Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khảo sát khả năng sản xuất trứng gà CPBrown, nuôi tại trại chăn nuôi gia cầm gia đình ông Kiều Văn Kha, thị trấn chùa hang,huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.07 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ CHẰN

Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG CỦA GÀ CP- BROWN
NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM GIA ĐÌNH ÔNG KIỀU VĂN KHA
THỊ TRẤN CHÙA HANG - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khoá học: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ CHẰN

Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG CỦA GÀ CP- BROWN
NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM GIA ĐÌNH ÔNG KIỀU VĂN KHA
THỊ TRẤN CHÙA HANG - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Hà Thị Hảo

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ CHẰN

Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG CỦA GÀ CP- BROWN
NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM GIA ĐÌNH ÔNG KIỀU VĂN KHA
THỊ TRẤN CHÙA HANG - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Hà Thị Hảo


Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Giá trị hệ số di truyền của một số tính trạng sản xuất của gà (theo
H.Brandsh, 1990 dẫn theo Nguyến Chí Bảo, 1978) ................................. 8
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của tuổi gà đến sản lượng trứng .................................. 22
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng cho ga hậu bị ........................................... 30
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng cho gà sinh sản ........................................ 30
Bảng 3.3. Chế độ ăn và chiếu sáng của gà hậu bị và gà sinh sản ................... 30
Bảng 3.4. Quy trình tiêm phòng cho đàn gà sinh sản và gà hậu bị................. 31
áp dụng tại trại ................................................................................................. 31
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 41
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà CP-Brown qua 20 tuần khảo sát................ 42
Bảng 4.3. Sản lượng trứng của gà khảo nghiệm ............................................. 43
Bảng 4.4. Tỷ lệ đẻ của gà qua 20 tuần khảo sát .............................................. 44
Bảng 4.5. Khối lượng trứng cảu gà khảo nghiệm ........................................... 46
Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn của gà khảo nghiệm ............................................. 47
Bảng 4.7. Chi phí thuốc thú y cho 1 quả trứng ............................................... 48
Bảng 4.8. Hạch toán thu chi cho đàn qua 20 tuần khảo sát ............................ 49


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cs


: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính

Kg

: kilogam

G

: Gam

SLT

: Sản lượng trứng

CRD

: Bệnh hen

CCRD

: Bệnh hen kép

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn



iv

MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất
của gia cầm................................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản của gia cầm..... 9
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 25
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 25
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 26
PHẦN 3: ĐÔI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 29
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 29
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 29
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 29
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 29
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 32

3.5. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu theo dõi ........................................ 32
3.5.1. Tỷ lệ sống của gà................................................................................... 32
3.5.2. Sản lượng trứng ..................................................................................... 32
3.5.3. Tỷ lệ đẻ .................................................................................................. 32


v

3.5.4. Khối lượng trứng:chọn ngẫu nhiên 10 khay trứng cân lấy khối lượng 32
3.5.5. Tiêu tốn thức ăn..................................................................................... 33
3.5.6. Chi phí trực tiếp..................................................................................... 33
3.6. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 33
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 34
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 34
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 34
4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 40
4.2. Kết quả đề tài nghiên cứu......................................................................... 41
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà CP-Brown ........................................................ 41
4.2.2. Sản lượng trứng ..................................................................................... 43
4.2.3. Tỷ lệ đẻ .................................................................................................. 44
4.2.4. Khối lượng trứng ................................................................................... 45
4.2.6. Chi phí thuốc thú y cho gà khảo nghiệm .............................................. 48
Đơn vị: đồng .................................................................................................... 48
4.2.7. Chi phí trực tiếp cho 20 tuần khảo sát .................................................. 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài

III. Tài liệu tiếng nước ngoài


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển, trong đó
sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành nghề truyền thống và góp phần
không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi cũng là
một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó không những
đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hằng ngày của mọi người dân trong
xã hội mà còn là nguồn thu nhập hiệu quả cao góp phần cải thiện đời sống xã
hội của nhiều người lao động trong thời gian qua.
Trong những năm gần đây cùng với ngành trồng trọt thì ngành chăn
nuôi của nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được kết quả đáng kể.
Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã góp phần vào sự phát triển của ngành
chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Chăn nuôi gia cầm là một
loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam và một số mô hình
trang trại, xí nghiệp, doanh nghiệp... Với những đặc điểm nổi bật nó phù hợp
với điều kiện xã hội, tự nhiên, điều kiện địa lý.... của nước ta. Thực tế đã
chứng minh chăn nuôi gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế cao, chu kỳ sản xuất
nhanh hơn nhiều so với các vật nuôi khác. Chi phí thức ăn cho một kilogam
tăng trọng thấp và nó tạo ra nguồn sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đáp
ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng cao trong xã hội cả về số lượng và
chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và ngành chăn nuôi
gà nói riêng trong những năm gần đây đã được nhà nước chú ý hơn, đặc biệt
là công tác giống. Do đó trong những năm qua với mục đích mở rộng quy mô
đàn gia cầm nâng cao năng suất chất lượng trong chăn nuôi. Nhà nước đã tiến

hành nhập ngoại nhiều giống gà mới có năng suất cao như: gà Golline54 nhập


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông lâm
Thái Nguyên cùng 6 tháng thực tập tại cơ sở em đã luôn được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô giáo và bạn bè. Em có được ngày hôm nay ngoài sự nỗ
lực của bản thân thì phần lớn có sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô, gia đình,
bạn bè và xã hội.
Với suy nghĩ đó em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới ban giám hiệu
nhà trường, ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Chăn Nuôi Thú y - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các
thầy cô giáo đã giảng dạy em trong suốt quá trình học và thực tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ sâu sắc tới cô giáo Ths. Hà Thị Hảo đã tận tình
giúp đỡ em và trực tiếp giúp em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn trại gà tư nhân Kiều Văn Kha đã tạo mọi
điều kiện cho em thực tập và rèn luyện tại cơ sở.
Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể cô giáo cùng toàn thể gia đình sức
khỏe, hạnh phúc thành công hơn nữa trong công tác giảng dậy và nghiên cứu.
Thái nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Sinh viên

Triệu Thị Chằn


3

- Bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Thành thạo các

quy trình trong chăn nuôi.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm tài liệu nghiên cứu, đánh giá sức sản xuất của
giống gà CP-Brown
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài có thể là cơ sở để đưa ra khuyến cáo cho người chăn
nuôi trong lựa chọn để nuôi.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản
xuất của gia cầm
Qua dòng thời gian cùng quá trình lịch sử tiến hóa lâu dài, ở gia cầm đã
hình thành hàng loạt các tính trạng, có thể phân chia các tính trạng ở gia cầm
thành 2 loại : Tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng(hay tính trạng năng
suất)(Nguyễn Văn Thiện và Cs,(2002) [13].
• Bản chất di truyền các tính trạng chất lượng
Tính trạng chất lượng là những tính trạng không thể cân, đo, đong, đếm
được mà chỉ đánh giá bằng cảm quan.
Theo Brandsch H. Và Cs. (1978) [16], tính trạng chất lượng được quy
định bởi một vài cặp gen có hiệu ứng lớn, tính trạng chất lượng thường có hệ số
di truyền cao, không hoặc ít chịu tác động của môi trường và sự khác nhau trong
biểu hiện các tính trạng chất lượng là rõ rệt. Ở gia cầm một số tính trạng thuộc
về đặc điểm sinh học như: Màu lông, chất lượng thịt, kiểu mào, màu sắc trứng,
màu chân... thuộc nhóm các tính trạng chất lượng (Trần Huê Viên, (2001) [14].

• Bản chất di truyền các tính trạng số lượng
Các tính trạng số lượng và những tính trạng có thể xác định bằng
những dụng cụ đo lường như: cân, đo, đong,đếm...Theo quan điểm di truyền
học thì phần lớn các tính trạng về sản xuất có gia trị kinh tế của vật nuôi đều
là tính trạng số lượng, thường là những chỉ tiêu quan trọng nên được sử dụng
đánh giá phẩm chất giống. Những tính trạng số lượng do nhiều gen tương tác
quy định nên có hệ số di truyền thấp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi tác động của
ngoại cảnh, vì vậy chúng có khoảng dao động lớn.


5

Bộ phận di truyền có liên quan đến các tính trạng số lượng được gọi là
di truyền học số lượng (Quantitative Character) hoặc di truyền sinh học trắc
nghiệm (Biomen trical genetics).
Di truyền học số lượng vẫn lấy các quy luật di truyền học của Mendel
làm cơ sở. Nhưng do đặc điểm riêng các tính tạng số lượng so với các tính
trạng chất lượng (Qualitative Character) nên di truyền học số lượng khác di
truyền học của Mendel về 2 phương diện.
Đối tượng nghiên cứu trong di truyền học số lượng không chỉ dừng lại
ở mức độ cá thể mà phải được mở rộng ở mức độ quần thể bao gồm các nhóm
cá thể khác nhau. Sự sai khác nhau giữa các cá thể không chỉ là sự phân loại
mà nó đòi hỏi phải có sự đo lường các cá thể.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1997) [12] các đặc tính bên ngoài cơ thể
được coi là kiểu hình (phenotype), kiểu hình này do kiểu gen quy định và môi
trường gây ra. Giá trị đo lường được của tính trạng số lượng trên một cá thể
được coi là tính trạng kiểu hình (phenotype value) của cá thể đó. Các giá trị
đó có liên quan đến kiểu gen và sai lệch môi trường (enviromental deviation).
Như vậy có nghĩa là kiểu gen quyết định một giá trị nào đó của cá thể và môi
trường gây ra sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác.

Quan hệ trên biểu hiện như sau:
P=G+E
Theo Trần Long (2006) [10] các tính trạng số lượng hình thành trong
quá trình phát triển cá thể, chịu sự ảnh hưởng của nhiều enzim trong sự tương
hỗ với các tính trạng khác. Mối quan hệ giũa các gen với tính trạng số lượng
được thể hiện như sau:
Nhiều gen

Nhiều enzym

Một tính trạng

Các gen có thể hoạt động riêng rẽ, ảnh hưởng tới hướng phát triển của
tính trạng, song phần lớn các gen đều hoạt động theo 3 phương thức: Tác


6

động trội-D; tác động át chế-I; tác động cộng gộp-A.
Như vậy gí trị kiểu gen được xác định:
G=A+D+I
Trong đó:
P: Giá trị kiểu hình
A: Giá trị cộng gộp (hay hiệu ứng cộng tính) (Adtive value)
D: Sai lệch trội (tác động trội) (dominance divitation)
I: Sai lệch tương tác (sai lệch át gen) (interaction diviation)
G: Giá trị kiểu gen
E: Sai lệch môi trường
Các tính trạng số lượng thường là các tính trạng sinh lý phát triển (sinh
trưởng) và sinh lý sinh sản phục thuộc vào rất nhiều vào quá trình sống sảy ra

trong cơ thể cũng như chịu tác động của môi trường.
Người ta cũng phân tích ảnh hưởng của môi trường thành 2 phần:
E =Eg + Es
Trong đó:
Eg: Sai lệch môi trường chung
Es: Sai lệch môi trường riêng
Sai lệch môi trường chung: Là sai lệch do các nhân tố môi trường tác
động lên toàn bộ cá thể trong cơ thể hoặc tác động lên cả đời con vật, các
nhân tố này có tính chất thường xuyên, không cục bộ như khí hậu, thức ăn...
Sai lệch môi trường riêng: Là sai lệch do các nhân tố môi trường tác động
tạo ra kiểu hình cho một hoặc một số cá thể, nó có tính chất tạm thời và cục bộ.
Vậy kiểu hình P sẽ được thể hiện như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Muốn nâng cao năng suất vật nuôi thì phải tác động về mặt di truyền
dưới hai hình thức:


7

Tác động vào hiệu ứng cộng tính - A bằng cách tác động vào hiệu ứng
trội -D và tương tác át gen - I bằng cách cho phối giống tạp giao.
Bên cạnh đó cần tác động về mặt môi trường bằng cách cải tiến chăm
sóc nuôi dưỡng, thức ăn, chuồng trại...
Ngày nay, sản lượng trứng và khối lượng trứng được chú ý đặc biệt.
Tính trạng đầu có hệ số di truyền thấp (30%) và tính trạng thứ 2 có hệ số di
truyền cao. Nói chung, những tính trạng về sức đẻ trứng và sức sống có hệ số
di truyền thấp. Những tính trạng liên quan đến sức sản xuất thịt của gà như
khối lượng cơ thể, loại cấu trúc thân và chế độ mọc lông có hệ số di truyền
trung bình từ 40-60%.
Như vậy kết quả quan trọng nhất của di truyền học quần thể là sự hoàn

thiện các phương pháp nhân giống trong công tác giống. Trong đó phương
pháp nhân giống theo dòng là cơ sở để hoàn thiện giống và tạo cơ sỏ cho các
phương pháp lai giống khác.


8

Bảng 2.1. Giá trị hệ số di truyền của một số tính trạng sản xuất của gà
(theo H.Brandsh, 1990 dẫn theo Nguyễn Chí Bảo, 1978)
Tính trạng
Sức đẻ trứng
-Số lượng trứng
-Số lượng trứng theo chỉ số sản xuất
-Số lượng trứng theo số trứng đẻ ra trong
một trận đẻ của mùa đông
-Số lượng trứng theo toàn bộ số trứng đẻ ra
trong mùa đông
-Sự thành thục
-Cường độ đẻ trứng
-Nghỉ đẻ mùa đông
-Bản năng ấp trứng
-Khối lượng quả trứng
-Hình dạng quả trứng
Chất lượng vỏ trứng:
-Màu sắc
-Độ dày
-Độ bền
Chất lượng bên trong của trứng:
-Khối lượng lòng trắng
-Chiều cao lòng trắng

-Màu sắc lòng đỏ
-Khối lượng lòng đỏ
-Vết máu
-Vết thịt
-Tỷ lệ nở
-Sức sống
-Tỷ lệ gà con chết
Khối lượng cơ thể:
-Đến 12 tuần tuổi
-Đến 6 tháng
-Khối lượng cuối cùng
Cấu trúc thân:
-Rộng ngực
-Góc ngực
-Tốc độ mọc lông

Trị số trung bình
(%)

Giới hạn thay
đổi (%)

30
20

15-45
5-30

30


-

35

20-50

25
20
10
15
60
15

15-40
5-10
45-80
10-20

60
30
40

55-75
30-35

25
25
15
5
40

25
15
10
10

15-65
15-55
0-10
42-125
15-20
5-10
5-10

40
45
60

30-55
40-50
55-65

24
40
30

20-30
30-45
25-40



9

Kết quả nghiên cứu trong di truyền học quần thể là cơ sở để chọn giống
và nhân giống theo ưu thế lai, tức là những biểu hiện tiến bộ của đời sau so
với cả bố và mẹ về khả năng sản xuất, như sản lượng trứng, tốc độ sinh
trưởng, sức sinh sản, tỷ lệ sống và các dấu hiệu khác. Mặc dù ưu thế lai đã
được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, nhưng việc đi sâu vào nghiên cứu, giải
thích bản chất, cơ chế khoa học của hiện tượng này vẫn đang được rất nhiều
nhà khoa học nghiên cứu.
Chọn giống định kỳ thuận nghịch trong chăn nuôi gia cầm cũng đang
được áp dụng rộng rãi để tạo nhiều con lai tốt, mà giảm chi phí cũng như thời
gian tiến hành lai.
Lai chéo dòng cũng được sử dụng rộng rãi nhằm nâng cao những tính
trạng sản xuất của gia cầm. Mặt khác, nghiên cứu vấn đề này còn cho phép
xét đoán được những tính trạng có hệ số di truyền thấp, trước tiên là sức đẻ
trứng và sức sinh sản.
Một số nhà khoa học còn cho rằng trong tương lai có thể sử dụng
những thành tựu của di truyền học miễn dịch trong việc xét đoán sức sản xuất
của các con lai do lai chéo dòng. Một trong những tiến bộ của công tác giống
hiện nay là việc sử dụng toán học vào công tác chọn lọc và đánh giá phẩm
chất giống của gia súc, gia cầm.
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản của gia cầm
2.1.2.1. Một số đặc điểm sinh học của gia cầm đẻ trứng
• Cơ quan sinh dục cái của gia cầm
Gồm một buồng trứng và ống dẫn trứng. Buồng trứng có chức năng tạo
lòng đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng
loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ trứng.thời gian trứng
lưu lại trong ống dẫn trứng từ 23-24 giờ.



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Giá trị hệ số di truyền của một số tính trạng sản xuất của gà (theo
H.Brandsh, 1990 dẫn theo Nguyến Chí Bảo, 1978) ................................. 8
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của tuổi gà đến sản lượng trứng .................................. 22
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng cho ga hậu bị ........................................... 30
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng cho gà sinh sản ........................................ 30
Bảng 3.3. Chế độ ăn và chiếu sáng của gà hậu bị và gà sinh sản ................... 30
Bảng 3.4. Quy trình tiêm phòng cho đàn gà sinh sản và gà hậu bị................. 31
áp dụng tại trại ................................................................................................. 31
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 41
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà CP-Brown qua 20 tuần khảo sát................ 42
Bảng 4.3. Sản lượng trứng của gà khảo nghiệm ............................................. 43
Bảng 4.4. Tỷ lệ đẻ của gà qua 20 tuần khảo sát .............................................. 44
Bảng 4.5. Khối lượng trứng cảu gà khảo nghiệm ........................................... 46
Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn của gà khảo nghiệm ............................................. 47
Bảng 4.7. Chi phí thuốc thú y cho 1 quả trứng ............................................... 48
Bảng 4.8. Hạch toán thu chi cho đàn qua 20 tuần khảo sát ............................ 49


11

+ Thời kỳ chín của noãn hoàng (thời kỳ cuối hình thành trứng): Trong
thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào
không có liên kết với biểu bì phát sinh, tầng tế bào này phát triển thành nhiều
tầng và tiến tới bề mặt buồng trứng. Cấu tạo này gọi là follicul. Bên trong
follicul có một khoảng hở chứa đầy dịch, bên ngoài follicul giống như một cái

túi. Trong thời kỳ đẻ trứng, nhiều follicul chín dần làm thay đổi hình dạng ban
đầu, các follicul vỡ ra, quả trứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch của
follicul và rơi vào ống phễu ống dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự
thành thục sinh dục, đó là quá trình đi ra của tế bào trứng chín. Từ buồng
trứng, bình thường sự rụng trứng chỉ sảy ra một lần trong ngày, có những
trường hợp đặc biệt có thể có hai hoặc ba tế bào trứng rụng cùng một lúc,
trường hợp quả trứng của ngày hôm trước đẻ sau 4 giờ chiều thì phải sang
ngày hôm sau mới sảy ra quá trình rụng trứng.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố như: điều kiện nuôi dưỡng
chăm sóc, lứa tuổi, trạng thái sinh lý của gia cầm. Song điều chung nhất là sự
rụng trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của thần kinh và thể dịch.
- Ống dẫn trứng:
Ống dẫn trứng là một phần hình ống, ở đó sảy ra quá trình thụ tinh của
tế bào trứng và kết thúc ở lỗ huyệt. Kích thước của ống dẫn trứng thay đổi
theo tuổi và hoạt hóa chức năng hệ sinh dục. Khi thành thục sinh dục, ống dẫn
trứng trơn, thẳng, có đường kính đồng nhất trên chiều dài ống dẫn, sau khi đẻ
quả trứng đầu tiên ống dẫn trứng có chiều dài 68cm,khối lượng 77g. Khi đẻ
với cường độ cao chiều dài tăng 86-90cm, đường kính tới 10cm. Ở gà không
đẻ ống dẫn trứng có kích thước tương ứng là 11-18 và 0,4 đến 0,7cm.
Khi gia cầm thành thục, ống dẫn trứng gồm các phần sau: Phễu (hình
loa kèn), phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo.


12

+ Phễu: Phần mở rộng của phía đầu ống dẫn trứng dài 4-7cm, đường
kính 8-9cm, nằm dưới buồng trứng. Bề mặt niêm mạc phễu gấp nếp, không có
tuyến. Lớp niêm mạc cổ phễu có tuyến hình ống, chất tiết của nó tham gia vào
quá trình tạo trứng và và hình thành dây chằng lòng đỏ. Tại đây trứng được
thụ tinh nếu gặp tinh trùng, trứng dừng lại ở đây khoảng 20 phút.

+ Phần tiết lòng trắng: Là bộ phận dài nhất của ống dẫn trứng. Ở thời
kỳ gia cầm đẻ trứng với tỷ lệ cao. Chúng có thể dài tới 20-30 cm, niêm mạc
phần này có nhiều tuyến hình ống giống như cổ phễu tiết ra lòng trắng đặc
hình thành dây chằng lòng đỏ và tiết ra lòng trắng loãng, trứng dừng ở đây
khoảng 3 giờ.
+ Phần eo: Là phần hẹp hơn củ ống dẫn trứng, dài khoảng 8cm, các
tuyến ở đây tiết ra một phần lòng trắng và tiết ra một chất hạt hình thành nên
tấm màng dưới vỏ gồm 2 lớp, 2 lớp này tách nhau ra tại đầu lớn của vỏ trứng
hình thành nên buồng khí. Các dung dịch muối và nước có thể thấm qua màng
này đi vào lòng trắng. Trứng dừng ở dây 60-70 phút.
+ Tử cung: Là phần tiếp theo của quá trình tạo vỏ, là phần mở to ra tạo
thành tử cung dài 8-12cm, tuyến vách tử cung tiết ra một chất dịch lỏng, chất
dịch thẩm thấu qua màng vỏ đi qua lòng trắng làm tăng khối lượng lòng trắng,
mặt khác một số tuyến ở tử cung tiết ra một chất dịch hình thành nên vỏ cứng,
quá trình hình thành vỏ trứng diễn ra chậm chạp. Trứng dừng ở đây khá lâu,
từ 18-20 giờ.
+ Âm đạo: Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, là cửa ngõ để trứng ra
ngoài cơ thể. Thành âm đạo có nhiều lớp cơ lớn, niêm mạc nhăn nhưng không
có các tuyến hình ống. Tại chính mép biểu mô của âm đạo tiết ra một chất
dịch tham gia hình thành lớp màng keo ở trên vỏ. Trứng đi qua phần âm đạo
rất nhanh.


13

• Những trường hợp trứng dị hình:
- Trứng vỏ mềm: Do thức ăn thiếu các chất khoáng (Ca, P) hoặc do cơ
thể bị chấn động thần kinh quá mạnh., chưa kịp tạo vỏ trứng, hoặc do phần tử
cung bị viêm làm mất chức năng tạo vỏ trứng, hoặc do các bệnh khác,...
Trứng đẻ ra có màng lòng trắng tương đối dày và dai

- Trứng không có lòng đỏ: Do trong cơ thể có những tế bào chết rơi vào
loa kèn và ống dẫn trứng không phân biệt vì vậy vẫn có quá trình tạo trứng và
hình thành trứng nhỏ.
- Trứng hai lòng đỏ: Do hai trứng cùng rụng vào một thời điểm hoặc
cách nhau không quá 20 phút vì vậy hình thành nên quả trứng rất to.
- Trứng trong trứng: Thường ít gặp, do bị kích động đột ngột một quả
trứng hoàn chỉnh bị ống dẫn trứng co lại gây ra nhu động ngược lên phía trên
gặp tế bào trứng mới rụng, trứng sẽ nằm cùng với lòng đỏ của trứng mới bên
ngoài được bao bọc bằng lòng trắng và vỏ cứng.
- Ngoài ra còn có trứng méo mó, không có vỏ do thiếu khoáng, vitamin
D hoặc do co bóp của ống dẫn trứng...
2.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia cầm
* Khả năng sinh sản của gia cầm
Để duy trì sự phát triển của đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố
cơ bản quyết định đến quy mô năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm.
Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng. Còn gà hướng thịt (cũng như gà hướng
trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sự phân đàn
và di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Ở các loại gia cầm khác
nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt.
Trứng là sản phẩm quan trọng của gia cầm, đánh giá khả năng sản xuất
của gia cầm. Người ta không thể không chú ý đến sức đẻ trứng của gia cầm


14

Theo brandsch H. và Bilchel H. (1978) [16] thì sức đẻ trứng chịu ảnh
hưởng của 5 yếu tố chính
- Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục
- Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ dẻ trứng
- Tần số thể hiện bản năng đòi ấp

- Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông
- thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ)
Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống.
• Tuổi đẻ đầu
Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia vào quá
trình sinh sản. Đối với gia cầm mái, tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ
quả trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.
Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm
tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5%. Theo brandsch.H và cs (1978) [16] thì những gà
có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên lớn hơn 215 ngày là 6,9 quả. Tuổi đẻ trứng đầu
phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng và các yếu tố môi trường, đặc biệt là thời
gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Tuổi
đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất
định. Những gia cầm thuộc giống bé có khối lượng cơ thể nhỏ tuổi thành thục
sinh dục sớm hơn những gia cầm có khối lượng cơ thể lớn. Trong cùng một
giống, cơ thể nào được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, điều kiện thời tiết khí hậu
và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục sinh dục sớm là
trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.
• Năng suất trứng
Năng suất trứng hay sản lượng trứng của một gia cầm mái tổng trứng
đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là một chỉ tiêu quan


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự


ĐVT

: Đơn vị tính

Kg

: kilogam

G

: Gam

SLT

: Sản lượng trứng

CRD

: Bệnh hen

CCRD

: Bệnh hen kép

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn



16

gà thịt nặng cân đẻ ít hơn do tồn tại nhiều thể vàng nên lấn át buồng trứng
thường xuyên hơn so với gà dòng trứng.
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về
cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí
hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn. Là một tính rạng số lượng có hệ số
di truyền cao, do đó người ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc
giống. Trong chọn lọc cần chú ý tới chỉ số trung bình chung. Khối lượng
trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng
tới gà sinh sản. Đồng thời khối lượng trứng lại quyết định tới chất lượng trứng
giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và sức sống của gà con. Nó là chỉ tiêu không
thể thiếu của việc chọn lọc giống.
Brandsch H. và Bilchel H. (1978) [16] cho rằng hiện nay chưa có cách
nào tăng khối lượng của quả trứng mà không đồng thời tăng khối lượng cơ thể.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân phải hạn chế khối lượng trứng ở
mức 55-60g để phù hợp với sinh lý và kỹ thuật ấp nở. Ngoài ra tăng khối
lượng trứng còn làm tăng chi phí thức ăn.
Theo Lochus. G. P. Và starstikov. N. L. (1979) cho biết: trứng gia cầm
khi bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng gia cầm lúc trưởng thành. Khối lượng trứng phụ
thuộc trực tiếp vào chiều dài, chiều rộng của quả trứng cũng như khối lượng
lòng trắng, lòng đỏ và vỏ (dẫn theo Trần Huê Viên, 2001) [14].
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [4] trong cùng một
độ tuổi thì khối lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn
hơn nên giá trị năng lượng giảm dần. Khối lượng gà con khi mới nở thường
bằng 62- 78% khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng của các loại giống
khác nhau thì khác nhau.



17

2.1.2.3. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng
• Đặc điểm hình thái
- Hình dạng quả trứng: Là một đặc trưng của từng cá thể, vì vậy nó
được quy định di truyền rõ rệt. Theo Brandsch H. Và Bilches H. (1978) [16]
thì tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng quả trứng là một chỉ số ổn định 1:0.75.
hình dạng quả trứng tương đối ổn định, sự biến động theo mùa cũng không
ảnh hưởng lớn. Nói chung hình dạng của quả trứng luôn có tính di truyền bền
vững và có những biến dị không rõ rệt.
- Vỏ trứng: Là phần bảo vệ của trứng, nó cũng đồng thời tạo ra màu sắc
bên ngoài quả trứng. Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào giống, lá tai và từng
loại gia cầm khác nhau. Phía ngoài được phủ một lớp keo dính do âm đạo tiết
ra. Chất keo dính này có tác dụng làm giảm độ ma sát giữa thành âm đạo và
trứng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẻ trứng, khi đẻ ra nó có tác dụng hạn
chế sự bốc hơi nước của trứng và ngăn cản sự xâm nhập của tạp khuẩn từ bên
ngoài vào.
- Độ dày của vỏ trứng: Có ảnh hưởng tới việc bảo quản trứng và sự
phát triển của phôi. Thời gian, độ ẩm trong quá trình ấp cũng chịu ảnh hưởng
của yếu tố độ dày của vỏ trứng. Do đó, độ dày vỏ là một chỉ tiêu đánh giá chất
lượng trứng quan trọng. Nó chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường và yếu tố
di truyền. Ở mỗi loài gia cầm khác nhau vỏ trứng có độ dày khác nhau. Trong
thực tế ta có thể thấy hiện tượng vỏ trứng mỏng khi khẩu phần của thức ăn
thiếu canxi.
Chất lượng vỏ trứng thể hiện ở độ dày và độ bền của vỏ trứng. Nó có ý
nghĩa trong vận chuyển và ấp trứng. Độ dày vỏ gà đạt 0,311mm và từ 0.2290,373. Ngô Giản Luyện (1994) [9] xác định vỏ trứng dày 0,3-0,34mm, độ
chịu lực là 2,44-3kg/cm2. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [4]
thì chất lượng vỏ trứng không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố như



18

canxi (70% canxi cần cho vỏ trứng là lấy trực tiếp từ thức ăn), ngoài ra vỏ
trứng hình thành cần có photpho, vitamin D3, vitamin K, các nguyên tố vi
lượng...khi nhiệt độ tăng từ 20-30oC thì độ dày vỏ trứng giảm từ 6-10% khi
đó gia cầm đẻ ra trứng không có vỏ hoặc bị biến dạng.
- Lòng trắng: Là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, nó là sản phẩm của
ống dẫn trứng. Lòng trắng chủ yếu là Albumin giúp cho việc cung cấp khoáng
và muối khoáng, tham gia cấu tạo lông, da trong quá trình phát triển cơ thể. Ở
giai đoạn phôi chất lượng lòng trắng được xác định qua chỉ số lòng trắng và
đơn vị Haugh. Hệ số di truyền của tính trạng này khá cao.
Theo Trần Huê Viên (2001) [14] thì Awang (1978) cho biết khối lượng
trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng trắng (r =0,86) khối lượng lòng
đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48).
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [9] thì Orlov. M.V. (1974) cho rằng: Chỉ
số lòng trắng ở mùa đông cao hơn mùa xuân và mùa hè. Trứng gà mái tơ và
gà mái già có chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang ở độ tuổi sinh sản.
Trứng bảo quản lâu, chỉ số lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất lượng lòng trắng
còn kém đi khi cho gà ăn thiếu protein và vitamin nhóm B. Để đánh giá chất
lượng lòng trắng người ta quan tâm đến chỉ số lòng trắng. Nó được tính bằng
tỷ lệ chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đường kính nhỏ và
đường kính lớn của lòng trắng trứng. Chỉ số lòng trắng trứng chịu ảnh hưởng
của giống, tuổi, chế độ dinh dưỡng và thời gian bảo quản.
- Lòng đỏ: là tế bào trứng có dạng hình cầu đường kính 35-40mm và
được bao bọc bởi màng lòng đỏ có tính đần hồi nhưng sự đàn hồi này giảm
theo thời gian bảo quản, ở giữa các hốc lòng đỏ nối với đĩa phôi lấy chất dinh
dưỡng từ nguyên sinh chất để cung cấp cho phôi phát triển, lòng đỏ có độ
đậm đặc cao nằm giữa lòng trắng đặc, được giữ ổn định nhờ dây chằng là
những sợi protein quy tụ ở hai đầu lòng đỏ, phía trên lòng đỏ là mầm phôi.



×