Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Một số khó khăn vướng mắc liên quan tới vấn đề tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự và các kiến nghị giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.55 KB, 43 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Một số khó khăn vướng mắc liên quan tới vấn đề tương
trợ tư pháp trong tố tụng dân sự và các kiến nghị giải
pháp.

Người thực hiện:

Phạm Thị Trang

Nguyễn Vương Thùy Dương

Hà Nội, năm 2010
LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ hợp tác
nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước. Quá trình phát triển đó đã mở ra một
khuynh hướng tất yếu là ngày càng có nhiều công dân Việt Nam đi ra nước
ngoài và công dân nước ngoài đến Việt Nam để học tập, công tác, làm việc,
tham quan du lịch, kết hôn, cư trú….Nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức,
doanh nghiệp Việt Nam không ngừng mở rộng đầu tư quốc tế, thiết lập văn
phòng đại diện của mình hoặc đặt trụ sở tại nước ngoài và ngược lại các tập
đoàn nước ngoài cũng không ngừng tiến hành các hoạt động phát triển và mở
rộng kinh doanh ở Việt Nam.
Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác có quyền tối cao trong
phạm vi lãnh thổ của mình để thực hiện quyền quản lý đối với các cá nhân


công dân, tổ chức của mình trên mọi phương diện, trong đó có quyền tài
phán. Tuy nhiên, các quốc gia sẽ không thực hiện được quyền tài phán của
mình đối với các công dân và tổ chức đang hoạt động trên lãnh thổ quốc gia
khác nếu không có sự cho phép hoặc sự tương trợ tư pháp cần thiết của các
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại. Chính vì vậy, vấn đề tương trợ tư
pháp nói chung và tương trợ tư pháp về dân sự nói riêng được đặt ra như là
một nhu cầu tất yếu khách quan và ngày càng trở nên quan trọng đặc biệt
trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự.
Để có được những hiểu biết sâu sắc về phạm vi tương trợ tư pháp về
dân sự; trường hợp ủy thác tư pháp về dân sự; trình tự, thủ tục ủy thác tư
pháp về dân sự; những khó khăn, vướng mắc trong tương trợ tư pháp về dân
sự, nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Một số khó khăn, vướng mắc liên quan tới
vấn đề tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự và các kiến nghị giải pháp”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.


Đề tài tập trung làm rõ những quy định trong pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam về vấn đề tương trợ tư pháp về dân sự. Đồng thời cũng
làm rõ những khó khăn, vướng mắc mà thực tiễn công tác tương trợ tư pháp
về dân sự gặp phải trên thực tế từ đó đề ra các giải pháp cho công tác này.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Tương trợ tư pháp về dân sự được kết cấu bởi hai nội dung chính là:
ủy thác tư pháp dân sự và công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài.
Với khuôn khổ giới hạn trong phạm vi một đề tài nghiên cứu cấp
trường, nhóm tác giả đề tài sẽ tập trung làm rõ các vấn đề ủy thác tư pháp
trong dân sự mà không đi sâu nghiên cứu phần công nhận và cho thi hành
các bản án, quyết định dân sự của Tòa án, trọng tài nước ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp các phương
pháp nghiên cứu so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá…
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục
đề tài được kết cấu gồm hai chương:
Chương I:. Những vấn đề chung về tương trợ tư pháp trong tố tụng
dân sự.
Chương II: Thực trạng hoạt động tương trợ tư pháp trong tố tụng dân
sự và các kiến nghị, giải pháp.


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP DÂN SỰ

1.1. Tương trợ tư pháp về dân sự theo Điều ước quốc tế
1.1.1. Tương trợ tư pháp về dân sự theo Điều ước đa phương
Trong khi các mối quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động,
hôn nhân gia đình giữa công dân, tổ chức ở các quốc gia khác nhau đang
ngày càng phát triển thì sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật các nước đã có
những ảnh hưởng nhất định nên các mối quan hệ đó. Để giải quyết vấn đề
này, một tổ chức liên chính phủ toàn cầu đã được thành lập. Đó là Hội nghị
Lahay về Tư pháp quốc tế.
“Phiên họp đầu tiên của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế được
Chính phủ Hà Lan tổ chức năm 1893 theo sáng kiến của T.M.C. Asser
(Giải thưởng Nobel về Hoà bình 1911). Trước Chiến tranh thế giới
lần thứ hai, đã có 6 phiên họp được tổ chức (vào các năm 1893, 1894,
1900, 1904, 1925 và 1928). Phiên họp thứ 7 tổ chức năm 1951 đã
đánh dấu một kỷ nguyên mới với sự chuẩn bị một bản Quy chế theo đó
Hội nghị này trở thành một tổ chức liên chính phủ thường trực. Quy

chế có hiệu lực từ ngày 15/7/1955. Kể từ năm 1956, các phiên họp
toàn thể đã được tổ chức định kỳ 4 năm một lần, phiên họp lần thứ 20
được tổ chức năm 2005.
Với 68 quốc gia thành viên đại diện cho tất cả các châu lục, Hội nghị
La Hay về tư pháp quốc tế là một tổ chức liên chính phủ toàn cầu. Với
tư cách là một diễn đàn của nhiều truyền thống pháp lý, Hội nghị xây
dựng nhiều công cụ pháp lý đa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của
toàn thế giới.


Ngày càng có nhiều quốc gia không phải là thành viên Hội nghị đang
trở thành các bên ký kết của các Công ước La Hay. Kết quả là công
việc của Hội nghị có liên quan đến hơn 120 nước trên thế giới”. 1
Tính đến nay, Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế đã có 39 văn bản
pháp lý quan trọng về Tư pháp quốc tế, trong đó: giai đoạn 1893 đến 1904,
Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế (HccH) đã thông qua 7 Công ước quốc
tế, trong đó 6 Công ước đã bị thay thế. Từ năm 1951 đến 2005, Hội nghị đã
thông qua 36 Công ước quốc tế. Trong số các văn bản nêu trên, những Công
ước đã được phê chuẩn là Công ước về thủ tục dân sự, tống đạt giấy tờ, thu
thập chứng cứ ở nước ngoài, hợp pháp hoá giấy tờ, xung đột pháp luật liên
quan đến định đoạt tài sản bằng di chúc, nghĩa vụ cấp dưỡng, công nhận ly
nhân, bảo vệ trẻ em, bắt cóc trẻ em quốc tế và con nuôi quốc tế.
Các Văn bản của Hội nghị Lahay bao gồm:
- Quy chế của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế
- Công ước ngày 01/03/1954 về thủ tục tố tụng dân sự
- Công ước ngày 15/6/1955 về luật áp dụng trong mua bán hàng hoá quốc tế
- Công ước ngày 15/04/1958 về luật điều chỉnh chuyển giao quyền sở hữu
trong mua bán hàng hoá quốc tế
- Công ước ngày 15/04/1958 về quyền tài phán của cơ quan phân xử được
lựa chọn trong mua bán hàng hoá quốc tế

- Công ước ngày 15/6/1955 về giải quyết xung đột giữa luật theo quốc tịch
và luật theo nơi cư trú
1

Đặng Hoàng Oanh, Tổng quan Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế, xem trên trang chủ cơ sở dữ liệu của
Bộ Tư pháp />

- Công ước ngày 01/6/1956 về công nhận địa vị pháp lý của các công ty, hiệp
hội và tổ chức nnướcngoài
- Công ước ngày 24/10/1956 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho
trẻ em
- Công ước ngày 15/04/1958 về công nhận và thi hành các quyết định liên
quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ em
- Công ước ngày 05/10/1961 về quyền hạn của các cơ quan nhà nước và luật
áp dụng đối với việc bảo vệ trẻ em
- Công ước ngày 05/10/1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức
định đoạt tài sản bằng di chúc
- Công ước ngày 05/10/1961 về Bãi bỏ yêu cầu hợp pháp hoá tài liệu công
nước ngoài
- Công ước ngày 15/11/1965 về Quyền tài phán, luật áp dụng và công nhận
các quyết định về con nuôi
- Công ước ngày 15/11/1965 về Tống đạt ở nước ngoài giấy tờ tư pháp và
ngoài tư pháp liên quan đến dân sự và thương mại
- Công ước ngày 25/11/1965 về Lựa chọn toà án
- Công ước ngày 01/02/1971 về Công nhận và thi hành bản án dân sự và
thương mại của nnướcngoài
- Nghị định thư ngày 01/02/1971 bổ sung cho Công ước về Công nhận và thi
hành bản án dân sự và thương mại của nướcngoài



- Công ước ngày 01/6/1970 về Công nhận ly hôn và ly thân
- Công ước ngày 04/05/1971 về Luật áp dụng đối với tai nạn giao thông
- Công ước ngày 18/03/1970 về Thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong vấn
đề dân sự và thương mại
- Công ước ngày 02/10/1973 về Quản lý quốc tế di sản của người chết
- Công ước ngày 02/10/1973 về Luật áp dụng đối với trách nhiệm sản phẩm
- Công ước ngày 02/10/1973 về Công nhận và thi hành các quyết định liên
quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng
- Công ước ngày 02/10/1973 về Luật áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng
- Công ước ngày 14/03/1978 về Luật áp dụng đối với chế độ tài sản hôn nhân

- Công ước ngày 14/03/1978 về Công nhận hiệu lực hôn nhân
- Công ước ngày 14/03/1978 về Luật áp dụng đối với các tổ chức
- Công ước ngày 25/10/1980 về Các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ
em
- Công ước ngày 25/10/1980 về Tiếp cận quốc tế công lý
- Công ước ngày 01/7/1985 về Luật áp dụng đối với hợp đồng uỷ thác và
công nhận hợp đồng đó
- Công ước ngày 22/12/1986 về Luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế


- Công ước ngày 01/8/1989 về Luật áp dụng đối với thừa kế di sản của người
chết
- Công ước ngày 29/05/1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con
nuôi quốc tế
- Công ước ngày 19/10/1996 về Quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi
hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và và các biện pháp
bảo vệ trẻ em
- Công ước ngày 13/01/2000 về Bảo vệ quốc tế đối với người thành niên

- Công ước ngày 05/7/2006 về Luật áp dụng đối với một số quyền đối với
chứng khoán do bên trung giam nắm giữ
- Công ước ngày 30/6/2005 về Thoả thuận lựa chọn toà án.
- Công ước ngày 24 tháng 11 năm 2008 về cấp dưỡng con và cấp dưỡng gia
đình.
- Nghị định thư ngày 24 tháng 11 năm 2008 về luật áp dụng đối với cấp
dưỡng con và cấp dưỡng gia đình2
Tính đến thời điểm hiện nay, mặc dù Hội nghị Lahay có một bề dày
lịch sử và được đánh giá là một thiết chế hiệu quả, thiết thực, có tính khoa
học cao và thu hút được nhiều quốc gia tham gia nhằm tạo ra các giải pháp
cho hàng loạt vấn đề Tư pháp quốc tế thì Việt Nam vẫn chưa phải là thành
viên của tổ chức này. Tuy nhiên, trong năm 2011, Việt Nam hoàn tất thủ tục
phê chuẩn việc gia nhập Công ước về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh

2

Đặng Hoàng Oanh, Các Công ước của Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế, xem trên trang
/>

vực con nuôi quốc tế sau nhiều năm tham gia đàm phán với các thành viên
khác.
Đối với các Công ước khác, trong đó có một số Công ước quan trọng,
có rất nhiều quốc gia tham gia như: Công ước về Tống đạt giấy tờ; Công ước
Miễn hợp pháp hóa giấy tờ; Công ước thu thập ở nước ngoài chứng cứ trong
lĩnh vực dân sự và thương mại; Công ước công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định của tòa án nước ngoài; và Công ước lựa chọn thỏa thuận Tòa án
hay Công ước lựa chọn tòa án… đang được Việt Nam nghiên cứu, xem xét
để có thể tham gia. Nếu tham gia phê chuẩn các Công ước này, sẽ có rất
nhiều vấn đề liên quan đến tương trợ tư pháp dân sự giữa Việt nam và các
quốc gia khác được giải quyết trên bình diện đa phương mà không cần phải

có tiến hành theo cách thương thảo riêng song phương với từng nước.
1.1.2. Tương trợ tư pháp về dân sự theo các Hiệp định song phương
Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết 26 Hiệp định tương trợ tư pháp song
phương trong đó 24 Hiệp định có các quy định tương trợ tư pháp về dân sự.
Vấn đề tương trợ tư pháp về dân sự thường là một phần nội dung trong các
Hiệp định tương trợ tư pháp song phương giữa Nhà nước Việt Nam với các
quốc gia khác (các phần khác là phần những quy định chung và phần tương
trợ tư pháp về hình sự).
Trong phần Những quy định chung của các Hiệp định tương trợ tư
pháp song phương giữa Việt nam với các quốc gia khác thường ghi nhận một
số vấn đề chung cho cả tương trợ tư pháp về dân sự và tương trợ tư pháp về
hình sự như: vấn đề bảo vệ pháp lý, phạm vi tương trợ tư pháp, cách thức
liên hệ, ngôn ngữ, thể thức của giấy tờ, hình thức của yêu cầu tương trợ tư
pháp, cách thức thực hiện ủy thác tư pháp, cách thức tống đạt giấy tờ, xác
nhận việc tống đạt giấy tờ, triệu tập người bị hại, người làm chứng, người


giám định, chi phí liên quan đến tương trợ tư pháp, vấn đề cung cấp thông
tin, từ chối tương trợ tư pháp….
Các vấn đề cụ thể tương trợ tư pháp về dân sự thường được quy định
trong phần tương trợ tư pháp về dân sự tại Hiệp định tương trợ tư pháp song
phương bao gồm:
+ Về án phí
Nhìn chung, trong các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương đều
quy định công dân nước ký kết này được miễn án phí trên lãnh thổ nước ký
kết kia theo nguyên tắc cùng những điều kiện và mức độ như đối với công
dân nước ký kết kia. Ví dụ: Điều 18, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt
Nam và Ucraina quy định: “Công dân của bên ký kết này được miễn án phí
trên lãnh thổ của Bên ký kết kia theo cùng những điều kiện và mức độ như
công dân của Bên ký kết kia”. Điều 14 khoản 1, Hiệp định tương trợ tư pháp

giữa Việt Nam và Triều Tiên; Điều 17, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa
Việt Nam và Ba Lan; Điều 52 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Bêlarut; Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Bungari …
cũng có quy định tương tự như vậy.
Để thực hiện điều đó, một số Hiệp định tương trợ tư pháp cũng có
những điều khoản quy định cụ thể về thủ tục miễn án phí, những giấy tờ cần
thiết để xin miễn án phí, thủ tục nộp đơn xin miễn án phí…
Ngoài ra một số Hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định về việc miễn
cược án phí cho công dân của nước ký kết này trên lãnh thổ của Bên ký kết
kia. Ví dụ Điều 16 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan
quy định: “Công dân nước ký kết này thường trú hoặc tạm trú ở một trong
hai nước ký kết, khi tham gia tố tụng trước tòa án của nước ký kết kia, thì
không phải chịu cược án phí chỉ vì lý do họ là người nước ngoài hoặc vì họ
không thường trú hoặc tạm trú ở nơi họ tham gia tố tụng”


Trường hợp Hiệp định tương trợ tư pháp song phương mà Việt Nam đã
ký kết với các nước không có quy định về miễn án phí thì vấn đề án phí được
giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Về năng lực pháp lý, năng lực hành vi
Vấn đề năng lực pháp lý và năng lực hành vi cũng được quy định trong
các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương mà Việt Nam ký kết với các
quốc gia khác. Theo đó, năng lực pháp lý và năng lực hành vi của cá nhân
được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người đó là công dân còn
năng lực pháp luật của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước ký
kết nơi pháp nhân được thành lập. Riêng trong Hiệp định tương trợ tư pháp
của Việt Nam với Ba Lan:… “năng lực pháp lý và năng lực hành vi của pháp
nhân được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi pháp nhân đặt trụ
sở”3
Đi kèm với quy định về việc xác định năng lực pháp lý và năng lực

hành vi của cá nhân và pháp nhân, các Hiệp định tương trợ tư pháp song
phương cũng có những quy định về việc tuyên bố người bị hạn chế hoặc mất
năng lực hành vi. Theo đó, Tòa án của Bên ký kết mà người đó là công dân
sẽ có thẩm quyền tuyên bố một người nào đó bị hạn chế hoặc mất năng lực
hành vi và luật áp dụng là pháp luật của Bên ký kết đó.
+ Tuyên bố một người mất tích hoặc chết:
Việc tuyên bố một người bị mất tích hoặc chết trong các Hiệp định
tương trợ tư pháp song phương mà Việt Nam đã ký kết đều tuân thủ theo một
nguyên tắc là: Cơ quan tư pháp nước ký kết mà theo những tin tức cuối cùng,
người đó là công dân khi còn sống (hoặc trước khi chết) có thẩm quyền
tuyên bố một người mất tích hoặc chết.
+ Nhóm các vấn đề về gia đình.
3

Điều 21, Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Nước Cộng hòa Ba Lan


- Đối với việc kết hôn:
Điều kiện kết hôn giữa công dân Bên ký kết này với công dân Bên
ký kết kia phải tuân theo pháp luật của Bên ký kết mà những người đó là
công dân. Về những trường hợp cấm kết hôn, ngoài việc tuân theo pháp luật
của nước mà những người đó là công dân còn phải tuân theo pháp luật của
nước nơi tiến hành kết hôn. Các điều kiện về hình thức kết hôn thì tuân theo
pháp luật nơi kết hôn.
-

Về quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng được quy định tương

đối khác nhau trong các Hiệp định tương trợ tư pháp. Một số Hiệp định

tương trợ tư pháp quy định “quan hệ pháp lý về nhân thân và tài sản giữa vợ
chồng được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi họ cùng thường trú” 4,
một số Hiệp đinh khác thì quy định “các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
cũng như các quan hệ tài sản giữa vợ chồng phải tuân theo pháp luật của
nước ký kết mà họ là công dân”.5 Nếu một người thường trú trên lãnh thổ của
bên ký kết này, người kia thường trú trên lãnh thổ của bên ký kết kia và (i) cả
hai cùng có quốc tịch thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của họ được
xác định theo pháp luật Bên ký kết mà họ là công dân; (ii) cả hai không
cùng quốc tịch thì quan hệ nhân thân và tài sản của họ được xác định theo
pháp luật của Bên ký kết nơi họ cùng thường trú cuối cùng. Trong trường
hợp vợ chồng khác quốc tịch và không có nơi thường trú chung nào thì quan
hệ nhân thân và tài sản giữa họ được xác định theo pháp luật của Bên ký kết
nơi có Tòa án giải quyết vụ việc.
-

Về vấn đề Ly hôn: Việc ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ

quan tư pháp và tuân theo pháp luật của Bên ký kết mà vợ chồng đều là công
dân vào thời điểm đưa đơn ly hôn. Nếu vợ chồng là công dân của nước ký
4

Khoản 1 Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và
Mông Cổ
5
Khoản 1 Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hòa Ba Lan.


kết này mà khi ly hôn đều cư trú trên lãnh thổ nước ký kết kia thì Toà án của
cả hai nước ký kết đều có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn. Nếu khi ly hôn

mà vợ là công dân của nước ký kết này, chồng là công dân của nước ký kết
kia và hai người thường trú trên lãnh thổ của một nước ký kết hoặc một
người thường trú trên lãnh thổ của nước ký kết này, người kia thường trú trên
lãnh thổ của nước ký kết kia, thì Toà án của cả hai nước ký kết đều có thẩm
quyền giải quyết. Toà án đã thụ lý áp dụng pháp luật của nước mình để giải
quyết.
- Về quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con: Các Hiệp định tương trợ tư
pháp của Việt Nam với các nước đều ghi nhận quan hệ pháp luật giữa cha mẹ
và con được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người con là công
dân.
- Về việc nuôi con nuôi: Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp song
phương vấn đề pháp luật áp dụng đối với việc nhận nuôi con nuôi còn có
nhiều điểm khác biệt. Nếu Hiệp định tương trợ tư pháp song phương giữa
Việt nam và Ba Lan hoặc Việt Nam và Bungari quy định đối với việc nhận
nuôi con nuôi thì áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người nhận nuôi là
công dân thì trong Hiệp định giữa Việt Nam và Beelarut lại quy định: “Việc
giải quyết vấn đề nuôi con nuôi tuân theo pháp luật và thuộc thẩm quyền của
Bên ký kết nơi con nuôi thường trú”.
Tuy nhiên, trong các hiệp định tương trợ tư pháp lại thống nhất khi
quy định rằng: nếu trong trường hợp pháp luật của nước ký kết mà đứa trẻ là
công dân khi nhận nuôi có yêu cầu thì phải có sự đồng ý của đứa trẻ được
nhận nuôi và của những người đại diện và các cơ quan khác.


Nếu trong trường hợp vợ chồng cùng nhận nuôi đứa trẻ mà chồng là
công dân của nước ký kết này, vợ là công dân của nước ký kết kia thì áp
dụng pháp luật của cả hai nước ký kết.6
+ Về vấn đề giám hộ và trợ tá
Vấn đề giám hộ và trợ tá đối với công dân của các Bên ký kết thuộc
thẩm quyền giải quyết của Cơ quan tư pháp của Bên ký kết mà người cần

được giám hộ hoặc trợ tá là công dân. Pháp luật áp dụng là pháp luật của Bên
ký kết đó.
+ Về vấn đề quyền sở hữu.
Các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương được ký kết giữa Việt
Nam và các nước đều ghi nhận một nguyên tắc chung là quan hệ pháp lý
(trong đó có quyền sở hữu) về tài sản đối với bất động sản được xác định
theo pháp luật của Bên ký kết nơi có bất động sản đó.
+ Nhóm vấn đề về thừa kế
- Nguyên tắc bình đẳng trong thừa kế: Các Hiệp định tương trợ tư
pháp song phương giữa Việt Nam với các quốc gia đều quy định nguyên tắc
bình đẳng trong thừa kế, có nghĩa là, công dân nước ký kết này được hưởng
trên lãnh thổ nước ký kết kia những quyền tài sản về thừa kế không có di
chúc hoặc thừa kế có di chúc, theo cùng những điều kiện và cùng mức độ
như công dân nước ký kết kia; và công dân nước ký kết này có thể định đoạt
bằng di chúc tài sản của mình để trên lãnh thổ nước ký kết kia.
- Về luật áp dụng: Pháp luật áp dụng về thừa kế động sản là pháp luật
của nước ký kết mà người để lại động sản là công dân vào thời điểm chết còn
đối với thừa kế bất động sản sẽ áp dụng pháp luật của nước ký kết nơi có bất
động sản. Nếu trong trường hợp không có người thừa kế thì động sản sẽ

6

Khoản 3, Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Bungari


thuộc về Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết,
còn bất động sản thuộc về Bên ký kết nơi có bất động sản đó.
- Về di chúc:
Năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc, cũng như hậu quả pháp lý của

những nhược điểm về thể hiện ý chí của người lập di chúc được xác định
theo pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời
điểm lập hoặc hủy bỏ di chúc.
Hình thức của di chúc có thể tuân theo pháp luật của Bên ký kết mà
người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập, hủy bỏ di chúc hoặc pháp
luật của Bên ký kết nơi lập, hủy bỏ di chúc.
- Về thẩm quyền của Cơ quan giải quyết vấn đề về thừa kế.
Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế động sản thuộc thẩm quyền của
Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết.
Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế bất động sản thuộc thẩm quyền
của Bên ký kết nơi có bất động sản đó.
+ Các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động
Pháp luật áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao
động thường do các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên không lựa chọn
luật áp dụng thì việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động và các
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng lao động được xác định theo pháp luật của
Bên ký kết nơi công việc đang, đã hoặc cần được thực hiện.
Từ những kết quả tổng hợp trên có thể kết luận rằng các Hiệp định
tương trợ tư pháp song phương giữa Việt nam với các quốc gia khác đã đưa
ra giải pháp về luật áp dụng nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến
các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động… giữa công dân Việt Nam
với công dân của các quốc gia khác, tạo điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu
hợp tác giữa công dân các Việt Nam với công dân các nước trong khuôn khổ
các Hiệp định nói trên.


1.2. Tương trợ tư pháp về dân sự theo pháp luật Việt Nam
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vấn đề tương trợ tư
pháp về dân sự được điều chỉnh bởi:
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;

- Luật tương trợ tư pháp năm 2007 và các văn bản hướng dẫn liên
quan.
Theo đó, tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và các quốc gia
khác được thực hiện trên nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng
và cùng có lợi, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa
ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quy định về tương trợ tư pháp trong
tố tụng dân sự thì việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự có thể được
Toà án Việt Nam chấp nhận trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không được
trái pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
1.2.1. Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự
Theo quy định tại Điều 10 Luật Tương trợ tư pháp, phạm vi tương trợ
tư pháp về dân sự bao gồm:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về
dân sự.
- Triệu tập người làm chứng, người giám định.
- Thu thập, cung cấp chứng cứ.
- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự có
thể bao gồm:


- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về
dân sự. Văn bản này thực chất là công văn hoặc công hàm yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền của nước yêu cầu gửi tới nước nhận yêu cầu.
- Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân
sự thực chất là những nội dung chính trong yêu cầu tương trợ của nước yêu
cầu. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự theo quy định tại Điều 12 Luật

Tương trợ tư pháp phải có các nội dung sau:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
+ Tên, địa chỉ cơ quan uỷ thác tư pháp;
+ Tên, địa chỉ cơ quan được uỷ thác tư pháp;
+ Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân, tên
đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực
tiếp đến uỷ thác tư pháp;
+ Nội dung công việc được uỷ thác tư pháp về dân sự (trong phần nội
dung công việc này, cơ quan yêu cầu uỷ thác phải nêu rõ mục đích uỷ thác,
công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các
biện pháp để thực hiện uỷ thác và thời hạn thực hiện uỷ thác).
- Quyết định của Toà án. Trong vụ việc dân sự, Quyết định của Toà án
có thể là Quyết định ly hôn, Quyết định về truy nhận cha cho con, Quyết
định về quyền nuôi con, Quyết định về việc phân chia tài sản, Quyết định về
phân chia di sản trong thừa kế…
- Giấy triệu tập đến Toà án. Trong vụ việc dân sự, Giấy triệu tập có thể
liên quan đến việc phân chia tài sản trong ly hôn, nuôi con, cấp dưỡng, thừa
kế…


Theo quy định tại Điều 6 Luật TTTP thì: tương trợ tư pháp được thực
hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp. Theo đó, Uỷ
thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một
hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước
có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thực tiễn trong thời gian qua, trong số tương trợ tư pháp về dân sự thì
ủy thác tư pháp chiếm hơn 90%.
1.2.2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự

Theo quy định tại Điều 11 Luật TTTP, hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự
phải có các văn bản sau:
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân
sự;
- Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 của Luật
này;
- Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước
được ủy thác.
Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự được lập thành 03 bộ theo qui định
của Luật tương trợ tư pháp và phù hợp với pháp luật của nước được ủy thác.
Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật
TTTP. Cụ thể là:
“1. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có điều ước quốc tế
về tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp là ngôn ngữ được
quy định trong điều ước quốc tế đó.


2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế
về tương trợ tư pháp thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước
được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước
được yêu cầu chấp nhận.
3. Cơ quan lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp phải dịch
hồ sơ ra ngôn ngữ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.
1.2.3. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các
vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực
hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu
cầu;
- Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu

cầu;
- Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ
việc dân sự tại Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các trường hợp cần tương trợ tư pháp về dân sự của nước ngoài như
đã nêu ở trên phải được thực hiện thông qua cơ quan đầu mối về tương trợ tư
pháp về dân sự. Điều 62 Luật Tương trợ tư pháp quy định “Bộ Tư pháp là cơ
quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư
pháp; tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các uỷ thác tư
pháp về dân sự”. Do vậy, Bộ Tư pháp chính là cơ quan đầu mối của Việt
Nam trong việc giải quyết các yêu cầu về tương trợ tư pháp về dân sự đối với
nước ngoài. Qua đó, khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
tương trợ tư pháp về dân sự, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải gửi


yêu cầu tương trợ tới Bộ Tư pháp. Thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư
pháp về dân sự được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Tương trợ tư pháp.
Theo đó, trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy
thác tư pháp về dân sự, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp
lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy
định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc
thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp
trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác
tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự.
Như vậy, có thể mô tả thủ tục, trình tự yêu cầu nước ngoài tương trợ tư
pháp về dân sự như sau:


1.2.4. Thủ tục tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về dân sự của
nước ngoài.


Song song với việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự,
Việt Nam cũng tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp của nước ngoài. Thủ tục
thực hiện quá trình này được quy định cụ thể tại Điều 15 Luật TTTP, theo
đó:
“1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ
ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu, Bộ Tư pháp
vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì
Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý
do.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản
của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy
thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của
nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu
cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
3. Trường hợp ủy thác tư pháp không thực hiện được hoặc quá thời
hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp phải thông báo
bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do để Bộ Tư pháp thông báo cho
cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.”
Như vậy, đối với các yêu cầu tương trợ tư pháp dân sự của nước ngoài,
Bộ Tư pháp cũng là cơ quan đầu mối trong việc tiếp nhận và chuyển trả kết
quả cho phía cơ quan yêu cầu.
Ngoài ra, đối với các yêu cầu tương trợ tư pháp của nước ngoài, Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2004 còn quy định các trường hợp mà phía Việt Nam
không chấp nhận giải quyết tại khoản 2 Điều 415, cụ thể như sau:



“Toà án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc uỷ thác tư pháp
của Toà án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Việc thực hiện uỷ thác tư pháp xâm phạm đến chủ quyền của Việt
Nam hoặc đe doạ đến an ninh của Việt Nam;
b) Việc thực hiện uỷ thác tư pháp không thuộc thẩm quyền của Toà án
Việt Nam.”
Trong số các uỷ thác tư pháp quốc tế về dân sự mà phía nước ngoài
yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện, các uỷ thác về
hôn nhân và gia đình chủ yếu là ly hôn chiếm số lượng lớn.Bên cạnh các yêu
cầu uỷ thác về hôn nhân và gia đình còn có các yêu cầu về xác minh địa chỉ,
tình trạng nhân thân, tình trạng hôn nhân của đương sự, xác định tính xác
thực của giấy phép lái xe, tính xác thực của Bằng tốt nghiệp phổ thông, tốt
nghiệp đại học, chứng minh thư nhân dân của đương sự….
Ngoài các yêu cầu uỷ thác tư pháp chủ yếu nêu trên, các cơ quan tư
pháp trong những năm gần đây cũng thực hiện các yêu cầu uỷ thác liên quan
đến việc tống đạt giấy gọi ra toà án nước ngoài trong các vụ tranh chấp dân
sự, tranh chấp phát sinh đối với hợp đồng lao động.
Như vậy, có thể kết luận rằng, việc thực hiện tương trợ tư pháp về dân
sự mà chủ yếu là ủy thác tư pháp là việc quốc gia này giúp đỡ quốc gia khác
thực hiện những hành vi cần thiết để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
2.1. Tình hình thực hiện và những vướng mắc
Cùng với quá trình phát triển của kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, số

lượng ủy thác tư pháp về dân sự không ngừng tăng lên. Nếu như những năm
1980, số lượng ủy thác tư pháp quốc tế về dân sự theo yêu cầu chỉ khoảng
trên 100 vụ/năm thì đến những năm đầu thập niên 90 số lượng ủy thác tăng
đáng kể, trung bình khoảng 300 vụ/năm trong đó phải kể đến năm 1999 là
496 vụ/năm, năm 2004 là 896 vụ/năm. Tính đến năm 2010, con số này là gần
3000 vụ/năm.
Thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp ở nước ta nhiều năm qua cho
thấy, uỷ thác tư pháp về dân sự thường bao gồm:
- Tống đạt cho đương sự giấy gọi ra Toà, quyết định của Toà án hay
các giấy tờ khác;
- Lấy lời khai của các bị đơn và nhân chứng;
- Thu thập chứng cứ;
- Xác minh địa chỉ;
- Trưng cầu giám định v.v…
Việc thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế về dân sự ở Việt Nam trong các
năm qua cho thấy các cơ quan nhà nước đã cố gắng thực hiện một khối lượng
lớn công việc uỷ thác tư pháp theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền
trong nước khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cũng như
các yêu cầu của cơ quan nước ngoài đối với các nước đã ký kết Hiệp định
tương trợ tư pháp, cũng như các nước chưa ký Hiệp định này.


Trong quá trình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự còn
có nhiều vướng mắc, có thể kể tới một số loại vướng mắc điển hình như sau:
Thứ nhất, một trong những nguyên tắc quan trọng của uỷ thác tư pháp
là nếu Việt Nam và quốc gia tiếp nhận uỷ thác tư pháp đã ký hiệp định tương
trợ tư pháp thì việc uỷ thác tư pháp phải thực hiện theo điều ước đã ký.
Nhưng thực tế hiện nay nước ta mới chỉ có gần 20 Hiệp định tương trợ tư
pháp song phương có quy định các vấn đề tương trợ tư pháp về dân sự. Con
số gần 20 trên tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ là quá ít ỏi. Hơn

nữa, các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương của ta hầu như được ký
với các nước trước đây có quan hệ rất thân thiết với Việt Nam như các nước
thuộc khối Đông Âu, Liên Xô cũ… trong khi hiện nay, các quốc gia khác có
rất nhiều người Việt Nam sinh sống, lao động và học tập như: Australia, Hoa
Kỳ, Canada…lại chưa có các Hiệp định tương trợ tư pháp. Điều này phát
sinh nhiều vướng mắc như: (i) trong quá trình giải quyết những vụ việc dân
sự liên quan tới các đối tượng sống tại các quốc gia này mà cần tới việc tống
đạt giấy tờ, tài liệu; lấy lời khai; thu thập chứng cứ… là rất khó khăn; (ii)
một số quốc gia mà theo quy định của hệ thống pháp luật của họ nếu không
có Hiệp định tương trợ tư pháp sẽ không thực hiện việc ủy thác tư pháp, ví
dụ như Ấn Độ. Điều này đã gây ra những bế tắc trong việc giải quyết các vụ
việc dân sự có liên quan tới công dân Việt Nam ở các quốc gia này.
Thêm vào đó, mặc dù có 26 Hiệp định tương trợ tư pháp song phương
nhưng lại chưa cập nhật được danh sách các quốc gia mà Việt nam đã ký
hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự hoặc các Thẩm phán của Việt Nam
mới chỉ nghe tên đến các Hiệp định này mà không hiểu rõ nội dung, những
quy định của Hiệp định. Vì thế, khi thực hiện ủy thác tư pháp, các Thẩm
phán thường hay lung túng và thực hiện không đúng yêu cầu.


Thứ hai, về chất lượng thực hiện các uỷ thác tư pháp quốc tế, nhiều toà
án địa phương còn chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về
việc thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài. Trong hồ sơ thực hiện
các uỷ thác tư pháp, địa chỉ của đương sự ghi không rõ ràng, thiếu các giấy
tờ theo hướng dẫn, Biên bản tống đạt giấy tờ được lập không theo quy định
như không có chữ ký của Thẩm phán chủ toạ phiên toà, chữ ký của thư ký
toà án, của người nhận tống đạt, thậm chí có những Biên bản tống đạt không
có dấu của toà án. Một số hồ sơ ủy thác không được bảo quản chặt chẽ (ví dụ
như không đóng lại mà dùng kẹp) dẫn đến trong quá trình chuyển từ cơ quan
này sang cơ quan khác làm thất lạc tài liệu, ảnh hưởng đến chất lượng của ủy

thác tư pháp.
Một điều cần phải quan tâm là dường như các toà án của ta chưa quan
tâm cũng như chưa có sự nghiêm túc trong việc thực hiện đúng quy định về
thủ tục liên hệ với Toà án nước ngoài và gửi hồ sơ cho Toà án nước ngoài.
Đối với những nước đã có Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý, ví dụ,
trong việc tương trợ tư pháp cho công dân mang quốc tịch Trung Hoa, Điều
5 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa[5] đã chỉ
rõ “Văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp và các tài liệu kèm theo được lập trên
cơ sở Hiệp định này, phải gửi kèm theo bản dịch có chứng thực một cách
hợp thức ra ngôn ngữ chính thức của Bên ký kết được yêu cầu hoặc ra tiếng
Anh”; hoặc việc tương trợ tư pháp cho công dân mang quốc tịch Pháp, Điều
11 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Pháp[6] quy định “Giấy tờ cần tống đạt
phải được lập thành 2 bộ, dịch ra ngôn ngữ của Nước ký kết được yêu cầu”,
vậy mà trong phần lớn các hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp của Toà án Việt


×