32,68%,
HS-SV chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,59%.

3.1.5 Mức sống.
Bảng 3.5 Mức sống.
Mức sống
Số người điều tra
Tỷ lệ %
p

Thiếu thốn

Đầy đủ

Tổng

35

271

306

11,44

88,56

100,00

p < 0,001

Mức sống đầy đủ 88,56%, thiếu thốn chiếm 11,44%. Sự khác biệt giữa
tỷ lệ mức sống đầy đủ và thiếu thốn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).



21
3.1.6 Số ngƣời mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
Bảng 3.6 Số ngƣời mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
Ngƣời bị VMDƢ



Không

Tổng

Số người điều tra

47

259

306

15,36

84,64

100,00

Tỷ lệ %
p

p < 0,001


Tỷ lệ người bị viêm mũi dị ứng 15,36%, tỷ lệ không bị viêm mũi dị ứng
84,64%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
3.1.7 Số ngƣời bị viêm mũi dị ứng có tiền sử dị ứng (mề đay, chàm,
hen,..).
Bảng 3.7 Số ngƣời bị viêm mũi dị ứng có tiền sử dị ứng.
Tiền sử dị ứng

Không



Tổng

Số người bệnh

19

28

47

40,43

59,57

100,00


Tỷ lệ %
p

p > 0,05

Tỷ lệ người bị viêm mũi dị ứng không có tiền sử dị ứng 40,43%, có tiền
sử dị ứng 59,57%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).


22
3.2 KẾT QUẢ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG.
3.2.1 Kết quả hiểu biết về các nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng.
Bảng 3.8 Số ngƣời hiểu biết và không hiểu biết về các nguyên nhân
gây bệnh.
Nguyên nhân gây



Không

Tổng

132

174

306

43,14


56,86

100,00

VMDƢ
Số người điều tra
Tỷ lệ %

Tỷ lệ người hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng 43,14%,
không hiểu biết 56,86%.

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ ngƣời hiểu biết về các nguyên nhân gây bệnh VMDƢ.
Bảng 3.9 Hiểu biết về các nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân gây VMDƢ

Số ngƣời trả lời

Tỷ lệ %

Hóa chất, nấm mốc, thức ăn

10

5,21

Lông thú vật, bông, sợi

17

8,85


Phấn hoa

12

6,25

Do bụi

82

42,71

Nhiễm trùng mũi - xoang

7

3,65

Thời tiết thay đổi

64

33,33

Tổng

192

100,00


Số người trả lời về nguyên nhân do bụi cao chiếm tỷ lệ 42,71%.


23
Tỷ lệ

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ ngƣời hiểu biết về các nguyên nhân gây bệnh VMDƢ.
3.2.2 Kết quả hiểu biết các triệu chứng về bệnh viêm mũi dị ứng.
Bảng 3.10 Số ngƣời hiểu biết và không về các triệu chứng bệnh VMDƢ.
Hiểu biết triệu chứng



Không

Tổng

168

138

306

54,90

45,10

100,00


VMDƢ
Số người điều tra
Tỷ lệ %

Số người hiểu biết về các triệu chứng bệnh VMDƯ chiếm tỷ lệ 54,9%,
không hiểu biết chiếm tỷ lệ 45,1%.
Bảng 3.11 Các triệu chứng khi bị bệnh viêm mũi dị ứng.
Triệu chứng VMDƢ

Số ngƣời trả lời

Tỷ lệ %

Đau đầu

45

10,16

Hắt hơi

116

26,19

Chảy mũi nước

106

23,93


Ngứa mũi - mắt

93

20,99

Ngạt mũi

63

14,22

Sốt

5

1,13

Giảm hoặc mất khứu giác

15

3,38

Tổng

443

100,00



24
Số người trả lời về triệu chứng hắt hơi chiếm tỷ lệ cao 26,19 %, triệu
chứng sốt tỷ lệ thấp nhất 1,13 %.
Tỷ lê

Các triệu chứng VMDƯ
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ các triệu chứng khi bị bệnh viêm mũi dị ứng.
3.2.3 Kết quả hiểu biết về sự lây truyền bệnh viêm mũi dị ứng.
Bảng 3.12 Số ngƣời hiểu biết sự lây truyền bệnh viêm mũi dị ứng.
Sự lây truyền
bệnh VMDƢ
Số người điều tra
Tỷ lệ %



Không

Tổng

21

285

306

6,86


93,14

100,00

Số người hiểu biết bệnh VMDƯ không lây truyền chiếm tỷ lệ cao 93,14%.
3.2.4 Kết quả hiểu biết về di truyền bệnh viêm mũi dị ứng.

Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ hiểu biết về di truyền bệnh viêm mũi dị ứng.
Tỷ lệ hiểu biết viêm mũi dị ứng có di truyền 18,30%, không di truyền
81,70%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,01).


25
3.2.5 Kết quả hiểu biết về tái phát bệnh viêm mũi dị ứng.
Bảng 3.13 Số ngƣời hiểu biết tái phát bệnh viêm mũi dị ứng.
Tái phát bệnh
VMDƢ
Số người điều tra
Tỷ lệ %



Không

Tổng

264

42


306

86,27

13,73

100,00

Số người hiểu biết bệnh viêm mũi dị ứng có tái phát 86,27%, không tái
phát 13,73%. Sự khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
3.2.6 Kết quả hiểu biết về biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Bảng 3.14 Số ngƣời hiểu biết về biến chứng của bệnh viêm mũi dị
ứng.
Biến chứng
bệnh VMDƢ
Số người điều tra
Tỷ lệ %



Không

Tổng

159

147

306


51,96

48,04

100,00

Số người hiểu biết biến chứng của bệnh VMDƯ chiếm tỷ lệ 51,96%,
không biến chứng chiếm tỷ lệ 48,04%.
Tỷ lệ

biến chứng.

Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ các biến chứng.


×