Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đề ôn thi THPT quốc gia 2017 môn lịch sử có đán án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.47 KB, 91 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
ĐỀ SỐ 1
------------------

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
----------------------------

Câu 1 (3 điểm)
Trình bày những thỏa thuận về việc đóng quân để giải giáp quân đội phát xít
và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á theo quyết định của Hội nghị
Ianta (2.1945)*? Phân tích tác động của sự phân chia đó đối với tình hình thế giới
trong thời kì Chiến tranh lạnh?
Câu 2 (2 điểm)
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945, sự kiện nào mở
ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc*? Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó?
Câu 3 (3 điểm)
Nêu những bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945*? Đảng
ta đã vận dụng và phát huy những bài học kinh ngiệm đó như thế nào trong công
cuộc bảo vệ Tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
Câu 4 (2 điểm)
Tại sao ta phải xây dựng hậu phương kháng chiến? Từ năm 1951 đến năm
1953 hậu phương kháng chiến đã phát triển như thế nào*? Ý nghĩa của những thành
tựu đó đối với cuộc kháng chiến chống Pháp?
---------------------------- Hết ----------------------------------(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh.............................................................Số báo danh...........................



ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu

Câu 1
(3 điểm)

Đáp án
Trình bày những thỏa thuận về việc đóng quân để giải giáp quân đội phát
xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á theo quyết định
của Hội nghị Ianta (2.1945)? Phân tích tác động của sự phân chia đó đối
với tình hình thế giới trong thời kì Chiến tranh lạnh?
* Trình bày những thỏa thuận về việc đóng quân để giải giáp quân đội
phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á theo quyết
định của Hội nghị Ianta (2.1945)
- Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Đức, Đông Béclin, các nước Đông
Âu. Mĩ, Anh,Pháp chiếm đóng Tây Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu.
Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Tây Âu thuộc phạm vi ảnh
hưởng của Mĩ.
- Ở châu Á:
+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: giữ
nguyên trạng Mông Cổ; trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin, Liên Xô
chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Triều Tiên bị chia cắt làm 2 miền lấy vĩ
tuyến 38 làm ranh giới, Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, Mĩ chiếm đóng miền
Nam. Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ, trả lại cho Trung
Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.
+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) thuộc phạm vi
ảnh hưởng của các nước phương Tây.
* Phân tích tác động của sự phân chia đó đối với tình hình thế giới trong
thời kì Chiến tranh lạnh

- Thế giới phân chia thành hai phe đối lập TBCN và XHCN do hai siêu cường
Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Sự phân chia này dẫn đến tình trạng đối đầu Đông –
Tây và cuộc Chiến tranh lanh trong nhiều thập kỉ.
- Chiến tranh lạnh làm thế giới luôn căng thẳng và bùng nổ các cuộc chiến
tranh cục bộ ở nhiều nơi trên thế giới: Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953),
chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1945 - 1954), chiến tranh xâm
lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975)

Câu 2
(2 điểm)

Điểm

0.75

0.5

0.5
0.25

0.5

0.5

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945, sự kiện nào
mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc? Nêu ý nghĩa lịch sử của sự
kiện đó?
* Trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945, sự kiện 0.5
mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc là : sự thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam (1930)

* Ý nghĩa sự ra đời ĐCSVN
- Đảng CSVN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấpcủa 0.25


Câu 3
(2 điểm)

Câu 4
(3 điểm)

nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trong mấy thập
niên đầu thế kỉ XX.
- Đảng cộng sản ra đời là sản phẩm sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở VN trong thời đại mới.
- ĐCSVN ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN Từ đây
cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân VN được đặt dưới sự lãnh đạo
duy nhất của ĐCSVN, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng
tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung nguyện suốt
đời hi sinh cho độc lập dân tộc, tự do của nhân dân
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những
bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc VN.
Nêu những bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đảng ta đã vận dụng và phát huy những bài học kinh ngiệm đó như thế
nào trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện
nay?
* Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, nắm bắt tình hình thế giới và
trong nước đề ra chủ trương, biện pháp phù hợp đưa ngọn cờ giải phóng dân
tộc lên hàng đầu.

- Đảng phải tập hợp, tổ chức lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất trên
cơ sở liên minh công – nông; phân hóa, cô lập kẻ thù...
- Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng kết hợp linh hoạt đấu tranh chính trị với vũ
trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa trong cả
nước
* Đảng ta đã vận dụng và phát huy những bài học kinh ngiệm đó như thế
nào trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện
nay
- Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì đường lối độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc, toàn vẹn lãnh thổ.......
- Tập hợp và đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc và
thời đại, phát huy sức mạnh toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân
sự, văn hóa, giáo dục......
- Tận dụng cơ hội hội nhập, mở cửa để tăng cường sức mạnh dân tộc, đoàn
kết quốc tế, sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế
giới....................
Tại sao ta phải xây dựng hậu phương kháng chiến? Từ năm 1951 đến
năm 1953 hậu phương kháng chiến đã phát triển như thế nào? Ý nghĩa
của những thành tựu đó đối với cuộc kháng chiến chống Pháp?
* Tại sao ta phải xây dựng hậu phương kháng chiến
- Hậu phương là một trong những nhân tố có vai trò quyết định đối với thắng
lợi của chiến tranh. Hậu phương là nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền
tuyến. Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh của tất cả các yếu tố kinh tế,
chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế. Đảng ta luôn quan tâm đế công tác xây dựng

0.5
0.5


0.25

0.5

0.25
0.25

0.5

0.25
0.25

0.25


hậu phương về mọi mặt.
- Hậu phương của ta trong kháng chiến chống Pháp là các cơ sở chính trị ở
thành thị và nông thôn, các khu du kích và căn cứ du kích trong vùng địch tạm
chiếm, các vùng tự do. Hậu phương của ta còn là lòng dân, là sự cổ vũ, ủng
hộ, giúp đỡ của nhân dân ba nước Đông Dương, của nhân dân yêu chuộng hòa
bình trên thế giới trong đó có cả nhân dân Pháp...
* Từ năm 1951 đến năm 1953 hậu phương kháng chiến đã phát triển như
thế nào
- Về chính trị:
+ 2.1951, Đảng họp Đại hội toàn quốc lần II ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai.............
+ 3-7.3.1951, Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Vệt thành
Mặt trận Liên Việt
+ 11.3.1951 Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập tăng
cường đoàn kết ba nước trong chống kẻ thù chung...

+ 1.5.1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc bầu chọn
7 anh hùng.....
- Về kinh tế:
+ 1952 Chính phủ mở cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm. 1953 vùng tự do
và căn cứ du kích từ khu IV trở ra ta sản xuất được 2,7 triệu tấn thóc và 65 vạn
tấn hoa màu.
+ Sản xuất thủ công và công nghiệp đáp ứng được mặt hàng thiết yếu. 1953 ta
sản xuất được 3500 tấn vũ khí, đạn dược,cung cấp tạm đủ cho bộ đội thuốc
men, quân trang, quân dụng... Chính phủ còn đề ra chính sách chấn chỉnh thuế
khóa, xây dựng tài chính, ngân hàng, thương nghiệp...
+ Bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, đầu 1953 ta phát động giảm tô và cải
cách ruộng đất. Từ 7.1953 đến 7.1954 ta thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải
cách ruộng đất....
- Văn hóa, giáo dục, y tế: Tiếp tục công cuộc cải cách giáo
dục.........................”kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng
chiến”.....................vận động vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cho dân
được coi trọng.....
* Ý nghĩa của những thành tựu đó đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
- Củng cố và phát triển hậu phương vững mạnh góp phần quyết định vào thắng
lợi của kháng chiến chống Pháp trên mặt trận quân sự. Đồng thời, xây dựng
được cơ sở kinh tế - văn hóa cho chế độ dân chủ nhân dân và đặt nền móng
cho việc tiến lên CNXH....

0.25

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

0.25

0.25
0.25

0.5


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao

đề)

Câu 1 (3 điểm)*
Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở
khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? Kể từ đó, phong trào đã diễn ra
như thế nào?
Câu 2 (2 điểm)
Hãy nêu những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn từ 1919 đến 1930*? Phân tích một cống hiến theo em
là nổi bật nhất?
Câu 3 (3 điểm)
Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ vào ngày 19.12.1946?
Phân tích đường lối kháng chiến? Hiện nay, Đảng ta đã vận dụng và phát huy đường

lối đó như thế nào trong việc bảo vệ độc lập và chủ quyền biển đảo?
Câu 4: (2 điểm)*
Từ năm 1961 đến năm 1973, những thắng lợi quân sự nào ở miền Nam đã
chứng tỏ quân dân ta có khả năng đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

------------------------------Hết---------------------------------(Đề thi gồm có 01 trang)


ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu
Đáp án
hỏi
Câu 1 * Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở
khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là cách mạng Cu ba
* Kể từ đó phong trào phát triển:
- Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, 8.1961 Mĩ lập Liên
minh vì tiến bộ … Từ thập niên 60 – 70 phong trào chống Mĩ và chế độ độc
tài phát triển
- Cùng với hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu
tranh nghị trường, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ biến Mĩ
Latinh thành “lục địa bùng cháy”
- Phong trào đấu tranh vũ trang liên tục diễn ra ở Vênêxuêla, Goatêmala,
Côlômbia, Pêru…nhiều chính quyền độc tài thân Mĩ bị lật đổ, chính phủ dân
chủ được thiết lập.
- Từ cuối những năm 80 trở đi, Mĩ phản kích can thiệp vào Grênađa, Palama,
Nicaragoa; bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập chính trị Cuba.

Điểm

0.75


0.75

0.5
0.5
0.5

Câu 2

Hãy nêu những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với 3,0 đ
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn từ 1919 đến 1930*? Phân tích một
cống hiến theo em là nổi bật nhất?
* Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn từ 1919 đến 1930 là:
- Tìm ra con đường cứu nước
- Trực tiếp chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng
cộng sản.
- Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam
0.75 đ
Phân tích một cống hiến theo em là nổi bật nhất: học sinh nêu một cống hiến 1.25
và phân tích với lập luận chặt chẽ, rõ ràng

Câu 3

Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ vào ngày
19.12.1946? Phân tích đường lối kháng chiến? Hiện nay, Đảng ta đã vận
dụng và phát huy đường lối đó như thế nào trong việc bảo vệ độc lập và
chủ quyền biển đảo?
* Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ vào ngày
19.12.1946:

- Dù đã kí Hiệp định sơ bộ và Tạm ước, Pháp vẫn đẩy mạnh chuẩn bị chiến


tranh xâm lược :
+6.3.1946 chúng tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ
+ 11.1946 chúng khiêu khích và tiên công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn
+ Ở Hà Nội, chúng chiếm đóng Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng
Bún, phố Yên Ninh. 18.12.1946, chúng gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực
lượng tự vệ và trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng….
- Trước tình hình, 18 – 19.12.1946 BTVTW Đảng họp ở Vạn Phúc (Hà
Đông) quyết định ph át động toàn quốc kháng chiến
* Phân tích đường lối kháng chiến:
- Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng thể hiện trong 3 văn kiện:
Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Đảng (12.12.1946), Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến của Hồ Chí Minh (19.12.1946), tác phẩm “Kháng chiến nhất
định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh (9.1947). Tất cả nêu rõ tính chất,
mục đích, nội dung và phương châm của kháng chiến là toàn dân, toàn diện,
trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
+ Kháng chiến toàn dân là cuộc kháng chiến huy động toàn dân tham
gia... Đảng ta phát huy tinh thần yêu nước... dựa trên nền tảng tư tưởng chủ
nghĩa Mác – Lênin; sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp chung của... Việc toàn
dân tham gia kháng chiến góp phần phát huy tinh thần đoàn kết...

0.25
0.25
0.25
0.25

0.5


0.25

+ Kháng chiến toàn diện... TD Pháp dùng mọi thủ đoạn để xâm lược
nước ta nên nhân dân ta phải đấu tranh toàn diện để làm thất bại... phát huy
sự sáng tạo của từng giai cấp... tạo cơ sở để mở rộng hậu phương về mọi
mặt... tranh thủ được sự giúp đỡ của quốc tế.
+ Kháng chiến trường kì là... do so sánh tương quan lực lượng... tranh thủ
thời cơ để giành thắng lợi quyết định, phát huy hiệu quả truyền thống đấu
tranh của ông cha,.... từ phân tán, cô lập lực lượng địch... phát triển lực
lượng kháng chiến về mọi mặt... Đồng thời, vừa kháng chiến vừa xây dựng
đất nước…
0.25
+ Tự lực cánh sinh... nhằm phát huy nội lực của bản thân tránh bị động trông
vào sự giúp đỡ từ bên ngoài... vẫn coi trọng sự giúp đỡ quốc tế.... tranh thủ
mọi sự ủng hộ về vật chất, tinh thần... đưa cuộc kháng chiến chống TD Pháp
mang tính chính nghĩa và tính nhân dân sâu sắc…
0.25
* Hiện nay, Đảng ta đã vận dụng và phát huy đường lối đó như thế nào
trong việc bảo vệ độc lập và chủ quyền biển đảo?
Hs liên hệ đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng với đường lối xây
dựng và bảo vệ đất nước hiện nay: trên cơ sở vận dụng lí luận chủ nghĩa Mác
– Lê nin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, từ tư tưởng của Hồ Chí
Minh “chiến tranh nhân dân” Đảng ta đang chủ trương xây dựng đất nước


Câu 4

với đường lối đổi mới phát huy sức mạnh toàn dân trên mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa…..Đấu tranh linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo để bảo vệ chủ
quyền biển đảo…..kêu gọi và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế……

Từ năm 1961 đến năm 1973, những thắng lợi quân sự nào ở miền Nam
đã chứng tỏ quân dân ta có khả năng đánh bại các chiến lược chiến
tranh của Mĩ
* Khái quát….
- Từ năm 1961 đến năm 1968, ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã thực hiện chiến
lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) và chiến lược Chiến tranh cục bộ
(1965 – 1968).
- Chiến tranh đặc biệt là hình thức …được tiến hành bằng…nhằm chống
lại….với âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh…”
Chiến tranh cục bộ là hình thức…được tiến hành bằng…nhằm chống lại…
với âm mưu tạo ưu thế binh lực, hỏa lực…giành lại thế chủ động…đẩy ta về
phòng ngự…
* Những thắng quân sự….
- Chiến thắng Ấp Bắc…
+ Ngày 2 – 1 – 1963, Mĩ huy động 2000 binh lính SG do cố vấn Mĩ chỉ huy,
được pháo binh, máy bay…tấn công vào thôn Ấp Bắc…
+ Sau 1 ngày chiến đấu, quân dân ta đã đánh bại cuộc hành quân càn quét…
loại 450 tên …nhiều phương tiện chiến tranh…
+ Chiến thắng Ấp Bắc chứng tỏ quân dân ta hoàn toàn có thể đánh bại…dấy
lên phong trào thi đua Ấp Bắc…trên toàn miền Nam..
- Chiến thắng Vạn Tường…
+ Ngày 18 – 8 – 1965, Mĩ huy động 9000 quân, nhiều xe tăng, bọc thép…
máy bay…mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường…nhằm tiêu diệt một
đơn vị chủ lực của ta…
+ Sau 1 ngày chiến đấu…đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại 900 tên…
nhiều phương tiện chiến tranh…
+ Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” với quân Mĩ…chứng tỏ khả năng hoàn
toàn có thể đánh bại…mở đầu cao trào “tìm Mĩ…” khắp miền Nam…
 Những thắng lợi quân sự trên góp phần vào….sau này…trong kháng
chiến chống Mĩ.


SỞ GD&ĐT BẮC NINH

0.75

0.25

0.25
0.75

0.75

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016


TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
ĐỀ SỐ 3
đề)

MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao

Câu 1 (3 điểm)
Vì sao Xô – Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh? Xu thế phát triển của thế giới sau
Chiến tranh lạnh*? Xu thế nào ảnh hưởng nhiều nhất đến Việt Nam? Vì sao?
Câu 2 (3 điểm)
Chứng minh rằng: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp
giữa lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước?
Câu 3 (2 điểm)*

Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp ngày 6 - 3 - 1946 đã được kí kết trong hoàn cảnh
nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định?
Câu 4 (2 điểm)
Tóm tắt điều kiện bùng nổ và diễn biến của phong trào “Đồng khởi” ở miền
Nam (1959 - 1960)? Vì sao phong trào “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước
phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?
---------------------------- Hết -----------------------------------

(Đề thi gồm có 01 trang)

Họ và tên thí sinh........................................ ................ SBD.....................


ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu hỏi

Đáp án

Câu 1

Vì sao Xô – Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh? Xu thế phát triển của thế giới
sau Chiến tranh lạnh*? Xu thế nào ảnh hưởng nhiều nhất đến Việt Nam?
Vì sao?

(3 đ)

Điểm

* Chiến tranh lạnh chấm dứt:
- Nguyên nhân:


0.5đ

+ Sau hơn 40 năm chạy đưa vũ trang cả hai đều tốn kém và suy giảm thế mạnh
nhiều mặt so với các cường quốc khác.
+ Cả hai nước đều đứng trước những khó khăn, thách thức lớn: sự vươn lên
mạnh mẽ của Đức, Nhật Bản, Tâu Âu trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng
gờm với Mĩ. Liên xô đang lâm vào khủng hoảng……….
* Thế giới sau “chiến tranh lạnh”
- Sau nhiều năm khủng hoảng 1989 – 1991 chế độ XHCN Ở Liên xô và Đông
Âu sụp đổ: 6.1991 SEV giải thể, 7.1991 Vacxava ngừng hoạt động. Cực Xô 0.25đ
không còn nữa. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ
- Từ 1991 thế giới thay đổi to lớn và phực tạp theo xu thế:
+ Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu
hướng “đa cực” với sự vươn lên của các cường quốc Nga, EU, Nhât., Trung 0.5đ
Quốc…
+ Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung phát triển kinh tế để xây 0.25đ
dựng thực lực
+ Mĩ có ưu thế tạm thời ra sức lập trật tự đơn cực để Mĩ bá chủ thế giới nhưng 0.25đ
không dễ thực hiện được
+ Hòa bình được củng cố nhưng nhiều nơi không ổn định với xung đột, nội 0.25đ
chiến do li khai, khủng bố .............
* Sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển các dân tộc hi vọng về
tương lai tốt đẹp nhưng vụ khủng bố 11.9.2001…. gây ra nguy cơ, thách thức
0.25đ
khó lường. Ngày nay, các quốc gia đang có thời cơ và thách thức vô cùng gay
gắt
* Học sinh chọn một xu thế và giải thích hợp lí

Câu 2

(3đ)

0.75đ

Chứng minh rằng: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết
hợp giữa lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước?
* Đảng ra đời là sản phẩm sự kết hợp lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin với phong
0.25đ
trào công nhân và phong trào yêu nước


* Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đến với chủ nghĩa
Mác – Lê nin…..1920….
* Từ 1921 – 1925 về Quảng Châu - Trung Quốc lập Hội VNCMTN, Hội Liên
hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

0.5đ

* Báo thanh niên, sách Đường cách mệnh cùng cán bộ Hội VNCMTN truyền về 0.5đ
nước hoạt động trong phong trào công nhân đẩy phong trào công nhân vươn lên
giai đoạn tự giác từ 1926 – 1929
0.5đ

* Trong khi đó nối tiếp phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX từ 1925 nhóm sinh
viên cao đẳng …..lập Tân Việt cách mạng Đảng….hoạt động của Hội
VNCMTN cuốn hút….Đảng viên tiên tiến tích cực lập Đản theo chủ nghĩa 0.5đ
Mác-Lênin
0.5đ


Câu 3
(2đ)

* Đến 1929 làn sóng dân tộc dân chủ lan rộng làm các tổ chức cách mạng …đã
phân hóa dẫn đến ba tổ chức cộng sản ra đời trong năm 1929…..
0.25đ
* Chính vì vậy Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên Quốc tế cộng
sản .......chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy
nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam
Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp ngày 6 - 3 - 1946 đã được kí kết trong hoàn
cảnh nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định?
* Hiệp định sơ bộ 6.3.1946
- Hoàn cảnh:
- 28.2.1946 Pháp và THDQ kí Hiệp ước Hoa – Pháp…..đặt ta trước sự chọn 0.25đ
lựa chọn một trong hai con đường hoặc cầm súng chống Pháp hoặc hòa hoãn
nhân nhượng với Pháp...….
- 3.3.1946 Ban TVTƯ Đảng họp chọn giải pháp “hòa để tiến”. 6.3.1946 Hồ chủ 0.25đ
tịch kí với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ tại Hà Nội
* Nội dung:
- Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có chính phủ, quân đội, tài chính 0.5đ
riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
0.25đ
- Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc sẽ đóng ở những nơi quy định và rút
0.25đ
dần trong 5 năm.
- Hai bên ngừng xung đột ở phía Nam …….
0.25đ

* Ý nghĩa: - Với Hiệp định sơ bộ ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất
lợi…..Đẩy 20 vạn quân THDQ về nước, có thêm thời gian hòa bình để củng cố,

chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến lâu dài.
0.25đ
- Đàm phán ở Phôngtennơblô thất bại, Pháp khiêu khích, Hồ chủ tịch kí Tạm
ước 14.9.1946 tiếp tục nhân nhương một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa kéo
dài hòa hoãn để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài..............


Câu
(2đ)

Tóm tắt điều kiện bùng nổ và diễn biến của phong trào “Đồng khởi” ở
4 miền Nam (1959 - 1960)? Vì sao phong trào “Đồng khởi” được coi là mốc
đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?
* Điều kiện bùng nổ phong trào:
- 1957 – 1959, Mĩ và chính quyền SG tăng cường khủng bố, ban hành đạo luật
10/59 làm hàng vạn cán bộ, đảng viên, người yêu nước bị giết, bị tù đày….
- Trước tình hình, 1.1959 Hội nghị TƯ lần thứ 15 khẳng định con đường của
cách mạng MN là tiếp tục con đường bạo lực....
* Diễn biến phong trào:
- Phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) –
2.1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) – 8.1959
- Đỉnh cao, ngày 17.1.1960 nhân dân ba xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước
Hiệp huyện Mỏ Cày (Bến Tre) đồng khởi.....
- 20.12.1960 Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN ra đời
* Vì sao phong trào “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát
triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam
- Phong trào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng MN từ giữ gìn
lực lượng sang tiến công. Từ đấu tranh chính trị là chủ yếu lên đấu tranh chính
trị kết hợp với khởi nghĩa vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh
cách mạng. Từ trong và sau phong trào, lực lượng cách mạng trưởng thành,

MTDTGPMNVN ra đời tập hợp rộng rãi nhân dân chống Mĩ và chính quyền
tay sai

0.25

0.25
0.25
0.5
0.25

0.5


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao

đề)

Câu 1( 3 điểm)
Trình bày những sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong
những năm 1919-1925? Nguyễn Ái Quốc có vai trò gì với cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn này?
Câu 2(3 điểm)
Tại sao trong thời kỳ 1939 - 1945 Đảng cộng sản Đông Dương quyết
định đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu? Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách

mạng, tập hợp lực lượng cách mạng đề ra tại các Hội nghị của Ban chấp hành trung
ương Đảng năm 1939 và 1941.
Câu 3(2.0 điểm)
Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta tác động trực tiếp đến việc
triệu tập hội nghị và kí Hiệp định Pari về Việt Nam? Ý nghĩa của hiệp định Pari?
Câu 4(3.0 điểm)
Trong những năm 70 - 80 của thế kỉ XX, những sự kiện nào thể hiện xu thế
hoà hoãn của hai phe TBCN và XHCN? Quan hệ giữa các nước ở Đông Nam Á giai
đoạn này có gì thay đổi phù hợp với xu thế nêu trên?
---------------------------- Hết -----------------------------------

(Đề thi gồm có 01 trang)

Họ và tên thí sinh........................................ ................ SBD......................


ĐÁP ÁN
Câu 1(3 điểm)
* Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1925 (2 điểm)
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã Hội Pháp
- Tháng 6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội
nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam…
- Giữa năm 1920, Ngưyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin …tìm ra con đường cứu nước – con đường cách mạng vô
sản.
- Tháng 12/1920: tham dự đại hội Tua, tán thành quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng
cộng sản Phâp….trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên
- Từ 1921-1923: tại Pháp, Người ….lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari, ra báo
Người cùng khổ, viết bài…đặc biệt là Bản án chế độ thực dân Pháp…bí mật chuyển về
nước.

- Tháng 6/1923, Người sang Liên xô, dự hội nghị quốc tế nông dân và đại hội V quốc tế
cộng sản…
- Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) để trực tiếp truyền bà lí luận cách mạng
và tổ chức nhân dân, chuẩn bị….
- Tại Quảng Châu, Người mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ…bí mật đưa về nước. Người
giác ngộ 1 nhóm thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã lập Cộng sản đoàn (2/1925). Tháng
6/1925 lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo thanh niên..
- 7/1925 Người cùng một số nhà yêu nước Inđônêxia, Triều Tiên lập Hội Liên hiệp các dân
tộc bị áp bức ở Á Đông....
* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc…(1.0 điểm)
- Tìm ra con đường giải phóng dân tộc, con đường cách mạng vô sản
- Truyền bà chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưỏng và tổ
chức cho sự thành lập Đảng.
Câu 2 (3 điểm)


* Tại sao…đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu (1.0 điểm )
- Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới 2 bùng nổ, Pháp ở Đông Dương phản động toàn diện…
- Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương. Nhật Pháp câu kết áp bức nhân nhân Đông Dương.
Pháp thi hành chính sách kinh tế chỉ huy, Nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu
- Đời sống của nhân dân cùng cực, hơn 2 triệu đồng bào chết đói…mâu thuẫn dân tộc gay
gắt hơn bao giờ hết, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đưa lên vị trí hàng đầu
* Nêu và nhận xét…(2 điểm)
- Hội nghị Trung ương Đảng (11/1939) (1 điểm)
+ Nhiệm vụ cách mạng: Nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt là đánh đế quốc và tay sai làm cho
Đông Dương độc lập
+ Tập hợp lực lượng: lập mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
Nhận xét: Sự chuyển hướng kịp thời, đúng đắn, sáng tạo nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân
tộc
-


Hội nghị Trung ương Đảng (8/1941) (1 điểm)

+ Nhiệm vụ cách mạng: Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc
+ Lực lượng cách mạng: Lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Ở Việt Nam lập
Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
Nhận xét: Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng đã nêu từ hội nghị
trung ương tháng 11/1939, nêu cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đưa ra chủ trương
sáng tạo để giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc
Câu 3(2.0 điểm)
* Những tháng lợi quân sự …(1.0 điểm)
- Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 và cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại Miền
Bắc lần thứ nhất của Mĩ (1965-1968) buộc Mĩ chấp nhận đến bàn đàm phán với ta ở Pari
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, đặc biệt là thắng lợi trong trận Điện Biên Phủ trên
không (18-29/12/1972) buộc Mĩ kí hiệp định Pari (27/1/1973)
* Ý nghĩa Hiệp định Pari (0.5 điểm)
- Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả đấu tranh
kiên cường bất khuất của nhân dân 2 miền, mở ra bước ngoặt mới của cuộc khángc hiến
chống Mĩ cứu nước


- Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ
thuận lợi cho ta giải phóng hoàn toàn miền Nam
Câu 4 (3.0 điểm)
* Những sự kiện trong những năm 70-80 thể hiện xu thế hoà hoãn…(2.0 điểm)
- Đầu những năm 70 xu thế hoà hoãn Đông- Tây xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương
lượng giữa Liên xô và Mĩ
- 9/11/1972, 2 nước Đức kí hiệp định Bon, lập quan hệ láng giềng thân thiện
- 1972, Liên xô và MĨ kí hiệp ước ABM và SALT-1
-`1975: 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada kí Định ước Hen-xin-ki…

- Giữa Liên xô và Mĩ còn diễn ra nhiều cuộc gặp cấp cao nhất là khi Gooc-ba-chốp lên nắm
quyền…Tháng 12/1989, Goóc-ba-chốp gặp Busơ tại Manta tuyên bố chấm dứt chiến tranh
lạnh
* Quan hệ giữa các nước Đông Nam Á thay đổi…(1.0 điểm)
- Quan hệ giữa các nước Đông Nam Á thay đổi chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại
- Vấn đề Campuchia được giải quyết, quan hệ Việt Nam - ASEAN hoà dịu, ASEAN mở
rộng thành viên và đẩy mạnh hợp tác kinh tế: năm 1984 thêm Brunây, năm 1995 thêm VN,
năm 1997 thêm Lào, Mian ma, Năm 1999 thêm Campuchia…


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3 điểm)
Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết
Nghệ – Tĩnh diễn ra với quy mô rộng lớn, mang tính cách mạng triệt để và sử dụng
hình thức đấu tranh quyết liệt.
Câu 2: (2 điểm)
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Hiệp định Sơ bộ(6 – 3 – 1946) và Hiệp định
Giơnevơ (21 – 7 – 1954)? Tại sao có sự khác nhau đó?
Câu 3: (2 điểm)
Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc
ký Hiệp định Pari về Việt Nam? Hiệp định này có ảnh hưởng như thế nào đối với cục
diện chiến trường miền Nam?
Câu 4: (3 điểm)

Trình bày khái quát sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong
năm 1945.
---------------------------- Hết -----------------------------------

(Đề thi gồm có 01 trang)

Họ và tên thí sinh........................................................ SBD......................


ĐÁP ÁN
Câu 1: 3 điểm
a. Tính quy mô rộng lớn- 1đ
- Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước, từ Bắc đến Nam; ở cả nông thôn và thành
thị; từ các nhà máy, xí nghiệp đến các hầm mỏ và đồn điền; kéo dài suốt gần 2 năm (Từ đầu
năm 1930 đến cuối năm 1931)
- Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là quần
chúng công nông với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là cuộc biểu tình tuần
hành của hơn 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên(Nghệ An) ngày 12/9/1930…
b. Tính cách mạng triệt để - 1đ
- Phong trào đã nhằm vào 2 kẻ thù cơ bản của nhân dân ta là bọn đế quốc và phong kiến tay
sai, không ảo tưởng kẻ thù của dân tộc và giai cấp, kiên quyết lật đổ ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu chống đế quốc và phong kiến. (độc lập dân tộc,
ruộng đất cho dân cày)
- Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần
chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, bọn quan lại và cường hào bỏ trốn,
chính quyền công nông binh được thành lập dưới hình thức Xô viết.
c. Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt – 1đ
- Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao;từ mít tinh, biểu tình đến đốt
huyện đườ ng, phá nhà lao; kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ tranh để tiến công
địch.

- Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1930, phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi
nghĩa, lật đổ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.
Kết luận: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh là phong
trào cách mạng rộng lớn đầu tiên của quần chúng công nông ở nước ta do Đảng lãnh đạo.
Tính quy mô rộng lớn, tính chất cách mạng triệt để và hình thức đấu tranh quyết liệt của
phong trào đã chứng minh bước phát triển nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc ở nước ta một khi có Đảng lãnh đạo
Câu 2: 2 điểm
a. Điểm khác nhau – 1đ
– Hiệp định Sơ bộ(6 – 3 – 1946), chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do
nằm trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp. Còn Hiệp định Giơnevơ
(21 – 7 – 1954) , Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương.


b. Giải thích sự khác nhau đó vì – 1đ
- Trong lúc ký Hiệp định Sơ bộ do ta còn yếu hơn địch nên ta phải chấp nhận điều khoản
đó. Đây là sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Còn trong khi ký Hiệp định Giơnevơ ta
đã dành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, quyết định sự thất bại của thực dân
Pháp ở Đông Dương
->Chính vì hoàn cảnh lịch sử khác nhau (thế và lực giữa ta và Pháp trong từng thời điểm
có sự khác nhau) nên đã dẫn đến sự khác nhau đó
Câu 3: 2 điểm
a. Những thắng lợi quân sự của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc ký Hiệp
định Pari về Việt Nam – 1đ
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta ở miền Nam, hướng chủ yếu là
Quảng Trị, cùng các hướng Đông Nam bộ và Tây Nguyên rồi phát triển rộng ra khắp chiến
trường miền Nam…bược Mỹ phải “Mỹ hoá” trở lại cuộc chiến tranh
- Quân và dân ta ở miền Bắc đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
của đế quốc Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn

các hoạt động chống phá miền Bắc và ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà
bình ở Việt Nam
b. Ảnh hưởng của Hiệp đinh Pari đến cục diện chiến trường miền Nam – 1đ
- Làm so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng. Mỹ rút
quân, chính quyền và quân đội Sài Gòn suy yếu, lực lượng cách mạng được tăng cường.
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi mới để quân và dân ta tiếp tục tiến lên, mở cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ
quốc
Câu 4: 3 điểm
- Giữa tháng Tám – 1945, quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, các nước thực dân Âu
-Mỹ chưa kịp quay trở lại xâm lược Đông Nam Á. Hoàn cảnh đó đã tạo điều kiện khách
quan thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á đứng lên giành độc lập và chủ quyền quốc gia.
Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có 3 nước tuyên bố độc lập trong năm 1945:
Inđônêxia, Việt Nam, Lào, còn các nước khác giành độc lập ở mức độ khác nhau (giải
phóng một số vùng lãnh thổ, không tuyên bố độc lập) - 0.5 đ
* Inđônêxia.- 1đ
- Ngày 17 – 8 – 1945, sau khi quân phiệt Nhật Bản đầu hàng, bác sĩ Xucácnô đã đọc Tuyên
ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước cộng hòa Inđônêxia.
- Hưởng ứng Tuyên ngôn Độc lập, nhân dân cả nước, trước hết là ở các thành phố như
Giacácta, Xurabaya…đã nổi dậy chiếm các công sở, đài phát thanh và giành chính quyền từ
tay Nhật Bản


- Ngày 18 – 8 – 1945 lãnh tụ các chính đảng và các đoàn thể mở hội nghị của Ủy ban trù bị
độc lập Inđônêxia. , thông qua bản Hiến pháp, bầu Xucácnô làm Tổng thống nước Cộng
hòa Inđônêxia.
* Việt Nam – 1 đ
- Tháng Tám – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo nhân
dân Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc thắng lợi.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công.

Ngày 2 – 9 – 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn
Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Lào – 0.5đ
- Lợi dụng thời cơ thuận lợi, tháng 8 – 1945 nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy giành chính
quyền
- Ngày 10 – 12 – 1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3 điểm)*
Tóm tắt sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN) từ năm 1967 đến năm 2000.
Câu 2 (2.5 điểm)
Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên? Vai
trò của Hội đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
Câu 3 (2 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương
trong giai đoạn 1936 - 1939.
Câu 4(2.5 điểm)
Nêu những thắng lợi lớn của ba nước Đông Dương trên các mặt trận chính trị,
ngoại giao và quân sự từ năm 1969 đến năm 1973.
---------------------------- Hết -----------------------------------


(Đề thi gồm có 01 trang)

Họ và tên thí sinh........................................................ SBD......................


ĐÁP ÁN

Đáp án
Câu 1
3,0 điểm

Câu 2
2,5 điểm

Điểm
Tóm tắt sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1967 đến năm 2000.
a. Sự ra đời:
- Hoàn cảnh: Nửa sau thập niên 60 của thế kỉ XX, nhu cầu hợp tác cùng
nhau phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài được
đặt ra bức thiết. Ở Đông Dương, sự thất bại của Mĩ ngày càng thấy rõ.
Trên thế giới có sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức khu vực, đặc
biệt thành tựu của khối Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- Sự thành lập: Ngày 8-8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Inđô-nê-xi-a, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Phi-lip-pin, đứng ra thành
lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN).
b. Quá trình phát triển:
- Từ năm 1967 đến năm 1975: ASAN là một tổ chức non yếu, hợp tác
trong khu vực còn mang tính khởi đầu, chưa có vị trí trên trường quốc
tế.
- Từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90: Có những bước tiến

mới.
Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) được kí
kết (2-1976), xác lập những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các
nước. Bước đầu cải thiện mối quan hệ với các nước Đông Dương (do
cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80, trở nên căng thẳng do vấn đề
Campuchia). Kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh. Năm 1984, Bru-nây
trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
- Từ đầu những năm 90 đến năm 2000: Mở rộng tổ chức, kết nạp thành
viên mới: Việt Nam (7-1995), Lào, Mianma (7-1997), Campuchia (41999). Phát triển tổ chức lên 10 thành viên (1999). ASEAN đẩy mạnh
hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa
bình, ổn định để cùng phát triển.

0,75

0,50

0,25

0,75

0,75

Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên? Vai trò của Hội đối với sự thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam?
a. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên:
- Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh 0,25
niên tích cực trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản
đoàn(2-1925).
- Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng 0,50



Câu 3
(2 điểm)

thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh tự
cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ, trụ sở tại Quảng
Châu.
b.Hoạt động của Hội:
- Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên
ngày 21-6-1925.
- Đầu năm1927, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài
giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện chính trị tại Quảng
Châu. Sách “Đường Kach mệnh” cùng báo Thanh niên đã trở thành tài
liệu trang bị lý luận cho cán bộ Hội, tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin về trong nước
- Năm 1928 thực hiện “Vô sản hóa”, đưa Hội viên của Hội VNCMTN
vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền
vận động cách mạng ....đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ
thành nòng cốt của phong trào dân tộc........
c. Vai trò của Hội đối với sự ra đời của Đảng:
- Hội góp phần truyền bá lí luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, đào tạo đội
ngũ cán bộ góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự
thành lập Đảng. Là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản VN
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng Cộng sản
Đông Dương trong giai đoạn 1936 - 1939.
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù trước của
cách mạng thế giới là chủ nghĩa phát xít; chủ trương thành lập Mặt trận
thống nhất nhân dân. Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành
một số cải cách tiến bộ…

- Ở Đông Dương, phong trào cách mạng được phục hồi sau một thời
gian đấu tranh cực kỳ gian khổ… Một số tù chính trị được trả tự do đã
nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại.
b. Chủ trương của Đảng
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (7-1936) xác định nhiệm
vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đấu tranh chống chế độ
phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh
- Mục tiêu trước mắt là đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ, cơm áo,
hoà bình …
- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật,
hợp pháp và bất hợp pháp.
- Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đề Đông
Dương (sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) nhằm tâph hợp
rộng rãi mọi lực lượng dân chủ chống phát xít.

0,25
0,50

0,50

0,50

0,50

0,25

0,50

0,25
0,25

0,25


Câu 4
2,5 điểm

Nêu những thắng lợi lớn của ba nước Đông Dương trên các mặt
trận chính trị, ngoại giao và quân sự từ năm 1969 đến năm 1973.
a. Về chính trị, ngoại giao:
- Ngày 6 – 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam được thành lập. Vừa mới ra đời, Chính phủ được 23
nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- Từ 24 đến 25 – 4 - 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương
khẳng định quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.
- Ngày 27 – 1 - 1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hoà bình ở Việt Nam được kí kết. Hoa Kì phải cam kết tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh khỏi miền
Nam.
- 21 - 2 – 1973 Hiệp định Viêng Chăn được kí kết, lập lại hòa bình, hòa
hợp dân tộc ở Lào
b. Về quân sự:
- Từ ngày 30 - 4 đến ngày 30 – 6 - 1970, quân đội Việt Nam phối hợp
với quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược
Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
- Từ ngày 12 - 2 đến ngày 23 – 3 - 1971, quân đội Việt Nam phối hợp
với quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn-719” của 4,5
vạn quân Mĩ,và quân đội Sài Gòn.
- Xuân Hè 1972, quân và dân Việt Nam mở cuộc tiến công chiến lược ở
miền Nam, nhằm ba hướng chủ yếu là Trị Thiên, Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ.

- Tháng 12-1972, quân dân miền Bắc Việt Nam đập tan cuộc tạp kích
chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng, làm nên
trận “Điện Biên Phủ trên không”....

0,25

0,25
0,50

0.50

0,25

0,25

0,25

0,25


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3 điểm)
Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở

khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? Kể từ đó, phong trào đã diễn ra
như thế nào?
Câu 2 (3 điểm)
Chứng minh rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng
1930 – 1931? Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng
1930 – 1931?
Câu 3 (2 điểm)
Nêu rõ bài học của cách mạng tháng Tám năm 1945? Bài học nào là quan
trọng nhất? Vì sao?
Câu 4 (2 điểm)
Chiến dịch phản công giành thắng lợi đầu tiên của ta trong kháng chiến chống
Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào? Nêu hoàn cảnh, diễn biến chính, kết quả và ý
nghĩa lịch sử của chiến dịch đó?
---------------------------- Hết -----------------------------------

(Đề thi gồm có 01 trang)

Họ và tên thí sinh........................................ ................ SBD......................


×