Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

DẠY HỌC THEO CHỦ đề TÍCH hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139 KB, 9 trang )

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

Môn Hóa học
Họ và tên: Nguyễn Thị Duyên
Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Hà Giang
Chủ đề : Tích hợp kiến thức các môn hoá học, sinh học, công nghệ, địa lý và giáo
dục bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học bài “Phân bón
hoá học”- Bài 12, Hoá học 11 Cơ bản.
2. Mục tiêu dạy học
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Học sinh biết:
- Phân bón cung cấp cây trồng những nguyên tố dinh dưỡng cần nào
- Thành phần hoá học của một số loại phân bón hoá học
- Cách điều chế một số loại phân bón hoá học
2. Về kĩ năng :
- HS vận dụng được kiến thức về hoá học, sinh học, công nghệ để trả lời được
những câu hỏi liên quan trong quá trình sử dụng mỗi loại phân.
- HS biết đánh giá và tính được độ dinh dưỡng của mỗi loại phân
- HS rút ra được những điểm cần chú ý khi bón từng loại phân để đạt hiệu quả
mà không gây ô nhiễm
- Vận dụng kiến thức hoá học, sinh học, công nghệ giải quyết các vấn đề thực
tiễn
3. Thái độ:
- Tăng hứng thú học tập với môn Hóa học
- Nâng cao ý thức vận dụng tri thức khoa học vào cuộc sống
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân với xã hội và cộng đồng.
3. Đối tượng dạy học


Đối tượng học sinh: - Số lượng: 86


- Lớp: 11 Sinh, 11 Văn, 11 Lý.
- Khối lớp: 11
4. Ý nghĩa của bài học
Thông qua bài “Phân bón hoá học ” - Bài 1, Hóa học 11 Cơ bản học sinh có
thêm kiến thức về phân bón hoá học, vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi và
làm bài tập định lượng liên quan. Đồng thời, việc tích hợp các kiến thức môn sinh
học, công nghệ, địa lý và giáo dục môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong nội
dung kiến thức về phân bón và sử dụng hiệu quả phân bón trong bài học sẽ giúp
học sinh nâng cao hiểu biết cho bản thân, sử dụng những kiến thức thu thập được
của mình qua bài học để trao đổi với bố mẹ, gia đình và cộng đồng trong việc sử
dụng phân bón hoá học cho thích hợp, hiệu quả, giúp tiết kiệm, bảo vệ môi trường
và bảo vệ sức khỏe con người.
5. Thiết bị dạy học
- Tranh ảnh, mẫu vật và thông tin liên quan đến các kiến thức của bài.
- Trang thiết bị dạy học liên quan đến CNTT: Máy tính, máy chiếu.
- Các câu hỏi thực tiễn liên quan đến bài.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Mục tiêu của bài là học sinh nắm thành phần, tính chất cách sử dụng và sản
xuất một số loại phân bón hóa học, nhưng đây là bài học không quá nặng về kiến
thức hoá học lại rất gần với kiến thức các môn sinh học, công nghệ cũng như đời
sống sản xuất. Vì vậy để tăng cường khả năng học tập chủ động, tích cực và hứng
thú cho HS, đồng thời giúp khắc sâu kiến thức tôi đề xuất việc giao cho HS tìm
hiểu thành những dự án nhỏ, HS cần vận dụng tích hợp những kiến thức trong môn
sinh học lớp 11 và môn công nghệ lớp 10 cùng với những kiến thức thực tế về vai
trò, ý nghĩa và những lưu ý trong việc sử dụng phân bón cho tiết kiệm, hiệu quả và
không gây ô nhiễm môi trường để xây dựng thành bài thuyết trình theo nhóm.
6.1. Mục tiêu


1. Về kiến thức :

Học sinh biết:
- Phân bón cung cấp cây trồng những nguyên tố dinh dưỡng cần nào
- Thành phần hoá học của một số loại phân bón hoá học
- Cách điều chế một số loại phân bón hoá học
2. Về kĩ năng :
- HS vận dụng được kiến thức về hoá học, sinh học, công nghệ để trả lời được
những câu hỏi liên quan trong quá trình sử dụng mỗi loại phân.
- HS biết đánh giá và tính được độ dinh dưỡng của mỗi loại phân
- HS rút ra được những điểm cần chú ý khi bón từng loại phân để đạt hiệu quả
mà không gây ô nhiễm
- Vận dụng kiến thức hoá học, sinh học, công nghệ giải quyết các vấn đề thực
tiễn
3. Thái độ:
- Tăng hứng thú học tập với môn Hóa học
- Nâng cao ý thức vận dụng tri thức khoa học vào cuộc sống
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân với xã hội và cộng đồng.
6.2. Nội dung dạy học
- Thành phần, tính chất, sản xuất và sử dụng một số loại phân bón hoá học.
6.3. Cách tổ chức dạy học
- Tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập cá nhân và làm việc nhóm (8 HS)
phân công nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ chung để hoàn thành các yêu cầu do GV
đề xuất với mỗi nội dung của bài.
6.4. Phương pháp dạy học
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp làm việc nhóm.
- Phương pháp thuyết trình, thảo luận
6.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá


- Đánh giá qua bài thuyết trình của nhóm

- Kiểm tra, đánh giá học sinh qua các câu hỏi vấn đáp liên quan đến nội
dung của bài và nội dung tích hợp trong quá trình dạy học.
- Đánh giá hiệu quả của bài giảng dựa vào tỉ lệ học sinh có hứng thú với bài
giảng.
6.6. Hoạt động của giáo viên
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung trong bài học
theo hệ thống cấu trúc định hướng chung
- Hoạt động 1 (Khái niệm phân bón) : HS phải vận dụng kiến thức sinh
học, công nghệ khi giải thích vấn đề cây trồng có thể đồng hoá những nguyên tố
nào nhờ quang hợp, ngoài ra cây còn cần những nguyên tố nào khác
- Hoạt động 2 (Phân đạm ) : HS phải giải quyết vấn đề nhờ kiến thức các
môn hoá, sinh, công nghệ và kinh nghiệm đời sống, từ đó tập trung sắp xếp hệ
thống và trình bày bài thuyết trình theo nhóm. GV và các học sinh các nhóm khác
đặt câu hỏi để làm rõ những vấn đề còn thiếu sót, nhóm thuyết trình có nhiệm vụ
giải đáp các thắc mắc, nếu nhóm thuyết trình không giải quyết được các HS khác
và GV có thể hỗ trợ. GV bổ sung thêm các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm
khi sử dụng phân đạm.
- Hoạt động 3 (Phân lân ) : HS phải giải quyết vấn đề nhờ kiến thức các
môn hoá, sinh, công nghệ, địa lý và kinh nghiệm đời sống, từ đó tập trung sắp xếp
hệ thống và trình bày bài thuyết trình theo nhóm. GV và các học sinh các nhóm
khác đặt câu hỏi để làm rõ những vấn đề còn thiếu sót, nhóm thuyết trình có nhiệm
vụ giải đáp các thắc mắc, nếu nhóm thuyết trình không giải quyết được các HS
khác và GV có thể hỗ trợ. GV bổ sung thêm các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi
trường khi sử dụng phân lân hay trong quá trình khai thác sản xuất.
- Hoạt động 4 (Phân Kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi
lượng) : HS phải giải quyết vấn đề nhờ kiến thức các môn hoá, sinh, công nghệ và
kinh nghiệm đời sống, từ đó tập trung sắp xếp hệ thống và trình bày bài thuyết


trình theo nhóm. GV và các học sinh các nhóm khác đặt câu hỏi để làm rõ những

vấn đề còn thiếu sót, nhóm thuyết trình có nhiệm vụ giải đáp các thắc mắc, nếu
nhóm thuyết trình không giải quyết được, HS khác và GV có thể hỗ trợ.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Cách thức kiểm tra:
- Qua bài thuyết trình, bản phân công công việc của nhóm
- Kiểm tra, đánh giá học sinh qua các câu hỏi vấn đáp liên quan đến nội
dung của bài và nội dung tích hợp trong quá trình dạy học.
- Đánh giá hiệu quả của bài giảng dựa vào tỉ lệ học sinh có hứng thú với bài
giảng.
8. Các sản phẩm của học sinh
- Các bài báo cáo trình chiếu powerpoint của HS về phân bón
- Tỉ lệ học sinh có rất hứng thú với những nội dung tích hợp và phương pháp
trong bài học đạt trên 90%.
9. Giáo án
Tiết 19
Bài 12. PHÂN BÓN HOÁ HỌC
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức :
Học sinh biết:
- Phân bón cung cấp Cây trồng những nguyên tố dinh dưỡng cần nào
- Thành phần hoá học của một số loại phân bón hoá học
- Cách điều chế một số loại phân bón hoá học
2. Về kĩ năng :
- HS vận dụng được kiến thức về hoá học, sinh học, công nghệ, địa lý để trả lời
được những câu hỏi liên quan trong quá trình sử dụng mỗi loại phân.
- HS biết đánh giá và tính được độ dinh dưỡng của mỗi loại phân


- HS rút ra được những điểm cần chú ý khi bón từng loại phân để đạt hiệu quả
mà không gây ô nhiễm

- Vận dụng kiến thức hoá học, sinh học, công nghệ giải quyết các vấn đề thực
tiễn
3. Thái độ:
- Tăng hứng thú học tập với môn Hóa học
- Nâng cao ý thức vận dụng tri thức khoa học vào cuộc sống
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân với xã hội và cộng đồng.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung trong bài
học theo hệ thống cấu trúc định hướng chung. GV giao nhiệm vụ luôn từ đầu
chương 2 để HS có thời gian chuẩn bị
Nhóm 1: Tìm hiểu về phân đạm cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:
1. Vai trò của phân đạm đối với cây trồng
2. Có mấy loại phân đạm? Xác định thành phần hóa học, phương pháp điều chế
phân đạm.Cây trồng hấp thụ phân đạmở dạng nào?
3. Độ dinh dưỡng của phân đạm
4. Nhận biết phân đạmqua màu sắc, chuẩn bị một số mẫu vật hoặc hình ảnh về
phân đạm
5. Trong thực tế loại đạm nào được sử dụng rộng rãi nhất ?
6. Tìm hiểu cách bón phân hợp lí, tiết kiệm hiệu quả, hạn chế gây ô nhiễm môi
trường
Nhóm 2: Tìm hiểu về phân lân cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:
1.Vai trò của phân lân đối với cây trồng?
2. Có mấy loại phân lân? Xác định thành phần hóa học, phương pháp điều chế
phân lân? Cây trồng hấp thụ phân lân ở dạng nào?
3. Cách tính độ dinh dưỡng của phân lân?
4. Nhận biết phân lân qua màu sắc: chuẩn bị mẫu phân hoặc hình ảnh


5.Tại sao phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn được sử dụng làm
phân bón?

6.Tìm hiểu về hoạt động sản xuất phân bón ( kể tên, hình ảnh một số khu vực khai
thác quặng apatit và ảnh hưởng của nó đến môi trường). Sử dụng kiến thức địa lý
để xác định
Nhóm 3: Tìm hiểu về phân Kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi
lượng cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:
1. Vai trò của phân kali đối với cây trồng? Xác định thành phần hóa học phân
Kali? Cây trồng hấp thụ kali ở dạng nào?
2. Độ dinh dưỡng của kali? Nhận biết phân lân, kali qua màu sắc (Chuẩn bị mẫu
vật hoặc hình ảnh)
3. Xác định thành phần hóa học, phương pháp điều chế phân hỗn hợp, phân phức
hợp và phân vi lượng?
4. Vai trò của phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng với cây trồng?
5. Cách bón phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng hợp lí?
6.Tìm hiểu dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường
- HS phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân (ghi rõ tên và nội dung chuẩn bị để
nộp lại cho GV), thảo luận và tổng hợp thành bài thuyết trình của nhóm.
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp làm việc nhóm.
- Phương pháp thuyết trình, thảo luận
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề
- Trong tự nhiên cây cối đồng hoá được những
nguyên tố nào và qua quá trình nào? Những
nguyên tố này đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho
cây chưa ?
- Những nguyên tố khác cây trồng hấp thụ từ
đâu ? làm thế nào để cây phát triển tốt ?
- Phân bón hoá học là gì ? kể một số loại phân


Hoạt động của HS
HS : Vận dụng kiến
thức môn sinh học
trả lời :

Nội dung
Tg
Khái niệm phân bón 5’
hoá học
Là những hoá chất có
chứa các nguyên tố dinh
dưỡng được bón cho cây
nhằm nâng cao năng suất
mùa màng.


mà em biết
Hoạt động 2 : Thuyết trình về phân đạm
GV : Yêu cầu HS nhóm 1 trình bày về nội
dung đã chuẩn bị theo hướng dẫn của GV ở tiết
trước
GV và HS các nhóm khác đặt thêm một số câu
hỏi :
- Tại sao không bón phân đạm cho đất chua ?
- Tại sao không bón vôi và đạm amoni
(NH4NO3, NH4Cl) cùng lúc?
- Tại sao trời rét đậm không nên bón phân
đạm?
- Trong thực tế loại đạm nào được sử dụng

rộng rãi nhất ? Tại sao?
- Tại sao khi tưới ‘’nước tiểu’’ cho cây trồng,
cây xanh tốt?
GV mở rộng và liên hệ giáo dục vệ sinh an
toàn thực phẩm :
- Cần bón đủ liều lượng cho từng loại rau theo
quy trình kĩ thuật. Trong cơ thể con người, nếu
hàm lượng N03- cao có thể sinh ra Nitroamin là
tiền đề gây ra bệnh ung thư.
- Một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo
quản hải sản. Theo các tài liệu nghiên cứu thì
khi ăn phải các loại hải sản có chứa dư lượng
phân urê cao có thể bị ngộ độc với các triệu
chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử
vong.
Hoạt động 3 : Thuyết trình về phân lân
GV : Yêu cầu HS nhóm 2 trình bày về nội
dung đã chuẩn bị theo hướng dẫn của GV ở tiết
trước
GV và HS các nhóm khác đặt thêm một số câu
hỏi :
- Trong 2 loại phân lân, loại nào có hàm
lượng dinh dưỡng cao hơn?
- Tại sao phân lân nung chảy phù hợp với đất
chua?
- Tính hàm lượng lân trong phân Ca(H2PO4)2 ?
GV mở rộng và liên hệ GDBVMT :
- Khi bón với lượng lân cao, sẽ gây chua cho
đất. Trong phân super lân thường có 5% axit tự
nhiên. Mặt khác sự tích lũy cao các hóa chất

dạng phân bón cũng gây hại cho đất, đất nén
chặt không tơi xốp thường gọi là đất trở nên
chai cứng, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt
vi sinh vật.
Hoạt động 4 : Thuyết trình về phân kali,
phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi

Nhóm 1 : Tìm hiểu I. Phân đạm
phân đạm
- HS thuyết trình
trên powerpoint
HS nhóm 1 và cả lớp
cùng thảo luận để trả
lời các câu hỏi đã
nêu

13

Nhóm 2: Tìm hiểu II. Phân lân
phân lân
- HS thuyết trình
trên powerpoint
- HS nhóm 2 và cả
lớp cùng thảo luận
để trả lời các câu hỏi
đã nêu

10

%P2O5(Ca(H2PO4)2) là

60,67%

Nhóm 3 : Tìm hiểu III. Phân kali, phân hỗn 12
phân kali, phân hợp, phân phức hợp và


lượng
hỗn hợp, phân phân vi lượng
GV : Yêu cầu HS nhóm 2 trình bày về nội phức hợp và phân
dung đã chuẩn bị theo hướng dẫn của GV ở tiết vi lượng
trước.
- HS thuyết trình
GV và HS các nhóm khác đặt thêm một số câu trên powerpoint
hỏi :
- HS nhóm 3 và cả
- Tại sao trước khi trồng cấy người ta thường lớp cùng thảo luận
đốt nương và tận dụng tro đó như một loại để trả lời các câu hỏi
phân?
đã nêu
- Điểm khác nhau giữa phân hỗn hợp và phân
phức hợp ?
Hoạt động 5 : Tổng kết
GV : Tổng kết lại lại vai trò của phân bón và những chú ý khi sử dụng phân bón đó là :
- Bón vừa đủ, phù hợp nhu cầu cây trồng;
- Áp dụng qui tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách;
- Cải tạo đất và môi trường sau khi bón phân.

V. Dặn dò : 1 phút
Chuẩn bị bài tập để tiết sau luyện tập


4



×