Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu 02 vụ việc có tranh chấp về bất động sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.2 KB, 14 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thực tiễn cuộc sống, không ít các trường hợp trong các quan hệ
dân sự, các chủ thể mang quyền dân sự có sự phụ thuộc vào chủ thể có nghĩa
vụ. Có nghĩa là việc các chủ thể mang quyền được thỏa mãn yêu cầu của
mình sẽ phụ thuộc vào hành vi của bên có nghĩa vụ. Để đảm bảo quyền lợi
của của chủ thể mang quyền , tạo cho họ có được thế chủ động trong thực tế
hưởng quyền dân sự , pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra
các biện pháp đảm bảo việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng xảy ra không ít các tranh chấp. Nổi bật lên
đó là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến
vay tài sản chính. Vì lí do đó, trong bài viết này nhóm em xin được chọn đề
tài “Tìm hiểu 02 vụ việc có tranh chấp về bất động sản được dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ vay tài sản.”

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Trong việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự trước hết là dựa vào
sự tự giác của các bên, nhưng trên thực tế không phải ai cũng thực hiện
nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đầy đủ, vì thế đã
gây ảnh hưởng tới quyền lợi của bên có quyền. Tuy nhiên, bên có quyền có
thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế
buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ đối với bên có quyền.
Nhưng đôi khi sự can thiệp này vẫn không đảm bảo đầy đủ được quyền lợi
của người có quyền nếu người vi phạm nghĩa vụ không có khả năng về tài
chính để thực hiện nghĩa vụ của mình.
Nhằm khắc phục tình trạng trên và tạo cho người có quyền trong các


quan hệ nghĩa vụ có được thế chủ động trong thực tế hưởng quyền dân sự,
pháp luật cho phép các bên có thỏa thuận và đặt ra các biện pháp bảo đảm
cho việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Vì
vậy, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được hiểu theo hai phương diện:
Về mặt khách quan: bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là sự quy định của
pháp luật cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân
sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một
nghĩa vụ chính được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa
vụ của các bên trong các biện pháp đó.
Về mặt chủ quan: bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa
các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng
để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục

2


những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ gây ra.
Luật Dân sự nước ta quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, bảo lãnh, ký
cược, ký quỹ, tín chấp.
II. Hai vụ việc có liên quan
1. Vụ việc thứ nhất:
Nơi xảy ra vụ việc: thị trấn Sai Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Các chủ thể có liên quan:
Nguyên đơn: Anh Phạm Văn Hòa, sinh năm 1979, trú tại huyện Tân Hồng,
Đồng Tháp.
Bị đơn : Ông Võ Hồng Tân và bà Lê Thị Cẩm Vân, cư trú tại địa bàn thị trấn
Sai Rài, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp.
Người có quyền có nghĩa vụ liên quan:

Ông Phạm Ngọc Anh và bà Ngô Thị Lan trú tại nhà số 153/9 đường Tân
Thọ, phường 8, quận Tân Bình , Thành phố Hồ Chí Minh
a. Nội dung vụ việc
Theo trình bày của anh Phạm Văn Hòa sinh năm 1979, trú tại huyện
Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, nhiều năm trước vợ chồng chủ doanh nghiệp tư
nhân Hồng Tân là ông Võ Hồng Tân và bà Lê Thị Cẩm Vân mở đại lý kinh
doanh xăng dầu Hồng Tân thuộc địa bàn thị trấn Sai Rài, huyện Hồng Tân,
Đồng Tháp. Ngoài kinh doanh, ông Tân còn ứng cử đại biểu HĐND thị trấn
nên tạo được lòng tin của người dân địa phương.

3


Cách đây 3-4 năm, vợ chồng ông Tân đến nhà anh Hòa mượn 150
triệu đồng, sau đó đã trả hết. Từ tháng 4 đến tháng 8/2009, vợ chồng ông
Tân tiếp tục đến nhà anh Hòa mượn tổng cộng 5 lần khoảng 1,2 tỷ đồng để
kinh doanh vật tư và xăng dầu. Do tin tưởng nên anh Hòa đã làm hợp đồng
cho ông Tân vay tiền và nhận tài sản thế chấp là Trạm xăng dầu Hồng Tân
và Cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp, hợp đồng có chữ ký của các bên
tham gia và được công chứng.
Tuy nhiên, ngày 27/5/2010, vợ chồng ông Tân đã làm thủ tục chuyển
nhượng toàn bộ cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp và trạm kinh doanh
xăng dầu Hồng Tân cho ông Phạm Ngọc Anh và bà Ngô Thị Lan (trú tại nhà
số 153/9, đường Tân Thọ, phường 8, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh) để gán nợ. Anh Hòa và đã làm đơn gửi đến TAND huyện Tân Hồng
để yêu cầu giải quyết.
b. Cách giải quyết của Toà án
TAND huyện Tân Hồng khi nhận được yêu cầu giải quyết vụ án của
anh Hòa đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc vợ
chồng ông Tân không được chuyển nhượng tài sản dưới mọi hình thức,

nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người đã cho vợ chồng này vay tiền.
Sau đó, Chi cục thi hành án huyện Tân Hồng ra quyết định: “ Tạm ngừng
việc đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, quyền sử đất” của vợ
chồng ông Tân cho ông Phạm Ngọc Anh và bà Ngô Thị Lan.
Ngày 31/5/2010, VKSND huyện Tân Hồng có văn bản kiến nghị
TAND huyện Tân Hồng hủy áp dụng quyết định áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời nói trên. Theo VKSND huyện Tân Hồng, tài sản không thuộc
quyền sở hữu của vợ chồng ông Tân mà tài sản này thuộc về ông Phạm
Ngọc Anh và bà Ngô Thị Lan, bởi giao dịch chuyển nhượng tài sản đã hoàn
4


thành (mặc dù chưa được cấp giấy CNQSDĐ). Kiến nghị này đồng nghĩa
với việc VKSND huyện Tân Hồng công nhận việc vợ chồng ông Tân chuyển
nhượng tài sản mà trước đó chính vợ chồng này đã sử dụng làm tài sản thế
chấp để vay tiền người khác.
Ngày 30/6/2010, VKSND tỉnh Đồng Tháp cũng có văn bản kiến nghị
Chánh án tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo TAND huyện Tân Hồng
hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cũng với quan điểm
như trên. Vì vậy Tòa án nhân dân huyện Tân Hồng đã phải hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời.
c. Ý kiến của nhóm về cách giải quyết của Tòa án:
Nhóm không đồng ý với quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời của TAND huyện Tân Hồng. Vì lý do sau:
Thứ nhất, theo Điều 343 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hình
thức thế chấp tài sản: “Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản,
có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong
trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công
chứng, chứng thực hoặc đăng ký”. Trong vụ việc này, anh Hòa đã làm hợp
đồng cho ông Tân vay tiền và nhận tài sản thế chấp là Trạm xăng dầu Hồng

Tân và cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp, hợp đồng có chữ ký của các
bên tham gia cũng như công chứng của nhà nước. Do vậy, hợp đồng giữa
anh Hòa và ông Tân là có hiệu lực.
Thứ hai, khoản 4 Điều 348 Bộ luật dân sự 2005 quy định về nghĩa vụ
của bên thế chấp tài sản như sau: “Không được bán, trao đổi, tặng cho tài
sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 349 của
Bộ luật này.”

5


Điều 349 BLDS quy định:“Bên thế chấp tài sản có các quyền sau
đây:

………

3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân
chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh….
4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá
luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế
chấp đồng ý.”
Trạm xăng dầu Hồng Tân và Cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp
mà ông Tân đem thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá
trình sản xuất, kinh doanh mà là bất động sản. Việc chuyển nhượng Trạm
xăng dầu Hồng Tân và cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp là tài sản thế
chấp cũng không được bên nhận thế chấp là anh Hòa đồng ý. Hai tình tiết
trên cho thấy, việc ông Tân đem bán Trạm xăng dầu Hồng Tân và cửa hàng
buôn bán vật tư nông nghiệp là hoàn toàn trái pháp luật, hành vi này đã xâm
phạm đến quyền lợi của anh Hòa.
Thứ ba, việc VKSND huyện Tân Hồng cho rằng Trạm xăng dầu Hồng

Tân và cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp không thuộc quyền sở hữu của
vợ chồng ông Tân mà thuộc về ông Phạm Ngọc Anh và bà Ngô Thị Lan, bởi
giao dịch chuyển nhượng tài sản đã hoàn thành (mặc dù chưa được cấp giấy
CNQSDĐ) trong trường hợp này là chưa đúng. Vì đây là bất động sản phải
đăng ký, thì căn cứ theo khoản 2 điều 439 BLDS 2005 về thời điểm chuyển
quyền sở hữu: “Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng
ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm
hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.”. Ông Ngọc
Anh và bà Lan chưa được cấp giấy CNQSDĐ của trạm kinh doanh xăng dầu
Hồng Tân, tức là chưa hoàn thành thủ tục đăng ký với bất động sản này, nên
6


ông bà vẫn chưa là chủ sở hữu của trạm kinh doanh xăng dầu Hồng Tân, mà
chủ sở hữu vẫn là bên bán tài sản, vợ chồng ông Tân. Vì vậy, việc VKSND
huyện Tân Hồng công nhận việc vợ chồng ông Tân chuyển nhượng tài sản
mà trước đó chính vợ chồng này đã sử dụng làm tài sản thế chấp để vay tiền
người khác là hoàn toàn trái với các quy định trong BLDS 2005.
Việc vợ chồng ông Tân làm thủ tục chuyển nhượng toàn bộ cửa hàng
buôn bán vật tư nông nghiệp và trạm kinh doanh xăng dầu Hồng Tân mà
chưa có sự đồng ý của anh Hoà là trái pháp luật và đã xâm phạm đến quyền
lợi hợp pháp của anh. Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Bộ luật dân sự
2005: “Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có
quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm.”, anh Hòa có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên bố việc chuyển nhượng tài sản của ông Tâm là giao
dịch vô hiệu.
d. Cách giải quyết của nhóm
Giao dịch vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt, quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô

hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận. Vì vậy, theo nhóm thì Toà cần:
- Tuyên hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp và
trạm kinh doanh xăng dầu Hồng Tân giữa vợ chồng ông Tân và ông Phạm
Ngọc Anh, bà Ngô Thị Lan vô hiệu; và yêu cầu các bên trao trả cho nhau
những gì đã nhận.
- Buộc vợ chồng ông Tân thực hiện nghĩa vụ dân sự mà hai bên đã thoả
thuận trong hợp đồng vay tiền với anh Hoà.

7


2. Vụ việc thứ hai
Nơi xảy ra vụ việc: Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ thể của quan hệ:
Nguyên đơn: Ông Phạm Văn Tăng, sinh năm 1949, trú tại 385 Chợ Cầu
muối, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn: Bà Võ Thị Hường, sinh năm 1970, trú tại 158/5 Bùi minh Trực,
Phường 5, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan:
Ông Lê Văn Huy, sinh năm 1950 trú tại 138/ 3 Trần Quốc Tuấn, phường 8,
Quận 12, thành phố hồ Chí Minh.
a. Nội dung vụ việc
Cuối tháng 4- năm 2006, bà Võ Thị Hường và ông Phạm Văn Tăng ký
hợp đồng vay tài sản để kinh doanh hàng nông sản chế biến, giá trị hợp đồng
là 3.600.000.000 đồng. Hai bên thỏa thuận, bà Hường giao tiền cho ông
Tăng làm 2 lần và thời hạn là 3 năm. Ngày 2/5/2006 bà Hường giao cho ông
Tăng 2.000.000.000 đồng. Ngày 18/6/2006 giao nốt số tiền còn lại là
1.600.000.000 đồng. Ngoài ra hai bên còn thỏa thuận, bên nào không thực
hiện đúng nghĩa vụ thì phải bồi thường cho bên còn lại một khoản tiền là

650.000.000 đồng.
Thực hiện hợp đồng này từ 02/5/2006 bà Hường đã giao cho ông
Tăng đủ 3.600.000.000 đồng để mua hàng.
Do không có khả năng trả hết nợ nên năm 2008 ông Tăng thế chấp
cho bà Hường diện tích đất 1.300m2 để gia hạn trả nợ và giao giấy chứng

8


nhận quyền sử dụng đất đứng tên Phạm Văn Tăng cho bà Hường. Sau đó
ông Tăng và bà Hường có đi đăng ký thế chấp diện tích đất trên.
Tháng 9/2008 bà Hường đã bán diện tích đất nói trên cho ông Lê Văn
Huy với giá 4.000.000.000 đồng.
Đầu năm 2009 ông Tăng đã trả hết 3.600.000.000 đồng cho bà Hường
và yêu cầu bà Hường trả lại cho ông giấy chứng nhận sử dụng 1.300 m 2 đất
mà ông đã thế chấp.
Vì đã bán diện tích đất nói trên nên bà Hường không đồng ý trả lại
diện tích đất nói trên, ông Tăng đã đưa đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân
huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh.
b.Cách giải quyết của Tòa án:
Ngày 27/7/ 2009, Toà án nhân dân huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí
Minh đã tiến hành xét xử và đưa ra bản án.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 65/DSST ngày 27/7/2009, tòa án nhân dân
huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
1. Buộc ông Tăng có nghĩa vụ phải thanh toán hết khoản nợ 3.600.000.000
đồng cho bà Hường.
2. Buộc bà Hường phải trả lại toàn bộ các giấy tờ liên quan đến diện tích
đất 1.300 m2 mà ông Tăng đã đưa cho bà.
3. Bà Hường phải bồi thường thiệt hại cho ông Tăng một khoản tiền
650.000.000 đồng vì đã vi phạm hợp đồng, không thực hiện đúng nghĩa vụ

như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

9


4. Ngoài ra còn tuyên bố hợp đồng mua bán diện tích đất 1.300 m 2 giữa bà
Hường và ông Huy là vô hiệu và yêu cầu các bên trao trả cho nhau những gì
đã nhận.
c. Bình luận của Nhóm về quyết định của Toà án.
Qua xem xét vụ án và cách giải quyết của Toà án nhân dân huyện Bình
Chánh, nhóm có những nhận xét sau:
Thứ nhất, quyết định của Toà án nhân dân huyện Bình Chánh thành
phố Hồ Chí Minh về việc yêu cầu ông Tăng phải trả khoản nợ cho bà Hường
là 3.6 tỷ đồng là không hợp lí. Vì trên thực tế ông Tăng đã trả đầy đủ cho bà
Hường số tiền này vào đầu năm , sau đó mới yêu cầu bà Hường trả lại diện
tích đất và giấy tờ mà ông Tăng đã thế chấp cho bà Hường.
Thứ hai, nhóm em đồng ý với quyết định của Toà buộc bà Hường phải
trả lại toàn bộ các giấy tờ liên quan đến diện tích đất 1.300 m 2 mà ông Tăng
đã đưa cho bà. Vì theo Điều 350 của BLDS thì bên nhận thế chấp có nghĩa
vụ sau: Trong trường hợp các bên có thoả thuận bên nhận thế chấp giữ giấy
tờ về tài sản thế chấp thì khi chấp dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế
chấp các giấy tờ về tài sản thế chấp.
Theo quy định tại Điều 343 BLDS: “Việc thế chấp tài sản phải được
lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng
chính. Trong trường hợp pháp luật quy định thì văn bản thế chấp phải được
công chứng, chứng thực hoặc đăng ký”. Như vậy, hợp đồng thế chấp mà ông
Tăng và bà Hường ký kết là hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với trình tự của
pháp luật về giao kết hợp đồng. Hợp đồng thế chấp giữa ông Tăng và bà
Hường là loại hợp đồng song vụ, quyền và nghĩa vụ của bên này tương ứng
và ngược lại với quyền và nghĩa vụ của bên kia. Hợp đồng còn trong thời


10


hạn thực hiện do đó yêu cầu bà Hường thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản thế
chấp cho ông Tăng sau khi nhận đủ 3.600.000.000 đồng là hợp lí. Điều này
được quy định tại Điều 414 về thực hiện hợp đồng song vụ, cụ thể: Khoản 2
Điều 414 BLDS: “Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực
hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với
nhau,..”.
Thứ ba, nhóm em không đồng ý với quyết định của Toà án tuyên bà
Hường phải bồi thường thiệt hại cho ông Tăng một khoản tiền 650.000.000
đồng vì đã vi phạm hợp đồng. Vì nghĩa vụ này nằm trong nội dung bản hợp
đồng vay tài sản để chế biến hàng nông sản ban đầu giữa ông Tăng và bà
Hường. Còn trong bản hợp đồng thế chấp mảnh đất 1.300 m 2 để gia hạn vay
khi ông Tăng không có khả năng trả nợ cho bà Hường, thì hai bên không có
thoả thuận gì thêm khi đi đăng kí thế chấp tại cở quan nhà nước có thẩm
quyền. Như vậy ta có thể mặc nhiên hiểu sự thoả thuận phải đền bù cho bên
kia 650.000.000 đồng nếu một bên vi phạm là chỉ thoả thuận khi kí kết vay
mượn tài sản. Khi bà Hường cho ông Tăng vay đủ số tiền và đúng thời hạn
đã thoả thuận thì nghĩa vụ của bà Hường trong bản hợp đồng đã hoàn thành.
Trong vụ việc này cần xác định rõ là bà Hường không vi phạm hợp đồng
vay tiền mà vi phạm hợp đồng thế chấp. Do đó bà Hường không phải bồi
thường khoản tiền trên mà chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi tự ý xử lí tài
sản khi chưa đến kì hạn.
Thứ tư, quyết định của toà là tuyên bố hợp đồng mua bán diện tích đất
1.300 m2 giưa bà Hường và ông Huy là vô hiệu. và yêu cầu các bên trao trả
cho nhau những gì đã nhận là hoàn toàn có cơ sở. Vì mặc dù ông Tăng trao
cho bà Hường những giấy tờ về quyền sử dụng đất khi ký hợp đồng thế chấp
nhưng theo pháp luật ông Tăng vẫn là chủ tài sản trong thời gian thế chấp.


11


Cho nên bà Hường không có quyền tự định đoạt tài sản thế chấp của ông
Tăng như là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Do đó hợp đồng mua bán
diện tích đất 1.300 m2 giữa bà Hường và ông Huy là vô hiệu và hai bên trả
cho nhau những gì đã nhận.

C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống, giao dịch dân sự diễn ra hàng ngày hàng giờ. Việc
điều chỉnh các quan hệ này cần phải vô cùng chặt chẽ để tránh những ảnh
hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch. Bất động
sản là một loại tài sản có giá trị cao nên pháp luật đã dự liệu khá chặt chẽ cụ
thể các trường hợp liên quan, làm giảm tối đa nhất thiệt hại. Khi bất động
sản được đưa ra làm vật đảm bảo nghĩa vụ dân sự và xảy ra tranh chấp cần
phải giải quyết một cách nhanh chóng, đúng với quy định của pháp luật
nhằm đảm bảo lợi ích của các bên. Trên đây là phần trình bày của nhóm em
về 02 vụ việc có tranh chấp về bất động sản được dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ vay tài sản. Do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài làm không
tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng em mong nhận được nhiều sự chỉ
bảo của thầy cô. Chúng em xin cảm ơn.

12


DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2 / Nxb.CAND, trường đại học
Luật Hà Nội, năm 2006

- Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2, Nxb.Giáo dục Việt Nam,
TS.Lê Đình Nghị (chủ biên), 2011
- Bộ luật Dân sự năm 2005
- Luật Đất đai năm 2003
- Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
- Toaan.gov.vn
- Thongtinphapluatdansu.wordpress.com
- Danluat.thuvienphapluat.vn

13


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thực tiễn cuộc sống, không ít các trường hợp trong các quan hệ
dân sự, các chủ thể mang quyền dân sự có sự phụ thuộc vào chủ thể có nghĩa
vụ. Có nghĩa là việc các chủ thể mang quyền được thỏa mãn yêu cầu của
mình sẽ phụ thuộc vào hành vi của bên có nghĩa vụ. Để đảm bảo quyền lợi
của của chủ thể mang quyền , tạo cho họ có được thế chủ động trong thực tế
hưởng quyền dân sự , pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra
các biện pháp đảm bảo việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng xảy ra không ít các tranh chấp. Nổi bật lên
đó là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến
vay tài sản chính. Vì lí do đó, trong bài viết này nhóm em xin được chọn đề
tài “Tìm hiểu 02 vụ việc có tranh chấp về bất động sản được dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ vay tài sản.”

14




×