Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật hiện hành-thực tế tuân thủ pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh và hướng khắc phục của người nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.41 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội
địa để ổn định thu cho ngân sách Nhà nước, do đó, việc xây dựng và ban hành
Luật thuế TNCN là hợp lý và hết sức cần thiết. Tuy nhiên trong thời gian qua,
vấn đề giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN đã được các chuyên gia kinh
tế, người dân kiến nghị do mức giảm trừ quá thấp, chỉ 4 triệu đồng/tháng.
Trong khi lương tăng, giá cả tiêu dùng thay đổi theo hướng ngày một tăng cao
nhất là những mặt hàng lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng. Hiện nay, chỉ
số giá tiêu dùng tháng 10/2011 đã tăng 17,05% so với tháng 12/2010 và tăng
21,59% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng bình quân
năm 2011 tăng 18,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2010 1 vậy mà mức giảm
trừ vẫn giữ nguyên. Có lẽ, đã đến lúc cần xác định, xây dựng mức giảm trừ
gia cảnh trên nguyên tắc hợp lý, có cơ sở rõ ràng cho phù hợp với thực tế
cuộc sống. Chính vì thế, bài tiểu luận dưới đây xin phân tích vấn đề này qua
đề tài: “Giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật hiện hành-thực tế tuân
thủ pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh và hướng khắc phục của người
nghiên cứu”.
NỘI DUNG
1. Quy định của pháp luật về giảm trừ gia cảnh.
Cơ sở pháp lý: Giảm trừ gia cảnh được quy định trong Luật Thuế TNCN
2007 (điều 19); điều 12 Nghị định 100/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một
số điều của Luật Thuế TNCN 2007 và tại tiểu mục 3.1, phần B của Thông tư
84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP
ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế
thu nhập cá nhân và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 62/2009/TT-BTC.
1

Theo số liệu tại:




LUẬT TÀI CHÍNH

Qua những quy định của pháp luật như trên, vấn đề giảm trừ gia cảnh
được quy định bao gồm những nội dung sau:

1.1 Khái niệm.
Theo quy định tại khoản 1 điều 19 Luật Thuế TNCN 2007 thì: Giảm
trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối
với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là
cá nhân cư trú.
Cá nhân cư trú theo quy định tại khoản 2 điều 2 Nghị định
100/2008/NĐ-CP là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương
lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Cá
nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá
nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp
sau: Thứ nhất là có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về
cư trú. Thứ hai là có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính
thuế.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu
nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng
thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công (mục 3.1.1, phần B thông
tư 84/2008/TT-BTC).
1.2. Mức giảm trừ gia cảnh.
- Đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm.
Mức 4 triệu đồng/tháng là mức tính bình quân cho cả năm, không phân biệt

một số tháng trong năm tính thuế không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 4
triệu đồng/tháng.
- Đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi
dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
1.3. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

2


LUẬT TÀI CHÍNH

- Đối tượng nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ
thuộc nếu đối tượng nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Riêng
năm 2009 trường hợp chưa đăng ký thuế thì vẫn được tạm giảm trừ gia cảnh
nếu thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh và có đủ hồ sơ chứng minh người
phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 khoản 3 mục I phần B Thông tư này.
- Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc
mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp
thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách
nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó.
Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải
nuôi dưỡng thì các đối tượng nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ
gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.
- Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được
giảm trừ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong
việc kê khai này.
1.4. Người phụ thuộc bao gồm các đối tượng sau:
a) Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, cụ thể:
- Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).

- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá
mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây.
b) Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc
trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có
khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt
quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây.
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối
tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy
định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có
thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm
3.1.5 dưới đây.
d) Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi
ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

3


LUẬT TÀI CHÍNH

lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao
động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng
không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây mà đối tượng nộp thuế
đang phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú
ruột, bác ruột của đối tượng nộp thuế.
- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột,
em ruột).

- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
1.5. Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp
dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn
thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.
1.6. Người tàn tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn nêu
trên là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người
tàn tật, cụ thể như sau:
Người tàn tật không có khả năng lao động là người bị tàn tật, giảm
thiểu chức năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc người bị
khuyết tật, dị tật bẩm sinh không có khả năng tự phục vụ bản thân được cơ
quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ
ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
1.7. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
a) Đối với con:
- Con dưới 18 tuổi cần một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai
sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động cần có các
giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai
có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng
lao động.

ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

4


LUẬT TÀI CHÍNH


- Con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc
học nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài) cần có các giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản sao Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường
hoặc các giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề.
Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú thì ngoài Giấy khai sinh cần
có bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận
việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Đối với vợ hoặc chồng:
- Vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động cần một trong các giấy tờ sau:
bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn.
- Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên
phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản
khai có xác nhận của Uỷ ban nhân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả
năng lao động.
c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:
- Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy
tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối
tượng nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần
có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai
có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng
lao động.
d) Đối với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu,
cháu ruột cần có: các giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người
phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô,
dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột) và bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi đối tượng nộp thuế cư trú về trách nhiệm nuôi dưỡng của đối
tượng nộp thuế với người phụ thuộc.

Các giấy tờ hợp pháp nêu ở đây là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định
được mối quan hệ của đối tượng nộp thuế đối với người phụ thuộc như: bản
ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

5


LUẬT TÀI CHÍNH

sao sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), bản sao Giấy khai sinh thể hiện
được quan hệ này.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động ngoài các giấy tờ
nêu trên thì phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở
lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật
không có khả năng lao động.
đ) Các giấy tờ trong các hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên, nếu là bản sao
thì phải có công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu
không có công chứng hoặc chứng thực thì phải xuất trình bản chính cùng với
bản sao để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu.
e) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng
dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý
tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.
1.8. Kê khai giảm trừ đối với người phụ thuộc
Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
từ 4 triệu đồng/tháng trở xuống không phải kê khai người phụ thuộc.
Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
trên 4 triệu đồng/tháng có nuôi dưỡng người phụ thuộc, để được giảm trừ gia
cảnh đối với người phụ thuộc cần kê khai theo hướng dẫn dưới đây:
a) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Đầu năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 1. Trong năm nếu có sự thay

đổi về người phụ thuộc so với đăng ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30 ngày
kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm).
Trường hợp đối tượng nộp thuế ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết
định tuyển dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc
chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định
tuyển dụng.
- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như sau:
+ Đối với các trường hợp đã đăng ký giảm trừ gia cảnh từ đầu năm
2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009.
+ Đối với các trường hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh sau ngày 30
tháng 1 năm 2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày
ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

6


LUẬT TÀI CHÍNH

đăng ký giảm trừ.
+ Trường hợp có phát sinh tăng, giảm về người phụ thuộc so với
đăng ký thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký
điều chỉnh tăng, giảm người phụ thuộc.
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ
sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc
và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
b) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh
- Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh khai giảm trừ gia cảnh
cho người phụ thuộc cùng với tờ khai tạm nộp thuế dành cho cá nhân kinh
doanh nộp thuế theo kê khai hoặc tờ khai thuế dành cho cá nhân kinh doanh
nộp theo phương pháp khoán.

- Đối tượng nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại
các tờ khai nêu trên vào đầu năm 2009 phải có đủ hồ sơ chứng minh về người
phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 khoản 3 mục I phần B Thông tư này
và nộp cho Chi cục Thuế trực tiếp quản lý cá nhân kinh doanh chậm nhất là
ngày 30 tháng 6 năm 2009.
- Trường hợp có phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh
doanh thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc phải nộp chậm nhất là sau 03
tháng kể từ ngày khai người phụ thuộc tại tờ khai thuế.
- Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp
hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ
thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp
thuế khoán phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.
1.9. Đối tượng nộp thuế chỉ phải nộp hồ sơ chứng minh cho một
người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ kể cả trường
hợp đối tượng nộp thuế thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi kinh doanh.

Nhận xét quy định của pháp luật:
Ngày 20/11/2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật Thuế TNCN. Luật bắt đầu có hiệu lức
thi hành từ 1/1/2009. Vào thời điểm ra đời, Luật Thuế TNCN đã thể hiện
những điểm nổi bật của nó. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, sau hơn 2 năm
ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

7


LUẬT TÀI CHÍNH

thực hiện, Luật Thuế TNCN đã bộc lộ những nhược điểm cần phải được sửa
đổi trong đó có vấn đề giảm trừ gia cảnh. Cụ thể như sau:

Bất cập về mức giảm trừ gia cảnh:
Xét tại thời điểm năm 2007, 2009 mức giảm trừ gia cảnh như quy định
của Luật là phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam. Tại thời điểm
xây dựng Luật, lương cơ bản của Việt Nam là 450.000 đồng. Bên cạnh đó,
căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người năm 2006 khoảng 720 USD và đến
2009-2010 thu nhập đạt khoảng 1000-1200 USD một năm, tương đương với
1,6-2 triệu đồng mỗi người một tháng, tính theo tỷ giá tại thời điểm đó. Số
liệu Tổng cục thống kê cũng cho biết thu nhập bình quân của 10 nhóm dân cư
cả nước cao nhất năm 2004 là 1,5 triệu đồng một tháng. Nếu tính cả yếu tố
trượt giá và tăng trưởng kinh tế thì năm 2009, thu nhập của nhóm này vào
khoảng 2,7-2,8 triệu đồng một tháng.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng trên thực tế Dự thảo luật Thuế TNCN
được tiến hành xây dựng từ năm 2007 và đến năm 2008 được thông qua và
năm 2009 được thi hành. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh đó đã được lấy theo
số liệu báo cáo của năm 2008 (theo cách tính của ngành tài chính là 1,5
triệu/tháng) để áp dụng mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh cho
thời gian sau đó đã khiến tính toán này trở nên lạc hậu.
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2008 là gần 23% so với 2007 –
tuy nhiên nhóm lương thực tăng gần 50% và nhóm thực phẩm tăng gần 33%.
Tiếp đến năm 2009, CPI là gần 7% so với 2008 – trong đó nhóm lương thực,
thực phẩm tăng hơn 8%. Tiếp đó năm 2010, CPI tăng tới 11,75% so với 2009nhưng nhóm hàng ăn uống tăng tới hơn 16%. Rõ ràng với tốc độ trượt giá của
riêng nhóm lương thực thực phẩm thì đã đủ thấy thu nhập của người dân
không theo kịp đà tăng giá. Bên cạnh đó, nhóm giáo dục cũng liên tục tăng
giá, trong đó có cả việc tăng học phí. Với đà này, mức khởi điểm chịu thuế và
giảm trừ gia cảnh đã quá thấp.2
Bất cập về vấn đề người phụ thuộc:

2

Tham khảo: Pháp luật Thuế TNCN ở Việt Nam-thực trạng và phương hướng hoàn thiện: Khóa luận tốt

nghiệp, Nguyễn Tuấn Linh-Đại học Luật Hà Nội.

ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

8


LUẬT TÀI CHÍNH

Điểm bất cập trong việc thực hiện việc miễn trừ gia cảnh đối với người
phụ thuộc đã bộc lộ ở chỗ xác định người phụ thuộc dựa vào mức thu nhập
bình quân không vượt quá 500.000 đồng/tháng. Tại sao trong khi mức giảm
trừ gia cảnh là 1,6 triệu/tháng mà chúng ta lại lấy mức 500.000 đồng làm cơ
sở để xác định có phải người phụ thuộc hay không?
Một hạn chế nữa của Luật Thuế TNCN cũng liên quan đến giảm trừ gia
cảnh với người phụ thuộc. Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau: một gia đình 2 vợ
chồng đã qua tuổi lao động, không có thu nhập; 2 người con trai đã thành
niên. Người con lớn đã đi làm, người con trai thứ 2 vẫn đang học đại học. Rõ
ràng, trong trường hợp này, người con trai cả có trách nhiệm nuôi dưỡng bố
mẹ và cả người em đang học của mình. Đây là trường hợp rất thường gặp
trong thực tế đời sống ở Việt Nam. Các gia đình làm nông nghiệp thì với mức
thu nhập thấp, thường chỉ đủ để nuôi dưỡng 1 người con ăn học. Nếu có nhiều
con thì sẽ là “đứa lớn nuôi đứa nhỏ, đứa đi làm nuôi đứa đang học”. Vậy mà,
với các quy định của Luật ở trên, người em trai không được coi là người phụ
thuộc, không được giảm trừ gia cảnh với người anh cả. Theo đó, chúng ta nên
sửa đổi, đưa trường hợp anh, chị, em ruột, cháu ruột đang còn đi học là một
trường hợp miễn trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đặc biệt, chỉ cần đảm bảo
nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối
tượng nộp thuế.
2. Thực tế tuân thủ pháp luật về giảm trừ gia cảnh.

2.1 Quy định về mức giảm trừ gia cảnh tạo tâm lý “muốn trốn thuế”
với người nộp thuế.
Theo Luật thuế TNCN (Điều 19), chỉ những người có thu nhập lớn hơn
tổng số tiền được giảm trừ gia cảnh mới phải chịu thuế. Mức giảm trừ với
người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, với mỗi đối tượng phụ thuộc người nộp
thuế sẽ được trừ thêm 1,6 triệu đồng/tháng. Quy định này nhằm đem lại sự
công bằng cho các đối tượng nộp thuế nhưng trên thực tế có thể có một số vấn
đề cần phải xem xét lại vì nó tạo ra sự “phản cảm” cho chính những đối tượng
này và nhiều khi tạo tâm lí muốn trốn thuế.

ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

9


LUẬT TÀI CHÍNH

Ví dụ: Hai gia đình đều nuôi một con nhỏ (dưới 18 tuổi), có tổng thu
nhập như nhau (10 triệu đồng/tháng), mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp có
giống nhau không?
- Giả sử gia đình thứ nhất: chồng có thu nhập 4 triệu đồng/tháng, vợ có thu
nhập 6 triệu đồng/tháng. Theo Luật thuế TNCN đứa con sẽ giảm trừ cho
người vợ. Thu nhập tính thuế của người vợ là 400.000 đồng, mức thuế thu
nhập gia đình này phải đóng mỗi tháng là 20.000 đồng.
- Giả sử gia đình thứ hai: chồng có thu nhập 9 triệu đồng/tháng, vợ có thu
nhập 1 triệu đồng/tháng. Theo Luật thuế TNCN, đứa con sẽ giảm trừ cho
người chồng. Thu nhập tính thuế của chồng sau khi giảm trừ gia cảnh là 3,4
triệu đồng. Khi đó mức thuế thu nhập gia đình này phải đóng mỗi tháng là
170.000 đồng, gấp 8,5 lần gia đình thứ nhất.
Vậy với thu nhập như nhau, hoàn cảnh như nhau nhưng trong trường

hợp trên các mức thuế TNCN phải nộp lại vênh nhau quá lớn. Về vấn đề này,
pháp luật các nước thường quy định cho phép người nộp thuế lựa chọn, tính
thu nhập chung cho cả vợ lẫn chồng hay tính riêng từng người. Mỗi trường
hợp sẽ áp mức thuế suất khác nhau để đảm bảo công bằng. Hơn nữa, cần phân
biệt mức giảm trừ đối với người phụ thuộc có sức khoẻ bình thường và những
người bị mắc chứng bệnh hiểm nghèo, từ đó giảm được sự bất công bằng khi
xác định thu nhập tính thuế.
Hơn nữa, với mức giảm trừ gia cảnh quá ít so với thời điểm hiện nay
như vậy, sẽ gây ra tâm lý bức xúc khi nộp thuế của người nộp thuế. Bởi hàng
tháng với số tiền giảm trừ là 1,6 triệu/1 người phụ thuộc thì không thể đảm
bảo cuộc sống cho bản thân họ. Gánh nặng kinh tế gia đình sẽ tăng lên với
những người đi làm có thu nhập phải nộp thuế.3
2.2 Xảy ra tình trạng người nộp thuế gian lận thuế, không chịu đăng
ký kê khai để nộp thuế .
Hiện nay vẫn còn nhiều đơn vị, doanh nghiệp có cán bộ, công nhân
viên và một số đối tượng khác có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 5
triệu đồng/tháng nhưng chưa đăng ký kê khai với ngành thuế để nộp thuế
thu nhập.
3

Tham khảo: Tạp chí Luật học số 4/2009.

ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

10


LUẬT TÀI CHÍNH

Để triển khai thu thuế thu nhập cá nhân với người có thu nhập cao,

ngành thuế phát tờ khai quyết toán thuế để các đơn vị chủ động kê khai
những cán bộ, công nhân viên phải nộp thuế thu nhập cá nhân và chủ động
khấu trừ 10% hàng tháng, đến cuối năm quyết toán với cơ quan thuế. Nhiều
đơn vị là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện… đã
chấp hành tốt việc kê khai nộp thuế và đến cuối năm, các đối tượng này tự
kê khai quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số ca sỹ đã chấp hành tốt việc kê
khai nộp thuế thu nhập cá nhân như: Ca sỹ Đan Trường đến cuối tháng
1/2006 đã đến Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh nộp tờ kê khai thuế thu
nhập cá nhân với tổng thu nhập năm 2005 gần 400 triệu đồng. Tuy nhiên, do
mỗi lần chi trả sau khi biểu diễn, công ty tổ chức biểu diễn đã khấu trừ tiền
thuế 10% trên tổng số tiền thù lao nên ca sỹ Đan Trường chỉ phải đóng thêm
hơn 15 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân của năm 2005. Theo báo cáo
của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối tháng 2/2006, mới có 150 ca
sỹ kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân. Con số này còn rất thấp so với con số
hàng trăm ca sỹ đang hoạt động biểu diễn tại thành phố. Một đối tượng khác
là bác sỹ đang công tác tại các bệnh viện, hoặc các phòng khám tư có thu
nhập hàng tháng từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng nhưng đến nay
cũng chưa tự giác đến cơ quan thuế để kê khai.4
Ngoài ra với quy định: “Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc mà
người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng”. Tuy nhiên,
thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt nghĩa vụ nuôi dưỡng là thời điểm
nào? Có cần xác nhận của cơ quan chính quyền không? Đây là vấn đề cũng
tương đối nan giải, bởi lẽ sẽ phát sinh rất nhiều trường hợp kê khai, gian lận
thuế khi người nuôi dưỡng đã chết hoặc đã chuyển đi nơi khác sinh sống
nhưng vẫn thuộc diện được giảm trừ gia cảnh.
2.3 Tình trạng người nộp thuế chưa thực hiện đăng ký người phụ
thuộc để giảm trừ gia cảnh vẫn xảy ra phổ biến.
Do nhận thức của người dân còn hạn chế và công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật của chúng ta còn yếu kém. Vì thế đã xảy ra tình trạng, người

4

Theo tin từ: />
ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

11


LUẬT TÀI CHÍNH

nộp thuế có người phụ thuộc được xét giảm trừ gia cảnh, nhưng không biết
phải làm những thủ tục gì để được hưởng quyền lợi đó.
Ví dụ thực tế tại TPHCM hiện vẫn còn khá nhiều người chưa được cấp
mã số thuế (MST) và chưa thực hiện đăng ký người phụ thuộc để được giảm
trừ gia cảnh. Nhiều người dân chưa được cấp MST và chưa đăng ký giảm trừ
gia cảnh lo lắng không biết liệu có được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế
TNCN hay không.5
1. Một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
3.1 Sửa đổi quy định của Luật Thuế TNCN về giảm trừ gia cảnh.
Sở dĩ xảy ra tình trạng tuân thủ pháp luật về Thuế TNCN của người dân
như trên nguyên nhân sâu xa là do các quy định của Luật Thuế TNCN về
giảm trừ gia cảnh còn chưa hợp lý, gây ra tâm lý muốn trốn thuế, gian lận
thuế. Vì thế, giải pháp sửa đổi quy định của Luật Thuế TNCN về giảm trừ gia
cảnh là rất cần thiết. Em xin kiến nghị một số ý kiến sửa đổi sau:
Về mức giảm trừ gia cảnh:
Như đã nêu ở trên, thực tế thực hiện đã cho thấy quy đinh của chúng ta
về mức giảm trừ gia cảnh đến thời điểm này đã không còn phù hợp. Để giải
quyết vần đề này, chúng ta nên làm thế nào? Có nên thay con số 4 triệu và 1,6
triệu bằng những con số khác lớn hơn hay không? Theo quan điểm của em, ở
đây chúng ta không nên quy định mức giảm trừ gia cảnh bằng một con số cố

định. Thực tiễn đời sống luôn thay đổi, giá cả thị trường biến động không
ngừng, trượt giá, lạm phát là yếu tố khách quan. Rõ ràng việc các nhà làm luật
định ra một mức giá trị vật chất bằng con số chết khiến các quy định về giảm
trừ gia cảnh trở nên lạc hậu, gây bức xúc cho người nộp thuế là lẽ đương
nhiên. Thuế phải tính đến yếu tố trượt giá, nếu trượt giá cao thì mức giảm trừ
cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. chúng ta cũng nên dựa theo nguyên tắc là
thu nhập đảm bảo tồn tại tối thiểu của người nộp thuế thì không đánh thuế.
Nếu mức giảm trừ cho bant than người nộp thuế và người phụ thuộc không đủ
đảm bảo mức sống tối thiểu thì phải điều chỉnh cho phù hợp.

5

Theo tin từ: />
ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

12


LUẬT TÀI CHÍNH

Em đồng ý với ý kiến của ông Phạm Duy Khương – Phó Tổng Cục
trưởng – Tổng Cục thuế Bộ Tài chính, với phương pháp của Bộ tài chính đưa
ra trong Tờ trình dự thảo sửa đổi Luật Thuế TNCN. Chúng ta có thể quy định
mức giảm trừ gia cảnh dựa trên mức lương tối thiểu. Ví dụ quy định mức
giảm trừ cho đối tượng nộp thuế là 10 tháng lương tối thiểu, mức giảm trừ
cho người phụ thuộc là 5 tháng lương tối thiểu để có thể ổn định lâu dài thay
vì đưa ra một mức thuế cụ thể.
Về vấn đề người phụ thuộc:
Quy định căn cứ vào mức thu nhập bình quân tháng không vượt quá
500.000 đồng để xác định là người phụ thuộc nên được sửa đổi. Chúng ta nên

lấy mức thu nhập bình quân bằng mức giảm trừ cho người phụ thuộc để xác
định có phải là người phụ thuộc hay không.
Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, chúng ta cũng cần phải chú ý đến
sự công bằng cho người không có thu nhập và một người có thu nhập chưa
đến mức quy định. Một người phụ thuộc không có thu nhập và một người phụ
thuộc có thu nhập bình quân 1,5 triệu/tháng (trường hợp áp dụng mức thu
nhập xác định người phụ thuộc bằng mức giảm trừ hiện tại là 1,6 triệu/tháng)
không thể cùng được miễn trừ một mức như nhau. Giải quyết vấn đề này, em
xin đề nghị áp dụng công thưc xác định mức giảm trừ cho từng người phụ
thuộc như sau:6
Giảm trừ người phụ thuộc cụ thể = Mức giảm trừ chung – thu nhập thực
tế người phụ thuộc.
Trong đó:
Mức giảm trừ chung được quy định cụ thể trong luật đối với người phụ
thuộc chung.
Giảm trừ người phụ thuộc cụ thể là mức giảm trừ áp dụng với từng
trường hợp cụ thể trong thực tế.
Thu nhập thực tế người phụ thuộc xác định bằng thu nhập bình quân
tháng trong năm từ tất cả các nguồn.
Ví dụ:
6

Tham khảo tại: Pháp luật về Thuế TNCN ở Việt Nam-thực trạng và hướng hoàn thiện: Khóa luận tốt
nghiệp- Nguyễn Tuấn Linh, Đại học Luật Hà Nội.

ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

13



LUẬT TÀI CHÍNH

Lấy 1,6 triệu/tháng là mức giảm trừ chung.
Người phụ thuộc có thu nhập bình quân 1,5 triệu/tháng thì mức giảm trừ
người phụ thuộc cụ thể là 100.000 đồng.
Người phụ thuộc không có thu nhập thì mức giảm trừ người phụ thuộc là
1,6 triệu/tháng.
Các khoản giảm trừ gia cảnh:
Thứ nhất, việc quy định về mức giảm trừ gia cảnh cần lưu ý đến mặt
bằng chi tiêu thực tế của các địa phương. Hiện nay, rõ rang có những chênh
lệch về chi phí khá lớn giữa các địa phương, ví dụ như giữa Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh với những địa phương khác. Nếu mức thu nhập chịu thuế
và mức giảm trừ gia cảnh giống nhau thì nơi nào có chi phí bình quân cao hơn
thì người nộp thuế bị thiệt về thuế. Vì vậy, thiết nghĩ nên quy định Hội đồng
nhân dân tỉnh có quyền điều chỉnh trong giới hạn nhất định theo quy định của
Chính phủ về mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương.
Thứ hai, Luật Thuế TNCN chỉ quy định diện những người phụ thuộc chỉ
là những chủ thể mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là chưa
đầy đủ. Thiết nghĩ, diện những người phụ thuộc cần được mở rộng thêm đối
với những chủ thể mà đối tượng nộp thuê có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa vụ
cấp dưỡng cũng được đặt ra giữa những chủ thể có quan hệ hôn nhân, huyết
thống và nuôi dưỡng. Đó là, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn,
của cha mẹ đối với con khi cha mẹ ly hôn, của con đối với cha mẹ, giữa anh
chị em với nhau, giữa ông bà đối với cháu hoặc khi một người được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc quyết định là cha mẹ của một người,
nếu họ không sống cùng nhau cũng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Việc
giảm trừ thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi tính thuế thu nhập của đối
tượng nộp thuế trong những trường hợp này là rất cần thiết.
3.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Để chống thất thu thuế thu nhập cá nhân với người có thu nhập cao,
trước hết, ngành thuế cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những
nội dung cơ bản của thuế thu nhập cá nhân để mọi người dân, nhất là các đối
tượng phải nộp thuế theo quy định hiểu và thực hiện. Mặt khác, ngành thuế
ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

14


LUẬT TÀI CHÍNH

các địa phương cần chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý văn hoá,
công ty biểu diễn nghệ thuật để nắm được chương trình biểu diễn của các ca
sỹ; phối hợp với sở y tế các địa phương là đơn vị cấp phép cho bác sỹ mở
phòng khám tư để nắm số lượng các phòng khám này trên địa bàn đưa vào
diện quản lý thu thuế thu nhập cá nhân.
3.3 Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra.
Một biện pháp quan trọng khác là ngành thuế các địa phương cần
phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các
văn phòng đại diện, các dự án đầu tư, các đơn vị hành chính sự nghiệp có
thu trong ngành văn hoá, y tế, giáo dục có cán bộ, công nhân viên trong diện
nộp thuế thu nhập cá nhân để quản lý thu và xử lý nghiêm với những đơn vị,
cá nhân có các hành vi gian lận và trốn thuế thu nhập cá nhân.
KẾT LUẬN
Qua bài phân tích trên đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về vấn đề giảm trừ
gia cảnh theo quy định của pháp luật Thuế TNCN. Từ đó chúng ta dễ dàng
nhận thấy rằng, để giải quyết được mâu thuẫn và đảm bảo được sự công bằng
trong điều tiết thu nhập pháp luật phải xác định và quy định rõ mức giảm trừ
gia cảnh một cách hợp lý. Các khoản giảm trừ gia cảnh không phải chịu thuế
bao gồm phần giảm trừ đối với cá nhân là đối tượng nộp thuế và phần giảm

trừ cho người phụ thuộc (người mà đối tượng nộp thuế phải nuôi dưỡng, cấp
dưỡng theo quy định của pháp luật). Xác định mức giảm trừ gia cảnh là việc
phức tạp bởi lẽ nhà làm luật cần phải tính toán, cân nhắc đồng thời các vấn
đề: khả năng nộp thuế, khoản tiền cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu
của người nộp thuế và cách tính đơn giản. Vì thế trong thời gian tới hi vọng
các nhà làm luật sẽ nghiên cứu và sửa đổi những quy định về vấn đề này theo
hướng hợp lý để luật dễ đi vào cuộc sống nhất.

ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

15


LUẬT TÀI CHÍNH

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Tài chính – Trường đại học Luật Hà Nội.
2. Pháp luật về thuế TNCN ở Việt Nam – thực trạng và phương hướng
hoàn thiện: khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Tuấn Linh – Đại học Luật
Hà Nội.
3. Hoàn thiện pháp luật thuế TNCN và các biện pháp bảo đảm thực
hiện: khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Quỳnh Hoa – Đại học Luật Hà
Nội.
4. Tạp chí Luật học – số 3/2008 và số 4/2009.
5. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – số 7/2007.
6. Luật Thuế TNCN 2007.
7. Nghị định 100/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật
Thuế TNCN 2007.
8. Thông tư 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị

định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
9. Thông tư 62/2009/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 84/2008/TTBTC.
10. Một số website.

ĐẶNG THỊ THẮM – KT33C 054

16



×