Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn escheria coli beta lactammase phổ rộng trên gà xuất thịt ở nông hộ tại một số huyện tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.1 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


CHAU SI THA

KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI SINH BETA-LACTAMASE
PHỔ RỘNG TRÊN GÀ BỆNH
TẠI HUYỆN CẦU KÈ TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành Thú Y
Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI SINH BETA-LACTAMASE
PHỔ RỘNG TRÊN GÀ BỆNH
TẠI HUYỆN CẦU KÈ TỈNH TRÀ VINH


Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS. TS LƯU HỮU MÃNH

CHAU SI THA
MSSV: 3092231
Lớp: CN0967A1

Cần Thơ, 05/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “Khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn Escherichia coli sinh beta-lactamase
phổ rộng trên gà bệnh tại huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh” do sinh viên Chau Si Tha
thực hiện tại Bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại
học Cần Thơ, từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2015.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015

Duyệt Bộ Môn

Giáo Viên Hướng Dẫn

PGs. Ts Lưu Hữu Mãnh


Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2015
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin thành kính gửi tới cha mẹ, người đã nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi nên
người, cho tôi có được ngày hôm nay.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ,
Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng cùng toàn thể quý Thầy Cô
Bộ môn Thú Y, Bộ môn Chăn nuôi đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức về văn hóa cũng như đạo đức, lối sống trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó
chính là hành trang quý giá giúp tôi vào đời và là nền tảng cho công việc và cuộc sống
để tôi có thể tự tin vững bước trên con đường mình đã chọn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGs. Ts Lưu Hữu Mãnh, Th.s Bùi Thị Lê Minh,
người đã hết lòng chỉ bảo, động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị Cao học Thú y K20, tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn !
Cần thơ, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Chau Si Tha

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn Escherichia coli sinh beta - lactamase
phổ rộng trên gà bệnh tại huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh” được thực hiện từ tháng 1

đến tháng 5 năm 2015 tại Bộ môn Thú y khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
trường Đại học Cần Thơ. Bằng phương pháp đĩa kết hợp phân lập được 11/20 con gà
bệnh nhiễm E. coli ESBL với tỉ lệ nhiễm 55%. Trong đó gà thịt bệnh nhiễm E. coli
ESBL là 100% (10/10 con) và gà đẻ bệnh 10% (1/10 con) khác biệt có ý nghĩa thống
kê. Kết quả khảo sát mẫu phân, thịt, gan, phổi của gà thịt bệnh khác biệt có ý nghĩa
thống kê và gà đẻ bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kiểm tra tính nhạy cảm
của các chủng E. coli ESBL phân lập được đối với một số loại kháng sinh bằng
phương pháp kháng sinh đồ dựa theo nguyên lý của Kirby – Bauer thu được kết quả
như sau: tỉ lệ kháng cefaclor, cefuroxime, ampicillin là 100%, trimethoprime +
sulfamethoxazol là 83,33%, tuy nhiên E. coli ESBL còn nhạy cảm đối với một số kháng
sinh như fosfomycin và amikacin (100%), doxycyline (79,17%), kanamycin (70,83 %).
Các chủng E. coli ESBL kháng từ 3 đến 9 loại kháng sinh với 12 kiểu đa kháng được
xác định.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ...............................................................................................................ii
Tóm tắt .................................................................................................................... iii
Mục lục
Danh sách bảng ....................................................................................................... vi
Danh sách hình ........................................................................................................vii
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................ viii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................2
2.1 Khái quát về Escherichia coli .............................................................................2
2.1.1 Đặc điểm hình thái ..................................................................................2
2.1.2 Đặc tính nuôi cấy ....................................................................................2

2.1.3 Đặc tính sinh hoá ....................................................................................3
2.1.4 Cấu trúc kháng nguyên ...........................................................................3
2.1.5 Độc tố vi khuẩn ......................................................................................4
2.1.6 Yếu tố kháng khuẩn của E. coli ..............................................................4
2.1.7 Sức đề kháng của E.coli ..........................................................................5
2.1.8 Tính gây bệnh .........................................................................................5
2.1.9 Một số bệnh E. coli gây ra trên gia cầm ..................................................5
2.2 Khái niệm về sự đề kháng kháng sinh ................................................................8
2.3 Kháng sinh nhóm beta-lactam ............................................................................9
2.3.1 Kháng sinh nhóm beta-lactam .........................................................................9
2.3.2 Cơ chế tác dụng của nhóm kháng sinh nhóm beta-lactam ...............................10
2.3.3 Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli sinh ESBL ..........................10
2.4 Khái quát về men beta-lactamase phổ rộng .......................................................11
2.4.1 Sơ lược về beta-lactamase phổ rộng ...............................................................11
2.4.2 Các loại beta-lactamase phổ rộng ...................................................................11
2.4.3 Tình hình nghiên cứu E.coli sinh ESBL trên người và động vật .....................14
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............15

iv


3.1 Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................15
3.1.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu .............................................15
3.1.2 Dụng cụ, hóa chất và môi trường nuôi cấy .............................................15
3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................15
3.2.1 Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu .................................................15
3.2.2 Phương pháp phân lập vi khuẩn E. coli sinh ESBL .................................16
3.2.3 Phương pháp xác định độ nhạy cảm .......................................................18
3.2.4 Phương pháp xử lý thống kê ..................................................................20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...............................................................21

4.1 Kết quả tỷ lệ nhiễm E. coli ESBL trên gà bệnh .................................................21
4.2 Kết quả tỷ lệ nhiễm E. coli ESBL trên một số cơ quan ......................................22
4.3 Kết quả kiểm tra độ nhạy cảm của E. coli ESBL với kháng sinh .......................23
4.4 Kết quả kiểm tra tính đa kháng ..........................................................................25
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................26
5.1 Kết luận ............................................................................................................26
5.2 Đề nghị .............................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................27
PHỤ LỤC ..............................................................................................................30

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Loại gà và số lượng khảo sát

15

Bảng 3.2

Tiêu chuẩn đường kính vòng vô khuẩn của một số loại kháng
sinh (CLSI , 2014)


18

Bảng 4.1

Tỷ lệ nhiễm E. coli ESBL trên gà bệnh ở Cầu Kè, Trà Vinh

21

Bảng 4.2

Tỷ lệ nhiễm E. coli ESBL trên các mẫu của gà bệnh ở Cầu Kè,
Trà Vinh.

22

Bảng 4.3

Độ nhạy cảm của E.coli ESBL với kháng sinh trên gà thịt bệnh

23

Bảng 4.4

Kiểu đa kháng của E. coli ESBL với kháng sinh trên gà thịt bệnh

25

vi



DANH SÁCH HÌNH
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ mối quan hệ giữa kháng sinh, vi khuẩn và cơ thể

8

Hình 2.2

Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

10

Hình 3.1

Phương pháp đĩa kết hợp xác định E. coli ESBL

16

Hình 3.2

Quy trình phân lập E. coli sinh beta - lactamase phổ rộng


17

Hình 3.3

Sơ đồ xác định mức độ kháng kháng sinh

19

Hình 3.4

Cách đo đường kính vòng vô khuẩn

21

Hình 4.1

Biểu đồ độ nhạy cảm E. coli ESBL

24

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
E. coli

Escherichia coli

ESBL


Extended Spectrum Beta Lactamase

S

Smooth

R

Rough

M

Moucoid

MC

MacConkey Agar

NA

Nutrient Agar

MHA

Muller Hinton Agar

IMViC

Indole-Methyl Red-Voges Proskauer-Citrate


MR

Methyl Red

VP

Voges- Proskauer

CLSI

Clinical and Laboratory Standards Institute

SHV

Sulphydryl variable

CTX

Cefotaxime

TEM

Temoneira (một loại enzym beta-lactamase được đặt theo tên của bệnh
nhân đầu tiên mang vi khuẩn tiết enzym này)

CTX-M

Loại ESBL có hoạt tính mạnh trên cefotaxime, được phân lập đầu tiên ở
Munich


OXA

Oxacllinase

S

Susceptible

I

Intermediate

R

Resistant

Am

Ampicillin

Cu

Cefuroxime

Cr

Cefaclor

Ge


Gentamicin
viii


Sm

Streptomycin

Kn

Kanamycin

Ak

Amikacin

Te

Tetracycline

Dx

Doxycycline

Fos

Fosfomycin

Nr


Norfloxacin

Of

Ofloxacin

Bt

Trimethoprime + Sulfamethoxazol

ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đang rất phát triển, đặc
biệt là ngành chăn nuôi gà đang tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo thống kê
của Cục Chăn Nuôi, năm 2013 số lượng gà là 234.509.000 con tăng 4,81% so với
năm 2012 (223.746.000 con), năm 2014 tăng lên 4,92% so với năm 2013 từ
234.509.000 con tăng lên 246.028.000 con (Chăn nuôi Việt Nam, 2013 và 2014) .
Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi gà thì dịch bệnh xảy ra là
điều không tránh khỏi do đó việc dùng thuốc để trị bệnh sẽ rất phổ biến, nhiều loại
thuốc kháng sinh và thuốc trị liệu khác được đưa vào sử dụng rất nhiều nhưng chưa
hợp lý như liều lượng và thời gian cấp thuốc. Hơn nữa thuốc kháng sinh cũng được
trộn vào thức ăn ở liều thấp để phòng bệnh và kích thích tăng trọng (Falkon,1975).
Chính những điều này đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn và trong
những vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao được biết là E. coli, đặc biệt với sự
xuất hiện một số chủng E. coli có khả năng sinh beta-lactamase phổ rộng (Extended
spectrum beta - lactamase - ESBL) thì khả năng kháng thuốc càng rất cao.
Trên thế giới, có rất nhiều báo cáo về sự đề kháng kháng sinh của E. coli ESBL.

Theo Kolar et al., ( 2010), nghiên cứu được tiến hành tại Cộng Hòa Séc trong tổng
cộng có 154 mẫu gà thịt và 150 mẫu swab phân, phát hiện được 7/304 mẫu có
E. coli sinh ESBL chiếm tỷ lệ 2,3%. Theo Overdevest et al., (2011), nghiên cứu tại
Hà Lan trên thịt của 160 con gà phát hiện 158 con nhiễm E. coli sinh ESBL chiếm
tỉ lệ 98,75%.
Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu các chủng E. coli sinh ESBL trên gia cầm
tại Việt Nam còn ít. Xuất phát từ lý do này, đề tài: “ Khảo sát sự hiện diện của vi
khuẩn E. coli sinh beta - lactamase phổ rộng trên gà bệnh tại huyện Cầu Kè
tỉnh Trà Vinh” được thực hiện.
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định tỉ lệ nhiễm của vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên gà bệnh tại một số hộ
chăn nuôi.
- Xác định tỉ lệ nhạy cảm của vi khuẩn E. coli sinh ESBL đối với một số loại kháng
sinh.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái quát về Escherichia coli
E. coli thường xuất hiện sớm ở người và động vật sơ sinh (sau khi sinh khoảng 2
giờ và tồn tại cho đến khi vật chủ chết), chúng thường ở ruột già, ít khi ở dạ dày và
ruột non. (Lưu Hữu Mãnh, 2010).
Trực khuẩn ruột già E. coli thuộc giới Bacteria, ngành Proteobacteria, lớp Gamma
proteobacteria, bộ Enterobacteriales, họ Enterobacteriaceae, giống Escherichia, loài
E. coli ( />2.1.1 Đặc điểm hình thái
E. coli là trực khuẩn hình gậy, ngắn, kích thước 2 – 3   0,6  . Trong cơ thể trực
khuẩn có hình cầu, đứng riêng lẻ, có khi xếp thành chuỗi ngắn.
Phần lớn E. coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhưng một số không thấy di

động. Vi khuẩn, không sinh nha bào, bắt màu Gram âm và có thể bắt màu đều ở
toàn bộ thân hoặc sẫm ở hai đầu, có khả năng hình thành giáp mô khi gặp môi
trường dinh dưỡng tốt. (Lưu Hữu Mãnh, 2010).
2.1.2 Đặc tính nuôi cấy
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, là trực khuẩn
hiếm khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 5 – 400C , thích hợp
là 370C, pH từ 7,2 – 7,4, phát triển được pH từ 5 – 8.
Trong môi trường thạch, sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không
trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2 – 3 mm được gọi là dạng
S (Smooth). Nuôi lâu khuẩn lạc có màu nâu nhạt, mọc rộng ra và có thể quan sát
thấy ở dạng R (Rough) sần sùi hoặc dạng nhầy (Mucoid).
Trong môi trường nước thịt, khuẩn lạc phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu
tro nhạt lắng xuống đáy; đôi khi có màng xám nhạt trên mặt môi trường, có mùi
phân thối.
Trong môi trường Muller Kauffman, môi trường Malachit: E. coli không mọc.
Trong môi trường Endo: E. coli mọc thành khuẩn lạc màu đỏ.
Trong môi trường MC: E. coli tạo khuẩn lạc to, tròn đều, màu hồng nhạt, hơi lồi,
kích thước 2 – 3 mm.
2


Trong

môi

trường

EMB:

E.


coli

sinh

những

khuẩn

lạc

tím

đen

(Lưu Hữu Mãnh, 2010).
2.1.3 Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn E. coli có thể được định danh bằng phản ứng sinh hóa qua các môi trường
indol (trypton agar), MR (methyl red), VP (voges – proskauer),
KIA (kligler iron agar), simmons citrate.
Indol: tryptophan là một acid amin có thể bị oxy hóa bởi vi sinh vật có hệ men
tryptophanase tạo nên các sản phẩm chứa gốc indol. Nếu trong môi trường có
tryptophan E. coli sẽ ly giải tryptophan thành indol. Để nhận biết indol người ta nhỏ
vài giọt thuốc thử kovacs hợp chất indol với thuốc kovacs có màu đỏ.
Methyl red: kiểm tra MR nhằm phân biệt vi sinh vật dựa trên sự khác biệt về khả
năng duy trì và tạo ra các sản phẩm biến dưỡng có tính acid bền trong quá trình lên
men glucose trên môi trường nuôi cấy. Chỉ thị MR giúp phân biệt nồng độ H+ hiện
diện trong môi trường sau khi vi sinh vật lên men glucose. Chỉ thị này thay đổi khác
nhau tùy vùng pH hay nồng ion H+: đỏ khi pH thấp hơn 4,4; màu cam khi pH 5,05,8 và màu vàng khi pH trên 6,0. Nồng độ ion H+ phụ thuộc vào tỷ lệ CO2, H2 và
con đường chuyển hóa đường của từng vi sinh vật. Trong môi trường glucose

E. coli tạo môi trường có H+ cao (pH < 4,5) cho thuốc thử MR vào môi trường có
màu đỏ (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997).
Đối với môi trường voges prokauer (VP) tùy loại enzyme vi khuẩn có được mà quy
trình lên men glucose sẽ cho phản ứng cuối cùng khác nhau. Một trong số đó là
aceton sẽ tạo phức màu đỏ với thuốc thử  -naphthol và KOH. Vi khuẩn E. coli có
VP âm tính khi không chuyển sang màu đỏ.
Trong môi trường simmons citrate, nguồn cacbon duy nhất là citrate, vi khuẩn sử
dụng citrate sẽ kiềm hóa môi trường làm đổi màu từ xanh lục sang xanh lơ E. coli
có phản ứng citrate âm tính (Nguyễn Thanh Bảo, 2005).
Chuyển hóa đường: lên men sinh hơi các loại đường: lactose, fructose, glucose,
levolose, galactose, xylose, mantose, mannit. Không lên men các loại đường
andonit và invozit. Tất cả E. coli đều lên men đường lactose nhanh và sinh hơi, đây
là đặc điểm quan trọng để phân biệt E. coli và Salmonella (Lưu Hữu Mãnh, 2010).
2.1.4 Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của E. coli phức tạp, có đủ 3 loại kháng nguyên: O, H và K.
Kháng nguyên O: kháng nguyên thân, ký hiệu bằng số học, thí dụ: O133
Kháng nguyên H: kháng nguyên lông, ký hiệu bằng số 1, 2, 3, 4 ... thí dụ: H2
Kháng nguyên K: kháng nguyên bề mặt hay vỏ bọc. Trong kháng nguyên K có
nhiều loại L, A, B nên tạo nhiều type huyết thanh khác nhau. Phần lớn E. coli có
3


kháng nguyên K bao phủ kín kháng nguyên O nên khi còn sống vi khuẩn không gây
ngưng kết với kháng nguyên O tương ứng.
Dựa vào cấu tạo kháng nguyên O, E. coli được chia làm nhiều nhóm; căn cứ vào
cấu tạo kháng nguyên O, K, H. E. coli lại được chia làm nhiều type, mỗi type được
ghi thứ tự các yếu tố kháng nguyên O, K, H. Thí dụ công thức kháng nguyên đầy
đủ: O133:K4(B),H2.
Trong trường hợp K88, K99, ký hiệu này chỉ các loại kháng nguyên pili.
Cho đến nay đã xác định được 175 type kháng nguyên O, 80 type kháng nguyên K,

56 type kháng nguyên H và hơn 20 type kháng nguyên F (Lưu Hữu Mãnh, 2010).
2.1.5 Độc tố vi khuẩn
Dựa vào vị trí gây bệnh, E. coli được chia làm 2 nhóm:
* Nhóm gây bệnh đường ruột (IPEC – intestinal pathogenic E. coli) hay E. coli gây
tiêu chảy (DEC – Diarrheagenic E. coli). Và theo cơ chế gây bệnh, người ta chia
E. coli làm 6 nhóm chủ yếu:
Nhóm E. coli gây xuất huyết đường ruột (Enterohemorrhagic E. coli - EHEC).
Nhóm E. coli gây bệnh (Enteropathogenic E. coli - EPEC).
Nhóm E. coli ngưng tập ruột (Diffusely adherent E.coli - DAEC).
Nhóm E. coli sinh độc tố ruột (Enterotoxigenic E. coli - ETEC).
Nhóm E. coli xâm nhập (Enteroinvasive E. coli - EIEC).
Nhóm E. coli kết dính ruột (Enteroaggregative E. coli - EAEC).
* Nhóm gây bệnh ngoài đường ruột (ExPEC – extraintestinal E. coli) bao gồm:
Nhóm E. coli gây viêm màng não (Meningitidis – associated E. coli - MAEC).
Nhóm E. coli gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (Uropathogenic E. coli - UPEC)
(Bùi Thị Hải Hòa, 2014).
2.1.6 Yếu tố kháng khuẩn của E. coli
Trong quá trình phát triển, E. coli thường sản sinh ra yếu tố cạnh tranh là Colicin V
(Colicin V được mô tả bởi Andre Gratia, 1925), đây là một chất kháng khuẩn có
khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn khác như Salmonella, Shigella. Khi tồn
tại cộng sinh với nhiều loại vi khuẩn khác trong đường tiêu hóa, E. coli nhờ
Colicin V kháng lại các vi khuẩn khác gây nên tình trạng loạn khuẩn. Khả năng sản
sinh Colicin V của E. coli được di truyền bởi ColV plasmid và được chứng minh
vào năm 1962 (Smith and Huggis, 1976).
Các Colicin được mô tả gồm có Colicin V, A, B, Ta, Tb, K, N và El (Pattus et al.,
1990). Colicin V được xem là một Bacteriocin (chất diệt khuẩn), nó có tác dụng gây
độc đối với các vi khuẩn trong họ vi khuẩn đường ruột. Khoảng 40% số chủng
4



E. coli có tính Colicingenic (yếu tố gây bệnh do Colicin) hay các E. coli ColV +.
Khi Colicin V được sinh ra từ các chủng E. coli cường độc nội sinh trong cơ thể vật
chủ thì Colicin V được xem là một yếu tố bệnh.
2.1.7 Sức đề kháng của E. coli
Như các loại không sinh nha bào khác E. coli không chịu được nhiệt độ cao, đun
550C trong 1 giờ; 600C trong 30 phút, đun sôi 1000C chết ngay.
Các chất sát trùng thông thường diệt được vi khuẩn: acid phenic, biclorua thủy phân,
formol, hydroperoxide 0,1% diệt vi khuẩn sau 5 phút. Ở ngoài môi trường, E. coli
độc có thể tồn tại đến 4 tháng (Lưu Hữu Mãnh, 2010).
2.1.8 Tính gây bệnh
Người ta phân biệt E. coli thành 2 loại: loại cơ hội và loại sinh độc tố đường ruột
(Enterotoxin), loại sinh độc tố đường ruột được phân biệt thành nhiều serotype, một
số serotype thường gây bệnh cho gia súc, gia cầm.
Các vi khuẩn này có thể tạo ra 2 loại độc tố: loại độc tố bền vững với nhiệt và loại
độc tố dễ bị nhiệt phá hủy. Trong ruột, vi khuẩn gắn vào niêm mạc ruột nhờ tiêm
mao, độc tố do vi khuẩn tạo ra được hấp thụ vào biểu mô ruột. Độc tố dễ bị nhiệt
phá hủy kích thích men adenylcyclase làm biến đổi ATP thành AMP. Độc tố bền
vững với nhiệt làm tăng sự tiết ion Cl- và ức chế sự hấp thu Na+ gây mất nước.
Bệnh do E. coli có thể xảy ra như một bệnh truyền nhiễm kế phát trên cơ sở thiếu
vitamin hoặc một bệnh virus hoặc ký sinh trùng.
E. coli thường gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2 – 8 ngày.
Người ta gọi bệnh Colibacillosis là bệnh đường ruột do E. coli gây ra cho bê, cừu,
heo và gia cầm.
Gia cầm bị nhiễm E. coli nặng thì tiêu chảy, phân xanh lá cây, hôi thối
(Lưu Hữu Mãnh, 2010).
2.1.9 Một số bệnh do E. coli gây ra trên gia cầm
Theo Hồ Thị Việt Thu và ctv. (2012), vi khuẩn E. coli gây ra một số bệnh trên gia
cầm như:
Viêm rốn hoặc nhiễm trùng túi lòng đỏ (coliform omphalitis/yolk sac infection)
Bệnh viêm rốn bởi E. coli là do trứng bị nhiễm vi khuẩn từ phân. Ngoài ra, bệnh

viêm rốn cũng có thể do gà con lây nhiễm từ vòi trứng hoặc buồng trứng nhiễm
E. coli ở gà mẹ. Bình thường, có khoảng 0,5-6% trứng gia cầm khỏe có chứa E. coli,
26,5% gà mái nhiễm E. coli đẻ trứng có vi khuẩn E. coli và khoảng 70% gà con mắc
“bệnh mềm nhũn ở gà con” (mushy chick disease) có chứa E. coli trong túi noãn
hoàng. Tuy nhiên đường lây nhiễm qua phân vẫn là cách lây truyền quan trọng nhất.

5


Trứng bị nhiễm có thể bị chết phôi, phôi chết thường xảy ra ở giai đoạn cuối trước
khi nở, một số trường hợp gà con chết ngay lúc nở hoặc sau khi nở. Tỷ lệ nhiễm
bệnh tăng từ khi gia cầm mới nở ra đến 6 ngày tuổi. Những gia cầm còn sống sót bị
còi cọc đến 3 tuần tuổi. Những chủng thuộc serotype O1a:K1:H7 gây chết cao ở gà
con 1 ngày tuổi với triệu chứng viêm cuống rốn. Trường hợp gia cầm sống trên 4
ngày tuổi bệnh tích thường thấy viêm màng ngoài tim, túi lòng đỏ không tiêu, giảm
tăng trọng.
Viêm tế bào (coliform cellulitis)
Viêm tế bào hiếm có ở động vật hữu nhũ nhưng phổ biến ở loài gia cầm. Viêm tế
bào do nhiều nguyên nhân nhưng E. coli là nguyên nhân của hầu hết trường hợp ở
gà, viêm tế bào do E. coli là do sự viêm tổ chức mô liên kết dưới da. Bệnh thường
xảy ra ở gà thịt.
Hội chứng sưng đầu (swollen head syndrome)
Là thể viêm tế bào cấp tính hay bán cấp tính bao gồm viêm mắt và những vùng
xung quanh hốc mắt hoặc những mô liên kết dưới da đầu. Vi khuẩn gây bệnh tiết ra
dịch viêm, dịch viêm tích tụ lại ở lớp sâu dưới da, bệnh E. coli thường hay kế phát
bởi các virus gây bệnh ở đường hô hấp trên như bệnh viêm phổi do virus, bệnh
viêm phế quản truyền nhiễm. Bệnh càng nặng khi nồng độ NH3 trong môi trường
càng cao. Viêm kết mạc mắt, viêm xoang vùng đầu, làm cho vùng đầu sưng lên.
Bệnh tiêu chảy (diarrhea disease)
Viêm ruột là dạng bệnh chủ yếu của việc nhiễm khuẩn E. coli ở động vật hữu nhũ

và người, nhưng hiếm xảy ra ở gia cầm. Triệu chứng tiêu chảy là do nhiễm trùng
những type vi khuẩn có độc tố gây bệnh đường ruột (ETEC), vi khuẩn E. coli gây
xuất huyết đường ruột (EHEC), vi khuẩn E. coli gây bệnh lý ở ruột (EPEC) hay vi
khuẩn E coli có thể xâm nhập qua ruột (EIEC), các type này có yếu tố độc lực riêng.
Những chủng thuộc type EHEC và EPEC có khả năng bám dính và gây ra bệnh lý
trên bề mặt niêm mạc ruột. Những chủng này gọi là AEEC (attaching and effacing
E. coli). ETEC tiết độc tố làm rút nước từ các mô ruột vào trong lòng ruột của gia
cầm gây hiện tượng tiêu chảy. Ngoài ra, chủng O15 thuộc nhóm E. coli có độc lực
(APEC – avian pathogenic E. coli) sản sinh ra độc tố II không bền với nhiệt độ cũng
gây tiêu chảy và gây chết cao ở đà điểu con.
Bệnh viêm vòi trứng, viêm phúc mạc (coliform salpingitis/ peritonitis/
salpingperitonitis)
Bệnh làm giảm năng suất trứng và gây chết lẻ tẻ ở gà mái. Bệnh này là một trong
những nguyên nhân gây chết ở gà đẻ thương phẩm và gà giống, hay ở một số loài
gia cầm khác như vịt, ngỗng. Viêm vòi trứng kéo dài làm tích tụ các dịch tiết casein
đọng lại trong xoang bụng giống như lòng đỏ trứng cô đặc, trứng có thể bị tắc lại
6


trong ống dẫn trứng. Do đó, bệnh này được gọi tên là viêm phúc mạc trứng. Ngoài
ra, gà con có hiện tượng viêm phúc mạc do lòng đỏ rơi trong xoang bụng. Trong
trường hợp kéo dài, ống dẫn trứng dài ra đáng kể, thành ống dẫn trứng dày lên, có
rất nhiều chất casein bao xung quanh trứng tạo thành nhiều lớp có mùi hôi.
Thể nhiễm trùng toàn thân (systemic forms of colibacillosis)
* Thể nhiễm trùng huyết (colisepticemia)
Có thể thấy ở những thể sau: nhiễm trùng huyết cấp tính, viêm đa màng thanh dịch
á cấp tính và viêm u hạt mạn tính. Bệnh tích đặc trưng là sau khi mổ khám các mô
tổ chức thường mất màu do tiếp xúc với không khí, và có mùi đặc biệt do vi khuẩn
sản sinh indol. Túi Fabricius teo hoặc viêm, viêm màng bao tim, viêm cơ tim, bao
tim dày đục do tích tụ của dịch tiết có fibrin. Trong trường hợp kéo dài, màng ngoài

tim có thể dính vào cơ tim.
* Thể nhiễm trùng do viêm đường hô hấp (respiratory-origin colisepticemia)
Thường kế phát sau các bệnh đường hô hấp như bệnh hô hấp mạn tính (CRD), viêm
phế quản (IBD), Newcastle. Bệnh tích thường thấy ở khí quản, phổi, túi khí. Viêm
túi khí là bệnh tích phổ biến nhất, túi khí dày và đục, có nhiều chất dịch casein trên
bề mặt của đường hô hấp. Ngoài ra, ở một số gia cầm cũng có thể thấy viêm phổi,
viêm màng phổi. Hầu hết gia cầm chết sau khoảng 5 ngày nhiễm bệnh, trong
trường hợp kéo dài gia cầm thường kém ăn, gầy còm, suy nhược rồi chết.
* Thể nhiễm trùng huyết sơ sinh (neonatal colisepticemia)
Gà con thường có biểu hiện bệnh từ 24-48 giờ sau khi nở, gà có thể chết, tỷ lệ chết
có thể duy trì đến 2-3 tuần sau và có thể lên 10-20%, tỷ lệ còi cọc có thể lên đến 5%.
Những gia cầm không bị ảnh hưởng thì phát triển bình thường. Bệnh lý bao gồm
sung huyết ở phổi, màng thanh mạc bị ứ dịch, lách sưng, dạ dày tuyến và phổi có
màu sậm.
* Thể nhiễm trùng huyết cấp tính ở gà đẻ (layer colisepticemia)
Nhiễm trùng huyết do E. coli thường rất phổ biến ở gia cầm con nhưng đôi khi cũng
có những trường bệnh xảy ra ở gà và gà tây trưởng thành. Bệnh thường xảy ra ở
thời gian đầu đẻ trứng nhưng nó cũng có thể tiếp tục ở giai đoạn sau và có thể lây
lan cho đàn gia cầm lớn hơn trong một trại. Gia cầm thường chết thình lình, tỷ lệ
chết trong khoảng 5-10%. Những bệnh tích đặc trưng rất giống với bệnh tích của
thể nhiễm trùng huyết.
* Thể viêm màng não (meningitis)
E. coli ít khi định vị ở não. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp viêm màng não,
viêm não có thể được ghi nhận ở một số gia cầm. Bệnh tích viêm màng não có thể
quan sát được sau khi mổ khám là có những vùng gần mạch máu bị mất màu, màng
não dày và đục.
7


* Thể viêm mắt (panophthalmitis)

Gia cầm mắc bệnh thể này có bệnh tích mắt sưng, có nhiều fibrin, mờ, kéo mây đục,
sau đó nhãn cầu nhăn và teo, có rất nhiều dịch tiết fibrin, bạch cầu trung tính và vi
khuẩn hiện diện ở mắt. Khi bệnh kéo dài các mô sẽ hoại tử trở thành những u hạt,
võng mạc bị bong tróc rồi teo lại, thủy tinh thể có thể bị phân hủy.
* Thể viêm xương khớp và viêm màng hoạt dịch (osteoarthritis and synovitis)
E. coli thường định vị trong xương, các mô bao hoạt dịch do hậu quả của nhiễm
trùng huyết. Gia cầm mắc bệnh có hiện tượng què từ mức độ nhẹ cho đến nặng,
tăng trọng kém. Bệnh có thể xảy ở nhiều vị trí khớp. Vi khuẩn khu trú tại chỗ, đi
theo mạch máu xâm nhập vào các xương đang phát triển gây ra hiện tượng viêm
xương và tủy xương, viêm khớp và những mô mềm bao xung quanh khớp. Những
xương thường bị tổn thương là xương chày, xương cẳng chân, xương đùi, đốt sống
vùng cổ ngực, xương cánh. Viêm khớp hông – đùi, khớp gối, khớp cánh, viêm cột
sống có thể dẫn đến liệt nhẹ rồi bại liệt, viêm gân khớp thường thấy ở xương ức. Có
rất nhiều dịch viêm vùng dưới xương ức. Gan sưng có màu xanh của mật.
* Thể u hạt (coligranuloma)
Thường xảy ra ở gà và gà tây, đặc trưng là có nhiều u hạt ở gan, manh tràng, tá
tràng và ở màng treo ruột nhưng không có hiện diện ở lách. Thể này ít xảy ra,
nhưng tỷ lệ chết có thể lên đến 75%. Bệnh tích trên màng thanh mạc rất giống với
những khối u ở bệnh leukosis.
2.2. Khái niệm về sự đề kháng kháng sinh
Khi điều trị một bệnh nhiễm khuẩn bằng kháng sinh sẽ tồn tại mối quan hệ qua lại
giữa ba thành phần: vi khuẩn, cơ thể và kháng sinh.
Kháng sinh

Cơ thể

Vi khuẩn

Hình 2.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa kháng sinh, vi khuẩn và cơ thể
( />

Nếu việc điều trị bằng kháng sinh không thành công thì cần xem xét thất bại này từ
ba yếu tố trên (Bộ Y tế, 2006). Trong mối quan hệ giữa vi khuẩn với kháng sinh thì
sự đề kháng được hiểu là khả năng chống đối của vi khuẩn với kháng sinh và hóa
chất điều trị (Nguyễn Phước Tồn, 2009).
Kháng kháng sinh là hiện tượng vi sinh vật có thể sống sót khi tiếp xúc với kháng
sinh. Có 2 dạng đề kháng của vi khuẩn là đề kháng giả và đề kháng thật.
8


Đề kháng giả có thể do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm hoặc do vi
khuẩn đang ở trạng thái nghỉ (không nhân lên, không chuyển hóa do thiếu oxy, pH
thay đổi…) nên tránh được tác động của kháng sinh hoặc do vật cản, tuần hoàn ứ
trệ, kháng sinh không thấm tới ổ viêm nên vi khuẩn tỏ ra đề kháng.
Đề kháng thật là do vi khuẩn đề kháng tự nhiên với một loại kháng sinh nào đó
hoặc trong quá trình sống vi khuẩn bị đột biến hoặc nhận được gen đề kháng
thông qua biến nạp, tải nạp hoặc tiếp hợp. Vì thế một gen kháng thuốc sẽ tăng
nhanh trong quần thể thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên.
Gen đề kháng có thể nằm trên nhiễm sắc thể, trên plasmid hay trên transposon.
Một plasmid có thể chứa từ một đến nhiều gen đề kháng, ví dụ plasmid R1 chứa
các gen kháng ampicilliin, chloramphenicol, streptomycin, sulfamid. Do đó nhiều
gen kháng thuốc nằm trên plasmid nên rất thuận lợi cho sự chuyển đổi. Nếu vi
khuẩn có thể đề kháng cùng một lúc với nhiều hơn một loại kháng sinh thì vi
khuẩn đã hình thành tính đa kháng và được gọi là siêu vi trùng kháng thuốc. Còn
nếu vi khuẩn đề kháng các loại thuốc giống nhau về cấu trúc thì gọi là sự đề kháng
chéo (Bộ Y tế, 2014).
2.3 Kháng sinh nhóm beta-lactam
2.3.1 Kháng sinh nhóm beta-lactam
Phân nhóm penicillin:
Benzylpenicillin: penicillin G, procaine – penicillin, benzathine – penicillin,
benethamin – penicillin G.

Phenoxypenicillin: penicillin V (uống).
Penicillin kháng penicillinase (chống tụ cầu): oxacillin, cloxacillin, dicloxacillin,,
methicillin, nafecillin.
Aminopenicillin: ampicillin, amoxcillin, bacampicillin, metampicillin.
Carboxypenicillin: carbenicillin, ticarcillin.
Ureidopenicillin (phổ tác dụng rộng): azlocillin, mezlocillin, piperacillin.
Carbapenem: imipenem.
Loại ức chế beta – lactamase: acid clavulanic, sulbactam.
Phân nhóm cephalosporin:
Thế hệ thứ nhất: cephalothin, cefazolin, cephalexin, cefaclor, cefaloridin...
Thế hệ thứ hai: cefamadol, cefuroxim, cefexitin, cefuroxime acetyl, cefmetazol,
cefatetan...
Thế hệ thứ ba: cefotaxim, cefoperazon, ceftriaxon, ceftizoxim, moxalactam,
cefixim, latamoxef (Bộ Y tế, 2014).

9


2.3.2 Cơ chế tác dụng của nhóm kháng sinh nhóm beta-lactam
Thành tế bào là lớp vỏ cứng để bảo đảm hình dạng vi khuẩn và để chịu áp suất thẩm
thấu ở bên trong nên đây là thành phần cần thiết cho sự tồn tại của vi khuẩn. Thành
tế bào của hầu hết vi khuẩn đều cấu tạo bởi peptidoglycan (mucopeptid hay murein).
Kháng sinh beta-lactam là chất diệt khuẩn, nó ức chế tổng hợp thành vi khuẩn do
can thiệp vào sự thành lập peptidoglycan theo các bước sau:
+ Gắn vào receptor chuyên biệt (penicillin binding protein) trên màng bào tương.
+ Ức chế transpeptidase là enzyme thành lập dây nối ngang của peptidoglycan.
+ Hoạt hóa enzyme tự phân giải làm tổn thương thành tế bào vi khuẩn.
(Trần Thị Thu Hằng, 2009).
2.3.3 Cơ chế đề kháng kháng sinh nhóm beta-lactam của vi khuẩn E. coli sinh
ESBL

Vi khuẩn E. coli sinh ESBL đề kháng với kháng sinh nhóm beta-lactam chủ yếu do
(1) enzyme khử hoạt tính thuốc: sự hiện diện của enzyme beta-lactamase phá hủy
vòng lactam hoặc (2) bơm thuốc ra: thuốc được bơm ra ngoài với bơm được mã hóa
bởi gene MexAB-OprM.
Cơ chế enzyme khử hoạt tính thuốc: vi khuẩn sản xuất enzyme có thể thay đổi
hoặc làm giảm tác dụng của kháng sinh, bằng cách này chúng phá hủy hoạt tính của
kháng sinh. Cơ chế này được biết đến nhiều nhất và sớm nhất với penicillinase phá
hủy vòng beta-lactam, biến penicillin thành penicilloic acid, làm mất tác dụng của
thuốc (Nguyễn Thanh Tùng, 2014).

Hình 2.2 Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn (Andersson, 2004)
Cơ chế bơm thuốc ra (efflux pumps): hệ thống bơm thoát dòng có tác dụng
chuyển kháng sinh ra ngoài, làm giảm nồng độ thuốc trong tế bào của vi khuẩn.
Trước đây, cơ chế này được biết đến như là một trong những cơ chế chính của vi
khuẩn đề kháng với kháng sinh nhóm tetracycline (tetracycline, minocycline,
10


doxycycline) mã hóa bởi gene Tet (Tet-pump). Hiện nay, cơ chế này được đề cập
đến như là một cơ chế đề kháng nhiều nhóm kháng sinh (đa đề kháng) với các bơm
được mã hóa bởi các gene MefA/E (đề kháng nhóm macrolides), AmrABOprA, MexXY-OprM và AcrD (đề kháng nhóm aminoglycosides), MexAB-OprM (đề
kháng nhóm beta-lactam), AcrAB-TolC và Mex (đề kháng nhóm flouroquinolones)
(Nguyễn Thanh Tùng, 2014).
2.4 Khái quát về men beta – lactam phổ rộng (Extended – spectrum beta –
lactamase - ESBL)
2.4.1 Sơ lược về beta-lactamase phổ rộng
ESBL là men beta-lactam có khả năng phân hủy các cephalosporin phổ rộng bao
gồm cefotaxime, ceftriaxone và ceftazidime bằng cách phá hủy liên kết oxyimino.
Vì thế, ESBL tác động đến chuỗi oxyimino - beta lactam và góp phần đề kháng
kháng sinh có vòng beta lactam.

Beta-lactamase là loại enzyme được tiết ra bởi vi khuẩn, để phân hủy các liên kết
amid của vòng beta-lactam, gây mở vòng beta-lactam và làm mất tác dụng của
nhóm kháng sinh beta-lactam ( Nguyễn Thanh Bảo, 2009).
Vào năm 1965, lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra gen mã hóa men beta lactamase truyền qua plasmid và định danh là TEM – 1. Sau đó, TEM – 1 đã lan
truyền đến các chủng vi khuẩn Gram âm khác. SHV – 1 có cùng 68% acid amin với
TEM – 1 và thường được tìm thấy ở K. Pneumoniae, chính nó gây ra hơn 20% sự
đề kháng đối với kháng sinh ampiciilin (Datta và Kontomichalou, 1965).
Đầu năm 1979 một nhóm mới của men beta – lactam phổ rộng được phát hiện. Vào
những năm tiếp sau đó, nhiều kháng sinh nhóm beta-lactam mới được phát triển để
đặc chế kháng lại sự thủy phân bởi beta-lactamase. Tuy nhiên, kháng sinh mới xuất
hiện lại kéo theo nhóm vi khuẩn sinh men phân hủy kháng sinh tương ứng. Điển
hình, vào những năm 1980, một trong những kháng sinh mới ra đời là oxyimino –
cephalosporin và được đưa vào sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các trường hợp
nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn Gram âm. Năm 1983, SHV – 2 đã được phát hiện
ở Đức, sự hiện diện của men này gây ra sự đề kháng mạnh đặc biệt với kháng sinh
nhóm oxyimino – cephalosporin. Từ đó những men này được gọi là men betalactamase phổ rộng (Paterson et al., 2003).
Trong những trường hợp điển hình, ESBL có nguồn gốc từ những gen TEM-1,
TEM-2 hoặc SHV-1 bởi sự đột biến, từ đó làm thay đổi hình dạng amino acid xung
quanh hoạt động bên ngoài của các beta – lamtamase này. Một sự mở rộng tác dụng
của kháng sinh beta-lactam dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng thủy phân của ESBL. Số

11


lượng ESBL ngày càng tăng không phải là những chủng TEM hoặc SHV được mô
tả gần đây.
2.4.2 Các loại beta-lactamase phổ rộng
Ngày nay người ta đã khám phá hơn 300 types vi khuẩn sinh ESBL, trong đó có các
type chủ yếu như TEM, SHV, CTX – M, VEB - ... Các gen đa kháng thuốc này
được truyền chủ yếu qua plasmid, transposon và intergrons. Các gen này có thể

truyền ngay giữa các họ Gram âm dẫn đến sự lan truyền nhanh chóng đặc tính đề
kháng kháng sinh (Nguyễn Thanh Bảo và Cao Minh Nga, 2011).
TEM (Temoneria)
TEM – 1 được phân lập từ chủng E coli vào năm 1965 tại Athens, Hy Lạp từ một
bệnh nhân tên là Temoneira. TEM- 1 là β - lactamase thường gặp nhất trong họ vi
khuẩn Gram âm, chủ yếu ở các chủng E. coli và K. Pneumoniae. Ngoài ra, enzyme
này cũng được tìm thấy ở chủng vi khuẩn Gram âm khác. TEM - 1 có khả năng
thủy phân penicillin và cephalosporin thế hệ 1 (cephalothin và cephaloridine),
nhưng không phân hủy các kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3.
(Datta và Kontomichalou, 1965).
TEM – 2 là dẫn xuất đầu tiên của TEM – 1, có sự thay thế axit amin so với
beta – lactamase nguyên thủy.
TEM – 3 được báo cáo đầu tiên vào năm 1989 là loại TEM beta – lactamase bộc lộ
kiểu hình của ESBL. TEM – 3 có khả năng phân giải các cephalosporin phổ rộng
(Sougakoff et al., 1998). Việc thay thế một axit amin tại các vị trí 104, 164, 238 và
240 tạo ra kiểu hình mang gen mã hóa ESBL, nhưng đối với ESBL thường có sự
thay đổi nhiều hơn một axit amin (Bradford PA, 2001). Dựa trên sự kết hợp khác
nhau của các thay đổi, hiện 140 loại TEM đã được mô tả (Jacoby GA et al., 2005).
SHV (Sulphydryl variable)
Các SHV thường được mã hóa qua trung gian plasmid. SHV - 1 là một beta lactamase phổ biến trên vi khuẩn K. Pneumoniae, chúng mang 68% các axit amin
giống với TEM – 1 và thường tấn công các cephalosporin phổ hẹp và hầu hết các
penicillin có hoạt tính chống vi khuẩn gram âm trừ temocillin. SHV - 1 còn chịu tác
dụng của các cephalosporin phổ rộng như cefotaxime, ceftazidime và cefuroxim.
Sự thay thế một acid amin loại glycine ở vị trí 238 thành serine bởi sự đột biến đã
làm gia tăng phổ tác dụng của SHV – 1 nên được đặt là SHV - 2. SHV – 5 cũng do
đột biến thay thế lysine bởi glutamate ở vị trí 240. Cả hai Gly238Ser và Glu240Lys
cũng có thể được tìm thấy trong các loại TEM – ESBL. Các serine ở vị trí 238 có

12



vai trò thủy phân tác dụng của ceftazidime còn vị trí 240 lysine thì thủy phân
cefotaxime (Huang et al., 2004).
Phần lớn các SHV được tìm thấy ở chủng K. Pneumoniae. Tuy nhiên, hiện nay đã
có báo cáo ở các loài E. coli, Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter spp
(Hsueh et al., 2006).
CTX - M & Toho
CTX - M và Toho beta -lactamase là một nhóm ESBL liên quan chặt chẽ với nhau.
Chúng mang gen tương đồng với các enzym TEM và SHV nhưng ít hơn 40%.
CTX - M thường kháng với cefotaxime, Cefepime nhưng còn nhạy cảm với
Ceftazidime và aztreonam.
CTX - M là ESBL phổ biến trên toàn thế giới và đặc biệt phổ biến ở Ấn Độ và
Trung Quốc. Hiện diện ít ở Tây Âu và Bắc Mỹ, nhưng có những báo cáo về sự gia
tăng số các chủng được phát hiện tại các khu vực này.
( />AmpC
AmpC thường được mã hóa trên các nhiễm sắc thể và được phân lập từ các loài vi
khuẩn Gram âm kháng cephalosporin phổ rộng như Citrobacter, Serratia và
Enterobacter. Ngoài ra nó cũng được tìm thấy trên E. coli. Mặt khác, AmpC cũng
có thể được mã hóa trên plasmid. Trái ngược với các ESBL khác, AmpC thủy phân
được các cephalosporin phổ rộng nhưng bị bất hoạt bởi chất ức chế beta –lactamase
như axit clavulanic (Philippon A et al., 2002).
NDM – 1 (New Delhi metallo - β –lactamase)
NDM – 1 được mô tả vào năm 2009 ở Ấn Độ và Pakistan, đây là loại enzyme có
khả năng phân hủy carbapenem rất cao, enzyme này hiện diện phổ biến ở các chủng
E. coli và K. pneumoniae. Tính đến giữa năm 2010, vi khuẩn sinh NDM – 1 đã lan
truyền đến các nước khác bao gồm cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh
(Walsh TR et al., 2011).
Các ESBL khác
Các ESBL này chủ yếu được mã hóa qua trung gian plasmid, chẳng hạn như PER,
VEB, GES, và IBC nhưng không phổ biến và được tìm thấy chủ yếu ở

P. aeruginosa và ở một số vùng địa lý nhất định. PER - 1 được phân lập ở Thổ Nhĩ
Kỳ, Pháp và Italy; VEB - 1 và VEB - 2 trong các chủng từ khu vực Đông Nam Á;
và GES - 1, GES - 2 và IBC - 2 từ Nam Phi, Pháp và Hy Lạp. Ngoài ra, PER - 1
cũng phổ biến ở loài Acinetobacter đa kháng ở Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ
(http:// en Wikipedia. Org/wiki/ Beta – lactamase).
13


2.4.3 Tình hình nghiên cứu E.coli sinh ESBL trên người và động vật
Trong nghiên cứu được tiến hành tại Cộng hòa Séc trên tổng cộng 154 mẫu gà thịt
và 150 mẫu swab phân được kiểm tra, phát hiện được 7/304 mẫu có E. coli sinh
ESBL chiếm tỉ lệ 2,3% (Kolar et al., 2010).
Một nghiên cứu được tiến hành tại Hà Lan trên thịt của 160 con gà phát hiện 158
con nhiễm E. coli sinh ESBL chiếm tỉ lệ 98,75% (Overdevest et al., 2011).
Vào năm 2011, một nghiên cứu tiến hành phân lập 200 mẫu nước tiểu trên người tại
bệnh viện Đại học Y Đài Bắc, Đài Loan phát hiện 134 chủng E. coli sinh ESBL
chiếm tỉ lệ 67% (Hsin – Yi Liua et al., 2011).
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu phân lập từ thịt (đùi gà và thịt băm), sữa tươi, phô mai,
phát hiện được vi khuẩn sinh ESBL lần lượt là chủng E. coli chiếm 44,4% và
K. pneumoniae chiếm 36,5%. Tất cả các mẫu phân lập được đều đề kháng với
ampicillin, cefotaxime, cefazidime, ceftriaxone, aztroenam, tetracycline
(Gundogan and Avci, 2013)
Tại Việt Nam, hiện nay thì vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vi khuẩn sinh ESBL
trên gia cầm. Hầu hết các nghiên cứu chỉ mới tập trung vào các bệnh viện.
Theo thông báo của Bộ Y tế năm 2003, vi khuẩn đường ruột sinh ESBL là nguyên
nhân của 30 – 50% các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện, các chủng đường ruột
sinh ESBL dao động lớn tùy theo khu vực, cao nhất là ở Bệnh viện Chợ Rẫy với
61% các chủng Klebsiella và 52,6% các chủng E. coli có sinh ESBL.
Tác giả Hoàng Thị Phương Dung trong năm 2010 tiến hành nghiên cứu trên 204
chủng vi khuẩn đường ruột tại Bệnh viện Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, phát

hiện 66/204 chủng vi khuẩn sinh ESBL chiếm tỉ lê 32,4%. Trong đó, tỉ lệ vi khuẩn
sinh ESBL cao nhất là E. coli với 71,2% (47/66 chủng), K. pneumoniae với 15,2%
(10/66 chủng) và Enterobacter với 6,1% (4/66 chủng).
Tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, nuôi cấy 148 mẫu vi khuẩn Gram âm,
có 49 chủng sinh ESBL chiếm tỉ lệ 33,1%, trong đó E. coli và Enterobacter chiếm tỉ
lệ cao lần lượt là 55,4% và 33,1% (Phạm Ngọc Kiếu và ctv., 2012).
Theo Lê Văn Vũ (2014) nghiên cứu trên 24 mẫu phân của gà thịt khỏe và gà đẻ
khỏe tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng phát hiện 12 mẫu của gà khỏe nhiễm E.
coli ESBL chiếm 50%. Trong nghiên cứu cũng cho thấy E. coli ESBL kháng
ampicillin và cefaclor (100%), cefuroxime (91%), trimethoprim + sulphamethazol
(97%), nhạy với fosfomycin và amikacin (100%), doxycycline (85%).
Theo Lê Hoàng Nam (2014) nghiên cứu trên 22 con gà khỏe (gà đẻ và gà thịt) tại
tỉnh Trà Vinh phát hiện 15/22 con nhiễm E. coli ESBL tỉ lệ 68,18%. Nghiên cứu
cũng cho thấy E. coli ESBL kháng từ 3 đến 12 kháng sinh và có 13 kiểu đa kháng.
14


×