Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TÁI CƠ CẤU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.42 KB, 29 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH TÁI CƠ CẤU
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn
Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN, Trưởng nhóm nghiên cứu
TS. Trần Thị Thanh Tú, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN
TS. Đinh Xuân Cường, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN
TS. Lại Anh Ngọc, Trường ĐH Paris 1 Panthéon Sorbonne, Pháp
Ths. Phạm Bảo Khánh, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam

Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh
lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong bối cảnh tái
cơ cấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung vốn chủ sở hữu
và tỷ lệ sở hữu tư nhân có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời
của các NHTM. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến khả
năng sinh lời của ngân hàng (NH). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng
đồng nhất với các nghiên cứu trước (Nguyen, Tran & Pham, 2014) về
tác động cùng chiều của quản trị công ty đến khả năng sinh lời của các
NHTM. Các phát hiện về tác động của cấu trúc sở hữu và quản trị công
ty đến khả năng sinh lời của các NHTM ở Việt Nam trong nghiên cứu
này có nhiều tương đồng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài về tác động của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty đến khả năng
sinh lời của các NHTM ở Kenya, Trung Quốc, Malaysia (Rokwaro,
2013, Wen, 2010, Kim và cộng sự). Từ các kết quả trên, một số gợi ý
chính sách đã được đưa ra, bao gồm: (i) Khuyến khích các cổ đông lớn
tham gia hội đồng quản trị (HĐQT) nhằm giảm mâu thuẫn lợi ích trong
các NHTM; (ii) Khuyến khích tăng cường sở hữu tư nhân trong các
NHTM nhằm tăng khả năng sinh lời;(iii) Thúc đẩy cải thiện quản trị
213



công ty trong các NHTM theo thông lệ quốc tế và;(iv) Đẩy mạnh xử lý
nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam.
Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, tái cơ cấu, ngân hàng, quản trị công ty,
nợ xấu.
1. Giới thiệu
Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam được ban hành
theo Quyết định số 254/QÐ-TTG, ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính
phủ: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015»,
trong đó, trọng tâm là tái cơ cấu các ngân hàng. Đề án này (Đề án 254)
đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và các mục tiêu cụ thể đến
năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình
thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam trong giai
đoạn 2011-2015. Riêng đối với các NHTM, đề án chia các ngân hàng
thành 02 nhóm đối tượng: Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN)
và ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM), trong đó NHTM cổ phần
lại được chia thành 03 nhóm: Nhóm ngân hàng lành mạnh, nhóm ngân
hàng thiếu thanh khoản tạm thời và nhóm ngân hàng yếu kém. Trên cơ
sở đó, Đề án cũng đã đưa ra các định hướng và giải pháp tái cơ cấu khác
nhau đối với từng nhóm ngân hàng73.
Mục tiêu và lộ trình đặt ra trong đề án tái cơ cấu: 8 mục tiêu chính,
bao gồm: (i) Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động, thực trạng nợ
xấu; (ii) Phân loại và đánh giá TCTD; (iii) Triển khai phương án cơ cấu
lại các TCTD yếu kém và các tổ chức khác; (iv) Đảm bảo thanh khoản;
(v) Cổ phần hóa (IPO) các NHTMNN (trừ VBARD); (vi) Mua bán, sáp
nhập các TCTD; (vii) Tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu; (viii) Cơ cấu
lại hoạt động và hệ thống quản trị.
Có thể nói, về cơ bản, các mục tiêu và lộ trình đặt ra trong đề án
tái cơ cấu các TCTD đã được thực hiện. Đến nay, thành công chính của
quá trình tái cơ cấu hệ thống NH được thấy nổi bật nhất ở việc đảm bảo

cụ thể: Đề án: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. http://
www.NHNN.gov.vn, trong bài viết này gọi là Đề án 254.
73Xem

214


được tính thanh khoản hệ thống, không để xảy ra đổ vỡ, tạo sự ổn định
trong ngành, từ đó, tạo điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này thể
hiện nỗ lực và quyết tâm cao của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong
việc điều tiết thị trường tiền tệ và ngân hàng. Điểm sáng thứ hai trong
quá trình tái cơ cấu thể hiện ở việc đã kiểm soát được các NH yếu kém.
Trong số 9 NH thuộc diện kiểm soát đặc biệt thì đã có 8/9 NH đã xử lý
xong tái cơ cấu bằng cách sáp nhập hay tự tái cơ cấu. Điểm sáng thứ
ba là việc thành lập công ty mua bán nợ (VAMC) và tạo dựng các hành
lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu, tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh tốc độ
xử lý nợ xấu ở các giai đoạn sau của tái cơ cấu. Trong bối cảnh nền kinh
tế vĩ mô có nhiều biến động phức tạp và bị ảnh hưởng nặng nề của sự
suy thoái kinh tế thế giới, những kết quả đạt được của quá trình tái cơ
cấu là rất đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, 3 nhóm mục tiêu quan trọng nhất cuối cùng là mua bán,
sáp nhập các TCTD, tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại họat
động và quản trị mới chỉ được thực hiện ở mức độ hình thức. Các NH
sau sáp nhập chưa có biểu hiện hồi phục, tỷ lệ nợ xấu được xử lý còn
thấp, chủ yếu mang tính kỹ thuật chứ chưa giải quyết tận gốc rễ, quản trị
và minh bạch ngân hàng chưa được cải thiện rõ nét. Tóm lại theo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới thì tiến độ còn chậm so với lộ trình đặt ra.
Điều này sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chính các mục tiêu đặt ra ở giai
đoạn sau và chất lượng cải thiện của các NH sau tái cơ cấu.
Trong bối cảnh đó, nhằm đưa ra các luận cứ khoa học cho việc đẩy

mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, nhóm nghiên cứu của Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã đi sâu nghiên cứu tác động của cấu trúc
sở hữu tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong bối cảnh tái cơ cấu.
Bài viết gồm 5 phần: Sau phần giới thiệu, phần 2 sẽ tổng quan các
công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, phần 3 giới
thiệu về phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp
215


thu thập số liệu, phần 4 trình bày các kết quả chạy mô hình, thảo luận
và phân tích các kết quả và phần cuối cùng - phần 5 đưa ra một số kết
luận và khuyến nghị.
2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến
khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại
Về cấu trúc sở hữu và tác động của cấu trúc sở hữu tới khả năng
sinh lời của các ngân hàng thương mại.
Cấu trúc sở hữu có thể được xác định theo hai khía cạnh: Quyền
sở hữu tập trung (ownership concentration) và quyền sở hữu hỗn hợp
(ownership mix) (Gursory & Aydogan, 2002). Quyền sở hữu tập trung
là những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất, đồng thời chịu ảnh
hưởng nhiều nhất đến rủi ro và chi phí giám sát, (Pedersen & Thomsen,
1999).
Trong nghiên cứu của Rokwaro (2013) khái niệm mức độ tập trung
sở hữu được sử dụng là tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong các
NH của Kenya. Wen (2013) cũng sử dụng mức độ tập trung sở hữu
trong các NHTM nhà nước và các NHNTM tư nhân của Trung Quốc
là tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn nhất. Antoniadis et al. (2010) cũng
nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ đông sở hữu cổ phiếu lớn nhất đến

kết quả hoạt động của các NH ở Trung Đông và Nam Phi.
Khái niệm quyền sở hữu hỗn hợp bao gồm các tỷ lệ sở hữu khác
nhau liên quan đến các đặc tính của cổ đông như: Tỷ lệ sở hữu nước
ngoài, tỷ lệ sở hữu tư nhân, tỷ lệ sở hữu nhà nước. Các hình thức sở
hữu này cũng được đề cập đến trong các nghiên cứu kể trên (Rokwaro,
2013, Wen, 2013, Anstoniadis, 2010, Peong, 2012).
Mối quan hệ tương tác giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp đã và đang là chủ đề được thảo luận nhiều
trong các nghiên cứu gần đây về tài chính doanh nghiệp (Demsetz và
Villalonga, 2001; Bathala và Rao, 1995; Mitton, 2002; Nguyễn, 2005;
Vethanayagam và cộng sự, 2006; Kiruri, 2013; và nhiều tác giả khác).
Theo Morck và cộng sự (2005), sự khác nhau trong cấu trúc sở hữu dẫn
216


đến hai hệ quả cho QTCT. Một mặt, cổ đông lớn vừa có động cơ, lại vừa
có quyền lực để tạo ra các quy tắc quản lý. Mặt khác, quyền sở hữu tập
trung dễ dẫn đến việc phát sinh ra những vấn đề mới, do không có tương
quan lợi ích giữa việc giám sát và cổ đông thiểu số. Nói chung, quyền
sở hữu tập trung hay sở hữu hỗn hợp đều có những tác động đến sự
thay đổi trong khả năng sinh lời và năng suất lao động (Claessens and
Djankov, 1998). Nghiên cứu của Sun & Tong (2003) kết luận rằng sở
hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến hiệu suất doanh nghiệp ở Trung
Quốc, trong khi đó sở hữu nước ngoài không thể hiện rõ ràng việc có
tác động tích cực hay không đối với hiệu suất của doanh nghiệp. Kết
quả nghiên cứu của Claessens và Djankov (1998) lại cho thấy sở hữu
bởi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có ảnh hưởng mạnh đến khả năng
sinh lời. Ngân hàng nước ngoài với quyền sở hữu đa số ở vùng vùng
Trung Đông và Bắc Phi (MENA) dường như có ảnh hưởng lớn đến hiệu
suất doanh nghiệp (Kobeissi, 2004).

Những lập luận lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về tác động
của cấu trúc sở hữu đến các quyết định đầu tư đã hướng tới mục tiêu
cuối cùng: Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Các quyết định đầu tư của
doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp, từ đó tác động đến sự gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Một vài nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến
giá trị doanh nghiệp. Morch, Shleifer, và Vishny (1988) đã sử dụng
biến phụ thuộc là chỉ số Q-Tobin và các biến độc lập là tỷ lệ sở hữu của
những cổ đông là thành viên của ban giám đốc. Nghiên cứu này chỉ ra
rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu này và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp là mối quan hệ phi tuyến tính, tức là giá trị doanh nghiệp sẽ tăng
trong một khoảng tỷ lệ và sẽ giảm trong khoảng tỷ lệ còn lại.
Bên cạnh đó, năm 2012, Uwuigbe Uwalomwa và Olusanmi
Olamide đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với tình hình
hoạt động của 31 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính của Nigeria
trong giai đoạn 2006-2010. Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy với
217


biến phụ thuộc là tỷ suất lợi tức trên tổng tài sản, biến độc lập là tỷ lệ
sở hữu của cổ đông là thành viên của ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu của cổ
đông nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức, nghiên cứu này
đã chỉ ra: (1) Hiệu quả hoạt động của công ty tỷ lệ thuận với tỷ lệ sở
hữu của cổ đồng là thành viên của ban giám đốc, tức là những công ty
có tỷ lệ cổ đông là thành viên của ban giám đốc cao thì sẽ hoạt động tốt
hơn; (2) Cổ đông nước ngoài cũng mang lại những hiệu quả tích cực
trong hoạt động của công ty, do sự quản lý công ty hiệu quả hơn, và nhờ
những kỹ năng và kỹ thuật mới mà các cổ đông nước ngoài này mang
đến cho công ty; (3) Tầm quan trọng của cổ đông tổ chức đối với hiệu
quả hoạt động của công ty, nhờ vào vai trò giám sát tốt của các cổ đông

tổ chức.
Trong khi những chứng cứ rõ ràng (về mối quan hệ giữa cấu trúc
sở hữu và hiệu quả hoạt động ngân hàng) có thể quan sát được được ở
các nước phát triển như Anh và Mỹ, thì rất ít bằng chứng cụ thể về mối
quan hệ này được tìm thấy ở các nền kinh tế đang phát triển hoặc đang
chyển đổi ở Trung và Đông Âu (Gedajlovic & Shapiro, 1998). Thực tế
cho thấy các nền kinh tế này được đặc trưng bởi quyền sở hữu gia đình
của các công ty niêm yết (Claessens và cộng sự, 2000). Và cũng có thể,
các thị trường mới nổi có những đặc điểm khác biệt như điều kiện chính
trị, kinh tế và thể chế khác nhau, dẫn đến những hạn chế trong việc áp
dụng các mô hình thực nghiệm của thị trường đã phát triển.
Ở những nước đang phát triển, Micco và cộng sự (2004) đã phát
hiện ra mối liên hệ mật thiết giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt
động của các NHTM. Nghiên cứu này cho thấy những ngân hàng cổ
phần vốn nhà nước có chỉ số sinh lời thấp hơn ngân hàng cổ phần vốn
tư nhân, ngoài ra những ngân hàng cổ phần có vốn sở hữu nước ngoài
là một yếu tố làm tăng chỉ số sinh lời. Kiruri (2013) nghiên cứu ảnh
hưởng cấu trúc sở hữu đến chỉ số sinh lời của các NHTM ở Kenya. Kết
quả nghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu nước ngoài và vốn chủ sở hữu
trong nước có mối tương quan tích cực với chỉ số sinh lời ngân hàng.
218


Ngược lại, tỷ lệ sở hữu nhà nước có mối tương quan ngược chiều đến
chỉ số sinh lời ngân hàng.
Trong một nghiên cứu về ngành ngân hàng ở Hy Lạp, Antoniadis
và cộng sự (2010) quan sát thấy quyền sở hữu tập trung ở mức độ cao
tại các ngân hàng được nghiên cứu dẫn đến gia tăng khả năng sinh lời.
Kobeissi và Sun (2010) cũng tìm thấy sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, trong nghiên cứu này,

các ngân hàng tư nhân và ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài có chỉ
số hiệu quả hoạt động cao hơn so với các ngân hàng khác trong mẫu
nghiên cứu. Trong khi đó, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước lại có
vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng về chỉ số hiệu quả. Cuối cùng, các
tác giả kết luận những ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng
khoán và ngân hàng có vốn chủ sỡ hữu nước ngoài có hiệu quả hoạt
động cao hơn ở vùng Trung Đông và Bắc Phi (Middle East and North
Africa - MENA).
Trong cùng hướng nghiên cứu, Wen (2010) đã sử dụng hệ số tỷ
suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) để đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng tại Trung
Quốc. Wen đã khảo sát ở 50 NH ở Trung Quốc trong 3 năm 2003, 2006
và 2008. Trong nghiên cứu này, ông đã không thấy mối liên hệ tuyến
tính nào giữa mức độ tập trung sở hữu đến khả năng sinh lời của các
NHTM Nhà nước, các NH cổ phần và các NH ở thành phố. Tuy nhiên,
sau khi xây dựng mô hình hồi qui quadratic model, ông lại tìm ra mối
quan hệ tuyến tính thuận chiều giữa mức độ tập trung sở hữu đến ROA
trong năm 2006 và 2008.
Kosak và Cok (2008) cũng nghiên cứu mối quan hệ này ở sáu quốc
gia Đông Nam Âu (SEE - 6). Họ cũng sử dụng các chỉ số về quyền
sở hữu ngân hàng như sở hữu trong nước và sở hữu nước ngoài để đo
lường cấu trúc sở hữu, và phân tích chỉ số sinh lời trong suốt thời kì
1995-2004. Kết quả cho thấy sự khác biệt rất nhỏ của khả năng sinh lời
giữa ngân hàng sở hữu nước ngoài và sở hữu trong nước.
219


Rokwaro và cộng sự (2013) đã sử dụng biến phụ thuộc là tỷ suất
lợi tức trên vốn tự có (ROE) để đo lường kết quả hoạt động của NH, các
biến độc lập là mức độ tập trung vốn, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở

hữu trong nước và tỷ lệ sở hữu nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy
mức độ sở hữu lớn có tác động ngược chiều đến ROE, trong khi đó tỷ
lệ sở hữu nước ngoài tỷ lệ thuận với ROE. Đồng thời, tác giả cũng phát
hiện ra mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu trong nước và khả
năng sinh lời của các NH ở Kenya. Ngược lại, sở hữu nhà nước có quan
hệ ngược chiều với khả năng sinh lời.
Nada Kobeissi (2012) đã nghiên cứu 249 NH ở 20 quốc gia Trung
Đông và Nam Phi trong 3 năm 2000-2002 với 567 quan sát về mối quan
hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của NH. Ông cũng sử
dụng ROA, ROE để đo lường kết quả hoạt động của NH và các biến sở
hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài và sở hữu trong nước cùng một số biến
giả khác để đánh giá tác động đến ROA, ROE.
Antoniadis et al. (2010) đã nghiên cứu tác động của cấu trúc sở
hữu của đến khả năng sinh lời của NH Hy lạp. Đặc biệt họ đã phân tích
các NH niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Athens trong giai đoạn
2000-2004. Họ cũng đã sử dụng ROA, ROE để đo khả năng sinh lời của
NH và mức độ tập trung sở hữu của các NH niêm yết. Kết quả nghiên
cứu cho thấy có quan hệ tuyến tính đáng kể giữa mức độ tập trung sở
hữu và khả năng sinh lời của các NH niêm yết.
Về quản trị công ty trong ngân hàng và tác động của quản trị
công ty đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị công ty (QTCT). Theo
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD, 2004) thì “QTCT là một hệ
thống trong đó công ty được chỉ đạo và kiểm soát”. Theo La Porta và
những cộng sự (2000), QTCT được xem như một tập hợp các cơ chế
trong đó các nhà đầu tư bên ngoài bảo vệ quyền lợi của bản thân mình
để chống lại các phát sinh từ xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và cổ
đông. Pei Sai Fan (2004) cho rằng: “QTCT, cơ bản là việc đưa ra các
220



cấu trúc, quy trình, cơ chế về các vấn đề công ty định hướng nhằm tăng
giá trị cho các cổ đông trong tương lai thông qua trách nhiệm của các
nhà quản lý”. Trong nghiên cứu này, khái niệm QTCT trong ngân hàng
được hiểu bao gồm cấu trúc sở hữu ngân hàng, ban giám đốc và các
thông tin công bố liên quan đến chỉ số sinh lời.
Berger và cộng sự (2013) đã nghiên cứu và phân tích vai trò của
QTCT bao gồm cấu trúc sở hữu và cấu trúc quản trị trong các ngân hàng
phá sản (Ngân hàng thương mại Mỹ). Những phân tích này được thực
hiện thông qua mẫu bao gồm 85 ngân hàng đã phá sản và 256 ngân hàng
vẫn còn hoạt động ở Mỹ trong thời kì từ Quý I/2007 đến Quý III/2010.
Các tác giả đã sử dụng 5 nhóm biến giải thích trong mô hình hồi quy
đa biến (Logit). Cấu trúc sở hữu và cấu trúc quản trị được coi là một
biến. Bốn biến khác là các biến kế toán, chỉ số đo lường cạnh tranh thị
trường, chỉ số kinh tế nhà nước, và các biến điều chỉnh. Kết quả nghiên
cứu cho thấy biến kế toán giúp dự đoán phá sản của ngân hàng, kết quả
này trùng hợp với những nghiên cứu trước đó liên quan đến phá sản
ngân hàng.
Ngoài ra, việc cấu trúc sở hữu cũng là một yếu tố quan trọng trong
dự báo chỉ số mất khả năng thanh toán của ngân hàng (Probability
Defaults) cũng là phát hiện mới của Berger và cộng sự (2013). Đặc
biệt, nghiên cứu còn chỉ ra một yếu tố dự báo quan trọng khác là tỷ lệ
sở hữu cổ phần của người không trực thuộc ngân hàng có ảnh hưởng
đến khả năng bị phá sản. Một người có thứ bậc quản lý thấp nếu sở hữu
một tỷ trọng lớn cổ phiếu hơn sẽ làm tăng đáng kể khả năng phá sản của
ngân hàng. Ngoài ra, cổ phần của ủy viên của hội đồng quản trị là người
bên ngoài (ủy viên không có chức năng điều hành quản lý trong doanh
nghiệp) hay cổ phần của những trưởng phòng lại không ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng vỡ nợ của ngân hàng.
Becht và cộng sở (2012) đã đánh giá mô hình của các ngân hàng

phá sản trong khủng hoảng tài chính và đặt ra câu hỏi liệu có một mối
liên hệ giữa QTCT - bao gồm: Hội đồng quản trị, quyền sở hữu (tập
221


trung), điều hành và kiểm soát nội bộ - với khả năng phá sản của NH.
Nghiên cứu này cho thấy rằng rất khó để thiết lập một mối liên hệ giữa
phá sản ngân hàng và QTCT, một phần bởi vì sự giải cứu của Chính phủ
(Mỹ) đã che giấu đi những vấn đề thực sự của các ngân hàng, và một
phần bởi vì có rất nhiều yếu tố khác dẫn đến phá sản ngân hàng. Tuy
nhiên, các tác giả cũng xác nhận rằng quản trị công ty yếu là yếu tố góp
phần dẫn đến khủng hoảng trong ngân hàng.
Kumar et Singh (2013) đã đánh giá các công trình nghiên cứu
trước đó về thất bại trong QTCT của các tổ chức tài chính trong cuộc
khủng hoảng toàn cầu. Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng những yếu kém
trong quản trị rủi ro, cơ cấu của hội đồng quản trị, hệ thống tiền lương,
tính minh bạch, và việc công bố các thông tin đã dẫn tới phá sản doanh
nghiệp.
Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiên cứu của Trần,
Nguyễn và Phạm (2014) đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa CGI chỉ số đánh giá năng lực quản trị công ty trong ngân hàng - tới kết quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam, được đo lường bởi cả chỉ số tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu (ROE).
Như vậy, có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu được tổng quan về
tác động của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động
của các NH (được đo lường bằng chỉ số ROA và ROE) đều cho thấy
có mối quan hệ giữa các yếu tố này. Mặc dù mối quan hệ này có thể là
rõ nét hoặc chưa rõ nét, có thể cùng chiều hoặc ngược chiều ở các nền
kinh tế khác nhau, song kết quả kiểm chứng từ các mô hình nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy hoàn toàn có thể vận dụng các mô hình và kết quả

nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới để kiểm định về mối quan hệ
giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam,
đặc biệt, trong giai đoạn tái cơ cấu. Ở Việt Nam, theo chúng tôi được
biết, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu vai trò của cấu trúc sở hữu
đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM (được đo lường bằng khả
năng sinh lời).
222


3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình đánh giá tác động của
cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam
3.1. Mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến khả
năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt nam
Dựa trên các nghiên cứu đã được tổng quan, nhóm nghiên cứu đề
xuất mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh
lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:
Y = a + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + €
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y - Kết quả hoạt động của NH được đo lường bởi
2 biến ROE, ROA của 34 NHTM trong giai đoạn 2010-2012.
Biến độc lập X1 đến X6 lần lượt là:
X1 - Mức độ tập trung sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong 1 NH
X2 - Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài trong 1 NH
X3 - Tỷ lệ sở hữu của cổ đông trong nước trong 1 NH
X4 - Tỷ lệ sở hữu là cổ đông nhà nước trong 1 NH
X5 - Tỷ lệ sở hữu là tư nhân trong 1 NH
X6 - Chỉ số CGI (Corporate Governance Index) - đo lường năng lực
quản trị công ty của 1 NHTM
NPLs - Được cho thêm vào biến các biến độc lập.
Biến khác

a - hằng số,
€ - sai số.
Mô hình nghiên cứu trên sẽ được sử dụng để kiểm định các giả
thuyết nghiên cứu sau:
Giả thuyết 1: Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng
đến khả năng sinh lời của các NH Việt Nam.
223


Giả thuyết 2: Cấu trúc sở hữu - tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trong
nước, tỷ lệ sở hữu tư nhân, nhà nước có ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của các NHTM Việt Nam.
Giả thuyết 3: Tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời
của các NHTM Việt Nam.
Giả thuyết 4: Quản trị công ty trong NH có ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của các NH Việt Nam.
3.2. Thu thập và xử lý số liệu
Nguồn số liệu: Số liệu về sở hữu và số liệu tài chính được thu thập
từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, tài liệu công bố với cổ đông
của ngân hàng trước hoặc sau mỗi kỳ họp đại hội cổ đông thường kỳ
hoặc đột xuất của 40 ngân hàng trong 3 năm từ 2010 đến 2012. Trong
trường hợp các báo cáo này không cung cấp đầy đủ thông tin, nhóm tác
giả sử dụng báo cáo quản trị, bản cáo bạch hoặc từ Ủy ban chứng khoán
quốc gia (SSC), Sở giao dịch chứng khoán, một số công ty chứng khoán
lớn hoặc các trang thông tin chính thống về chứng khoán.
Cách tính số liệu:
Nhìn chung, việc lấy số liệu dựa vào việc kết hợp của nhiều báo
cáo công bố qua các kênh thông tin khác nhau để đảm bảo tính đầy đủ
và chính xác của số liệu.
X1 – Tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất của ngân hàng: Là tổng

tỷ lệ sở hữu 5 cổ đông lớn nhất gồm cả cá nhân và tổ chức trong tổng
vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ sở hữu của một cổ đông lớn bao gồm cả tỷ lệ sở
hữu của người có liên quan tới cổ đông này theo quy định tại Luật Tổ
chức tín dụng năm 2010 nếu cá nhân có liên quan có tỷ lệ sở hữu thấp
(không thuộc nhóm 5 cổ đông lớn nhất). Thông tin về X1 thường không
được các ngân hàng công bố đầy đủ và cập nhật hàng năm, do vậy năm
2013 chưa có số liệu này. Ngoài ra, các ngân hàng khi công bố tỷ lệ sở
hữu của các cổ đông cá nhân thường công bố đối với cá nhân nằm trong
Hội đồng quản trị, Ban điều hành, song lại ít khi bổ sung thông tin về
224


người liên quan hoặc bên đại diện nên việc tính toán X1 có thể sẽ bị
thiếu hụt.
X2 - Tỷ lệ sở hữu nước ngoài Là tổng tỷ lệ sở hữu của các nhân và
tổ chức nước ngoài trong tổng vốn chủ sở hữu.
X3 - Tỷ lệ sở hữu trong nước: Là tổng tỷ lệ sở hữu của các nhân
và tổ chức trong nước trong tổng vốn chủ sở hữu.
X4 - Tỷ lệ sở hữu nhà nước: Là tổng tỷ lệ sở hữu của tổ chức nhà
nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại nhà
nước trong tổng vốn chủ sở hữu.
X5 - Tỷ lệ sở hữu tư nhân: Là tổng tỷ lệ sở hữu của cá nhân và các
tổ chức tư nhân trong tổng vốn chủ sở hữu.
NPL - Tỷ lệ nợ xấu: Là tỷ lệ nợ nhóm 3, 4, 5 trên tổng dư nợ,
được tính dựa trên Báo cáo tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, không
phải ngân hàng nào cũng cung cấp đầy đủ thông tin các nhóm nợ trong
Thuyết minh báo cáo tài chính. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu được lấy từ các báo
cáo công bố của ngân hàng mà không có sự tính toán lại.
Hạn chế về số liệu
Một hạn chế trong quá trình thu thập và tính toán số liệu là thông

tin thường không được cập nhật, chậm cập nhật hoặc khuyết thiếu thông
tin ở một vài năm. Tuy nhiên, nhóm tác giả đã sử dụng các công cụ xử
lý số liệu đối với các năm đó để đảm bảo tính nhất quán của bộ số liệu
mảng của 40 NHTM trong 3 năm từ 2010-2012.
3.3. Mô tả số liệu và thực trạng sở hữu ngân hàng

225


226

1.128

11.730

46.108

0.389

0.073

0.441

0.137

0.243

0.025

ROA


ROE

CGI

X1 (OC)

X2 (FO)

X3 (DO)

X4 (SO)

X5 (PO)

NPLs

Mean

0.022

0.183

0.018

0.242

0.000

0.354


47.00

9.701

1.075

Median

0.122

0.975

0.958

1.000

0.920

0.979

69.00

57.629

4.950

Maximum

0.000


0.000

0.000

0.000

0.000

0.000

14.00

0.000

0.000

Minimum

0.018

0.267

0.235

0.447

0.128

0.249


12.478

8.943

0.785

Std. Dev

Bảng 2. Mô tả thống kê

2.540

0.886

2.233

0.169

3.308

0.481

-0.739

1.922

2.125

Skewness


11.390

2.633

7.066

1.161

19.868

2.719

3.579

9.058

10.466

Kurtosis

408.826

13.929

155.067

14.853

1395.294


4.270

10.700

218.739

313.712

Jarque-Bera

102

102

102

102

102

102

102

102

102

Obs



Trong giai đoạn 2010 đến 2012, chúng tôi nghiên cứu 40 ngân
hàng (120 quan sát) nhưng do dữ liệu không đầy đủ nên cuối cùng,
chúng tôi chỉ sử dụng dữ liệu của 34 ngân hàng, tương ứng với 102
quan sát khả dụng.
Trong đó, các biến phản ánh hiệu quả ngân hàng như ROA, ROE
phân phối bên phải trục tung; có giá trị trung bình lần lượt là 1,128% và
11,73%. Hai biến này đều phân phối không chuẩn, tuy nhiên do số lượng
quan sát lớn nên quy luật phân phối Student gần với phân phối chuẩn.
Các biến giải thích của mô hình đều có giá trị lớn hơn 0, nằm bên
phải trục tung. Trong các biến này, có duy nhất biến X1 tuân theo quy
luật phân phối chuẩn, còn các biến còn lại đều có phân phối không
chuẩn. Tuy nhiên, trong một mẫu có số quan sát lớn hơn 30, thì quy luật
phân phối Student cũng rất gần với phân phối chuẩn.
Biến giải thích CGI, phân bố từ giá trị nhỏ nhất là 14 đến giá trị lớn
nhất là 69. Biến này khác với hầu hết các biến trong mô hình, khi nó có
độ xiên của nó nhỏ hơn 0, phân phối lệch trái. Các biến còn lại, đều có
phân phối lệch phải.
Về cấu trúc sở hữu, tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất (mức độ tập
trung sở hữu) của ngân hàng trong 3 năm (2010-2012) đạt mức trung
bình 38%, ở mức dưới 50%. Có 13/40 ngân hàng thương mại có mức
độ tập trung sở hữu trên 50%. Đặc biệt, có 3/40 ngân hàng thương mại
có mức độ tập trung sở hữu rất cao - trên 80% tới 90% là 3 ngân hàng
thương mại nhà nước được cổ phần hóa. Với tỷ lệ tập trung sở hữu cao
như vậy, các định hướng hoạt động và các vấn đề chính của ngân hàng
như chiến lược, sáp nhập, đầu tư v.v sẽ do các cổ đông lớn quyết định.
Các tổ chức nước ngoài tham gia sở hữu ngân hàng với tỷ lệ sở hữu
trung bình trong 3 năm là 5,8%. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao nhất là
30%. Tỷ lệ sở hữu trong nước trung bình là 42%. Sở hữu của nhà nước

trung bình trong 3 năm là 13,7% thấp hơn mức sở hữu trung bình của
tư nhân (24%). Tỷ lệ sở hữu nhà nước ở mức cao 90% tập trung tại các
ngân hàng thương mại nhà nước.
227


Qua bảng 2, có thể thấy giá trị trung bình của ROA của hệ thống
NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2012 khá thấp, chỉ đạt mức 1,12% so
với các nước trong khu vực Châu Á - Malaysia, Philipin và Indonesia
khoảng từ 1,5%-2,7% (Nguyễn Thị Minh Huệ, Trần Thị Thanh Tú,
2013). Tương tự như như ROA, chỉ số CGI trung bình là 46 điểm, dưới
mức trung bình (50/100). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản
và chất lượng quản trị trong ngân hàng còn kém. Giá trị trung bình của
ROE là 11,7% là khá thấp so với các nước trong khu vực – thấp hơn
Indonesia (25,9%), Malaysia (16%), và Phillipines (16,7%) (Nguyễn
Thị Minh Huệ, Trần Thị Thanh Tú, 2013).
3.4. Kết quả chạy mô hình
Trên một số các mô hình được đưa ra dưới đây, chúng tôi dùng
phương pháp loại biến bằng việc kiểm định các lỗi đa cộng tuyến hay tự
tương quan.74 Nếu không thấy có những lỗi này, những biến có hệ số hồi
quy không có giá trị thống kê sẽ bị loại. Sau đó, chúng tôi thử nghiệm
so sánh mô hình có những biến bị loại và mô hình không có biến bị loai
để xem việc loại biến có thể chấp nhận được hay không. Mô hình cuối
này sẽ được nghiên cứu đánh giá và phân tích.
Việc loại biến được làm như sau. Những biến có độ lệch tiêu chuẩn
lớn hơn (giá trị tuyệt đối của) hệ số thống kê được coi là không có giá
trị thông kê. Việc so sánh thử nghiệm mô hình sẽ được làm như sau. Giả
thiết H0 : b0 = b1 = … = bk = 0, hệ số thống kê:

F0 =


(SSR r -SSR ur )/q
,
SSR ur /(n-(k+1)

Trong đó:
SSRr - Tổng bình phương các số dư (sum of the square residuals)
của mô hình ban đầu (mô hình chưa có biến bị loại),
SSRur - Tổng bình phương các số dư của mô hình loại biến,
n - tổng số dữ liệu, q - tổng số biến bị loại, k - tổng số biến độc lập
trong mô hình không có biến bị loại.
74Sau

228

khi kiểm định, chúng tôi không thấy có lỗi đa cộng tuyến xuất hiện trên các biến độc lập.


F0 theo luật Fisher F(q, n-(k+1)). Nếu F0 lớn hơn điểm giới hạn
được xác định bởi F(q, n-(k+1)), giả thiết H0 được coi là không đúng với
ngưỡng được xác định trước, bình thường là 5%. Ngược lại, nếu F0 nhỏ
hơn điểm giới hạn, giả thiết H0 được coi là đúng.
Mô hình 1, hồi qui đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến ROA.
Trong mô hình này X1, X2, X3, X4 và X5 lần lượt đo lường cấu trúc
sở hữu của từng NHTM về: Mức độ tập trung sở hữu vào 5 cổ đông lớn
nhất, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu trong nước, tỷ lệ sở hữu nhà
nước và tỷ lệ sở hữu tư nhân. Hai biến kiểm soát được đưa thêm vào mô
hình là tỷ lệ nợ xấu và CGI.
Kết quả chạy mô hình 1 cho thấy các biến X1, X2, X3, X5 và NPL
đều có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên CGI và X4 không có ý nghĩa thống

kê nên sau đó bị loại ra khỏi mô hình 1.
Từ hồi quy của mô hình 1 ban đầu và mô hình loại biến, giá trị của F0
được tính bằng 0.1135, giá trị này nhỏ hơn điểm giới hạn F(2,93) = 3.07
(với sai số là 5%). Điều này cho thấy việc loại những biến không có giá
trị thống kê là đúng. Ngoài ra, có thể thấy, các chỉ số đều có giá trị thống
kê trong mô hình 2 - đã loại biến CGI và X4 - tỷ lệ sở hữu nhà nước.
Mô hình 2 cho thấy cấu trúc sở hữu và tỷ lệ nợ xấu có thể giải thích
được 18,4% khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các NHTM ở Việt
Nam. Trong đó, các biến có tác động cùng chiều đến ROA là mức độ
tập trung vốn vào 5 cổ đông lớn nhất và tỷ lệ sở hữu tư nhân. Ngược lại,
các biến có tác động ngược chiều đến ROA là tỷ lệ sở hữu nước ngoài,
tỷ lệ sở hữu trong nước và tỷ lệ nợ xấu.
Kết quả chạy mô hình 3 cho thấy khi loại NPL ra, mức độ giải thích
khả năng sinh lời - ROA của mô hình giảm xuống còn 15%, các biến X1
và X5 có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời trong khi đó, tỷ lệ
sở hữu nước ngoài và sở hữu trong nước là ngược lại. Tỷ lệ sở hữu nhà
nước gần như không có tác động đến khả năng sinh lời, với hệ số hồi
quy không có giá trị thống kê. Để phục vụ cho việc đánh giá phân tích
việc loại biến đã không được dùng trong mô hình này.
229


Tuy nhiên, trong mô hình 4 phân tích tác động của cấu trúc sở hữu
đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu các biến mức độ tập trung sở
hữu, tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu tư nhân, tỷ lệ sở hữu nước ngoài
không có ý nghĩa thống kê, nên sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Hồi quy được
làm lại trên mô hình 5 dưới đây.
Mô hình 5, phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng
sinh lời trên vốn chủ sở hữu, đã loại các biến không có ý nghĩa thống
kê (chỉ còn biến CGI, NPL và tỷ lệ sở hữu trong nước) có giá trị giải

thích cao khi 3 biến CGI, tỷ lệ sở hữu trong nước và tỷ lệ nợ xấu có thể
giải thích được hơn 70% sự thay đổi của ROE. Trong đó, CGI có quan
hệ cùng chiều với ROE, ngược lại tỷ lệ sở hữu trong nước và tỷ lệ nợ
xấu có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu
của NH.
Mô hình 6 phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến ROE, nhưng
không bao gồm NPL trong biến độc lập cho thấy khi loại tỷ lệ nợ xấu
ra khỏi các biến độc lập, mức độ giải thích sự thay đổi của ROE của
các NHTM Việt Nam thấp hơn hẳn khi R2 điều chỉnh chỉ còn hơn 15%.
Điều này chứng tỏ tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh
lợi trên vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn tái cơ
cấu. Việc loại biến cũng không được dùng trong mô hình này.
Ngoài ra, nghiên cứu hồi quy với NPLs là biến phụ thuộc trên
những biến quan hệ sở hữu, CGI cũng được thực hiện. Kết quả cho thấy
(bảng kết quả không đưa ra ở đây), không có hệ số hồi quy nào có ý
nghĩa thống kê. Nói cách khác, nợ xấu không bị ảnh hưởng nào từ các
biến không phụ thuộc được nghiên cứu trong bài này. Ngoài ra, hệ số
hồi quy R2 là rất nhỏ.
4. Phân tích và thảo luận
Từ kết quả chạy mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu
đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh tái cơ
cấu, nhóm tác giả đã có một số phát hiện chủ yếu sau: Khả năng sinh lời
trên tổng tài sản (ROA) của các NHTM Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh
230


bởi mức độ tập trung sở hữu, và có quan hệ cùng chiều. Điều này hoàn
toàn có thể giải thích được khi 5 cổ đông lớn nhất của NH là những
người tham gia Hội đồng quản trị, khi đó, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ
sở hữu và ban quản lý (interest conflict) theo lý thuyết về chủ sở hữu,

người điều hành sẽ không có. Do vậy, Hội đồng quản trị có quyền ảnh
hưởng lớn đến các quyết định kinh doanh của NH, đảm bảo theo đuổi
mục tiêu tăng lợi nhuận. Tại các NHTM Việt Nam, cho dù là cổ đông
nhà nước hay tư nhân, việc khuyến khích các cổ đông lớn tham gia
HĐQT sẽ làm tăng khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của các NH. Điều
này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của
Rokwaro (2013) và Wen (2010) khi phân tích tác động của cấu trúc sở
hữu lên khả năng sinh lời của các NH ở Kenya và Trung Quốc. Tương
tự như ROA, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các
NHTM Việt Nam cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi mức độ tập trung vốn
chủ sở hữu. Đặc biệt, khi mô hình hồi qui bao gồm 3 biến độc lập là tỷ lệ
sở hữu tư nhân, tỷ lệ nợ xấu và năng lực quản trị công ty của các NH đã
có khả năng giải thích đến hơn 70% sự thay đổi của ROE. Điều này cho
thấy, trong bối cảnh tái cơ cấu các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
hiện nay, năng lực quản trị công ty bao gồm các cấu phần về vai trò của
HĐQT, vai trò của cổ đông và minh bạch (Nguyen, Tran & Pham, 2014)
có tác động tích cực đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các
NHTM Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến
khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các NH.
Trong cả hai mô hình đo lường biến phụ thuộc là ROA hay ROE,
tỷ lệ nợ xấu đều có ý nghĩa thống kê và đều có quan hệ ngược chiều đến
khả năng sinh lời của NH. Điều này cho thấy, trong giai đoạn tái cơ cấu,
xử lý nợ xấu có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng sinh lời
của các NHTM Việt Nam.
Tỷ lệ sở hữu tư nhân trong cả hai mô hình đo lường biến phụ thuộc
là ROA hay ROE, đều có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời. Kết
quả này cho thấy, việc gia tăng tỷ lệ sở hữu tư nhân thông qua cổ phần
231



hóa các NHTM Việt Nam sẽ khuyến khích việc gia tăng khả năng sinh
lời cho các NH. Khi cổ phần hóa cũng như khuyến khích tư nhân nắm
giữ cổ phần, việc minh bạch và công bố thông tin của NH sẽ được kiểm
soát và giám sát một cách mạnh mẽ hơn vì có nhiều cổ đông quan tâm
hơn, do vậy, sẽ tạo thành áp lực để các NH sau cổ phần hóa hoạt động
một cách lành mạnh và hiệu quả hơn.
5. Kết luận và một số gợi ý chính sách
Quá trình tái cơ cấu hệ thống các NHTM ở Việt Nam đã bước đầu
mang lại một số kết quả đáng ghi nhận: Cải thiện thanh khoản, giảm tỷ
lệ nợ xấu, song nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững và khả năng
sinh lời của các NH trong dài hạn vẫn còn chưa được giải quyết. Kết
quả nghiên cứu của nhóm cho thấy: Quản trị công ty trong ngân hàng,
mức độ tập trung vốn chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tư nhân là các nhân tố
quan trọng, có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều
đến khả năng sinh lời của các NH. Như vậy, hiện nay, quá trình tái cơ
cấu các ngân hàng thương mại ở Việt Nam mới chú trọng vào hạn chế
các tác động tiêu cực mà chưa thực sự đẩy mạnh các yếu tố tích cực.
Các phát hiện này cho phép nhóm tác giả đề xuất một số gợi ý
chính sách nhằm tăng cường hiệu quả của quá trình tái cơ cấu hệ thống
NHTM ở Việt Nam hiện nay:
Một là, cần tăng tỷ lệ sở hữu tư nhân trong các NH, kể cả tại các
NHTMNN đã cổ phần hóa. Hiện nay tại các ngân hàng như BIDV, VCB
và Viettinbank dù đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ sở hữu tư nhân chỉ chiếm
một tỷ trọng rất nhỏ - khoảng 10% tại các NH này. Do vậy, việc khuyến
khích tư nhân nắm giữ cổ phần tại các NH này sẽ thúc đẩy gia tăng khả
năng sinh lời của các NH.
Hai là, cần chú trọng nâng cao năng lực quản trị công ty của các
NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của nhóm cũng hoàn toàn phù
hợp với kết quả trước đây của Nguyen, Tran & Pham, (2014) khi cho

rằng chỉ số CGI - quản trị công ty có quan hệ cùng chiều với khả năng
232


sinh lời của các NHTM Việt Nam. Việc cải thiện chỉ số CGI của các
NHTM theo hướng chuẩn quốc tế sẽ giúp các NHTM Việt Nam tiệm
cần dần với các thông lệ và qui định quốc tế về minh bạch và công khai
hóa thông tin, tăng cường vai trò độc lập của ban kiểm soát, tách bạch
giữa quyền quản lý và quyền sở hữu. Do đó, việc cải thiện năng lực
quản trị công ty trong NH, về dài hạn sẽ giúp các NH phát triển một
cách lành mạnh và sinh lợi.
Ba là, mặc dù tỷ lệ nợ xấu chưa được tính toán lại một cách chính
xác và đầy đủ song nghiên cứu này cũng đã khẳng định vai trò của xử
lý nợ xấu đến lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam
trong giai đoạn tái cơ cấu hiện nay. Rõ ràng, xu hướng ngày càng gia
tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các
NH, thông qua việc gia tăng chi phí trích lập dự phòng và xóa nợ. Vấn
đề đặt ra đối với hệ thống NHTM lúc này không chỉ là xác định chính
xác nợ xấu là bao nhiêu mà chính là giải quyết nợ xấu như thế nào. Do
đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, đa
dạng các kinh nghiệm giải quyết nợ xấu của các nước trong khu vực
trong quá trình tái cơ cấu (Nguyễn Hồng Sơn, 2013) để tăng cường hiệu
quả xử lý nợ xấu của Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu.
Tóm lại, bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu trong
ngân hàng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong bối
cảnh tái cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung vốn chủ sở
hữu và tỷ lệ sở hữu tư nhân có tác động cùng chiều đến khả năng sinh
lời. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến khả năng sinh
lời của NH. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đồng nhất với các nghiên
cứu trước (Nguyen, Tran & Pham, 2014) về tác động cùng chiều của

quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Từ các kết quả
trên, một số gợi ý chính sách đã được đưa ra, bao gồm: (i) Khuyến khích
các cổ đông lớn tham gia HĐQT nhằm giảm mâu thuẫn lợi ích trong
NH; (ii) Khuyến khích tăng cường sở hữu tư nhân trong NH nhằm tăng
khả năng sinh lời; (iii) Thúc đẩy cải thiện quản trị công ty trong NH
233


theo hướng thông lệ quốc tế và; (iv) Đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong quá
trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam.
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù nhóm tác giả đã cố gắng thu thập số liệu một cách đầy
đủ và chính xác, tuy nhiên một trong các hạn chế của nghiên cứu này
là các kết luận và phân tích được rút ra trên cơ sở các số liệu thu thập
được, trên một số khía cạnh, chưa thực sự đầy đủ. Ngoài ra, trong mô
hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời, một
số biến khác rất có ý nghĩa chưa được đưa vào mô hình như: Tỷ lệ sở
hữu chéo giữa NH và DN, tỷ lệ sở hữu chéo giữa NH và NH nên sẽ hạn
chế phần nào kết quả nghiên cứu này. Tuy nhiên, các kết luận và khuyến
nghị được đưa ra một cách có cơ sở khoa học, có thể tham khảo tốt cho
các nghiên cứu sau này và quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt
Nam hiện nay.
Phụ lục. CÁC KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH
Mô hình 1. Hồi qui đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến ROA
Source | SS df MS Number of obs = 102
-------------+------------------------------ F( 7, 94) = 3.08
Model | 11.6305724 7 1.66151034 Prob > F = 0.0057
Residual | 50.65141 94 .538844788 R-squared = 0.1867
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.1262
Total | 62.2819824 101 .616653291 Root MSE = .73406

-----------------------------------------------------------------------------roa | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------cgi | .0034534 .0073592 0.47 0.640 -.0111584 .0180653
x1oc | .7112891 .4069694 1.75 0.084 -.0967582 1.519336
x2fo | -1.286925 .6409971 -2.01 0.048 -2.55964 -.0142101
x3do | -.4014745 .2055522 -1.95 0.054 -.8096032 .0066542
234


x4so | -.0740603 .4218908 -0.18 0.861 -.9117343 .7636138
x5po | 1.098114 .4063929 2.70 0.008 .2912111 1.905016
npls | -7.622069 4.039752 -1.89 0.062 -15.64309 .3989528
_cons | .8986673 .3210702 2.80 0.006 .261175 1.53616
-----------------------------------------------------------------------------Mô hình 2. Hồi qui đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến
ROA, nhưng đã loại CGI và X4
Source | SS df MS Number of obs = 102
-------------+------------------------------ F( 5, 96) = 4.35
Model | 11.5068744 5 2.30137488 Prob > F = 0.0013
Residual | 50.775108 96 .528907375 R-squared = 0.1848
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.1423
Total | 62.2819824 101 .616653291 Root MSE = .72726
-----------------------------------------------------------------------------roa | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------x1oc | .7463618 .295198 2.53 0.013 .1603985 1.332325
x2fo | -1.302049 .6289176 -2.07 0.041 -2.550441 -.0536579
x3do | -.4047031 .203404 -1.99 0.049 -.8084569 -.0009493
x5po | 1.169118 .3671747 3.18 0.002 .4402818 1.897954
npls | -7.737235 3.963797 -1.95 0.054 -15.60531 .1308388
_cons | 1.022274 .1835967 5.57 0.000 .6578377 1.386711
Mô hình 3. Mô hình hồi qui đánh giá tác động của cấu trúc sở
hữu đến ROA, nhưng không bao gồm NPL trong biến độc lập
Source | SS df MS Number of obs = 102

-------------+------------------------------ F( 6, 95) = 2.93
Model | 9.71234507 6 1.61872418 Prob > F = 0.0116
Residual | 52.5696373 95 .553364603 R-squared = 0.1559
235


-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.1026
Total | 62.2819824 101 .616653291 Root MSE = .74388
-----------------------------------------------------------------------------roa | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------cgi | .0046128 .0074316 0.62 0.536 -.0101408 .0193665
x1oc | .6587176 .4114484 1.60 0.113 -.1581107 1.475546
x2fo | -1.182575 .6471535 -1.83 0.071 -2.467337 .1021872
x3do | -.4053626 .2082927 -1.95 0.055 -.818876 .0081507
x4so | .0011591 .4256241 0.00 0.998 -.8438116 .8461297
x5po | 1.094688 .4118278 2.66 0.009 .2771061 1.912269
_cons | .6571038 .2983795 2.20 0.030 .0647455 1.249462
-----------------------------------------------------------------------------Mô hình 4. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả
năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Source | SS df MS Number of obs = 102
-------------+------------------------------ F( 7, 94) = 4.30
Model | 1960.42737 7 280.061053 Prob > F = 0.0004
Residual | 6118.05828 94 65.0857264 R-squared = 0.2427
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.1863
Total | 8078.48565 101 79.9850065 Root MSE = 8.0676
-----------------------------------------------------------------------------roe | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------cgi | .2104748 .08088 2.60 0.011 .0498857 .3710639
x1oc | 4.076491 4.472731 0.91 0.364 -4.804221 12.9572
x2fo | -6.463595 7.044775 -0.92 0.361 -20.45116 7.52397

236



x3do | -3.221723 2.259088 -1.43 0.157 -7.707195 1.263749
x4so | 2.921776 4.636723 0.63 0.530 -6.284545 12.1281
x5po | 5.042173 4.466395 1.13 0.262 -3.825959 13.91031
npls | -98.30007 44.39824 -2.21 0.029 -186.4538 -10.14633
_cons | 3.195457 3.52867 0.91 0.367 -3.810799 10.20171
-----------------------------------------------------------------------------Mô hình 5. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả
năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, đã loại các biến không có ý nghĩa
thống kê
Source | SS df MS Number of obs = 102
-------------+------------------------------ F( 3, 99) = 81.60
Model | 15744.8585 3 5248.28618 Prob > F = 0.0000
Residual | 6367.53789 99 64.3185645 R-squared = 0.7120
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.7033
Total | 22112.3964 102 216.7882 Root MSE = 8.0199
-----------------------------------------------------------------------------roe | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------cgi | .3179871 .0303246 10.49 0.000 .2578165 .3781578
x3do | -1.854089 1.820458 -1.02 0.311 -5.466272 1.758093
npls | -87.09275 39.60774 -2.20 0.030 -165.6831 -8.502394
-----------------------------------------------------------------------------Mô hình 6. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến ROE,
nhưng không bao gồm NPL trong biến độc lập
Source | SS df MS Number of obs = 102
-------------+------------------------------ F( 6, 95) = 4.04
Model | 1641.37504 6 273.562507 Prob > F = 0.0012
Residual | 6437.11061 95 67.759059 R-squared = 0.2032
237



×