Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tìm hiểu chếđộ công ty đại chúng theo quy định của pháp luật việt nam và thực tế áp dụng pháp luật về chế độ công ty đại chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.54 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, vấn đề TTCK đã ,đang và sẽ trở thành một
vấn đề “thời sự nhất” đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên toàn thế
giới hiện nay.Thực tế đã chứng minh rằng TTCK cung cấp một nguồn vốn rất
quan trọng cho nền kinh tế thị trường, nó thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia
tham gia phát triển mạnh hơn ,nhanh chóng hơn.
Thời gian qua, TTCKVN đã có sự chuyển mình đặt những mốc quan
trọng sau nhiều năm hoạt động và phát triển. Trước năm 2009, do ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, TTCKVN đang giảm sút nghiêm trọng và
biến động thường xuyên. Kéo dài từ năm 2009 đến nay thị trường chứng khoán
đang diễn ra một cách ảm đạm. Nhằm điều tiết sự phát triển của hoạt động kinh
doanh chứng khoán bước sang năm 2011 năm tiền đề của kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm, TTCKVN
đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức để phát triển hơn trong thời gian
tới. Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một khía cạnh của TTCK “tìm hiểu chế
độ công ty đại chúng theo quy định của pháp luật việt nam và thực tế áp
dụng pháp luật về chế độ công ty đại chúng”.
NỘI DUNG
I. Những vấn đề cơ bản về công ty đại chúng.
1.
Khái niệm công ty đại chúng.
Thông thường tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển khái niệm
CTĐC được quy định trong luật công ty còn LCK chỉ quy định nghĩa vụ công bố
thông tin của CTĐC. Tuy nhiên đối với những nước mà luật liên quan chưa quy
định thì LCK có quy định cụ thể về CTĐC.
Điều 25 LCK quy định: "Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một
trong ba loại hình sau đây:
a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc
Trung tâm giao dịch chứng khoán;
c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể


nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên".
2. đặc điểm và vai trò của công ty đại chúng
Đặc điểm: CTĐC trước hết là công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của luật
doanh nghiệp. CTĐC mang đầy đủ đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần để phân


biệt với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Đó là các
đặc điểm về thành viên công ty (giới hạn tối thiểu nhưng không giới hạn tối đa),
vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau, tính tự do chuyển
nhượng phần vốn góp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản
của công ty, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp, được phát hành
chứng khoán các loại có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
Ngoài những đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần được nêu trong luật
doanh nghiệp, CTĐC còn có những đặc điểm pháp lý riêng biệt quy định trong
luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chứng khoán:
Về luật điều chỉnh: công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh trực tiếp của luật
doanh nghiệp, còn CTĐC chịu sự điều chỉnh của LCK và luật doanh nghiệp.
Về lượng cổ đông và vốn điều lệ: CTĐC phải có một lượng cổ đông nhất
định, theo quy định của LCK là 100 cổ đông không kể cổ đông là các nhà đầu tư
chứng khoán chuyên nghiệp, là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính,
công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm và tổ chức kinh doanh
chứng khoán. Các nhà đầu tư này có đặc điểm riêng biệt là họ rất am hiểu về thị
trường tài chính nói chung, TTCK nói riêng.
Để được công nhận là CTĐC công ty cổ phần phải có vốn điều lệ đã góp là
10 tỷ đồng trở lên. Một điểm lưu ý là vốn điều lệ của CTĐC phải là vốn đã góp
chứ không phải là vốn điều lệ cam kết như công ty cổ phần. Thông thường, việc
xác định vốn điều lệ đã góp dựa trên báo cáo tài chính của công ty.

Công ty đại chúng phải đăng ký với ủy ban chứng khoán nhà nước.
Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng có các quyền theo quy định của
luật doanh nghiệp có các nghĩa vụ theo quy định của luật doanh nghiệp và quy
định của LCK.
Vậy, đặc điểm nổi bật nhất của CTĐC so với công ty cổ phần là CTĐC có
nghĩa vụ pháp lý chặt chẽ hơn rất nhiều so với công ty cổ phần đặc biệt là các
nghĩa vụ về quản trị công ty và công bố thông tin. Việc quản lý chặt chẽ của pháp
luật đối với CTĐC là cần thiết bởi lẽ CTĐC có quy mô rông lớn cả về vốn và số
lượng cổ đông. Ngoài ra công ty đại chúng còn là hạt nhân của TTCK. Do vậy
hoạt động của công ty đại chúng còn chi phối gián tiếp nền kinh tế thị trường.
Vai trò:
Đối với nền kinh tế quốc dân: CTĐC đóng vai trò là lực lượng sản xuất
trực tiếp của nền kinh tế quốc dân. Tính đến tháng 11/2008 đã có hơn 1000 công


ty đăng ký làm CTĐC với UBCKNN. Với lượng vốn điều lệ khoảng 144 tỷ đồng
thì CTĐC là lực lượng sản xuất quan trọng của cả nền kinh tế. Đối với nước ta
CTĐC có ý nghĩa rất lớn lao trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. CTĐC còn là nơi huy động nguồn vốn trực tiếp hoặc gián tiếp từ nước
ngoài. CTĐC thường là công ty có quy mô hoạt động vừa và lớn. Đóng vai trò
quan trọng trong thị trường, ngành, lĩnh vực mà nó hoạt động. hơn nữa CTĐC
phải chịu sự quản lý khắt khe của pháp luật, công bố thông tin công khia minh
bạch hơn các loại hình công ty khác. Do đó, CTĐC là nới các nhà đầu tư nước
ngoài hướng tới để hợp tác làm ăn. Như vậy, sẽ giúp cho nền kinh tế trong nước
được mở rộng khả năng hội nhập tăng cao.
Đối với thị trường chứng khoán: CTĐC có vai trò rất quan trọng đối với
TTCK đặc biệt là thị trường sơ cấp. CTĐC là người tạo ra hàng hóa chủ yếu trên
thị trường sơ cấp thông qua việc phát hành cổ phiếu của công ty. Thị trường hàng
hóa thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp tạo ra hàng hóa
đó.

3. Tổ chức và hoạt động của công ty đại chúng theo quy định của pháp
luật.
Về mặt tổ chức và hình thức,thực chất CTĐC là công ty cổ phần đã phát
hành chứng khoán ra công chúng. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng,
tổ chức phát hành trở thành CTĐC (có đăng ký). CTĐC có nghĩa vụ phải công
khai thông tin về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật, UBCKNN và
Sở Giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo cho nhà đầu tư có đuợc thông tin đầy
đủ về hoạt động thuờng xuyên cũng như những sự kiện bất thuờng của công ty.
Điều 30,31,32 LCK 2006 đã liệt kê những hoạt động công ty đại chúng có
quyền thực hiện.
Nhận xét : Việc đặt ra các quy định về CTĐC nhằm đảm bảo tất cả các
doanh nghiệp có chứng khoán được công chúng sở hữu rộng rãi (kể cả các doanh
nghiệp đã phát hành chứng khoán ra công chúng từ trước khi LCK có hiệu lực
hoặc phát hành riêng lẻ nhiều lần theo quy định của Luật Doanh nghiệp mà trở
thành CTĐC) phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, từ đó có thể bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Về hoạt động chào mua công khai, để bảo đảm tính công khai, minh bạch
trong việc chào mua thâu tóm doanh nghiệp, tránh việc các CTĐC bị thâu tóm
một cách không công bằng, không công khai và bảo vệ các cổ đông thiểu số
trong doanh nghiệp bị thâu tóm, LCK quy định việc chào mua công khai phải báo
cáo UBCKNN và chỉ được thực hiện sau khi UBCKNN chấp thuận và đã được
công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm dự kiến thực
hiện.


Luật cũng quy định chứng khoán của các CTĐC phải được đăng ký, lưu ký
tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Quy định như vậy là phù hợp với
thông lệ quốc tế về đăng ký và lưu ký tập trung, khắc phục được tình trạng các
nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp chứng chỉ chứng khoán. Điều này sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc theo dõi biến động sở hữu, cũng như thuận tiện cho việc giao

dịch, thanh toán và tiến tới thực hiện chính sách phi vật chất chứng khoán như
một số nước đã tiến hành.
II. Thực tế áp dụng pháp luật về chế độ công ty đại chúng.
1. Thực tế áp dụng pháp luật về chế độ công ty đại chúng.
Kể từ khi thị trường chứng khoán (TTCK) được thành lập, số lượng công
ty đại chúng tăng đột biến với tổng số gần 2.000 doanh nghiệp. Tốc độ tăng
trưởng của công ty đại chúng phụ thuộc vào diễn biến của TTCK và một phần
vào các quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Theo ước tính, không dưới
phân nửa số công ty đại chúng xuất hiện trong giai đoạn 2007-2010.
Theo xu hướng chung, phần lớn các doanh nghiệp đại chúng hóa như một
yêu cầu tối thiểu của quá trình đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Ngoại trừ các doanh nghiệp đã niêm yết thành công và giả sử đang hưởng lợi từ
việc niêm yết, còn gần 1.000 doanh nghiệp đã chuyển từ doanh nghiệp tư nhân
hoặc doanh nghiệp nhà nước sang công ty đại chúng. Có bao nhiêu phần trăm
doanh nghiệp thực sự chuyển đổi để tận dụng các lợi ích tiềm năng của một công
ty đại chúng và bao nhiêu doanh nghiệp chỉ đơn thuần chuyển đổi để đáp ứng các
thủ tục hành chính?
Trên thực tế có rất nhiều công ty đã trở thành công ty đại chúng như: năm
2010 Công ty CP Đệ Tam (DETACO) chính thức được UBCKNN công nhận trở
thành công ty đại chúng. Năm 2011 Công ty CP Giáo dục Quốc tế Việt Úc
(TP.HCM), vốn điều lệ 16 tỉ đồng đăng ký là CTĐC. Và tính đến ngày 30-9 có
hơn 1.000 công ty đăng ký là CTĐC - UBCK cho biết
Theo thông tin mà UBCK đã cung cấp thì hiện nay ở nước ta đã có khoảng
hơn 1.600 CTĐC nằm trong diện quản lý của UBCK. Theo lãnh đạo cơ quan này,
chính vì số doanh nghiệp phải quản lý quá lớn như vậy, nên UBCKVN không thể
soát xét đến từng báo cáo tài chính của CTĐC. Việc soát xét báo cáo tài chính
của CTĐC thuộc trách nhiệm của các công ty kiểm toán được chấp thuận. Tuy
nhiên, khác với con số này, trong mục CSDL về CTĐC tại website của UBCK,
số CTĐC được ghi nhận đến ngày 18/9/2001(có tên công ty, địa chỉ website và
vốn điều lệ) chỉ là 711 công ty. Lý giải cho vấn đề này là bởi nhiều công ty niêm

yết chỉ thực hiện nghĩa vụ báo cáo Sở, chứ không báo cáo UBCK, mặc dù theo
quy định pháp luật là công ty niêm yết phải báo cáo cả Sở và UBCK. Theo quy


định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC, việc công bố thông tin của CTĐC, tổ chức
phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, công ty quản lý quỹ,
CTCK phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo UBCK, Sở GDCK. Do đó,
có thể nói vì quy định trên tại Thông tư 09 chưa được thực thi nghiêm túc, nên
mới dẫn đến một thực tế là dữ liệu về CTĐC tại UBCK quá thiếu như hiện nay.
Một số bất cập của thông tư 09.
Hiện nay, việc quy định CBTT trong thông tư 09 chỉ dựa trên hai nhóm đối
tượng là CTĐC và công ty niêm yết. Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường
hợp, CTĐC có quy mô vốn rất lớn, số lượng cổ đông nhiều và mức độ thanh
khoản trên thị trường cao nhưng lại không thuộc đối tượng bị điều chỉnh.
Ví dụ như trường hợp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
(MB), một công ty cổ phần có vốn điều lệ trên 10 ngàn tỉ đồng và số lượng cổ
đông rất lớn nhưng họ vẫn chưa đưa cổ phiếu vào niêm yết trên thị trường tập
trung do đó không thuộc đối tượng điều chỉnh của thông tư 09. Điều này có thể
gây ảnh hưởng tới quyền lợi của những người nắm giữ cổ phiếu của MB nếu
thông tin không được công bố đầy đủ.
Quy định về báo cáo trước ngày giao dịch của cổ đông lớn và cổ đông nội
bộ cũng chưa đáp ứng được mục tiêu quản lý và chưa phù hợp với thông lệ quốc
tế.
Theo thông tư này, các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ, trước khi thực hiện
giao dịch cần công bố thông tin trên phương tiện truyền thông; tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, các cổ đông này có công bố thông tin nhưng không thực hiện
giao dịch hoặc chỉ giao dịch một phần hoặc vừa mua vừa bán, làm lũng đoạn thị
trường chứng khoán.
Ngoài ra, thông tư 09 không đảm bảo về mặt thời gian việc CBTT bất
thường trong vòng 24 giờ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ do có độ

trễ khi phải nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trước khi công bố;
đồng thời chưa quy định về CBTT khi trở thành cổ đông lớn (trên 5%) đối với
chứng chỉ quỹ của công ty đại chúng/quỹ đại chúng; chưa có cách xác định cụ thể
“số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành” và chưa quy định rõ CBTT của
tổ chức niêm yết trái phiếu.1
1

1. />

Điều 28 LCK quy định: “CTĐC phải tuân thủ các quy định của luật doanh
nghiệp về quản trị công ty” và bộ tài chính quy định cụ thể về quản trị công ty áp
dụng với CTĐC có cổ phiếu niêm yết. Như vậy pháp luật chứng khoán mới chỉ
điều chỉnh đối với CTĐC chưa niêm yết trên TTCK. Đối với CTĐC chưa niêm
yết khung pháp lý về quản trị còn lỏng lẻo, bó hẹp trong phạm vi của luật doanh
nghiệp. Quy định này thể hiện sự thiếu sót của luật chứng khoán.
Ngày 21/2/2012, UBCKNN vừa ban hành các quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với các CTĐC chưa niêm yết có hành vi vi phạm quy định về chế
độ báo cáo và công bố thông tin. UBCKNN đã xử phạt 60 triệu đồng đối với
Công ty Cổ phần Cơ khí chế tạo máy Long An và Công ty Cổ phần Đầu tư Nam
Khang theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP
ngày 2/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 85/2010/NĐ-CP); Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Bảo Việt bị phạt 20 triệu đồng theo quy định tại Điểm a
Khoản 2 Điều 34 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
2. Ưu điểm, hạn chế của loại hình công ty đại chúng và nhận xét:
a. Ưu điểm:
Ngoài những ưu điểm của một công ty cổ phần, công ty đại chúng có
những ưu điểm sau đây:
Công ty có thể phát hành nhiều loại chứng khoán để huy động vốn
đại chúng trong và ngoài nước, kể cả tổ chức. Nhờ yếu tố thanh khoản, doanh

nghiệp và cổ đông có thể tận dụng được lợi thế của thị trường vốn, tận dụng các
khoản nhàn rỗi, tạo cơ hội gia tăng giá trị cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người
khởi lập doanh nghiệp.
CTĐC có thế mạnh đặc biệt về phát triển, có được yếu tố trường vốn
và trường tồn nhờ có tính độc lập giữa thực thể doanh nghiệp và người sở hữu.
Để trở CTĐC, công ty cổ phần phải tuân thủ một số điều kiện nhất
định theo quy định của pháp luật nên chỉ một số công ty cổ phần đáp ứng đủ điều
kiện mới được, tạo ra một sàn chung có mặt bằng chung giống nhau, tạo ra sự
chọn lọc và khả năng cạnh tranh giữa các công ty với nhau để thu hút nhà đầu tư.
Tự do chuyển nhượng, tự do mua bán cổ phần giữa các nhà đầu tư.
Công ty được xã hội biết đến do có tên tuổi xuất hiện công khai trên
thị trường chứng khoán, trên báo chí. Công ty đã khẳng định được danh tiếng, uy
tín thì khi cần huy động vốn ngoài xã hội, công ty dễ dàng có thể tiếp tục phát
hành cổ phiếu, trái phiếu với chi phí phát hành thấp hơn lần phát hành truớc nên
dễ dàng tiến hành huy động vốn từ công chúng.


Tính minh bạch cao thể hiện ở việc Công ty phải báo cáo công khai
hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã
hội. Thêm vào đó, hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt
động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển
công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các
giám đốc sẽ bị sa thải; như vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các
giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.
Nhà nước bớt được gánh nặng phải trợ giúp vốn ngân sách cho công
ty, và như vậy Nhà nuớc có thể tập trung sức lực vào nhiệm vụ trọng đại của
mình là đầu tư cơ sở hạ tầng.
b. Nhược điểm:
Do tính chất đối vốn của CTĐC nên công ty có rất nhiều người nắm
giữ cổ phần dẫn đến tình trạng khó quản lý và nằm ngoài tầm kiểm soát của ban

quản lý công ty.
Thủ tục hành chính phức tạp, Trình tự thành lập phải đáp ứng một số
yêu cầu chặt chẽ và tuân theo quy định của pháp luật, nhất là về mặt thông tin và
việc công khai các hoạt động của công ty do đó CTĐC rất khó giữ bí mật vì phải
tuân thủ chế độ kiểm tra và báo cáo thường xuyên công việc kinh doanh của mình
đặc biệt là các khoản lợi nhuận để thu hút các nhà đầu tư.
Tài chính công ty luôn phải minh bạch điều này sẽ khiến bất lợi cho
công ty vì đối thủ sẽ biết được và dễ tìm ra các phương án cạnh tranh tương ứng,

Khi phát hành, công ty sẽ phải chịu các chi phí đợt phát hành: chi
phí thuê hãng kiểm toán độc lập để lập báo cáo kiểm toán hoạt động của công ty,
chi phí thuê người bảo lãnh phát hành, chi phí chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để xin phép
phát hành, chi phí quảng cáo cho đợt phát hành.
c. Nhận xét
CTĐC là loại hình đặc biệt của công ty cổ phần nên có tất cả những đặc
điểm của công ty cổ phần, tuy nhiên để trở thành CTĐC phải tuân thủ các yêu
cầu khắt khe hơn so với công ty cổ phần do đó loại hình công ty này có một số
lợi thế hơn so với những công ty cổ phần như khả năng huy động vốn từ thị
trường, việc chuyển nhượng cổ phần giữa các nhà đầu tư dễ dàng hơn mà không
cần phải báo cáo qua công ty. Tuy nhiên, CTĐC cũng có một số điểm hạn chế
nhất định trong việc công khai các thông tin của công ty, với thủ tục hành chính
như Việt Nam hiện nay thì phức tạp, mất nhiều thời gian và có thể dẫn đến một
số tiêu cực trong việc công bố thông tin để trục lợi từ các công ty đại chúng.
Với tình hình tài chính của Việt Nam hiện nay và dự báo trong thời gian
tới thì chứng khoán Việt Nam chưa khởi sắc được do đó sự phát triển của các
công ty chúng còn rất chậm.


III. Các giải pháp để hoàn thiện pháp luật việt nam về hoạt động của
công ty đại chúng.

Một số giải pháp:
Phải luật hóa các quy định, chế tài về công ty đại chúng;

Phải chấp nhận mở rộng thêm khả năng tham gia của các tổ chức đầu
tư hiệu quả và chuyên nghiệp vào các công ty;


Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản, trong bối cảnh mới, các công ty tự
mình hoặc với sự trợ giúp của các chuyên gia, công ty tư vấn cần rà soát hệ thống
của mình, phát hiện những thiếu sót, lỗ hổng, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.


Để hoàn thiện hệ thống quản trị công ty thì cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp phải tách bạch vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể: công ty
phải thiết lập một hệ thống pháp luật đầy đủ trong doanh nghiệp: điều lệ công ty,
quy chế quản trị doanh nghiệp, quy chế hoạt đông của hội đồng quản trị, quy chế
tiền lương tiền thưởng, quy chế duy trì và phát triển nguồn nhân lực.


Phổ biên tuyên truyền pháp luật về CTĐC: đối với 1 nước như việt
Nam hiểu biết pháp luật về CTĐC còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy nhiều
công ty vi phạm các quy định của pháp luật về công ty đại chúng ( chủ yếu là các
quy định về chào bán và công bố thông tin) do không nắm được các quy định về
công ty đại chúng. Việc tăng cường, phổ biến pháp luật về công ty đại chúng sẽ
giúp các công ty thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình, tránh được
việc vi phạm các quy định của pháp luật. Công ty hoạt đông có hiệu quả.


- Đối với Bộ Tài chính (Bao gồm cả UBCKNN):
Để đảm bảo tính minh bạch trong BCTC của doanh nghiệp niêm yết,

CTĐC và quyền lợi của nhà đầu tư, Bộ Tài chính cần ban hành, sửa đổi một số
các văn bản và nội dung sau:
+ Cần có quy định thống nhất trong việc xử lý chênh lệch tỷ giá...
+Cần ban hành quy định việc trích lập dự phòng đối với cổ phiếu OTC
trong trường hợp hầu như không có giao dịch, góp vốn bằng thương hiệu, ghi
nhận lợi thế thương mại phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa các công ty chịu
sự kiểm soát chi phối của công ty nắm quyền kiểm soát...
Bộ tài chính cần đẩy nhanh việc sửa đổi và hệ thông Chuẩn mực kế toán
Việt Nam dự trên chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế hiện hành.


UBCKNN là cơ quan nắm rõ nhiều sai sót của doanh nghiệp niêm yết và
các công ty kiểm toán. Bởi vậy vào tháng 11 hoặc tháng 12 hàng năm, UBCKNN
cần phối hợp với Vụ Chế độ kế toán kiểm toán - Bộ Tài chính, VACPA... tổ chức
hội thảo rút kinh nghiệm cho các công ty kiểm toán được UBCKNN chấp thuận
để các công ty kiểm toán nhận rõ các hạn chế và có hướng khắc phục. Cũng trong
hội thảo này UBCKNN cần đưa ra ý kiến về xử lý các trường hợp chưa có quy
định hoặc quy định không thống nhất giữa các văn bản pháp quy để các công ty
kiểm toán có hướng xử lý thống nhất tạo ra sự minh bạch trong BCTC đã kiểm
toán. Nội dung này đã được UBCKNN thực hiện tốt trong cuộc họp vào tháng 12
năm 2011 và đã có Công văn số 322/UBCK-QLPH ngày 4/2/2012 của UBCKNN
về hướng dẫn một số vướng mắc trong xử lý kế toán, kiểm toán BCTC. Đây là
hướng dẫn rất kịp thời cho mùa kiểm toán BCTC năm 2011 giúp tháo gỡ một số
vướng mắc về các hướng dẫn về chính sách tài chính kế toán áp dụng đối với
doanh nghiệp trong đó có các công ty đại chúng và công ty chứng khoán. Tuy
nhiên về các vấn đề này, chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục cần phải giải
quyết dứt điểm về các khác biệt trong các văn bản hướng dẫn và UBCKNN cũng
cần tiếp tục phối hợp giải quyết các vướng mắc này.
- Đối với doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng:
Doanh nghiệp nên quyết định lựa chọn công ty kiểm toán có uy tín, chất

lượng để thực hiện kiểm toán BCTC, không nên đặt tiêu thức giá phí rẻ để lựa
chọn công ty kiểm toán.
Doanh nghiệp nên yêu cầu kiểm toán viên phải giải trình trong đại hội cổ
đông thường niên về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên trong BCTC.
Cần chủ động phối hợp với kiểm toán viên trong việc cung cấp hồ sơ, xử lý
các vướng mắc và soát xét số liệu kế toán trước khi phát hành BCTC để hạn chế
sự khác biệt giữa BCTC trước kiểm toán và BCTC đã được kiểm toán.
Hiện UBCK có thể phạt tiền đến 500 triệu đồng, mức phạt này cao
hơn trước đó rất nhiều, nhưng vẫn còn quá nhẹ trong nhiều trường hợp vi phạm.
Ông Ken Rushton, Trưởng ban Niêm yết, FSA chia sẻ, cơ quan này có quyền
“phạt tiền không giới hạn” đối với hành vi vi phạm và bỏ tù đối với những cá
nhân có hành vi thao túng TTCK hay giao dịch nội gián.
Cá nhân có dấu hiệu vi phạm hay khi trên thị trường có tin đồn thì
công ty, cá nhân đó phải giải trình trước Ủy ban Pháp chế. Ủy ban này có Chủ
tịch là thành viên của FSA và các thành viên khác là những chuyên gia độc lập,
có kinh nghiệm… Sau đó, Ủy ban sẽ ra phán quyết nếu thấy có dấu hiệu vi phạm.
Công ty hoặc cá nhân vi phạm có thể kháng cáo lên tòa án độc lập và quyết định
của tòa án là cuối cùng.


Đạo đức của các thành viên HĐQT và Ban giám đốc công ty đại
chúng là một dấu hỏi khi hiện tượng thành lập các công ty “sân sau” của lãnh đạo
các công ty khá phổ biến. Các công ty “nghiện” đầu tư vì dự án có hiệu quả hay
không đều có lợi cho những người điều hành. Bên cạnh đó, số lượng các công ty
kiểm toán ở Việt Nam còn thiếu cũng như chất lượng kiểm toán còn yếu. Có DN
dừng hợp đồng với công ty kiểm toán cũ và thuê một công ty kiểm toán mới,
nhưng chỉ một thời gian ngắn đã có báo cáo kiểm toán để công bố ra thị trường.
Điều này khiến NĐT không khỏi nghi ngờ về chất lượng của báo cáo kiểm toán.
Việc giám sát công ty đại chúng và thực hiện QTCT tốt ở Việt Nam
còn lỏng lẻo do thiếu cơ chế, chế tài và cơ quan không có đủ quyền lực. Hiện

nay, một số văn bản luật đang được sửa đổi nhằm cung cấp thêm “cây gậy” cho
UBCK thực hiện chức năng này. Dự kiến, một Thông tư mới hướng dẫn về
QTCT áp dụng cho các công ty đại chúng sẽ điều chỉnh cả các công ty đại chúng
chưa niêm yết. Tuy nhiên, liệu UBCK có đủ nhân lực và nguồn lực để giám sát
số lượng công ty đại chúng lên tới 1.600 công ty hiện nay? Kinh nghiệm của các
thị trường phát triển cho thấy, công nghệ thông tin để theo dõi biến động giá cổ
phiếu, theo dõi báo cáo của các công ty đại chúng là công cụ đắc lực của cơ quan
giám sát. Tại Anh, từ khi có hệ thống công nghệ hiện đại, số vụ xử phạt của FSA
đã tăng lên rất nhiều so với trước đó. Do đó, việc bổ sung thêm các quy định
pháp luật nhằm giám sát chặt chẽ các hoạt động liên quan tới chứng khoán là rất
quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước cũng như lợi ích của tổ chức, cá
nhân.




×