Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tìm hiểu chế độ công bố thông tin của các chủ thể chào bán chứng khoán và thực trạng pháp luật về chế độ công bố thông tin đối với các chủ thể này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.75 KB, 16 trang )

Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

BẢNG TỪ VIẾT TẮT
CBTT
BCTC
BTC
UBCKNN
LCK

Công bố thông tin
Báo cáo tài chính
Bộ tài chính
Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Luật Chứng khoán

LỜI MỞ ĐẦU
Lớp N01- Nhóm 05

1


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

Thông tin là vấn đề sống còn của thị trường chứng khoán. Ngay từ khi mới
hình thành, hoạt động công bố thông tin đã trở thành mối quan tâm chung của đông
đảo các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán. Một trong số đó không thể
không kể đến các chủ thể tham gia chào bán chứng khoán. Thông qua việc nghiên
cứu, phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ công bố thông tin đối
với các chủ thể chào bán chứng khoán cùng với việc phân tích, đánh giá thực trạng
pháp luật hiện hành quy định về vấn đề trên là một nhu cầu cấp thiết nhằm hoàn thiện
pháp luật về chế độ công bố thông tin. Đó cũng là lí do nhóm chọn đề tài: “Tìm hiểu


chế độ công bố thông tin của các chủ thể chào bán chứng khoán và thực trạng
pháp luật về chế độ công bố thông tin đối với các chủ thể này”.

NỘI DUNG
1.

Khái quát về chế độ công bố thông tin đối với các chủ thể chào bán

chứng khoán
1.1.

Khái niệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Công bố thông tin (CBTT) là việc đưa thông tin về tình hình hoạt động của thị
trường chứng khoán tới các đối tượng sử dụng thông tin theo các quy định về CBTT
hiện hành. CBTT là hoạt động không thể thiếu đối với bất kì hàng hóa nào. Nó có
những đặc trưng riêng như:
- CBTT phải tuân theo một trình tự pháp lý nhất định
- CBTT phải do các chủ thể nhất định thực hiện;
- CBTT được tiến hành liên tục, kịp thời
1.2.

Các chủ thể tham gia chào bán chứng khoán

Có hai phương thức chào bán chứng khoán: chào bán chứng khoán ra công
chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Chủ thể chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm:
- Công ty đại chúng : Theo Khoản 1 Điều 25 Luật Chứng khoán (năm 2006 sửa
đổi, bổ sung 2010) thì: “ Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba
loại hình sau đây:

+ Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
+ Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung
tâm giao dịch chứng khoán;

Lớp N01- Nhóm 05

2


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

+ Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng
-

Việt Nam trở lên”
Công ty nhà nước cổ phần hóa.
Công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần hóa.
Công ty cổ phần đại chúng.
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Công ty đầu tư chứng khoán.
Một số chủ thể khác tham gia vào quá trình chào bán chứng khoán ra công
chúng như: chủ thể tư vấn chào bán, chủ thể bảo lãnh chào bán, đại lý chào
bán, chủ thể cấp phép chào bán (Ủy ban chứng khoán nhà nước)…
Chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ: Theo Điều 2 Nghị định

01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ thì các chủ thể đó bao gồm:
“- Công ty cổ phần
- Các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần, ngoại trừ các doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần.”

1.3.

Sự cần thiết phải công bố thông tin đối với các chủ thể chào
bán chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán nói chung và trong hoạt động chào bán chứng
khoán nói riêng, thông tin được coi là nền tảng của mọi hoạt động đầu tư. Để bảo vệ
quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia chào bán chứng khoán và các nhà đầu
tư, pháp luật đã ban hành chế độ CBTT và đặt nó trong một vai trò vô cùng quan
trọng bởi chế độ CBTT:
- Quy định một trình tự công bố và xử lí thông tin nhất định, cung cấp những
thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời đến nhà đầu tư. Chất lượng thông tin
luôn được bảo đảm ở mức độ cao nhất do đã được các cơ quan quản lý kiểm soát và
chấp thuận.
- Luôn đảm bảo sự cân bằng trong việc tiếp nhận thông tin từ các chủ thể chào
bán chứng khoán đến mọi nhà đầu tư.
- Hạn chế tối đa những hành vi phá hoại, lũng đoạn, tạo tin giả hoặc các giao
dịch nội bộ trên thị trường cũng như hạn chế một cách tối đa rủi ro có thể xảy ra với
cả các chủ thể tham gia chào bán cũng như của các nhà đầu tư.
- Xét về góc độ kinh tế, việc CBTT mang lại cho các chủ thể chào bán lợi ích
lớn trong việc thu hút vốn đầu tư vì càng minh bạch thông tin càng thu hút được
Lớp N01- Nhóm 05

3


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

nhiều nguồn vốn từ chính các nhà đầu tư; là một phương thức quảng bá hình ảnh của
chủ thể chào bán chứng khoán một cách hiệu quả,, tin cậy, tiết kiệm nhất và cũng là

một công cụ bảo vệ tổ chức chào bán trước những tin đồn xấu, nguy hại đến lợi ích
công ty.
Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, để quảng bá dược hình ảnh,
thương hiệu của mình thì chế độ CBTT luôn là sự lựa chọn của các chủ thể khi tham
gia chào bán chứng khoán. Một chế độ CBTT minh bạch, hoàn chỉnh, thống nhất sẽ
là cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra chất lượng và giám sát hoạt động của thị
trường. Như vậy có thể thấy, chế độ CBTT là rất cần thiết trên thị trường chứng
khoán và đặc biệt là đối với các chủ thể tham gia chào bán chứng khoán.
2. Thực trạng pháp luật về chế độ công bố thông tin đối với chủ thể
chào bán chứng khoán
Chế độ CBTT trên thị trường chứng khoán nói chung và của các chủ thể chào
bán chứng khoán nói riêng hiện nay đã được các nhà làm luật quan tâm đúng mức
thể hiện qua việc Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi bổ sung 2010) giành cả một
chương về CBTT, hay mới đây Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 09/2010/TTBTC hướng dẫn về việc CBTT trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, chúng ta thấy chế độ CBTT đối với các chủ thể chào bán chứng
khoán có các vấn đề chính sau:
2.1.

Nghĩa vụ công bố thông tin của các chủ thể chào bán chứng

khoán
Tại Khoản 1 Điều 100 Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi, bổ sung 2010) và
Điểm 1 Mục I của Thông tư 09/2010/TT-BTC có quy định các chủ thể có nghĩa vụ
CBTT trong đó có các chủ thể chào bán chứng khoán “ … Công ty đại chúng, tổ
chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết, đăng
ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán,
Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và người có liên quan….”
Căn cứ vào thời điểm thực hiện nghĩa vụ có thể chia nghĩa vụ công bố thông
tin thành các loại sau:
- Nghĩa vụ phải thực hiện tại một thời điểm nhất định

Chủ thể thực hiện loại nghĩa vụ này là tổ chức phát hành nộp hồ sơ đăng ký
khi tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng. Theo Điều 14 LCK 2006(sửa đổi,
bổ sung 2010) thì trong hồ sơ đăng ký chào bán bắt buộc có Bản cáo bạch – đây là
Lớp N01- Nhóm 05

4


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

một văn bản có thể nói cung cấp tương đối đủ các thông tin cần thiết về chủ thể chào
bán chứng khoán ra công chúng. Nghĩa vụ này được thực hiện trước cơ quan nhà
nước. Thông tin công bố sẽ được kiểm tra chặt chẽ. Hệ quả sau khi thực hiện nghĩa
vụ này là chủ thể được phép tiến hành các hoạt động nhất định trên thị trường chứng
khoán.
- Nghĩa vụ phải thực hiện định kỳ
Nghĩa vụ này được thực hiện để công bố các thông tin định kỳ. Việc thực hiện
định kỳ có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm như đối với báo cáo tài
sản, báo cáo thực hiện thay đổi giá trị tài sản ròng …
- Nghĩa vụ thực hiện tại thời điểm không xác định trước
Nghĩa vụ này thực hiện nhằm CBTT về các sự kiện bất thường. Các sự kiện bắt
buộc phải công bố thường là các sự kiện có ảnh hưởng tác động tới giá chứng khoán,
cung cầu thị trường, uy tin của các tổ chức. Do đó yêu cầu khi thực hiện nghĩa vụ này
là phải kịp thời CBTT đến công chúng đầu tư. Theo quy định của pháp luật thời gian
để thực hiện nghĩa vụ này chủ yếu là trong vòng 24h kể từ thời điểm sự kiện xảy ra,
có trường hợp dài hơn là 72h đối với một số sự kiện xảy ra do công ty đại chúng.
Việc pháp luật quy định cụ thể các đối tượng phải CBTT trong đó có các chủ
thể chào bán chứng khoán cũng như quy định cụ thể thời điểm thực hiện nghĩa vụ với
từng chủ thể là một trong những quy định rất hợp lý, đúng đắn. Bên cạnh đó tại Điểm
2 Mục I Thông tư 09/2010/TT-BTC còn quy định cụ thể về các yêu cầu khi CBTT

mà trong đó có yêu cầu “...Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời
theo quy định của pháp luật…” như vậy thì các chủ thể CBTT phải chịu trách nhiệm
về những thông tin là mình công bố. Những quy định này không chỉ giúp các nhà đầu
tư có thông tin, phân tích các thông tin đó để rồi đưa ra quyết địh có đầu tư hay
không, như vậy là quyền lợi của nhà đầu tư được quan tâm. Mà các cơ quan quản lý
còn có cơ sở để quản lý hoạt động của các tổ chức chào bán góp phần kiểm soát hoạt
động của thị trường chứng khoán, cũng như xử lý các vi phạm trong khi CBTT.

2.2.

Lớp N01- Nhóm 05

Các loại thông tin được công bố

5


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

Nội dung CBTT của các chủ thể chào bán chứng khoán là những thông tin mà
các chủ thể này có nghĩa vụ công bố theo quy định của pháp luật về CBTT. Các loại
thông tin cần công bố như sau:
2.2.1. Công bố thông tin định kỳ
Theo quy định tại các Điều 101, 102, 105, 106 LCK 2006 ( sửa đổi, bổ sung
2010); Các mục II, III, V, VI, VII của Thông tư 09/2010/TT-BTC thì các chủ thể
chào bán chứng khoán phải CBTT định kỳ:
Theo đó chậm nhất trong thời gian10 ngày kể từ ngày có báo cáo tài chính
(BCTC) năm được kiểm toán các chủ thể phải CBTT về BCTC năm được kiểm toán
bởi tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Bộ Tài
chính. Con số “10 ngày” này là hợp lý so với điều kiện hiện nay vì nếu quá lâu thì

thông tin không được cập nhật kịp thời sẽ gây rủi ro lớn cho các nhà đầu tư, mà sớm
qua thì các chủ thể CBTT không chuẩn bị kịp để đưa các thông tin ở dạng văn bản
cũng như dữ liệu điện tử ra công bố.
Nội dung CBTT định kỳ về BCTC năm được quy định cụ thể như sau:
- Nội dung CBTT về BCTC năm bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh BCTC theo
quy định của pháp luật về kế toán và Báo cáo kiểm toán. Thuyết minh BCTC phải
trình bày đầy đủ tất cả nội dung theo quy định của pháp luật về kế toán. Trường hợp
trong thuyết minh BCTC có chỉ dẫn đến phụ lục, phụ lục phải được công bố cùng
thuyết minh BCTC; phải trình bày cụ thể các nội dung về giao dịch với các bên liên
quan, phải có báo cáo bộ phận theo quy định. Trong trường hợp đồng tiền ghi sổ kế
toán khác với đồng tiền Việt Nam thì công ty đại chúng phải công bố đồng thời Báo
cáo tài chính bằng đồng tiền ghi sổ và bằng đồng Việt Nam;
- Trường hợp các chủ thể CBTT là công ty mẹ của một tổ chức khác thì nội
dung công bố thông tin về BCTC năm bao gồm BCTC của công ty mẹ và BCTC hợp
nhất theo quy định của pháp luật kế toán;
- Ngày hoàn thành BCTC năm chậm nhất là chín mươi (90) ngày, kể từ ngày
kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán;
- Các chủ thể CBTT phải lập và công bố Báo cáo thường niên theo mẫu của
pháp luật và công bố chậm nhất hai mươi (20) ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn
hoàn thành BCTC năm;

Lớp N01- Nhóm 05

6


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

- BCTC năm, Báo cáo thường niên của các chủ thể CBTT được lập bằng tiếng

Việt (và bản dịch tiếng Anh - nếu có), phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông tin
điện tử của mình và lưu trữ ít nhất mười (10) năm tại trụ sở chính của tổ chức để nhà
đầu tư tham khảo;
Riêng công ty đầu tư chứng khoán thì sẽ CBTT định kỳ trong các trường hợp
sau: Thay đổi giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng hằng tuần, tháng, quý và hằng
năm; Tài sản của quỹ đại chúng hằng tháng, quý và hằng năm;Tình hình và kết quả
hoạt động đầu tư của quỹ đại chúng hằng tháng, quý và hằng năm.
2.2.2. Công bố thông tin bất thường
Các chủ thể chào bán chứng khoán khác nhau trong quá trình hoạt động có thể
có thông tin bất thường khác nhau nhưng dựa vào các quy định tại các mục II, III và
V Thông tư 09/2010/TT BTC có thể phân thành 2 loại: thông tin liên quan đến hoạt
động quản trị và các sự kiện bất thường ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Thông tin liên quan đến hoạt động quản trị:
- Đối với công ty đại chúng: thông tin liên quan đến quản trị là thông tin liên
quan đến quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị như Quyền
quyết định của Hội đồng quản trị về mua hoặc bán lại cổ phiếu, thực hiện quyền mua
cổ phiếu… Các quyết định này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung chứng khoán trên
thị trường, chiến lược phát triển lâu dài của công ty đại chúng và các tiêu chuẩn định
giá chứng khoán, từ đó ảnh hưởng đến chứng khoán hiện tại, khả năng tăng giá trong
tương lai
- Đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, thông tin về quyết định
thông qua hợp đồng sát nhập với công ty khác hoặc các thay đổi quan trọng như thay
đổi phương thức giao dịch, đặt lệnh, ký quỹ giao dịch…rất quan trọng. Hợp đồng sát
nhập là cơ sở để giải quyết việc quản lý các tài khoản chứng khoán, nghiệp vụ kinh
doanh của công ty chứng khoán mới, thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của
nhà đầu tư có tài khoản chứng khoán. Bên cạnh đó, việc mua bán chứng khoán phải
tuân theo phương thức nhất định đảm bảo thị trường hoạt động trật tự, an toàn, ổn
định.
Các sự kiến bất thường ảnh hưởng đến hoạt động của công ty:
Các sự kiện này có liên quan đến công ty hoặc Ban quản trị của công ty. Các

thông tin này đều phản ánh nguy cơ xâm hại đến uy tín, khả năng tồn tại và khả năng
thanh toán của công ty như trường hợp bị thu hổi Giấy chứng nhận đăng kí kinh
Lớp N01- Nhóm 05

7


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

doanh, quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị…Những thông tin
trên đem lại nguy cơ mất khả năng thanh toán, giá chứng khoán giảm mạnh hoặc nhà
đầu tư có thể mất hết tài sản nếu công ty ngừng hoạt động. Tác động của thông tin
nàu ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhà đầu tư và toàn thị trường.
Riêng tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng không phải CBTT về quyết
định khởi tố, bản án, quyết định của Tòa án hoặc kết luận vi phạm thuế. Vì trái phiếu
ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của công ty, nghĩa vụ này sẽ được thực hiện khi đến hạn.
Các sự kiên trên không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái
phiếu.
Đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đều phải công bố tổn thất tài
sản có giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu trở lên. Nếu công ty chứng khoán và công ty
quản lý quỹ tổn thất hơn 10% sẽ tác động đến hoạt động tự doanh chứng khoán và
hoạt động bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa gây ra tình trạng hỗn loạn,
việc công bố tỷ lệ tổn thất sớm sẽ là giải pháp tốt nhất để cứu vãn tình hình.
Để đảm bảo việc CBTT bất thường đầy đủ, pháp luật quy định thời gian công
bố là trong vòng 24 giờ hoặc 72 giờ trong các trường hợp cụ thể nào Đây là khoảng
thời gian đủ để các tổ chức chuẩn bị các phương án khác và các phương tiện CBTT.
2.2.3. Công bố thông tin theo yêu cầu
Thông tin theo yêu cầu có tính chất xác định mức độ trung thực của thông tin
nhiều hơn là CBTT mới. Các thông tin được yêu cầu hầu như đã xuất hiện trên thị
trường từ những nguồn thông tin không chính thức, mức độ chính xác và tin cậy thấp.

Do vậy pháp luật quy định rõ như sau:
- Đối với công ty đại chúng: Theo quy định tại Khoản 3 Mục II Thông tư
09/2010/TT – BTC thì Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo qui định tại
khoản 4 Điều 101 Luật Chứng khoán trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi
nhận được yêu cầu của UBCKNN, bao gồm các sự kiện: Có thông tin liên quan đến
công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư hoặc
Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và
cần phải xác nhận thông tin đó.
- Đối với công ty quản lý quỹ: Theo quy định tại Khoản 3 Mục V Thông tư
09/2010/TT – BTC thì công ty quản lý quỹ phải CBTT trong thời hạn (24) giờ, kể từ
khi nhận được yêu cầu của UBCKNN, SGDCK khi có thông tin liên quan đến công
ty ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Lớp N01- Nhóm 05

8


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

2.2.4. Các loại thông tin khác phải công bố
- Đối với công ty đại chúng:
+ CBTT về giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn:
+ CBTT về giao dịch cổ phiếu quỹ:
+ CBTT về giao dịch cổ phiếu của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế
chuyển nhượng theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp:
+ CBTT về giao dịch chào mua công khai
- Đối với tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng còn
CBTT về việc chào bán trái phiếu ra công chúng và tiến độ sử dụng vốn thu được từ
đợt chào bán
* Nhận xét chung:

Qua những quy định của pháp luật về nội dung các thông tin cần công bố đối
với các chủ thể chào bán chứng khoán đã nêu trên, có thể thấy Thông tư 09/2010/TTBTC về CBTT thay thế cho Thông tư 38/2007/TT-BTC được ban hành trước đó đã
được siết chặt quản lý nghiêm ngặt hơn, phát huy được một phần hiệu quả thúc đẩy
thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, việc pháp luật quy định chế
độ BCTT đối với các chủ thể chào bán chứng khoán vẫn còn thể hiện thấy chế độ
công bố phức tạp (như các yêu cầu đối với việc lập hồ sơ đăng kí chào bán, bản cáo
bạch với yêu cầu caoBCTC định kì với nhiều thủ tục khá rườm rà…), chế độ thông
tin nghiêm ngặt một phần hạn chế những rủi ro, sai phạm của các chủ thể trong quá
trình tham gia chào bán nhưng cũng một phần làm cho không ít doanh nghiệp lỡ mất
cơ hội huy động vốn để đầu tư.
2.3.

Phương thức công bố thông tin

Theo khoản 4 Mục I, Chương I, Thông tư 09/2010/TT-BTC thì các phương
tiện CBTT đối với các chủ thể chào bán gồm: Báo cáo thường niên, trang thông tin
điện tử, các ấn phẩm của chủ thể chào bán.
- Các chủ thể phải công bố đầy đủ nội dung thông tin quy định, phải báo cáo
UBCKNN và CBTT trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của chủ thể khi tham
gia chào bán và trên các phương tiện CBTT của UBCKNN
- Các chủ thể trên phải CBTT về các sự kiện đã quy định thì khi CBTT bất
thường các chủ thể trên phải nêu rõ sự kiện xảy ra, nguyên nhân, kế hoạch và các giải
pháp khắc phục (nếu có). Riêng đối với tổ chức phát hành Trường hợp thay đổi mục
Lớp N01- Nhóm 05

9


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán


đích sử dụng vốn, tổ chức phát hành phải CBTT về lý do và người ra quyết định thay
đổi.
Trang thông tin điện tử (website) là phương tiện CBTT mới được quy định bắt
buộc đối với các chủ thể chào bán kể từ khi có Luật chứng khoán 2006 ra đời. Đây là
một sự thay đổi rất hợp lý khi mà xã hội thông tin ngày càng phát triển thì việc sử
dụng mạng internet lại càng nhiều hơn. Sự nhanh chóng cũng như những tiện ích mà
nó mang lại giúp nó trở nên ưu việt hơn. Việc yêu cầu tất cả các chủ thể phải có
website của riêng mình trừ cá nhân đảm bảo cho các chủ thể tiếp cận thông tin được
rõ ràng hơn.
Luật quy định các cá nhân CBTT sẽ không phải lập trang thông tin điện tử.
Quy định này là khá hợp lý xuất phát từ thực tế, do việc lập trang thông tin điện tử
không hề đơn giản, chi phí cao, tốn nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên quy định
này chỉ phù hợp với các đối tượng phải CBTT là tổ chức.
2.4.

Chế tài đối với các vi phạm pháp luật về công bố thông tin
của các chủ thể chào bán chứng khoán

Theo quy định tại Điều 118 Luật Chứng khoán, các chế tài được áp dụng đối
với những hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán nói chung và các hành vi vi
phạm liên quan đến CBTT của các chủ thể chào bán chứng khoán nói riêng bao gồm:
chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự, chế tài hình sự.
2.4.1. Chế tài hành chính
Chế tài hành chính được áp dụng cho các vi phạm hành chính nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức phạt gồm hình thức phạt chính và
hình thức phạt bổ sung, có đi kèm các biện pháp khắc phục hậu quả. Hình thức phạt
chính gồm: phạt cảnh cáo và phạt tiền, mức phạt tiền thấp nhất là 5.000.000 đồng,
cao nhất là 90.000.000 đồng (được quy định tại Điều 33 NĐ 85/2010/NĐ - CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ).
Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung bao gồm: tịch thu khoản thu về chứng khoán

dùng để thực hiện hành vi vi phạm, tước có thời hạn hoặc không có thời hạn các loại
giấy phép liên quan đến các nghiệp vụ chứng khoán. Biện pháp khắc phục liên quan
đến công bố thông tin là yêu cầu cải chính, hủy bỏ thông tin sai lệch, giả tạo.
Có thể thấy, các chế tài hành chính chủ yếu gây bất lợi về mặt kinh tế cho chủ
thể vi phạm. Thông thường các hành vi vi phạm về chứng khoán thường mang lại
nguồn thu gấp nhiều lần mức phạt tiền, do đó việc quy định mức phạt tiền cao hay
Lớp N01- Nhóm 05

10


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

thấp ảnh hưởng nhiều đến tác dụng răn đe, cảnh cáo và hạn chế hành vi vi phạm. Để
có thể kịp thời phát hiện, xử lý hành chính các vi phạm đòi hỏi cơ quan quản lý nhà
nước - UBCKNN phải có bộ máy giám sát hiệu quả và lực lương thanh tra có trình
độ. Ngoài ra, mức phạt mà các nhà làm luật đưa ra ở mức tối thiểu là 5.000.000 đồng
là còn thấp và chưa đủ tính răn đe bởi trong thời đại hiện nay, với giá trị của đồng
tiền ngày càng đi xuống thì mức giá 5.000.000 đồng so với sự vi phạm về CBTT như
CBTT không đúng biểu mẫu gây nên sự rắc rối trong công tác kiểm soát, thu nhận hồ
sơ đăng kí chào bán của các cơ quan chức năng thì có lẽ số tiền này cần phải xem xét
lại.
Thực tế cho thấy, phổ biến trong vi phạm là doanh nghiệp không CBTT bất
thường; không công khai việc chào mua, chào bán cổ phần theo như quy định; không
công bố kết quả đợt chào bán cổ phiếu… Đặc biệt là việc chậm công bố BCTC của
doanh nghiệp. Có trường hợp, SGDCK và SSC mạnh tay xử phạt hành chính, nhưng
phần lớn các quyết định xử phạt đều chậm trễ. Điển hình như vi phạm không công bố
kết quả chào bán cổ phiếu đúng thời hạn của Công ty CP Đường Ninh Hòa xảy ra vào
tháng 7/2010, nhưng đến giữa tháng 8/2011 mới có quyết định xử phạt. Có thể thấy
việc xử phạt hành chính đối với sai phạm về CBTT, hay chậm CBTT của doanh

nghiệp. Ngoài ra, pháp luật có quy định hình phạt bổ sung, nhưng thực tế lại chưa có
hướng dẫn cụ thể cách tính khoản thu lợi trái phép.
2.4.2. Chế tài dân sự
Chế tài dân sự được áp dụng đối với các hành vi vi phạm gây thiệt hại nghiêm
trọng theo quy định về bồi thường thiệt hại của luật dân sự. Chế tài này được áp dụng
một cách độc lập. Căn cứ để áp dụng chế tài này là có hành vi vi phạm, có thiệt hại
xảy ra trong thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại. Tuy
nhiên, đối với các vi phạm liên quan đến CBTT, thiệt hại gây ra nhiều khi là rất lớn
và khó có thể xác định chính xác về chủ thể bị thiệt hại, do vi phạm ảnh hưởng rộng.
Việc áp dụng chế tài này đòi hỏi phải có một cơ sở pháp lý rõ ràng, đồng thời cần xác
định rõ các tiêu chuẩn cụ thể về thiệt hại gây ra và xác định mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.
2.4.3. Chế tài kỷ luật
Chế tài kỉ luật được áp dụng đối với những cá nhân có hành vi vi phạm chế độ
kỷ luật của cơ quan, đơn vị trong khi thi hành nhiệm vụ CBTT. Chế tài được áp dụng
dựa trên các quy định về trách nhiệm của các cá nhân khi thực hiện công bố thông
Lớp N01- Nhóm 05

11


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

tin. Việc áp dụng chế tài này trong thực tế chỉ hiệu quả nếu các tổ chức thành viên
của thị trường có nội quy, quy chế trong quá trình CBTT.
2.4.4. Chế tài hình sự
Chế tài hình sự được áp dụng đối với hành vi vi phạm cấu thành tội phạm theo
quy định của pháp luật hình sự. Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm răn đe đối với
người vi phạm. Tuy nhiên, pháp luật hình sự hiện hành chưa có quy định cụ thể về
các tội phạm liên quan đến chứng khoán nói chung và tội phạm về CBTT trên thị

trường chứng khoán nói riêng. Vì thế, việc áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi vi
phạm này là rất khó trong thực tế.
3. Một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả chế độ công bố
thông tin đối với các chủ thể chào bán chứng khoán.
Như chúng ta biết chế độ CBTT là giai đoạn rất quan trọng trong thị trường
chứng khoán, có thể nói thông tin ảnh hưởng rất lớn giá cổ phiếu, ảnh hưởng đến tâm
lý nhà đầu tư, do đó để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, cho cả các chủ thể chào
bán, do đó nhà nước ta thông qua luật, các văn bản hướng dẫn quy định. Sau đây là
một số phương hướng nhằm nâng cao chế độ công bố thông tin:
3.1.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về công bố thông tin

Về chủ thể phải công bố thông tin. Cần bổ sung Trung tâm lưu kí chứng
khoán (TTLKCK) vào đối tượng cung cấp thông tin luật định và quy định đầy đủ, chi
tiết hơn nghĩa vụ của đối tượng này. TTLKCK là một chủ thể thực hiện nhiều giao
dịch chứng khoán nhứng theo quy định hiện nay chủ thể này lại phải chịu trách nhiệm
CBTT rất đơn giản. Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung đã có những bổ sung thỏa
đáng đối với TTLKCK vào đối tượng công bố chứng khoán cũng như quy định cụ thể
nghĩa vụ của chủ thể này. Tuy nhiên các văn bản dưới luật, hướng dẫn thi hành vẫn
chưa quy định. Do đó rất cần các văn bản hưỡng dẫn cụ thể. Ngược lại, một chủ thể
khác có vai trò quan trọng đối với thị chứng khoán là người liên quan nhưng Luật lại
chưa quy định nghĩa vụ CBTT mà chỉ được quy định trong các văn bản hướng dẫn.
Cần sớm khắc phục bất cập này.
Về thời hạn công bố BCTC: luật chứng khoán quy định công ti niêm yết phải
công bố BCTC trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày hoàn thành BCTC quý. Quy định
như vậy không rõ ngày nào công ti phải công bố BCTC quý vì cả Luật kế toán và luật
và Nghị định hướng dẫn của chính phủ đều không quy định thời hạn hoàn thành
BCTC quý của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp có thể trì hoãn công bố thông tin
Lớp N01- Nhóm 05


12


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

với lí do chưa hoàn thành BCTC quý. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận
thông tin một cách nhanh nhất của nhà đầu tư, có thể gây hậu quả lớn đến nhà đầu tư.
Cần bổ sung thêm quy định của pháp luật về thời hạn hoàn thành BCTC của doanh
nghiệp để qua đó, thông tin được đến với nhà đầu tư một cách nhanh nhất.
Về chế tài đối với hành vi vi phạm chế độ CBTT: Cho đến nay cơ sở pháp lí
cho hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ CBTT vẫn còn khá
lỏng lẻo, chưa có tính răn đe cao.Hình thức chế tài chủ yếu đó là phạt hành chính. Về
điểm này các nhà làm luật của nước ta nên tham khảo một số quy định của một số
nước có thị trường chứng khoán tiên tiến trên thể giới ,ví dụ như ở Nhật Bản việc
tung tin đồn, tung các tin tính toán giả mạo … gây ra biến động giá trên thị trường sẽ
bị phạt 5 năm tù, hoặc bị phạt tiền đến 5 triệu yên, còn người trong nội bộ công ty
niêm yết (người có quan hệ với công ty) biết được thông tin trước ngày công bố
thông tin mà ồ ạt mua hoặc bán thì sẽ bị phạt 3 năm tù hoặc 3 triệu yên.
3.2.

Nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên viên, nhân viên UBCKNN

Do đây là nơi kiểm tra cũng như đánh giá tính chính xác của thông tin, nhà đâu
tư căn cứ để chọn nơi đâu tư. Do đó nếu trình độ chuyên viên và nhân viên không đáp
ứng yêu cầu, hoặc chậm nắm bắt thông tin sẽ đưa ra thông tin thiếu chính xác sẽ tác
động xấu tới nhà đầu tư, tới doanh nghiệp.
Tham gia với các đơn vị chức năng thuộc UBCKNN xây dựng, hoàn thiện quy
trình phối hợp trong việc chuyển hồ sơ vi phạm đến UBCKNN để đảm bảo xử lý
nhanh chóng, kịp thời các hành vi vi phạm chế độ báo cáo, CBTT.


KẾT LUẬN
Qua những phân tích, đánh giá trên có thể thấy các quy định về chế độ CBTT
đối với các chủ thể chào bán chứng khoán đều nhằm mục đích cung cấp các chủ thể
tham gia vào thị trường chứng khoán những thông tin trung thực, chính xác và khách
quan. Mặc dù hệ thống pháp luật về chế độ CBTT đã có những quy định chặt chẽ liên
quan đến quy trình CBTT nhưng có thể nhận thấy vẫn còn những vướng mắc trong
quy định của luật dẫn đến việc quy định của luật chưa đủ tính răn đe mặt khác lại khó
áp dụng trong thực tế. Với những hạn chế còn tồn tại, hi vọng trong tương lại, pháp
luật sẽ có những quy định cụ thể hơn, sát với thực tế hơn để việc CBTT của các chủ
thể tham gia trên thị trường chứng khoán được dễ dàng, tạo sự minh bạch nhằm mục
tiêu thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lớp N01- Nhóm 05

13


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật chứng khoán, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2008;
2. Luật chứng khoán năm 2006;
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 62/2010/QH12;
4. Nghị định của Chính phủ số 01/2010/NĐ – CP ngày 4/1/2010 quy định về
chào bán cổ phần riêng lẻ;
5. Nghị định của Chính phủ số 85/2010/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
6. Thông tư số 09/2010/TT – BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị
trường chứng khoán;

7. Nguyễn Thu Dung, “Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán”, luận văn tốt nghiệp, 2007;
8. Đinh Thị Hạnh, “Các điều kiện pháp lý đảm bảo tính minh bạch của thị
trường chứng khoán”, luận văn tốt nghiệp, 2011;
9. Đinh Thị Hoàng Hà, “Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng
hiện nay”, luận văn tốt nghiệp, 2011;
10. Nguyễn Thị Ánh Vân, “Chế độ công bố thông tin theo Luật chứng khoán
năm 2006”, Tạp chí luật học, số 8/2006;
11. www.ssc.gov.vn;
12. www.luatvietnam.com.vn.

Lớp N01- Nhóm 05

14


Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật Chứng Khoán

MỤC LỤC

Lớp N01- Nhóm 05

15



×