Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.62 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
2. Căn cứ xây dựng đề án
2.1. Căn cứ mang tính quan điểm
2.1. Căn cứ mang tính pháp lý
2.1. Căn cứ mang tính thực tiễn
3. Bố cục của đề án
Phần thứ nhất. Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội giai đoạn 2008-2013
1.1. Cơng tác đào tạo
1.2. Cơng tác xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu
1.3. Cơng tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
1.3.1. Công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên
1.3.2. Nghiên cứu khoa học của sinh viên
1.4. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên,
giáo viên/nghiên cứu viên
1.4.1. Cơ cấu tổ chức
1.4.2. Đội ngũ lao động
1.5. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
1.5.1. Đất đai
1.5.2. Nhà cửa
1.5.3. Sân thể thao, vườn hoa, cây cảnh
1.5.4. Bể nước, máy bơm, máy nổ, ô tô
1.5.5. Trang thiết bị
1.6. Công tác học sinh, sinh viên
1.6.1. Cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị
1.6.2. Cơng tác quản lý sinh viên
1.6.3. Việc thực hiện chế độ, chính sách
1.6.4. Hoạt động văn nghệ, thể thao và các hoạt động phong trào
1.7. Công tác quản lý đào tạo/kiểm định chất lượng


1.7.1. Công tác quản lý đào tạo
1.7. 2. Công tác kiểm định chất lượng
1.8. Công tác quản trị tài chính
1.8.1. Nguồn tài chính
1.8.2. Chi tài chính
1.9. Cơng tác hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo
1.9.1. Công tác hợp tác quốc tế
1.9.2. Công tác liên kết đào tạo
1.10. Đánh giá chung
1.10.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

5
5
5
6
6
7
7
8
8
10
10
10
12
12
13
15
15
15
15

16
16
17
17
17
18
18
18
19
19
19
20
20
20
21
21
21
23
23
1


1.10.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Phần thứ hai. Các yếu tố tác động, bối cảnh và dự báo nhu cầu
phát triển Trường Đại học Văn hoá Hà Nội giai
đoạn 2014 - 2020
2.1. Các yếu tố tác động đến công tác đào tạo của Đại học Văn hoá
Hà Nội trong tình hình hiện nay:
2.1.1. Yếu tố quốc tế
2.1.2. Yếu tố trong nước

2.2. Phân tích TOWS (thách thức, cơ hội, điểm yếu, điểm mạnh)
2.2.1. Thách thức
2.2.2. Cơ hội
2.2.3. Điểm yếu
2.2.4. Điểm mạnh
2.3. Dự báo nhu cầu phát triển giai đoạn 2014 -2020
Phần thứ Ba.

23
26

26
26
26
28
28
28
29
29
30
32

Quan điểm, mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát
triển của Trường Đại học Văn hố Hà
Nội giai đoạn 2014 -2020
3.1. Quan điểm
3.2. Mục tiêu
3.2.1. Mục tiêu tổng quát (theo từng giai đoạn)
3.2.2. Mục tiêu cụ thể (theo từng mốc thời gian)
3.3. Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn

3.3.1. Sứ mệnh
3.3.2. Tầm nhìn
3.4. Giải pháp phát triển
3.4.1. Giải pháp phát triển đào tạo
3.4.2. Giải pháp phát triển chương trình, giáo trình, học liệu
3.4.3.Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng
viên, giáo viên/nghiên cứu viên
3.4.4. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
3.4.5. Giải pháp về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
3.4.6. Giải pháp phát triển công tác sinh viên
3.4.7. Giải pháp kiểm định chất lượng giáo dục
3.4.8. Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính
3.4.9. Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo
3.4.10. Giải pháp quản trị/quản lý chất lượng cơ sở đào tạo
3.4.11. Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ đào tạo
3.4.12. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu
3.5. Lộ trình thực hiện
3.5.1. Phát triển đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục
3.5.2. Phát triển chương trình, học liệu

32
32
32
33
33
33
33
34
34
36

38
40
42
44
46
48
49
52
53
56
57
57
59
2


3.5.3. Phát triển công tác nghiên cứu khoa học
3.5.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên, giáo
viên/nghiên cứu viên
3.5.5. Phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
3.5.6. Phát triển công tác sinh viên
3.5.7. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục
3.5.8. Phát triển nguồn lực tài chính
3.5.9. Phát triển hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo
3.5.10. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
3.5.11. Xây dựng và phát triển thương hiệu
Phần thứ tư. Tổ chức thực hiện
4.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá đề án
4.1.1. Chỉ tiêu định tính
4.1.2. Chỉ tiêu định lượng

4.2. Tổ chức thực hiện
4.2.1. Thành lập cơ cấu tổ chức
4.2.2. Phân công trách nhiệm
4.2.3. Lập kế hoạch thực hiện
4.2.4. Giá trị sử dụng của văn bản đề án
4.3. Phương án kiểm tra, đánh giá thực hiện đề án
4.3.1. Tổ chức kiểm tra
4.3.2. Tổ chức đánh giá
4.4. Một số kiến nghị, đề xuất
4.4.1. Với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
4.4.2. Với các Bộ, ngành, địa phương liên quan
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

59
60
60
61
62
62
62
63
64
65
65
65
65
65
65
66

66
66
67
67
67
67
67
67
68

3


LỜI NÓI ĐẦU

1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tiền thân là Trường Cán bộ văn hóa,
được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1959 (theo Quyết định 134-VH//QĐ của
Bộ Văn hóa). Từ đó đến nay, Trường đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Trường
Cán bộ văn hóa (1959); Trường Lý luận và nghiệp vụ (1960); Trường Chính trị
và nghiệp vụ văn hóa (1974); Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hóa (1977);
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1982 - nay). Trường có trụ sở chính tại số
418 La Thành, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Nhà trường là đơn vị trực
thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch ra Quyết định số 2572/QĐ - BVHTTDL ngày 06/6/2008 và Quyết
định số 1278/QĐ - BVHTTDL ngày 05/4/2012 quy định về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường.
Trải qua thời gian 54 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã có
nhiều thành tích trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, được các cơ quan chủ quản, các đơn vị sử dụng lao động

và xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi Nhà
trường phải có định hướng đề án phát triển phù hợp hơn để đưa Trường trở
thành một cơ sở đào tạo có chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội.
Như vậy, xây dựng đề án phát triển Trường sẽ định hướng cho Nhà trường phát
triển theo từng giai đoạn cụ thể và với mỗi giai đoạn đó, đề án sẽ xác định các
điều kiện cần thiết để phục vụ cho quá trình thực hiện.
Đề án phát triển Nhà trường được xây dựng phù hợp với nghị quyết đại
hội Đảng bộ các cấp, phù hợp với những quy định và văn bản chỉ đạo của các
bộ, ngành, địa phương. Đề án phát triển Trường sẽ là văn bản mang giá trị đặc
biệt quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý và phát triển của Nhà trường.
Đây là định hướng, là cơ sở để tổ chức quản lý, điều hành và kiểm tra giám sát,
đánh giá các kết quả, các chỉ tiêu phấn đấu của Nhà trường trong từng giai
đoạn cụ thể. Đề án có vai trị như một văn bản pháp lý quan trọng buộc các kế
hoạch, định hướng của Nhà trường phải tuân thủ sau khi đã được phê duyệt.

4


2. Căn cứ xây dựng đề án
Đề án phát triển Trường Đại học Văn hoá Hà Nội được xây dựng trên
cơ sở những căn cứ sau:
2.1. Căn cứ mang tính quan điểm:
- Văn hóa là nền tảng tin thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó xây dựng một nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân do Đảng lãnh
đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trị quan trọng.
- Xây dựng văn hóa Việt Nam trong thế giới hội nhập theo đường lối đối
ngoại đa phương, đa dạng của Đảng và Nhà nước.
2.2. Căn cứ mang tính pháp lý

- Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng về “Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”;
- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp
tục xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật trong thời kỳ mới”;
- Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI;
- Luật Giáo dục đại học năm 2012;
- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/08/2005 của Chính phủ về đổi
mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
- Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết
định số: 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020;
- Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Kết luận của Phó thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại hội nghị
triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các
trường đại học, cao đẳng xây dựng đề án phát triển nhà trường giai đoạn 2011- 2020;
- Đề án phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa - Thể thao giai đoạn
5


2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL ngày
29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai
đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL ngày
29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhiệm
kỳ 2010-2015;
2.3. Căn cứ mang tính thực tiễn
- Thực hiện Đề án phát triển giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính

phủ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế… đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời
cho mỗi người dân, từng bước hoàn thành xã hội học tập”
- Thực hiện theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là “Giáo
dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao là một đột phá đề án”.
- Góp phần thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình
độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 - 2020” của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch là “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, giảng viên trình độ cao lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nhằm đáp ứng đủ về số
lượng, nâng cao về chất lượng và toàn diện hệ thống các cơ sở đào tạo văn hóa
nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.”
- Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành văn hóa và của xã hội.
3. Bố cục của đề án
Phần thứ nhất. Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
giai đoạn 2008 - 2014
Phần thứ hai. Các yếu tố tác động, bối cảnh và dự báo nhu cầu phát triển
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020
Phần thứ Ba. Quan điểm, mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển của
Trường Đại học Văn hố Hà Nội giai đoạn đoạn 2014 - 2020
Phần thứ Tư. Tổ chức thực hiện.

6


Phần thứ Nhất
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2008 - 2014

1.1. Cơng tác đào tạo:
* Đào tạo chính quy tập trung
- Quy mơ đào tạo: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội hiện đang là một
trong số các cơ sở đào tạo có quy mơ lớn nhất thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch. Trong năm năm qua, quy mô đào tạo của nhà trường có sự thay đổi rõ
rệt theo từng năm học. Cụ thể:
TT

Năm học

Quy mô sinh viên

Số lớp

1

2008 - 2009

3783

74

2

2009- 2010

4190

82


3

2010-2011

4655

88

4

2011-2012

5238

99

5

2012-2013

5369

103

Quy mô đào tạo tăng hàng năm như trên đã khẳng định uy tín của nhà
trường, ngày càng được xã hội ghi nhận.
- Ngành đào tạo: Trong năm năm qua, số lượng ngành học của Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội khơng có biến động lớn. Trên cơ sở 7 ngành đào tạo
truyền thống là Bảo tàng học, Quản lý Văn hóa, Việt Nam học, Sáng tác văn học,
Văn hóa Dân tộc thiểu số, Kinh doanh Xuất bản phẩm, Khoa học Thư viện , năm

2008 nhà trường đào tạo thêm ngành mới là ngành Văn hóa học, năm 2011 là
ngành Thông tin học. Tổng số các ngành học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
là 9 ngành.
(Phụ lục 1)
- Các Khoa đào tạo: có 10 khoa chuyên ngành. Số lượng các khoa sẽ tăng
trong những năm học tới.
- Bậc đào tạo: Bắt đầu từ năm học 2007 - 2008, Nhà trường được phép
đào tạo bậc học Cao đẳng cho các ngành Khoa học Thư viện, Việt Nam học,
Quản lý Văn hóa và Kinh doanh xuất bản phẩm. Từ năm 2008 - 2009, nhà
7


trường được giao nhiệm vụ đào tạo Nghiên cứu sinh. Năm học 2010 - 2011,
trường bắt đầu đào tạo hệ liên thơng từ cao đẳng lên đại học, hồn thiện các hình
thức và trình độ đào tạo của trường theo hướng liên thông thuận lợi từ cao đẳng
lên đại học, cao học và nghiên cứu sinh.
- Tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên: Hàng năm, số sinh viên tốt nghiệp đợt
1 của nhà trường đều tăng, trong đó, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi cũng
đã tăng đáng kể, cho thấy ý thức học tập của sinh viên đã tốt hơn. Như vậy,
trung bình hàng năm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cung cấp cho ngành
nguồn nhân lực có trình độ đại học lên tới hơn 1000 người.
* Đào tạo vừa làm vừa học
Hình thức đào tạo này đã đáp ứng được một nhu cầu rất lớn trong thực
tiễn của ngành. Trong nhiều năm qua, quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học của
nhà trường cũng tăng cả về số lượng học viên lẫn địa bàn mở lớp. Từ sau năm
2010, quy mô đào tạo hệ này có giảm theo xu thế chung và theo quy định của
Bộ Giáo dục & Đào tạo nhưng vẫn giữ được sự ổn định. Trong điều kiện cạnh
tranh ngày càng gay gắt hơn, việc quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học của nhà
trường không biến động theo hướng giảm mạnh đã chứng tỏ uy tín của nhà
trường. Năm 2006 - 2007, trường có 43 lớp; năm 2009 - 2010, quy mô này tăng

lên là 73 lớp, trên địa bàn 38 tỉnh thành; năm 2010 - 2011 trường có 3248 học
viên, học tại 68 lớp trên địa bàn 39 tỉnh thành. Năm 2011 - 2012 quy mô sinh
viên và lớp có giảm nhưng vẫn cịn duy trì được 62 lớp, năm 2012 - 2013 là 60
lớp. Nhiều địa phương đã cộng tác đào tạo với nhà trường được 5 - 7 khóa.
* Đào tạo Sau đại học
Trong 5 năm gần đây qui mô đào tạo sau đại học tăng dần từ 100 học
viên( năm 2008) đến 120 học viên (năm 2011 và 150 học viên ( năm 2012 2013) ở cả ba chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Văn hóa học, Quản lý văn hóa và
Khoa học Thơng tin Thư viện và 15 chỉ tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ hai chuyên
ngành Văn hóa học và Khoa học Thông tin Thư viện. Hiện tại, trường đang đào
tạo 266 học viên cao học và 43 nghiên cứu sinh, trong đó có 03 học viên đến từ
nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào.

* Đào tạo sinh viên nước ngoài
8


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được giao đào tạo sinh viên và học
viên Lào theo Nghị định hợp tác hai nước. Mỗi năm, trung bình có từ 10 - 15
sinh viên Lào sang học tập ở cả bậc đại học và sau đại học. Từ năm 2010,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội bắt đầu triển khai liên kết đào tạo tiếng Việt
cho sinh viên nước ngồi.
1.2. Cơng tác xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu:
Năm 2012 nhà trường đã hồn thành việc biên soạn chương trình chi
tiết theo học chế tín chỉ đối với các mơn khoa học cơ bản. Hiện nay, nhà trường
đang trong giai đoạn hồn thành nghiệm thu chương trình chi tiết tín chỉ của tất
cả các mơn học trong tồn trường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để toàn
trường chuyển sang đào tạo tín chỉ một cách hiệu quả.
Bên cạnh việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, cơng tác biên
soạn giáo trình mơn học phục vụ cho hoạt động dạy và học cũng được lãnh đạo
Nhà trường quan tâm đầu tư. Tính đến thời điểm này, đa số các học phần trong

chương trình đào tạo của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đều có bài giảng và
giáo trình môn học.
Trong những năm qua, hoạt động biên soạn bài giảng, giáo trình, tài
liệu tham khảo phục vụ cơng tác giảng dạy và học tập đã nhận được sự hưởng
ứng tham gia của các giáo viên. Nhà trường đã chủ động và tích cực tổ chức biên
soạn các giáo trình và tập bài giảng phục vụ cho hoạt động dạy và học trong
Trường. Từ năm 2006 đến nay, các giảng viên của Trường đã biên soạn 54 giáo
trình và nhiều tập bài giảng. Những mơn học cịn lại nhà trường yêu cầu giảng
viên sử dụng giáo trình của các trường đại học khác hoặc khuyến khích giảng
viên biên soạn tập bài giảng.
(Phụ lục 2)
1.3. Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ:
1.3.1. Công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên
* Thực hiện đề tài các cấp
Trong nhiều năm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vẫn là đơn vị được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá cao về năng lực và thành tích nghiên
cứu khoa học, là đơn vị ln có số lượng lớn cơng trình nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, trong đó có nhiều đề tài do Bộ trực tiếp tin tưởng chỉ định Nhà trường
9


thực hiện. Hàng năm, nhà trường đều dành kinh phí để có thể thực hiện được từ
10-15 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường; được Bộ cấp kinh phí để thực
hiện khoảng 3-4 đề tài cấp Bộ. Giảng viên, nghiên cứu viên của Trường cịn chủ
trì thực hiện những đề tài cấp Tỉnh/ Thành phố, được các địa phương đánh giá
cao. Một số chuyên gia còn được mời tham gia Ban Chủ nhiệm các chương trình
trọng điểm quốc gia, hoặc tham gia thực hiện các đề tài nhánh của các đề tài cấp
nhà nước. Cụ thể, tính đến nay, Trường đã và đang thực hiện được tổng số 59 đề
tài cấp Bộ, 2 đề tài cấp Tỉnh/Thành phố, thực hiện các đề tài nhánh cấp Nhà
nước. Các đề tài đều mang tính ứng dụng cao cho cơng tác đào tạo cũng như

trong việc hoạch định xây dựng các chính sách của ngành. Nhà trường có các
Hội đồng Khoa học cấp trường, cấp khoa để triển khai các hoạt động nghiên cứu
khoa học gắn liền với công tác quản lý đào tạo và giảng dạy.
(Phụ lục 3 - Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp )
* Tổ chức hội thảo khoa học
Hội thảo khoa học của trường đã thật sự trở thành diễn đàn để các nhà
khoa học, các giảng viên có điều kiện trao đổi, tranh luận, cơng bố những vấn đề
mới thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch, và là nguồn kiến thức nội sinh
rất quan trọng của giảng viên và sinh viên. Hàng năm, các khoa thuộc trường đều
tổ chức hội thảo cấp khoa ( 6 -8 hội thảo) cho giảng viên, Nhà trường tổ chức 1- 2
hội thảo cấp trường, cấp quốc gia, cấp quốc tế và các buổi tọa đàm khoa học. Các
cuộc Hội thảo khoa học này đã quy tụ được đơng đảo nhà khoa học trong và
ngồi nhà trường, kể cả các chuyên gia nước ngoài, gây được tiếng vang lớn trong
giới nghiên cứu và đạt được hiệu quả cao về học thuật.
(Phụ lục 4 - Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế)
* Xuất bản Tạp chí khoa học
Từ năm 1995, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã được Bộ Văn hóa Thơng tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho phép xuất bản ấn phẩm
Thông báo Khoa học. Ấn phẩm thông tin này được xuất bản 4 số hằng năm, là
nơi công bố các kết quả nghiên cứu của cán bộ, giảng viên trong Trường. Năm
2010, Trường thay đổi hình thức của Thông báo Khoa học, chú trọng đến chất
lượng của bài viết hơn nên ngày càng thu hút được nhiều nhà khoa học ngoài
trường tham gia và được Hội đồng học hàm Giáo sư Nhà nước đưa vào danh
10


mục các Tạp chí khoa học được tính điểm. Tháng 6/2012, Thống báo Khoa học
của Trường đã được Bộ Thông tin- Truyền thơng ra Quyết định nâng cấp thành
tạp chí khoa học với tên gọi “Nghiên cứu văn hóa”. Ấn phẩm này đã phản ánh
được chính xác những thành tựu khoa học thuộc các lĩnh vực: Văn hóa học, Di
sản văn hóa, Thư viện thơng tin, Xuất bản, Du lịch,…và cũng đáp ứng được một

phần nhu cầu thông tin của giảng viên và sinh viên nhà trường.
1.3.2. Nghiên cứu khoa học của sinh viên
Theo truyền thống hàng năm, vào dịp 26/3, các khoa trong Trường đều
tổ chức các Hội thảo khoa học chuyên ngành cho sinh viên của khoa (8 - 9 hội
thảo) . Ngoài ra, Đoàn Thanh niên Trường cũng tổ chức Hội thảo dành cho sinh
viên đang học các môn cơ bản. Trên cơ sở những cuộc Hội thảo cấp khoa, Nhà
trường chọn lọc những cơng trình tham gia Hội thảo khoa học cấp trường và gửi
dự thi cấp Bộ. Trong những năm qua, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ln có
cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải cấp Bộ. Điều này đã động
viên sinh viên tự tin trong việc chủ động tham gia các hoạt động nâng cao ý thức
nghề nghiệp.
1.4. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên,
giáo viên/nghiên cứu viên:
- Đối với đội ngũ giảng viên:
Số lượng giảng viên của Trường có trình độ thạc sỹ trở lên đã và đang
gia tăng nhanh chóng, đạt tỷ lệ cao so với mặt bằng chung của các trường đại
học Việt Nam. Để đảm bảo cơ cấu linh hoạt trong sử dụng và bố trí, Nhà trường
đã xây dựng đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy các bậc, hệ
từ cao đẳng đến tiến sỹ. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên trẻ có học vị tiến sĩ dạy
chuyên ngành còn thiếu, cần tập trung quan tâm hỗ trợ, bồi dưỡng nhằm đảm
bảo nhiệm vụ kế cận vừa đảm đương nhiệm vụ giảng dạy ở cấp độ cao hơn.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu
khá đông đảo, đáp ứng về cơ bản các môn học chính trong chương trình, được
tạo những điều kiện tốt nhất để được học tập nâng cao trình độ trong và ngoài
nước. Số cán bộ giảng viên được đi học cao học và nghiên cứu sinh liên tục tăng
hàng năm. Sự đầu tư của nhà trường cộng với những nỗ lực của bản thân cán bộ
giảng viên đã khiến chất lượng đội ngũ giảng viên được nâng cao theo hướng
11



ngày càng được chuẩn hóa.
- Đối với cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là hàng ngũ lãnh đạo chủ chốt đều kinh
qua các lĩnh vực công tác, nên có kinh nghiệm về cơng tác quản lý. Tuy nhiên,
xu thế cạnh tranh về đào tạo và đào tạo theo nhu cầu xã hội đã và đang đặt ra
nhiều hình thức đào tạo mới, cách thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề về cơ
chế quản lý đòi hỏi những nỗ lực lớn đáp ứng năng lực, trình độ trong quản lý.
Nhà trường đã thực hiện quy hoạch cán bộ theo các giai đoạn để định hướng
phát triển, chuẩn bị nguồn cán bộ quản lý cho thời gian tới. Mặc dù vậy, trong
thời điểm hiện tại số lượng cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của các đơn vị vẫn
còn thiếu cần được kịp thời bổ sung.
1.4.1. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Trường có 22 đơn vị trực thuộc (Sơ đồ 1). Tổng số lao động
trong toàn Trường là 288 người với tỷ lệ cơ cấu như sau:
- Hưởng lương biên chế nhà nước:
- Hưởng lương từ nguồn tự chủ của Trường:

225 người, tỉ lệ 78,13%
63 người, tỉ lệ 21,87%

Về phân loại vị trí cơng việc:
- Cán bộ quản lý:

53 người, tỉ lệ 18,40%

- Giảng viên và tương đương

204 người, tỉ lệ 70,83%

- Nhân viên phục vụ:


31 người, tỉ lệ 10,76%

12


13


1.4.2. Đội ngũ lao động:
Trong số 288 lao động của Trường có 257 người là cán bộ quản lý giáo
dục và giảng viên, chiếm tỷ lệ 89,23%.
Tính đến tháng 12 năm 2012 tồn Trường có:
- 12 Phó giáo sư;
- 23 Tiến sĩ;122 Thạc sỹ (trong đó có 22 cán bộ, giảng viên hiện đang là
nghiên cứu sinh)
- Hơn 30 cán bộ, giảng viên đang theo học chương trình cao học tại các
trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trong tình hình hiện nay và xu thế phát triển của Nhà trường, số lượng
cán bộ quản lý và giảng viên như vậy mới bước đầu đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ nhưng còn thiếu, cần được tiếp tục bổ sung, phát triển.
1.5. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật:
1.5.1. Đất đai
- Tổng diện tích đất của trường : 20.876,6 m2
- Diện tích sàn xây dựng: 24.580,72 m2
1.5.2. Nhà cửa
1.5.2.1. Về số lượng nhà, tòa nhà hiện có, gồm:
- Nhà 5 tầng: 02.
- Nhà 3 tầng: 04.
- Nhà 2 tầng: 01.

- Nhà 1 tầng: 01.
- Nhà gồm 1 đơn nguyên 4 tầng và 1 đơn nguyên 5 tầng: 01,
- Ký túc xá:
+ Đang sử dụng: 4 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên cao 5 tầng.
+ 1 tòa nhà 4 tầng (dành cho sinh viên người nước ngoài).
- Ki-ốt cho thuê: 15 ki-ốt.
- Nhà cho thuê: 04 căn hộ
14


1.5.2.2. Về cơng năng sử dụng của các tịa nhà, gồm có:
* Phịng làm việc của Ban Giám hiệu và các đơn vị: 61 phịng, diện tích
sử dụng khoảng 1.830 m2. Các phòng làm việc đều được trang bị điều hồ nhiệt
độ, máy tính được kết nối Internet có dây/khơng dây, điện thoại gọi liên tỉnh/nội
bộ, bàn, ghế, tủ tài liệu…
* Phịng họp, hội thảo: 06 phịng, diện tích sử dụng là: 400m2.
* Phịng học: 65 phịng, diện tích sử dụng : 6.769m2, trong đó:
- Phịng học cho các lớp học đại cương: 51 phịng, diện tích sử dụng là:
5.519 m2;
- Phòng học thực hành nghiệp vụ: 09 phòng, diện tích sử dụng là: 700 m2;
- Phịng học máy tính: 04 phịng, diện tích sử dụng là: 450 m2.
- Thư viện điện tử: 01, diện tích sử dụng là:100 m2.
* Nhà Văn hóa đa năng, diện tích sử dụng là: 1.190 m2.
* Trung tâm Thông tin - Thư viện, diện tích sử dụng: 1.462 m2,
* Nhà Giáo dục thể chất, diện tích sử dụng là: 1.377 m2.
* Nhà ăn tập thể, diện tích sử dụng là: 832 m2.
* Ký túc xá, diện tích đang sử dụng là: 5.052 m 2; diện tích sử dụng đang
thi cơng là: 1.172 m2.
Ký túc xá đang sử dụng có 123 phịng, mỗi phịng đều có nhà vệ sinh
khép kín, 05 giường 2 tầng, 01 quạt trần, 04 bóng đèn tuýp và 03 bóng đèn tròn.

1.5.3. Sân thể thao, vườn hoa, cây cảnh
- 01 sân thể thao, diện tích sử dụng là: 2.000 m2 .
- 2 vườn hoa.
- 11 bồn hoa, cây cảnh.
- Ghế đá: 26 ghế.
1.5.4. Bể nước, máy bơm, máy nổ, ô tô
- Bể nước: 09.
- Máy bơm: 07.
- Máy nổ: 01.
- Xe ô tô: 02, gồm có:
+ 01 xe INNOVA 7 chỗ ngồi.
+ 01 xe ALTIS 4 chỗ ngồi.
1.5.5. Trang thiết bị
15


* Trang thiết bị văn phòng, lớp học: Bàn, ghế học tập, bàn làm việc, ghế
ngồi làm việc, tủ tài liệu (tủ sắt + tủ gỗ), giá sách, điều hòa nhiệt độ, quạt, máy
chiếu, máy tính, máy in, máy photocoppy, điện thoại bàn…
* Trang thiết bị kỹ thuật:
- Hệ thống Internet, gồm có: 05 máy chủ;
- 04 tủ mạng;
- 11 trạm WIFI, phủ sóng 80% khu vực trường.
Đường truyền Internet kết nối tới tất cả các phòng làm việc, tới 03
phịng học máy tính tại nhà A và tới 31 phịng học trình chiếu tại nhà B.
* Hệ thống các thiết bị kỹ thuật khác:
- 01 tổng đài điện thoại 80 đầu số;
- 03 camera lắp đặt tại 03 phòng học máy tính tại nhà A và 9 camera
ngồi sân và KTX
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy.

(Phụ lục 5)
1.6. Công tác sinh viên:
1.6.1. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
được tổ chức triển khai theo từng chuyên đề cụ thể gắn với việc học tập và rèn
luyện của sinh viên. Nhà trường tổ chức cho sinh viên tham gia thảo luận về đổi
mới phương pháp học tập, tạo sân chơi lành mạnh và trao đổi, học tập kinh
nghiệm, rèn luyện kỹ năng “mềm” giúp sinh viên nâng cao cả về ý thức học tập
và kiến thức chuyên môn, giảm tỷ lệ vi phạm nội quy, quy chế.
- Tổ chức có hiệu quả “Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên” hằng năm
với các chuyên đề phong phú về nội dung, sinh động về hình thức với các vấn đề:
Quán triệt cơ bản nội dung các Nghị quyết Trung ương; Tình hình kinh tế - chính
trị - văn hóa – xã hội trong nước và quốc tế; Đề án chủ quyền biển đảo Việt Nam;
Đề án phát triển đường lối văn hóa Việt Nam; Quy chế về công tác sinh viên;
Nhiệm vụ của nhà trường; Cơng tác Đồn Thanh niên – Hội Sinh viên… Cuối
tuần sinh hoạt, sinh viên viết bài thu hoạch đạt hiệu quả cao thể hiện ý thức chấp
hành tốt với vai trò vừa là một sinh viên và vừa là một công dân.
1.6.2. Công tác quản lý sinh viên
- Thực hiện các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công
16


tác quản lý sinh viên như: Quy chế HSSV (Quyết định số 42 năm 2007), Quy
chế công tác HSSV ngoại trú (Thông tư số 27 năm 2009)… và cụ thể hóa thơng
qua các Quy định, cấp cho sinh viên cuốn “Sổ tay sinh viên”, các biểu mẫu, quy
định được đăng tồn văn trên trang thơng tin điên tử của nhà trường với tên
miền: huc.edu.vn
- Phối hợp với chính quyền, cơng an địa phương nơi sinh viên ngoại trú
trong việc kiểm tra định kỳ sinh hoạt học tập, phòng chống tội phạm và các tệ
nạn xã hội. Trong nhiều năm trở lại đây, khơng có sinh viên nào nhiễm HIV, các

chất gây nghiện và các tện nạn xã hội.
1.6.3. Việc thực hiện chế độ, chính sách
- Thực hiện chính sách tín dụng đào tạo theo Quyết định số 157/QĐ-TTg
đã hỗ trợ đáng kể cho sinh viên khó khăn về kinh tế, giúp sinh viên n tâm học
tập; đặc biệt khơng có sinh viên nào phải dừng học vì khơng đóng học phí.
- Thực hiện tốt cơng tác xét và cấp học bổng khuyến khích học tập, trợ
cấp xã hội và chế độ miễm, giảm học phí cho sinh viên áp dụng theo Thông tư
liên tịch số 23/2007/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC và Thông tư liên tịch số
29/2010/TTLT/ BGDĐT-BLĐTBXH-BTC.
1.6.4. Hoạt động văn nghệ, thể thao và các hoạt động phong trào
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ của nhà trường được hoạt động thường
xuyên, liên tục thông các các sự kiện được tổ chức chào mừng các ngày lễ của
đất nước, của ngành và nhà trường; có nhiều nghệ sỹ, ca sỹ, nhạc sỹ có tên tuổi
đều đã, đang học tập và công tác tại trường.
- Bên cạnh hoạt động văn nghệ là hoạt động thể thao cũng được nhà trường
quan tâm, tạo mọi điều kiện nhằm duy trì hoạt động, với các mơn như: Bóng đá,
bóng bàn, cầu lơng… tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích, tăng tính đồn kết, giao
lưu, học hỏi giữa các sinh viên, các tập thể lớp trong khoa và các khoa trong tồn
trường góp phần nâng cao thể lực, xây dựng lối sống đẹp, nếp sống lành mạnh.
- Ngoài ra các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội từ thiện khác như:
Đền ơn đáp nghĩa; Hiến máu nhân đạo; Tiếp sức mùa thi…được kết hợp với các
tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong việc tổ chức và hoạt động, điều này đã
phát huy, định hướng lối sống, ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng
của sinh viên; góp phần định hướng giá trị chân, thiện, mỹ, giúp sinh viên có cơ
17


hộ rèn luyện, chủ đơng tích cực trong học tập, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng
làm việc theo nhóm…
1.7. Công tác quản lý đào tạo/kiểm định chất lượng:

1.7.1. Công tác quản lý đào tạo
Công tác quản lý đào tạo được triển khai dựa trên sự phối hợp giữa các
phòng chức năng: Phịng Đào tạo, Phịng Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo
dục và các Khoa chun mơn. Ngồi ra, Phịng Cơng tác sinh viên, Ban Quản lý
Kí túc xá và các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên có vai trị hỗ trợ trong
giáo dục, rèn luyện sinh viên.
Trong những năm qua, công tác quản lý đào tạo đã có nhiều chuyển biến
tích cực về mọi mặt. Với sự gia tăng quy mô tuyển sinh hàng năm, với việc
chuyển đổi chương trình đào tạo sang hệ thống tín chỉ, khối lượng cơng việc của
cán bộ, giảng viên cũng tăng lên. Trong điều kiện hiện có về cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên; công tác quản lý hoạt động đào tạo đã có những cải tiến về quy
trình và thủ tục. Đặc biệt, Trường đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc điều hành kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, tiến độ giảng dạy, bố trí,
sắp xếp thời khố biểu, đăng ký mơn học tín chỉ... nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Bên
cạnh đó, cơng tác quản lý đào tạo ln bám sát yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và
xã hội để kịp thời điều chỉnh, hồn thiện nghiệp vụ.
1.7.2. Cơng tác kiểm định chất lượng
Nhà trường bắt đầu áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008 từ năm 2011 cho 11 đơn vị trong Trường. Hàng năm Trường đều tiến
hành đánh giá nội bộ (từ 1 đến 2 lần) và tiến tới mời tổ chức đánh giá ngoài.
Theo Quyết định số: 1169/QĐ-BVHTTDL ngày 02/4/2010 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phịng Khảo thí và Kiểm định chất
lượng giáo dục trực thuộc Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập là
đơn vị chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Từ năm học 2010 - 2011 đã tiến hành các hoạt động 3 công khai,
cam kết chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công
bố trên website của Nhà trường để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Năm 2011, Nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá trường,
Hội đồng gồm 21 thành viên là lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị và 15 thư ký
18



tham gia xây dựng báo cáo tự đánh giá.
- Tiến hành đánh giá nội bộ theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tháng 7/2013, Nhà
trường đã hoàn thành Báo cáo tự đánh giá, nộp theo quy định và được cập nhật
trong danh sách các trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá trên website của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nhà trường thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra đánh giá việc
thực hiện nội quy, quy chế giảng dạy và học tập. Giám sát công tác tổ chức thi,
thanh tra công tác thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp các bậc, hệ đào tạo trong trường.
- Từ năm 2010 đến nay, Nhà trường đã tiến hành 06 đợt khảo sát lấy ý
kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên với tổng số
phiếu là 12.279 phiếu khảo sát đối với 285 giảng viên (trong đó có 240 giảng
viên cơ hữu và 45 giảng viên thỉnh giảng).
- Năm 2013, Nhà trường đã tiến hành lấy ý kiến sinh viên đánh giá
chất lượng phục vụ của Ban quản lý ký túc xá, thí điểm cho công tác lấy ý kiến
đánh giá chất lượng phục vụ của các đơn vị phòng, ban trong trường.
1.8. Cơng tác quản trị tài chính:
1.8.1. Nguồn tài chính
Tổng nguồn thu tài chính của Nhà trường hàng năm đạt hơn 60,47 tỷ
VND. Bao gồm: từ nguồn ngân sách nhà nước cấp chiếm khoảng 58,7%. Các
nguồn thu khác bao gồm: thu từ học phí, lệ phí, thu từ dịch vụ và thu khác
chiếm 41,3 % tổng nguồn thu.
1.8.2. Chi tài chính
Các nguồn thu tài chính nêu trên được sử dụng để chi khoảng 35,47 tỷ
VND cho các hoạt động như chi thường xuyên (lương, hoạt động giảng dạy và
đào tạo). Các khoản chi khác khoảng hơn 22 tỷ VND.
1.9. Công tác hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo:
1.9.1. Công tác hợp tác quốc tế

* Các mối quan hệ quốc tế
Trong bối cảnh xã hội thơng tin và xu thế tồn cầu hóa như hiện nay,
19


Hợp tác quốc tế vừa là một đòi hỏi vừa là một thời cơ, nhất là trong lĩnh vực đào
tạo đối với các nước chậm phát triển như Việt Nam. Thời gian qua, Nhà trường
đã tích cực triển khai việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ quốc tế liên quan
đến hoạt động đào tạo, trao đổi giảng viên và sinh viên. Qua quá trình triển khai,
Nhà trường đã thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, các cơ sở
đào tạo ở nước ngoài thường xuyên hợp tác với nhà trường.
* Thành quả từ các mối quan hệ quốc tế
- Các mối quan hệ đã được thiết lập với các tổ chức phi chính phủ:
Good Neighbors International (GNI) tại Việt Nam.
- Ký kết 14 biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đào tạo với nhiều
cơ sở đào tạo ở nước ngồi: đặc biệt là có những biên bản ghi nhớ đã được thực
hiện như với Học viện Nghề nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc), Tổ chức Good
Neighbors International (GNI), Trường Đại học Chonnam (Hàn Quốc), Trường
Đại học Ubon Rachathani, Trường Đại học Udon Thani (Thái Lan).
- Đón tiếp nhiều đồn đại biểu nước ngồi đến tìm hiểu, trao đổi kinh
nghiệm trong đào tạo như Mỹ, Anh, Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc...
- Cử cán bộ giáo viên đi học cao học tại Vương quốc Anh trên cơ sở
các dự án, đề án hợp tác quốc tế; Cử cán bộ, giảng viên và học sinh đi thực tế
tại Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Anh; cử giảng viên đi giảng dạy tại Hàn Quốc...
- Tổ chức các hội thảo quốc tế trung bình mỗi năm 1 lần, tới nay đã tổ
chức được 6 cuộc hội thảo quốc tế.
1.9.2. Công tác liên kết đào tạo
- Liên kết đào tạo trong nước
Hiện tại, nhà trường đang triển khai việc liên kết đào tạo trong nước
dưới hai phương thức: liên kết đào tạo vừa học và liên kết đào tạo theo địa chỉ

sử dụng.
- Đào tạo theo địa chỉ sử dụng
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được phép đào tạo theo địa chỉ từ năm
2003 theo Công văn số 49/ĐH ngày 03/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Đối tượng được đào tạo theo hình thức này được quy định là chỉ áp
dụng với học sinh tốt nghiệp THPT thuộc khu vực I trên phạm vi cả nước. Năm
20


2011 là khóa thứ 5 nhà trường được thực hiện chương trình này.
Sinh viên hệ đào tạo theo địa chỉ vào học ngành Văn hóa các dân tộc
thiểu số Việt Nam. Căn cứ số lượng sinh viên nhập học thực tế, nhà trường tiến
hành ký Hợp đồng đào tạo với các địa phương và bố trí cho sinh viên vào học
lớp riêng thuộc khoa Văn hóa dân tộc của trường. Năm 2011, có 40 sinh viên
thuộc khóa học 2007-2011 hệ đào tạo theo địa chỉ sẽ tốt nghiệp đợt 1. Đây là
nguồn nhân lực được các địa phương đánh giá rất cao, góp phần quan trọng vào
việc tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa trên địa bàn các tỉnh miền núi và
vùng dân tộc thiểu số.
Đào tạo vừa làm vừa học
Toàn bộ các lớp hệ vừa làm vừa học ngồi Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội đều được đặt tại những địa điểm đủ điều kiện mở lớp theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Các lớp được mở đều có văn bản đề nghị của Ủy ban Nhân
dân các tỉnh, thành phố.
Hiện tại, các lớp hệ vừa làm vừa học của trường được mở chủ yếu tập
trung vào các ngành: Quản lý văn hóa, Thư viện Thông tin (theo Danh mục mới
ban hành là ngành Khoa học Thư viện), Văn hóa du lịch (Danh mục mới là
ngành Việt Nam học).
- Liên kết đào tạo với nước ngồi
Nhà trường đã đào tạo khóa thứ 2 cho đối tượng sinh viên nước ngoài
như: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Philipin... Bước đầu, công tác đào tạo

tiếng Việt cho người nước ngồi của nhà trường được phía bạn đánh giá cao.
Cùng với sự ra đời của Khoa Văn hố và ngơn ngữ quốc tế, cơng tác đào tạo tiếng
Việt cho người nước ngoài của Nhà trường càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Dự án đào tạo tiếng Hàn cho học viên Việt Nam đã triển khai được 16
khố, đạt kết quả tốt. Chương trình có nhiều ưu đãi dành cho học viên, đặc biệt
là sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội, như: Sinh viên xuất sắc được cấp học
bổng, được đi thực tập một tháng tại Hàn Quốc.
1.10. Đánh giá chung
1.10.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
* Những kết quả đạt được
21


- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã khẳng định thương hiệu là một
trường đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa, thơng tin, du lịch có chất lượng cao.
- Định hình một đội ngũ giảng viên có chất lượng với trình độ chun
mơn đáp ứng theo u cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Những thành tích của Nhà trường đã được Nhà nước công nhận và
khen thưởng:
+ Huân chương Độc lập Hạng 3 (2004)
+ Huân chương Lao động Hạng nhất (1994)
+ Huân chương Lao động Hạng nhì (1989)
+ Huân chương Lao động Hạng ba (1984)
* Nguyên nhân của những thành tựu
- Sự lãnh đạo, quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Bộ văn hóa, Thể thao và
Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; các cơ quan địa phương là nhân tố quyết định
sự thành công của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
- Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ cán bộ chủ chốt và tồn thể cơng
chức viên chức của nhà trường đã thống nhất, đoàn kết và quyết tâm thực hiện
các mục tiêu, đề án phát triển đã đề ra.

- Sự quan tâm, lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy, Ban giám hiệu, các đồn
thể tạo nên mơi trường làm việc năng động, cởi mở và chuyên nghiệp.
- Đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn, có đạo đức nghề nghiệp,
tâm huyết với công việc, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.
1.10.2. Những hạn chế và nguyên nhân
* Những hạn chế
- Hoạt động đào tạo
Mặc dù Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc
phát triển một số chuyên ngành đào tạo mới, tuy nhiên những ngành nghề đào
tạo của trường cịn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội và chưa
tương xứng với vai trị, vị trí của Trường.
Tuy Nhà trường đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng đang
gặp một số khó khăn. Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến của các nhà tuyển
22


dụng, của thị trường lao động để bổ sung điều chỉnh các chương trình đào tạo
chưa được tổ chức thường xuyên định kỳ.
Hiện nay nhu cầu của xã hội về việc học tập ngắn hạn; bồi dưỡng tập
huấn về lĩnh vực Văn hóa, Thơng tin, Du lịch là rất lớn nhưng Nhà trường chưa
thường xuyên tổ chức được các hình thức đào tạo này để đáp ứng nhu cầu của
xã hội.
- Nghiên cứu khoa học
Nhà trường đã biên soạn và xuất bản hệ thống giáo trình và tài liệu tham
khảo phong phú, nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu đào tạo của Trường.
Hơn nữa, một số môn cơ sở của ngành cịn chưa có giáo trình chính thức.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường chưa phổ biến ở tất cả mọi
giảng viên, mà chỉ tập trung ở một số giảng viên có kinh nghiệm và có tinh thần
nghiên cứu. Do vậy, nghiên cứu khoa học chưa thực sự được coi là một nhiệm
vụ của giảng viên.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên còn nhiều khó khăn do
hạn chế về kinh phí, giảng viên hướng dẫn...
- Hợp tác quốc tế:
+ Chưa khai thác triệt để các mối quan hệ đã được xác lập, các hoạt
động thiếu tính liên tục, khơng tồn diện và khơng có đề án bền vững.
+ Đội ngũ cán bộ chuyên trách hợp tác quốc tế cịn q ít, thiếu kinh
nghiệm, khả năng ngoại ngữ còn hạn chế và phải kiêm nhiệm công tác quản lý
nghiên cứu khoa học.
+ Hoạt động hợp tác quốc tế cịn bó hẹp trong Phịng nghiên cứu khoa
học và Hợp tác quốc tế, các khoa chuyên môn hầu như chưa chủ động và chưa
có được sự hỗ trợ cần thiết.
- Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên:
Mặc dù có sự phát triển khá nhanh về nhân sự, đội ngũ cán bộ, giảng
viên, nhân viên của nhà trường đến nay vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu công tác
của nhà trường. Số cán bộ quản lý chủ chốt có nhiều kinh nghiệm, số giảng viên
có thâm niên giảng dạy về hưu chưa được thay thế kịp thời. Trình độ ngoại ngữ,
các mối quan hệ ngồi trường, nhất là đối với nước ngồi, cịn ít, nên khơng
23


tranh thủ được kiến thức và kinh nghiệm tiên tiến. Đời sống các cán bộ và giảng
viên dù được nâng lên nhưng vẫn cịn thấp, giảng viên chưa tồn tâm toàn ý vào
sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Cơ sở vật chất:
Trụ sở của Trường tại số 418 La Thành, Hà Nơi, có tổng diện tích sử
dụng là 2,1 ha. So với lưu lượng sinh viên hàng năm và khối lượng cơng việc
hiện nay thì diện tích này là quá nhỏ hẹp và đã trở nên quá tải. Việc mở thêm
ngành đào tạo mới, tăng lưu lượng sinh viên, tạo môi trường làm việc, học tập,
hoạt động văn hóa, thể dục thể thao trở nên hết sức khó khăn. Đây cũng là lý do
làm giảm bớt sức hấp dẫn của nhà trường đối với xã hội và người học, giảm

năng lực cạnh tranh của nhà trường đối với các trường khác.
* Nguyên nhân của những hạn chế:
- Điều kiện kinh phí nghiên cứu khoa học của nhà trường cịn hạn chế,
chưa tạo được mơi trường nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên trẻ làm
quen với thực hiện các đề tài khoa học cấp Trường.
- Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ
cịn hạn chế dẫn đến tình trạng chưa đáp ứng được các điều kiện học tập ngắn
hạn và nâng cao trình độ ở nước ngồi; tiếp cận những tài liệu nước ngoài.
- Chưa định kỳ tiến hành đánh giá việc thực hiện các kế hoạch, đề án
phát triển của nhà trường đã đề ra để có những điều chỉnh phù hợp, tạo động lực
thúc đẩy các hoạt động phát triển đồng bộ.

Phần thứ Hai
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, BỐI CẢNH
VÀ DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
24


2.1. Các yếu tố tác động đến công tác đào tạo của Trường Đại học
Văn hố Hà Nội trong tình hình hiện nay:
2.1.1. Yếu tố quốc tế
Xã hội thơng tin và nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển
nhanh chóng. Tri thức, thơng tin đang trở thành nguồn lực phát triển chủ yếu của
xã hội. Trình độ phát triển của mỗi quốc gia tùy thuộc mức độ sở hữu và ứng
dụng tri thức vào cuộc sống. Xã hội này có hai đặc điểm tiêu biểu:
- Sự phát triển mạnh mẽ và những thành tựu kỳ diệu của công nghệ
thông tin và truyền thông đang mở ra viễn cảnh của một thế giới phi khoảng
cách về không gian và thời gian. Nó cho phép hình thành một nền giáo dục mở,
mọi lúc mọi nơi và tương thích với mọi điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu khác

nhau của người học.
- Xu hướng tồn cầu hóa đã hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trở
thành vừa là thời cơ vừa là thách thức, nhất là đối với các quốc gia đang và
chậm phát triển. Nó vừa là cơ hội hợp tác vừa là quá trình đấu tranh gay gắt để
bảo vệ vị thế, quyền lợi quốc gia, và bản sắc văn hóa dân tộc. Chất lượng nguồn
nhân lực trở thành yếu tố sống cịn trong xu hướng tồn cầu hóa, địi buộc những
cải tổ triệt để trong giáo dục và đào tạo hướng đến một nguồn nhân lực có tri
thức và cơng nghệ tiến tiến, năng động và đủ bản lĩnh trong quá trình hội nhập
quốc tế và tồn cầu hóa.
2.1.2. Yếu tố trong nước
- Sự quan tâm và địi hỏi ngày một cao của tồn xã hội đến chất lượng
đào tạo đại học.
- Đào tạo đại học Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi cao nhất của
xã hội về nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này xuất phát từ một thực tế là
những yếu kém, bất cập trong giáo dục đại học đang trực tiếp ảnh hưởng đến chất
lượng hoạt động thực tế của nguồn nhân lực. Nhiều cơ sở sử dụng nguồn nhân lực
có trình độ đại học nhưng đã phải tổ chức đào tạo lại với thời gian và kinh phí khá
lớn mới có thể trang bị được cho người lao động những kiến thức, kỹ năng nghiệp
vụ thực tế, phù hợp với u cầu cơng việc. Điều này gây lãng phí về thời gian,
tiền bạc, công sức của người học cũng như người sử dụng lao động. Quan trọng
25


×