Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê khoán tài sản - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.68 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU:
Hợp đồng thuê khoán tài sản là một dạng đặc biệt của hợp đồng thuê tài
sản.Trong những năm qua, các quy định của BLDS về hợp đồng thuê khoán tài
sản đã từng bước đi vào cuộc sống và phát huy được vai trò của nó, góp phần
làm tăng năng suất lao động, ổn định cuộc sống và thúc đẩy khối đại đoàn kết
toàn dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nó cũng bộc lộ nhiều những hạn chế
nhất định. Hàng loạt các vi phạm, tranh chấp xảy ra biểu hiện rất đa dạng, muôn
hình , muôn vẻ. Nhiều vụ tranh chấp kéo dài mà giải quyết vẫn chưa được thỏa
đáng, điều này đã gây không ít khó khăn trong quá trình giải quyết của các tranh
chấp của Tòa Án, đặc biệt là các sự vụ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các
bên trong thực hiện hợp đồng thuê khoán. Chính vì thế việc nghiên cứu quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê khoán tài sản là một việc làm cần
thiết mang tính lí luận và thực tiễn, góp phần làm cho quan hệ thuê khoán tài sản
phát huy hiệu quả cao hơn trong đời sống. Với ý nghĩa đó bài viết dưới đây xin
được giải quyết đề tài: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê
khoán tài sản - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
NỘI DUNG:
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm và quy định chung về hợp đồng thuê khoán tài sản
1.1. khái niệm
Theo từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học thì "thuê" được hiểu là:
dùng người hay vật nào đó trong một thời gian với điều kiện trả một khoản tiền
nhất định cho thời gian sử dụng đó và "khoán" là: tờ giao ước để làm bằng, là
giao toàn bộ công việc và trả công theo kết quả hoàn thành, hoặc là giao hết
công việc cho người khác để khỏi phải tự mình lo liệu, chịu trách nhiệm. Từ đó
có thể hiểu thuê khoán tài sản là giao tài sản cho người khác, để người khác sử
dụng, khai thác và chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong suốt thời
gian thuê. Người thuê có toàn quyền sử dụng vào mục đích kinh doanh của mình
1



nếu được người cho thuê chấp nhận đồng thời có nghĩa vụ trả tiền thuê và giao
lại tài sản thuê khi hết thời hạn.
Dựa trên những ý nghĩa cơ bản đó, Điều 501, BLDS năm 2005 quy định:
"Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên
cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê để khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó và có nghĩa vụ trả tiền thuê".
1.2. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng thuê khoán tài sản
Hợp đồng thuê khoán là một dạng của hợp đồng dân sự nói chung và là một
dạng đặc biệt của hợp đồng thuê tài sản nói riêng do đó nó vừa mang những đặc
điểm chung của hợp đồng dân sự đồng thời vừa mang những đặc điểm cơ bản
của hợp đồng thuê tài sản.
Hợp đồng thuê khoán tài sản là một dạng đặc biệt của hợp đồng thuê tài sản
do đó có những đặc điểm pháp lí cơ bản như:
- Hợp đồng thuê khoán là hợp đồng song vụ;
- Hợp đồng thuê khoán tài sản là hợp đồng có đền bù;
- Hợp đồng thuê khoán tài sản là hợp đồng ưng thuận;
- Hợp đồng thuê khoán tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản.
Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, hợp đồng thuê khoán còn có một số đặc
điểm riêng. Cụ thể:
- Mục đích lợi nhuận là yếu tố quan trong khi các bên tham gia kí kết hợp đồng
thuê khoán tài sản. khác với hợp đồng thuê tài sản nói chung, người thuê chỉ sử
dụng trong mục đích sinh hoạt, tiêu dùng. Trong hợp đồng thuê khoán tài sản,
người thuê muốn sử dụng tài sản đó để khai thác lợi nhuận. đây là đặc điểm cơ
bản, tạo nên tính "đặc biệt" của hợp đồng thuê khoán.
- Đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản thường là những tài sản có giá trị
lớn. trong hợp đồng thuê khoán tài sản không chỉ có động sản mà còn có cả bất
động sản, những nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng với quốc gia như đất,
rừng, mặt nước...
- Hợp đồng thuê khoán tài sản được kí kết ổn định trong một thời gian tương đối

dài. Để có thể thu được lợi tức từ tài sản thuê, người thuê khoán không thể chỉ
2


thuê ngày một, ngày hai mà ít nhất phải đến khi tài sản sinh lợi có thể theo mùa
vụ hay theo chu kì.
- Trách nhiệm đối với tài sản được chuyển giao triệt để hơn. Trong hợp đồng
thuê khoán tài sản, người thuê phải có nghĩa vụ bảo quản, bảo dưỡng tài sản
bằng chính tài sản của mình.
1.3. Đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản
Một trong những điểm để phân biệt với hợp đồng thuê tài sản thông thường
là đối tượng của hợp đồng thuê khoán. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản
thông thường không có quy định cụ thể do đó có thể hiểu là những tài sản nói
chung còn đối tượng của hợp đồng thuê khoán lại được BLDS 2005 quy định tại
Điều 502: "Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt
nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác
cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác".
Như vậy, căn cứ vào đối tượng của hợp đồng, có thể chia hợp đồng thuê
khoán thành 3 nhóm như sau:
- Hợp đồng thuê đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác;
- Đối tượng là cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất cùng trang thiết bị
cần thiết;
- Hợp đồng thuê súc vật.
Dựa theo quy định của pháp luật thì hợp đồng thuê chỉ cần là khai thác công
dụng hưởng hoa lơi, lợi tức từ tài sản đó thì đó là hợp đồng thuê khoán tài sản.
Có thể xem đây là điểm phân biệt căn bản với hợp đồng thuê tài sản thông
thường bởi mục đích của thuê tài sản thông thường là phục vụ cho mục đích tiêu
dùng hằng ngày.
1.4. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản

Chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản là các bên tham gia vào hợp đồng
thuê khoán tài sản gồm bên thuê khoán và bên cho thuê khoán tài sản.
Chủ thể của hợp đồng có một vai trò rất quan trọng và là một trong những điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản rất đa
3


dạng gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và có cả các cơ quan có
thẩm quyền của nhà nước.
1.4.1. Bên cho thuê khoán
Trong hợp đồng thuê khoán tài sản, bên cho thuê khoán tài sản thường là chủ
sở hữu của tài sản thuê khoán, nhưng có nhiều trường hợp, xuất phát từ đặc
điểm của đối tượng thuê khoán bên cho thuê khoán có thể là các đối tượng sau:
- Đối tượng là đất, rừng, mặt nước chưa khai thác.
Đây là một đối tượng đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện
chủ sở hữu. Do đó, chủ thể có quyền cho thuê khoán đối tượng này được quy
định rõ trong Luật đất đai 2003, cụ thể tại Điều 37.
- Đối tượng là cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác.
Với các đối tượng trên thì bên cho thuê khoán là chủ sở hữu hợp pháp của tài
sản đó.
Chủ sở hữu của các tài sản trên rất đa dạng có thể là các loại hình công ty
(công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh), doanh
nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, tổ hợp tác...
Tham gia giao kết hợp đồng thuê khoán là đại diện theo pháp luật của các
loại hình công ty, hộ kinh doanh, tổ hợp tác hoặc người được ủy quyền. Đối với
doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc người được ủy quyền.
- Đối tượng là gia súc thì bên cho thuê phải là chủ sở hữu hợp pháp của gia
súc đó hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền giao kết hợp đồng.
1.4.2. Bên thuê khoán
Bên thuê khoán tài sản cũng có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp

tác có đầy đủ năng lực hành vi dân sự do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, để
trở thành một bên chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản họ phải có nhu cầu
thuê tài sản để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thuê đó.
Riêng đối với đối tượng là đất, rừng, mặt nước chưa khai thác thì còn được
pháp luật đất đai quy định cụ thể đối tượng nào được phép thuê đất (Theo quy
định tại Điều 35, Luật đất đai 2003 thì các đối tượng được thuê đất chia làm hai

4


loại là cho thuê đất thu tiền thuê hằng năm và cho thuê đất thu tiền thuê một
lần).
1.5. Hình thức của hợp đồng thuê khoán tài sản
BLDS năm 2005 không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng thuê
khoán. Theo tinh thần của bộ luật thì các bên có thể giao kết hợp đồng thuê
khoán dưới hình thức lời nói hay văn bản. tùy từng đối tượng cụ thể và những
trường hợp nhất định mà pháp luật sẽ quy định hình thức của hợp đồng. với đối
tượng của hợp đồng thuê khoán là bất động sản, đây là loại tài sản chịu sự giám
sát, kiểm tra rất khắt khe của Nhà Nước, pháp luật quy định hợp đồng phải được
lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Ví dụ: hợp đồng thuê đất của cá
nhân, hộ gia đình, tổ chức phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực tại
UBND xã và phải nộp tại văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất.
1.6. Giá thuê khoán và thời hạn thuê khoán
Điều 504, BLDS năm 2005 quy định:"Giá thuê khoán do các bên thỏa
thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác
định khi đấu thầu". thông thường giá thuê khoán do các bên thỏa thuận căn cứ
vào: giá trị của tài sản thuê; thời gian thuê; giá hiện hành tren thị trường. trường
hợp tài sản thuê khoán là bất động sản, máy móc, dây chuyền sản xuất kinh
doanh...đây là những tài sản có giá trị lớn và nhiều trường hợp khó xác định giá
thực nên có thể tiến hành xác định giá thông qua đấu thầu.

Tiền thuê khoán cũng có thể được miễn, giảm nếu bên thuê khoán bị mất ít
nhất là 1/3 số hoa lợi, lợi tức do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
Thời hạn thuê khoán là khoảng thời gian xác định được tính từ khi hợp đồng
thuê khoán có hiệu lực cho đến khi hợp đồng chấm dứt và bên cho thuê khoán
được nhận lại tài sản. Thời hạn này do các bên thỏa thuận theo cu kì sản xuất,
kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán (Điều 503, BLDS
2005). Tùy thuộc vào giá trị sử dụng của vật thuê khoán mà các bên thỏa thuận
về thời hạn thuê. Nhưng thời hạn thuê khoán không thể thấp hơn một chu kì khai

5


thác thông thường vật thuê khoán và còn phụ thuộc vào những vật khác mà
người thuê khoán dùng để khai thác công dụng của vật thuê.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê khoán tài sản
Trong bất kì một hợp đồng nào quyền và nghĩa vụ của các bên luôn phải
được xác định. Đối với một hợp đồng song vụ thì quyền của chủ thể này sẽ ứng
với nghĩa vụ của chủ thể khác vì thế để có thể đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên
thì các chủ thể phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
2.1. Bên cho thuê khoán
Bên cho thuê khoán tài sản có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc người có thẩm
quyền cho thuê đất, rừng, mặt nước chưa khai thác. Nếu đối tượng là bất động
sản hoặc tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, thì các bên phải lập thành văn bản,
có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời có nghĩa vụ phải
đăng kí hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ của bên cho thuê khoán: Bên cho thuê khoán cũng có nghĩa vụ
trong các hợp đồng thuê chung như nghĩa vụ giao tài sản, nghĩa vụ đảm bảo
quyền sử dụng của người thuê khoán đối với tài sản thuê khoán.
- Đối với nghĩa vụ giao tài sản, ngoài nghĩa vụ giống luật chung là bên

cho thuê phải giao tài sản cho thuê đúng số lượng, chủng loại, tình trạng và đúng
thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, khi giao tài sản thuê khoán các
bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản và xác định trị giá của tài
sản thuê khoán để đảm bảo quyền lợi của các bên và xác định tình trạng tài sản
phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận khi trả lại tài sản. Đây là một quy
định mang tính bắt buộc đối với hợp đồng thuê khoán tài sản bởi đối tượng của
hợp đồng thuê khoán tài sản thường là những tài sản có giá trị lớn cần phải được
kiểm tra rõ ràng trước khi giao cho bên thuê sử dụng. Điều 505 BLDS khi quy
định về giao tài sản thuê khoán cũng đã dự liệu trường hợp mà các bên không
thể thống nhất được trong việc xác định giá trị tài sản thì có thể: "mời người thứ
ba xác định giá trị tài sản và phải lập thành văn bản". Xác định giá trị tài sản rất
quan trọng - là cơ sở để hạn chế tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa các bên
vì vậy các bên cần phải thỏa thuận chi tiết, cụ thể.
6


- Về nghĩa vụ đảm bảo quyền sử dụng cho bên thuê, được quy định ở mục
chung về thuê tài sản, theo đó: Bên cho thuê phải đảm bảo quyền sử dụng tài sản
ổn định cho bên thuê.
Như vậy, các tranh chấp tài sản liên quan đến việc sở hữu tài sản thuê khoán
đều thuộc nghĩa vụ của bên thuê bất kể là hợp đồng thuê tài sản thông thường
hay thuê khoán tài sản.
Trong hợp đồng cho thuê súc vật cày, kéo... trừ trường hợp có thảo thuận
khác, nếu súc vất bi chết do trở ngại khách quan thì bên thuê khoán phải gánh
chịu một nửa số thiệt hại đó. Bù lại, nếu gia súc sinh con trong thời gian thuê
khoán thì bên thuê khoán được hưởng một nửa số hoa lợi sinh ra.
Khi hết thời hạn thuê khoán, bên cho thuê khoán có nghĩa vụ nhận lại tài sản
thuê khoán.
Bên cạnh những nghĩa vụ trên thì bên cho thuê khoán tài sản cũng có một
số quyền cơ bản:

Bên cho thuê khoán có quyền yêu cầu bên thuê phải trả tiền thuê như thỏa
thuận và đúng phương thức. Tiền thuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền
hoặc bằng việc thực hiện một công việc. Đây là một quy định mở đối với việc
thỏa thuận của các bên trong việc chọn công cụ thanh toán. Thông thường công
cụ thanh toán thường bằng tiền nhưng các bên có thể chọn công cụ thanh toán
khác. Có thể nhận thấy hầu hết các hợp đồng thuê khoán tài sản đều chọn công
cụ thanh toán bằng tiền bởi chúng có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, với một số đối
tượng đặc thù thì công cụ thanh toán lại chính là hoa lợi, lợi tức thu được từ việc
khai thác công dụng của tài sản thuê. Như đã phân tích, hợp đồng giao khoán đất
trong sản xuất nông nghiệp cũng là một dạng cụ thể của hợp đồng thuê khoán tài
sản, đối với một số loại trong hợp đồng này thì bên thuê có thể thanh toán bằng
hiện vật như dùng thóc để thanh toán tiền khoán ruộng lúa nước.
Bên cho thuê khoán tài sản cũng có quyền yêu cầu bên thuê phải khai thác tài
sản thuê theo đúng công dụng, mục đích thỏa thuận.
Ngoài ra, bên cho thuê khoán tài sản cũng có quyền đơn phương đình chỉ hợp
đồng theo các quy định của pháp luật.
7


2.2. Bên thuê khoán tài sản
Tương ứng với nghĩa vụ và quyền của bên cho thuê khoán tài sản là quyền
và nghĩa vụ của các bên thuê khoán tài sản. Bên thuê khoán có thể là cá nhân,
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có đủ năng lực hành vi dân sự.
Khi tham gia vào hợp đồng thuê khoán tài sản các chủ thể có các quyền
sau:
Bên thuê khoán có quyền yêu cầu bên cho thuê giao đúng tài sản thuê
khoán khoán đã thỏa thuận.
Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thuê khoán
trong thời hạn thuê. Đây là một quyền năng rất căn bản để đáp ứng mục đích
giao kết hợp đồng của bên thuê khoán. Không ai có quyền cản trở hoặc gây khó

khăn cho bên thuê khoán trong việc khai thác tài sản thuê nếu như việc khai thác
đó đúng công dụng và phù hợp vơi sự thỏa thuận của các bên.
Bên thuê khoán có quyền thỏa thuận về điều kiện giảm tiền thuê khoán.
Điều kiện này rất quan trọng, nếu thỏa thuận thành công thì có thể đem đến
nhiều lợi ích cho bên thuê và giảm đi được phần nào gánh nặng tài chính khi gặp
rủi ro. Bên thuê khoán còn có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán
nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng khi
các bên không có thỏa thuận khác. Có thể nhận thấy, người thuê có được quyền
yêu cầu này là do pháp luật quy định chứ không phải do thỏa thuận, bởi vậy, nếu
các bên không có thỏa thuận gì đặc biệt ở điểm này thì quyền yêu cầu ấy đương
nhiên phát sinh. Theo TS. Nguyễn Ngọc Điện thì: "Có vẻ như chỉ cần hội đủ các
yếu tố cần thiết và người thuê khoán lên tiếng yêu cầu thì người cho thuê buộc
phải giảm hoặc miễn tiền thuê khoán chứ không thể giữ nguyên mức giá thuê
khoán theo thỏa thuận trong hợp đồng".
Với các hợp đồng thuê súc vật thì trong thời hạn thuê khoán, nếu súc vật đó
sinh con thì sẽ được hưởng một nửa số súc vật đó. Như vậy, nếu không có thỏa
thuận trước, súc vật sinh ra trong thời hạn thuê khoán, thì bên thuê khoán được
hưởng một nửa. Ngược lại, rủi ro súc vật sinh ra mà chết bên thuê khoán không
phải chịu trách nhiệm bồi thường. So với hợp đồng thuê tài sản thông thường,
8


quyền lợi này của bên thuê khoán cũng mang tính đặc thù, riêng có. Trong hợp
đồng thuê tài sản, nếu gia súc có sinh con trong thời gian thuê thì khi hết thời
hạn thuê, bên thuê phải trả cho bên cho thuê cả gia súc mẹ cùng gia súc con.
Bên thuê khoán còn có yêu cầu bên cho thuê thanh toán cho mình những
khoản chi phí hợp lí để thay thế, cải tạo tài sản thuê theo thỏa thuận.
Quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng theo luật định.
Về nghĩa vụ của bên thuê khoán tài sản:
Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê theo đúng mục đích đã thỏa

thuận và phải báo cáo với bên thuê khoán theo định kì về tình trạng tài sản và
tình hình khai thác tài sản.
Mục đích của bên thuê khoán tài sản có thể có mục đích trước mắt và mục
đích lâu dài.
+) Mục đích trước mắt là người thuê dự định để làm gì đối với tài sản
thuê khoán sau khi nhận tài sản thuê khoán. Ví dụ: thuê để xây dựng nhà
xưởng,...
+) Mục đích lâu dài là lợi ích mà người thuê khoán đặt ra sau khi khai
thác công dụng tài sản thuê khoán (lợi nhuận, hoa lợi).
Bên cho thuê khoán quan tâm đến mục đích trước mắt của bên thuê khoán,
vì nó xác định được ngay có phù hợp với mục đích của mình hay không.
Vì vậy, bên thuê khoán phải khai thác đúng mục đích ban đầu mà các bên
đã thỏa thuận.
+) Bên thuê có nghĩa vụ bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê. Nghĩa vụ này
được quy định tại khoản 1, Điều 508, BLDS năm 2005: "Trong thời hạn khai
thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê
khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị,
giảm sút tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên thuê khoán không
chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán".

9


Nếu bên thuê không thực hiện nghĩa vụ này làm tài sản bị mất, bị hỏng
hoặc làm mất giá trị thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường thiệt hại
cho bên thuê.
+) Nghĩa vụ báo cáo kịp thời tình hình tài sản nếu bên cho thuê khoán có
yêu cầu hoặc đột xuất.
+) Bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê khoán kể cả trong những

trường hợp không khai thác được công dụng của tài sản thuê khoán. Trường hợp
này không phải do lỗi của người có tài sản mà do các yếu tố khách quan hoặc
chủ quan của bên thuê nên đã không thu được những lợi ích như dự định.
Bên thuê khoán phải trả tiền thuê đầy đủ và đúng phương thức. tiền thuê
khoán có thể bằng tiền, bằng vật hoặc bằng thực hiện một công việc...
Nếu bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kì khai
thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụ
hoặc kết thúc chu kì khai thác, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Có thể trả
bằng hiện vật chính lợi tức thu được từ tài sản đó.
Như vậy, nếu các bên có thỏa thuận trả tiền thuê khoán bằng hiện vật, có
thể coi đó là hợp đồng trao đổi tài sản không? Có vẻ như hai loại hợp đồng này
khá giống nhau ở điểm lợi ích mà các bên tham gia nhận được trong hợp đồng
đều là tài sản nhưng bản chất lại khác nhau ở chỗ:
- Một bên là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, tài sản mà bên cho
thuê khoán nhận được từ bên cho thuê không có tính chất ngang giá với tài sản
cho thuê.
- Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản
và tài sản hai bên trao đổi cho nhau thường có tính chất ngang giá.
Do đó, hai loại hợp đồng này là hai loại khác nhau về bản chất và không thể áp
dụng quy định của hai loại này cho nhau.
Trong trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải
thực hiện đúng công việc đó. Ví dụ: A kí hợp đồng thuê khoán súc vật với B
trong đó thỏa thuận tiền thuê khoán được tính bằng việc A phải cày ruộng cho
B, theo đó A phải thực hiện đúng công việc này.
10


Bên thuê khoán phải chịu một nửa thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện
bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên thuê không được cho thuê lại. Về nguyên tắc, người thuê chỉ có quyền

sử dụng, chiếm hữu tài sản thuê chứ không có quyền định đoạt tài sản thuê nên
bên thuê không có quyền cho thuê lại tài sản thuê. Điều này được quy định tại
khoản 3, Điều 508, BLDS năm 2005: "Bên thuê khoán không được cho thuê
khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý".
Như vậy, chỉ khi nào bên thuê khoán thông báo cho bên cho thuê biết
và được bên cho thuê đồng ý thì bên thuê mới có thể cho thuê khoán lại. Khi cho
thuê khoán lại thì bên thuê vẫn phải đảm bảo các nghĩa vụ như bảo dưỡng, bảo
quản tài sản...
Khi có sự đồng ý của bên cho thuê, bên thuê cho người thứ ba thuê lại
thì quan hệ hợp đồng giữa người cho thuê và người thuê vẫn tồn tại và phát sinh
quan hệ thứ hai giữa người thuê và người thuê lại. Quan hệ thứ hai này không
trực tiếp phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người cho thuê (người có tài sản) và
người thuê lại. Phân biệt rõ các quan hệ này có ý nghĩa thực tế trong việc xác
định trách nhiệm đan sự của người thuê và người thuê lại trong hai quan hệ hợp
đồng khác nhau.
Khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê
khoán ở tình trạng với mức độ khấu hao đã thỏa thuận. Trả lại tài sản đúng thời
gian, địa điểm như đã thỏa thuận.
=>Nhận xét: Có thể nhận xét rằng quyền và nghĩa vụ của bên thuê khoán tài
sản được quy định cụ thể hơn. Đặc biệt nhấn mạnh tới nghĩa vụ của bên thuê
khoán, mức độ chuyển giao rủi ro của tài sản thuê khoán giữa bên cho thuê
khoán sang bên thuê khoán cũng lớn hơn so với tài sản thông thường.

11


II. Thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê
khoán tài sản và một số nhận xét
2.1. Thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
thuê khoán tài sản

Hợp đồng thuê khoán là một hợp đồng dân sự thông dụng trong đời sống xã
hội. mặc dù có các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
thuê khoán tài sản đã được cụ thể không chỉ trong BLDS năm 2005 mà cả trong
pháp luật chuyên ngành nhưng các vi phạm cũng như tranh chấp vẫn xảy ra phổ
biến.
*) Một trong các nghĩa vụ quan trọng của bên thuê khoán tài sản đó là
phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích.
Tuy nhiên, vi phạm về vấn đề này vẫn tồn tại, không những ở những loại tài
sản thông dụng mà còn xuất hiện ở những hợp đồng có đối tượng đặt biệt như
đất, rừng, mặt nước chưa khai thác - những đối tượng mà chịu sự quản lí chặt
chẽ của nhà nước:
Đơn cử một số vi phạm về sử dụng đất thuê tại tỉnh Bắc Ninh - một địa bàn
nhỏ nhưng rất gần thủ đô Hà Nội. Tại Bắc Ninh tình trạng lập dự án để xin đất
rồi chuyển nhượng, sử dụng sai mục đích đang diễn ra khá nhiều. Tỉnh chưa có
số liệu thống kê chính thức về số dự án này và không biết trên những mảnh đất
tỉnh giao được các chủ dự án bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê bao nhiêu
nhưng có thể khẳng định rất nhiều diện tích đang bị sử dụng sai mục đích để
kiếm tiền tỷ một cách công khai. Tại thành phố Bắc Ninh, đất thương mại, dịch
vụ của các công ty TNHH Chân thành, công ty TNHH xây dựng Việt Đức được
biến thành đất đa ngành đa nghề, trái với giấy phép kinh doanh:
- Được UBND tỉnh cho thuê đất để xây dựng xưởng sản xuất đồ gỗ và nhà
giới thiệu sản phẩm tại phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, công ty TNHH
Chân Thành xây ngay khu nhà 3 tầng kiên cố và nhà khung mái tôn trên phần
đất để làm đường phòng chý chữa cháy; đồng thời cho thuê nhà gắn liền với đất
khi chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng. Trong khi sử dụng đất sai

12


mục đích, công ty này vẫn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư trong đó

có chính sách giảm tiền thuê đất.
- Không có khả năng tài chính vẫn lập dự án đất cho thuê lại là cách kiếm lời
bất chính của công ty TNHH xây dựng Việt Đức. năm 2004, Việt Đức được tỉnh
cho thuê đất để xây dựng Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp tại xã
Phong Khê và Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Tuy nhiên, sau gần hai năm, dự
án trung tâm thương mại chẳng thấy đâu mà thay vào đó là một dãy nhà xưởng
sản xuất gạch BLOCK và một trạm trộn bê tông. Được biết, trạm trộn bê tông
này là của Công ty thi công cơ giới số 1, nằm trên diện tích 1.200m2 do Công ty
Việt Đức cho thuê mặt bằng. sử dụng đất sai mục đích, không hiệu quả, chậm
tiến đọ theo cam kết trong dự án đầu tư, nhưng không hiểu sao dự án này vẫn
không bị thu hồi. không có khả năng đầu tư, Công ty Việt Đức đã phải chuyển
nhượng tài sản gắn với 15.691m2 đất cho Xí nghiệp giấy Việt Đức. Phần diện
tích còn lại hơn 7.700m2, Công ty này tiếp tục được tỉnh cho thuê để xây dựng
Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp và được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất vào tháng 12/2007. Sau khi nhận bàn giao đất lần hai, mặc dù dự
án cũ không còn phù hợ, phải điều chỉnh lại theo diện tích đất mới được cấp
nhưng đã gần một năm nay, dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ Việt Đức
vẫn chưa lập xong và Công ty cũng chưa nộp gần 38triệu đồng tiền bồi thường
đất chuyên dùng vào ngân sách.
*) Việc thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản thuê khoán:
Việc thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản thuê khoán đã được quy định cụ thể
trong luật. Một nghĩa vụ tưởng chừng đơn giản và khá rõ ràng đó là sau khi hết
hạn hợp đồng bên thuê phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp cho
bên thuê khoán, nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán
thì phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trên thực tế không đơ giản, đặc biệt là
với tài sản là bất động sản, nhiều khi bên cho thuê khoán phải rất khó khăn mới
đòi lại được. Trường hợp của Tổng công ty địa ốc S là một ví dụ: Để đòi lại kho

13



bãi Tổng công ty Địa ốc S đã khởi kiện ra TAND quận 11 để nhờ Tòa buộc
Công ty T (100% vốn nước ngoài) phải giao trả lại mặt bằng đã thuê.
Vụ việc như sau:
Theo đơn kiện, đầu năm 2007, Tổng công ty S cho Công ty T (100% vốn
nước ngoài) thuê kho bãi ở khu cư xá Lữ Gia với giá hơn 8,5 triệu đồng/tháng.
Thời hạn thực hiện hợp đồng là một năm, tức đến tháng 12/2007 Công ty T phải
giao trả kho bãi. Đến ngày gần hết hạn hợp đòng, Tổng công ty S thông báo việc
chấm dứt, thu hồi mặt bằng thì Công ty T đề nghị gia hạn. Tổng công ty S không
đồng ý và đôn đốc Công ty T giao trả mặt bằng nhưng họ nhất quyết không đi.
Vì thế, Công ty S đâm đơn kiện ra tòa để lấy lại tài sản và đòi tiền thuê kho bãi
từ tháng 8/2009 cho đến khi phía bị đơn dọn đi.
Trình bày với tòa, Công ty T thừa nhận có thuê kho bãi của Tổng công ty S
làm văn phòng giao dịch từ năm 2006. Tuy hợp đồng được kí hằng năm nhưng
Tổng công ty S hứa hẹn sẽ cho thuê dài hạn bằng việc hết hạn thì kí lại. hợp
đồng cuối năm 2007 chưa được kí lại làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của
công ty nên công ty đã cố gắng thương lượng để tiếp tục được thuê. Tìm hiểu
thực chất lý do của việc chấm dứt hợp đồng, Tổng công ty S chỉ cho biết là phải
thu hồi để triển khai thực hiện dự án đầu tư nhưng lại không nêu rõ tính chất,
quy mô, kế hoạch...Do đó, công ty T nghi ngời Công ty S lấy lại mặt bằng cho
daonh nghiệp khác thuê. Bên cạnh đó, Công ty t còn nại rằng hợp đồng thuê kho
bãi được kí năm 2007 giữa hai bên là không công bằng, có nhiều điều khoản ép
buộc bất lợi cho công ty. Việc viện dẫn lí do thanh lí hợp dồng, không đồng ý kí
lại hợp đồng của Tổng công ty S chưa phải là bất khả kháng, chưa hợp tình, hợp
lí nên công ty T không đồng ý giao trả kho bãi. Công ty T đề nghị được kí tiếp
hợp đồng cho đến khi có nguy cơ gây thiệt hại trong việc triển khai dự án của
nguyên đơn hoặc có sự kiện bất khả kháng không thể cho thuê.
Phán quyết của Tòa:
- Hợp đồng cho thuê kho bãi được hai bên kí trên cơ sở tự nguyện. Những lí
do mà công ty T đưa ra như hợp đồng không công bằng, có tính ép buộc hay có

việc nguyên đơn hứa hẹn sẽ cho thuê lâu dài đều không có chứng cứ chứng
14


minh. Gần hết hạn hợp đồng, Tổng công ty S đã thông báo và không chấp nhận
cho Công ty T gia hạn, nghĩa là hai bên không thỏa thuận được về việc tái kí
hợp đồng.
- Như vậy, công ty T phải trả lại mặt bằng cho Tổng công ty S. trên thực tế,
công ty T đã chiếm giữ, sử dụng kho bãi quá hạn hợp đồng 20 tháng và quá thời
hạn xin gia hạn tám tháng. Khi đã quá thời hạn, công ty này nại ra nhiều lí do
để trì hoãn việc giao trả kho bãi là thể hiện sự cố tình vi phạm hợp đồng, không
có thiện chí giải quyết tranh chấp.
Từ đó, Tòa đã buộc Công ty T phải giao trả ngay kho bãi đang chiếm giữ,
sử dụng cho Tổng công ty S. Ngoài ra, tòa còn buộc Công ty T phải trả hơn 8,5
triệu đồng tiền thuê kho trong 19 ngày (tính đến ngày xét xử) cho Tổng công ty
S.
=> Nhận xét: Với vụ việc trên, Tòa án nhân dân Quận 11 đã có xử lí đúng đắn,
sai phạm của công ty T là rõ ràng. Qua vụ việc có thể thấy, từ pháp luật đến thực
tiễn vẫn còn là một khoảng cách lớn.
*) Một dạng tranh chấp khác cũng xảy ra trong thực tiễn thực hiện hợp đồng
thuê khoán tài sản đó là nghĩa vụ trả tiền thuê khoán.
Tiền thuê khoán tài sản trong hợp đồng có một ý nghĩa lớn bởi tài sản thuê
khoán thường có giá trị lớn và được bên thuê sử dụng với mục đích "hưởng hoa
lợi, lợi tức" do đó tiền thuê khoán thường lớn. Xuất phát từ đặc điểm đó nên
mặc dù trong hợp đồng các bên đã có thỏa thuận rõ ràng về số tiền thuê khoán
cũng như phương thức trả nhưng việc vi phạm nghĩa vụ vẫn xảy ra. Bên thuê
khoán nhiều khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Có thể đơn cử một
vụ việc như sau:
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích - Chủ DNTN Dịch vụ vận tải Trương
Minh Nghĩa. Địa chỉ 120 khu phố 2, đường 49A, phường Thảo Điền Q.2

TPHCM.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Xuân Phương.

15


- Bị đơn: Công ty TNHH Đenta Sài gòn. Địa chỉ 17A Hồng Hà, phường 2 quận
Tân Bình TPHCM.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Bùi Quang Dũng. Địa chỉ 214 KP2 Ấp chiến
lược, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân.
Vụ việc như sau:
Theo đơn kiện ngày 07/08/2006 của nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Ngọc
Bích và các lời trình bày tiếp theo của ông Nguyễn Xuân Phương - là đại diện
theo ủy quyền thì vào ngày 14/07/2005, bị đơn là Công ty TNHH Đenta Sài Gòn
có kí hợp đồng với nguyên đơn về việc thuê khoán tài sản là máy cẩu hiệu Kota
với trị giá hợp đồng là 120.000.000đồng, thỏa thuận mỗi tháng thanh toán là
30.000.000đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng bị đơn chỉ thanh toán tháng đầu
là 30.000.000đồng, sau đó ngưng thanh toán tiền thuê mặc dù vẫn sử dụng tài
sản thuê. Ngày 15/11/2005 hai bên kí biên bản thanh lý hợp đồng, bị đơn xác
nhận còn nợ nguyên đơn là 90.000.000đồng và cam kết sẽ thanh toán cho
nguyên đơn trong vòng 10 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn. Tuy nhiên, đến nay
vẫn không thanh toán. Do bị đơn vi phạm nghĩa vụ không thanh toán tiền thuê
tài sản nêu trên, vì vậy nguyên đơn yêu cầu thu hồi ngay số tiền nợ của hợp
đồng và tiền lãi chậm trả từ tháng 11/2005 đến khi xét xử sơ thẩm là 13 tháng
với mức lãi suất là 1,03/tháng.
Tại biên bản tự khai của bị đơn là Công ty TNHH Đenta Sài Gòn và các lời
trình bày tiếp theo của ông Bùi Quang Dũng - đại diện theo ủy quyền đã xác
nhận còn nợ tiền trong hợp đồng như nguyên đơn đòi nợ là đúng, sở dĩ bị đơn
chưa thanh toán được là vì Công ty gặp khó khăn về tài chính. Nay bị đơn đồng
ý thanh toán tiền nợ gốc và lãi theo quy định của pháp luật, tuy nhiên xin trả dần

mỗi tháng là 15.000.000đồng.
=> Nhận xét: Xem xét vụ việc chúng ta có thể thấy quyền và nghĩa vụ của các
bên đã ràng tuy vậy vẫn có tranh chấp. Qua đó, có thể nhận xét rằng ý thức thực
hiện hợp đồng của các bên vẫn chưa cao dẫn đến việc thực hiện hợp đồng trên
thực tế không cao.

16


Ngoài ra, còn có các tranh chấp về các nghĩa vụ khác như bảo quản, bảo
dưỡng tài sản thuê khoán. Thời hạn trong hợp đồng thuê khoán thường khá dài
vì thế việc hao mòn tài sản thuê khoán là không tránh khỏi. Việc xác định hao
mòn thự nhiên hay cố tình hủy hoại tài sản khiến chúng giảm sút giá trị nhiều
khi khó phân biệt rạch ròi dẫn đến tranh chấp của các bên.
Với đối tượng đặc biệt là đất đai, mặt nước chưa khai thác nghĩa vụ môi
trường cũng được xem là một nghĩa vụ quan trọng làm sao mà cho thuê đất vừa
đảm bảo sử dụng đúng mục đích vừa đảm bảo sự phát triển an toàn cho quỹ đất .
Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng làm ô nhiễm nguồn nước, thoái hóa khi sử
dụng đất thuê vẫn xảy ra phổ biến.
Như vậy, qua tìm hiểu về thực tiễn thực hiện hợp đồng thuê khoán tài sản,
chúng ta có thể nhận thấy, mặc dù đã có quy định cụ thể của pháp luật về quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê khoán tài sản nhưng tranh chấp
vẫn diễn ra và có một số còn rất nghiêm trọng.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên
trong việc thực hiện hợp đồng thuê khoán
- Do nhận thức pháp luật về hợp đồng của các chủ thể kí kết hợp đồng còn
hạn chế nên đã dẫn đến những sai lầm, vi phạm về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mà các bên không tự hòa giải được, từ đó
dẫn tới tranh chấp;
- Do một bên, hoặc cả hai bên chủ thể đã kí kết hợp đồng tuy có hiểu biết ít

nhiều pháp luật về hợp đồng nhưng vì lòng tham, vì lợi ích của mình mà bất
chấp quyền lợi của bên kia, coi thường pháp luật, cố tình vi phạm các điều
khoản thỏa thuận trong hợp đồng, xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể bên
kia. Do vậy, hai bên không có được sự đồng thuận nên đã dẫn tới sự tranh chấp
về hợp đồng...
- Do nhiều nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, địch họa,
sự đột biến của hoàn cảnh...mà các bên chủ thể kí kết hợp đồng không thể thực
hiện được các quyền và nghĩa vụ, các điều khoản khác trong hợp đồng, không tự

17


thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết những vướng mắc nảy sinh nên đã
dẫn đến sự tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
của các bên khi thực hiện hợp đồng nói thuê khoán tài sản. Để các tranh chấp
có thể giảm bớt phần nào thì yếu tố ý thức pháp luật và công tác quản lí phải
được xem trọng.
III. Một số biện pháp để hạn chế các tranh chấp liên quan đến việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng thuê khoán tài
sản. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thuê khoán tài sản
3.1. Một số biện pháp để hạn chế các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng thuê khoán tài sản.
Xem xét những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của
các bên khi thực hiện hợp đồng thuê khoán tài sản, chúng ta có thể rút ra một số
biện pháp để hạn chế các tranh chấp như:
- Nâng cao nhận thức pháp luật về hợp đồng của các bên chủ thể khi tham
gia giao kết hợp đồng nói chung và tham gia giao kết hợp đồng thuê khoán tài
sản nói riêng. Có thể xem đây như là một nguyên tắc buộc các bên phải tuân thủ
khi tham gia giao kết hợp đồng;

- Các chế tài pháp lí đối với những hành vi vi phạm nghĩa vụ, xâm phạm
quyền, lợi ích của các bên trong giao kết hợp đồng cần phải nghiêm minh và
phát huy vai trò, ý nghĩa của mình hơn nữa;
- Luật cần quy định rõ hơn nữa các trường hợp do các nguyên nhân khách
quan mà các bên không thực hiện được nghĩa vụ hay xâm phạm tới quyền, lợi
ích của các bên khi thực hiện hợp đồng thuê khoán tài sản thì sẽ được giảm,
miễn tiền thuê khoán như thế nào.

18


3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thuê khoán tài sản
Đây là phần mở rộng trong phạm vi đề tài, ở phần này bài viết xin được đưa ra
một số kiến nghị mà trong quá trình tìm hiểu về hợp đồng thuê khoán tài sản xét
thấy cần được đưa ra để nhằm hoàn thiện pháp luật về thuê khoán tài sản:
Thứ nhất, mặc dù có quy định được phép cho thuê lại nếu có thỏa thuận
nhưng không quy định rõ ràng là được cho thuê lại một phần hay toàn bộ tài sản
thuê khoán dẫn đến lúng túng cho người áp dụng. Vì thế cần quy định rõ là:
được cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ tài sản thuê khoán nếu được bên cho
thuê đồng ý.
Thứ hai, quy định về vấn đề giảm hoặc miễn tiền thuê khoán khi hoa lợi,
lợi tức bị mất ít nhất một phần ba do sự kiện bất khả kháng. Đây là một quy định
hết sức có ý nghĩa và là sự kế thừa, phát triển các quy định của cổ luật. nếu trước
đây, nó chỉ mang tính khuyến khích và phụ thuộc nhiều vào lòng tốt của chủ
điền thì luật hiện đại đã phần nào tăng thêm tính mệnh lệnh cho quy định này.
Tuy nhiên, việc áp dụng không hề đơn giản và có nhiều điểm cần xem xét
như trường hợp đâu là giới hạn của thiệt hại mà trong giới hạn đó thì yêu cầu
giảm và vượt quá giới hạn đó thì yêu cầu miễn? Nếu được giảm thì giảm bao
nhiêu? Giảm theo mức đề nghị của người thuê khoán hay giảm theo mức đề
nghị của người cho thuê khoán? Trong trường hợp cả hai bên đều có quyền đề

nghị, thì trong trường hợp các đề nghị không giống nhau và không bên nào
nhượng bộ thì ai là người có quyền giải quyết?
Thứ ba, mặc dù bỏ quy định hình thức đem lại nhiều thuận tiện cho các bên
khi tham gia giao kết hợp đồng thuê khoán nhưng lại gây khó khăn trong việc
giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, hợp đồng thuê khoán thường có thời hạn dài và
đối tượng có giá trị lớn vì thế nên quy định hình thức theo hướng lập văn bản
tùy thuộc vào giá trị tài sản thuê khoán hoặc thời hạn thuê khoán.

19


LỜI KẾT:
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích giải quyết vấn đề đặt ra trong đề bài,
em thấy được hợp đồng thuê khoán tài sản là một dạng hợp đồng khá đặc biệt.
Mặc dù hợp đồng thuê khoán tài sản cũng là một dạng của hợp đồng thuê tài sản
nhưng hợp đồng thuê khoán tài sản còn có những đặc thù so với hợp đồng thuê
tài sản thông thường: mục đích của hợp đồng thuê tài sản chủ yếu là phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt, còn mục đích của hợp đồng thuê khoán tài sản là phục vụ
cho nhu cầu sản xuất kinh doanh; bên thuê tài sản trong hợp đồng thuê tài sản
nhận tài sản của bên cho thuê giao cho "để sử dụng trong một thời hạn" còn
trong hợp đồng thuê khoán tài sản bên thuê nhận tài sản "để khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó"...Với những đặc thù riêng
đó, hợp đồng thuê khoán tài sản đang ngày càng phổ biến trong các hoạt động
của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về hợp đồng thuê khoán tài sản nói chung, về
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê khoán tài sản nói riêng có ý
nghĩa rất lớn cả về mặt lí luận và thực tiễn, góp phần nâng cao nhận thức về hợp
đồng, giao kết và thực hiện hợp đồng, hạn chế các tranh chấp xảy ra, ổn định đời
sống kinh tế - xã hội của đất nước. Sẽ có nhiều thiếu sót trong quá trình phân
tích, giải quyết đề tài. Kính mong nhận được sự phê bình, đóng góp của quý

thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trường ĐH Luật Hà Nội. Giáo trình luật dân sự Việt Nam - Tập II.
Nxb CAND. Hà Nội - 2006.
2. Đại học quốc gia Hà Nội. Chủ biên: Bùi Thị Thanh Hằng. Giáo
trình Luật dân sự Việt Nam (Phần chung).
Nxb: Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội - 2002.
3. TS. Lê Đình Nghị (Chủ biên). Giáo trình luật dân sự Việt Nam.
Tập II. Nxb: Giáo dục Việt Nam. Hà nội - 2009.
4. Bộ luật dân sự 1995; 2005
5. Bộ tư pháp. Những vấn đề cơ bản của bộ luật dân sự năm 2005.
NxbTư pháp. Hà Nội - 2005.
6. Bộ tư pháp. Viện nghiên cứu khoa học pháp lí. Bình luận khoa học
- một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự. Nxb Chính trị quốc gia. Hà
nội - 1997.
7. Ths.Ls. Lê Kim Dung. Hợp đồng dân sự và các tranh chấp thường
gặp. Nxb Tư pháp. Hà nội - 2011.
8. Nguyễn Thị Như. Khóa luận tốt nghiệp. Hợp đồng thuê khoán tài
sản. Hà Nội - 2011.
9. website: thongtinphapluatdansu

21




×