Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò của giá đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.97 KB, 11 trang )

I. LỜI NÓI ĐẦU.
“Đất đai là cội nguồn dự trữ tài nguyên có giá trị nhất của con người và
hơn thế nữa là phương tiện sống mà thiếu nó người ta không thể tồn tại, duy
trì, và phát triển sự sống” (Barard Brims- Báo cáo hội thảo về pháp lý, hành
chính đất đai soạn thảo cho tổ chức FAO). Theo thống kê ở Việt nam hiện nay,
bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu ngưởi rất thấp chỉ bằng 1/7 mức bình
quân thế giới. Đất đai là tài nguyên hạn chế về không gian nhưng lại không thể
thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Là đất nước có nền kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu, thêm vào đó “đất chật, người đông”, do vậy việc sử dụng
thật tốt nguồn tài nguyên quốc gia này không chỉ sẽ quyết định cho sự tăng
trưởng của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định
chính trị và phát triển xã hội.
Khi xã hội phát triển thì quan hệ đất đai được đem ra trao đổi mua bán cho
nên xuất hiện khái niệm giá trị của đất đai. Đối với Việt Nam với quan hệ quản
lý đất đai là thuộc sở hữu Nhà nước cho nên giá đất chỉ được định giá bằng giá
trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Kinh tế xã hội phát triển kéo theo nhu
cầu sử dụng đất của con người ngày càng gia tăng, và việc thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và
mục đích phát triển kinh tế cũng ngày càng gia tăng. Do vậy, giá đất càng có vai
trò quan trọng trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Khái quát chung về giá đất.
Theo “từ điển giải thích thuật ngữ luật học” năm 2002, giá đất được hiểu
là “khoản tiền quy định từ mức tối thiểu tới mức tối đa cho từng loại đất nhằm
xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất”. Luật đất đai năm
2003(LĐĐ 2003) ra đời đã đưa ra một khái niệm chính thức về giá. Theo đó, tại
Khoản 23 Điều 4 giá đất được hiểu như sau: “giá quyền sử dụng đất là số tiền
tính trên một đơn vị diện tích do Nhà nước quy định hoặc được hình thành
trong các giao dịch về quyền sử dụng đất”. Ở mức độ khái quát có thể hiểu giá
1



đất là số tiền mà người mua hoặc người thuê sẵn sàng và có thể trả cho một
hàng hóa quyền sử dụng đất nào đó và được người bán hoặc người cho thuê
chấp nhận khi hàng hóa quyền sử dụng đất đó được đem ra là đối tượng trao đổi
tại một thời điểm nhất định. Số tiền này có thể do các bên thỏa thuận hoặc do tổ
chức định giá bất động sản chuyên nghiệp cung cấp hoặc do nhà nước xác định.
Với cách tiếp cận như vậy, thì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và xác định giá
đất thực chất là xác định giá quyền sử dụng đất và rất gần với hình thức biểu
hiện và xác định giá đất ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Theo
đó, giá đất cũng được hiểu là biểu hiện về mặt giá trị của quyền sử dụng đất.
Giá đất là yếu tố đặc biệt quan trọng trong các giao dịch mang bản chất
hàng hóa tiền tệ thị trường, có đối tượng trao đổi là hàng hóa quyền sử dụng
đất. Giá đất là một đại lượng, là thước đo trị giá của hàng hóa quyền sử dụng
đất, giá trị rất lớn hay nhỏ chịu sự ảnh hưởng chi phối bởi nhiều yếu tố như các
quy luật của nền kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,
quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ…, vị trí không gian- quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất; chính sách, pháp luật, thị hiếu của người tiêu dùng…Do mối
quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố tự nhiên- kinh tế- xã hội của đất đai với giá của
nó nên khi xác định giá đất cần phải xem xét các yếu tố này một cách khoa học
và đảm bảo tính thực tiễn. Song những yếu tố đó là thường xuyên động và sự
xác định chỉ mang tính tương đối.
2. Vai trò của giá đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Đối với quản lý của Nhà nước:
Giá đất là công cụ để Nhà nước thực hiện công tác quản lý, điều tiết sự
hoạt động của thị trường bất động sản nói chung, thị trường nhà đất nói riêng,
giảm và tiến tới xóa bỏ các hiện tượng đầu cơ đất đai làm nhũng đoạn thị
trường nhà đất. Đối với lĩnh bồi thường, giải phóng mặt bằng thì giá đất có vai
trò quan trọng trong việc điều tiết giữa lợi ích cuae Nhà nước, lợi ích công
cộng, lợi ích của quốc gia với lợi ích của những người dân bị thu hồi đất. Có thể
nói, việc quy định giá đất bồi thường giải phóng mặt bằng hợp lý sẽ tạo điều

2


kiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư và bắt
tay vào thực hiện các công trình trên đất bị thu hồi. Cùng với công tác đẩy
mạnh giải phóng mặt bằng thì Nhà nước phải có chính sách bồi thường giá trị
hợp lý cho những người dân có đất bị hu hồi để người dân di dời chỗ ở, chuyển
đổi công việc khác, hoặc có những phương án khác để ổn định cuộc sống của
mình. Như vậy, Nhà nước vừa phải giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng vừa
phải giải quyết vấn đề an sinh cho những người dân bị thu hồi đất. Và chính
sách về giá đất sẽ có vai trò giải quyết tốt những vấn đề đặt ra. Do vậy, nhà
nước cần phải có chính sách về giá đất thích hợp để tại điều kiện đẩy nhanh
việc giải phóng mặt bằng cũng như giảm khiếu nại, tố cáo về giá đất trong bồi
thường giải phóng mặt bằng.
Giá đất nói chung và giá đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng nói
riêng là một loại công cụ tài chính để Nhà nước tiến hành thực hiện quản lý về
đất đai, bên cạnh việc quy định các khoản thu vào ngân sách thì đồng thời giá
đất còn có tác dụng định hướng thị trường. Trên thực tế, bất kỳ Nhà nước nào
cũng có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện tốt chức năng quản
lý Nhà nước về đất đai của mình. Đó có thể là biện pháp hành chính, cũng có
thể là biện pháp kinh tế, và đôi khi là sự kết hợp của cả hai biện pháp trên. Nhà
nước ta đã và đang vận dụng một cách có hiệu quả các quy định của pháp luật
trong việc quản lý giá đất.
Trong nền kinh tế thị trường, giá đất có cơ chế hình thành và vận hành
riêng theo quy luật khách quan (quy luậtcung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh
tranh…). Song bên cạnh đó Nà nước cũng đưa ra những biện pháp nhằm điều
chỉnh, đảm bảo, tạo điều kiện cho các quy luật thị trường vận động lành mạnh,
ổn định, đúng hướng. Một trong những chính sách phải kể đến là yếu tố về giá
đất. Trong điều kiện đổi mới hiện nay ở nước ta, khi mà đất đai được xác định
là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, việc xác định vai trò quản

lý của Nhà nước thông qua cơ chế giá với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn

3


dân đối với đất đai càng có ý nghĩa cả về phương diện chính trị pháp lý, cả về
phương diện quản lý kinh tế.
- Đối với người dân bị thu hồi đất:
Người dân thường có tâm lý không muốn bị thu hồi đất vì thu hồi đất sẽ
tạo nên sự bất ổn trong cuộc sống hàng ngày đối với những người bị thu hồi
đất ở và bất ổn về việc làm đối với những người bị thu hồi dất nông nghiệp.
Cho nên giá đất chính là việc bồi thường lại giá trị đất đã bị thu hồi cho người
dân để người dân bị thu hồi đất có thể tìm được chỗ ở mới tương đương hoặc
tốt hơn nơi ở cũ đã bị thu hồi và tạo điều kiện cho họ có cơ hội chuyển đổi
nghề nghiệp.
- Đối với các nhà đầu tư trong những trường hợp thu hồi đất vì mục đích
kinh tế:
Trong thực tế hiện nay, vấn đề giá đất trong bồi thường giải phóng mặt
bằng đối với các nhà đầu tư luôn là một vấn đề nan giải. Muốn có đất để thực
hiện dự án kinh tế thì nhà đầu tư cần phải giải phóng mặt bằng. Nhưng vấn đề
giải phóng mặt bằng đối với các nhà đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều đến những
thỏa thuận về giá đất đối với những người dân bị thu hồi đất. Rất nhiều trường
hợp người dân bị thu hồi đất thách giá quá cao khiến cho các nhà đầu tư gặp trở
ngại trong việc giải phóng mặt bằng cũng như tốn khá nhiều chi phí cho việc
giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, tâm lý của các nhà đầu tư thường mong
muốn tiến hành nhanh chóng dự án đầu tư của mình nhưng không thỏa thuận
được giá cả với người dân nên nhiều dự án bị kéo dài rất lâu.
Do vậy, một giá đất hợp lý là giải pháp hữu hiệu để các nhà đầu tư có thể
tiếp tục thực hiện dự án đầu tư của mình cũng như bồi thường khoản giá trị
tương ứng cho người có đất bị thu hồi để ổn địh cuộc sống

- Việc bồi thường giá đất hợp lý trong giải phóng mặt bằng sẽ góp phần
hạn chế những xung đột, tranh chấp xảy ra khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất.
hiện nay, tình trạng khiếu kiện về giá đất diễn ra khá phổ biến trong thực tế.
Việc khiếu kiện đó hầu hết xuất phát từ việc giá đất chi trả cho người dân có đất
4


bị thu hồi quá thấp khiến cho cuộc sống của họ lâm vào tình cảnh khó khăn,
vừa mất đất, vừa mất việc làm lại chỗ ở bấp bênh... Điều đó làm càng khẳng
định được vai trò của giá đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng đối với
công tác anh sinh xã hội của Nhà nước cũng như sự ổn định trong cuộc sống
của người dân bị thu hồi đất.
Từ những vai trò của giá đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng nêu
trên, Nhà nước cần có những chính sách hoạch định khung giá đất phù hợp với
từng thời điểm thu hồi, với giá cả thị trường nhằm đảm bảo cho người dân sau
khi bị thu hồi đất co hể ổn định được cuộc sống của mình.

3. Những bất cập khi áp dụng các quy định về giá đất trong thực tế.
Hiện nay, tình trạng người dân khiếu kiện, khiếu nại, không chấp hành
giao đất cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi đất, có một phần nguyên nhân
phát sinh từ việc xác định giá trị quyền sử dụng đất được bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng, quốc phòng-an ninh, hoặc
để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội chưa sát với giá thị trường
chuyển nhượng đất tại địa phương. Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng cho việc thực hiện các dự án đã gặp không ít khó khăn. Đồng
thời, làm mất trật tự an ninh xã hội do người dân tập trung thành đám đông để
khiếu nại với chính quyền địa phương hay khiếu kiện tới cơ quan Tòa án. Để
giải quyết những khiếu kiện về bồi thường, đền bù giá đất cho người dân, cơ
quan Tòa án cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết
vụ án trong đó có không ít vụ án đã bị kéo dài không giải quyết được vì những

vướng mắc liên quan đến giá đất bồi thường cho người dân khi bị thu hồi đất.
- Chính sách giữa các địa phương trong tỉnh, giữa tỉnh với trung ương còn
chưa đồng bộ nhất là trong lĩnh vực đền bù giải tỏa, tái định cư khi người dân bị
thu hồi đất. Cơ quan có thẩm quyền quy định về giá đất lại thường xuyên thay
đổi nâng giá theo quy luật, theo thời gian và giá biến động ngoài thị trường làm
5


cho tình trạng giá đất không ổn định; khi thanh toán tiền đền bù đất cho người
dân, hộ dân giao đất sớm lại nhận tiền đền bù thấp hơn hộ dân giao đất muộn vì
khi hộ dân giao đất muộn thì giá đất được đền bù đã thay đổi theo thời gian và
giá mới thường cao hơn giá cũ.
- Để việc xây dựng bảng giá đất sát với thực tế ở từng địa phương khác
nhau, tại Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08 tháng 01
năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn xây
dựng, thẩm định và ban hành bảng giá đất, điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm
quyền Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, giá
đất do Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra so với giá thị trường còn chênh lệch quá
lớn, giá thực tế ở nhiều khu vực cao hơn nhiều so với giá quy định của Nhà
nước. Việc điều chỉnh không kịp thời dẫn đến cơ quan Tòa án gặp nhiều khó
khăn trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Sự chênh lệch giữa giá đất Nhà
nước quy định với giá đất thực tế trên thị trường xuất phát từ sự yếu kém của hệ
thống tài chính đất đai và hệ thống quản lý đất đai, ít sử dụng đến các công cụ
kinh tế để điều tiết quản lý đất đai.
- Giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng luật trong vấn đề giá
đất bồi thường cho người dân vẫn không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Đất đai: “Giá đất do Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định được công bố công khai vào
ngày 01 tháng 01 hàng năm được sử dụng làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất,
thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất và tiền thuê

đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc
đấu thầu dự án có sử dụng đất; tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không
thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính
tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây
thiệt hại cho Nhà nước”. Việc quy định như vậy là chưa hợp lý, bởi đối với
những dự án lớn, có thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài thì việc thay đổi
khung giá đất hàng năm dẫn đến thay đổi giá trị đền bù gây khó khăn cho chủ
6


đầu tư, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện liên quan
đến bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. Mặt khác
việc giữ nguyên giá đất công bố từ đầu năm trong khi giá đất trên thị trường
thường xuyên biến đổi theo hướng ngày càng tăng gây thiệt hại cho người dân
bị áp giá đền bù vào cuối năm. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006
của Chính phủ mặc dù đã bổ sung, sửa đổi quy định cho phép Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh có thể linh hoạt điều chỉnh mức giá để phù hợp với giá thực tế trên thị
trường nhưng trên thực tế vẫn không phát huy được hiệu quả như mong muốn.
Vì vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn thường xuyên nhận được các
khiếu nại, khiếu kiện về các quyết định thu hồi quyền sử dụng đất và bồi
thường tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi.
- Điều 48 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy
định về bồi thường bằng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp: “Hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất
nông nghiệp trong trường hợp không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông
nghiệp tương ứng mà không có nguyện vọng nhận bồi thường bằng đất làm mặt
bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp theo quy định tại khoản
4 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP thì được bồi thường bằng giao đất ở có
thu tiền sử dụng đất tại khu tái định cư hoặc tại vị trí trong khu dân cư phù hợp
với quy hoạch”. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố quỹ đất nông nghiệp hạn chế

nên không thể bồi thường hết bằng đất nông nghiệp cho người có đất bị thu hồi
mà phải bồi thường bằng tiền. Chính vì áp dụng không thống nhất hình thức
đền bù nên tình trạng khiếu nại, khiếu kiện về bồi thường đất bị kéo dài.
- Về định giá quyền sử dụng đất tranh chấp: Giá trị quyền sử dụng đất
tranh chấp phải được xác định theo giá thị trường tại thời điểm tranh chấp.
Nhưng đa phần các thành viên Hội đồng định giá thường áp giá theo bảng giá
do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhưng giá này thường thấp hơn giá thị
trường. Khi người dân cho rằng giá thấp và đưa ra một mức giá theo họ là hợp
lý thì cơ quan Tòa án không có cơ sở để chấp nhận. Trong khi đó, giá đất mỗi
7


năm đều do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên cơ sở giá đất do các huyện thị
đề xuất dựa trên tình hình biến động giá tại địa phương, nhưng trên thực tế giá
đất này vẫn thấp hơn so với giá thị trường. Vì vậy, khi cơ quan Tòa án căn cứ
vào bảng giá đất theo quy định của Nhà nước để giải quyết các tranh chấp liên
quan đến đền bù, bồi thường đất sẽ không đảm bảo quyền lợi cho bên đương sự
không được Tòa án chia quyền sử dụng đất; bởi nếu định giá thấp hơn so với
giá thị trường thì tiền chênh lệch tài sản đưa cho bên kia thấp, điều này cũng
dẫn đến Nhà nước sẽ thất thu một khoản tiền về án phí.
4. Một số kiến nghị khắc phục.
Xây dựng bảng giá các loại đất sát với giá thị trường là tạo điều kiện thuận
lợi trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, sẽ hạn chế rất nhiều các tranh
chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến tranh chấp bồi thường, đền bù đất
đồng thời tránh được thất thu cho ngân sách Nhà nước; vì vậy các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền nên chăng cần nghiên cứu và sửa đổi lại cho phù hợp với
thực tế một số vấn đề sau:
- Quy định về cơ chế linh hoạt trong xác định giá đất; cần sửa đổi Luật Đất
đai theo hướng tách chức năng tính thuế và chức năng xác định giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất thành hai giá riêng biệt. Theo đó, giá đất Nhà nước

quy định chỉ áp dụng làm căn cứ tính các loại thuế, thu tiền sử dụng đất khi Nhà
nước công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
và tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất. Còn
khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất mới, bồi thường giải phóng mặt bằng thì áp
dụng theo giá thị trường, trên cơ sở đấu giá quyền sử dụng đất hoặc tính tương
đương. Việc áp dụng giá thị trường để đền bù cho người bị thu hồi đất sẽ hạn
chế nhiều về khiếu kiện liên quan đến đất đai.
- Nên có chính sách về khung giá chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất
thành đất ở trong khu dân cư phù hợp hơn để quản lý đất, thu thuế sử dụng đất
và định giá đất khi có tranh chấp.

8


- Luật Đất đai phải bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng đất bằng cách kéo
dài thời hạn sử dụng, tạo thuận lợi để người sử dụng đầu tư cải tạo nâng cao
năng xuất sản xuất. Đồng thời có chính sách giá, tránh tình trạng khi thu hồi đất
thì bồi hoàn cho dân giá thấp nhưng bán lại cho dân thì giá cao gấp nhiều lần.
- Tiếp tục hoàn thiện khung giá đất nông nghiệp, làm cơ sở cho việc định
giá đất. Mức giá khi Nhà nước thu hồi và bồi thường về đất cho người sử dụng
khi bị thu hồi, nhất là loại đất tốt khi bị thu hồi để xây dựng các cơ sở kinh
doanh thì mức giá có thể cao hơn từ 3- 10 lần so với giá đất phi nông nghiệp
khác. Điều này sẽ hạn chế việc thu hồi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích
phi nông nghiệp.
- Cần xây dựng bảng giá đất, giá cả đền bù đảm bảo lợi ích thỏa đáng của
người bị thu hồi đất. Trong đó người dân cần được đền bù theo giá thị trường
trong điều kiện bình thường. Nếu làm được như vậy sẽ hạn chế và giải quyết
được những tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng,
tranh chấp đất đai.
- Đối với một số tỉnh, thành phố, do quỹ đất nông nghiệp hạn chế khi hộ

gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích
đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng tiền.
- Cần quy định giá quyền sử dụng đất tranh chấp là giá thị trường tại thời
điểm tranh chấp; hoặc quy định giá đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban
hành và điều chỉnh theo từng tháng; xác lập cơ sở để tính giá đất do Nhà nước
quy định và xác định giá trên thị trường theo hướng giá thị trường và giá do
Nhà nước quy định không được chênh lệch quá 10%; hoặc thành lập tổ chức
định giá đất và người dân có quyền thuê tổ chức đó làm sẽ đảm bảo tính khách
quan hơn.
- Cần sửa đổi một cách cơ bản Luật Đất đai hiện hành, khắc phục những
vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, vấn đề thu
hồi, đền bù thiệt hại về đất đai khi thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài
hoà về lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
9


III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Vấn đề giá đất là một trong những vấn đề quan trọng trong việc bồi
thường, giải phóng mặt bằng. Việc xác định giá đất không những có ảnh hưởng
đến kết quả đảm phán giải phóng mặt bằng của người dân với tổ chức kinh tế
trong những dự án kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết
đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất. Giá đất có ảnh hưởng quan trọng
trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân bị thu hồi đất nhằm ổn định cuộc
sống của mình sau khi bị thu hồi và tránh những tranh chấp, khiếu kiện khi bị
thu hồi đất. Do vậy, cần phải xác định vai trò của giá đất trong bồi thường, giải
phóng mặt bằng và có những quy định phù hợp về giá đất để tránh tình trạng
khiếu kiện về giá đất đang xảy ra hàng loạt trên thực tế như hiện nay.

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Trao đổi về một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm
2003. ThS Nguyễn Xuân Cương. Tạp chí Tòa án nhân dân số 12/2011.
2. Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao. Trích dẫn từ:
/>p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=12131668&article_details
=1
3. Luật đất đai 2003.

11



×