Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.38 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người” khi nói về vấn đề giáo dục, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ.
Ngay cả trong giai đoạn hiện nay, câu nói này vẫn vẹn nguyên giá trị như cách
đây hơn 50 năm. Hơn thế nữa, thế hệ trẻ hiện nay không chỉ là sức mạnh bảo vệ
Tổ quốc mà còn là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng Tổ quốc giàu
mạnh. Việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ của đất nước là nhiệm vụ của toàn xã
hội, trong đó vai trò của gia đình mà chủ yếu là các bậc phụ huynh đối với con
cái của mình là rất quan trọng. Để tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo
dục con cái giai đoạn hiện nay, nhóm chúng em đã thực hiện một cuộc điều tra
trên một số hộ gia đình. Cuộc điều tra được tiến hành trong một thời gian ngắn
và khá gấp rút nên còn nhiều sai sót, chúng em rất mong nhận được sự nhận xét
và phê bình của thầy cô để hoàn thiện hơn nữa.

1


NỘI DUNG
I.

Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp

nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu
- Bài tiểu luận tập trung vào nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc giáo
dục con cái nhằm đánh giá được thực trạng giáo dục thế hệ trẻ ngay từ
trong gia đình ở giai đoạn hiện nay.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng em đề ra những nhiệm vụ chính cần
giải quyết như sau:
- Thứ nhất là tìm hiểu về phương pháp dạy con của các bậc cha mẹ trong


gia đình.
- Thứ hai là tìm hiểu về ảnh hưởng từ tư tưởng, phương pháp giáo dục của
cha mẹ lên thế hệ con cái.
- Cuối cùng là đánh giá và nhận xét về vai trò của gia đình trong việc giáo
dục con cái và tìm ra một số phương hướng nhằm nâng cao vai trò ấy.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Trong cuộc điều tra về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái, chúng
em sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích tài liệu
sẵn có đồng thời kết hợp với phương pháp phỏng vấn đề tìm hiểu rõ hơn vấn đề
này.
Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có là dựa vào các số liệu, tài liệu, thông
tin hay kết quả có sẵn, nhà xã hội học tiến hành nghiên cứu và phân tích nhằm
rút ra những thông tin, kết luận mới phục vụ cho đề tài cần nghiên cứu. Phương
pháp này có ưu điểm là ít tốn kém về công sức, thời gian và kinh phí, không cần
sử dụng nhiều người mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, phương pháp này
còn phát huy tối đa lợi thế đối với những vấn đề nghiên cứu có tính nhạy cảm,
phức tạp mà việc sử dụng các phương pháp khác gặp nhiều khó khăn.
2


Phương pháp phỏng vấn là phương pháp tiến hành một cuộc phỏng vấn
nhằm khai thác thông tin cho phù hợp với mục đích đề ra. Phỏng vấn là cuộc nói
chuyện được tiến hành theo kế hoạch nhất định thông qua cách thức hỏi – đáp
trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin (người được phỏng
vấn), trong đó người phỏng vấn nêu lên các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát,
lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả (việc ghi nhận thông tin có thể được
tiến hành bởi chính điều tra viên hoặc người khác, dưới nhiều hình thức). Ưu
điểm đặc trưng của phương pháp này là cho phép thu thập được những thông tin
về thực tại cũng như các thông tin về suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của đối tượng
do người phỏng vấn và đối tượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp với nhau. Bằng

phương pháp này các thông tin thu được có chất lượng cao, tính chân thực và độ
tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn.
II.
Một số khái niệm cơ sở.
1. Giáo dục
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi
gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người
học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học
bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn
tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như
là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền
thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ
thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả
năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người.
Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ
giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được các
mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội.
Sự giáo dục của mỗi con người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong
suốt cuộc đời. Với một số người quá trình đấu tranh giành giật sự sống, giành
giật sự thắng lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn cả sự truyền thụ
3


kiến thức ở các trường học. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả giáo dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn, mặc dù việc dạy dỗ trong
gia đình có thể không mang tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông
thường.
Trong công tác giáo dục thế hệ trẻ của chúng ta, mọi người đều nghe nói
đến sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng thực tế trong xã hội,

trẻ em phải sống thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình không phải là ít. Tâm
lý ở trẻ em này có khác ở trẻ em mất cha hoặc mẹ, chúng lủi thủi cô đơn, cảm
thấy xấu hổ với bạn bè, ngỡ ngàng trong cuộc sống.
Đặc điểm riêng ở lứa tuổi của các em là tính quan sát và tính nhạy cảm,
cho nên những hiện tượng xấu xa (như ô dù) che chắn các hành vi phạm pháp,
hành vi móc ngoặc, gian dối, thiếu trung thực… của người lớn các em rất dễ biết
và đều chịu ảnh hưởng.
Gần đây, vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng như ngoài xã
hội được quan tâm nhiều hơn. Có thể thấy ở một gia đình nếu bố mẹ có giáo dục
thì con cái mới có giáo dục. Chính vì vậy, vai trò của gia đình đối với con cái
rất quan trọng. Các bậc cha mẹ cần ý thức được trách nhiệm đối với con cái.
2. Gia đình
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy,
có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế
xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành
viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với
nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực
hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách
kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho
4


các thành viên trong gia đình. Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các
quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế
theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài
người.
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học,

tâm lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã
hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về
gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung
nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia
đình.
III. Thực tế giáo dục con cái trong các gia đình Việt Nam hiện nay.
1. Một vài thực tế trong gia đình Việt Nam hiện nay
Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam: (nguồn: SAVY –
Survey Assessment of Vietnam Youth 2003. DS&PT 09/2005, giữa WHO,
UNICEF và TCTK trên 7584 thanh niên từ 14-25 tuổi ở 42 tỉnh thành VN) cho
kết quả và nhận định sau:
- Môi trường kinh tế và xã hội ngày càng biến chuyển đem đến nhiều thử thách
khiến thanh niên phải tìm cách thích ứng.
- Thanh niên được sự hỗ trợ lớn lao từ gia đình mặc dầu có một số nhỏ có xung
đột với gia đình. Gia đình nông thôn đông người nhưng lại ít có quyền lực.
- 1/3 nam thanh niên thành phố độc thân.
- Phần đông không chấp nhận quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân, tuy
nhiên tỷ lệ nữ đã có gia đình có QHTD trước hôn nhân cao hơn so với nữ chưa
lập gia đình.
- Các phương tiện tránh thai được các cặp vợ chồng sử dụng nhiều. Những
người độc thân có QHTD thì không sử dụng thường xuyên.
- 2/3 nữ còn hiểu biết hạn chế về thời điểm dễ có thai nhất.
- Nam thanh niên có nhiều hành vi gây nguy cơ (QHTD ngẫu hứng, đua xe, tụ
tập gây rối, bão lực, mang hung khí, vũ khí…) hơn nữ.
- Một số thanh thiếu niên lo lắng về tương lai: 1/5 đã từng có cảm giác thất
5


vọng, chán chường về tương lai.
- Nhìn chung nam giới lạc quan hơn nữ giới về bản thân, gia đình và tương lai.

- Ước vọng hàng đầu của thanh thiếu niên về tương lai là: thu nhập, việc làm và
thành đạt về kinh tế. Gia đình và hạnh phúc đứng hàng thứ hai.
2. Những sai lầm thường gặp hiện nay trong các gia đình ở Việt Nam
- Cha mẹ không thông cảm, thường hay mắng mỏ các em trong độ tuổi vị thành
niên. Phần lớn cho rằng trẻ không vâng lời.
- Cha mẹ quá bận rộn lo kiếm tiền. Buổi sáng cho con tiền dằn túi, chở con đến
trường, vội vã đến nơi làm việc. Buổi trưa đón con về, cho ăn, đưa con đi học
tiếp rồi lại vội vã đi làm. Buổi tối cha mẹ khá chữ nghĩa thì dò bài, giải bài tập ;
ít chữ nghĩa thì ngồi “canh me” cho con học.
- Những kỳ thi cũng là thời gian áp lực đối với trẻ. Nếu không được điểm cao thí
thường bị cha mẹ đem so sánh với bạn bè khiến trẻ bực tức, mặc cảm và hành
động nông nổi.
- Khi con có bạn khác giới, nhiều bậc cha mẹ không tìm hiểu, lắng nghe mà trấn
áp bằng mọi cách.
- Khi con có bầu, cha mẹ thường không đủ bình tĩnh mà nặng lời mắng nhiếc.
Sau khi trút bỏ cái thai, cô gái rơi vào tình trạng mặc cảm, có thề dẫn đến bệnh
tâm thần.
- Khi con trai sa ngã vào mại dâm, ma túy… chúng thường không tìm được nơi
an ủi.
- Có tới 62,9% bố mẹ ở khu vực phía Bắc và 57,7% bố mẹ ở khu vực phía Nam
chưa dành đến 30 phút trong ngày cho giải trí chơi vui cùng con cái.
- 46,2% bố mẹ miền Bắc và 20,2% cha mẹ miền Nam chỉ dành khỏang 15 phút
cho họat động này.
(nguồn: Ủy ban DS,GĐ&TE, Việt Nam học 07/2004)
Hiện nay, còn tồn tại nhiều quan niệm không đúng về vai trò quan trọng
của cha mẹ trong giáo dục con cái. Có những bậc cha mẹ tự đánh mất đi vai trò
ảnh hưởng của mình đối với trẻ, tự phủi trách nhiệm giáo dục, bỏ mặc trẻ theo
6



kiểu “trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Có những bậc cha mẹ lại đẩy trách nhiệm nuôi
dạy trẻ cho nhà trường. Khảo sát điều tra hơn 1000 gia đình có con đang học
tiểu học và trung học cơ sở đã có 7,2% cha mẹ quan niệm việc giáo dục con cái
là do nhà trường hoàn toàn đảm nhiệm, gia đình chỉ chịu một phần nhỏ. Nhưng
trên thực tế, đã có tới 25,5% các bậc cha mẹ thừa nhận đã khoán trắng việc giáo
dục con cái cho nhà trường. Thả nổi việc giáo dục con, đến khi con cái mắc
khuyết điểm lại phạm vào tội che dấu khuyết điểm của con. Khảo sát trên cũng
cho thấy, khi nhà trường yêu cầu các bậc cha mẹ đánh giá xếp loại 210 học sinh
là con cái họ mà nhà trường đánh giá hạnh kiểm chưa đạt yêu cầu, thì đã có tới
63,4% số học sinh thuộc danh sách trên được bố mẹ các em nâng nên loại hạnh
kiểm khá và tốt. Các bậc cha mẹ đã không dám nói thật khuyết điểm của các em
với nhà trường, sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con em mình. Bỏ mặc,
khoán trắng cho nhà trường, đến khi con cái mắc lỗi lầm thì bố mẹ lại rơi vào
tâm trạng hẫng hụt, phàn nàn về sự bất lực của mình đã không dạy bảo được
con. Hậu quả tất yếu là nhiều bậc cha mẹ đã nổi cáu, dẫn đến đánh đập trẻ, vi
phạm quyền trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ đã bộc lộ quan điểm của mình, cho rằng
không dùng roi vọt thì không giáo dục được trẻ. Phổ biến, các bậc cha mẹ cũng
thừa nhận là không hiểu được, không nắm được các phương pháp giáo dục trẻ.
Bố mẹ phải biết nói chuyện với con, phải phân tích lý giải để con hiểu các
sai sót và tìm cách tránh trong các tình huống tương tự. Sự khác biệt của các
nhóm trẻ con hư và trẻ con trong các gia đình nề nếp là trước các lỗi lầm của trẻ,
bố mẹ của trẻ ở nhóm thứ nhất thường tỏ thái độ vũ phu như đánh đập, đuổi khỏi
nhà, trói nhốt, bỏ mặc không quan tâm, chỉ có 38,1% các gia đình tiến hành
phân tích, khuyên nhủ trẻ, trong khi đó ở nhóm thứ hai (các gia đình có nề nếp)
đã có tới 91,5% cha mẹ các em biết phân tích, khuyên bảo trẻ để trẻ tự nhận ra
thiếu sót của mình và tự sửa chữa.
3. Nguyên nhân dẫn tới những thực tế như trên
- Dân số ngày một tăng, nhu cầu về cuộc sống khiến cha mẹ thường phải lo
toan cho vấn đề này mà ít có thời gian quan tâm đến con cái.
7



-

Vấn đề bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối trong xã hội và ảnh hưởng sâu
sắc đến sự phát triển nhân cách cũng như lối sống của thế hệ trẻ. Hầu hết các
bạn trẻ (84% được hỏi) cảm thấy chán nản, thậm chí là thù ghét khi trong gia

-

đình có hiện tượng bố mẹ cãi vã, bạo hành.
Ảnh hưởng của nếp sống cũ vẫn hằn sâu trong các nghĩ của các gia đình Việt

-

Nam, nhất là tại các gia đình nông thôn.
Tuy nhiên đối với nhiều gia đình thành phố có điều kiện vật chất tốt hơn thì
lại quá buông thả, nuông chiều con cái mà không quan tâm đến con, không

-

tìm hiểu những sự thay đổi tâm lý của con mình.
Trình độ dân trí có thể xem là một nguyên nhân quan trọng trong việc giáo
dục con cái. Cha mẹ có trình độ học vấn cao thường gần gũi, quan tâm và

-

tìm hiểu con cái toàn diện hơn các gia đình có trình độ thấp
Nề nếp gia đình qua nhiều thế hệ cũng là một nguyên nhân khác. Nề nếp gia
đình tốt và được truyền qua nhiều đời cũng ảnh hưởng đến phong cách sống

của thế hệ con cháu trong nhà.
IV. Biện pháp nâng cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái
giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất, cần phải xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục con cái:
Việc giáo dục con cái trở thành một đề tài rất được quan tâm. Cha mẹ phải
nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái. Ý thức được trách nhiệm làm cha mẹ là
quan trọng và không thể thay thế. Điều này giúp các bậc làm cha mẹ không trao
phó hay ỷ lại quá nhiều vào những người khác như nhà trường, người thân,
người giúp việc.... Họ cần có định hướng để chủ động và phá huy tính sáng tạo
nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
Thứ hai, xác định được mục tiêu giáo dục con cái:
Trên thực tế, có nhiều bậc làm cha mẹ không hề đặt mục tiêu trong việc giáo dục
con cái. Họ có thái độ buông xuôi, bỏ mặc cho đứa trẻ “tự do phát triển”.
Sự thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm này, làm cho trẻ bị thiệt thòi. Việc
xác định các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng đứa

8


trẻ và điều kiện gia đình. Đồng thời cũng dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng và
làm gương cho con cái.
Thứ ba, cha mẹ phải thống nhất trong việc tác động giáo dục:
Trong một gia đình có nhiều thế hệ, việc giáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị, khéo
léo và thống nhất tác động giáo dục dựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái.
Tránh tình trạng có sự mâu thẫu trong phương pháp dậy con . Thí dụ như
cha thì nuông chiều nhưng mẹ thì lai nghiêm khắc, cha phạt nhưng mẹ lại
bênh vực,…
Thứ tư, tổ chức lối sống trong gia đình:
Tạo bầu không khí gia đình ấm áp và đầy tình thương. Để trẻ được sống trong

sự yêu thương , chăm sóc. Xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ
có thời gian luyện tập nhân cách của mình. Tổ chức lối sống trong gia đình
giúp trẻ học hỏi tính kỉ luật, sự tôn trọng người khác. Dạy con bằng hành vi
có hiệu quả hơn lời nói.
Thứ năm, tôn trọng con cái:
Tôn trọng là bảo vệ sự phát triển hồn nhiên theo từng lứa tuổi và tạo điều kiện
để nhân cách trẻ phát triển cách toàn diện. Cha mẹ cần lắng nghe, không áp
đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của chúng. Lắng nghe và tham
dự vào cuộc sống hằng ngày của con cái. Không xúc phạm, vùi dập trẻ
bằng những hình thức hữu hình và vô hình. Sự thiếu tôn trọng con cái dẫn
đến những tác hại nghiệm trọng về thể lý và tâm lý. Đứa trẻ không được
tôn trọng, nâng đỡ thường tỏ ra bi quan và thường co cụm trong bản thân.
Như thế, chúng cũng khó lòng nghĩ đến người khác.
Thứ sáu, yêu thương và nghiêm khắc với con cái:
Yêu thương là giúp trẻ cảm nhận và biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc với người
khác. Khi được yêu thương, trẻ cảm thấy mình có giá trị. Từ đó, hình thành
9


tính tự tin và lòng tự trọng. Tuy nhiên cha mẹ cần nói “không” khi cần
thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng không phải bất cứ điều gì chúng
muốn, cũng được thỏa mãn. Giữ được chừng mực, hài hòa giữa yêu thương
và nghiêm khắc trong giáo dục con cái là cả một nghệ thuật đồi hỏi nhiều
thời gian và hy sinh.
Thứ bảy, hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng:
Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm lý con cái theo lứa tuổi và đặc điểm riêng,
để đồng hành với chúng trong cuộc sống. Tóm lại, giáo dục trong gia đình
là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả, đòi hỏi các bậc
làm cha mẹ một sự huy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần được con cái

đáp đền.
Thứ tám, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình và trường
trong việc giáo dục con cái
Gia đình và nhà trường cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để luôn
luôn nắm bắt dược tình hình học tập, đạo đức, cũng như tâm tư tình cảm của con
trẻ . Qua đó sẽ có những biện pháp hiệu quả và kịp thời trong việc định hứơng
cho con những tư tưởng phát triển lành mạnh,tránh những quan điểm lệch lạc.
Những hiện tượng như gia đình tưởng con đi học còn nhà trường lại tưởng con
ở nhà hay việc con học hành sa sút, tha hóa về đạo đức ở trường nhưng gia đình
lại hoàn toàn không hay biết.

10


KẾT LUẬN
Gia đình là thiết chế đặc biệt của xã hội, là nơi nuôi dưỡng con người
trưởng thành và hoà nhập cùng xã hội. Xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc
tức là góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp. Vai trò của gia đình trong việc giáo
dục con cái vì thế trở nên cực kì quan trọng và cần phải được hiểu, nhận thức cụ
thể để có phương pháp thích hợp nâng cao. Qua bài tiểu luận này chúng em xin
được góp một phần nhỏ vào việc đánh giá phương pháp dạy con cái trong giai
đoạn hiện nay. Chúng em hy vọng bài viết này thực sự có ích cho mọi người.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb. Công an

nhân dân, Hà Nội, 2010.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Xã hội học đại cương, Nxb. Thống kê, Hà Nội,
2004.
B. Tài liệu tham khảo khác
1. Nguyễn Khắc Viện(chủ biên), Từ điển xã hội học, Nxb. Thế giới, Hà Nội,
1994.
2. L. Therese Beker, Thực hành nghiên cứu xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1998.
3. Từ Điển, Điều tra thăm dò dư luận xã hội (hướng dẫn thực hành), Nxb.
Thống kê, Hà Nội, 1996.
C. Website
1. www.wikipedia.org
2. www.google.com
3. www.dantri.com.vn
4. www.vietbao.vn
5.
6.

12


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

2


I. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp

2

nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu

2

2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

3. Phương pháp nghiên cứu

2

II. Một số khái niệm cơ sở

3

1. Giáo dục

3

2. Gia đình

4


III.Thực tế giáo dục con cái trong các gia đình Việt Nam hiện nay

5

1. Một vài thực tế trong gia đình Việt Nam hiện nay

5

2. Những sai lầm thường gặp hiện nay trong các gia đình Việt Nam

6

3. Nguyên nhân dẫn tới thực tế trên

8

IV. Biện pháp nâng cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục

8

con cái giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

MỤC LỤC


13

13



×