Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tìm hiểu dị vật đường thở tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trung Ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 69 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị vật đường thở (DVĐT) là một cấp cứu trong lĩnh vực Tai mũi họng
(TMH), thường gặp ở trẻ em. Danh từ này dùng để chỉ những vật lạ rơi vào
đường hô hấp dưới rồi dừng lại các vị trí khác nhau như thanh quản, khí quản,
hoặc phế quản. DVĐT có thể gây nên những biến chứng chết người nếu không
chẩn đoán và xử trí kịp thời.
DVĐT là một bệnh cảnh được nhiều nhà Y học trên lĩnh vực TMH nhắc
đến từ lâu , ở khắp nơi trên thế giới. Thống kê tháng 6 năm 1986 trên tờ tạp chí
hiệp hội Y Học Mỹ có 3100 trường hợp tử vong trong năm 1984 do dị vật thanh
quản [55]. ở Việt nam con số DVĐT được đưa vào điều trị tại các trung tâm
TMH trên toàn quốc không phải là nhỏ[6],[9],[10],[11],[17]:
Viện TMH Hà nội

1950 -1989: 966 trường hợp.

Viện TMH Hà nội

1998-2001 : 127 trường hợp.

Khoa TMH bệnh viện Nhi Hải phòng 1977 -1990 : 93 trường hợp.
Khoa TMH bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM 1981 -1985:
Trung tâm TMH TP Hồ chí Minh

88trường hợp.

1988 -1992 : 97 trường hợp

Khoa TMH bệnh viện Nhi đồng I TP HCM 1985 -1994 : 666 trường hợp
Riêng tại bệnh viện Trung Ương Huế trong vòng 10 năm từ 1993 đến
2002 có 45 trường hợp DVĐT trên tổng số 11.327 bệnh nhân vào điều trị tại
khoa TMH, chiếm tỷ lệ 0.39%.


DVĐT có nhiều tính chất và hình thái khác nhau tùy theo đối tượng bị
mắc, cách sinh hoạt, nghề nghiệp cũng như vị trí địa dư trên toàn thế giới. Vị trí
của DVĐT cũng khác nhau tùy theo tính chất, hình thái và kích thước của dị
vật[1],[2],5],[7],[8],[13],[19],[26],[42],[61],[69],[74]. Về bệnh cảnh lâm sàng

1


khi bị DVĐT cũng rất khác nhau. Tác hại của DVĐT thì vô cùng đa đạng tùy
thuộc hoàn toàn vào trình độ nhận thức của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
,thái độ chẩn đoán, hướng xử trí cấp thời và lâu dài của người thầy thuốc, bản
chất của dị vật, phương tiện dụng cụ xử trí....
Cho dù hiện nay với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, trong đó
bao gồm cả lĩnh vực TMH, việc chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe con
người càng ngày càng được cải thiện, nhưng không vì thế mà chúng ta quên
cảnh giác với một tình trạng cấp cứu trong TMH đề phần nào làm giảm tỷ lệ
biến chứng thậm chí tử vong đáng tiếc xãy ra khi bệnh nhân bị DVĐT.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành “ Tìm hiểu dị vật
đƣờng thở tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trung Ƣơng Huế”
Mục tiêu đề tài này nhằm:
1. Khảo sát đặc điểm về dịch tễ DVĐT tại khoa tai mũi họng bệnh viện Trung
ương Huế
2. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng do DVĐT gây nên.
3. Đề nghị hướng chẩn đoán kịp thời và xử trí phù hợp.

2


CHƢƠNG 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 .VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU DỊ VẬT ĐƢỜNG THỞ:
- Năm 1758 Louis lần đầu tiên mô tả 28 trường hợp dị vật phế quản, nhưng
mãi đến đầu thế kỷ XIX người ta mới mô tả cách mở khí quản và lấy dị
vật bằng kẹp, đánh dấu một bước phát triển mới trong kỷ thuật điều trị
DVĐT [11],[17],[22].
- Quenec (1891) và Hartman(1895) thông báo tỷ lệ tử vong của DVĐT là
52% [11],[17],[22].
- Tháng 5/1897 G. Killian đã thành công sau khi gây tê thanh quản bằng
dung dịch cocain rồi dùng ống soi thực quản kiểu Rosenheim lấy ra một
mảnh xương trong lòng phế quản một người lớn [11].
- Năm 1897 ứng dụng những thành tựu của ngành quang học điện tử,
Edison đã đưa được nguồn sáng vào lòng phế quản. Sau đó nhiều nhà Y
học nổi tiếng như Freud, Koller, G. Killian đã áp dụng kỹ thuật này để
lấy dị vật trong lòng phế quản [11].
- Năm 1905 Chevalier - Jackson chế tạo được ống có kết hợp với nguồn
sáng cho phép nhìn rõ dị vật trong lòng phế quản, mở đầu cho những
thành công lớn trong lĩnh vực điều trị DVĐT[11].
- Sau gần nữa thế kỷ kể từ khi Quenec (1891) và Hartman(1895) thông báo
tỷ lệ tử vong của DVĐT, những tiến bộ của khoa học được áp dụng vào
lĩnh vực nội soi, năm 1938 Vaneicken thông báo tỷ lệ tử vong của DVĐT
giảm còn 2%. Hai năm sau đó (1940) Mounier - Kuhn khởi xướng việc

3


sử dụng dụng cụ quang học và đã làm thay đổi hoàn toàn tiên lượng lâm
sàng , giảm tỷ lệ tử vong do DVĐT chỉ còn 1%[22].
- Năm 1914 Chevalier-Jackson mô tả một trường hợp DVĐT là một cái
đinh ốc nằm trong lòng phế quản 20 năm [17].

- Năm 1930 Tournier cũng thông báo một trường hợp DVĐT là một chiếc
nhẫn nằm trong phế quản gốc 30 năm. đồng thời Aytac A. và cộng sự
cũng đã thông báo về trường hợp dị vật là một cái xương lợn nằm trong
phế quản 6 tháng [11]. Như vậy trong nhiều bệnh cảnh phong phú của
DVĐT thì DVĐT bị bỏ quên cũng là một nét khá độc đáo
- Năm 1955 Trần Hữu Tước cùng Ngô Mạnh Sơn và cộng sự[34]công bố
một trường hợp hóc xương gà vào đường thở hơn 1 tháng; Đào Gia Thìn
[29] cũng thông báo một trường hợp tương tự nhưng trong trường hợp
này đã có biến chứng áp xe phổi.
- Năm 1999 Nguyễn thị Hồng Hải - Ngô Ngọc Liễn cũng đã có công trình
nghiên cứu về DVĐTBBQ tại Viện Tai Mũi Họng Hà nội [11]; và mới
đây Nguyễn Đình Khang - Ngô Ngọc Liễn đã công bố kết quả nghiên cứu
127 trường hợp DVĐT trong 3 năm từ 1998 - 2001[17].
- Tại bệnh viện Trung Ương Huế cũng thông báo DVĐT là một cái phoi
tiện bằng kim loại nằm trong phế quản 7 tháng [23].
- Nước ta, những năm gần đây có rất nhiều tác giả trên toàn quốc đã
nghiên cứu vấn đề này, trong đó một số đã bảo vệ thành công các luận
văn cao học hoặc Bác sỹ chuyên khoa II [4],[10],[11],[17],[20],[22],[32].
1.2 DỊCH TỄ HỌC:
1.2.1 Tần suất mắc bệnh:
Theo Piquet [71] thì tần suất mắc dị vật đường thở của trẻ em là
4/10.000

4


Năm 1974 theo Benjamin ở Mỹ có khoảng 2000 trẻ em tử vong do dị vật
phế quản, trong đó 60% dưới 4 tuổi. Hội đồng an toàn quốc gia Mỹ cũng đã
cảnh báo về nguy cơ này nhưng trong năm 1980 ghi nhận có 1000 trường hợp
tử vong đáng tiếc do DVĐT gây ra; trong số đó có 600 trẻ em dưới 16 tuổi. Con

số này vẫn gia tăng trong năm 1984 cũng theo thống kê của Hiệp hội Y học Mỹ
có đến 3100 trường hợp tử vong do DVĐT nói chung [55].
ở Việt nam trên toàn quốc chưa có thống kê về số liệu cụ thể về tần suất
cũng như tỷ lệ tử vong do DVĐT gây nên.
1.2.2 Tuổi:
Theo các y văn trong cũng như ngoài nước, dị vật đường thở gặp ở trẻ em
nhiều hơn người lớn [1],[2],[3],[4],[9],[10],[11],[25],[42],[50],[51],[61],[69], [74];
trong đó :
* Trẻ dưới 1 tuổi Lemariey ghi nhận chỉ 25%[67],[68].
* Nhìn chung ở trẻ dưới 3 tuổi theo Oguz F.[52] và Agostinho M.[36] chiếm
khoảng từ 70-80%.
* Theo các tác giả trong nước như 966 trường hợp DVĐT được nghiên cứu
của Giáo sư Lương Sĩ Cần thì có đến 75 % trẻ em dưới 4 tuổi. Những nghiên
cứu gần đây của Phan Công ánh [1], Nguyễn Đình Khang[17] cũng cho
những kết quả tương tự.
Một bệnh cảnh lâm sàng đặc biệt của DVĐT là DVĐT bị bỏ qua cũng
được các tác giả trong và ngoài nước ghi nhận với một tỷ lệ khá cao từ 50-70%
ở lứa tuổi 1-3 này [11],[20],[37],[66].
1.2.3 Giới :
Các nghiên cứu trong nước cho thấy trẻ em nam thường hiếu động hơn
trẻ em nữ nên tỷ lệ DVĐT gặp ở trẻ Nam / Nữ là 2/1[1],[2],[3],[4],[9],[10],[11],
[24].

5


Trong khi đó các ghi nhận của Francois[64], Dehesdin[62], Saijo[57],
Black[39], Cohen[43], Rothmann[56] thì tần suất mắc DVĐT ở trẻ nam khoảng
60-70%; kết quả này tương tự với nghiên cứu của Phan Công ánh là
1,39nam/1nữ.

1.2.4 Bản chất dị vật:
DVĐT gặp được rất đa dạng, bản chất của dị vật phụ thuộc vào thói quen
ăn uống của mỗi dân tộc; do đó nó phụ thuộc vào yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội,
mùa trong năm, đối tượng...
Có rất nhiều cách phân loại dị vật tùy theo nhiều tác giả khác nhau trên
thế giới. ở nước ta theo nhiều thống kê dị vật gắp được có thể được chia làm 2
nhóm [1],[2],[3],[4],[5],[6],[7],[8],[9],[14]:
* Dị vật hữu cơ:
- Dị vật có nguồn gốc động vật: thường là các loại xương có trong thực
phẩm, vỏ tôm, vỏ cua, mai cua,mang cá ...(39%); có khi là dị vật sống
như đĩa,con tắc te (đĩa suối)...[16],[27]
- Dị vật có nguồn gốc thực vật : Như Lạc, Na, Hồng bì, Dưa, Ngô...[2]. ở
Việt nam hay gặp hạt lạc một loại dị vật nguy hiểm nhất hiện nay với tần
suất bắt gặp là 47%; trong khi đó ở Pháp Piquet [71] cũng có ghi nhận
tương tự với tần suất bắt gặp dị vật hạt lạc là 52%; Fracois là 48%[64].
Ngoài ra các hạt khác chiếm tỷ lệ thấp hơn khoảng từ 20-30%
[2],[39],[43],[52],[59],[70].
- Dị vật vô cơ:
- Bao gồm các dị vật có nguồn gốc kim loại và chất dẽo: như kim băng,
kim khâu[26], lưỡi câu, cặp tóc, đinh vít, long đen... một bộ phận bút bi,
mãnh đồ chơi...(14%).
o Tùy theo tập quán và nền kinh tế của từng địa phương, từng quốc
gia mà tỷ lệ gặp các loại dị vật trên có khác nhau.
6


1.2.5 Hoàn cảnh mắc dị vật:
Sự đột nhập của dị vật thƣờng xãy ra trong khi miệng đang há to
hoặc đang ngậm dị vật. ở trẻ em DVĐT xãy trong lúc vừa ăn vùa cười, khóc ho,
ngáp, , ngã, giật mình. Những lúc ấy bệnh nhi thường có thói quen đột ngột hít

vào mạnh . Đặc biệt ở trẻ en dưới 4 tuổi, cơ chế khép thanh quản trên 3 bình
diện chưa kín do bệnh lý[6].
1.2.6 Vị trí của dị vật :
Tính chất của dị vật có thể liên quan đến vị trí của dị vật. Thông
thƣờng thì dị vật có thể ở 1 trong 3 vùng giải phẩu của đường hô hấp dưới:
Thanh quản - Khí quản - Phế quản.
* ở nước ngoài đa số DVĐT ở khí quản và phế quản.
* ở Việt nam, ngoài hai vị trí trên còn gặp ở thanh quản như xương cá, mang
cá, vỏ tôm... đặc biệt là các dị vật có nguồn gốc động vật sống như đỉa, vắt .
* Riêng về dị vật phế quản thì 2/3 gặp ở phế quản phải [3],[4],[7],[8],
[13],[14][23].
* Có một số dị vật di động : lúc ở khí quản, lúc ở phế quản như các hạt nhỏ, trơn.
* Các dị vật lỏng như bột, cháo thì có thể lan khắp thanh, khí, phế quản.Sặc
nhiều thì chết ngay,ít có thể cứu được.
Bảng 1.1:
VỊ TRÍ

Thanh quản Khí quản Phế quản P

Phế quản T

TÁC GIẢ

Lemariey (1956)

10,3%

9,3%

63,4%


17%

64%

36%

11,6%

49,4%

35,1%

C. Jackson (1936)
Pasoaglu,Y.Boser (1990)
NguyễnĐình Khang(2001)

15,7%

22,0%

34,6%

20,5%

NguyễnVănĐức (1994)

23,5%

12,6%


40,8%

23%

7


ở người lớn và trẻ lớn các dị vật vô cơ có thể ở trong phế quản một thời
gian dài, chính do vậy cả người thầy thuốc lẫn người bệnh ít chú ý vì các triệu
chứng của DVĐT nghèo nàn dễ bị bỏ qua.
1.3. GIẢI PHẪU ĐƢỜNG HÔ HẤP DƢỚI
Đường hô hấp dưới được giới hạn bởi thanh quản, khí quản, phế quản và
tận cùng bởi các phế nang[24].
1.3.1.Thanh quản (Laryngea):[24],[43]
Thanh quản ở trước cột sống. Đó là một cơ quan hình ống nối hầu với khí
quản, có ba nhiệm vụ phát âm, thở và bảo vệ ,. Thanh quản cấu tạo bởi những
mảnh sụn khớp với nhau , giữ chặt bằng màng và các dây chằng, ngoài ra còn
có các cơ và tổ chức niêm mạc. ở 1/4 dưới thanh quản có một chỗ hẹp tạo bởi 2
thanh đai hai bên chia lòng thanh quản ra làm 3 tầng: thượng thanh môn, thanh
môn(chỗ hẹp nhất),và hạ thanh môn trong đó có các dây thanh rung chuyển khi
luồng không khí từ phổi đi qua tạo nên những âm thanh cơ bản . Bên ngoài
thanh quản là xoang lê. Xoang lê là một rãnh dài nằm bên ngoài thanh quãn.
Trong xoang lê có các nếp gấp thần kinh thanh quản .
Khẩu độ của thanh quản:
Trẻ em

Người lớn

Khẩu độ thanh quản


4mm

12mm

Niêm mạc dày do phù nề

1 - 2mm

1 - 2mm

Kích thước đường thở giảm

50%

Không đáng kể

Khẩu độ thanh quản ở trẻ em chỉ bằng 1/3 người lớn nên khi niêm mạc bị
phù nề ảnh hưởng đến chức năng thở rõ.
Trong khi đó chuyển hóa năng lượng ở trẻ em mạnh nên lượng oxy đòi
hỏi phải gấp đôi của người lớn và đây là lứa tuổi có dị vật đường thở cao nhất,
gây nên khó thở dễ tử vong[2].
1.3.1.1 Sụn:
Sụn giáp ở thiết đồ cắt ngang có hình một góc nhị diện mở ra sau,
đƣợc nối với xương móng nhờ màng giáp móng. Sụn giáp khớp với sụn nhẫn
8


bởi màng nhẫn giáp; phía dưới là vòng sụn thứ nhất của khí quản gắn liền với
sụn nhẫn. Đầu dưới của sụn thanh thiệt dính vào góc trước dưới của sụn giáp.

Các sụn phểu nằm ở bờ trên của sụn nhẫn. Sụn phểu có một mấu lồi ở phía
trước gọi là mấu thanh, có dây thanh tới đính vào và có một mấu lồi ở phía sau
ngoài gọi là mấu cơ.
.3.1.2 Các cơ thanh quản:
* Các cơ nhẫn giáp là cơ căng dây thanh.
* Các cơ giáp phểu dưới mà lớp trong góp phần tạo nên dây thanh và lớp
ngoài tạo nên các băng thanh thất, khi co làm khép thanh môn.
* Cơ liên phểu kéo các sụn phểu lại gần nhau.
* Các cơ nhẫn phểu bên làm quay các sụn phểu vào trong và khép thanh môn.
* Các cơ nhẫn phểu sau có tác dụng quay các sụn phểu ra ngoài và là duy nhất
để làm mở thanh môn.
1.3.1.3. Niêm mạc:
Phủ lên mặt trong thanh quản và liên tiếp với niêm mạc họng(ở trên) và
khí quản (ở dưới). Trong đó có các tuyến nhầy và nang lympho. Lớp dưới niêm
mạc lỏng lẻo, do đó dễ bị phù nề đặc biệt ở vùng hạ thanh môn
1.3.1.4. Chức năng của thanh quản:
Thanh quản có 3 chức năng :
* Phản xạ bảo vệ : Thanh quản bảo vệ đường thở bằng phản xạ co thắt thanh
môn. Phản xạ nầy có ngay từ khi bào thai được 6 - 7 tuần , là một trong ba
chức năng rất quan trọng của thanh quản .
* Phản xạ thở : xuất hiện khi sinh.
* Chức năng phát âm.: Được thực hiện khi hai thanh đai khép
1.3.2 Khí quản (Trachea):
Khí quản là một ống dẫn khí nằm ở cổ và ngực; bao gồm từ 16 - 20 sụn
khí quản hình chữ C nối nhau bởi một loạt đây chằng vòng và được đóng kín
phía sau bởi một lớp cơ trơn tạo nên thành màng xơ. ở người lớn khí quản dài
9


khoảng 15cm, đường kính 12mm; trẻ sơ sinh đường kính 1- 7mm. Mặt trong

khí quản được lót bởi lớp niêm mạc trụ , có lông chuyển.
Khí quản được chia làm 2 đoạn:
* Đoạn khí quản cổ: là đoạn hay được chọn để mở khí quản; đi từ sụn nhẫn
ngang mức đốt sống cổ C6 đến đốt sống ngực D2 . Khí quản cổ nông ở phần
trên, nhưng do hướng đi chếch xuống dưới và ra sau, nên khi xuống đến lồng
ngực thì chiều sâu cách mặt da khoảng 3cm. Do đó mở khí quản thấp thường
khó hơn. Đoạn khí quản cổ có các liên quan sau:
- Eo tuyến giáp phủ lên trên vòng sụn thứ 3-4. Khí quản cùng thân tuyến
giáp và thực quản nằm chung một bao tạng, bao nầy chứa các tuyến cận
giáp và dây thần kinh quặt ngược, tất cả nối với cân trước sống nhờ các lá
đứng dọc Charpi. Các lá này giới hạn khoang sau tạng Henké.
- ở hai bên và xa là bó mạch cảnh
- Các nhóm cơ trước khí quản:
 Lớp sâu: các cơ ức giáp.
 Lớp giữa: các cơ ức đòn móng, vai móng. Các cơ ức giáp và cơ ức đòn
móng tạo với nhau thành hình trám; ở đây không có cơ; là nơi để mở khí
quản gọi là trám mở khí quản.
 Lớp nông: cơ ức đòn chủm bọc trong cơ cổ nông.
* Đoạn khí quản ngực: nằm trong lồng ngực, đi từ đốt sống ngực D2 đến đốt
sống ngực D4 hoặc D5 thì chia làm hai nhánh phế quản gốc phải và trái.
Nhìn vào lòng khí quản chỗ phân đôi người ta thấy được một gờ giữa hai lỗ
dẫn vào hai phế quản gọi là cựa khí quản. Hai phế quản chính hợp thành một
góc 70o. Phế quản gốc phải to hơn, dốc hơn và ngắn hơn phế quản gốc trái.
Do đó di vật thường rơi vào phế quản gốc phải[3],[43]

10


1.3.3 Phế quản(Bronchea): [23],[43]
1.3.3.1. Cây phế quản: Mỗi phế quản gốc sau khi chui vào rốn phổi sẽ chia

thành các phế quản thùy, sau đó chia nhỏ dần. Sự phân chia này làm cho hệ
thống phế quản khi vào đến phổi có hình ảnh “ cây phế quản” (hình 1.1a)
H×nh 1.1a : C©y phÕ qu¶n

H×nh 1.1b: CÊu t¹o thiÕt ®å ngang c©y phÕ qu¶n

11


Vì cấu trúc giải phẩu của phổi phải và trái khác nhau nên cây 2 nhánh của
cây phế quản cũng có cấu trúc khác nhau ở hai phổi.
- Bên phải: có 3 phế quản thùy:
- Phế quản thùy trên: tách thẳng góc với PQG cách chỗ chia đôi khí quản
khoảng 1,5cm. Từ phế quản thùy trên chia thành 3 phế quản phân thùy
1,2,3.
- Phế quản thùy giữa: tách dưới phế quản thùy trên khoảng 1,5cm để cho
phế quản phân thùy 4 và 5.
- Phế quản thùy dưới: tách thành các phế quản phân thùy 6 ,7,8,9,10.
- Bên trái: có 2 phế quản thùy:
- Phế quản thùy trên: tách cách chỗ chia đôi khí quản khoảng 4-5cm. Từ
phế quản thùy trên chia thành 5 phế quản phân thùy 1,2,3,4,5
- Phế quản thùy dưới: tách thành các phế quản phân thùy từ 6,7,8,9,10.
1.3.3.2. Cấu tạo phế quản
Phế quản được cấu tạo bởi 3 lớp: sụn, cơ( cơ Reissesen), và lớp niêm mạc
Các phế quản phân thùy lớp sụn trong không có hình chữ C mà phân bố
đều chung quanh khẩu kính phế quản; còn các cơ trơn tạo thành bó xếp theo
hướng vòng giữa lớp niêm mạc và lớp sụn gọi là vòng cơ Reissessen ở đoạn
cuối trước khi vào phế nang.
Niêm mạc khí phế quản gồm những tế bào biểu mô trụ có lông chuyển và
các tế bào tiết nhầy có tác dụng làm trơn, ẩm và để bảo vệ; lớp dưới niêm mạc

có nhiều nang tuyến pha tiết ra các chất nhầy có tính chất diệt khuẩn và làm ẩm
đường hô hấp; chúng được bao bọc bởi lớp mô liên kết xơ lỏng lẻo, ít sợi đàn
hồi. Mật độ tuyến ở phế quản ít hơn ở khí quản
Nhìn chung khí -phế quản ngoài chức năng dẫn khí còn có vai trò bảo vệ
và tham gia trong quá trình phát âm..

12


1.4.

SINH LÝ ĐƢỜNG HÔ HẤP DƢỚI:
Khi thở bình thường, các chuyển động của cây phế quản không thay đổi

rõ rệt, nhưng khi hít hết sức thì cuống phổi chuyển động xuống dưới và ra
trước. Khí quản và phế quản gốc cũng di chuyển xuống dưới làm cho phần sau
của phổi nở ra. Bất cứ sự cố nào làm cản trở sự di chuyển xuống dưới và ra
trước của cây phế quản sẽ làm hạn chế sự dãn nở phần sau của phổi[23].
Bộ máy hô hấp có 4 chức năng:
* Chức năng trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường
* Chức năng tham gia cân bằng kiềm toan.
* Chức năng bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường
hô hấp, bao gồm hoạt động cơ học, hóa học, miễn dịch.
* Chức năng chuyển hóa như tạo chất surfactan, hệ thống protease, anti
protease nhằm chống lại sự xẹp phổi và đồng hóa- dị hóa một số chất.
Quá trình hô hấp gỗm 4 giai đoạn:
* Thông khí.
* Khuyếch tán.
* Vận chuyển
* Hô hấp tế bào

Rối loạn hô hấp xãy ra do dị vật đường thở đầu tiên chỉ là sự cản trở
thông khí; nhưng cũng chính từ đây sẽ dẫn đến một chuỗi rối loạn về khuyếch
tán, vận chuyển, hô hấp tế bào sau đó. Một khi cả bốn quá trình rối loạn hô hấp
này xãy ra thì tiên lượng vô cùng trầm trọng, nguy cơ tử vong có thể sẽ xãy ra
nếu không can thiệp kịp thời [12].
Sự lưu thông của không khí trong đường hô hấp chịu ảnh hưởng tương
tác của sự thông thoáng trong đường thở, áp lực của luồng không khí và sự cản
trở trong suốt chiều dài của dường hô hấp. Dưới điều kiện luồng không khí đi
qua rất hẹp, sự cản trỏ tương ứng với bán kính đường thở còn lại 1/4 . Dưới
13


những điều kiện luồng không khí đi qua bị hỗn loạn, sự cản trở tương ứng với
bán kính đường thở còn lại 1/5 . Như vậy thì sự giảm kích thước khẩu kính
đường thở là một tiêu chuẩn quan trọng trong sự rối loạn hô hấp.
Muốn có luồng không khí với tốc độ lớn hơn đi vào cần phải duy trì một
áp suất lùa vào tương đương với luồng không khí đang bị hỗn loạn. ở trẻ em,
những đường hô hấp nhỏ đòi hỏi phải có áp lực không khí lùa vào cao hơn để
dễ thu nạp khí, đặc biệt là khi có rối loạn thông khí. Mặc khác ở trẻ em sự mất
bão hòa không khí xãy ra nhanh hơn vì tốc độ chuyển hóa cao hơn và khả năng
thu nạp khí thấp hơn.
Những chứng cớ bất thường về hô hấp và ngưng thở được gia tăng do
gây mê toàn thân ở trẻ em. ở trẻ lớn nếu có sự tắc nghẽn đường hô hấp trên mạn
tính như Amygdales quá phát, hẹp hạ thanh môn, hội chứng Down cũng có thể
có những bất thường về rối loạn thông khí và có thể gia tăng nguy cơ tăng áp
phổi, phù phổi và tắc nghẽn đường thở sau phẫu thuật.[48]
1.5 CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA DỊ VẬT ĐƢỜNG THỞ:
Những điều kiện thuận lợi[2],[6],[21],[24]:
- Trẻ em có thói quen ngậm thức ăn hoặc đồ chơi vào miệng.
- Người lớn có thói quen ngậm dụng cụ nhỏ khi làm việc.

- Do tai biến ở một số phẩu thuật như: Nạo VA, tai biến do gây mê, nhổ răng
Dị vật rơi vào đường thở trong thì hít mạnh vào sâu và đột ngột, sau một
cơn cười, khóc, hay khi quá ngạc nhiên, quá sợ hãi. ở trẻ nhỏ ngay khi ăn bột
cũng có thể bị sặc, do ở trẻ em phản xạ bảo vệ đường hô hấp chưa hoàn chỉnh.
Khi dị vật lọt vào đường thở, sự di chuyển của dị vật phụ thuộc vào kích
thước, hình dạng, bề mặt, bản chất, số lượng cũng như tốc độ lúc hít vào và tình
trạng chung của đường thở vào thời điểm đó.

14


* Kích thước: Dị vật có kích thước lớn thường mắc lại ở ngã tư đường ăn đường thở hoặc mắc ở thanh quản, dễ gây tử vong nhanh chóng do ngạt thở.
Nếu dị vật có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng chui xuống phế quản.
* Hình dạng: dị vật tròn nguy hiểm vì dễ lọt vào các ngách của phế quản. các
dị vật mảnh và nhọn, dạng lá mỏng như vỏ trứng, vỏ tôm, xương cá, mang
cá...dễ mắc lại ở thanh quản, có thể nằm ép sát vào thanh khí phế quản, loại
này dễ bị bỏ qua vì triệu chứng rất kín đáo.
* Bản chất của dị vật: các loại hạt khô khi vào gặp dịch tiết của đường hô hấp
sẽ nở ra gây cản trở nhiều cho sự thông khí, còn các dị vật là nhựa, kim loại,
thủy tinh ...không chịu ảnh hưởng này.
* Bề mặt dị vật: sù sì, nhọn, trơn cho phép dị vật di chuyển trong đường hô
hấp khác nhau. Dị vật nhọn có thể gây thủng dẫn đến tràn khí, tràn dịch khi
dị vật đi vào hoặc trong lúc lấy dị vật ra.
* Số lượng : là một yếu tố quan trọng, có thể gây ngạt thở rất nhanh do tắc
nghẽn như sặc bột. Trường hợp này cũng rất dễ bỏ sót khi soi lấy dị vật là
nhiều đốt xương sống cá.
Hậu quả là sự tắc nghẽn thông khí cấp hoặc sau một thời gian; sự cọ xát
của bề mặt dị vật hay các chất tiết ra từ dị vật tiếp xúc với niêm mạc đường thở
dẫn đến phản ứng viêm gây phù của niêm mạc đường hô hấp.
Khi dị vật tồn tại trên 48 giờ sẽ gây ra phản ứng hạt của niêm mạc; với dị

vật là chất trơ, kim loại phản ứng này diễn ra chậm hơn; tổ chức hạt do viêm sùi
dần dần phát triển, bao bọc lấy dị vật. còn dị vật là động vật, thực vật thì ngoài
sự phân hủy của dị vật, sự phát triển của tổ chức hạt còn thêm sự bội nhiễm dẫn
đến viêm phế quản phổi khu trú dễ để lại di chứng xẹp phổi về sau kể cả khi lấy
bỏ dị vật đi rồi đặc biệt là những trường hợp DVĐT bị bỏ quên[11].

15


1.6 GIẢI PHẪU BỆNH:
Tùy theo bản chất và vị trí của dị vật sẽ gây những thƣơng tổn khác
nhau trên giải phẩu bệnh:
* ở thanh quản: niêm mạc bị phù nề hoặc bị lóet . Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc
thanh môn bị bít tắc nhiều hay ít.
* ở khí quản: bệnh tích không đặc thù, niêm mạc đỏ và xuất tiết vì dị vật
thường di động.
* ở phế quản:
- Do viêm nhiễm niêm mạc phù nề và có thể gây bít tắc đường thở hoàn
toàn dẫn đến hậu quả : xẹp phổi một bên,một thùy hoặc một phân thùy;
khí phế thủng, có thể gây tăng áp lực dẫn đến vỡ phế nang làm tràn khí
màng phổi.
- Có thể phản ứng hạt của niêm mạc bao quanh dị vật đưa tới viêm phế
quản hạt.
* ổ viêm kín được hình thành và lan dần xuống các phế quản nhỏ, xâm nhập
vào các nhu mô phổi gây áp xe phổi; một đôi khi ổ áp xe vỡ vào màng phổi
hoặc vào phế quản.
1.7 LÂM SÀNG CỦA DỊ VẬT ĐƢỜNG THỞ:
Triệu chứng lâm sàng của DVĐT biểu hiện rất khác nhau tùy theo:
* Vị trí mắc của dị vật.
* Tính chất, hình dáng, kích thước của dị vật.

* Thời gian lưu lại trong đường thở của dị vật,
Ngay khi dị vật lọt vào đường thở ngang qua thanh môn lâm sàng sẽ có
một bệnh cảnh đặc thù gọi là hội chứng xâm nhập . Sau đó tùy theo tính chất, vị
trí, thời gian lưu lại của dị vật lâm sàng sẽ có những biểu hiện khác nhau gọi là
hội chứng định khu; ngoài ra một đôi khi có hội chứng nhiễm khuẩn kèm theo.

16


1.7.1 Hội chứng xâm nhập:
Đó là các biểu hiện bảo vệ đường hô hấp của thanh quản trước dị vật,
thông qua 2 phản xạ:
* Phản xạ co thắt thanh quản.
* Phản xạ ho để tống dị vật ra.
1.7.1.1 Hội chứng xâm nhập đầy đủ:
Bao gồm đầy đủ hai phản xạ trên nhằm tống dị vật ra ngoài. Biểu
hiện trên lâm sàng đặc thù với các triệu chứng: ngạt thở, trợn mắt, vật vã sau đó
ho rũ rượi làm bệnh nhân đỏ mặt, tím tái, cơn ho dài hay ngắn tùy thuộc vào các
điều kiện sau:
* Cơn ho ngắn: Nếu dị vật quá lớn bít kín thanh môn bệnh nhân ngạt thở dữ
dội và chết ngay.
* Cơn ho kéo dài: nếu dị vật di động và có hình thù nham nhở, gây kích thích
nhiều, nhất là ở khí quản, thanh quản, cựa khí quản
* Cơn ho tái phát: dị vật đã cố định một thời gian nhưng sau đó do ho hay thay đổi
tư thế dị vật lại di động kích thích đoạn hạ thanh môn gây nên các triệu chứng như
trong hội chứng xâm nhập ban đầu.
1.7.1.2 Hội chứng xâm nhập không đầy đủ:
Trong hội chứng này thường thiếu phản xạ co thắt thanh quản, gặp trong
trường hợp dịvật nhỏ, tốc độ hít vào nhanh, mạnh nên dị vật không chạm vào
niêm mạc thanh quản. bệnh nhân chỉ có phản xạ ho sặc sụa.

Hội chứng xâm nhập có một giá trị rất lớn trong chẩn đoán DVĐT, khi có
hội chứng xâm nhập chắc chắn có dị vật. Tuy nhiên có một số trường hợp ở trẻ
em hội chứng xâm nhập bị bỏ qua do người nhà không chú ý để mô tả hoặc hội
chứng xâm nhập không rõ ràng vì xãy ra quá nhanh, nhẹ nên ít được chú ý.
Những trẻ nầy thường được đưa đến khám đầu tiên tại các Thầy thuốc Nhi khoa

17


với chẩn đoán viêm phế quản, phế viêm, phế quản phế viêm, lao, hen phế
quản...
Hội chứng xâm nhập không rõ có thể gặp trong những trường hợp sau:
* Dị vật nhỏ, trơn tuột xuống khí phế quản.
* Dị vật sống như con tắc te (đĩa suối ).
* Bệnh nhân bị hôn mê dị vật rơi vào khí phế quản hoăc từ lỗ mỡ khí quản...
Ghi nhận hội chứng xâm nhập theo một số tác giả như sau:
Tác giả

Năm

Tần suất xuất hiện

Agostinho [36]

1997

85,8%

Nguyễn Hữu Phẩm [22]


1997

97,0%

Nguyễn thị Hồng Hải [11]

1999

78,2%

Oguz F [52]

2000

51,0%

Nguyễn Đình Khang [17]

2001

85,8%

1.7.2 Hội chứng định khu:
Sau hội chứng xâm nhập, bệnh nhân trở lại gần như bình thường, vì dị vật
đã nằm yên ở ở một nơi nào đó trên đường hô hấp. Nhìn chung tùy theo vị trí dị
vật lưu lại mà lâm sàng có những biểu hiện khác nhau, gây nên một số các triệu
chứng lâm sàng khác nhau gọi là hội chứng định khu như:
1.7.2.1 Dị vật ở thanh quản:
* Nếu dị vật to, có thể bít kín thanh môn làm bệnh nhân chết ngạt.
*


Nếu dị vật nhỏ gọn như xương cá , vỏ cua , vỏ tôm ,vảy ốc...bệnh
nhân sẽ có hội chứng xâm nhập kèm khó thở thanh quản ( khó thở
chậm, khó thở thì hít vào, có co kéo hỏm ức và các khoảng liên
sườn),

ho

do

kích

[1],[2],[3],[4],[9],[10],[11],[25],[42].
18

thích,

khàn

tiếng

.


1.7.2 .2 Dị vật khí quản:
* Nếu dị vật ở khí quản không xuống được phế quản, bệnh nhân thường xuyên
có cơn khó thở kiểu hen.Do dị vật có thể di động lên xuống theo nhịp thở ,do
đó có thể gây từng cơn khó thở , ho sặc sụa thường gặp khi thay đổi tư thế,
khi ho mạnh.
* Nếu dùng ống nghe có thể phát hiện dấu hiệu lật phật cờ bay.Có người khó

thở như hen với ran rít , ran ngáy cả 2 phế trường.
* Soi khí quản sẽ thấy dị vật. [1],[2],[9],[10],[11],[25],[69],[74].
1.7.2 .3 Dị vật phế quản:
* Gặp ở dị vật nhỏ trơn tru.
* Cố định ở phế quản gốc phải nhiều hơn phế quản gốc trái [38],[40],[41]
* Có khi dị vật bị thay đổi vị trí từ phế quản lên khí quản mỗi khi bệnh nhân
ho hoặc thay đổi tư thế. Lâm sàng bệnh nhân có những cơn ho rũ rượi kèm
theo khó thở xen lẫn với thời kỳ im lặng.Trong thời kỳ im lặng này dị vật đã
nằm ở phế quản nên gây khó thở hổn hợp giống phế quản phế viêm, nghe
phổi có thể phát hiện rì rào phế nang giảm hoàn toàn một bên hoặc một thùy.
* X quang cho thấy bán xẹp hoặc xẹp hoàn toàn một phân thùy, một thùy,
hoặc toàn bộ một bên phổi hoặc tràn khí, khí phế thủng.
* Ngoài ra lâm sàng còn có các triệu chứng nhiễm khuẩn tại chỗ như viêm phế
quản, phế quản phế viêm, áp xe phổi... [3],[4],[5],[9],[10],[11],[25],
[42],[45],[47],[48],[55]
1.7.3. Hội chứng nhiễm trùng:
Phụ thuộc tính chất dị vật, tuổi, cơ địa,và đặc biệt là thời gian lưu lại của
dị vật trong đường thở. Hội chứng nhiễm trùng toàn thân thường kín đáo; 24
giờ sau khi dị vật lọt vào đường hô hấp bệnh nhân có sốt nhưng hiếm khi kèm
rét run, có sự gia tăng bạch cầu đa nhân trung tính ở máu ngoại vi. Ngược với

19


các triệu chứng toàn thân, các biểu hiện nhiễm trùng tại đường hô hấp rất rầm
rộ cả về cơ năng lẫn thực thể.
Do đó đứng trước các trường hợp chẩn đoán viêm phế quản, phế viêm,
phế quản phế viêm, tràn dịch, tràn khí màng phổi, áp-xe phổi, xẹp phổi hoặc khí
phế thủng mà không rõ nguyên nhân cần nghĩ đến DVĐT, nhất là các dị vật vô
cơ hay là chất trơ.

1.7.4. Các thể lâm sàng đặc biệt:
1.7.4.1 Dị vật đƣờng thở bỏ quên: [32],[35]
Đây là trường hợp đặc biệt, chẩn đoán DVĐT đã không được nghĩ đến từ
khi thăm khám ban đầu. Bệnh nhân thường được điều trị với các bệnh lý nội
khoa khác của đường hô hấp như lao phổi, viêm phế quản mạn tính, giãn phế
quản, hen phế quản...nhưng các triệu chứng vẫn dai dẳng, không khỏi. Sau đó
phát hiện dị vật nhờ chẩn đoán loại trừ hoặc nội soi để có chẩn đoán nguyên
nhân.
Tiêu chuẩn chẩn đoán DVĐT bị bỏ quên được đặt ra khi phát hiện được
dị vật nằm trong đường hô hấp đã quá 7 ngày kể từ khi dị vật rơi vào (thời gian
này có được nhờ khai thác hồi cứu bệnh sử) [22].
Tần suất bắt gặp DVĐT bị bỏ quên trong bệnh lý DVĐT nói chung tương
đối khá cao. Một số tác giả đã công bố tần suất này như sau: Black R.S. và cộng
sự chiếm 21% [39]; Saijo và cộng sự là 33% [57]; Phan Công ánh ghi nhận
20%[1]; Nguyễn thị Hồng Hải và Ngô Ngọc Liễn tổng kết có 26%[11].
1.7.4.2 Dị vật sống:
Thƣờng gặp là con tắc te hay còn gọi là con đỉa suối. Trƣờng hợp này
bệnh nhân mắc phải thường sống ở vùng rừng núi , sử dụng nước khe suối để
sinh hoạt tạo điều kiện làm dễ cho tắc te di vào sống trong các hốc tự nhiên
trong cơ thể rồi vô tình chui vào đường hô hấp. Bệnh nhân không có hội chứng
xâm nhập rõ, mà chỉ có các triệu chứng không đặc thù như: ho khạc ra máu
20


tươi, khó thở từng cơn, khàn tiếng từng lúc, có cảm giác khó chịu , nhột nhạt
mơ hồ ở đường thở,có khi nhầm với lao.
Trong những trường hợp này dị vật thường sống ở hạ thanh môn, soi
thanh quản trực tiếp có thể phát hiện được.
1.8 CẬN LÂM SÀNG :
1.8.1. X quang:

X quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán DVĐT một cách trực
tiếp đối với các dị vật cản quang hoăc gián tiếp qua những thương tổn do dị vật
không cản quang gây ra. Các loại hình ảnh cần chụp thường:
X quang vùng cổ: khi nghi ngờ dị vật thanh quản, chụp 2 tư thế cổ thẳng
và cổ nghiêng.
X quang phổi thẳng: Có thể hình ảnh phim phổi bình thường hoặc giúp
chẩn đoán chính xác dị vật và vị trí dị vật lưu lại đối với dị vật cản quang và các
thương tổn khác như xẹp phổi,xẹp phân thùy phổi, khí phế thủng, tràn khí...
1.8.2. Nội soi thanh khí phế quản:
Ngày nay với những tiến bộ trong kỹ thuật nội soi như nội soi mềm, ánh
sáng lạnh , nội soi gắp dị vật qua màn hình...kết hợp với gây mê hồi sức, cho
phép người Thầy thuốc tai mũi họng ứng dụng nội soi rộng rãi và có hiệu quả
trong chẩn đoán cũng như điều trị DVĐT. nội soi có giá trị vừa để chẩn đoán
quyết định vừa để điều trị [30],[47],[48]. Mặc khác qua nội soi có thể quan sát
trực tiếp được hình ảnh thương tổn đường thở cũng như hình dáng dị vật.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đều áp dụng nội soi thanh khí phế quản
dưới sự hỗ trợ của gây mê toàn thân kèm sử dụng chất dãn cơ cho kết quả tốt
trong quá trình loại bỏ dị vật và giảm các tai biến do gây tê.
1.9 CHẨN ĐOÁN DỊ VẬT ĐƢỜNG THỞ:
1.9.1 Chẩn đoán xác định: dựa vào các yếu tố sau:
* Hội chứng xâm nhập.
21


* Triệu chứng lâm sàng để phát hiện hội chứng định khu.
* Các hình ảnh trên phim X quang.
* Nội soi thanh khí phế quản.
1.9.2 Chẩn đoán phân biệt:
Khi lâm sàng không có hội chứng xâm nhập cũng như không khai thác
được tiền sử nghi ngờ có hóc, một số chẩn đoán phân biệt cần phải được đặt ra

như:
1.9.2.1 Hội chứng bít tắc đƣờng thở nặng:
* Viêm thanh quản cấp: bệnh thường xãy ra sau một viêm nhiễm đường hô
hấp trên.
* Papilome thanh quản: bệnh có biểu hiện khó thở, khàn tiếng nhưng từ từ ,
diễn tiến ngày một tăng dần.
* Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn(viêm thanh quản rít).
* Bạch hầu thanh quản.
1.9.2.2 Tình trạng khó thở:
Các trường hợp khó thở mới xuất hiện, chưa có biến chứng, hoặc khó thở
đột ngột rồi trở lại bình thường cần chụp X quang để chẩn đoán loại trừ. Nếu
không tìm thấy nguyên nhân khó thở cần nội soi phối hợp để chẩn đoán.
1.9.2 .3 Một số bệnh cảnh lâm sàng khác:
* Lao phổi.
* Hen phế quản .
* Giãn phế quản.
* Các khối u ở phổi...
1.10 BIẾN CHỨNG :
1.10.1 Phế quản phế viêm:
Biến chứng nầy thường gặp khi DVĐT là hạt lạc. Lâm sàng của bệnh
cảnh phế quản phế viêm xuất hiện sớm; bệnh nhân sốt cao, khó thở, nghe phổi
22


có nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt kèm ran nổ khô, hoặc im lặng do xẹp phổi. Tiên
lượng thường nặng nề ngay cả khi dị vật đã được lấy ra rồi.
1.10.2 áp-xe phổi:
Một khi DVĐT làm tắc phế quản, ngay phần dưới của đoạn tắc nghẽn
nầy sự bội nhiễm và tăng tiết dịch không được dẫn lưu tạo điều kiện dễ dàng
cho ổ áp-xe được hình thành. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào X quang . Tiên lượng

thường tốt khi dị vật được lấy ra và hút dẫn lưu ổ mủ. Bệnh khỏi hoàn toàn
không để lại di chứng.
Một đôi khi ổ áp-xe vỡ vào màng phổi gây biến chứng tràn mủ màng
phổi hoặc viêm màng phổi mủ. Bệnh thường dai dẳng hơn do biến chứng viêm
màng phổi mủ.
1.10 .3 Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất và tràn khí dƣới da:
Những biến chứng này dễ gặp khi dị vật có đầu sát nhọn đâm thủng
thành khí phế quản. tuy nhiên một đôi khi dị vật tròn nhẵn, gây bít tắc như một
cái van luồng không khí đi vào dễ nhưng đi ra khó gây tăng áp lực trong các
phế nang, hậu quả vỡ các phế nang dẫn đến tràn khí.
1.10.4 Dãn phế nang: do DVĐT bỏ quên lâu ngày.
1.10.5 Sẹo hẹp thanh khí phế quản.
1.11 TIEN LƢỢNG:
Nói chung tiên lượng DVĐT là không nặng nếu phát hiện sớm, kỹ thuật
thành thạo phối hợp với gây mê và điều trị nội khoa tốt . Tuy nhiên người già và
trẻ quá nhỏ cũng như dị vật là chất có tinh dầu như hạt lạc thì tiên lượng vẫn
còn nặng nề.
1.12 ĐIỀU TRỊ:
Có hai giai đoạn:
1.12.1 Cấp cứu tại chỗ :

23


Cần phải nhanh chóng thực hiện ngay tại nơi bênh nhân xãy ra sự cố, vì
khi thanh quản bị bít tắc nếu không xử trí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong do ngạt thở.
* Nếu dị vật là chất lỏng: nhang chóng khai thông đường hô hấp trên bằng
cách nắm cổ chân trẻ đưa lên cao, đầu xuống dưới, vỗ mạnh vào lưng đến
khi trẻ khóc mạnh nghĩa là phản xạ co thắt đã bị cắt.
* Nghiệm pháp Heimlick:

 Nghiệm pháp Heimlick nằm: bệnh nhân nằm ngữa, đầu thấp nghiêng sang
một bên, người cấp cứu để chồng hai lòng bàn tay lên nhau để vào vùng
thượng vị bệnh nhân rồi ấn mạnh vào theo hướng lên đầu bệnh nhân, làm
từng nhịp để ép phổi với hy vọng không khí trong phổi được tống ra đồng
thời tống dị vật ra khỏi thanh môn.
 Nghiệm pháp Heimlick đứng: người cấp cứu đứng sau lưng, cho lưng bệnh
nhân tựa vào ngực người cứu, vòng hai tay ra trước vùng thượng vị bệnh
nhân, chồng hai lòng bàn tay lên nhau, sau đó ép mạnh từng nhịp.
* Hô hấp nhân tạo: sau khi làm nghiệm pháp Heimlick 3 lần không thành
công, lập tức làm hô hấp nhân tạo với hy vọng đẩy dị vật xuống để đường
thở phần nào được lưu thông.
* Chọc kim 13 qua màng giáp nhẫn: nếu nghiệm pháp Heimlick và hô hấp
nhân tạo không thành công, có thể dùng kim số 13 đâm qua màng giáp nhẫn
sâu khoảng 1cm chếch về phía dưới , rồi thử lại bằng cách đặt một cọng chỉ
trước đuôi kim nếu thấy cọng chỉ phất phơ là được.
* Mở khí quản: Nếu bệnh nhân khó thở nhiều và có điều kiện mở khí quản thì
phải mở ngay rồi chuyển lên tuyến trên.
1.12.2 Cấp cứu chuyên khoa:
* Dạng tối cấp : Soi thanh quản trực tiếp ngay. Có thể dùng ống MacIntoch
hoặc ống soi thanh quản kiểu Chevalier Jackson và dùng kẹp gắp dị vật ra,
nếu không gắp được có thể đặt nội khí quản hoặc mở khí quản ngay.
24


* Dạng bán cấp: cho hồi sức tích cực, thở oxy rồi sau đó soi thanh khí phế
quản; có thể mở khí quản trước soi tùy theo tình trạng bệnh nhân, phương
tiện, dụng cụ, sự phối hợp của gây mê hồi sức.
* Dạng không cấp: cần làm đầy đủ các xét nghiệm, hồi sức, cho kháng sinh
chống bội nhiễm, phù nề... rồi mới tiến hành soi.
* Soi thanh khí phế quản:nếu có điều kiện nên tiến hành soi dưới sự hỗ trợ của

gây mê giãn cơ là tốt nhất.
1.12.3 Vấn đề mở khí quản:
Mở khí quản đƣợc chỉ định khi khó thở nhất là khi có khó thở thanh
quản độ 2, độ 3. Ngoài ra mở khí quản còn cho phép người thầy thuốc tiến
hành soi gắp dị vật một cách an toàn và có thể tránh được biến chứng phù nề
thanh quản có thể xãy ra nếu soi lâu bằng đường tự nhiên.
Mở khí quản khi phải chuyển lên tuyến trên đối với những dị vật di động
gây nhiều cơn khó thở.

25


×