Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

chức năng của gia đình và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học gia đình với pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.2 KB, 14 trang )

Mục lục
Trang
I.

Khái quát về gia đình

2

II.

Chức năng của gia đình

3

III.

1.

Chức năng sinh sản và duy trì nòi giống

3

2.

Chức năng giáo dục

6

3.

Chức năng kinh tế



9

Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học gia đình
với pháp luật.
1.
Đối với việc xây dựng pháp luật

11
11

2.

Đối với ý thức pháp luật

11

3.

Đối với việc thực hiện pháp luật

12

Kết luận

13

Danh mục tài liệu tham khảo

14


1


Gia đình là hiện tượng xã hội khách quan, nó biểu hiện mối quan hệ
giữa người với người. Đó là sự tồn tại khách quan không thể xóa bỏ được. Sự
tồn tại của gia đình có liên quan tới nhiều vấn đề xã hội và các mối quan hệ
trong xã hội trong đó có lĩnh vực pháp luật. Gia đình giữ một vị trí, vai trò rấ
quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội và đối với mỗi con người trong xã hội:
gia đình là tế bào của xã hội, gia đình là chỗ dựa tinh thần cho mỗi con người.
Để làm rõ hơn vai trò của gia đình, đề tài này sẽ phân tích cho chúng ta hiểu
hơn về chức năng của gia đình và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội
học gia đình với pháp luật.
I. Khái quát về gia đình
“Gia đình” – theo cách hiểu đơn giản mỗi con người thì chỉ là nơi có bố
mẹ, anh chị em, có người thân cùng chung sống. Thế nhưng không chỉ đơn
giản như vậy, gia đình được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt
(hoặc đặc biệt) cùng chung sống. Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính
lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tộc và thời đại. Gia đình là trường học
đầu tiên có mối quan hệ biện chứng về tổng thể xã hội.
Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ) là hình thức tổ chức xã hội
quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ
huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và
người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung.
Gia đình là một nhóm xã hội đặc biệt, trong đó các thành viên gắn bó
với nhau dựa trên các mối quan hệ cơ bản là hôn nhân và tình cảm huyết
thống sâu sắc (có thể có cả quan hệ con nuôi hoặc là không có hôn thú). Gia

2



đình là môi trường đầu tiên, trực tiếp diễn ra quá trình xã hội hoá con người,
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.
Chuẩn mực của gia đình Việt Nam hiện nay gồm 4 yếu tố sau:
No ấm: Biểu hiện sự phát triển kinh tế của gia đình nhằm đáp ứng các nhu cầu
về vật chất và tinh thần của các thành viên.
- Bình đẳng: Biểu hiện các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau
và được hưởng mọi quyền lợi về học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, chăm
sóc sức khoẻ. Đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em gái, người cao tuổi.
- Tiến bộ: Biểu hiện các thành viên trong gia đình luôn có ý thức rèn
luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để có kiến thức, trình độ, năng lực; có
đạo đức, lối sống lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và xu
thế phát triển của thời đại.
- Hạnh phúc: Biểu hiện các thành viên trong gia đình gắn bó, thương
yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường trong sạch,
ngăn chặn tệ nạn xã hội.
Chức năng của gia đình: gia đình có rất nhiều chức năng song có 3
chức năng chính chi phối toàn bộ các chức năng còn lại:
- Chức năng sinh sản và duy trì nòi giống
- Chức năng giáo dục
- Chức năng kinh tế
II. Chức năng của gia đình
1. Chức năng sinh sản và duy trì nòi giống.
Đây là chức năng mà tất cả các nhóm xã hội khác, các thiết chế xã hội
khác không thể có ngoài gia đình. Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì
xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng
này được coi là một giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa
3



nhận. Bản thân F. Engel, một nhàh duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan
điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho cùng là... sự tái sản
xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia
đình là một giá trị trường tồn.
Sinh sản và duy trì nòi giống vừa là chức năng nhưng cũng là nghĩa vụ
của mỗi cặp vợ chồng. Nó cũng là sự mong muốn của mỗi cặp vợ chồng.
Người ta vẫn thường nói đứa con là sản phẩm tinh thần quý giá nhất đối với
bố mẹ. Khi xưa trong đám cưới, chúng ta vẫn thường hay nghe được lời chúc
“con đàn cháu đống”. Chức năng này không chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần
và đạo đức đối với mỗi gia đình mà nó còn có ý nghĩa đối với cả xã hội. Sinh
– lão – bệnh – tử đã trở thành vòng tuần hoàn không thể tránh của cuộc đời
mỗi con người. Thử hỏi xã hội liệu có tồn tại được nếu con người chết hết đi
và không còn tồn tại nữa? Con người kiến tạo nên xã hội, con người là cơ sở
tồn tại của xã hội, con người là điều kiện tồn tại của xã hội. Gia đình sản sinh
ra con người, sản sinh ra nguồn lao động cho xã hội, sản sinh ra nguồn cung
và nguồn cầu cho xã hội. Mọi hoạt động, mục đích phát triển trong xã hội đều
nhằm mục đích hướng tới nhu cầu, lợi ích của con người. Phải có cầu thì mới
có cung. Nhu cầu càng nhiều, sáng tạo càng lớn, xã hội càng phát triển. Song
bên cạnh đó, mọi sự tồn tại đều có hai mặt tốt và xấu. Con người tạo ra xã hội
này, sự phát triển của xã hội là do con người nhưng sự tụt hậu của xã hội cũng
từ đây mà ra. Vấn đề dân số xã hội luôn là vấn đề được quan tâm. Theo báo
cáo mới đây thì Việt Nam mới thoát khỏi ngưỡng nghèo. Một trong những
nguyên nhân làm cho nước ta chậm phát triển là dân số quá đông. Đặc biệt là
ở vùng quê nông thôn, dân tộc miền núi. Có gia đình có đến 15 thành viên.
Gia đình đã nghèo lại càng khó khăn. Con cái có khi còn không được đến
trường do bố mẹ không đủ điều kiện để chi trả. Theo kết quả Tổng điều tra
dân số năm 2009, dân số Việt Nam tiếp tục tăng bình quân mỗi năm khoảng
4



90 vạn người, với mật độ cao ( 259 người trên một km2 ), gấp 2 lần mật độ
dân số của châu Á, cao hơn mật độ dân số Trung Quốc, gấp gần 6 lần mật độ
trung bình trên thế giới. Đi cùng với điều này là diện tích đất canh tác bình
quân đầu người tại Việt Nam ngày càng thu hẹp, còn dưới 0,1 ha cho mỗi
người, chỉ bằng 2/5 mức diện tích canh tác tối thiểu để đảm bảo an ninh lương
thực theo tiêu chuẩn của Tổ chức lương thực thế giới.
Chức năng sinh sản của gia đình có phần trở nên tiêu cực hơn khi người
dân vẫn còn quan niệm theo kiểu “trọng nam khinh nữ”, “có nếp có tẻ”. Hiện
tại nước ta đang trong nguy cơ mất cân bằng giới tính. Theo dự đoán của các
chuyên gia thì đến năm 2035, nam giới sẽ nhiều hơn nữ giới 10%. Tình trạng
thiếu nữ để kết hôn sẽ làm nam giới buộc phải tính đến việc kết hôn với người
nước ngoài. Khi kết hôn với người nước ngoài mà không có tình yêu, không
có sự tìm hiểu nhau kỹ càng thì hôn nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn, thách thức như sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, thói quen
sinh hoạt, quan niệm… Những điều đó sẽ dẫn đến sự xung đột và đe doạ đến
hạnh phúc gia đình, làm gia tăng các vụ bạo hành giới mà nạn nhân chủ yếu là
phụ nữ. Thực tiễn về các vụ cô dâu Việt Nam bị bạo hành ở nước ngoài thời
gian vừa qua đã phần nào chứng minh điều đó. Nam giới kết hôn muộn hoặc
không kết hôn được sẽ có thể phải đối mặt với các rắc rối về tâm lý, tinh thần,
tăng nguy cơ bệnh tật khi mà các nhu cầu tâm lý, tình cảm, sinh lý không
được đáp ứng. Điều đó sẽ làm gia tăng các tệ nạn xã hội, đặc biệt là mại dâm
nữ, nam; các nguy cơ về lây nhiễm HIV/AIDS; tội phạm, tội phạm buôn bán
phụ nữ, trẻ em và ngay cả nạn nhân là nam giới vì thế cũng gia tăng.
Ngày nay, mặc dù xã hội có những biến đổi lớn làm cho một số chức
năng của gia đình biến đổi song chức năng sinh sản và tái sản xuất vẫn tồn tại
và khó có thể thay đổi. Mặc dù, có sự trợ giúp của khoa học sinh sản vô tính
vẫn không thể thay thế tính ưu trội cả về mặt sinh học lẫn tâm lý xã hội và
5



đang gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận của tất cả các nước trên thế
giới.
2. Chức năng giáo dục:
Đây là chức năng rất quan trọng, quyết định nhân cách con người. Gia
đình là “tế bào của xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo
dục”. Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người và là chủ thể
của sự giáo dục. Gia đình còn là trường học đầu tiên của con người từ khi
được sinh ra. Gia đình trang bị cho đứa trẻ những ý niệm đầu tiên để lý giải
thế giới sự vật, những ý niệm về cái thiện và cái ác, dạy cho trẻ con hiểu rõ
đời sống và con người, đưa trẻ con vào thế giới của những giá trị mà gia đình
thừa nhận và thực hiện trong đời sống của nó. Khoa học đã xác định rõ ràng,
cơ sở trí tuệ và tình cảm cá nhân thường hình thành ngay từ thơ ấu. Gia đình
là nơi đại bộ phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục: “dạy con từ
thưở còn thơ”. Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách,
lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các
mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ: con hư tại mẹ, cháu hư tại
bà. Quan niệm, thái độ, lối sống, cách ứng xử, hành vi đạo đức, tính cách,
năng lực, công việc, sự nghiệp... của cha mẹ để lại dấu ấn sâu nặng đối với
con cái mỗi gia đình. Nó tạo nên sản phẩm mà dân gian gọi là “giỏ nhà ai quai
nhà ấy”. Giáo dục gia đình chủ yếu được thực hiện bằng tình cảm và đó là nền
giáo dục vừa toàn diện, vừa cụ thể và mang tính cá biệt cao. Toàn diện là bởi
giáo dục gia đình hướng tới thúc đẩy sự phát triển đầy đủ mọi phẩm chất con
người. Cụ thể là vì giáo dục gia đình không mang tính chung chung, trừu
tượng mà nhằm vào mỗi cá nhân cụ thể và nhằm xây dựng, phát triển những
phẩm chất, năng lực cụ thể của từng người. Giáo dục gia đình mang tính cá
biệt là do đối tượng là những cá thể đặc thù, riêng biệt. Đối với mỗi cá nhân
cụ thể đó thì phải có phương pháp, cách thức và nội dung giáo dục riêng, cụ
6



thể, cá biệt mới phù hợp và chỉ có như thế mới mang lại hiệu quả của giáo dục
gia đình. Như thế, có thể nói giáo dục gia đình là một dạng giáo dục đặc biệt
của xã hội loài người.
Chức năng giáo dục của gia đình cũng chịu sự tác động trực tiếp từ các
yếu tố chủ quan và khách quan.
Yếu tố khách quan:
+ chính sách của nhà nước
+ văn hóa, xã hội
+ điều kiện vật chất
+ các hiện tượng xã hội
+ sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Yếu tố chủ quan:
+ phương pháp giáo dục của mỗi gia đình
+ tầm hiểu biết của cha mẹ
+ kinh nghiệm nuôi dậy con
+ lối sống của bố mẹ

Gia đình là phạm trù lịch sử, biến đổi theo thời gian. Mỗi thời đại lịch
sử cũng như mỗi chế độ xã hội đều sản sinh ra một loại gia đình, xây dựng
một kiểu gia đình lý tưởng với chức năng xã hội của nó. Ở mỗi giai đoạn phát
triển của xã hội, chức năng giáo dục của gia đình lại chịu những kiểu tác động
khác nhau. Cùng với sự biến đổi vô cùng to lớn của đời sống xã hội thời kỳ
đổi mới, gia đình Việt Nam cũng diễn ra sự biến đổi một cách toàn diện. Quá
trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời
sống gia đình. Bên cạnh những tác động tích cực, những cơ hội phát triển mới,
gia đình Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức mới.
7



Đó là tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao; ngoại tình; sống chung không
kết hôn; tệ nạn mại dâm; tình dục đồng giới; tình trạng trẻ em nghiện hút; trẻ
em hư, phạm tội, lang thang có xu hướng tăng; bạo lực gia đình; buôn bán phụ
nữ; bất bình đẳng giới; mua bán hôn nhân có yếu tố nước ngoài; xu hướng tôn
sùng tiền bạc trong quan hệ giữa người với người; tình trạng buôn lậu, tham
nhũng, hối lộ, mua quan bán chức diễn ra phổ biến trong xã hội... đang tác
động đến từng cộng đồng, tập thể, cá nhân, từng gia đình ở mọi nơi, mọi lúc,
mọi hoàn cảnh, mọi phương diện. Những tác động này đang tạo ra một môi
trường xã hội ô nhiễm nặng nề, hết sức bất lợi đối với sự bền vững và phát
triển của gia đình nói chung và giáo dục gia đình và sự trưởng thành của trẻ
em nói riêng. Theo thống kê từ những năm trước thì những bà mẹ sinh con
trước 18 tuổi, đang ở lứa tuổi vị thành niên trên cả nước đã là khoảng 5% và
khoảng 15% sinh con trước tuổi 20. Ước tính trung bình mỗi ngày có trên 20
ca nạo phá thai, khoảng 25% trong số đó chưa lập gia đình. Đó là không kể
đến nhiều trường hợp thai quá lớn không thể phá được, bắt buộc phải giữ lại
để sinh những người mẹ trẻ phải đương đầu với tai biến thai nghén như nhiễm
độc, dị dạng thai, sảy thai, sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng. Hơn nữa trong thời
buổi ngày nay, dường như các thiết chế xã hội đang dần thay thế chức năng
giáo dục của gia đình do bố hoặc mẹ đi làm xa nhà thậm chí là đi xuất khẩu
lao động. Còn trên thành phố lớn thì việc một đứa trẻ bị nhốt trong nhà cả
ngày hoặc thời gian con lớn lên cùng với người giúp việc nhiều hơn bố mẹ để
bố mẹ đi làm kiếm tiền đã không còn là điều lạ lẫm. Vì vậy con bị tự kỉ hay
tính cách giống người giúp việc hơn là điều rất dễ lý giải. Tuy nhiên, các
nghiên cứu gần đây đều thống nhất khẳng định trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế hiện nay mặc dù đang có rất nhiều tác động xấu
đến đời sống gia đình, nhưng về cơ bản, gia đình Việt Nam vẫn bảo tồn và
phát huy được những giá trị truyền thống quý báu của mình như: tình yêu
8



trong sáng, hôn nhân lành mạnh; lòng thủy chung, tình nghĩa vợ chồng; trách
nhiệm và sự hy sinh vô hạn của cha, mẹ cho con cái; con, cháu hiếu thảo với
cha, mẹ, kính yêu ông, bà, biết ơn tiên tổ; anh em, họ hàng đùm bọc, giúp đỡ
lẫn nhau; các thành viên đề cao lợi ích chung của gia đình; lòng tự hào về
truyền thống gia đình, dòng họ và quê hương... Đồng thời, gia đình Việt Nam
cũng đã tiếp thu nhiều tinh hoa của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự do cá
nhân; tôn trọng sự lựa chọn cá nhân; dân chủ, bình đẳng trong quan hệ; bình
đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm và thụ hưởng; không phân biệt đối xử nam, nữ,
trai, gái, dâu, rể... Với những yếu tố trên, rõ ràng gia đình Việt Nam vẫn đang
và sẽ là một giá trị xã hội bền vững. Đây chính là cơ sở hiện thực để gia đình
Việt Nam tiếp tục tồn tại và phát triển vững chắc và cũng là cơ sở để gia đình
ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng giáo dục của mình.
3. Chức năng kinh tế
Chức năng kinh tế là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, gia
đình phải tạo ra những quan hệ đáp ứng nhu cầu nhất định và có tính chất
chung của các thành viên trong gia đình.
Chức năng kinh tế biểu hiện trên cả hai phương diện: sản xuất và tiêu
dùng. Tức là mỗi gia đình vừa là một đơn vị sản xuất của xã hội, vừa là nơi
tiêu thụ sản phẩm nền kinh tế của xã hội. Trong điều kiện hiện nay, nhiều gia
đình có thành viên làm ở các công ty, nhà nước... chính vì vậy, chức năng
kinh tế của gia đình được giảm nhẹ ở khâu tổ chức, sản xuất, nhưng với tư
cách là đơn vị tiêu dùng thì tính toán thu chi hàng tháng, hàng năm vẫn là nỗi
lo của các chủ gia đình.
Như đã nói ở trên, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất của xã hội.
Chính vì vậy, sự phát triển của xã hội phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển
kinh tế mỗi hộ gia đình. Vì vậy sự phân hóa giàu nghèo luôn là vấn đề được
9



Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê thì trong
tháng Hai năm 2012, cả nước có 53,9 nghìn hộ thiếu đói, giảm 62,4% so với
cùng kỳ năm trước, tương ứng với 214,7 nghìn nhân khẩu thiếu đói, giảm
63,4%. Theo một số liệu thống kê khác thì trong 2 năm (2006 – 2007), hộ
nghèo tiếp tục giảm bình quân trên 300.000 hộ/năm, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo
còn 15,5%, năm 2007 còn 14,8% (giảm được 7,2% so với cuối năm 2005).
Một số địa phương cơ bản xóa hết số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và áp
dụng chuẩn mới của địa phương cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với chuẩn nghèo
quốc gia như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tỉnh Bình Dương. Chênh
lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuống
còn 2,09 lần năm 2004 và 2 lần năm 2008, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn
khoảng 10%. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
đất nước, của xã hội. Cùng với sự giảm hộ nghèo là sự tăng trưởng GDP hằng
năm của nước ta. Năm 2011 GDP nước ta đạt 5.89%. Trung bình tăng trưởng
GDP những năm gần đây của Việt Nam đạt 7%. Điều đó có được kể từ sau
chính sách “Đổi mới” năm 1986 của nước ta. Trước năm 1986, xã hội Việt
Nam chìm đắm trong chế độ quan lieu bao cấp, người dân luôn trong tâm lý ỷ
nại, trông chờ tập thể, chức năng kinh tế của gia đình bị xã hội tước đoạt. Mỗi
gia đình thụ động làm việc trong hợp tác xã một cách lười nhác, thụ động.
Chính vì vậy thu nhập không cao, đất nước chìm trong đói nghèo. Sau khi mở
cửa hội nhập với quốc tế, các gia đình hào hứng làm việc hơn, chăm chỉ hơn,
sáng tạo hơn. Việt Nam bắt đầu hồi phục và đang trên đà phát triển. Nền kinh
tế thị trường phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng kinh tế của gia
đình: giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp, điều kiện làm việc tốt hơn, thu nhập tốt hơn…
Cho đến nay, Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng nghèo và đang phấn đấu trở
thành một nước công nghiệp.

10



III. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học gia đình với
pháp luật
1. Đối với việc xây dựng pháp luật
Hiện thực xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển kéo theo sự biến
đổi của các mỗi quan hệ xã hội. Pháp luật cũng phải vận động và phát triển
tương ứng với từng giai đoạn lịch sử của xã hội. Nghiên cứu xã hội học gia
đình nhằm có những căn cứ đúng đắn để đánh giá cơ cấu, thực trạng mức
sống, nhu cầu, sự biến đổi trong cuộc sống của gia đình trong xã hội từ đó đưa
ra các chính sách, điều luật phù hợp với xã hội thực tại. Ví dụ như về thời gian
phụ nữ được nghỉ sau khi sinh là 4 tháng hay 6 tháng thì hợp lý? Các quy định
ưu đãi cho hộ nghèo… Khía cạnh nghiên cứu này mang lại cho chủ thể của
hoạt động xây dựng pháp luật sự hiểu biết đầy đủ, chân thực, khách quan về
cơ cấu, tình hình thực tế, nguyên nhân của những mặt còn tồn tại… Thông
qua việc nghiên cứu, các nhà làm luật sẽ tập hợp lại những nguyện vọng của
nhân dân và thể hiện dưới những điều luật mang tính bắt buộc.
Đây cũng là hình thức thu thập thông tin, tài liệu lý luận và thực nghiệm
phục vụ cho các dự án luật như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động…
và sau này có thể có thêm nhiều luật mới ra đời.
2. Đối với ý thức pháp luật
Thứ nhất là về hệ tư tưởng pháp luật: Nghiên cứu xã hội học gia đình
để tìm hiểu về sự giáo dục con cái về pháp luật từ đó đưa ra các biện pháp
nâng cao hiểu biết của nhgười dân về hệ thống luật pháp không chỉ trong nước
mà con trên thế giới. Ví dụ như ban hành các chính sách, qui định về giáo dục
phải phù hợp với từng địa phương (miền núi ít người khác với đồng bằng,
thôn quê khác với thành thị…) để các học sinh được tích lũy và tiếp thu dần
những hiểu biết về luật pháp.
11


Thứ hai là về tâm lý pháp luật: Nhờ vào việc nghiên cứu xã hội học gia

đình, chúng ta biết được thái độ, tình cảm của người dân đối với hệ thống
pháp luật hiện hành đối với cuộc sống gia đình.
Ý thức pháp luật thể hiện thế giới quan pháp lý, thái độ pháp lý của cá
nhân. Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật cá nhân là quá tình con
người nhận thức, tích lũy những kiến thức về pháp luật và những hiện tượng
pháp lý khác.Ý thức pháp luật bị tri phối bởi lập trường giai cấp, hệ tư tưởng
thịnh hành trong xã hội, truyền thống dân tộc, điều kiện, hoàn cảnh sống. Như
vậy, những thói quen, tư tưởng trong gia đình tác động ít nhiều tới ý thức
pháp luật mỗi cá nhân.h Gia đình truyền thống nặng về tư tưởng nho giáo sẽ
khó chấp nhận những điều luật hội nhập với thế giới. Đôi khi những suy nghĩ
ấy lại có phần cổ hủ không theo kịp thời đại. Gia đình có lối sống theo kiểu
phương đông phóng khoáng lại cảm thấy những điều luật thể hiện mặt truyền
thống là rất bất cập và lạc hậu. Gia đình cũng dậy cho chúng ta biết ý thức
đúng – sai và phải biết chịu trách nhiệm trước việc làm sai trái.
3. Thực hiện pháp luật
Gia đình là trường học đầu tiên của con người. Gia đình cũng cung cấp
cho con mỗi thành viên dù ít dù nhiều những kiến thức cơ bản về pháp luật.
Hiểu biết pháp luật thì sẽ thực hiện pháp luật và thiêu hiểu biết pháp luật thì sẽ
không thực hiện pháp luật. Nghiên cứu xã hội học gia đình để thấy được thực
trạng bạo lực gia đình như thế nào, trẻ em có được đến trường không, có bị
bóc lột sức lao động không…
Gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức pháp luật của những đứa con.
Bố mẹ gương mẫu nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ thì những đứa con cũng noi
theo. Bố mẹ coi thường pháp luật thì những đứa con rất dễ bị ảnh hưởng.

12


KẾT LUẬN
Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa

nhận. Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức
năng của gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các
chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các
chức năng của gia đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã
hội.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2010.
2. TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Ha Nội,
2010.
3. />4.

/>
name=News&file=article&sid=127575
5. />6.

/>
doc-03741818.html
7.

/>
ngheo-%E1%BB%9F-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ta-hi%E1%BB
%87n-nay/

14




×