Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VỀ BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.91 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Bồi thường, giải phóng mặt bằng là một vấn đề tối quan trọng tạo tiền đề cho
xây dựng cơ sở hạ tầng trong tiến trình phát triển đất nước. Làm tốt công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng mới triển khai thành công các dự án đầu tư, nhiều
công trình mới được hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng góp phần
phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Thực tế, tại nhiều địa phương trên cả nước nổi lên nhiều vướng mắc, bất cập
trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án, công trình dây
dưa, kéo dài hàng chục năm do khâu giải phóng mặt bằng nhùng nhằng, chậm
trễ và hiện tượng khiếu nại, tố cáo của người có đất bị thu hồi vẫn gia tăng. Việc
tìm hiểu những vướng mắc nổi cộm để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục là chìa
khóa duy nhất cho nâng cao hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
trên thực tế.
NỘI DUNG CHÍNH:
I.CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VỀ BỒI
THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG:
1. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục về bồi thường, giải phóng
mặt bằng
1.1. Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất
Thứ nhất, các chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị tiếp nhận
hồ sơ đầu tư và nộp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại địa phương hoặc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh để xem xét và giới thiệu địa điểm đầu tư. Cơ quan tiếp nhận
hồ sơ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt hoặc căn
cứ vào tình hình quỹ đất thực tế của địa phương để giới thiệu địa điểm đầu tư
cho các chủ thể đầu tư lựa chọn, quyết định.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện thông báo thu hồi đất ngay
sau khi giới thiệu địa điểm đầu tư, trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch thì
việc thông báo thu hồi đất được thực hiện sau khi quy hoạch được xét duyệt và
1



công bố. Việc thông báo được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại
chúng và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tại địa điểm sinh hoạt
chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi để người dân chủ động trong việc nắm
bắt thông tin và có kế hoạch sử dụng đất hợp lý.
Thứ ba, chủ đầu tư được quyền tiến hành khảo sát, đo đạc và lập bản đồ khu
vực dự án ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư để phục vụ cho việc
lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, thu hồi đất và lập phương án bồi
thường tổng thể, hỗ trợ, tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban
nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức phát triển quỹ đất thành lập hồi đồng bồi
thường, bỗ trợ và tái định cư phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp.
1.2. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng chỉ phải
lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngay sau khi có ý kiến chấp
thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chủ đầu tư và có thông
báo về thu hồi đất.
- Với phương án được lập theo đúng nội dung, yêu cầu và tuân theo trật tự luật
định, với sự đóng góp ý kiến của các cơ quan có liên quan, chủ đầu tư và những
người có đất bị thu hồi. Từ đó, phương án được áp dụng chính thức.
1.3. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư, giao đất, cho thuê đất:
- Sau khi tiếp nhận phương án, cơ quan Tài nguyên và môi trường sẽ thẩm
định và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban
nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất.
- Sau khi ra quyết định thu hồi đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban
nhân dân cấp huyện cũng thực hiện phê duyệt và công bố công khai phương án
bồi thường.
- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân
cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi

thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi
2


có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có
đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất
tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời
gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng.
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ
đất thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư.
- Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho
người bị thu hồi đất theo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu
hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng.
Trường hợp việc bồi thường được thực hiện theo tiến độ thì chủ đầu tư
được nhận bàn giao phần diện tích mặt bằng đã thực hiện xong việc bồi thường,
hỗ trợ để triển khai dự án.
- Trường hợp chủ đầu tư và những người bị thu hồi đất đã thỏa thuận bằng
văn bản thống nhất về phương án bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất
hoặc khu đất thu hồi không phải giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp
có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất mà không
phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
1.4. Cưỡng chế thu hồi đất:
- Việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật
Đất đai chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
Một là, thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư quy định tại các Điều 27, 28, 29 và 38 Nghị định 69/2009/NĐ-CP;
Hai là, quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất quy định

tại khoản 6 Điều 29 Nghị định này mà người có đất bị thu hồi không bàn giao
đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
Ba là, sau khi đại diện của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu
hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành
việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước;
Bốn là, có quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật đã có hiệu lực thi hành;
3


Năm là, người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường
hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã
niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
có đất thu hồi.
- Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế
hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế quy định mà người bị
cưỡng chế không bàn giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức
lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
II. Những vướng mắc nổi cộm trong thi hành các quy định về trình

tự, thủ tục về bồi thường giải phóng mặt bằng
2. 1. Về việc giao quyết định thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi:
Điểm c khoản 2 Điều 31 nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định : “Trong thời hạn
không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm
yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân
dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết

định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu
rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời
gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu
hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.”Theo đó, cơ
quan thu hồi phải gửi quyết định bồi thường cho người dân. Như vậy trong việc
thu hồi đất, theo quy định mới người dân không được có ý kiến (khiếu nại) về
việc thu hồi đất nữa mà chỉ được quyền có ý kiến (khiếu nại) về phương án, mức
giá đền bù mà thôi. Đây là điểm tối của Nghị định 69/2009 do Bộ Tài nguyên và
môi trường là cơ quan soạn thảo trình Chính phủ ban hành
2.2.Vướng mắc nổi cộm trong công tác kiểm kê xác lập hồ sơ bồi thường
Điều 55. Ngị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25-5- 2007

4


Sau khi có quyết định thu hồi đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng có trách nhiệm thực hiện việc kê khai, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền
với đất và xác định nguồn gốc đất đai theo trình tự, thủ tục sau đây:
1. Người bị thu hồi đất kê khai theo mẫu tờ khai do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng phát và hướng dẫn; tờ khai phải có các nội dung
chủ

yếu

sau:

a) Diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử
dụng, loại giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;

b) Số lượng nhà, loại nhà, cấp nhà, thời gian đã sử dụng và các công trình khác

xây dựng trên đất; số lượng, loại cây, tuổi cây đối với cây lâu năm; diện tích,
loại cây, năng suất, sản lượng đối với cây hàng năm; diện tích, năng suất, sản
lượng nuôi trồng thủy sản, làm muối;

c) Số nhân khẩu (theo đăng ký thường trú, tạm trú dài hạn tại địa phương), số
lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất gây ra (đối với khu vực nông
nghiệp là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối trên thửa đất bị thu hồi; đối với khu vực phi nông nghiệp là
những người có hợp đồng lao động mà người thuê lao động có đăng ký kinh
doanh); nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp (nếu có);

d) Số lượng mồ mả phải di dời.

2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc kiểm
tra xác định nội dung kê khai và thực hiện kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với
đất, xác định nguồn gốc đất đai theo trình tự sau:

a) Kiểm tra tại hiện trường về diện tích đất đối với trường hợp có mâu thuẫn,
5


khiếu nại về số liệu diện tích; kiểm đếm tài sản bị thiệt hại và so sánh với nội
dung người sử dụng đất đã kê khai. Việc kiểm tra, kiểm đếm tại hiện trường
phải có sự tham gia của đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và
người có đất bị thu hồi. Kết quả kiểm đếm phải có chữ ký của người trực tiếp
thực hiện kiểm đếm tại hiện trường, người bị thu hồi đất (hoặc người được uỷ
quyền theo quy định của pháp luật), người bị thiệt hại tài sản (hoặc người được
ủy quyền theo quy định của pháp luật), cán bộ địa chính cấp xã, đại diện của
Phòng Tài nguyên và Môi trường, đại diện của lãnh đạo Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi


thường,

giải

phóng

mặt

bằng;

b) Làm việc với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất để xác định nguồn gốc sử dụng đất; xác định các trường hợp được
bồi thường, được hỗ trợ, được tái định cư.
Như vậy theo quy định trên thì Sau khi có quyết định thu hồi đất, Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thực hiện việc kê
khai, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất đai theo
trình tự, thủ tục. Trong đó người bị thu hồi đất kê khai theo mẫu tờ khai do tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và hướng dẫn. Tuy nhiên,
khi triển khai dự án Khu tái định cư vẫn còn xem nhẹ, chưa ý thức hết trách
nhiệm, chưa chặt chẽ trong khâu kiểm kê, xác lập hồ sơ bồi thường, nên tỷ lệ
đơn khiếu nại về thiếu diện tích, thiếu tài sản kiểm đếm chiếm tỷ lệ khá cao
trong tổng số đơn phát sinh. Nhiều dự án bị “treo” trên thực tế chủ yếu do
nguyên nhân thực hiện khâu này chưa tốt, gây nhiều bức xúc trong dân, khiếu
kiện kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân, mặt khác còn làm
hao tổn kinh phí đầu tư do không đạt tiến độ dự tính ban đầu. việc định giá đất là
vô cùng cần thiết trong quản lý nhà nước đối với đất đai. Thực tiễn hiện nay ở
nước ta vẫn chưa có một phương pháp định giá đất thống nhất, bảng giá đất của
UBND các tỉnh, thành phố còn nhiều điểm chưa phù hợp. Ngay trong nội hạt
một thành phố cũng có những mức giá chênh lệch với giá thị trường, đôi khi trái

ngược với giá thị trường. Từ đó dẫn tới nhiều vấn đề bất hợp lý khác. Do một số
địa phương không chịu điều tra để xác định lại giá đất mà vẫn áp dụng giá đất
theo bảng giá đất mặc dù giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường đã cao
hơn
giá
trong
bảng
giá
đất.
Bên cạnh đó, ở các địa phương, các định giá viên chuyên nghiệp rất thiếu vì đây
là một lĩnh vực, một nghề rất mới, chỉ xuất hiện từ năm 2003 trở lại đây. Vì thế,
6


trong quá trình điều tra, khảo sát, xây dựng bảng giá đất, chất lượng của báo cáo
định giá còn có hạn. Do đó vẫn xảy ra tình trạng giá đất trong định giá thu hồi
nhiều nơi chênh lệch nhau, gây ra sự không công bằng, là nguyên nhân dẫn đến
nhiều khiếu nại của người dân. Việc quy hoạch, xây dựng khu tái định cư còn
chậm, chưa đồng bộ dẫn đến khi thu hồi đất chưa có đất bố trí tái định cư ngay
cho người có đất bị thu hồi; thời điểm phê duyệt giá đất lại cách quá xa so với
thời điểm thu hồi đất, dẫn đến giá đền bù thu hồi đất thấp, nhưng giá đất tái định
cư lại cao. Một số dự án thực hiện không đúng trình tự quy định, nhiều hộ dân
thắc mắc về đơn giá đền bù thấp, việc áp giá các vị trí đất nông nghiệp và áp giá
đất giáp ranh chưa hợp lý.
2.3.Vướng mắc nổi cộm trong công tác giải phóng mặt bằng
- Thiếu cơ chế giám sát:
Các nghị định của Chính phủ đều có những quy định về việc thành lập và củng
cố tổ chức làm công tác bồi thường, giải tỏa và tái định cư; quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân làm công tác bồi
thường; xác định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp, đoàn thể trong việc

triển khai, chỉ đạo, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương và chính
sách về bồi thường hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Thế
nhưng lại chưa có những quy định về cơ chế giám sát (đặc biệt là các tổ chức có
chức năng giám sát độc lập) dẫn đến tình trạng làm qua loa, du di, mạnh ai nấy
làm, cả nể, thậm chí lợi dụng sơ hở trong cơ chế kiểm soát, kiểm tra để trục lợi.
Công tác bồi thường, hỗ trợ vốn đã khó, phức tạp, nhạy cảm do vậy lại càng khó
khăn hơn, trì trệ hơn và nhiều khuất tất hơn
- Tiền phục vụ công tác đền bù giải phóng mặt bằng bị cắt xén, không sử dụng
đúng mục đích bằng biện pháp hợp thức hóa và không hợp pháp đang có
nguy cơ phát triển do người dân thiếu những thông tin công khai của nhà
nước. Những vụ việc cắt xén tiền đền bù, chứng nhận khống diện tích đền
bù, sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích ở nhiều địa phương đã làm
cho việc giải phóng mặt bằng phục vụ lợi ích quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Nguyên nhân chủ yếu và phổ biến là do họ thiếu những thông tin cụ
thể rõ ràng mà các chủ đầu tư và chính quyền các cấp phải có trách nhiệm
phải giải thích.

III. Giải pháp khắc phục

7


1.Cần tăng cường phổ biến pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân; nâng cao
ý thức trách nhiệm, trình độ lý luận chính trị, bố trí cán bộ :
Theo đó , các cơ quan nhà nước cần thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật
đến mọi tầng lớp nhân dân. Đào tạo cán bộ về pháp luật đất đai để có đủ năng
lực, chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác thiết lập hồ sơ đền bù, thực
hiện nghiêm túc quy trình thiết lập hồ sơ, không được bỏ qua làm tắt bất cứ giai
đoạn nào. Quan tâm giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của công dân ngay
từ khâu đầu triển khai dự án, hạn chế thấp nhất tình trạng hồ sơ xác lập thiếu sót,

chưa đúng, chưa đủ. Cần nhìn tổng quát để dự đoán tình hình khiếu nại có thể
phát sinh trước khi triển khai dự án, từ đó chủ động xây dựng giải pháp để cùng
phối hợp tham gia vào công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một cách thỏa
đáng.
2.Các cấp có thẩm quyền cần đơn giản hóa trình tự thủ tục bồi thường giải
phóng mặt bằng : để tiến độ triển khai các dự án được đẩy nhanh hơn, đồng
thời thuận tiện cho người dân trong tìm hiểu quyền lợi cũng như nghĩa vụ của
mình.
3.Cần áp giá bồi thường giải phóng mặt bằng theo đúng cơ chế thị trường.
Từ trước đến nay, cơ chế bồi thường còn thiếu sòng phẳng giữa nhà nước với
người bị thu hồi đất. Trên thực tế việc xác định nhìn chung vẫn chỉ bằng 60% 70% giá thị trường và được coi như đó là giá thị trường, do vậy, khiếu kiện
nhiều khi nóng bỏng. Từ đó dẫn tới việc thu hồi đất ở nhiều địa phương bị ùn
tắc, chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư gây nên những bức xúc cho cả
người sử dụng đất, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền, trình tự thủ tục thu hồi
đất không thể tiến hành theo đúng quy định. Sự chênh lệch giữa giá đất do nhà
nước xác định với giá đất hình thành trên thị trường đã tạo ra kẽ hở cho các hiện
týợng tham nhũng, tiêu cực, ðầu cõ ðất ðai, mua bán chuyển nhýợng ðất ðai bất
hợp pháp…gây nên những bất bình trong xã hội. Từ đây, nguồn vốn do đất đai
tạo ra không được điều tiết vào ngân sách nhà nước mà lại rơi vào túi của cá
8


nhân hoặc chủ đầu tư. Trong trường hợp này, nhà nước với tư cách đại diện chủ
sở hữu đất đai đã bị thất thu. Với sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất thị trường
và giá đất bồi thường thì sau khi bị thu hồi người sử dụng đất cũng khó có thể có
được một diện tích đất khác tương đương với diện tích đất đã bị thu hồi. Điều
này dẫn tới hệ quả là đa số người bị thu hồi đất đều mong muốn được bồi
thường bằng một diện tích đất mới chứ không muốn nhận một khoản tiền bồi
thường. Để khắc phục được tình trạng này, nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, bổ
sung hoàn thiện quy định về cơ chế xây dựng giá đất ngày càng sát với giá thị

trường, chuyển giao chức năng xác định giá đất từ UBND cấp tỉnh sang cho các
tổ chức tư vấn, định giá đất chuyên nghiệp thực hiện là một biện pháp cần được
xem xét đến khi xây dựng các quy định về giá đất, trong đó nhà nước vẫn giữ
vai trò là người quản lý, giám sát. Trong trường hợp đặc biệt, nếu có biến động
quá lớn so với giá địa phương đã quy định thì mới cần điều chỉnh lại cho phù
hợp nhưng không vượt quá khung của Chính phủ đã quy định’
4.Tăng cường công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo chỉ là một trong rất nhiều chức
năng, nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước vậy nên cần tăng cường số lượng cán bộ
Thanh tra, nỗ lực khắc phục khó khăn trong công tác thanh tra nhằm hoàn thành
nhiệm vụ mang lại niềm tin cho nhân dân.
Phải lựa chọn cán bộ có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và
phẩm chất tham gia vào công tác giải phóng mặt bằng; đồng thời xử lý nghiêm
những cán bộ có biểu hiện tiêu cực, trục lợi trong công tác đền bù, giải phóng
mặt bằng. Phải thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các khu đất
đã quy hoạch, chấn chỉnh kịp thời những hành vi chống đối và lấn chiếm mặt
bằng đất đã quy hoạch. Mặt khác, cần giải quyết dứt điểm các kiến nghị, khiếu
nại của công dân; không để tình trạng coi thường pháp luật, lợi dụng vu cáo,
khiếu kiện, lấn chiếm đất, xây dựng nhà trái phép trên đất quy hoạch…. cản trở
quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung.
9


5. Luật cần quy định rõ về thời gian tối đa cho từng hạng mục bồi
thường (chẳng hạn thời gian tối đa cho việc xác định thời điểm xây dựng, nguồn
gốc đất, số nhân khẩu, lấy ý kiến người dân...) để tránh trường hợp cán bộ thực thi
chính sách “vẽ bóng”, cố tình làm trái, câu kết móc nối để trục lợi. có quy định chi
tiết về việc thưởng đối với những đối tượng giao đất đúng thời hạn và phạt đối với
những đối tượng chây ì trong công tác di dời gây thiệt hại cho Nhà nước.


10


Danh sách tài liệu tham khảo
1.- Luật đất đai năm 2003;
2.- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất
đai;
3.- Nghị định của Chính phủ số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
4.- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sử đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định sô
187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ti nhà nước thành công ti cổ phần.
5.- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
6.- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp
xác định giá đất và khung giá các loại đất.
7.- Nghị định của Chính phủ số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
8.- Đính chính số 181/ĐC-CP ngày 23/10/2009 đính chính Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất,
giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định.
9. - Thông tư của Bộ tài nguyên và môi trường số 14/2009/TT-BTNMT ngày
01/10/2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ
tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
10. . Bài viết: “Từ vụ Tiên Lãng: 10 giải pháp để xóa 4 không4 không đó là:
Người dân "không được biết, không được bàn, không được làm, không được

kiểm tra" trong giải tỏa, bồi thường để thực hiện dự án” của PHẠM ĐI, Học
viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Bài viết: “Một số bất cập trong các quy định pháp luật về thu hồi đất từ góc
độ vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng” trên Báo giáo dục Việt
Nam điện tử.

11


Đề bài: số 6
Nêu những vướng mắc nổi cộm trong thi hành các quy định về
trình tự thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng ?Đưa ra các
giải pháp khắc phục

12



×