Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoang mạc hóa đến sản xuất nông nghiệp ở tình bình thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 241 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
--------------------------

Bùi Thị Thanh Hương

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOANG MẠC HÓA ĐẾN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH THUẬN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành đào tạo: Địa lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số chuyên ngành : 62 44 02 19

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
---------------------------

Bùi Thị Thanh Hương



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOANG MẠC HÓA
ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH THUẬN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành đào tạo: Địa lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số chuyên ngành : 62 44 02 19

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TSKH NGUYỄN VĂN CƯ
2. PGS. TS PHẠM QUANG VINH

HÀ NỘI – NĂM 2015


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án nghiên cứu này là của riêng tôi, được thực hiện tại
viện Địa lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Những kết luận và
điểm mới của luận án là trung thực, không sao chép của ai.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả Bùi Thị Thanh Hương


iv

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư và PGS. TS Phạm Quang Vinh. Tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn, những người đã đóng góp rất quan
trọng cho sự thành công của luận án.
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ của
Phòng Viễn thám, Bản đồ và GIS, Phòng Địa lý Biển và Hải đảo, Phòng Tài nguyên
nước dưới đất, Phòng Địa lý Khí hậu, Phòng Địa lý Sinh vật, Phòng Địa lý Thổ
nhưỡng và Tài nguyên Đất, các Phòng chuyên môn khác, Học viện Hàn lâm và
Công nghệ, Cơ sở Đào tạo sau Đại học và Ban lãnh đạo Viện Địa lý mà trước hết là
PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm - Quyền Viện Trưởng. Tác giả xin được cảm ơn sự hỗ trợ
tạo điều kiện của BGH trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ, Bộ môn Địa lý của trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho
tác giả có thời gian và tâm sức hoàn thiện luận án. Tác giả luận án xin được cảm ơn
các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng – Nông nghiệp, Trung tâm
Nghiên cứu Khí tượng - Khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH đã
có những hướng dẫn quí báu. Tác giả luận án cũng xin được cảm ơn Ban Lãnh đạo
các Sở trong tỉnh Bình Thuận như: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, chi cục Thủy lợi đã có những hỗ trợ tài
liệu trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận án.
Tác giả luận án xin được gửi lời tri ân và lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TSKH
Nguyễn Đức Ngữ, PGS. TS Nguyễn Trần Cầu, TS Lại Huy Phương, PGS.TS Nguyễn
Thị Kim Chương, TS Lê Trịnh Hải, PGS.TS Nguyễn An Thịnh, TS Nguyễn Thảo
Hương, TS Lê Thị Thu Hiền, TS. Ngô Tiền Giang, ThS Nguyễn Thanh Bình, ThS Hồ
Trung Phước, ThS Nguyễn Văn Sành đã có nhiều hướng dẫn và giúp đỡ trong quá
trình tác giả thực hiện luận án.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các cơ
quan, các nhà khoa học nói trên cùng bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là gia đình đã tạo
điều kiện để tác giả hoàn thành bản luận án này.
Tác giả Bùi Thị Thanh Hương



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. iv
MỤC LỤC .........................................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................................ xv
MỞ ĐẦU.. .........................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................................2
4. Giới hạn nghiên cứu ......................................................................................................................2
5. Luận điểm nghiên cứu ..................................................................................................................3
6. Những đóng góp mới của luận án ...............................................................................................3
7. Cơ sở tài liệu .................................................................................................................................3
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................................................4
9. Cấu trúc luận án ............................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ẢNHHƯỞNG CỦA HOANG MẠC HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 6
1.1.1. Hạn hán, HMH và BĐKH trên thế giới và Việt Nam ........................................ 6
1.1.2.Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán, HMH đến SXNN trong bối cảnh
BĐKH. ........................................................................................................................ 10
1.1.3. Tổng quan một số phương pháp nghiên cứu chính trong luận án .................... 20
1.2. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến

SXNN…............................................................................................................................... 25
1.2.1. Những khái niệm cơ bản .................................................................................. 25
1.2.2. Hạn hán và HMH trong bối cảnh BĐKH ......................................................... 29
1.2.3. Sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH ................................................... 30
1.2.4. Tác động của hạn hán và HMH đến SXNN trong bối cảnh BĐKH.................33
1.2.5. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................... 34
1.2.6. Hướng tiếp cận nghiên cứu .............................................................................. 35
1.3. Phương pháp và các bước nghiên cứu .................................................................... 35


vi

1.3.1. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35
1.3.2. Các bước nghiên cứu ........................................................................................ 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 45
CHƯƠNG 2: HOANG MẠC HÓA Ở TỈNH BÌNH THUẬN TRONG BỐI CẢNH
BĐKH.........................................................................................................................46
2.1. Các nhân tố tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hạn hán và HMH ở tỉnh
Bình Thuận…… ................................................................................................................. 46
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 46
2.1.2. Địa hình và các quá trình địa mạo .................................................................... 46
2.1.3. Địa chất và địa chất thủy văn ........................................................................... 48
2.1.4. Khí hậu ............................................................................................................. 49
2.1.5. Thủy, hải văn .................................................................................................... 51
2.1.6. Thổ nhưỡng ...................................................................................................... 52
2.1.7. Thực vật tự nhiên.............................................................................................. 54
2.1.8. Dân cư và tập quán sản xuất.............................................................................. 56
2.1.9. Phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa ......................................................... 57
2.1.10. Đầu tư phát triển thủy lợi ............................................................................... 58
2.1.11. Hiện trạng và qui hoạch sử dụng đất .............................................................. 60

2.2. Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa tại tỉnh Bình Thuận ........................................... 61
2.2.1. Biến đổi chế độ nhiệt giai đoạn 1980 – 2010....................................................... 61
2.2.2. Biến đổi chế độ mưa giai đoạn 1980 – 2010 .................................................... 63
2.2.5. Kịch bản biến đổi nhiệt độ, lượng mưa của tỉnh Bình Thuận đến năm 2050... 64
2.2. Thực trạng và tiềm năng hạn hán của tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh
BĐKH..... ............................................................................................................................. 65
2.3.1. Hạn khí tượng ................................................................................................... 65
2.3.2. Hạn thủy văn .................................................................................................... 67
2.2.3. Hạn nông nghiệp .............................................................................................. 68
2.4. Thực trạng và tiềm năng hoang mạc hóa ................................................................. 70
2.4.1. Thoái hóa đất .................................................................................................... 70
2.4.2. Hoang mạc hóa ................................................................................................. 72
2.5. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố TN – KTXH đến HMH trong bối cảnh
BĐKH bằng tích hợp SWOT – AHP và GIS ................................................................... 76
2.5.1. Lựa chọn dấu hiệu của hạn hán và HMH qua nghiên cứu TN – KTXH của tỉnh
Bình Thuận ................................................................................................................. 76
2.5.2. Xây dựng bộ dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH qua nghiên cứu TN –
KTXH bằng phân tích SWOT .................................................................................... 78


vii

2.5.3. Xây dựng bộ trọng số của từng nhân tố TN – KTXH ảnh hưởng đến hạn hán
và HMH ...................................................................................................................... 80
2.5.4. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố TN – KTXH đến HMH ở
tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 - 2010 ...................................................................... 82
2.5.5. Thành lập bản đồ dự tính ảnh hưởng của các nhân tố TN – KTXH đến HMH ở
Bình Thuận đến 2050 ................................................................................................. 83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 84
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOANG MẠC HÓA ĐẾN HOẠT

ĐỘNG TRỒNG TRỌT Ở BÌNH THUẬN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ................................................................................... 85
3.1. Các thế mạnh SXNN của tỉnh Bình Thuận ............................................................ 85
3.2. Ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến biến động sử dụng đất SXNN................. 86
3.2.1. Tình hình biến động ......................................................................................... 86
3.2.2. Dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH qua nghiên cứu BĐSD đất SXNN .............. 89
3.3. Ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến cơ cấu mùa vụ .......................................... 93
3.3.1. Tình hình biến động ......................................................................................... 93
3.3.2. Xác định thời kì trồng trọt thích hợp bằng dữ liệu khí tượng và phần mềm Eto
Calculator. .................................................................................................................. 99
3.3.3. Dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH qua nghiên cứu cơ cấu mùa vụ ........ .103
3.4. Tác động của hạn hán và HMH đến năng suất cây trồng .................................. 104
3.4.1. Biến động năng suất cây trồng giai đoạn 1995 – 2010 .................................. 104
3.4.2. Dấu hiệu chỉ thị hạn hán và HMH qua nghiên cứu năng suất cây trồng. ....... 106
3.5. Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt theo kịch bản
BĐKH..... ........................................................................................................................... 109
3.5.1. Trên toàn tỉnh ............................................................................................. 109
3.5.2. Trọng điểm hoang mạc cát ......................................................................... 116
3.5.3. Trọng điểm hoang mạc đất cằn .................................................................. 123
3.5.4. Trọng điểm hoang mạc muối và hoang mạc đá .......................................... 124
3.5.5. Xây dựng bản đồ đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt
trong bối cảnh BĐKH............................................................................................... 124
3.6. Đề xuất giải pháp cho ngành trồng trọt ứng phó với hạn hán và hoang mạc hóa
trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Bình Thuận ............................................................. 128
3.6.1. Đánh giá thực trạng triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán và HMH
bằng phân tích SWOT .............................................................................................. 128
3.6.2. Đề xuất lựa chọn giải pháp ưu tiên theo từng cụm xã đến năm 2050 theo kịch
bản BĐKH ............................................................................................................... 134



viii

3.6.3. Đề xuất định hướng qui hoạch nông nghiệp tỉnh Bình Thuận đến 2050 ...... 143
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 146
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 148
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN............ ..............................................................................................................................i
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... iii
PHỤ LỤC.............................................................................................................................xi
PHỤ LỤC 1: Một số công thức được sử dụng trong luận án ..................................................... xiii
PHỤ LỤC 2: Qui trình thực hiện phân tích SWOT – AHP trong luận án ................................. xv
PHỤ LỤC 3: Một số phần mềm ứng dụng trong luận án ........................................................... xvi
PHỤ LỤC 4: Biến trình nhiều năm tổng lượng mưa trung bình năm và theo mùa giai đoạn
1980 - 2010 tại Bình Thuận (đơn vị: mm) ................................................................................... xvi
PHỤ LỤC 5: Biến động mưa mùa trung bình theo các thập kỉ giai đoạn 1980 – 2010 ........... xx
PHỤ LỤC 6: Mức thay đổi lượng mưa (%) đến 2050 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
của Bộ Tài nguyên và Môi trường................................................................................................ xxi
PHỤ LỤC 7: Biến trình nhiều năm độ ẩm trung bình năm theo các thời kì tại Phan Thiết (đơn
vị: %)........ ..................................................................................................................................... xxii
PHỤ LỤC 8: Danh sách các chuyên gia xin ý kiến về các điều kiện TN – KTXH có ảnh hưởng
đến HMH ở tỉnh Bình Thuận ....................................................................................................... xxii
PHỤ LỤC 9: Đánh giá các dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH qua nghiên cứu các đặc
điểm tự nhiên - KTXH của tỉnh Bình Thuận bằng bảng SWOT.............................................. xxiii
PHỤ LỤC 10: Phiếu xin ý kiên chuyên gia trực tiếp và online ................................................ xxv
PHỤ LỤC 11: Cơ sở dữ liệu xây dựng bản đồ (hình 2.20) dự tính ảnh hưởng của các điều kiện
tự nhiên – KTXH đến hạn hán và HMH ở tỉnh Bình Thuận .................................................. xxviii
PHỤ LỤC 12: Cơ sở dữ liệu xây dựng bản đồ (hình 2.21) đánh giá ảnh hưởng của các điều
kiện tự nhiên – KTXH đến hạn hán và HMH ở tỉnh Bình Thuậ ............................................... xxx
PHỤ LỤC 13: Phiếu điều tra cấp xã ......................................................................................... xxxii
PHỤ LỤC 14: Phiếu điều tra cấp xã (online) .......................................................................... xxxiii

PHỤ LỤC 15: Trường dữ liệu trong phần mềm SPSS ........................................................... xxxiv
PHỤ LỤC 16: Dữ liệu điều tra cơ cấu mùa vụ của 72 xã giai đoạn trước năm 2000 và năm
2010 ( xuất từ phần mềm SPSS)............................................................................................... xxxv


ix

PHỤ LỤC 17: Phiếu xin ý kiến chuyên gia về so sánh cặp các nhân tố của ma trận
SWOT(online) .......................................................................................................................... xxxvii
PHỤ LỤC 18: Tổng hợp kết quả xin ý kiến chuyên gia về so sánh cặp trong nhóm SWOT về
các nhân tố TN – KTXH ảnh hưởng đến trồng trọt ..................................................................... xli
PHỤ LỤC 19: Cơ sở dữ liệu xây dựng bản đồ (hình 3.20) đánh giá thực trạng ảnh hưởng của
hạn hán và HMH đến trồng trọt ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995- 2010............................... xlvi
PHỤ LỤC 20: Cơ sở dữ liệu xây dựng bản đồ (hình 3.21) đánh giá dự tính ảnh hưởng của hạn
hán và HMH đến trồng trọt ở tỉnh Bình Thuận đến 2050 .......................................................... xlix
PHỤ LỤC 21: Đánh giá những kinh nghiệm bản địa thích ứng với hạn hán và HMH bằng
bảng SWOT ..................................................................................................................................... lii
PHỤ LỤC 22: Đánh giá những giải pháp kĩ thuật cho hoạt động trồng trọt thích ứng với hạn
hán và HMH bằng bảng SWOT .................................................................................................... liii
PHỤ LỤC 23: Đánh giá những giải pháp phi kĩ thuật cho hoạt động trồng trọt thích ứng với
hạn hán và HMH bằng SWOT ...................................................................................................... liv
PHỤ LỤC 24: Các phương án phân loại cụm xã khi xây dựng hình 3.22 .................................. lv
PHỤ LỤC 25: Phụ lục ảnh thực địa .............................................................................................. lvi


x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
BĐKH

BĐSDĐ
DHNTB
DHMT
ĐBSH

Từ viết tắt
: Biến đổi khí hậu
: Biến động sử dụng đất
: Duyên hải Nam Trung Bộ
: Duyên hải Miền Trung
: Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL
IPCC

: Đồng bằng sông Cửu Long
: Intergovernmental Panel on climate change
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
: Giải pháp
: Hoang mạc hóa
: Hệ sinh thái
: Khoa học công nghệ
: Khoa học kĩ thuật
: Kyoto Protocol - Nghị định thư Kyoto
: Kinh tế xã hội
: Môi trường
: Nông nghiệp phát triển nông thôn
: Nghiên cứu sinh
: Những người khác
: Phương pháp nghiên cứu

: Sử dụng đất
: Sản xuất nông nghiệp
: Trung du miền núi phía Bắc
: Tự nhiên kinh tế xã hội
: Trước công nguyên
: United Nations Enviroment Programme
Chương trình môi trường Liên hợp quốc
: United Nations Convention to Combat Desertification
Hiệp hội các nước chống lại quá trình HMH
: United Nations Framework Convention on Climate Change
Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
: World Meteorological Organization
Tổ chức Khí tượng thế giới

GP
HMH
HST
KHCN
KHKT
KP
KTXH
MT
NNPTNT
NCS
nnk
PPNC
SDĐ
SXNN
TDMNPB
TN – KTXH

(trCN)
UNEP
UNCCD
UNFCCC
WMO


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
CHƯƠNG 1
Bảng 1.1: Thực trạng và tiềm năng HMH trên thế giới ..................................................................6
Bảng 1.2: Các kịch bản về phát thải CO2, biến đổi nhiệt độ và nước biển dâng toàn cầu ............9
Bảng 1.3: Phân loại chỉ số khô hạn theo AI.................................................................................. 39
Bảng 1.4: Cơ sở khai báo dữ liệu đề xuất các giải pháp ứng phó ưu tiên với hạn hán và HMH
theo từng xã đến 2050 .................................................................................................................... 41
Bảng 1.5: Qui trình triển khai phương pháp điều tra xã hội học trong đánh giá ảnh hưởng của
hạn hán và HMH đến cơ cấu mùa vụ ở tỉnh Bình Thuận ............................................................ 42
Bảng 1.6: Số phiếu điều tra cấp xã phân theo các địa phương .................................................... 42
CHƯƠNG 2:
Bảng 2.1: Diện tích các bậc địa hình theo các địa phương (ha) .................................................. 47
Bảng 2.2: Diện tích các tầng chứa nước phân theo các địa phương (ha) .................................... 49
Bảng 2.3: Phân hóa các yếu tố khí hậu theo các địa phương (ha) ............................................... 49
Bảng 2.4: Diện tích một số loại đất liên quan đến HMH ở tỉnh Bình Thuận phân theo các địa
phương (ha) ..................................................................................................................................... 53
Bảng 2.5: Diện tích, phân bố các loại đất cát ven biển Bình Thuận năm 2010 .......................... 53
Bảng 2.6: Diện tích, phân bố một số thảm thực vật tự nhiên liên quan đến HMH ở Bình Thuận
phân theo các địa phương (ha) ....................................................................................................... 55
Bảng 2.7: Diện tích, dân số, mật độ dân số và số đơn vị hành chính phân theo các địa phương
năm 2013... ...................................................................................................................................... 56

Bảng 2.8: Hiện trạng (2009) và qui hoạch phát triển các công trình thủy lợi tỉnh Bình Thuận
đến 2020.... ...................................................................................................................................... 59
Bảng 2.9: Hiện trạng phân bố đất nông nghiệp tỉnh Bình Thuận năm 2010 theo các địa phương
(ha)............ ....................................................................................................................................... 60
Bảng 2.10: Xu thế biến đổi lượng mưa theo mùa tại Bình Thuận giai đoạn 1980 – 2010 ........ 63
Bảng 2.11: Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa so với thời kỳ 1980-1999 theo các mùa theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) ......................................................................................................... 64
Bảng 2.12: Diện tích hạn khí tượng trung bình năm và mùa khô của tỉnh Bình Thuận phân theo
các địa phương (ha) ........................................................................................................................ 65
Bảng 2.13. Mức tăng độ dài mùa khô (ngày) do BĐKH so với thời kì 1980 - 1999 trong các
thập kỷ của thế kỷ 21 ...................................................................................................................... 66


xii

Bảng 2.14: Độ khắc nghiệt trung bình nhiều năm dựa theo chỉ số SWSI giai đoạn 1981 –
2005.......... ....................................................................................................................................... 67
Bảng 2.15: Dự tính mức độ thay đổi lưu lượng dòng chảy tại trạm Tà Pao và trạm Sông Lũy so
với thời kì 1980 -1999 theo kịch bản BĐKH ............................................................................... 68
Bảng 2.16: Thực trạng và dự tính hạn nông nghiệp tỉnh Bình Thuận theo các địa phương (ha)69
Bảng 2.17: Diện tích thực trạng thoái hóa đất tỉnh Bình Thuận phân theo các địa phương (ha)71
Bảng 2.18:Dự tính diện tích tiềm năng thoái hóa đất tỉnh Bình Thuận phân theo các địa
phương (ha) ..................................................................................................................................... 72
Bảng 2.19: Diện tích thực trạng các loại hoang mạc ở tỉnh Bình Thuận theo các địa phương
(ha)............ ....................................................................................................................................... 72
Bảng 2.20: Diện tích tiềm năng các loại hoang mạc ở tỉnh Bình Thuận theo các địa phương
(ha)............ ....................................................................................................................................... 74
Bảng 2.21: Khả năng xuất hiện thoái hóa đất và hoang mạc hóa................................................ 75
Bảng 2.22: Tổng hợp kết quả xin ý kiến chuyên gia về các điều kiện TN – KTXH tác động đến
HMH ở tỉnh Bình Thuận ................................................................................................................ 76

Bảng 2.23: Phân loại các dấu hiệu chỉ thị hạn hán và HMH qua nghiên cứu điều kiện TN –
KTXH của tỉnh Bình Thuận bằng bảng SWOT ........................................................................... 78
Bảng 2.24: So sánh cặp trong nhóm SWOT ................................................................................. 80
Bảng 2.25: Tổng hợp kết quả tính toán trọng số trong nhóm điểm mạnh theo ý kiến chuyên gia81
Bảng 2.26: Tổng hợp kết quả tính toán trọng số trong nhóm điểm yếu theo ý kiến chuyên gia81
Bảng 2.27: Tổng hợp kết quả tính toán trọng số trong nhóm cơ hội theo ý kiến chuyên
gia............. ....................................................................................................................................... 81
Bảng 2.28: Tổng hợp kết quả tính toán trọng số trong nhóm thách thức theo ý kiến chuyên gia81
CHƯƠNG 3:
Bảng 3.1. Biến động diện tích đất SXNN tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 -2010 .................... 87
Bảng 3.2: Tổng hợp những biến động diện tích đất SXNN tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 –
2010 phân theo các địa phương (ha) ............................................................................................. 88
Bảng 3.3: BĐSDĐ nông nghiệp tại các trọng điểm HMH thời kì 2005 – 2010 (ha)................. 89
Bảng 3.4: Diện tích cây trồng bị thiệt hại nặng do hạn hán của Bình Thuận ............................. 90
giai đoạn 1997 -2010 ...................................................................................................................... 90
Bảng 3.5: Chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang các loại hình sử dụng đất khác giai đoạn
2000 - 2010 ................................................................................... Error! Bookmark not defined.


xiii

Bảng 3.6: Đánh giá khoảng thời gian gieo trồng trong năm cho cây trồng ngắn ngày giai đoạn
1980- 2010 ...................................................................................................................................... 99
Bảng 3.7: Phân nhóm các khu vực theo thời kì trồng trọt tốt và không tốt cho cây trồng ngắn
ngày.......... ..................................................................................................................................... 102
Bảng 3.8 : Biến động năng suất một số cây trồng chính của Bình Thuận so với cả nước,
DHNTB giai đoạn 1995 – 2010 (Đơn vị: tạ/ha) ........................................................................ 105
Bảng 3.9. Biến động năng suất một số loại cây trồng giai đoạn 1995 – 2010 phân theo các địa
phương (đơn vị tạ/ha) ................................................................................................................... 106
Bảng 3.10. Diện tích lúa bị suy giảm năng suất do hạn hán ...................................................... 107

giai đoạn 1997 - 2010 (đơn vị : ha) ............................................................................................. 107
Bảng 3.11. Diện tích lúa bị suy giảm năng suất 100%(mất trắng vụ) do hạn hán phân theo các
địa phương (đơn vị: ha) ................................................................................................................ 107
Bảng 3.12: Diện tích cây trồng (trừ lúa) bị suy giảm năng suất do hạn hán (đơn vị: ha) ....... 108
Bảng 3.13: Bộ dấu hiệu ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt ở tỉnh Bình Thuận..110
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả tính trọng số cho nhóm điểm mạnh giai đoạn 1995 - 2010 theo ý
kiến chuyên gia ............................................................................................................................. 112
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả tính trọng số cho nhóm điểm yếu giai đoạn 1995 - 2010 theo ý
kiến chuyên gia ............................................................................................................................. 112
Bảng 3.16 Tổng hợp kết quả tính trọng số cho nhóm cơ hội theo kịch bản BĐKH đến 2030
theo ý kiến chuyên gia .................................................................................................................. 113
Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả tính trọng số cho nhóm cơ hội theo kịch bản BĐKH đến 2050
theo ý kiến chuyên gia .................................................................................................................. 113
Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả tính trọng số cho nhóm thách thức theo kịch bản BĐKH đến
2030 theo ý kiến chuyên gia ........................................................................................................ 114
Bảng 3.19: Tổng hợp kết quả tính trọng số cho nhóm thách thức theo kịch bản BĐKH đến
2050 theo ý kiến chuyên gia ........................................................................................................ 114
Bảng 3.20: Khảo sát thực trạng canh tác tại các trọng điểm HMH ........................................... 115
Bảng 3.21: Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt tại các xã ở vùng hoang
mạc cát giai đoạn 1995 – 2010 .................................................................................................... 118
Bảng 3.22: Đánh giá dự tính ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt tại các xã ở vùng
hoang mạc cát đến 2050 ............................................................................................................... 119


xiv

Bảng 3.23: Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt tại các xã ở vùng hoang
mạc đất cằn giai đoạn 1995 – 2010 ............................................................................................. 120
Bảng 3.24: Đánh giá dự tính ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt tại các xã ở vùng
hoang mạc đất cằn đến 2050 ........................................................................................................ 121

Bảng 3.25: Diện tích và tỷ lệ so với diện tích tự nhiên của các cấp độ ảnh hưởng của hạn hán
và HMH đến trồng trọt ở tỉnh Bình Thuận ................................................................................. 125
Bảng 3.26: Đánh giá thực trạng triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán và HMH trong
trồng trọt bằng phân tích SWOT ................................................................................................. 130
Bảng 3.27: Phân loại cụm xã theo tình trạng phát triển hoạt động trồng trọt .......................... 135
Bảng 3.28: Đề xuất giải pháp ứng phó ưu tiên theo từng cụm xã ............................................. 137


xv

DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1:
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa BĐKH, hạn hán HMH với các nhân tố tự nhiên của
SXNN ...................................................................................................................... 30
Hình 1.2: Sơ đồ các bước nghiên cứu .................................................................... 44
CHƯƠNG 2
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận ....................................................... 47a
Hình 2.2: Bản đồ hình thể tỉnh Bình Thuận ............................................................ 47a
Hình 2.3: Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Bình Thuận ............................................. 48a
Hình 2.4: Bản đồ lượng mưa trung bình năm giai đoạn 1961- 2010 ...................... 49a
Hình 2.5: Bản đồ lượng mưa trung bình mùa khô giai đoạn 1961 – 2010 ............. 49a
Hình 2.6: Bản đồ lượng bốc hơi trung bình năm giai oạn 1961 – 2010 ................. 49a
Hình 2.7: Bản đồ nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1961 – 2010 ......................... 49a
Hình 2.8: Bản đồ tổng số giờ năng giai đoạn 1961 – 2010 ..................................... 49a
Hình 2.9: Bản đồ độ ẩm trung bình năm giai đoạn 1961 – 2010 ............................ 49a
Hình 2.10: Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bình Thuận .................................................... 52a
Hình 2.11: Bản đồ thảm thực vật tỉnh Bình Thuận ................................................ 54a
Hình 2.12: Bản đồ hiện trạng (2009) và qui hoạch thủy lợi đến năm 2020 ............ 58a
Hình 2.13: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Thuận năm 2010 .................. 60a
Hình 2.14: Diễn biến nhiệt độ không khí trung bình năm, lớn nhất, nhỏ nhất tại trạm

Phan Rang, Phan Thiết và Xuân Lộc thời kì 1980 – 2010 ...................................... 62
Hình 2.15: Bản đồ hạn khí tượng tỉnh Bình Thuận................................................. 65a
Hình 2.16: Bản đồ hạn nông nghiệp tỉnh Bình Thuận ............................................ 65a
Hình 2.17: Bản đồ tiềm năng thoái hóa đất tỉnh Bình Thuận ................................. 70a
Hình 2.18: Bản đồ hiện trạng hoang mạc hóa tỉnh Bình Thuận ............................. 72a
Hình 2.19: Bản đồ dự tính hoang mạc hóa tỉnh Bình Thuận .................................. 72a
Hình 2.20: Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – KTXH đến HMH ở
tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 – 2010 .................................................................. 82a
Hình 2.21: Bản đồ dự tính ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – KTXH đến HMH ở
tỉnh Bình Thuận đến 2050 ....................................................................................... 82a
Hình 2.22: Biểu đồ diện tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên – KTXH
đến HMH ở tỉnh Bình Thuận phân theo các địa phương giai đoạn 1995 – 2010 ... 82
Hình 2.23: Biểu đồ dự tính diện tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên –
KTXH đến HMH ở tỉnh Bình Thuận phân theo các địa phương đến năm 2050 .... 83
CHƯƠNG 3:
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện chỉ số phát triển giá trị SXNN theo giá hiện hành ....... 85
Hình 3.2. Thay đổi cơ cấu diện tích các loại cây trồng tỉnh Bình Thuận giai đoạn
1995 – 2010 ............................................................................................................. 87


xvi

Hình 3.3: Bản đồ BĐSD đất SXNN tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 – 2010........ 87a
Hình 3.4: Biểu đồ biến động diện tích cây trồng chỉ thị giai đoạn 1995 – 2010
(đơn vị: ha) .............................................................................................................. 92
Hình 3.5: Biểu đồ biến động sản lượng cây trồng chỉ thị giai đoạn 1995 – 2010 (đơn
vị: tấn) ..................................................................................................................... 93
Hình 3.6: Biểu đồ biến động năng suất cây trồng chỉ thị giai đoạn 1995 – 2010 (đơn
vị: tấn) ...................................................................................................................... 93
Hình 3.7: Cơ cấu mùa vụ lúa.................................................................................... 95

Hình 3.8: Cơ cấu mùa vụ ngô .................................................................................. 95
Hình 3.9: Cơ cấu mùa vụ khoai lang ........................................................................ 95
Hình 3.10: Cơ cấu mùa vụ sắn ................................................................................. 96
Hình 3.11: Cơ cấu mùa vụ lạc .................................................................................. 96
Hình 3.12: Cơ cấu mùa vụ thuốc lá .......................................................................... 96
Hình 3.13: Cơ cấu mùa vụ mía ................................................................................ 96
Hình 3.14: Cơ cấu mùa vụ bông .............................................................................. 97
Hình 3.15: Cơ cấu mùa vụ dưa lấy hạt ..................................................................... 97
Hình 3.16: Cơ cấu mùa vụ mè.................................................................................. 97
Hình 3.17. Thời kì trồng trọt thích hợp theo các trạm khí tượng trong khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................ ...... 101
Hình 3.18: Thay đổi số xã theo các cấp độ ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến
trồng trọt giai đoạn 1995 – 2010 và 2050 ........................................................ ...... 122
Hình 3.19: Thay đổi số xã chịu ảnh hưởng của các loại hình hoang mạc chủ yếu giai
đoạn 1995 – 2010 và năm 2050 ....................................................................... ...... 122
Hình 3.20: Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến hoạt động trồng
trọt tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 – 2010 ....................................................….122a
Hình 3.21: Bản đồ đánh giá dự tính ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến hoạt động
trồng trọt tỉnh Bình Thuận đến 2050 ................................................................….122a
Hình 3.22: Biểu đồ diện tích các cấp độ ảnh hưởng của HMH đến trồng trọt theo
các địa phương giai đoạn 1995 – 2010 ............................................................…...127
Hình 3.23: Biểu đồ dự tính diện tích các cấp độ ảnh hưởng của HMH đến trồng
trọt theo các địa phương đến 2050 ...................................................................…...127
Hình 3.22: Bản đồ giải pháp ứng phó ưu tiên với HMH của hoạt động trồng trọt ở
Bình Thuận theo cụm xã đến 2050 ..................................................................….137a


-1MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoang mạc hóa (HMH) là quá trình tự nhiên không phổ biến trên lãnh thổ Việt

Nam nhưng khá phổ biến và điển hình ở Bình Thuận (một tỉnh ở cực Nam Trung bộ, có
diện tích tự nhiên là 781246 ha, dân số 1.201.239 người – năm 2013 [6]). Hiện tượng
HMH ở tỉnh Bình Thuận hình thành và phát triển do những tương tác có tính qui luật
giữa các yếu tố tự nhiên, trong đó, vị trí địa lý là tác nhân cơ bản. Là một trong hai tỉnh
có lượng mưa thấp nhất cả nước, nền nhiệt cao quanh năm kèm theo lượng bốc hơi lớn
với một mùa khô kéo dài nên hạn hán xảy ra thường xuyên. Quá trình xói mòn đất do
mưa (vào mùa mưa) và quá trình thổi mòn (vào mùa khô), quá trình xâm nhập mặn vào
sâu trong nội địa đã làm cho tình trạng thoái hóa đất ngày thêm rõ rệt, cảnh quan đặc
trưng cho miền khô hạn như truông bụi gai, xavan nhiệt đới, trảng cỏ thứ sinh... xuất hiện
ngày một nhiều hơn ở tỉnh này. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong bối cảnh biến đổi khí
hậu (BĐKH), hiện tượng hạn hán, HMH đang có xu hướng gia tăng ở Bình Thuận, kéo
theo nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội và môi trường.
Hạn hán và HMH đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động SXNN (SXNN), một
ngành kinh tế có tỷ trọng chiếm khoảng 20% GDP của tỉnh. Theo số liệu của Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bình Thuận có trên 150 nghìn ha đất bị
HMH, chiếm hơn 1/5 diện tích tự nhiên và hạn hán đe dọa trực tiếp đến 20 – 25%
diện tích gieo trồng [6]. Trong bối cảnh BĐKH, mức độ ảnh hưởng của hạn hán
và HMH đến SXNN gia tăng hơn. Nếu từ năm 2000 trở về trước, hạn hán của Bình
Thuận tập trung chủ yếu trong vụ hè thu và vụ mùa thì đến nay đã lan sang cả vụ
lúa đông xuân, thậm chí kéo dài đến hè thu. Trong 5 năm gần đây, SXNN liên tục
phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụ đông xuân, tình trạng không
có nước sản xuất, dịch bệnh trên cây trồng xuất hiện ở nhiều nơi, làm giảm năng
suất cây trồng (Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc).
Israel là một quốc gia với trên 95% diện tích HMH nhưng lại có nhiều nông
sản xuất khẩu nhờ công nghệ tưới tiêu và xử lý nước thải hàng đầu thế giới. Nên,
hạn hán và HMH ở tỉnh Bình Thuận hiện đang là một thách thức nhưng có thể biến
thách thức thành cơ hội nếu tỉnh có hệ thống giải pháp phù hợp, trong đó, qui hoạch
phát triển nông nghiệp có tính đến những ứng phó với hạn hán và HMH trong bối



-2-

cảnh BĐKH là một yêu cầu tiên quyết. Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán và
HMH đến SXNN, đặc biệt là trồng trọt để phân hóa mức độ ảnh hưởng đó theo lãnh
thổ và đề xuất giải pháp ứng phó ưu tiên theo từng đơn vị lãnh thổ đó là một nghiên
cứu mang tính cấp thiết, phục vụ thiết thực cho công tác định hướng qui hoạch nông
nghiệp của Bình Thuận trong bối cảnh BĐKH.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán, HMH đến SXNN ở Bình Thuận;
- Đề xuất lựa chọn một số giải pháp ứng phó ưu tiên cho trồng trọt của tỉnh
trong bối cảnh BĐKH.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến
SXNN; xác lập cơ sở lý luận và PPNC ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến SXNN;
- Phân tích các nhân tố tự nhiên, KTXH ảnh hưởng đến hạn hán và HMH ở
tỉnh Bình Thuận;
- Phân tích tình hình BĐKH giai đoạn 1960 – 2010 và kịch bản BĐKH của
tỉnh Bình Thuận đến 2050;
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng hạn hán và HMH ở Bình Thuận trong
bối cảnh BĐKH bằng phân tích SWOT- AHP;
- Đánh giá thực trạng và dự tính ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến hoạt
động trồng trọt đến năm 2050 trên toàn tỉnh và theo các loại hình hoang mạc thông
qua bộ dấu hiệu chỉ thị;
- Thành lập BĐ đánh giá thực trạng ảnh hưởng của hạn hán và HMH tới
SXNN giai đoạn 1995 – 2010 và dự tính ảnh hưởng của hạn hán, HMH tới trồng
trọt đến năm 2050;
- Đánh giá thực trạng ứng phó với hạn hán và HMH trong hoạt động trồng
trọt bằng phân tích SWOT. Từ đó, thành lập BĐ giải pháp ưu tiên ứng phó với hạn
hán và HMH của trồng trọt ở tỉnh Bình Thuận đến 2050.
4. Giới hạn nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: tỉnh Bình Thuận (phần đất liền)
- Thời gian nghiên cứu:
+ Nghiên cứu các yếu tố khí tượng – thủy văn (1980 – 2010)


-3-

+ Nghiên cứu các vấn đề KTXH (1995 – 2010)
+ Nghiên cứu theo kịch bản BĐKH (dự tính đến 2050 theo kịch bản phát thải
trung bình (B2) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2012)
- Nội dung: nghiên cứu những ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến SXNN
(chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt).
5. Luận điểm nghiên cứu
Luận điểm 1: Thực trạng, tiềm năng, sự phân hóa hạn hán, HMH ở Bình
Thuận phản ánh tổng hợp có qui luật của các yếu tố tự nhiên dưới tác động của con
người và BĐKH.
Luận điểm 2: Trong bối cảnh BĐKH, hạn hán và HMH có ảnh hưởng đến
SXNN thể hiện qua những biến động về SDĐ, cơ cấu cây trồng, mùa vụ, năng suất
cây trồng. Mức độ ảnh hưởng đó phân hóa mạnh theo không gian nên các giải pháp
ứng phó cũng khác nhau theo không gian từng cụm xã.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên – KTXH đến thực
trạng và tiềm năng HMH ở tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh BĐKH bằng phân tích
SWOT - AHP;
- Thành lập được BĐ đánh giá thực trạng ảnh hưởng của hạn hán và HMH
tới trồng trọt tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 – 2010 và BĐ đánh giá dự tính ảnh
hưởng của hạn hán và HMH tới trồng trọt ở Bình Thuận đến năm 2050 bằng tích
hợp SWOT – AHP và GIS;
- Đề xuất được giải pháp ưu tiên ứng phó với HMH cho hoạt động trồng
trọt và những khuyến nghị định hướng qui hoạch nông nghiệp ở Bình Thuận đến

2050 theo từng cụm xã bằng tích hợp GIS và SPSS.

7. Cơ sở tài liệu
Số liệu nghiên cứu của luận án được khai thác từ các cơ sở đáng tin cậy:
+ Dữ liệu khí tượng thủy văn: Kịch bản BĐKH (năm 2012) của Bộ Tài
nguyên và Môi trường; dữ liệu khí tượng theo ngày trong chuỗi thời gian từ
1980 – 2009 của 6 trạm khí tượng thủy văn từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Môi trường;


-4-

+ Cơ sở dữ liệu bản đồ: Atlat Quốc gia Việt Nam, sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bình Thuận, đề tài Nhà nước KHCN- 07-01(2001), đề tài Nghị định thư
Việt Nam – Bỉ (2011);
+ Dữ liệu KTXH: cục thống kê tỉnh Bình Thuận, sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận.
Tài liệu tham khảo từ các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước:
+

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHCN 07 – 01: “Nghiên cứu,

xác định nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa ngăn chặn quá trình HMH ở khu
vực Nam Trung Bộ Việt Nam vùng Ninh Thuận, Bình Thuận” (1997 – 2001). Chủ
nhiệm đề tài: PGS TS Nguyễn Văn Cư
+

Đề tài Nghị định thư Việt Nam – Bỉ “Đánh giá tác động của biến đổi khí

hậu toàn cầu và hiện tượng hoang mạc hóa đến môi trường và tự nhiên và xã hội ở

khu vực Nam Trung Bộ (Nghiên cứu thí điểm cho tỉnh Bình Thuận)” (2010 –
2011). Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Quang Vinh (NCS là thành viên đề tài).
+

Đề tài Nghị định thư Việt Nam - Ấn Độ “Nghiên cứu xác định các điểm khô

hạn nhạy cảm và dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH toàn cầu bằng công nghệ
Địa - tin học ở khu vực Nam Trung Bộ (nghiên cứu thí điểm cho tỉnh Ninh Thuận)”
(2012 – 2014). Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Phạm Quang Vinh (NCS là thành viên đề tài).
Trong quá trình làm luận án, NCS thu thập dữ liệu từ 2 chuyến thực địa tại
tỉnh Bình Thuận:
+ Đợt 1: 15 ngày (tháng 7/2010): Khảo sát thực trạng phân bố các dạng
hoang mạc, thực trạng phân bố SXNN và thu thập nhiều nguồn tài liệu từ địa
phương.
+ Đợt 2: 10 ngày (tháng 3/2011): điều tra xã hội học (cấp xã) về thực trạng
và biến động SXNN (sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.1. Ý nghĩa khoa học:
-

Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận nghiên cứu ảnh hưởng của
HMH đến SXNN trong bối cảnh biến đổi khí hậu.


-5-

-

Luận án minh chứng một phương pháp đánh giá tổng hợp trong nghiên cứu

địa lý qua việc áp dụng phân tích SWOT-AHP để đánh giá tình trạng HMH,
ảnh hưởng HMH đến trồng trọt trong điều kiện biến đổi khí hậu.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Kết quả nghiên cứu của luận án là tư liệu tham khảo cho các công trình
nghiên cứu về hạn hán, HMH và ảnh hưởng của hạn hán, HMH đến trồng
trọt trong điều kiện biến đổi khí hậu ở các địa phương tại tỉnh Bình Thuận.

-

Cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp chính quyền tỉnh Bình Thuận điều
chỉnh quy hoạch trồng trọt và lập kế hoạch thực thi các giải pháp ưu tiên ứng
phó hạn hán, HMH ảnh hưởng đến trồng trọt theo đơn vị hành chính cấp xã,
cụm xã.

9. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, cấu trúc luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng
của HMH đến SXNN trong bối cảnh BĐKH
Chương 2: HMH ở tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh BĐKH
Chương 3: Đánh giá ảnh hưởng của HMH đến hoạt động trồng trọt ở tỉnh Bình
Thuận trong bối cảnh BĐKH và đề xuất giải pháp ứng phó.


-6CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH
HƯỞNG CỦA HOANG MẠC HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Hạn hán, hoang mạc hóa và biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.1.1.1. Hạn hán và HMH trên thế giới
Theo thống kê trung bình mỗi năm, trên thế giới có khoảng 21 triệu ha đất bị
khô hạn biến thành đất không còn năng suất kinh tế. Trong gần 1/4 thế kỉ vừa qua,
hơn 1/3 đất đai thế giới đã bị khô cằn, nơi có 1/3 dân số thế giới, trong đó 90% là ở
các nước thu nhập thấp, đồng thời cũng tác động tới 50% số gia súc toàn cầu và
44% hệ sinh thái trồng trọt của thế giới. Hạn hán nghiêm trọng nhất là ở những
vùng khô hạn và bán khô hạn. Các vùng này tập trung ở 4 châu lục: châu Phi (hầu
hết diện tích của châu lục này bị khô hạn, gấp 3,3 lần diện tích khô hạn còn lại của
thế giới), châu Á (Tây Á, Nam Á, Tây Nam Á, Trung Á, Bắc Trung Quốc), châu Úc
(80% diện tích châu Úc) và châu Mỹ (Bắc Mỹ chủ yếu ở Tây kinh tuyến 980T và
Nam Mỹ gồm từ xích đạo đến vĩ tuyến 350N và một số vùng khác như: Đông
Brazil, Bắc Colombia và Venezuela) [114].
Theo dự tính của UNCCD, hàng năm thế giới có khoảng 50 – 70 nghìn km2 bị
HMH và diện tích HMH đến cuối thế kỉ có thể lên đến 39,4 triệu km2 chiếm 26,3%
diện tích tự nhiên toàn thế giới (bảng 1.1):
Bảng 1.1: Thực trạng và tiềm năng HMH trên thế giới
Khu vực
Thế giới
Châu Á
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Úc

Thực trạng
Diện tích
(triệu km2)
18,864
7,79818

16,00499
1,90485
1,14

% diện tích tự
nhiên
12,6
17,8
52,7
4,5
15

Tiềm năng
Diện tích
(triệu km2)
39,4
15,7716
20,16568
4,99494
1,9

% diện tích tự
nhiên
26,3
36
66,4
11,8
25

Nguồn: (WMO, 1995) [114]

HMH ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 1/6 dân số thế giới, 70% dân số
tại các vùng đất khô hạn (khoảng 3,6 tỷ hecta đất). Theo Tổ chức Khí tượng Thế
giới (WMO), cuộc sống của khoảng 200-250 triệu người trên thế giới bị đe dọa trực


-7tiếp bởi hiện tượng HMH [114]. Diện tích HMH hiện nay chiếm 12,6% diện tích tự
nhiên của thế giới. Dựa trên bản chất và điều kiện khí hậu (chủ yếu là nhiệt độ), các
nhà khoa học chia hoang mạc trên thế giới thành 2 loại: hoang mạc nhiệt đới và á
nhiệt đới (từ 15 – 35 0B và 15 – 35 0N, với các hoang mạc lớn như: Sahara, Nambia,
Calahari, Tây Úc, Arabia, Tây Úc...)
1.1.1.2. Hạn hán và HMH ở Việt Nam
Hạn hán ở Việt Nam thường xảy ra vào mùa khô. Trên toàn lãnh thổ, mùa khô
được phân chia thành 3 kiểu: Kiểu 1, bắt đầu từ nửa đầu mùa đông (tháng 10 –
tháng 12) và kết thúc vào nửa sau mùa đông (tháng 10 – tháng 4); Kiểu 2, bắt đầu từ
nửa đầu mùa hè (tháng 5 – tháng 7) và kết thúc vào nửa sau mùa hè (tháng 8 –
tháng 9); Kiểu 3 là kiểu khô pha tạp giữa 2 kiểu trên, bắt đầu vào nửa sau mùa đông
(tháng 12 – tháng 3) và kết thúc vào nửa đầu mùa hè (tháng 5 – tháng 7). Trên thực
tế, phần lớn Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có chung kiểu khô hạn thứ nhất, Bắc
Trung Bộ có kiểu khô hạn thứ 2 và Nam Trung Bộ có kiểu khô hạn thứ 3 [24].
Theo Nguyễn Lập Dân, 2010 [8], năm 2000, nước ta có khoảng 9,3 triệu ha
đất liên quan đến HMH, (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất của cả nước), trong
đó có 5,06 triệu ha chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đang sử dụng bị thoái hóa nặng
và hơn 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao.
Hoang mạc ở Việt Nam không tập trung thành vùng rộng hàng trăm ngàn ha
như các quốc gia khác, mà phân bố rải khắp ở 4 vùng: Tây Bắc, Duyên hải miền
Trung (DHMT), Tây Nguyên và Tứ Giác Long Xuyên. Trong đó, DHMT có nhiều
hoang mạc hơn cả. Đó là các dải cát hẹp trải dài dọc biển, tập trung ở 10 tỉnh từ
Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000ha. Theo thống kê trên
BĐ của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển (chiếm
khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc) và 87.800 ha trong số này là các

đụn cát, đồi cát lớn di động.
Nguy cơ gia tăng HMH ở Việt Nam khá cao, thể hiện qua 8 quá trình thoái
hóa đất như: quá trình cát bay gây lấp đồng ruộng, làng mạc ở Quảng Bình, Quảng
Trị, quá trình cát chảy (cát chảy theo nước) phủ đồng ruộng quanh các cồn cát ven
biển Quảng Bình; quá trình mặn hóa trên hầu khắp các tỉnh ven biển miền Trung do


-8-

xâm nhập mặn từ biển, quá trình muối hóa vùng hẹp ven biển Ninh Thuận, Bình
Thuận do khô hạn kéo dài, quá trình xâm nhập sỏi cát vào đồng ruộng do lũ lụt ở hạ
lưu các con sông từ Quảng Ngãi đến Bình Định; quá trình khô hạn hóa do phá rừng
đầu nguồn; quá trình đá ong hóa ở Trung Du Miền núi Phía Bắc, quá trình xói mòn,
giảm độ phì của đất ở các vùng đồi núi [24]. Hiện nay, những hoang mạc cát ven
biển đang mở rộng dần về phía Tây tới vùng bán sơn địa thuộc các tỉnh ven biển
Nam Trung Bộ. Ngoài ra, một số vùng đất bị thoái hóa nghiêm trọng ở Tây Bắc, Tây
Nguyên và vùng núi phía Bắc ( Sông Mã-Yên Châu, Sơn La; Ayunpa, Easup, Gia Lai;
Mường Khương-Si Ma Cai, Lào Cai) cũng tiềm ẩn những nguy cơ hoang mạc hóa .
1.1.1.3. Biến đổi khí hậu trên thế giới
Khí hậu của Trái Đất đã có những thay đổi trong quá khứ với qui mô thời gian
từ vài triệu năm đến vài trăm triệu năm. Đó là các chu kì băng hà và không băng hà
kéo dài 100.000 năm, thời kì khí hậu lạnh hơn hiện nay, hay có những thời kì có
nhiệt độ ấm hơn, thậm chí có giai đoạn ấm hơn hiện nay. Quá trình băng hà và
không băng hà bắt đầu xảy ra từ 2 triệu năm trước công nguyên (tr.CN). Trong chu
kì này, nhiệt độ Trái Đất thường biến động từ 10 - 15 0C ở các vùng vĩ độ trung
bình và vĩ độ cao của bán cầu Bắc. Đến thời kì không băng hà khoảng 125.000 đến
130.000 năm tr.CN, nhiệt độ trung bình của bán cầu Bắc cao hơn thời kì tiền công
nghiệp là 20C. Trái Đất lại trải qua thời kì băng hà vào khoảng 18000 năm tr CN.
Trong thời kì này băng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và phần lớn Bắc Á với
mực nước biển thấp hơn hiện nay tới 120 m. Cách đây 12000 năm, Trái Đất lại có

sự ấm lên đáng kể và đến khoảng 10.500 năm trCN, Trái Đất lại lạnh đi đột ngột
kéo dài 500 năm, rồi cũng nhanh ấm trở lại. Cách đây 5000 – 6000 năm, nhiệt độ
không khí ở vĩ độ trung bình của bán cầu Bắc cao hơn hiện nay từ 1- 30C. Điển hình
là sa mạc Sahara vốn là vùng ẩm ướt với nhiều loài cây cỏ, chim thú trong khoảng
12000 – 4000 năm tr.CN nhưng sau đó vùng này nóng và khô hạn hơn và trở thành
vùng sa mạc như ngày nay [31].
Từ khoảng giữa thế kỉ XIX, nhờ đo đạc chính xác bằng các dụng cụ, chúng ta
mới có được số liệu định lượng chi tiết về BĐKH trong hơn một thế kỉ qua. Những
số liệu có được cho thấy xu thế chung từ cuối thế kỉ XIX đến nay, nhiệt độ trung


-9bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Kết quả đo đạc và nghiên cứu hiện nay cho thấy
nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỉ XX đã tăng lên 0,6 0C (± 0,2 0 C); trên đất
liền nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỉ 1990 là thập kỉ nóng nhất trong
thiên niên kỷ vừa qua. Trong thế kỷ XX, mực nước biển dâng trung bình là 1 2mm/năm, lượng tuyết phủ giảm đi khoảng 10% ở bán cầu Bắc từ cuối thập kỉ 1960
trở lại đây, lượng mưa tăng lên 5 - 10%, tần suất mưa lớn tăng lên 2 - 4% ở các vĩ
độ cao, vĩ độ trung bình của lục địa bán cầu Bắc, nhưng lượng mưa lại giảm đi
chừng 3% trên nhiều nơi ở khu vực á nhiệt đới (IPCC, 2007) [83].
Xây dựng các kịch bản BĐKH mà trọng tâm là kịch bản phát thải khí nhà kính là
nhiệm vụ của IPCC. Theo kết quả thể hiện trong bảng 1.2, hàm lượng CO2 trong khí
quyển vào năm 2100 có khả năng đạt 478 – 1099 ppm so với 280 ppm trong thời kì
tiền công nghiệp. Nhiệt độ trung bình năm toàn cầu có thể tăng từ 1,4 – 5,80C vào năm
2100. Mực nước biển dâng tăng từ 9 - 88cm vào năm 2100. Lượng mưa trung bình
năm sẽ tăng hoặc giảm từ 5 – 20% cho đến cuối thế kỉ này tùy vào từng khu vực trên
Trái Đất. Lượng mưa sẽ tăng ở vùng vĩ độ cao và trung bình ở bán cầu Bắc và sẽ giảm
ở nhiều khu vực của Nam bán cầu như Nam Phi, Châu Úc [31].
Bảng 1.2: Các kịch bản về phát thải CO2, biến đổi nhiệt độ và nước biển dâng
toàn cầu
Năm
1990

2000
2050
2100

Dân số thế giới Hàm lượng CO2
(tỷ người)
(ppm)
5,3
354
6,1 - 6,2
367
8,4 - 11,3
463 - 623
10 - 15,1
478 - 1099

Nhiệt độ năm
toàn cầu ( 0C)
0
0,2
0,8 - 2,6
1,4 - 5,8

Nước biển dâng
toàn cầu (cm)
0
2
5 - 32
9 - 88


Nguồn: IPCC, 2001.
1.1.1.4. Các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Trong gần 20 năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã công bố 4
kịch bản BĐKH, lần lượt vào các năm 1994, 1998, 2009 và 2012. Kịch bản công bố
năm 2009, BĐKH mới chỉ đề cập đến 7 vùng nhưng kịch bản công bố năm 2012, đã
chi tiết hơn đến 63 tỉnh, thành phố.
Theo kịch bản mới nhất (2012), trong vòng 50 năm (1958 - 2007) nhiệt độ
trung bình năm của Việt Nam tăng từ 0,5 – 0,70C, trong đó nhiệt độ mùa đông tăng
nhanh hơn nhiệt độ mùa hè, nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn


×