Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.59 KB, 34 trang )

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP
VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014-2015
(Báo cáo phục vụ Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014)
I - Tổng quan tình hình kinh tế xã hội và phát triển doanh nghiệp
1.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội năm 2014-2015
Tình hình kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế
thế giới phục hồi chậm hơn dự báo; những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh
tế trong nước chậm được khắc phục cùng những vấn đề mới phát sinh tác động
không thuận lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước
và Chính phủ đã nỗ lực chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, địa phương thực hiện
tích cực, đồng bộ các giải pháp, chủ động khắc phục khó khăn để từng bước ổn
định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Tình hình kinh tế xã hội năm 2013 đã có chuyển biến tích cực, đúng
hướng. Trong tổng số 15 chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Quốc hội đề ra trong kế
hoạch năm 2013 có 10 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; 3 chỉ tiêu đạt xấp xỉ kế
hoạch (tốc độ tăng trưởng GDP, tạo việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo); 2 chỉ
tiêu chưa đạt kế hoạch là tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP và tỷ lệ
giảm hộ nghèo. Năm 2013 đã cơ bản chặn được đà suy giảm tăng trưởng từ năm
2010. Tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,42%, cao hơn mức tăng 5,25% của năm
2012, đưa quy mô nền kinh tế lên khoảng 170,4 tỷ USD và thu nhập bình quân
đầu người đạt khoảng 1.900 USD. Lạm phát năm 2013 thấp nhất trong vòng 10
năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm từ 18,13% năm 2011 xuống 6,81%
năm 2012 và năm 2013 được kiểm soát ở mức 6,04%. Chỉ số sản xuất toàn ngành
công nghiệp năm 2013 tăng 5,9%, cao hơn mức tăng năm 20121.
Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định. Chính sách tiền tệ được điều hành linh
hoạt, thận trọng, vừa kiềm chế được lạm phát vừa từng bước hạ lãi suất, ổn định
thị trường tiền tệ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tổng
phương tiện thanh toán (M2) năm 2013 tăng 18,5% so với cuối năm 2012, cao
hơn so với định hướng từ 14-16% cho cả năm 2013. Xử lý nợ xấu của hệ thống


1

Nguồn: Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và tình hình
triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu



2
ngân hàng đã đạt được kết quả bước đầu với việc xử lý được trên 101 nghìn tỷ
đồng nợ xấu bằng dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng2.
Cán cân thương mại thặng dư năm thứ hai liên tiếp. Xuất khẩu tiếp tục duy
trì đà tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra với thị trường ngày càng được mở rộng
và đa dạng hoá, cơ cấu hàng hoá có sự đóng góp ngày càng nhiều của nhóm hàng
công nghiệp chế biến. Hoạt động nhập khẩu, nhất là nhập khẩu máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu phục vụ đầu tư và sản xuất kinh doanh được cải thiện. Kim ngạch
xuất khẩu năm 2013 đạt 132,135 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, nhập siêu
giảm dần, năm 2010 là 12,6 tỷ USD, chiếm tới 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu,
đến năm 2012 đã xuất siêu 749 triệu USD, chiếm 0,7% tổng kim ngạch xuất
khẩu3.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2013 đạt 1.091,1 nghìn tỷ
đồng, bằng 30,4% GDP, vượt kế hoạch đề ra (khoảng 30% GDP). Trong đó, vốn
đầu tư của dân cư và tư nhân là 410,5 nghìn tỷ đồng. Trong điều kiện cạnh tranh
quốc tế ngày càng gay gắt và Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình nhưng
kết quả vận động, thu hút và giải ngân các nguồn vốn ODA vẫn tăng mạnh đã
đóng góp quan trọng làm tăng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tổng vốn
ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2013 đạt 6,431 tỷ USD, tăng 9,07% so với
năm 2012. Trong năm 2013, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm vốn FDI là
22,35 tỷ USD, tăng 35,9% so với năm 2012, số vốn giải ngân đạt khoảng 11,5 tỷ
USD, tăng 9,9%4.
Bước sang năm 2014, mặc dù nền kinh tế duy trì một số dấu hiệu tích cực

của năm 2013 nhưng nhìn chung kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn khó
khăn, tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong ngắn hạn. Khó khăn trong
sản xuất kinh doanh chưa được giải quyết triệt để và ngày càng tác động rõ hơn
đến người dân và doanh nghiệp. Thị trường trong nước chưa phát triển mạnh.
Sức cầu của nền kinh tế tiếp tục duy trì ở mức thấp. Tổng cầu của nền kinh tế tuy
có chuyển biến nhưng vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể. Tổng mức bán lẻ hàng
hoá và dịch vụ (loại trừ yếu tố giá) chỉ tăng 5,7% năm 2013 và 5,1% Quý I/2014,
thấp hơn mức tăng 6,5% của năm 20125. Tốc độ phục hồi sản xuất chậm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 3 tháng đầu năm 2014 duy trì ở mức
tăng thấp 5,2% (cùng kỳ 2013 tăng 5%). Nguồn vốn bị ách tắc trong hệ thống
ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng trong quý
2

Nguồn: Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và tình hình
triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu

3
Nguồn: Như trên.
4
Nguồn: Như trên.
5
Nguồn: Như trên.


3
I/2014 không những chưa có sự cải thiện so với cùng kỳ nằm trước mà còn có
dấu hiệu giảm sút cho thấy nền kinh tế chưa phục hồi rõ nét, nhu cầu tín dụng
cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nền kinh tế còn thấp do khó
khăn về vấn đề giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho và sức cầu thấp của nền kinh tế.
Tổng phương tiện thanh toán đến 20/3/2014 ước tăng 3,56% so với tháng 12 năm

2013, thấp hơn cùng kỳ năm 2013 (3,85%). Tín dụng đối với nền kinh tế đến
20/3/2014 giảm 0,57% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng
0,03%), trong đó dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế bằng VND ước giảm 1,38%6.
Số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động
lớn. Năm 2013 đã có 60,737 doanh nghiệp phải dừng hoạt động, tăng 11,9% so
với 2012. Trong quý I/2014 đã có thêm 16.745 doanh nghiệp phải dừng hoạt
động, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013. Tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc chủ
yếu vào khu vực FDI, trong khi tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp
trong nước còn nhiều hạn chế. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối
doanh nghiệp 100% vốn trong nước là 3,9%, tuy cao hơn năm 2012 nhưng vẫn
thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước7.
Mục tiêu tổng quát Quốc hội đề ra tại Nghị quyết về kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội năm 2014 là: tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát;
tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh
tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải
thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên. Đẩy mạnh
cải cách hành chính; cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó các chỉ tiêu kinh
tế vĩ mô chủ yếu được đề ra là: phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong
nước (GDP) khoảng 5,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập
siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng
7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP; tạo việc làm cho
khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước 5,3% GDP8.
Năm 2014-2015 là giai đoạn quan trọng đảm bảo thực hiện thành công kế
hoạch kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015. Việc thực hiện thành công các mục
tiêu nêu trên đặt ra thách thức to lớn đối với Chính phủ, các Bộ ngành, địa
phương trong đó có vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp ở cả 3 khu
vực DNNN, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài nhà nước.

6


Nguồn: Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và tình hình
triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu

7
Nguồn: Như trên.
8
Các chỉ tiêu được qui định tại Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11/11/2013 của Quốc hội về kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2014.


4
Để đạt được tốc độ tăng GDP khoảng 5,8%, tức là khoảng 4.221,2 nghìn tỷ
đồng năm 2014 đặt ra yêu cầu cho từng khu vực kinh tế như sau: kinh tế nhà
nước tạo ra khoảng 1.374,8 nghìn tỷ; kinh tế ngoài nhà nước đóng góp khoảng
2.083,2 nghìn tỷ đồng và khu vực FDI là 763,2 nghìn tỷ đồng9. Với cơ cấu đóng
góp khoảng gần 50% trong cơ cấu GDP (năm 2012), khu vực ngoài nhà nước
đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP đề ra, đây là thách
thức lớn đối với Chính phủ trong việc tìm ra giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho khu
vực đang gặp nhiều khó khăn này.
Bên cạnh chỉ tiêu đóng góp GDP, các chỉ tiêu tăng trưởng về xuất khẩu,
đầu tư, thu ngân sách cũng đang đặt ra những thách thức lớn đối với khu vực
doanh nghiệp. Cụ thể, để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% năm 2014,
tương đương khoảng 144 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, khu vực doanh nghiệp
trong nước (bao gồm DNNN và doanh nghiệp ngoài nhà nước) cần đóng góp
khoảng 48,76 tỷ USD trong năm 2014, tạo ra thêm 4,46 tỷ USD doanh thu xuất
khẩu so với năm 2013. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2014 theo kế
hoạch của các khu vực kinh tế đặt ra là 1.241,8 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động
vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt chỉ tiêu là 522,4 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư
của DNNN (vốn tự có) là 45 nghìn tỷ đồng. Như vậy, đầu tư của dân cư và khu

vực tư nhân phải huy động thêm trong năm 2014 là 115 nghìn tỷ đồng (năm 2013
khu vực này thực hiện 407,4 nghìn tỷ đồng); chiếm 42,1% trong cơ cấu vốn đầu
tư thực hiện toàn xã hội. Tương tự như vậy chỉ tiêu thu ngân sách năm 2014 đặt
ra là 782,7 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa (chủ yếu từ khu vực doanh nghiệp
chiếm tỷ trọng 75%) đạt 539 nghìn tỷ đồng, tăng thêm 9 nghìn tỷ đồng so với số
ước thực hiện năm 2013 là 530 nghìn tỷ. Ngoài ra, các chỉ tiêu về tổng mức
doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng khoảng
15%, tương đương khoảng 3.000 tỷ đồng; vốn tín dụng đầu tư tăng thêm từ 53,4
nghìn tỷ đồng lên 58,7 nghìn tỷ đồng10 v.v... cũng đang đặt ra các thách thức
không nhỏ trong công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của Chính phủ.
Bối cảnh kinh tế trong nước và nhiệm vụ to lớn đặt ra trong phát triển kinh
tế xã hội năm 2014, năm bản lề đảm bảo việc thực hiện thành công kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, đặt ra thách thức cho Chính phủ và các
Bộ ngành, địa phương trong việc nhận diện ra các khó khăn để có giải pháp phù
hợp nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi
và phát triển để có thể đạt được mục tiêu kế hoạch đặt ra.
9

Tính toán dựa trên các chỉ tiêu được qui định tại Quyết định số 2336/QĐ-TTg ngày 30/11/2013 của Chính phủ
về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
10
Như trên. Riêng tính toán chỉ tiêu về thu ngân sách qui định tại Nghị quyết số 57/2013/QH13 ngày 12/11/2013
về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và Quyết định số 2336/QĐ-TTg ngày 30/11/2013 của Chính phủ về
việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã - hội năm 2014.


5
1.2. Tình hình doanh nghiệp gia nhập, rút khỏi thị trường
1.2.1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có dấu hiệu tăng
trở lại nhưng quy mô vốn đăng ký giảm

Trong giai đoạn 2011-2013, cả nước có thêm 224.200 doanh nghiệp thành
lập mới, chiếm 40,9% tổng số doanh nghiệp được thành lập trong giai đoạn 20
năm từ 1991-2010. Xu hướng tăng trưởng liên tục bị ngắt quãng kể từ năm 2012
khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn. Số lượng doanh nghiệp thành lập
mới giảm từ 83.600 doanh nghiệp năm 2010 xuống còn 77.500 doanh nghiệp
năm 2011, tiếp đó giảm sâu xuống còn 69.800 doanh nghiệp năm 2012, giảm
13.800 doanh nghiệp trong 2 năm11.
Năm 2013, dấu hiệu kinh tế phục hồi và một số khó khăn vĩ mô đã giảm
bớt giúp cho số lượng doanh nghiệp thành lập mới có dấu hiệu tăng trở lại, đạt
76.955 doanh nghiệp (tăng 10% so với năm 2012), nhưng không bằng số lượng
doanh nghiệp thành lập mới của các năm 2009 và 2010. Trong Quý I/2014, cả
nước có hơn 18.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký gần
98 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 17% về số doanh nghiệp và 23% về vốn đăng ký
so với cùng kỳ 2013. Cũng trong Quý I/2014, vẫn còn gần 17.000 doanh nghiệp
gặp khó khăn phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 9,6% so với
cùng kỳ năm trước12. Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, phục hồi tăng trưởng ở mức thấp và thiếu bền
vững.
Biểu 1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 1991-1999
và những năm từ 2000-2013
Đơn vị: Nghìn doanh nghiệp

11
12

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nguồn: Như trên


6


Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Mặc dù số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2013 và Quý
I/2014 có dấu hiệu tăng trở lại so với năm 2012 nhưng số vốn đăng ký năm 2013
chỉ đạt 398.681 tỷ đồng, giảm 14,7% so với 2012 và giảm sâu so với 513.700 tỷ
đồng năm 201113.
Tình hình khó khăn những năm gần đây cũng khiến quy mô vốn đăng ký
bình quân một doanh nghiệp có xu hướng giảm. Năm 2011, bình quân 1 doanh
nghiệp đăng ký với 6,63 tỷ đồng, nhưng đã giảm xuống 5,13 tỷ đồng năm 2013
(chưa tính tới yếu tố lạm phát)14. Qua đó có thể thấy rằng trong thời kỳ khó khăn
và môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro, doanh nghiệp đã thận trọng hơn với
từng đồng vốn bỏ ra, thể hiện qua việc thu hẹp quy mô vốn để nâng cao hệ số an
toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Biểu 2: Quy mô vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp giai đoạn 2006-2013.

13
14

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nguồn: Như trên


7
Nghìn tỷ đồng
600

569.5
473.8


Tỷ đồng
517

489.6

513.7

467.2

500

398.6

400
300
8.06

200
146.3
100
0

8.72
6.13

5.86

2009

2010


6.69

6.63

5.18

3.13
2006

2007

2008

2011

2012

14
12
10
8
6
4
2
0

2013

Số vốn của doanh nghiệp đăng ký thành

lập

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.2.2. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có xu hướng gia tăng
Chất lượng doanh nghiệp đang được sàng lọc trong những năm gần đây.
Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2013 là 60.737
doanh nghiệp, tăng 11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 201115. Số doanh
nghiệp gặp khó khăn phải rút lui khỏi thị trường ngày càng nhiều cho thấy những
thách thức của nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn 2011-2012 đã và đang dần
loại bỏ khỏi thị trường các doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức tồn tại, hoặc
không kịp thay đổi để thích nghi với điều kiện mới.

Biểu 3: Số DN thành lập mới so với số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động

2011
Số DN giải thể, dừng
hoạt động

2012

Số DN đăng ký mới

2013

0

20,000

40,000


60,000

80,000

100,000

DN

15

Nguồn: Như trên


8
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.2.3. Doanh nghiệp ngoài nhà nước là lực lượng chính trong các khu
vực doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế
Về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp ngoài nhà nước
là lực lượng chính trong nền kinh tế, luôn chiếm khoảng 96% tổng số doanh
nghiệp đang hoạt động trong giai đoạn 2010-2012. Cùng với số lượng doanh
nghiệp gia nhập thị trường, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt
động tăng từ 268.831 doanh nghiệp năm 2010 lên 334.562 doanh nghiệp năm
2012.
Tiếp theo là khu vực doanh nghiệp FDI với 7.248 doanh nghiệp đang hoạt
động năm 2010 (chiếm 2,59%) tăng lên 8.976 doanh nghiệp năm 2012 (chiếm
2,59%).
DNNN chiếm tỷ trọng ít nhất, với 3.281 doanh nghiệp đang hoạt động năm
2010 (chiếm 1,17%) giảm còn 3.236 doanh nghiệp năm 2012 (chiếm 0,93%) và

sẽ tiếp tục giảm trong giai đoạn tới do Chính phủ đang đẩy mạnh tái cơ cấu, trọng
tâm là cổ phần hóa khu vực này.
Bảng 1: Số lượng và tỷ trọng doanh nghiệp đang hoạt động

DNNN
DN ngoài
NN
DN FDI
Tổng

2010

2011

Tỷ trọng
Số DN
(%)
3.281
1,17

Tỷ trọng
Số DN
(%)
3.265
1,01

Số DN
3.239

Tỷ trọng

(%)
0,93

268.831
7.248
279.360

312.416
9.010
324.691

334.562
8.976
348.342

96,48
2,59
100

96,23
2,59
100

2012

96,22
2,77
100

Nguồn: Tổng cục Thống kê


1.3. Đóng góp của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội
1.3.2. Đóng góp của doanh nghiệp trong tăng trưởng GDP và tạo việc
làm
Doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể sau khi Luật doanh
nghiệp 2005 ra đời. Về tỷ trọng trong cơ cấu GDP, doanh nghiệp ngoài nhà nước
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, ở mức 48-49% tổng GDP toàn xã hội trong giai
đoạn 2009-2012. Tỷ trọng của khu vực DNNN chiếm thứ 2 nhưng đang có xu
hướng giảm dần theo chương trình cổ phần hóa của Chính phủ. Tỷ trọng trong
GDP của khu vực DNNN giảm từ 37,72% năm 2009 xuống 32,57% năm 2012.


9
Cuối cùng là khu vực doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ trọng thấp nhất, tương đối ổn
định ở mức 17-18% trong giai đoạn 2009-201216.
Có thể thấy doanh nghiệp ngoài nhà nước mặc dù chiếm trên 96% tổng số
doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế nhưng do chủ yếu ở quy mô nhỏ
và vừa, nên tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP của khu vực này chỉ ở mức
49%, chưa tương xứng với quy mô số lượng của khu vực này.
Biểu 4: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo các thành phần kinh tế (%)
60
50
40

%

37.72

49.35


49.27

48.85

47.97

33.46

32.68

DNNN

32.57

DN ngoài NN

30
18.08

18.05

17.69

17.31

20

DN FDI

10

0
2009

2010

2011

2012

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Lao động làm việc trong các khu vực doanh nghiệp tăng nhẹ trong giai
đoạn 2010-2012, tăng từ 9,83 triệu lao động năm 2010 lên 11,08 triệu lao động
năm 2012 (tăng 12,72%). Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là khu vực thu
hút nhiều lao động nhất với 5,98 triệu lao động năm 2010 (chiếm 60,86% tổng số
lao động làm việc tại các khu vực doanh nghiệp) tăng lên 6,76 triệu lao động năm
2012 (chiếm 60,97%). Đứng thứ 2 là khu vực doanh nghiệp FDI, tăng từ 2,16
triệu lao động năm 2010 (chiếm 21,93%) lên 2,72 triệu lao động năm 2012
(chiếm 24,54%). Cuối cùng là khu vực DNNN với 1,69 triệu lao động (chiếm
17,21%) giảm xuống 1,61 triệu lao động năm 2012 (chiếm 14,49%)17. Trong giai
đoạn qua, đã có một lực lượng lớn lao động chuyển từ khu vực DNNN sang khu
vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI do quá trình sắp xếp, tái cơ cấu các
DNNN.
Biểu 5: Lao động tại các khu vực kinh tế
Nghìn lao động

16

Nguồn: Tổng cục
17

Nguồn: Tổng cục

8000
7000
6000
5000
4000
thống3000

thống2000

1000
0

6681

6759

5983
DNNN

1692

2156

2010

2720

2551

1664

2011

1606

2012

DN ngoài NN
DN FDI


10

Nguồn:Tổng Cục Thống kê

Mặc dù số lượng lao động làm việc trong các khu vực doanh nghiệp có
tăng nhưng quy mô lao động bình quân 1 doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 có
xu hướng giảm, từ 35 lao động/DN năm 2010 xuống 32 lao động/DN năm 2012.
Khu vực DNNN có quy mô lao động bình quân 1 DN lớn nhất, bình quân 516 lao
động/DN năm 2010 xuống còn 496 lao động/DN năm 2012. Tiếp đó là DN FDI
với 297 lao động/DN năm 2010 lên 303 lao động/DN năm 2012. Thấp nhất là
khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước với 22 lao động/DN năm 2010 xuống còn
20 lao động/DN năm 201218. Sự chênh lệch đáng kể về quy mô giữa 3 khu vực
kinh tế cho thấy khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động còn manh mún,
nhỏ lẻ so với 2 khu vực còn lại.
Biểu 6: Quy mô lao động bình quân 1 DN tại các khu vực kinh tế
Lao động
600


516

510

496

500
400
297

300

303

283

Dn ngoài NN
DN FDI

200
100

DNNN

22

21

20


2010

2011

2012

0

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

1.3.2. Vốn đầu tư toàn xã hội của các khu vực kinh tế
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện của các khu vực kinh tế tăng qua
các năm, từ 830,3 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 1.091,1 nghìn tỷ đồng năm 2013.
Tuy nhiên, tốc độ tăng giai đoạn 2010-2013 thấp hơn tốc độ tăng của giai đoạn
trước 2006-2010.
Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội của các khu vực kinh tế có nhiều thay đổi
trong giai đoạn 2006- 2013. Khu vực DNNN chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu
18

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán


11
hướng giảm dần từ 45,7% năm 2006 giảm xuống còn 40,37% năm 2013. Tiếp
theo là khu vực doanh nghiệp nhà nước thay đổi không đáng kể, chiếm 38,05%
năm 2006 và chiếm 37,62% năm 2013. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là khu vực
doanh nghiệp FDI. Khu vực này chỉ chiếm 16,21% năm 2006 nhưng tăng mạnh
lên 30,92% năm 2008. Tuy nhiên, sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực này giảm đáng
kể từ 30,92% năm 2008 xuống còn 22% năm 201319.

Biểu 7: Thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân
theo thành phần kinh tế 2006 – 2013 (%)
50%
45%
40%
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%

DNNN
Dn ngoài NN
DN FDI

2006

2007

2008

2009

2010

2011


2012

2013

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

1.3.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của các khu vực doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2010-2012, đóng góp của doanh nghiệp Việt Nam vào
ngân sách nhà nước có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn nhiều so với các năm
trước. Cụ thể năm 2011, đóng góp của doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế là
515,8 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% so với 2010 nhưng năm 2012 thì đóng góp ngân
sách của các doanh nghiệp là 556,9 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 7,9% so với năm
201120.
Về tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế, khu vực DNNN vẫn giữ
ổn định ở mức khoảng 35%-36% qua các năm từ 2010-2012. Trong khi đó, khu
vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm đáng kể từ 40,35% năm 2010 xuống
32,76% năm 2012. Ngược với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, khu vực
doanh nghiệp FDI tăng đáng kể từ 23,31% lên 31,43% cho thấy khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế21.
19

Nguồn: Tổng cục thống kê
Nguồn: Tổng cục thống kê
21
Nguồn: Tổng cục thống kê
20


12


Biểu 8: Đóng góp của các khu vực kinh tế vào ngân sách nhà nước
250,000
Tỷ đồng
199,446
200,000

169,808

182,482

180,260

175,070

169,465
166,102

152,933
150,000
98,119

100,000

50,000

0
2010

N


2011

DNNN

DN ngoài NN

2012

DN FDI

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

1.4. Kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1. Kết quả hoạt động về doanh thu, lợi nhuận
Nhìn chung, tổng doanh thu của các khu vực kinh tế có xu hướng tăng
nhưng lợi nhuận của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp FDI
giảm đáng kể. Cụ thể:
- Doanh thu khu vực DNNN tăng từ 2.167 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên
3.051 nghìn tỷ đồng năm 2012 (tăng 40,7%) , lợi nhuận tăng từ 115,2 nghìn tỷ
lên 170,7 nghìn tỷ đồng (tăng 48,2%)22;
- Doanh thu khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng từ 4.271 nghìn tỷ
đồng năm 2010 lên 5.930 nghìn tỷ đồng năm 2012 (tăng 38,8%) nhưng lợi nhuận
lại giảm đáng kể từ 115,6 nghìn tỷ đồng năm 2010 xuống 68,1 nghìn tỷ đồng
năm 2012 (giảm 41,1%)23.
- Doanh thu khu vực FDI tăng từ 1.418 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 2.476
nghìn tỷ đồng năm 2012 (tăng 74,5%) nhưng lợi nhuận giảm từ 125,4 nghìn tỷ
đồng năm 2010 xuống 120,0 nghìn tỷ đồng năm 2012 (giảm 4,3%)24.
Các số liệu trên cho thấy trình độ và năng lực quản lý của khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế. Trong điều kiện nền
22


Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán
24
Nguồn: Như trên
23


13
kinh tế khó khăn, thị trường suy giảm, khả năng quản lý bao gồm quản lý chi phí
yếu kém của các chủ doanh nghiệp dẫn tới chi phí sản xuất kinh doanh cao, lợi
nhuận sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Biểu 9: Doanh thu, lợi nhuận của các khu vực kinh tế (nghìn tỷ đồng)
Doanh thu

Lợi nhuận

Nghìn tỷ đồng

Nghìn tỷ đồng

7000

160

6000

140
120

100
2476.6

5930.3

3051

2081.3

5697.3

2000

2798.8

3000

1418.8

2167.8

4000

4271.6

5000

80
60
40


1000

20

0

0
2010

2011

2012

Doanh thu DNNN

Doanh thu DN ngoài NN

Doanh thu DNFDI

Lợi nhuận DNNN

Lợi nhuận DN ngoài NN

Lợi nhuận DN FDI

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

1.4.2. Tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ gia tăng đáng kể
Từ năm 2010, ảnh hưởng của khó khăn kinh tế trong nước đã khiến tỷ lệ

doanh nghiệp thua lỗ tăng đáng kể, từ 25,14% năm 2010 lên 65,8% vào hết tháng
9 năm 2013. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi cũng giảm từ 64,12% năm
2010 xuống còn 34,2% vào hết tháng 9 năm 201325.
Thua lỗ nhiều và kéo dài khiến doanh nghiệp rơi vào phá sản, giải thể và
tạm dừng hoạt động. Tình trạng này sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng xấu cho kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung trong thời gian tới.
Biểu 10: Số DN lãi/ lỗ và tỷ trọng doanh nghiệp lãi/lỗ

Biểu:80
70
Tuy
vậy, một số tỉnh có số doanh nghiệp lỗ cao đáng chú ý như Đà Nẵng có
60
3.424 DN tư nhân có lãi trên tổng số 10.229 DN đang hoạt động (33,5%), trong
50
DN có lỗ,
lãi
khi có40tới 6.805 DN tư nhân lỗ (66,5%), ước 6 tháng đầu 2013 có 7.164 DN

DN thua lỗ

30
25
Nguồn:
20 Tổng cục thống kê và Bộ Tài chính (Hội nghị đối thoại về thủ tục thuế, hải quan giữa Bộ Tài chính,
VCCI, Tổng cục thuế, Hải quan, tháng 10/2013)
10
0
2006


2007

2008

2009

2010

2011

2012

13-Sep


14
3.119 DN lãi; Bắc Ninh năm 2011 có 70% doanh nghiệp đang hoạt động có lãi
(khoảng 2.700 DN), thế như năm 2012, số doanh nghiệp có lãi giảm đáng kể, chỉ
còn 850 DN, chiếm 19% số doanh đang hoạt động; Đắk Nông, có 1354 doanh
nghiệp lỗ và 342 doanh nghiệp có lãi (80% doanh nghiệp lỗ, 20% doanh
Nguồn: Bộ Kế h Bộ Tài chính
Nguồn: Tổng Cục Thống kê và Bộ Tài chính

1.5. Một số vấn đề tồn tại trong phát triển của các doanh nghiệp Việt
Nam
Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam có những bước chuyển biến tích cực trong
thời gian qua nhưng sự phát triển này còn nhiều hạn chế. Chất lượng phát triển
của khu vực này vẫn còn ở mức thấp và cần được hỗ trợ để cải thiện.
1.5.1. Quy mô doanh nghiệp vẫn chủ yếu là nhỏ và vừa
Mặc dù phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp xét về tổng thể nhưng

phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đến nay chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa.
Bảng 2: Tỷ lệ doanh nghiệp năm 2012 phân theo quy mô lao động
Đơn vị tính: (%)

Tổng số

Tổng số
DN
đang hoạt
động
100,0

DN
lớn
2,3

Tỷ lệ
DN siêu nhỏ,
nhỏ và vừa
Siêu
(DNNVV)
nhỏ
97,7
68,7

Chia ra
Nhỏ

Vừa


27,1

1,9

Phân theo loại hình kinh tế
- DN NN

100,0

40,7

59,3

3,5

39,9

16,0

- DN ngoài NN

100,0

1,4

98,6

70,6

26,4


1,6

- DN FDI

100,0

21,6

78,8

22,8

47,1

8,9

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Nếu xét về qui mô lao động, trong tổng số doanh nghiệp đến 2012 của tất
cả các khu vực kinh tế thì DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tới 97,7%.
Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước thì DNNVV cũng chiếm đa số với tỷ lệ
lên đến 98,6%. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% trong
tổng số các doanh nghiệp ngoài nhà nước.


15
Nếu xét về qui mô vốn cũng tương tự với bức tranh về lao động, trong đó
tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ và vừa chiếm đến 94,8%. Số doanh nghiệp
có qui mô vốn vừa chỉ đạt 17,6% đối với khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.

1.5.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp ngoài
nhà nước còn thấp, cần được cải thiện
Bảng 3 dưới đây so sánh về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi
nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh của các khu vực doanh nghiệp. Số liệu cho
thấy hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp ngoài nhà nước còn rất thấp mặc dù
khu vực này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh nghiệp nói chung ở một số
chỉ tiêu cơ bản (số lượng doanh nghiệp chiếm 96,5%; số lao động 60,97%; doanh
thu 51,6%). Điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khu vực này
còn thấp do các yếu tố như quy mô vốn, năng lực quản lý, điều hành, khả năng
công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường đều thấp hơn so với DNNN và DN FDI.
Bảng 3: Tỷ suất lợi nhuận của các khu vực doanh nghiệp
Đơn vị tính: %
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Năm
DNNN
DN ngoài NN
DN FDI

2010
5,31
2,71
8,84

2011
5,18
1,48
5,06

2012
5,59

1,15
4,85

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sxkd
2010
2,87
1,86
6,58

2011
2,98
1,11
4,41

2012
3,17
0,86
4,43

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

1.5.3. Thị trường trong nước phát triển chậm, nguy cơ mất thị phần gia
tăng
Sau giai đoạn giảm sút, thị trường hàng hóa dịch vụ trong nước và xuất
khẩu năm 2013 có dấu hiệu phục hồi nhưng ở mức chậm. Ở trong nước, sức mua
của người dân vẫn chưa phục hồi, giá cả một số hàng hóa xuất khẩu giảm, thị
trường xuất khẩu gặp khó khăn do hàng rào kỹ thuật của các nước dựng lên ngày
càng gia tăng.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 2 tháng đầu năm 2014
tăng thấp, chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 201326. Chỉ số tồn kho ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao: tại thời điểm 12/2013
tăng 10,2% và Quý I/2014 tăng 13,4%. Trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho
cao như: chế biến sữa, sản xuất đường (tăng 44-46%); sản xuất da và sản phẩm
liên quan (tăng 53%); thuốc, hóa dược và dược liệu (tăng 61%). Chỉ số sử dụng
26

Nguồn: Tổng cục thống kê


16
lao động của các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm 01/12/2013 chỉ tăng 0,8%
phản ánh các hoạt động sản xuất kinh doanh còn đang ở mức cầm chừng, chưa
được mở rộng. Sức cầu của nền kinh tế tiếp tục duy trì ở mức thấp. Tổng mức
hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 chỉ tăng 12,6% và là
mức tăng thấp nhất trong vòng bốn năm trở lại đây. Quý I/2014 chỉ tăng thấp ở
mức 10,2% so với cùng kỳ năm trước27.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt
132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 201228. Tuy nhiên thị phần xuất khẩu chủ
yếu đóng góp bởi khu vực doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp trong nước chỉ
chiếm tỷ trọng 33% với mức tăng trưởng thấp 3,5% so với năm 2012. Trong khi
đó các doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng tới 61,4% và tăng
26,8%. Xuất khẩu của khu vực này trong những năm gần đây luôn tăng mạnh,
mức tăng năm 2011 tăng 41%; năm 2012 tăng 31,1%; năm 2013 tăng 22,4%.
Về thị trường bán lẻ, kinh tế ngoài nhà nước hiện tham gia hoạt động kinh
doanh trên thị trường trong nước với tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ nước ngoài
hiện chiếm tỷ trọng đến 40% với sự có mặt của nhiều tập đoàn phân phối hàng
đầu như: Metro (Đức), Casino (Pháp), Lion (Malaysia), Lotte (Hàn Quốc), Aeon
(Nhật) cùng nhiều thương nhân Trung Quốc. Các doanh nghiệp thương mại có
vốn đầu tư nước ngoài này đang phát triển mạnh do có tiềm lực tài chính dồi dào,

thương hiệu nổi tiếng và kinh doanh bài bản.
Bên cạnh đó, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ từ 1/1/2015 khi
Việt Nam gia nhập WTO cùng với mức thuế quan giảm xuống 0% đối với nhiều
mặt hàng nhập khẩu trong thời gian tới khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là những áp lực lớn cho các doanh nghiệp
trong nước duy trì thị phần và mở rộng thị trường trong thời gian tới. Thị trường
của doanh nghiệp Việt Nam cơ bản vẫn manh mún, nhỏ lẻ, thực hiện thương mại
theo hình thức truyền thống. Thương mại hiện đại như mua bán qua siêu thị,
thương mại điện tử, mua hàng trực tuyến… chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguy cơ mất thị
trường ngay trên sân nhà đang hiện hữu với làn sóng “thôn tính” của các doanh
nghiệp FDI đối với các doanh nghiệp và thương hiệu Việt Nam.
1.5.4. Khả năng hấp thụ vốn thấp, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
Trong giai đoạn 2011-2013, chính sách tiền tệ về cơ bản được điều hành
linh hoạt, chặt chẽ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Lãi suất
cho vay tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm dần nhằm tháo gỡ
27
28

Nguồn: Như trên
Nguồn: Như trên


17
khó khăn cho doanh nghiệp. Tỷ trọng các khoản dư nợ có lãi suất cao đã được
giảm xuống. Đến cuối năm 2013, tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VNĐ cụ thể có
mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 31,91%; từ 10-13%/năm là 48,37%, từ 1315%/năm là 13,42%; trên 15%/năm chiếm tỷ trọng 6,3%. Cơ cấu tín dụng tiếp
tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo
chủ trương của Quốc hội, Chính phủ29.
Mặc dù lãi suất giảm nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp.
Tăng trưởng tín dụng đến 20/3/2014 ước chỉ tăng 0,61% so với tháng trước và

giảm 0,57% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 0,03%). Đặc biệt,
tín dụng cho các DNNVV tăng trưởng rất chậm (cả năm 2013 ước chỉ tăng
0,95% so với cuối năm 2012). Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng không những
chưa có sự cải thiện so với cùng kỳ nằm trước mà còn có dấu hiệu giảm sút.
Thực tế này cho thấy nền kinh tế chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét,
nhu cầu tín dụng cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nền kinh tế
còn thấp do khó khăn về vấn đề giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho và sức cầu thấp
của nền kinh tế. Doanh nghiệp có xu hướng co cụm hoặc e ngại vay vốn, mở
rộng sản xuất dẫn đến tình trạng dư thừa tín dụng của các ngân hàng.
Biểu 11: Tăng trưởng tín dụng hàng năm giai đoạn 2006-2013.

2014*: Số liệu tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán tháng 01/2014, tăng trưởng tín dụng Quý 1/2014.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng. Doanh nghiệp muốn được vay vốn ngân hàng phải có hồ sơ pháp lý;
tài chính và hoạt động sản xuất - kinh doanh; vay vốn; tài sản đảm bảo... nhưng
rào cản vướng nhất là hồ sơ về tài sản đảm bảo.
Số lượng DNNVV, đại diện chủ yếu cho khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước, còn dư nợ tại các tổ chức tín dụng liên tục giảm trong các năm gần đây:
29

Đến cuối năm 2013, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 18%, lĩnh vực xuất khẩu
tăng 3,65%; công nghiệp hỗ trợ tăng 12,52%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 26,94% so với cuối
năm 2012.


18
năm 2011 là 126.245 DN; 2012 là 126.030 DN; đến 30/09/2013 là 124.996 DN,

giảm 1.249 DN so với thời điểm 31/12/2011. Tổng dư nợ cho vay cũng giảm: tại
thời điểm 31/12/2012 là 643.382 tỷ đồng; đến 30/09/2013 là 637.114 tỷ đồng,
giảm 6.268 tỷ đồng30.
Các giải pháp chính sách của ngân hàng Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn
cho khu vực doanh nghiệp về xử lý nợ xấu, giảm rào cản về điều kiện tín dụng
chưa phát huy được tác dụng. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng từ
4,08% (cuối năm 2012) đến 4,73% tổng dư nợ tín dụng vào tháng 10/2013.
Trong thời gian vừa qua doanh nghiệp đã thế chấp hết các tài sản đã có và
hiện nay không thể dùng hàng tồn kho làm tài sản thế chấp để đảm bảo cho vay
nữa. Vì vậy trong khi số lượng và dư nợ tín dụng của DNNVV giảm thì tổng giá
trị tài sản đảm bảo cho dư nợ tăng liên tục: 2011 là 994 nghìn tỷ đồng (chiếm
161% dư nợ); 2012 ở mức 1.058 nghìn tỷ đồng (chiếm 164% dư nợ); tại thời
điểm 30/9/2013 đạt 1.138 nghìn tỷ đồng (chiếm 178% dư nợ)31. Thêm vào đó,
bảo lãnh vay vốn không phát triển32. Vì vậy dù lãi suất cho vay hạ, nguồn vốn
của ngân hàng có thừa, doanh nghiệp vẫn khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay
cho đầu tư, sản xuất kinh doanh trong bối cảnh sức mua của thị trường, tồn kho
chưa cải thiện nhiều.
II- Tình hình triển khai các giải pháp của Chính phủ và một số vấn đề
đặt ra trong công tác phát triển doanh nghiệp giai đoạn tới
2.1. Đánh giá chung
Kể từ năm 2010 đến nay, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp quy
mô nhỏ và vừa trải qua một giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã không
duy trì được sản xuất kinh doanh dẫn tới tình trạng ngừng hoạt động, giải thể phá
sản.
Trước bối cảnh đó, Đảng, Chính phủ đã nỗ lực tập trung, quyết liệt trong
việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh
nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển. Hàng loạt các Nghị quyết, văn
bản luật, chính sách được ban hành quy định các giải pháp đồng bộ từ ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, điều chỉnh lãi suất cho đến các hành động cụ

thể như giãn, giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường đầu ra, hỗ trợ tiếp cận vốn,
30

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
32
Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại, từ năm 2012 đến nay 9/2013
không có DNNVV được bảo lãnh để vay vốn.
31


19
mặt bằng sản xuất kinh doanh v.v…đã phần nào tháo gỡ các khó khăn cho cộng
đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực ngoài nhà
nước. Cụ thể hơn, ngày 7/9/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1231/QĐTTg phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 nhằm đưa ra
một loạt các nhóm giải pháp, chương trình cụ thể để hỗ trợ DNNVV. Đánh giá
chung về tình hình triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ trong giai vừa
qua như sau:
- Sự quan tâm tới hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt
là DNNVV ngày càng được nâng cao, thể hiện qua các chính sách, chương trình
hỗ trợ khu vực này. Tuy nhiên, sự quan tâm đó tại các địa phương còn chưa đồng
đều, chưa tương xứng với vai trò của khu vực này.
- Môi trường kinh doanh, khung pháp lý hoạt động cho doanh nghiệp ngày
càng được chú trọng, cải thiện. Các địa phương có nhiều hành động cụ thể, tích
cực nhằm thu hút đầu tư, đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính thông qua cơ
chế 1 cửa, giảm thiểu thanh, kiểm tra chồng chéo giữa các cơ quan để thuận lợi
cho doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt trong các lĩnh vực thuế, đất đai, xây dựng.
- Các chương trình hỗ trợ thực hiện ở các tỉnh phần nhiều mang tính rời
rạc, theo nhiệm vụ với cách làm truyền thống mà chưa có sự chủ động, liên kết
giữa các chương trình. Các chương trình mang tính tuyên truyền, phổ biến thông

tin được triển khai tốt, tích cực (như Chương trình đào tạo nguồn nhân lực,
chương trình hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại cho DNNVV, chương trình hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp). Một số chương trình với sự phức tạp hơn, đòi hỏi
sự chủ động hơn (như các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới khoa học
công nghệ, bảo lãnh tín dụng…) còn triển khai chậm, số lượng doanh nghiệp tiếp
cận được rất hạn chế.
- Hầu hết các tỉnh thiếu công cụ để đánh giá tác động của chương trình hỗ
trợ tới sự phát triển của doanh nghiệp. Báo cáo từ các chương trình chỉ dừng lại ở
tình hình thực hiện, số lượng doanh nghiệp, số lượng lao động được hưởng lợi từ
chương trình chứ chưa có phân tích đánh giá tác động, hiệu quả mà các chương
trình hỗ trợ mang lại cho doanh nghiệp.
Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách cụ thể như sau:
2.1.1. Môi trường kinh doanh đã có những cải thiện đáng kể tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
Sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực, doanh nghiệp
Việt nam đã có những bước tiến vượt bậc về cả số lượng và quy mô như đã phân
tích ở trên. Các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong gia nhập thị trường, triển khai
các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh. Các quy định về thuế cũng được hoàn


20
thiện trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế giá trị gia tăng năm
2008.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả tích
cực, các quy định trên bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, không phù hợp với sự phát
triển của doanh nghiệp. Chính phủ đang tiến hành sửa đổi các Luật trên để tạo
môi trường thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đang được
gấp rút hoàn thiện để giải quyết những hạn chế như: lĩnh vực, địa bàn khuyến
khích đầu tư quy định còn dàn trải, thiếu tính thống nhất và chưa thực sự hướng

mạnh vào việc thu hút các dự án đầu tư có chất lượng và hiệu quả; các quy định
về điều kiện và thủ tục đầu tư, kinh doanh còn thiếu tính minh bạch, thiếu khả thi
và đồng bộ, chưa thực sự tạo lập được một mặt bằng pháp lý bình đẳng cho nhà
đầu tư trong nước và nước ngoài, chưa tương thích với thông lệ quốc tế tốt nhất
đồng thời chưa có cơ chế để đảm bảo thực hiện một cách nhất quán và hiệu quả
các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Dự kiến dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ
trình Quốc hội vào tháng 5/2014 và theo kế hoạch sẽ được Quốc hội thông qua
vào tháng 11/2014, có hiệu lực từ 1/7/2015.
Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) số 31/2013/QH10 được Quốc hội thông
qua và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2014, trong đó một số nội dung quan trọng
được sửa đổi theo hướng tạo điều kiện cho DNNVV như: (i) hàng hóa, dịch vụ
của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu trở
xuống thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; (ii) quy định cụ thể hơn về cách
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp
trên giá trị gia tăng (cách xác định, đối tượng áp dụng, tỷ lệ % để tính thuế GTGT
theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng theo từng trường hợp).
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH10 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội thông qua và có hiệu
lực thi hành từ 1/1/2014, trong đó quy định: (i) Mức thuế suất phổ thông là 22%.
Riêng doanh nghiệp có doanh thu bình quân năm dưới 20 tỷ đồng thì áp dụng
thuế suất 20% kể từ ngày 1/7/2013; (ii) bổ sung chính sách ưu đãi thuế đối với
lĩnh vực khoa học và công nghệ, công nghệ cao … để khuyến khích, hỗ trợ doanh
nghiệp đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, một loạt các văn bản Luật liên quan khác như: dự thảo Luật
Phá sản (sửa đổi), Luật Hải quan (sửa đổi), Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi),
Luật Đầu tư công, Luật quản lý ngoại thương, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà
nước vào sản xuất, kinh doanh v.v… đều đang được gấp rút hoàn thiện để trình
Quốc hội ban hành nhằm hoàn thiện một bước môi trường kinh doanh cho doanh
nghiệp.

2.1.2. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn


21
Lãi suất đã được điều chỉnh giảm đáng kể nhưng tiếp cận tín dụng từ hệ
thống ngân hàng thương mại vẫn còn hạn chế
Trong giai đoạn 2011-2013, NHNN đã điều hành lãi suất theo hướng phù
hợp với diễn biến lạm phát, thị trường tiền tệ, kểm soát và điều tiết lãi suất thị
trường ở mức hợp lý nhằm đảng bảo khả năng huy động vốn của TCTD, góp
phần ổn định thị trường tiền tệ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.
Từ năm 2011, NHNN đã thực hiện 08 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất
điều hành của NHNN; theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống còn
7%/ năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống còn 5%/năm, lãi suất
qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt
trong thanh toán bù trừ giảm từ 15%/năm xuống còn 8%/năm.
Mặc dù lãi suất được điều chỉnh giảm nhưng số lượng DNNVV tiếp cận tín
dụng tính đến ngày 30/9/2013 chỉ đạt 124.996 DN trên tổng số 348.342 DN đang
hoạt động (đến cuối năm 2012), chiếm 35,8%, Bảng 4 dưới đây cho thấy tình
hình tiếp cận tín dụng và tình hình nợ xấu của khu vực DNNVV tại các ngân
hàng thương mại giai đoạn 2011-2013:
Bảng 4. Kết quả đầu tư tín dụng đối với các DNNVV giai đoạn 2011-2013:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Tổng số DNNVV còn dư nợ
2. Tổng số dư nợ tín dụng DNNVV
2.1. Phân loại theo thời hạn cho vay
- Ngắn hạn
- Trung hạn

2.2. Phân loại theo tiền
- VNĐ
- Bằng ngoại tệ ( quy VNĐ)
2.3 Nợ xấu
3.Tổng giá trị TSĐB đảm bảo cho
tổng dư nợ DNNVV

31/12/2011
126.245
615.514.202
615.514.202
401.627.514
213.886.689
615.514.202
511.554.755
103.959.448
23.977.821
994.209.821

31/12/2012
30/09/2013
126.030
124.996
643.382.299
637.114.448
643.382.299
637.114.448
425.643.779
428.081.243
217.738.520

209.033.205
643.382.299
637.114.448
552.589.648
562.774.437
90.792.650
74.340.011
32.396.974
36.167.841
1.057.977.558 1.138.425.679

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tuy nhiên, trong tổng dư nợ thì chủ yếu các doanh nghiệp vay ngắn hạn
nhằm cung ứng vốn lưu động trong kinh doanh như: mua nguyên vật liệu sản
xuất, chi trả lương…, với đặc điểm vòng quay thu hồi vốn nhanh. Đối với các
khoản vay trung, dài hạn chủ yếu nhằm tài trợ cho các nhu cầu đầu tư mua sắm
thiết bị máy móc, đổi mới dây chuyền công nghệ.
- Về chất lượng tín dụng:


22
Nợ xấu của các DNNVV từ năm 2011-2013 đã tăng cả về giá trị lẫn tỷ lệ
trên tổng dư nợ. Nợ xấu của các DNNVV đă tăng từ 23.977 tỷ đồng năm 2011
lên 32.397 tỷ đồng năm 2012 và tại thời điểm 30/9/2013 là 36.168 tỷ đồng. Về tỷ
lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2011 là 3,9%, năm 2012 là 5%, thời điểm
30/9/2013 là 5,7%33. Vấn đề khó khăn trong hoạt động của các DNNVV cũng
làm giảm khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.
- Về tổng giá trị tài sản đảm bảo của các DNNVV:
Tổng giá trị tài sản đảm bảo cho dư nợ của các DNNVV đã tăng liên tục

qua các năm từ 2011-2013. Tổng giá trị đảm bảo cho dư nợ của các DNNVV
năm 2011 là 994 nghìn tỷ đồng (chiếm 161% dư nợ). Đến năm 2012 tăng 64 tỷ
đồng so với 31/12/2011 và ở mức 1.058 nghìn tỷ đồng (chiếm 164% dư nợ). Tại
thời điểm 30/9/2013 tổng giá trị tài sản đảm bảo đạt 1.138 nghìn tỷ đồng (chiếm
178% dư nợ) và tiếp tục tăng 80 tỷ đồng so với 31/12/201234. Tuy nhiên, nếu
đánh giá lại theo giá thị trường, thời điểm hiện nay thì giá trị tài sản đảm bảo sẽ
giảm thấp hơn nhiều và khó có khả năng xử lý do tài sản có đặc thù và khả năng
thanh khoản của nền kinh tế từng thời kỳ.
Hoạt động bảo lãnh chưa được triển khai hiệu quả, số lượng doanh
nghiệp, đặc biệt là DNNVV được bảo lãnh còn rất hạn chế:
- Về bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển cho DNNVV vay vốn tại NHTM:
ngày 10/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 03/2011/QĐ-TTg
về Quy chế bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM thay thế Quyết định số
14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số 60/2009QĐ-TTg sửa đổi,
bổ sung Quyết định 14/2009/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng
đã ban hành Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 thay thế Quyết
định số 193/2011/QĐ –TTg ngày 20/12/2011 về quy chế thành lập, tổ chức và
hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV nhằm tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp hơn. Chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ra đời từ năm 2001 và
được kỳ vọng sẽ tháo gỡ bớt khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận vốn tín dụng.
Tuy nhiên, hơn 10 năm từ khi có Quy chế, hiện nay cả nước mới chỉ có 11
tỉnh, thành phố thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV và hoạt động của
các Quỹ bảo lãnh tín dụng này còn rất hạn chế, rất ít các DNNVV được bảo lãnh.
Hoạt động bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM do Ngân hàng Phát
triển Việt Nam thực hiện còn khiêm tốn. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước
tính đến tháng 9/2013, tổng dư nợ tín dụng của DNNVV tại các ngân hàng
33
34

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nguồn: Như trên


23
thương mại là hơn 637 nghìn tỷ đồng. Trong khi số dư bảo lãnh được Ngân hàng
Phát triển Việt Nam chấp thuận chỉ ở mức 2,4 nghìn tỷ đồng (chiếm 0,37%) cho
thấy Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa quan tâm tới DNNVV.
Bảng 5. Số liệu cho vay có bảo lãnh cho các DNNVV của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam
Đơn vị: Doanh nghiệp, Tỷ đồng

Năm

2011
2012
9/2013

Bảo lãnh của NHPT
Tổng
số tiền
Số DN thông
Số dư
được
báo
bảo
chấp
chấp
lãnh
nhận
thuận

cuối
bảo
bảo
kỳ
lãnh
lãnh
(tỷ
(DN)
(tỷ
đồng)
đồng)
(1)
(2)
(3)
5
33
2.536
0
0
2.047
0
0
2.432

Cho vay của NHTM
Số
doanh
nghiệp
được
chấp

nhận
cho vay
(DN)
(4)
12
0
0

Tổng
tiền ký
HĐTD
(tỷ
đồng)

Dư nợ
cuối
kỳ
(tỷ
đồng)

(5)
80
0
0

(6)
1.174
1.119
1.009


Số tiền
NHPT
trả thay
lũy kế
(tỷ
đồng)

Số tiền
NHPT
từ chối
trả thay
luỹ kế
(tỷ
đồng)

(7)
111
236
272

(8)
153
168
188

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ngoài nhà nước tiếp cận tín dụng thông
qua Quỹ Phát triển DNNVV
Hiện nay, chủ yếu nguồn tín dụng cho doanh nghiệp là vốn tự có của
doanh nghiệp và từ vốn vay của các ngân hàng thương mại. Giai đoạn kinh tế khó

khăn vừa qua đã bộc lộ nhiều bất cập khi các doanh nghiệp gần như không thể
tiếp cận các nguồn vốn khác ngoài vốn vay từ ngân hàng thương mại. Do đó, việc
tăng cường các nguồn vốn khác để doanh nghiệp có nhiều kênh tiếp cận là một
trong những giải pháp tăng cường hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Ngày 17/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 601/QĐ-TTg
về việc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhằm mục
tiêu hỗ trợ các DNNVV có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi thuộc
lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp
phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Hiện nay, Chính phủ
đang hoàn thành các thủ tục để Quỹ đi vào hoạt động.


24
2.1.3. Các hoạt động hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ
mới trong doanh nghiệp được tăng cường đẩy mạnh nhưng triển khai vẫn còn
chậm, số lượng doanh nghiệp tiếp cận các chương trình còn ít
Trong giai đoạn qua, hàng loạt những chính sách, chương trình nhằm
khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất kinh doanh đã được Chính phủ ban hành. Trong số 9 chương trình
quốc gia về phát triển khoa học công nghệ đã được phê duyệt, có một số chương
trình, hoạt động liên quan nhiều đến hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như Chương
trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 202035; Chương trình hỗ trợ phát
triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-201536, Chương trình quốc gia nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến
năm 202037.v.v.
Những chính sách, chương trình trên là một trong những giải pháp rất quan
trọng để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, nâng cao hàm lượng tri thức,
giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ để có thể trụ vững trong bối cảnh khó khăn
hiện nay của nền kinh tế. Nhiều chính sách đã đem lại tác động thuận lợi cho

doanh nghiệp như với chính sách đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, trong giai
đoạn 2011-2013 đã có hơn 50.000 đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, trong đó có
hơn 24.000 lượt doanh nghiệp được tư vấn và hơn 36.000 đơn vị được cấp bằng
bảo hộ; các hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua 3 kỳ Techmart (20112013) trong nước đã thu hút hơn 1000 đơn vị tham gia với tổng giá trị ký kết là
2.232 tỷ đồng; các khóa đào tạo về tiêu chuẩn hóa, năng suất chất lượng cũng
được tích cực tổ chức nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về năng suất chất
lượng; đào tạo bồi dưỡng kiến thức và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng
và áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất
lượng.
Tuy nhiên, phần lớn các Chương trình này được xây dựng và phê duyệt
trong giai đoạn 2010-2011 và đang trong giai đoạn bắt đầu triển khai thực hiện
nên kết quả chưa được thể hiện rõ và tác động đến các doanh nghiệp chưa nhiều.
Cụ thể như Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015
được phê duyệt theo Quyết định số 2204/QĐ-TTg được sự quan tâm lớn của
cộng đồng doanh nghiệp, nhưng tính đến tháng 8/2013, Chương trình mới chỉ
phê duyệt triển khai 11 dự án áp dụng sáng chế. Tuy nhiên, 11 dự án trong 3 năm
triển khai là chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của hơn 400.000 doanh nghiệp
đang hoạt động. Hoặc sau 6 năm triển khai Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh
35

Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010.
Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010.
37
Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 31/5/2010.
36


25
nghiệp khoa học công nghệ, tính hết tháng 6/2013, cả nước chỉ có 62 doanh
nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp Khoa học và công nghệ và có

khoảng 40 doanh nghiệp đang thẩm định hồ sơ.
2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị cho doanh
nghiệp
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV đã nhận được
sự ủng hộ, quan tâm của các Bộ, tổ chức hiệp hội và sự đồng thuận của cộng
đồng DNNVV. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV đã
tạo được sự phát triển lớn về chiều rộng và từng bước hướng vào đào tạo có trọng
tâm, trọng điểm và vào chất lượng đào tạo. Trong 3 năm 2011-2013, kết quả từ
hoạt động này như sau:
Bảng 6. Kết quả chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực 2011-2013

Số khóa đào
tạo
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Cộng

189
928
900
2.017

Số học viên

7.636
38.974
35.838
72.448


Kinh phí
NSTW hỗ trợ
(triệu đồng)
10.814
41.258
41.071
93.143

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Một kết quả rõ nét là hầu hết các học viên đều cho rằng, khả năng và năng
lực kinh doanh của họ được cải thiện đáng kể sau khi tham dự các khóa đào tạo.
Sự tự tin trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp là tiến bộ rõ rệt nhất. Chương trình này đã góp phần tạo sự chuyển biến
tích cực về nhận thức của các cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp về hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch, chiến
lược đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Hoạt động đào tạo triển khai tại
các đơn vị bước đầu mang lại hiệu quả và tác động nhất định cho các học viên,
đặc biệt là học viên tại các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn tham gia
tích cực các khóa đào tạo.
Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai, chương trình đã bộc lộ một số hạn chế
chính như sau: ngân sách dành cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
cho DNNVV còn hạn hẹp, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đào tạo của các
DNNVV; nội dung của các khóa đào tạo mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản
về khởi sự doanh nghiệp, cũng như những kiến thức tổng quan về quản lý doanh
nghiệp. Nội dung thiết kế còn khá đơn giản, phương pháp giảng dạy còn đơn
điệu, thời gian thảo luận, giải đáp vướng mắc còn chưa nhiều; tổ chức có nhiệm



×