Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Vấn đề giới trong di cư tự do từ nông thôn đến thành thị hiên nay (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

VŨ THỊ CÚC

VẤN ĐỀ GIỚI TRONG DI CƢ TỰ DO
TỪ NÔNG THÔN ĐẾN THÀNH THỊ HIỆN
NAY
(Nghiên cứu trường hợp Hà Nội )

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

VŨ THỊ CÚC

VẤN ĐỀ GIỚI TRONG DI CƢ TỰ DO TỪ NÔNG
THÔN ĐẾN THÀNH THỊ HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp Hà Nội )

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60.31.30.

LUẬN VĂN THẠC SỸ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. LÊ THỊ QUÝ

Hà Nội, tháng 8 - 2011

2


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội học,
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, các Thầy, Cô giáo trong
Khoa Xã hội học, các Thầy Cô giáo trong Bộ môn Giới và Gia đình đã giúp đỡ Tôi
trong quá trình học tập.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với GS.TS. Lê Thị Quý.
Mặc dù phải đảm trách rất nhiều công việc nhƣng Bà luôn dành thời gian và tâm
huyết hƣớng dẫn, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình kể từ khi bắt đầu đến khi
hoàn thành bản Luận văn này.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện Gia đình và Giới,
Ths. Nguyễn Thanh Tâm đã giúp đỡ và cho phép Tôi sử dụng Bộ số liệu của đề tài
để làm cơ sở dữ liệu viết bài.
Cuối cùng tôi xin đƣợc gửi lời tri ân đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình.
Trân trọng.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2011

Học viên
VŨ THỊ CÚC

3



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 6
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................ 10
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 10
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................. 11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 11
7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 15
8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 15
9. Khung phân tích: ......................................................................................... 15
10. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 16
11. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ VẤN
ĐỀ GIỚI TRONG DI CƢ TỰ DO .................................................................. 17
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 17
1.2. Hệ thống khái niệm sử dụng trong luận văn ............................................ 18
1.3. Các lý thuyêt vận dụng trong nghiên cứu ................................................ 25
1.4. Tổng quan nghiên cứu về giới trong di cƣ tự do nông thôn thành thị ..... 29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIỚI TRONG DI CƢ TỰ DO TỪ
NÔNG THÔN ĐẾN HÀ NỘI HIỆN NAY ..................................................... 43
2.1. Một số phác hoạ ban đầu về ngƣời di cƣ tự do đến Hà Nội hiện nay ...... 43
2.2. Kết quả phân tích về giới trong di cƣ tự do từ nông thôn đến thành thị .. 48
2.3. Phân tích giới trong chính sách đối với ngƣời di cƣ tự do ....................... 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 90

4


DANH MỤC BẢNG, HỘP VÀ BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng


Bảng 1. Yếu tố tác động đến quan niệm về vai trò kiếm tiền theo giới (%) .....50
Hộp 1. Kết quả một cuộc thảo luận nhóm tiến hành tại phƣờng Phúc Xá.........55
Bảng 2. Lý do ngƣời di cƣ quyết định đến Hà Nội làm ăn (%). ........................56
Bảng 3. Lý do di cƣ theo giới tính ngƣời trả lời (%) .........................................57
Bảng 4. Các yếu tố tác động đến di cƣ do nghèo túng, thu nhập thấp (%) ........59
Bảng 5. Lý do chọn Hà Nội là nơi di cƣ đến của ngƣời lao động (%) ..............63
Bảng 6. Lý do chọn Hà Nội làm nơi di cƣ theo giới tính (%) ...........................64
Hộp 2. Ý kiến về nguyên nhân đến Hà Nội làm ăn ...........................................66
Bảng 7. Nghề nghiệp của ngƣời di cƣ khi đến Hà Nội (%) ...............................69
Bảng 8. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nghề nghiệp (%) ........................................71
Bảng 9. Thời gian chờ việc của ngƣời lao động (%) .........................................73
Bảng 10. Tƣơng quan giữa thời gian chờ việc với giới tính (%) .......................74
Bảng 11. Ngƣời gợi ý di cƣ và các yếu tố tác động (%) ....................................76
Bảng 12. Quyền quyết định theo giới tính và tình trạng hôn nhân (%) .............78
Danh mục hộp
Hộp 1. Kết quả một cuộc thảo luận nhóm tiến hành tại phƣờng Phúc Xá: ................... 55
Hộp 2. Ý kiến về nguyên nhân đến Hà Nội làm ăn ...................................................... 66
Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 1: Hình thức di cƣ của ngƣời di cƣ (%) ................................................. 48
Biểu đồ 2. Ngƣời quyết định di cƣ (%) ............................................................... 77

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự phát triển
mạnh mẽ của các đô thị và sự tập trung đông đảo các nhà máy, các khu công nghiệp

đã thu hút hàng loạt các dòng di cƣ lao động nông thôn vào các thành phố tìm việc
làm.
Kết quả thống kê cho thấy, trong thời gian giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số
năm 1989 và 1999 mức độ di chuyển của dân cƣ từ nông thôn vào các thành phố
tăng lên khoảng một phần ba. Năm 1999 số ngƣời di cƣ từ nông thôn ra thành thị
khoảng 1,6 triệu ngƣời [3, tr.28]. Sau đó 10 năm, kết quả Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009 cho thấy, hiện tƣợng di cƣ từ nông thôn đến đô thị diễn ra khá
mạnh, biểu hiện ở tỷ lệ dân số thành thị tăng 3,4%, trong khi dân số nông thôn chỉ
tăng 0,4%. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Đồng Nai, Bà
Rịa Vũng Tàu là những vùng có tỷ lệ dân số tăng nhanh, từ 2,9% - 3,5%.
Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng quy mô chuyển cƣ nội địa và cƣờng độ di cƣ
giữa các vùng cũng tăng lên rõ rệt. Trong thời kỳ 2004-2009, số ngƣời di cƣ tăng
hơn 2,2 triệu ngƣời so với thời kỳ 1994-1999. Trong thời gian từ 1999 -2009, dân
số Việt Nam tăng 9,45 triệu ngƣời thì thành thị tăng hơn 7 triệu (chiếm tỷ lệ khoảng
70%), nông thôn chỉ tăng hơn 2 triệu (chiếm khoảng 30%). Điều đó cho thấy, các
thành phố lớn đang là nơi có sức hút mạnh đối với ngƣời di cƣ từ nông thôn và theo
dự báo của Chính phủ nếu cứ tiếp tục tăng nhƣ vậy đến năm 2020 sẽ có khoảng
45% dân số sống ở khu vực đô thị [9, tr.4].
Khuôn mẫu di cƣ hiện nay cũng đã có nhiều thay đổi so với trƣớc đây, số
lƣợng phụ nữ di cƣ ngày càng gia tăng, hầu nhƣ địa phƣơng nào cũng có lao động
nữ đi làm ăn xa. Số liệu các cuộc điều tra lớn cho thấy, quy mô di chuyển lao động
nông thôn không chỉ gia tăng mà còn diễn ra dƣới nhiều hình thức khác nhau với sự
tham gia đông đảo của phụ nữ [4, tr.16]. Theo Tổng điều tra dân số 1989, nam giới

6


chiếm tới 57,2% tổng số ngƣời di cƣ và phụ nữ chỉ chiếm 42,8%. Sau đó 10 năm
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999 cho thấy rằng số lƣợng phụ nữ di cƣ
đã vƣợt qua nam giới chiếm 53% (nam 47%). Sau đó 5 năm, đến Điều tra di cƣ năm

2004 thì tỷ lệ nữ di cƣ đã tăng lên là 56,9% tổng số ngƣời di cƣ, trong khi nam giới
chỉ chiếm 43% (ít hơn 13,9%). Nhƣ vậy, năm 2004 tỷ lệ phụ nữ di cƣ so với tổng số
ngƣời di cƣ gần giống nhƣ tỷ lệ nam giới di cƣ cách đây 15 năm. [32, 35].
Trong số các thành phố lớn, Hà Nội là địa bàn có số lƣợng ngƣời nhập cƣ cao
thứ hai trong cả nƣớc sau thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê năm 2008, Hà Nội hàng năm thu hút 16,5 vạn lao động từ các tỉnh, chiếm
tỷ lệ 10% tổng số lao động phổ thông của Hà Nội [34, tr.29]. Trong thời gian từ
2004 - 2009, tỷ lệ số ngƣời di cƣ tự do chiếm tới 8,9% dân số Hà Nội, di cƣ giữa
các quận/huyện cũng chiếm tới 7,07% dân số nội thành. Trong số 145 phƣờng của
Hà Nội thì 42 phƣờng có lƣợng ngƣời di cƣ từ nông thôn chiếm hơn 50% tổng số
ngƣời nhập cƣ. [9, tr.4, 14].
Lao động nữ di cƣ ra Hà Nội hầu hết đều xuất thân từ các gia đình nghèo, trình
độ thấp nên nghề nghiệp của họ chủ yếu là lao động chân tay, làm thuê dựa trên
thoả thuận cá nhân, không có hợp đồng lao động. Phân tích một số báo cáo gần đây
về di cƣ ở Việt Nam cho thấy những đóng góp của phụ nữ di cƣ cho gia đình là rất
lớn và họ cũng chính là ngƣời trực tiếp chịu hậu quả của việc di cƣ nhƣng lại không
nhận đƣợc một sự quan tâm tƣơng xứng trong các công trình nghiên cứu về di dân.
[29, tr.42, 14]. Xét tƣơng quan giới trong quá trình di cƣ, phụ nữ gặp nhiều khó
khăn hơn so với nam giới khi tìm kiếm việc làm cũng nhƣ tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ. Do vậy, việc nghiên cứu các chính sách
hỗ trợ thích hợp để ngƣời lao động nữ di cƣ có những đóng góp tích cực cho cả nơi
đi và nơi đến, đảm bảo sự phát triển cân đối nguồn nhân lực đang là những vấn đề
cấp thiết đặt ra hiện nay.
Bên cạnh di cƣ nội địa, tình trạng di cƣ của phụ nữ từ nƣớc nghèo đến nƣớc
giàu dƣới hình thức hôn nhân đang có chiều hƣớng gia tăng ở châu Á, trong đó có

7


Việt Nam. Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 191 triệu ngƣời di cƣ quốc tế,

trong đó 95 triệu ngƣời là phụ nữ và trẻ em gái [40]. Ở Việt Nam, bên cạnh dòng di
cƣ tự phát ra nƣớc ngoài do ảnh hƣởng của chiến tranh, di cƣ xuất khẩu lao động và
kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài đang ngày càng gia tăng. Kết quả thống kê thu đƣợc,
theo con đƣờng hợp pháp từ năm 1995-2007 có khoảng 180.000 ngƣời Việt Nam
kết hôn với ngƣời của 60 nƣớc trong đó phụ nữ chiếm tới 80%. Trong thời gian
2005 - 2007 có gần 32.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan. Theo Cục Thống kê Hàn Quốc trong vòng 5 năm từ 2001 đến 2005, tỷ lệ đàn
ông Hàn Quốc lấy vợ Việt Nam tăng đến 43 lần, năm 2001 là 134 ngƣời đến 2005
đã là 5.822 ngƣời [27, tr.17]. Kết quả một nghiên cứu khác cũng cho thấy số lƣợng
cô dâu Việt ở nƣớc ngoài là khá cao, Malaysia có trên 5000 ngƣời; Singapore trên
5.000; Trung Quốc trên 20.000 và Đài Loan trên 110.000. Các cô dâu này chủ yếu
xuất phát từ các gia đình nghèo ở nông thôn phổ biến nhất là đồng bằng sông
Mekong, học vấn thấp, tuổi đời trung bình 21 tuổi. [36, tr.97].
Những phụ nữ di cƣ lấy chồng nƣớc ngoài hầu hết vì mục đích kinh tế vì họ
đều xuất thân từ những vùng nông thôn nghèo khó, trình độ học vấn thấp không có
nghề nghiệp. Kết qủa nghiên cứu cho thấy, phụ nữ di cƣ quốc tế có nhiều đóng góp
đối với gia đình thông qua lƣợng tiền họ gửi về nhà, đối với nền kinh tế quốc dân,
hàng năm họ đóng góp hàng tỷ đô-la bằng tiền và dịch vụ. Trong quá trình di cƣ họ
cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hoà nhập xã hội, tiếp cận thông tin, việc
làm, chăm sóc sức khoẻ, phúc lợi xã hội và pháp luật... do những khác biệt về ngôn
ngữ, văn hoá và lối sống. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ phụ nữ di cƣ tự do nội địa, sự
đóng góp của phụ nữ di cƣ nƣớc ngoài, cùng với những nguy cơ bị xâm hại họ phải
đối mặt trong quá trình di cƣ còn chƣa đƣợc sự quan tâm chính đáng từ phía Các
nhà hoạch định Chính sách. [28, tr.40, 27, tr.19, 47, tr.16 ].
Chính sách đối với vấn đề di cƣ cũng đƣợc Chính phủ quan tâm ngay từ những
năm 1980 trong giai đoạn đầu của chiến lƣợc phát triển kinh tế. Tuy nhiên phần lớn
các chính sách này đều tập trung vào 2 hình thức di cƣ là di cƣ đến các khu công
nghiệp và di cƣ đến các vùng nông thôn (đi khai hoang xây dựng kinh tế mới nhƣ

8



Lâm Đồng, Tây Nguyên...). Đối với dòng di cƣ tự do, họ gần nhƣ không nhận đƣợc
một chƣơng trình hỗ trợ đặc biệt nào tự Chính phủ, thậm chí họ còn phải chịu nhiều
áp lực từ các chính sách cấm đoán hay chạn chế của chính quyền các đô thị. [31,
tr.40]. Có thể thấy rõ ràng nhất là Chính sách quy định giới hạn việc đăng ký hộ
khẩu của Chính phủ đã hạn chế sự nhập khẩu của ngƣời di cƣ, tuy nhiên khi áp
dụng đã cho thấy sự không thành công và đến nay đã đƣợc sửa đổi. Các nghiên cứu
nhận thấy rằng, trong các chính sách về di cƣ những nhân tố trƣớc đây hạn chế di cƣ
từ nông thôn ra thành thị thì nay đã bị loại bỏ hoặc nới lỏng. Hệ quả là di cƣ từ nông
thôn ra thành thị, đặc biệt là di cƣ tự phát từ nông thôn ra các thành phố lớn đang
ngày càng tăng và rất có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 10 năm tới đây. [42].
Nhìn chung cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề di cƣ, về cái
đƣợc cái mất của thực trạng này nhƣng dòng chảy di cƣ nông thôn đô thị vẫn tiếp
tục diễn ra với qui mô và tính chất ngày càng phức tạp. Đặc biệt sự tham gia của
phụ nữ ngày càng nhiều và họ cũng chứng tỏ khả năng và ƣu thế của mình trong
quá trình di cƣ so với nam giới. Vì thế việc nghiên cứu về di cƣ hiện nay cần quan
tâm nhiều đến đặc điểm giới của dòng di cƣ này và những hệ quả đối với sự phát
triển của xã hội nông thôn. [54].
Xuất phát từ quan điểm trên, đề tài nghiên cứu "Vấn đề giới trong di cƣ tự
do từ nông thôn đến thành thị hiện nay (Nghiên cứu trƣờng hợp Hà Nội)" sẽ
góp phần phác hoạ bức tranh chung về vai trò của ngƣời phụ nữ và nam giới trong
di cƣ tự do từ nông thôn đến thành thị. Qua việc tìm hiểu vấn đề giới trong các
chính sách về di cƣ sẽ giúp bạn đọc, những ngƣời quan tâm có đƣợc sự nhận diện rõ
ràng hơn về sự bảo vệ của pháp luật đối với nhóm xã hội đặc thù này, cũng là tiền
đề cho việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế xã hội sao cho hài hoà về mặt
lợi ích giữa các cƣ dân bản địa và ngƣời di cƣ. Việc nghiên cứu di cƣ dƣới góc độ
giới sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới trong quá trình di
cƣ, đảm bảo sự bình đẳng và tạo thuận lợi cho phụ nữ khi họ là đối tƣợng phải di
cƣ.


9


2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này vận dụng Lý thuyết lực hút lực đẩy của Ravenstein và Lý
thuyết Giới trong di cƣ vào nghiên cứu vai trò của phụ nữ và nam giới trong các vấn
đề di cƣ nhƣ nghề nghiệp tại nơi đến, quyền quyết định di cƣ, trong các chính sách
về di cƣ. Việc thực hiện nghiên cứu là quá trình vận dụng các lý thuyết xã hội học
vào lý giải một vấn đề thực tiễn là vấn đề di cƣ tự do nông thôn thành thị, một vấn
đề đƣợc đông đảo các tầng lớp, tổ chức xã hội quan tâm hiện nay.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những phân tích, đánh giá về vai trò của phụ
nữ và nam giới trong di cƣ tự do từ nông thôn đến Hà Nội. Qua việc phân tích vấn
đề giới trong chính sách di cƣ, phần nào sẽ cung cho các nhà quản lý, nhà hoạch
định chính sách những cơ sở thực tiễn cho việc điều chỉnh, bổ sung kịp thời các
chính sách, biện pháp đối với ngƣời di cƣ tự do, góp phần cải thiện tình trạng bất
bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ trong di cƣ tự do.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu sẽ làm rõ vấn đề giới trong di cƣ tự do, những thông tin này sẽ bổ
sung tƣ liệu cho việc nhận diện một cách thấu đáo các vấn đề liên quan đến phụ nữ
và nam giới di cƣ tự do từ nông thôn đến thành thị. Phân tích vấn đề giới trong các
chính sách của Nhà nƣớc về di cƣ cũng góp phần cung cấp những thông tin là cơ sở
để thiết lập các chính sách về di cƣ nhằm khai thác tối đa những lợi ích mà dòng di
cƣ này mang lại cũng nhƣ hạn chế, khắc phục những hệ luỵ mà bản thân nó gây ra.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Tìm hiểu quan niệm về vai trò của phụ nữ và nam giới trong di cƣ tự do.
- Phân tích sự khác biệt giới trong nghề nghiệp của ngƣời di cƣ.

- Tìm hiểu vai trò của phụ nữ và nam giới trong quyền quyết định di cƣ.
- Phân tích một số vấn đề về giới trong chính sách đối với ngƣời di cƣ tự do.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao bình đẳng giới và vai trò của ngƣời phụ nữ

10


nông thôn trong quá trình di cƣ.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề giới trong di cƣ tự do từ nông thôn đến thành thị.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính của nghiên cứu là ngƣời lao động di cƣ tự do trên địa bàn
thành phố Hà Nội (chƣa mở rộng). Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngƣời di cƣ chủ
yếu xuất phát từ nông thôn, nghề nghiệp chính là nông dân, có trình độ thấp.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề giới trong di cƣ tự do nông thôn thành thị
trên các khía cạnh: khác biệt giới trong nghề nghiệp tại nơi di cƣ đến; khác biệt giới
trong quyền quyết định di cƣ; vấn đề giới trong chính sách di cƣ.
4.3.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 7/2009 đến tháng 7 năm 2010
4.3.3. Phạm vi không gian
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên phạm vi địa bàn Hà Nội (chƣa mở rộng).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài vận dụng Lý thuyết lực hút lực đẩy và Lý thuyết giới vào phân tích.
Lý thuyết lực hút - lực đẩy của Ravenstines về di cƣ nhìn nhận việc di cƣ do

11



tác động của hai yếu tố đó là các yếu tố lực đẩy nơi di cƣ nhƣ: do điều kiện kinh tế
khó khăn, do thiếu việc làm, thu nhập thấp, điều kiện môi trƣờng không thuận lợi và
các yếu tố lực hút nơi đến nhƣ: Dễ tìm đƣợc việc làm, có thu nhập cao hơn, môi
trƣờng sống thuận lợi. Cả hai yếu tố này đã tác động cùng chiều, thúc đẩy việc di cƣ
của những ngƣời lao động ở nông thôn di cƣ lên thành thị.
Lý thuyết Giới nhìn nhận vấn đề di cƣ thông qua yếu tố giới của nam và nữ
trong mối quan hệ với lao động và sự phân công lao động. Do vậy, dƣới tác động
của các yếu tố liên quan đến giới, cả nam và nữ di cƣ có những đặc điểm thuận lợi
và khó khăn khác nhau. Chính từ những yếu tố giới mà nam nữ có sự khác biệt khi
di cƣ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
- Phân tích tài liệu thứ cấp
+ Tổng quan các nghiên cứu đã có về vấn đề giới trong di cƣ tự do từ nông
thôn đến thành thị.
+ Các văn bản, chính sách liên quan đến vấn đề di cƣ.
+ Các báo cáo, nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nƣớc về vấn đề
di cƣ nói chung và vấn đề việc làm của ngƣời di cƣ tự do nói riêng.
+ Các chính sách, báo cáo và nghiên cứu này có vai trò cung cấp các thông tin
ban đầu và định hƣớng cho việc làm rõ các vấn đề trong nội dung nghiên cứu. Đồng
thời nguồn số liệu và các kết luận từ trong các báo cáo này sẽ đƣợc sử dụng để so
sánh và củng cố thêm các kết luận trong luận văn.
- Phân tích số liệu thống kê sẵn có:
+ Cơ sở số liệu:
Luận văn chủ yếu sử dụng số liệu của cuộc điều tra “Sự thích ứng của ngƣời di

12



cƣ tự do từ nông thôn vào đô thị và các vùng phụ cận - nghiên cứu trƣờng hợp Hà
Nội” do Viện Gia đình và Giới thực hiện trong năm 2008 - 2009 (chủ nhiệm đề tài
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Tâm). Việc sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu này đã đƣợc
sự đồng ý của Viện Gia đình và Giới.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành chủ yếu tại bốn phƣờng Ô Chợ Dừa (quận Đống
Đa), phƣờng Phúc Xá (quận Ba Đình), phƣờng Phúc Tân và Bạch Đằng (quận Hoàn
Kiếm). Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát một số ngƣời di cƣ một số phƣờng và xã
ngoại thành của Hà Nội nhƣ Thanh Nhàn, Thanh Xuân Bắc, Sài Đồng, Thịnh Liệt....
Tại các địa bàn nghiên cứu, nhóm điều tra viên đã tiếp cận với nhiều nam giới làm
các nghề bốc vác, xây dựng, thợ tự do, bán hàng rong; và tiếp xúc với một số phụ
nữ làm các nghề nấu ăn, xe đẩy, bán hàng rong, giúp việc gia đình để phỏng vấn họ.
Tại Gia Lâm, ngoại ô của Hà Nội, các điều tra viên cũng đã đến một khu phòng trọ
trên địa bàn huyện, phỏng vấn nhóm công nhân làm hợp đồng theo các thời vụ cho
một số nhà máy và công ty tƣ nhân quanh khu vực huyện Gia Lâm.
+ Dữ liệu của đề tài bao gồm:
Dữ liệu định lượng: gồm nội dung của 700 phiếu điều tra xã hội học đối với
ngƣời di cƣ tự do trong đó có 319 nam và 381 nữ. Những ngƣời di cƣ tự do là nhóm
ngƣời đặc thù, chỗ ở không ổn định và rất khó quản lý về mặt hành chính. Một số
lƣợng lớn ngƣời di cƣ không đăng ký hộ khẩu tại nơi đến trong khi tên của họ vẫn ở
trong danh sách của hộ gia đình tại nơi đi. Một số khác ban đầu đăng ký hộ khẩu
tạm trú nhƣng sau đó không đăng ký lại khi giấy phép hết hạn. Vì vậy, những ngƣời
di cƣ tự do không đăng ký tạm trú và không đƣợc thống kê nên ngay cấp chính
quyền địa phƣơng cũng không quản lý đƣợc những ngƣời này. Do đó, mẫu nghiên
cứu đƣợc lựa chọn bằng phƣơng pháp quả bóng tuyết để đảm bảo có thể chọn lựa
đƣợc tƣơng đối đầy đủ các đối tƣợng ngƣời di cƣ tự do. Thông tin định lƣợng đƣợc
thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Dữ liệu định tính: Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện phân tích 24 cuộc
(12 nam và 12 nữ) và 4 phỏng vấn ngƣời cung cấp thông tin chủ chốt trong tổng số


13


100 ngƣời tham gia nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) từ đề
tài “Sự thích ứng của ngƣời di cƣ tự do từ nông thôn vào đô thị và các vùng phụ cận
- nghiên cứu trƣờng hợp Hà Nội”. Đây là những phỏng vấn có liên quan trực tiếp
đến vấn đề khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong di cƣ tự do. Đối tƣợng của
phỏng vấn sâu bao gồm những ngƣời di cƣ tự do và cán bộ phƣờng tại một số địa
bàn phƣờng. Trong phạm vi nghiên cứu này, dữ liệu định tính có vai trò quan trọng
trong việc góp phần làm sáng tỏ những thông tin định lƣợng thu đƣợc. Đồng thời,
nghiên cứu định tính còn cung cấp những thông tin chi tiết và sâu sắc trong việc lý
giải chính xác vấn đề nghiên cứu.
- Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp quả bóng tuyết với cơ cấu mẫu nhƣ sau:
- Cơ cấu về giới tính: Tỷ lệ nữ giới chiếm 54,4%, nam giới chiếm 45,6%.
- Cơ cấu về trình độ học vấn: Tỷ lệ số ngƣời có trình độ học vấn bậc tiểu học
là 22,3%; bậc THCS chiếm 67,6%; bậc THPT chiếm 10,1%.
5.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích thông tin
- Dữ liệu định lƣợng trong nghiên cứu đƣợc rút ra từ số liệu gốc của cuộc điều
tra sẽ đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS 12.0 for Window và đƣợc áp dụng một số
phép phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận để làm rõ hơn vấn đề nghiên
cứu.
Kết quả nghiên cứu cụ thể đƣợc trình bày theo 2 hình thức phân tích:
+ Phân tích mô tả (bảng tần suất): cung cấp thông tin chung về ngƣời lao động
di cƣ tự do từ nông thôn đến đô thị cụ thể là Hà Nội và một số vùng phụ cận nhƣ
đặc trƣng nhân khẩu xã hội của ngƣời di cƣ, tình trạng hôn nhân của ngƣời di cƣ,
tình trạng di cƣ....
+Phân tích nhị biến (tƣơng quan hai chiều): Kiểm nghiệm mối quan hệ giữa
từng yếu tố (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân...)


14


đến vấn đề giới trong di cƣ tự do, nhằm xem xét những yếu tố đó có quan hệ thế nào
đối với vai trò của phụ nữ và nam giới trong những yếu tố lực hút của nơi di cƣ đến
cũng nhƣ lực đẩy của nơi di cƣ đi, cũng nhƣ quyền quyết định di cƣ và những khó
khăn mà gia đình ngƣời di gặp phải. Kiểm định X2 đƣợc sử dụng để xem xét mức độ
mối quan hệ giữa các biến số.
- Dữ liệu định tính đƣợc xử lý bằng NVIVO 7 nhằm cung cấp bằng chứng và
minh họa đầy đủ hơn cho nghiên cứu.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này hƣớng đến trả lời câu hỏi thực trạng vấn đề giới trong di cƣ tự
do nông thôn thành thị hiện nay nhƣ thế nào?. Các câu hỏi cụ thể nhƣ sau:
- Quan niệm về vai trò của phụ nữ và nam giới trong di cƣ tự do hiện nay nhƣ
thế nào?
- Sự khác nhau giữa phụ nữ và nam giới trong các cơ hội việc làm tại nơi di cƣ
hiện nay nhƣ thế nào?
- Trong gia đình nông thôn ngày nay sự bình đẳng trong quyền quyết định di
cƣ tự do của vợ và chồng ở mức độ nào?
- Vấn đề giới đƣợc đề cập đến trong các chính sách về di cƣ hiện nay ra sao?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Trong di cƣ tự do từ nông thôn ra thành thị hiện nay nam giới thƣờng dễ
dàng di cƣ nhiều hơn nữ giới do đƣợc coi là ngƣời trụ cột trong gia đình.
- Trong di cƣ tự do nam giới thƣờng thuận lợi hơn nữ giới trong các cơ hội về
việc làm và thu nhập
- Có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong quyền quyết định việc di cƣ,
nam giới có xu hƣớng chủ động hơn nữ giới trong quyết định di cƣ.
8. Khung phân tích:

15



Điều kiện KTXH của
nơi đi và nơi đến
Đặc trƣng nhân
khẩu, kinh tế, xã hội
của ngƣời di cƣ
Tình trạng hôn nhân,
hoàn cảnh gia đình
của ngƣời di cƣ
Tình trạng di cƣ của
ngƣời di cƣ tự do

Nghề nghiệp và
cuộc sống của
ngƣời di cƣ
Vấn đề giới
trong di cƣ tự
do nông thôn
thành thị

Vấn đề giới
trong chính sách
di cƣ tự do

Quyền quyết
định trong
di cƣ
Quan niệm về vai
trò giới trong di



9. Đóng góp của luận văn
- Bổ sung thêm những thông tin hữu ích cho những khoảng trống trong nghiên
cứu đã có về vấn đề giới trong di cƣ tự do.
- Gợi mở hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này, cung cấp những cơ sở
khoa học cho việc hoạch định chính sách liên quan đến vấn đề di cƣ.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ
ích cho việc giảng dạy, nghiên cứu chủ đề này.
10. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn đƣợc trình bày với cấu trúc gồm các phần: mục lục, danh
mục bảng biểu, phần mở đầu, chƣơng 1, chƣơng 2, phần kết luận và khuyến nghị,
danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.

16


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ GIỚI TRONG DI CƢ TỰ DO
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Hà Nội là với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị đồng thời là nơi tập
trung về khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nƣớc, nơi đây đƣợc
xem nhƣ một đô thị cổ với một nghìn năm văn hiến. Với bề dày lịch sử cùng với
quá trình xây dựng và phát triển kéo dài từ khi năm 1010 khi vua Lý Công Uẩn dời
đô từ Hoa Lƣ ra Đại La đặt tên là Thăng Long, Hà Nội đƣợc hình thành từ đó.
Cho đến nay Hà Nội đã phải trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử với
các tên gọi khác nhau nhƣ Đông Đô, Đông Kinh, Thăng Long và đến năm 1831 cái
tên Hà Nội mới đƣợc vua Minh Mạng chính thức xác nhận. Sau khi trả qua bao
cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hà Nội vẫn không
ngừng phát triển tập trung đông đúc dân cƣ và đất đai ngày càng mở rộng.

Từ năm 1986 đến nay cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế từ tập trung bao
cấp sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của Hà Nội
trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều biến động trong nƣớc cũng nhƣ khu vực và
trên toàn thế giới. Sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã thay
đổi và tạo nên Hà Nội với một diện mạo mới lộng lẫy hơn, to đẹp hơn. Sự phát triển
đi đôi với xuất hiện nhiều công việc chỉ đòi hỏi kĩ năng thấp hoặc không cần bằng
cấp nhƣ ngƣời giúp việc nội trợ hay trông trẻ, ngƣời phụ việc, thợ xây dựng...
Những công việc này thƣờng không hấp dẫn đối với những ngƣời dân sở tại, vì vậy
nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chấp nhận làm những công việc này khá
rộng rãi. Theo qui luật phát triển có cung tất sẽ có cầu, lao động di cƣ từ nông thôn
thông qua các mạng lƣới quan hệ xã hội khác nhau đã đến Hà Nội với số lƣợng lớn.
Về chất lƣợng lao động của cƣ dân dịch chuyển vào Hà Nội chủ yếu là lao động phổ
thông, một số ít qua đào tạo, với tỷ lệ (theo số liệu thống kê của Hà Nội): Tỷ lệ số
ngƣời di cƣ đến không qua đào tạo: 81,0%. Về trình độ học vấn của lao động di cƣ,

17


số ngƣời có trình độ Trung học chuyên nghiệp: 6,9%; Công nhân kỹ thuật: 5,3%;
Đại học trở lên: 6,8%. Trên thực tế theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, dân số Hà Nội sau khi mở rộng đạt xấp xỉ 6,5 triệu ngƣời. Nếu tốc độ chuyển
cƣ nhƣ hiện nay thì đến năm 2015 dự báo dân số Hà Nội sẽ lên đến khoảng 7,7 triệu
ngƣời. Qua tìm hiểu nghiên cứu chúng tôi nhận thấy số ngƣời nhập cƣ tập trung chủ
yếu ở một số phƣờng nhƣ Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, phƣờng Phúc Xá quận Ba
Đình, phƣờng Phúc Tân và Bạch Đặng quận Hoàn Kiếm, ngoài ra tại môt số quận
mới nhƣ Thanh Xuân, Thanh Nhàn, Thịnh Liệt... và các xã ngoại thành ven Hà Nội
cũng là nơi có lƣợng ngƣời nhập cƣ đông đúc. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn các
điểm trên làm địa bàn nghiên cứu.
1.2. Hệ thống khái niệm sử dụng trong luận văn
Các khái niệm chính trong luận văn gồm: Di cƣ, Di cƣ tự do, Giới, Vai trò

giới, Bình đẳng giới. Riêng khái niệm Di cƣ các nhà nghiên cứu thƣờng lƣu ý đến
quan điểm của nhà bác học Scharping cho rằng “Các nghiên cứu về di dân chƣa bao
giờ thành công trong việc đƣa ra một lý thuyết tổng quan chung về di cƣ cũng nhƣ
chƣa bao giờ đƣa ra đƣợc những kết luận có tính chất tổng thể và đƣợc chấp nhận”
[30, tr.18].
Khái niệm Di cư và Di cư tự do
Todaro cho rằng khó có thể đƣa ra một định nghĩa thống nhất về di cƣ vì rằng
trên thực tế di cƣ từng đƣợc phân loại theo những cách khác nhau. Từ cách tiếp cận
vĩ mô, di cƣ đƣợc coi là sản phẩm của những chênh lệch khác nhau giữa các khu
vực về mức sống và sự chênh lệch này đã tạo nên dòng chảy di cƣ để tạo sự cân
bằng giữa dân số và cơ hội kinh tế (Todaro,1976). Thực tế di cƣ đƣợc phân loại dựa
trên nhiều tiêu chí khác nhau liên quan đến nguồn gốc và động lực của di cƣ nên
khó có thể đƣa ra đƣợc một định nghĩa chính xác về vấn đề này. Trong nghiên cứu
này các khái niệm liên quan đến di cƣ và di cƣ tự do căn cứ vào định nghĩa của tác
giả Đặng Nguyên Anh trình bày trong “Chính sách di dân trong quá trình phát triển
kinh tế-xã hội ở các tỉnh miền núi”, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2006 và định

18


nghĩa của Liên Hiệp quốc tại Việt Nam trong báo cáo “Di cƣ trong nƣớc. Cơ hội và
thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam".
Theo Đặng Nguyên Anh, di cƣ đƣợc hiểu theo 2 nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cƣ từ một đơn vị lãnh thổ này đến
một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cƣ trú mới trong một khoảng thời
gian nhất định. Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con ngƣời
trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cƣ trú tạm
thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này, di dân đồng nhất với sự di động dân cƣ. [5,
tr.37].
Khái niệm về Di dân của Liên hiệp Quốc đƣa ra năm 1973 dựa vào thời gian

di cƣ đƣợc chia thành hai loại: Di dân dài hạn là ngƣời di dân đến nơi ở mới từ 12
tháng trở lên. Di dân ngắn hạn là ngƣời di dân đến nơi ở mới dƣới 12 tháng.
Theo E.F.Baranov và B.Đ. Breev: Di dân hiểu theo nghĩa rộng là bất kỳ một
sự di chuyển của con ngƣời giữa các vùng lãnh thổ có gắn với sự thay đổi vị trí,
dạng hoạt động lao động và ngành có sử dụng lao động. Theo nghĩa hẹp: di dân
đƣợc hiểu là sự chuyển dịch của dân cƣ theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cƣ. Tuy
nhiên, không phải bất kỳ sự chuyển dịch nào của dân cƣ cũng là di dân mà di dân là
sự di chuyển của dân cƣ ra khỏi biên giới đất nƣớc hay ra khỏi lãnh thổ hành chính
mà họ đang cƣ trú, gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ.
Nhiều tác giả có đồng quan điểm với định nghĩa về di dân theo nghĩa hẹp. V.I.
Perevedensev (1996) coi di dân là tổng hợp sự di chuyển của con ngƣời gắn với sự
thay đổi chỗ ở. Theo V.V. Ônhikienkô và V.Popokin (1973): di dân thƣờng đƣợc
hiểu là sự thay đổi nơi thƣờng trú của con ngƣời với tổng thể các nhân tố và nguyên
nhân chính.
Theo V.I. Xtaroverop (1975). Di dân đƣợc hiểu là sự thay đổi vị trí của con
ngƣời về mặt địa lý, do có sự di chuyển thƣờng xuyên hoặc tạm thời của họ từ một
cộng đồng kinh tế này sang một cộng đồng kinh tế khác, trởe về hoặc có sự thay đổi
vị trí không gian của toàn bộ cộng đồng nói chung.

19


Về phân loại, có nhiều loại hình di cƣ khác nhau nhƣ: Di cƣ nông thôn - đô thị,
di cƣ nông thôn - nông thôn hoặc di cƣ đô thị -nông thôn, loại hình di cƣ này đƣợc
phân tích dựa vào hƣớng di cƣ di và nơi đến; Dựa trên khoảng thời gian có Di cƣ
tạm thời (gồm cả di cƣ theo mùa vụ) và Di cƣ vĩnh viễn.
Di cƣ hôn nhân: là một loại hình di cƣ truyền thống và thƣờng xảy ra trong các
nƣớc vẫn còn duy trì chế độ gia trƣởng. Phần đông phụ nữ trong các nƣớc này sau
khi kết hôn thƣờng di chuyển về gia đình của ngƣời chồng để sinh sống, đặc biệt là
phụ nữ ở những vùng nông thôn. Có một sự thật cần phải nêu rõ là một số nam giới

ở thành thị, tuy không nhiều, có thể không từ chối kết hôn vơí các cô gái nông thôn
có địa vị xã hội thấp hơn (Thadani and Todaro, dẫn theo Jones, 1985), vì thế kết hôn
có thể là một trong những phƣơng tiện để các cô gái nông thôn có địa vị xã hội thấp
có thể thoát ly đƣợc cuộc sống nghèo khổ của họ nơi làng quê.
Đa số các nhà Xã hội học đều cho rằng di dân là một quá trình dân số, xã hội
quan trọng và phức tạp dến mức chúng ta không thể bằng lòng chỉ có một mô hình
tổng quát hoá chuẩn mực về mặt lý thuyết và phƣơng pháp luận. Do đặc điểm di
dân nên mỗi kiểu loại có những đặc trƣng khác nhau.
Trong nghiên cứu này Di cƣ đƣợc hiểu là khái niệm chỉ sự thay đổi về nơi cƣ
trú từ nơi này đến nơi khác của con ngƣời. Di cƣ là một quá trình xã hội có liên
quan cả đến bộ phận dân cƣ và cộng đồng dân cƣ nơi các cá nhân di cƣ đi và đến vì
vậy nó mang tính xã hội to lớn và sâu sắc. Nghiên cứu này đề cập đến loại hình di
dân tự do từ nông thôn tới đô thị.
Khái niệm di cư tự do:
Di cƣ tự do đƣợc hiểu là là việc ngƣời dân di cƣ một cách tự phát, không phụ
thuộc vào một chính sách, quy định của cơ quan nhà nƣớc. Ngƣời di cƣ tự do có thể
thay đổi chỗ ở đi đến bất cứ nơi nào mà họ cảm thấy tốt hơn, thích hợp và phù hợp
hơn nơi ở cũ để định cƣ.
Định nghĩa của Đặng Nguyên Anh về Di dân tự do: là di dân không có tổ
chức, nó mang tính cá nhân do bản thân ngƣời di chuyển hoặc bộ phận gia đình

20


quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc
và các cấp chính quyền. Di dân tự do phản ánh tính năng động và vai trò độc lập
của cá nhân và hộ gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm [5,
tr.41].
Khái niệm người di cư tự do:
Ngƣời di cƣ tự do: Là ngƣời di cƣ không có tổ chức, không phân biệt thành

phần dân tộc, đặc biệt chú trọng đến loại hình di cƣ từ nông thôn đến đô thị không
tuân theo kế hoạch, tự phát. Nói cách khác đó là những ngƣời di cƣ nằm ngoài các
chƣơng trình di cƣ của chính phủ. [5, tr.4].
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào ngƣời lao động
di cƣ tự do kể cả phụ nữ và nam giới từ nông thôn đến Hà Nội. Nhóm đối tƣợng này
khá đa dạng nhiều thành phần đến từ nhiều vùng khác nhau bao gồm những ngƣời
lao động di cƣ tự phát không tuân theo kế hoạch, đây cũng là nhóm xã hội thƣờng bị
bỏ sót trong các cuộc khảo sát trên phạm vi quốc gia.
Khái niệm Giới, Vai trò giới, Bình đẳng giới
Trong nghiên cứu này các khái niệm giới, vai trò giới, bình đẳng giới đƣợc sử
dụng dựa trên định nghĩa của GS.TS. Lê Thị Quý trong cuốn "Giáo trình Xã hội học
giới", Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2010.
Khái niệm Giới
Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại học nghiên cứu
về vai trò trách nhiệm và quyền lợi và xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc
phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các
quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân.
Vậy Giới đƣợc định nghĩa một cách ngắn gọn là khái niệm chỉ mối quan hệ xã
hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó đƣợc xây dựng nên trong xã hội.
Nhƣ vậy, giới không ám chỉ khái niệm nam giới hoặc nữ giới với tƣ cách cá nhân
mà nói tới mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ (tính tập thể). Quan hệ này thay đổi

21


theo thời gian theo hoàn cảnh kinh tế và xã hội. [27, tr.34].
Các biểu hiện của giới: Giới biểu hiện bởi tính lịch sử và tính xã hội. Vấn đề
giới hiện diện một cách khách quan trong xã hội và vận động, biến đổi cùng với sự
vận động biến đổi của lịch sử. Sự hiện diện của giới trong cuộc sống cũng đa dạng
và phức tạp nhƣ chính sự đa dạng và phức tạp của cuộc sống con ngƣời, biểu hiện

chính của giới ở một số mặt nhƣ biểu hiện ở tính cách và phẩm chất, biểu hiện bằng
tƣ tƣởng và biểu hiện bằng phân công lao động.
Khái niệm Vai trò giới
Vai trò giới: Là các công việc phụ nữ và nam giới thực hiện với tƣ cách là nam
hay nữ. Nam và nữ đều tham gia thực hiện cả 3 vai trò gồm vai trò sản xuất, vai trò
tái sản xuất (sinh sản và nuôi dƣỡng) và vai trò cộng đồng. Việc thực hiện 3 vai trò
này có sự khác biệt giữa nam và nữ cả về tính chất cũng nhƣ mức độ tham gia. [27,
tr,43].
Vai trò sản xuất bao gồm các công việc tạo ra thu nhập bẳng tiền hoặc hiện vật
để tiêu dùng hoặc trao đổi.
Vai trò tái sản xuất (sinh sản và buôi dƣỡng): Bao đồm trách nhiệm sinh đẻ,
nuôi con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động
(Không chỉ bao gồm tái sản xuất sinh học mà còn có cả chăm lo duy trì lực lƣợng
lao động hiện tại và lực lƣợng lao động tƣơng lai).
Vai trò cộng đồng: bao gồm các công việc thực hiện ở ngoài cộng đồng nhằm
phục vụ cho cuộc sống chung của mọi ngƣời. Ví dụ nhƣ tham gia Hội đồng nhân
dân, tham gia bầu cử...
Sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong việc thực hiện 3 vai trò này không
giống nhau. Tính chất và sự tham gia của phụ nữ và nam giới không nhƣ nhau trong
mọi công việc. Nếu phụ nữ làm hầu hết công việc sinh đẻ, chăm sóc, nuôi dƣỡng,
nội trợ... thì nam giới lại không đƣợc trông đợi làm các công việc đó họ cho rằng
mình chỉ trợ giúp phụ nữ.

22


Vai trò giới hiện nay không bình đẳng do quá trình dạy và học trong xã hội bất
bình đẳng nam giới mà có, nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, thể chế
chính trị. Vai trò giới đã và đang có nhiều thay đổi, nhƣng khi thay đổi ngƣời ta còn
chịu ảnh hƣởng của các định kiến giới, điều này lý giải vì sao nhiều ngƣời không

dám công khai thực hiện thay đổi vai trò giới, mặc dù đây là những việc rất đáng
khích lệ. [27, tr,44].
Khái niệm Bình đẳng giới:
Bình đẳng giới: Là một tình trạng lý tƣởng trong đó phụ nữ và nam giới đƣợc
hƣởng vị trí xã hội nhƣ nhau, đƣợc tạo cơ hội và điều kiện thích hợp để phát huy
khả năng của mình đƣợc đánh giá khác nhau dựa trên cơ sở giới tính để họ đóng
góp cho sự phát triển của quốc gia và đƣợc hƣởng lợi từ các kết quả của quá trình
đó.[27, tr,50].
Bình đẳng giới đƣợc xem xét trên hai quan điểm: Quan điểm bình đẳng khi
chƣa có nhận thức về giới và Quan điểm bình đằng khi có nhận thức giới.
- Quan điểm bình đẳng khi chƣa có nhận thức về giới: Bình đẳng là sự đƣợc
đối xử nhƣ nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, không phân biệt thành phần
và địa vị xã hội, cơ bản nhất là bình đẳng trƣớc pháp luật. Theo đó bình đẳng giới sẽ
đƣợc hiểu là sự đối xử nhƣ nhau giữa nam và nữ trên mọi phƣơng diện, không phân
biệt, hạn chế, loại trừ quyền của bất cứ nam hay nữ. Theo cách hiểu này thì ngƣời ta
tin rằng chỉ cần cung cấp cho phụ nữ các cơ hội bình đẳng và mong đợi phụ nữ sẽ
tiếp cận các cơ hội này, thực hiện và hƣởng lợi theo các nguyen tắc và tiêu chuẩn
nhƣ nam giới. Điều này đặt ra sức ép lớn đối với phụ nữ trong khi thu hẹp sự tiếp
cận của họ tới các kỹ năng và nguồn cần thiết để có thể tận dụng các cơ hội bình
đẳng. Bình đẳng về cơ hội về sự lựa chọn và đối xử là cơ hội cần thiết nhƣng không
phải cơ hội quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển của phụ nữ. Nhiều nhà nghiên
cứu về giới cho rằng quan điểm này là một loại "bình đẳng giới mà không tôn trọng
sự khác biệt về giới tính.
- Quan điểm bình đẳng với nhận thức giới: Các nhà nghiên cứu theo quan

23


điểm này cho rằng khi đã thừa nhận phụ nữ có những khác biệt cả về tự nhiên và xã
hội so với nam giới thì đối xử nhƣ nhau sẽ không đạt đƣợc bình đẳng. Bình đẳng

không chỉ là việc thực hiện đối xử nhƣ nhau giữa nam và nữ trên mọi lĩnh vực xã
hội mà bình đẳng giới còn là quá trình khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa hai
giới nhƣng không triệt tiêu những khác biệt tự nhiên giữa họ, thông qua các đối xử
đặc biệt với phụ nữ.
Theo đó cần phải duy trì những đối xử tác động đến khác biệt tự nhiên giữa
nam và nữ, hạn chế những thiệt thòi của phụ nữ. Khi phụ nữ và nam giới có cùng
một thành tích thì nên đánh giá phụ nữ cao hơn. Mặt khác cần phải duy trì các đối
xử đặc biệt tác động làm thay đổi vị thế của phụ nữ do lịch sử để lại. Điều kiện để
đạt tới sự bình đẳng chính là cần phải có các đối xử đặc biệt, thậm chí là các điều
kiện ƣu tiên dành cho các nhóm xã hội yếu thế. Trong một môi trƣờng mà cơ hội,
điều kiện và vị trí xã hội của phụ nữ còn thấp hơn nam giới thì để có cơ hội bình
đẳng giới thực sự, cách đối xử đặc biệt với phụ nữ nhƣ trên là điều kiện cần thiết
phải có.
Nhƣ vậy quan điểm bình đẳng có nhận thức về giới đƣa ra sự tiếp cận đúng
đắn, công nhận sự khác biệt thực tế là phụ nữ đang ở vị trí bất bình đảng do sự phân
biệt đối xử trong qúa khƣ và hiện tại. Quan điểm này quan tâm đến cả cơ hội và kết
qủa của sự bình đẳng, đối xử bình đẳng, tiếp cận bình đẳng và lợi ích bình đẳng.
Bình đẳng giới khác với bình đẳng thông thƣờng, bình đẳng giới không có
nghĩa là phụ nữ và nam giới có cùng điều kiện nhƣ nhau thì đƣợc hƣởng lợi nhƣ
nhau. Bình đẳng giới có nghĩa là những khác biệt giữa phụ nữ và nam giới đều đƣợc
công nhận, và có giá trị nhƣ nhau. Nó còn có nghĩa là phụ nữ và nam giới cùng có
quyền ngang nhau, cùng có cơ hội, điều kiện tiếp cận một cách bình đẳng các nguồn
lực và cùng đƣợc hƣởng lợi nhƣ nhau từ các phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội của đất nƣớc. Giới theo quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân là “Sự
thống trị và sự thành đạt cao của nam giới là khả năng không thể đảo ngƣợc, bởi có
những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ” (Goldberg, 1973, trang 133, từ điển

24



bách khoa toàn thƣ mở, binh dang gioi).
Theo qui định của Luật bình đẳng giới thì Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị
trí, vai trò ngang nhau, đƣợc tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho
sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hƣởng nhƣ nhau về thành quả của
sự phát triển đó.
Tóm lại trong nghiên cứu này vấn đề Giới đƣợc hiểu là khái niệm chỉ vai trò
giới trong việc di cƣ từ nông thôn lên thành thị theo một số quan điểm của các lý
thuyết về Giới, trong đó quan tâm tới quan niệm về xã hội về vai trò của phụ nữ và
nam giới trong quá trình di cƣ tác động đến việc di cƣ của cả hai giới. Chú trọng
xem xét vai trò, vị thế, năng lực của nam và nữ trong quyền quyết định di cƣ; những
thuận lợi, khó khăn và cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp tại nơi di cƣ đến của ngƣời
di cƣ; Phân tích chính sách dành cho ngƣời di cƣ theo quan điểm giới. Qua đó có
cái nhìn toàn diện về vấn đề giới trong di cƣ của ngƣời lao động ở nông thôn hiện
nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tạo điều kiện cho ngƣời lao động di
cƣ đƣợc hƣởng các quyền lợi cơ bản của mình, bình đẳng với những ngƣời không di
cƣ và tạo điệu kiện cho họ thích ứng với điều kiện sống mới ở thành thị. Đồng thời
đề tài cũng đƣa ra những kiến nghị riêng nhằm tăng cƣờng vị thế, vai trò của nữ giới
trong quá trình di cƣ.
1.3. Các lý thuyêt vận dụng trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nền tảng lý thuyết cơ bản tác giả lựa chọn để sử dụng là
Lý thuyết xã hội học, cụ thể gồm: Lý thuyết về lực hút - lực đẩy của Ravenstein và
Lý thuyết giới trong di cƣ.
Lý thuyết về lực hút - lực đẩy của Ravenstein
Lý thuyết của Ravestein là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất trong
trƣờng phái cổ điển, đƣợc đƣa ra vào cuối thế kỉ XIX. Theo ông, di cƣ xảy ra sớm
bởi sự khác biệt về trình độ phát triển, bởi tiến trình công nghiệp hoá và phát triển
thƣơng mại giữa các khu vực của một quốc gia. Mặt khác, sự di cƣ bị chi phối bởi

25



×