Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quy định của pháp luật về huy động vốn của công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.98 KB, 17 trang )

Mục lục

trang

Lời nói đầu.
Nội dung chính
I. Khái quát về công ty cổ phần..................................................................................................1
1. Khái niệm công ty cổ phần................................................................................................1
2. Vốn và huy động vốn công ty cổ phần..............................................................................2
2.1, Vốn công ty cổ phần.......................................................................................................2
2.2, Huy động vốn công ty cổ phần.......................................................................................2
II. Quy định của pháp luật về huy động vốn của công ty cổ phần...............................................3
1. Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu...........................................................................4
1.1, Phương thức phát hành cổ phiếu.....................................................................................4
1.2, Điều kiện phát hành cổ phiếu..........................................................................................6
1.3, Thủ tục tiến hành.............................................................................................................8
2. Huy động vốn thông qua các hình thức tín dụng..............................................................9
2.1, Phát hành trái phiếu.........................................................................................................9
2.2,

Tín

dụng

ngân

hàng........................................................................................................11
2.3, Thuê tài chính................................................................................................................12
III. Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về huy
động vốn của công ty cổ phần....................................................................................................13
1. Những ưu điểm...............................................................................................................13


2. Những hạn chế................................................................................................................14
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về huy động
vốn của công ty cổ phần.............................................................................................................15


Lời kết........................................................................................................................................15
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường đang được mở rộng và phát triển ở nước ta dẫn
đến số lượng các công ty không ngừng tăng lên. Một trong những loại hình doanh nghiệp được
ưa chuộng nhất và có những đặc trưng mà không thể tìm thấy ở loại hình doanh nghiệp khác.
Đó là loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần (CTCP). Trong hoạt động kinh doanh bất kì chủ
sở hữu nào cũng mong muốn lợi nhuận và phát triển quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
mình. Và để tạo điều kiện phát triển mô hình công ty cổ phần Luật doanh nghiệp năm 2005
(LDN) đã có những quy định khá rõ về vấn đề huy động vốn của công ty cổ phần.

NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái quát về công ty cổ phần.
1. Khái niệm công ty cổ phần.
CTCP được định nghĩa khác nhau ở mỗi quốc gia. Sở dĩ CTCP là loại hình doanh
nghiệp phức tạp cả về cơ cấu tổ chức và địa vị pháp lí cho nên không dẽ gì để đi đến thống
nhất khái niệm này ở tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, cho dù có nhiều cách hiểu thì chung quy
lại bản chất của CTCP cơ bản là loại hình doanh nghiệp đặc trưng cho công ty đối vốn; có tư
cách pháp nhân; có vốn điều lệ được chia thành cổ phần do nhiều thành viên góp vốn thông
qua việc mua cổ phiếu và chịu trách nhiệm hữu hạn về phần vốn góp.
LDN 2005 cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể về CTCP mà nêu ra các đặc điểm đặc
trưng để nhận biết một công ty cổ phần tại Điều 77:“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp,
trong đó: a, Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b, Cổ động có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa;
c, Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh

nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d, Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
2


2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.”
2. Vốn và huy động vốn của công ty cổ phần.
2.1, Vốn của công ty cổ phần.
Vốn là nhân tố cơ bản không thể thiếu để hoạt động bất kì loại hình kinh doanh nào.
CTCP cũng vậy; mặt khác bản thân là công ty đối vốn cho nên vốn là yếu tố quan trọng hàng
đầu đối với công ty cổ phần. Đến nay chưa có một văn bản nào định nghĩa về vốn CTCP. Tuy
nhiên, có thể căn cứ vào các con đường hình thành nguồn vốn của công ty để có cái nhìn đầy
đủ và sâu sắc nhất về vốn của CTCP. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành thì vốn CTCP được
chia thành: vốn của chủ sở hữu (vốn điều lệ) và vốn vay (vốn tín dụng).
Thứ nhất, vốn của chủ sở hữu là đặc trưng về vốn của CTCP, là nguồn vốn thuộc sở
hữu của công ty, được hình thành từ nguồn đóng góp của cổ đông và vốn do công ty tự bổ
sung từ lợi nhuận của công ty hoặc phát hành cổ phiếu. Vốn điều lệ của CTCP là bộ phận chủ
yếu trong vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau, các phần này gọi
là cổ phần; hình thức thể hiện của cổ phần là cổ phiếu; giá trị của mỗi cổ phần do công ty
quyết định. Đây chính là nét đặc trưng của CTCP mà không một loại hình doanh nghiệp nào
có được. Dựa vào số vốn điều lệ các đối tác có thể biết được tình hình tài chính của công ty để
đưa ra quyết định hợp tác, đầu tư.
Thứ hai, vốn vay (vốn tín dụng) là nguồn vốn hình thành từ việc di vay dưới các hình
thức khác nhau như phát hành trái phiếu, vay ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân
khác...để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và phải hoàn trả cả lãi và gốc khi
hết thời hạn mà các bên đã thỏa thuận.
Ngoài ra, vốn CTCP còn được nhìn dưới góc độ kinh tế gồm: vốn cố định và vốn lưu

động.
2.1, Huy động vốn của công ty cổ phần.
Huy động vốn là phương thức để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp
thường có hai cách để huy động vốn; đó là tăng vốn chủ sở hữu và tăng vốn vay. Theo LDN
3


2005, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh "không được quyền phát hành bất kì loại
chứng khoán nào" (Khoản 3 Điều 130 và Khoản 2 Điều 141 LDN). Khả năng huy động vốn
của công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều thuận lợi hơn nhưng cũng "không được phát hành
cổ phần" (Khoản 3 Điều 38 LDN). CTCP khẳng định sự lí tưởng hơn trong mô hình kinh
doanh của mình bằng quyền phát hành chứng khoán được quy định tại Khoản 3 Điều 77 LDN
2005: "Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn". Trong
các loại chứng khoán ấy, cổ phiếu là công cụ riêng của CTCP, nó đem đến ưu thế rất lớn cho
CTCP nhờ khả năng thu hút vốn dễ dàng: có thể huy động được một nguồn vốn lớn do mở
rộng đối tượng huy động; có thể giảm chi phí huy động vốn do tiếp cận trực tiếp với người đầu
tư;...

II. Quy định của pháp luật về huy động vốn của công ty cổ phần.
Đối với CTCP có các hình thức huy động vốn rất đa dạng gồm: phát hành cổ phiếu và
thông qua các hình thức tín dụng.
1. Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu.
Cổ phần, cổ phiếu của CTCP chỉ mới được định nghĩa tại khoản 1 Điều 85 Luật doanh
nghiệp 2005, trước đây Luật công ty năm 1990 chưa định nghĩa về cổ phần, cổ phiếu.
Luật doanh nghiệp quy định rất rõ các loại cổ phần mà CTCP được ban hành tại Điều
78 gồm: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Cổ phần phổ thông là nền tảng của CTCP, tạo cho những chủ sở hữu những quyền và
nghĩa vụ khi đầu tư vào công ty quy định tại Điều 79, 80 LDN. Cổ phần phổ thông có hai loại
là cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Cổ
phần phổ thông của cổ đông phổ thông là loại cổ phần thông dụng nhất. Người sở hữu cổ phần

này được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích của một cổ đông. Khi mua cổ phần phổ thông, cổ
đông phổ thông phải chịu rủi ro cao, họ sẽ không nhận được lợi tức nếu công ty làm ăn thua lỗ.
Tuy nhiên, tính tự do chuyển nhượng, mua bán trên thị trường của loại cổ phần này đem đến
lợi thế trong việc tập trung và huy động vốn rất lớn.
Cổ phần ưu đãi gồm có cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu
đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định (khoản 2 Điều 78 LDN 2005).
4


Cổ phần ưu đãi chủ yếu được công ty sử dụng để tăng vốn khi tỉ trọng nợ đã quá cao làm giảm
vị trí tín dụng của công ty.
Theo LDN cổ phiếu là chứng chỉ do CTCP phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận
quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi
tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu quy định từ điểm a đến điểm I của khoản 1 Điều
85 LDN.
Quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn nhàn rỗi từ công chúng để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của mình chỉ có ở CTCP. Đó là phương thức huy động vốn khác biệt
nhất để phân biệt giữa CTCP và các loại hình doanh nghiệp khác. Đồng thời đây cũng là thế
mạnh để CTCP cạnh tranh về mặt tài chính với các doanh nghiệp khác. Phát hành cổ phiếu
chính là việc công ty chào bán cổ phần để tăng thêm vốn dẫn đến vốn điều lệ của công ty tăng
lên. Tuy nhiên, hành động này có thể làm thay đổi cơ cấu quản lí của công ty, bởi vậy mà
trước khi phát hành cổ phiếu phải cân nhắc kĩ để đảm bảo vị thế của các cổ đông trong công
ty. Cũng vì vậy mà LDN 2005 quy định việc quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng
loại được quyền chào bán sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định và Hội đồng quản trị quyết
định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán
(khoản 1 Điều 87 LDN).
1.1, Phương thức phát hành cổ phiếu.
LDN 2005 quy định CTCP có quyền phát hành cổ phiếu theo hai phương thức: phát
hành cổ phiếu ra công chúng và phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
• Phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Phát hành cổ phiếu ra công chúng là phương thức phát hành trong đó cổ phiếu được
bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn nhà đầu tư với khối lượng cổ phiếu phát hành
đạt được một tỉ lệ quy định nhất định và phải dành một tỉ lệ nhất định cho các nhà đầu tư nhỏ.
Khoản 6 Điều 87 LDN 2005 quy định: “điều kiện, phương thức và thủ tục chào bán cổ
phần ra công chúng thực hiện theo quy định của Luật chứng khoán”. Ngoài ra, công ty còn
phải thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin và chịu sự giám sát chặt chẽ theo quy định
của pháp luật. Điều đó xuất phát từ lí do để cổ phiếu hay trái phiếu của công ty phát hành ra
5


không phải là sản phẩm của trò lừa đảo hoặc của chủ thể có dự án đầu tư kém hiệu quả, gây
lãng phí cho nền kinh tế, đồng thời để bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư.
Khoản 12 Điều 6 Luật chứng khoán 2006 (LCK) quy định việc chào bán chứng khoán
ra công chúng theo một trong các phương thức sau:
“a, Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả internet;
b, Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư
chứng khoán chuyên nghiệp;
c, Chào bán cho một số nhà đầu tư không xác định.”
Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng là việc tạo hàng hóa để giao dịch trên sở giao
dịch chứng khoán. Phát hành cổ phiếu ra công chúng được chia làm 2 trường hợp: Phát hành
cổ phiếu lần đầu ra công chúng là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên
được bán cho công chúng đầu tư. Phát hành thêm cổ phiếu là việc phát hành cổ phiếu bổ sung
cho công chúng đầu tư.
• Phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
Điều 87 LDN quy định CTCP có thể phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán
cho tất cả các cổ đông theo tỉ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty. Tuy nhiên đến nay, Nghị
định số 01/2010/NĐ-CP có quy định riêng về chào bán cổ phần riêng lẻ. Việc bán cổ phần
riêng lẻ đã được mở rộng cho các nhà đầu tư bên ngoài và được kiểm soát chặt chẽ bằng pháp
luật.
Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 01/2010/NĐ-CP quy định:

“1. Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực
tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng sau:
a) Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
b) Dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.”
Các nhà đầu tư chứng khoán này thường là các khách hàng đặc biệt như các công ty
bảo hiểm, công ty đầu tư chứng khoán. Cổ phiếu riêng lẻ được phát hành ra để bán cho phạm
vi số nhà đầu tư được chọn lọc từ trước với số lượng hạn chế. Đây là điểm khác biệt với
6


phương thức phát hành cổ phiếu ra công chúng. Việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm mục
đích huy động thêm một lượng vốn nhỏ hoặc cần tăng vốn điều lệ mà không cần phát hành cổ
phiếu ra công chúng.
1.2, Điều kiện phát hành cổ phiếu.
Đối với cổ phần phổ thông: Khoản 1 Điều 84 LDN quy định: “ các cổ đông sáng lập
phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và
phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng kí mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công
ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.”
Giá chào bán cổ phần: LDN 2005 quy định giá chào bán cổ phần không được thấp
hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại
thời điểm gần nhất trừ những trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 87 LDN.
Đối với cổ phiếu riêng lẻ: LDN 2005 yêu cầu CTCP phải dành ưu tiên mua cổ phiếu
mới phát hành cho các cổ đông hiện hữu trong công ty theo tỉ lệ cổ phần hiện có của họ tại
công ty. Ngoài ra, LDN còn cho phép nếu cổ đông của công ty không có nhu cầu thực hiện
quyền ưu tiên mua thì được chuyển quyền ưu tiên mua nầy cho người khác để tạo điều kiện
cho CTCP có thể bán hết số cổ phần riêng lẻ phát hành.
Đối với cổ phiếu phát hành lần đầu: khoản 4 Điều 84 LDN quy định trường hợp các
cổ đông sáng lập không đăng kí mua hêt số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn
lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Khoản 2 Điều 10 LCK quy định mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra
công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam.
• Điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Công ty cổ phần muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng phải đáp ứng các yêu cầu về
vốn, thời gian hoạt động, đội ngũ quản lí, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính khả thi của dự
án sản xuất trong tương lai được quy định rõ trong Khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán
2006: "Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng
7


Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội
đồng cổ đông thông qua”
Việc quy định như trên nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng cổ phiếu phát hành của
công ty cổ phần để có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nếu công ty cổ phần có số
vốn điều lệ quá nhỏ, làm ăn không có lãi thì không tạo niềm tin cho người đầu tư và cổ phiếu
của công ty niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ không có tính thanh khoản cao.
• Chào bán cổ phần riêng lẻ.
Điều 8 Nghị định số 01/2010/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện chào bán cổ phần
riêng lẻ của CTCP:
Có quyết định thông qua phương án chào bán cổ phần riêng lẻ và phương án sử dụng số tiền
thu được từ đợt chào bán của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ công
ty hoặc ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông cho Hội đồng quản trị CTCP.
Phương án chào bán phải xác định rõ đối tượng và số lượng nhà đầu tư được chào bán
dưới 100 nhà đầu tư và hạn chế chuyển nhượng cổ phần tối thiểu trong vòng 01 năm kể từ
ngày hoàn thành đợt chào bán.
Trường hợp chào bán cho các đối tác chiến lược, tổ chức chào bán phải xây dựng tiêu

chí xác định, lựa chọn đối tác chiến lược. Đối tác chiến lược là các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung
ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh
nghiệp.
Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán riêng lẻ không được tham gia
biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về việc này.
Có hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 9
Nghị định này gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 20 ngày trước ngày dự kiến
thực hiện việc chào bán, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
8


Trường hợp tổ chức chào bán là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện, ngoài việc phải đáp ứng các quy định trên còn phải đáp ứng các điều kiện theo
quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan.
Các đợt chào bán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
Đảm bảo tuân thủ các quy định về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư, trong trường hợp có
sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
1.3, Thủ tục tiến hành.
Dù được phát hành theo hình thức phát hành ra công chúng hay theo hình thức phát
hành riêng lẻ thì thì việc phát hành cổ phiếu của CTCP đều phải tuân theo ba bước: đăng kí
chào bán cổ phiếu, công bố thông tin trước khi phát hành và phân phối chứng khoán.
• Đăng kí chào bán cổ phiếu.
CTCP muốn được chào bán cổ phiếu phải lập hồ sơ đăng kí chào bán cổ phiếu gửi tới
Ủy ban chứng khoán nhà nước. Các hồ sơ đăng kí khác nhau tùy vào phương thức phát hành.
Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu ra công chúng thì đăng kí chào bán cổ phiếu
theo Điều 13 LCK và phải lập hồ sơ theo yêu cầu tại khoản 1 Điều 14 LCK gồm:
“a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Điều lệ của tổ chức phát hành;

d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử
dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng;
đ) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)”.
Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu riêng lẻ thì lập hồ sơ theo quy định tại Điều 9
Nghị định số 01/2010/NĐ-CP và chỉ cần sự đồng ý của Ủy ban chứng khoán nhà nước hoặc
sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn mà pháp luật quy định thì CTCP được chào bán cổ phiếu.
• Công bố thông tin trước khi phát hành cổ phiếu.
Đối với phát hành cổ phiếu ra công chúng, sau khi nhận được giấy chứng nhận chào
bán chứng khoán ra công chúng CTCP phải công bố thông tin trên các phương tiện thông tin
9


đại chúng về đợt phát hành và cung cấp nội dung của bản cáo bạch có trong hồ sơ đăng kí chào
bán cổ phiếu đến công chúng đầu tư.
Đối với phát hành cổ phiếu riêng lẻ được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 87 LDN:
“công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được
địa chỉ thường chú của họ. Thông báo phải được đăng trong ba số lien tiếp trong thời hạn
mười ngày làm việc, kể từ ngày thông báo.” Tuy nhiên, tại Nghị định số 01/2010/NĐ-CP lại
quy định yêu cầu CTCP phát hành cổ phiếu theo phương thức này mặc dù vẫn phải tuân theo
yêu cầu công bố thông tin quy định tại LCK nhưng không được thông tin có nội dung quảng
cáo về đợt phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng để đảm bảo đúng bản chất của
phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
• Phân phối cổ phiếu.
Khoản 4 Điều 87 LDN quy định: “sau khi cổ phần được bán, công ty phải phát hành
và trao đổi cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu.
Trong trường hợp này, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 86 của luaatj này
được ghi vào sổ đăng kí cổ đông là đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông trong
công ty”
Đối với phát hành cổ phiếu riêng lẻ, nếu số lượng cổ phần dự định phát hành không
được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng kí mua hết thì số cổ phiếu dự

tính phát hành còn lại sẽ do Hội đồng quản trị quản lí.
2. Huy động vốn thông qua các hình thức tín dụng.
2.1, Phát hành trái phiếu.
Khoản 1 Điều 88 LDN 2005 quy định: “Công ty cổ phần có quyền phát hành trái
phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ
công ty”. Như vậy, trong quá trình hoạt động công ty có quyền phát hành nhiều loại trái phiếu
như trái phiếu thông thường, trái phiếu chuyển đổi …để huy động vốn vay nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất, kinh doanh của công ty. Theo khoản 3 Điều 88 LDN thì Hội đồng quản trị có
quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành, nhưng phải báo
cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất.
10


Theo khoản 3 Điều 6 LCK 2006: “trái phiếu là loại chứng khoán xác định quyền và lợi
ích hợp pháp của chủ sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành”. Khác với cổ
phiếu là chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần trong CTCP, trái phiếu là chứng khoán
chỉ xác nhận quyền của người sở hữu được trả nợ gốc và lãi suất ấn định trong trái phiếu khi
đến hạn. Người mua trái phiếu không có quyền tham gia các hoạt động quản lí của công ty và
không trở thành cổ đông mà chỉ đơn thuần là chủ nợ của công ty.
• Phương thức phát hành trái phiếu.
CTCP có thể phát hành trái phiếu theo hai phương thức là phát hành riêng lẻ và phát
hành ra công chúng. Việc phát hành trái phiếu theo phương thức phát hành ra công chúng sẽ
tuân theo quy định của LCK 2006; còn phát hành chứng khoán theo phương thức riêng lẻ sẽ
theo LDN 2005.
• Điều kiện phát hành trái phiếu.
Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng đối với CTCP được quy định cụ thể trong
Khoản 2 Điều 12 Luật chứng khoán 2006:
“a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời

không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn
trên một năm;
c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được
Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát
hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác"
Khoản 2 Điều 10 LCK quy định mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là một
trăm nghìn đồng Việt Nam và bội số của một trăm nghìn đồng Việt Nam.
LDN 2005 còn quy định các trường hợp CTCP không được phép phát hành trái phiếu
tại khoản 2 Điều 88.
11


• Thủ tục phát hành trái phiếu.
Sau khi công ty cổ phần đã hội đủ các điều kiện trên thì công ty lập hồ sơ gửi Ủy ban
chứng khoán Nhà nước để xin được cấp giấy phép phát hành. Khoản 2 Điều 13 Luật chứng
khoán 2006 quy định:
"Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng gồm có:
a) Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Điều lệ của tổ chức phát hành;
d) Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty
thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán
trái phiếu ra công chúng;
đ) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát
hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
e) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)".
Trường hợp CTCP phát hành trái phiếu có đảm bảo thì phải nêu rõ tỉ lệ đảm bảo và liệt
kê chi tiết tài sản đảm bảo trong hồ sơ xin phép phát hành và có tài liệu hợp lệ chứng minh
những tài sản bảo đảm này thuộc quyền sở hữu của mình hoặc của người thứ ba (trong trường

hợp bảo lãnh) và có đủ giá trị thanh toán trái phiếu. Trường hợp phát hành trái phiếu chuyển
đổi, công ty phải nêu rõ điều khoản mua hoặc chuyển đổi trong hồ sơ xin phép phát hành.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban chứng khoán phải cấp giấy phép
phát hành cho công ty, trường hợp không cấp phải giải thích lí do bằng văn bản.
2.2, Tín dụng ngân hàng.
Huy động vốn thông qua hình tức tín dụng ngân hàng là một hình thức huy động vốn
phổ biến được các doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng áp dụng trên thực tế. Thông qua
hình thức này, CTCP có thể có được các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đáp ứng
được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn thông qua hình thức tín
dụng ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn đối với các công ty có uy tín, có quan hệ lâu dài với
ngân hàng. Bên cạnh đó cơ chế cho vay hiện nay đang tạo cho việc huy động vốn qua ngân
12


hàng có ưu điểm, ưu việt hơn mà huy động vốn bằng trái phiếu không có như khi vay ngân
hàng nếu đến hạn trả công ty chưa có khả năng trả nợ thì có thể xin gia hạn nợ; trong khi nếu
công ty phát hành trái phiếu thì phải có nghĩa vụ hoàn trả các khoản lãi và gốc khi trái phiếu
đến hạn thanh toán.
Có hai hình thức cho vay vốn là vay có bản đảm và vay không có bảo đảm.
Để huy động vốn thông qua hình thức tín dụng ngân hàng, công ty phải đáp ứng được
các điều kiện nhất định như có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sử dụng vốn khả
thi và có tài sản bảo đảm cho khoản vay bằng biện pháp cầm cố, thế chấp hoặc được bên thứ
ba bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng trừ trường
hợp công ty được ngân hàng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Công ty vay vốn của
ngân hàng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận; hoàn trả nợ gốc và lãi
vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Các vấn đề về tài sản bảo đảm, xác định biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, điều
kiện về chủ thể và tài sản để vay vốn…được quy định chi tiết trong Nghị định số
178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
2.3, Thuê tài chính.

Cho thuê tài chính vừa là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, vừa là một dạng
cho thuê tài sản mà theo đó, tổ chức tín dụng cho khách hàng quyền sử dụng tài sản trong một
khoảng thời gian nhất định, với điều kiện khách hàng phải trả tiền thuê.
Cho thuê tài chính là phương thức cấp tín dụng mà đối tượng là một tài sản cụ thể.
Khác với các hình thức cấp tín dụng khác mà theo đó, tổ chức tín dụng chuyển giao một khoản
tiền, trong hình thức cấp tín dụng cho thuê tài chính, tổ chức tín dụng tiến hành cấp tín dụng
bằng cách chuyển giao cho khách hàng (bên thuê) một tài sản cụ thể (máy móc, dây chuyền
sản xuất, phương tiện vận tải hoặc động sản khác) để bên thuê sử dụng trong một thời gian
nhất định. Bên thuê có nghĩa vụ trả toàn bộ tiền thuê theo thoả thuận. Tính chất thanh toán trọn
vẹn của giao dịch cho thuê tài chính cho thấy bản chất tín dụng của hoạt động này. Tổ chức tín
dụng được bảo đảm về khả năng hoàn trả của khách hàng đối với khoản tín dụng đã chuyển
giao thông qua quyền nhận tiền thuê. Pháp luật Việt Nam ghi nhận cho thuê tài chính là hình
thức cấp tín dụng trung và dài hạn, nhằm phù hợp với đặc điểm của đối tượng cho thuê là
13


những động sản có giá trị, thời gian cần thiết để khấu hao thường từ một năm trở lên.
Cụ thể hoá những đặc trưng của nghiệp vụ cho thuê tài chính, quy định của pháp luật
hiện hành ghi nhận giao dịch cho thuê tài chính phải có một trong những dấu hiệu sau đây
(Khoản 2 Điều 1 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính):
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài
sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên;
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài
sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại;
- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu
hao tài sản thuê;
- Tổng số tiền thuê tài sản theo thoả thuận. Ít nhất phải tương đương với giá trị của tài
sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Cho thuê tài chính được phân loại thành nhiều phương thức tuỳ theo từng tiêu chí phân

loại. Tuy nhiên, để làm nổi bật bản chất tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính có thể được
phân 2 loại: cho thuê tài chính không hoàn lại tài sản thuê và cho thuê tài chính có hoàn lại tài
sản thuê.

III. Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
huy động vốn của công ty cổ phần.
1. Những ưu điểm.
Thứ nhất, LDN 2005 quy định CTCP có các phương thức huy động vốn đa dạng và linh
hoạt đã đưa công ty cổ phần trở thành một loại hình ưu việt hơn hẳn so với các loại hình doanh
nghiệp khác ở khả năng tập trung vốn một cách nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện nhằm đáp
ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty; tạo điều kiện mở rộng mô hình công ty cuãng
như phát triển toàn diện công ty. Các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty hợp danh muốn có thêm vốn để sản xuất thì chỉ có thể gọi vốn từ chính thành
viên của mình hoặc vay vốn ngân hành, các tổ chức, các nhân khác. Ngoài ra công ty trách
nhiệm hữu hạn cũng có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, để có thể
14


thực hiện được quyền này công ty phải có đầy đủ những điều kiện khắt khe của pháp luật quy
định.
Thứ hai, quy định pháp luật quy định về các loại cổ phần của CTCP khá là đa dạng đã
đáp ứng được các nhu cầu và kì vọng của các nhà đầu tư. Khi CTCP phát hành nhiều loại cổ
phần khác nhau thì các nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong các loại cổ phần đó phù hợp nhu
cầu đa dạng của họ.
Thứ ba, LDN 2005 đã hoàn thiện hơn và về cơ bản đã khắc phục được những hạn chế
của LDN 1999., có những thay đổi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nước ta và phù hợp với
các quy định pháp luật liên quan; tạo điều kiện phát triển nhanh chóng loại hình công ty này
đồng thời phát triển mạnh thị trường chứng khoán-một lĩnh vực còn mới ở nước ta.
2. Những hạn chế.
Bên cạnh những thành tựu đạt được những quy định về huy động vốn của CTCP vẫn

bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục.
Thứ nhất, LDN đưa ra ba loại cổ phần ưu đãi nhưng lại quy định thêm một loại là cổ
phần ưu đãi khác do công ty quyết định. Trên thực tế chưa có một công ty nào có quy định
thêm loại cổ phần ưu đãi nào ngoài ba loại luật quy định. Vậy quy định này là không phù hợp
với thực tiễn và có thể coi là quy định chết.
Thứ hai, phương thức phát hành trái phiếu là một phương thức phát hành chứng khoán
quan trọng thế nhưng LDN 2005 lại có quá ít quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ. Điều
này cho thấy LDN không mấy quan tâm đến phương thức phát hành trái phiếu này. Cũng
chính vì vậy mà trên thực tế phương thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu không được
sự quan tâm, chào đón của các nhà đầu tư.
Thứ ba, LDN 2005 đã không bao quát được trường hợp giá chào bán đối với cổ phần
được phát hành lần đầu dẫn đến hiện tượng không tuân thủ quy định pháp luật.
Thứ tư, quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới phát hành của các cổ đông trong CTCP mà
LDN quy định là chưa phù hợp với mục đích không làm thay đổi địa vị của từng cổ đông hiện
hữu sau mỗi đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết pháp luật cũng

15


ko quy định một tỉ lệ mà từng cổ đông sáng lập được ưu tiên mua sẽ dẫn đến hiện tượng các cổ
đông lợi dụng quyền ưu tiên mua để mua nhiều nhằm nắm quyền kiểm soát công ty.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về huy động vốn của
công ty cổ phần.
Thứ nhất, nên bỏ quy định “cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
Thứ hai, LDN 2005 cần bổ sưng những quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ của
công ty cổ phần.
Thứ ba, đối với giá chào bán cổ phần cần quy định: giá chào bán cổ phần không được
thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần
tại thời điểm gần nhất hoặc giá trị cổ phần do tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định cho cổ
phần công ty tại thời điểm chào bán.

Thứ tư, LDN nên bổ sung những quy định khống chế thích hợp cổ phần ưu đãi biểu
quyết.

Lời kết
CTCP là một mô hình công ty trẻ ở nước ta nhưng với những chế định pháp luật tiên
tiến được học hỏi từ các nước phát triển kết hợp với những đặc trưng riêng của nền kinh tế, xã
hội Việt Nam Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định về vấn đề huy động vốn của
CTCP đạt được những thành tựu đáng kể từ khi ban hành. Tuy nhiên, đất nước đang trên đà
hội nhập và phát triển, tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế cho nên các quy định về
CTCP nói chung và về huy động vốn nói chung đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Bởi vậy, vì
mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển đất nước, khẳng định bản thân trên trường quốc tế hi
vọng LDN sẽ được sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta hiện
nay.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1.

Giáo trình Luật thương mại, Tập 1. Trường đại học Luật Hà Nội. NXB
CAND, Hà Nội, 2006.

2.

Luật doanh nghiệp năm 2005. NXB CTQG, Hà Nội, 2010.

3.


Pháp luật về huy động vốn của công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm
2005. Nguyễn Thị Giang. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, 2010.

4.

Pháp luật về chào bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam những vấn đề
lí luận và thực tiễn. Luận án tiến sĩ. Nguyễn Minh Hằng. Hà Nội 2010.

5.

Luật chứng khoán năm 2006. NXB CTQG, Hà Nội, 2009.

6.


1. Nghị định số 01/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán cổ phần
riêng lẻ.
2. Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về tổ chức và hoạt động của công ty
cho thuê tài chính

17



×