Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Một số nhân tố tác động đến tính tích cực học tập Của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 110 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội & nhân văn
Khoa xã hội học

Trần Phú Mừng

Một số nhân tố tác động đến tính tích cực học tập Của học viên
đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở học viện chính trị quân sự hiện
nay

Luận văn thạc sỹ xã hội học

Hà Nội - 2005


1
Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội & nhân văn
Khoa xã hội học

Trần Phú Mừng

Một số nhân tố tác động đến tính tích cực học tập Của học viên
đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở học viện chính trị quân sự hiện
nay

chuyên ngành xã hội học
mã số: 5.01.09

Luận văn thạC sỹ xã hội học


Người hướng dẫn khoa học:
Đại tá, Phó giáo sư, Tiến Sĩ Phạm Xuân Hảo

Hà Nội - 2005


Mục lục

Trang
Mở đầu

3

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

4

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5

4. Giả thuyết nghiên cứu

5

5. Phương pháp nghiên cứu


5

6. Khung lý thuyết

7

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc luận giải sự tác
động của các nhân tố đến tính tích cực học tập của học viên đào
tạo sĩ quan trong các nhà trường quân đội
1.1. Các khái niệm trung tâm
1.2. Một số vấn đề về lý luận
1.3. Một số vấn đề về tổng quan nghiên cứu

9
9
12
26

Chương 2. Thực trạng tác động của một số nhân tố đến tính
tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học
viện Chính trị quân sự hiện nay

33

2.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu và phương pháp điều tra khảo sát
thực tế

33


2.2. Tác động của tổ chức cơ sở đảng, tổ chức cơ sở đoàn đến tính
tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội

36

2.3. Tác động của đội ngũ cán bộ khung đến tính tích cực học tập
của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội

52

2.4. Tác động của đội ngũ giáo viên đến tính tích cực học tập của
học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội
2.5. Tác động của gia đình đến tính tích cực học tập của học viên

62


1
đào tạo sĩ quan cấp phân đội

71

2.6. Tác động của tập thể học viên đến tính tích cực học tập của
học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội

79

2.7. Tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân
đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay qua số liệu điều tra khảo sát
Kết luận và khuyến nghị

Kết luận
Khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo

89
94
94
96
101


2
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Sĩ quan quân đội là lực lượng rường cột của quân đội, quyết định sức
mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Để xây dựng đội ngũ sĩ quan
đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thời kỳ
mới, trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo sĩ quan cấp phân
đội. Trong các yếu tố làm nên chất lượng đào tạo sĩ quan, tính tích cực học
tập của người học (học viên) là một yếu tố quan trọng, vì họ là chủ thể của
quá trình nhận thức. Phân tích, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến
tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan là một vấn đề có ý nghĩa và
tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Học viện Chính trị quân sự là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị của
quân đội. Trong quá trình đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, Học
viện đã chú trọng tìm các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của
đội ngũ học viên. Trên thực tế, các giải pháp đó đã mang lại nhiều thành tựu
trong giáo dục đào tạo và cho những bài học kinh nghiệm thiết thực, cần tiếp
thu và nhân rộng. Tuy nhiên, yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo theo hướng

“chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hoá” ở Học viện hiện nay vẫn đang rất
cần các giải pháp dựa trên những phân tích có cơ sở khoa học. Do vậy,
phân tích, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến tính tích cực học
tập của học viên đang là sự đòi hỏi của thực tiễn đối với các khoa học xã
hội và nhân văn quân sự.
Trong các nhà trường quân đội nói chung, ở Học viện Chính trị quân
sự nói riêng, thời gian vừa qua đã có một số công trình khoa học hướng
vào nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo, trong đó có các giải pháp phát huy tính tích cực học tập của đội ngũ
học viên. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào bàn


3
riêng về sự tác động của các nhân tố đến tính tích cực học tập của đội ngũ
học viên, chưa có công trình nào tiếp cận, nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ
xã hội học.
Vận dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học để phân tích
sự tác động của các nhân tố đến tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ
quan cấp phân đội là một hướng nghiên cứu, một vấn đề nghiên cứu hoàn
toàn mới trong quân đội nói chung và ở Học viện Chính trị quân sự nói riêng.
Với những tri thức xã hội học đã được lĩnh hội, chúng tôi quyết định chọn vấn
đề “Một số nhân tố tác động đến tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ
quan cấp phân đội ở Học viện chính trị quân sự hiện nay” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học để luận giải,
phân tích sự tác động của một số nhân tố đến tính tích cực học tập của học
viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự; trên cơ sở đó
rút ra kết luận và đề xuất một số khuyến nghị về xây dựng tính tích cực học

tập cho học viên.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc luận giải sự tác động
của các nhân tố đến tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp
phân đội trong các nhà trường quân đội.
- Phân tích thực trạng tác động của các nhân tố: Tổ chức cơ sở đảng, tổ
chức cơ sở đoàn; Đội ngũ giáo viên; Đội ngũ cán bộ khung; Gia đình học viên
và Tập thể học viên đến tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp
phân đội ở Học viện Chính trị quân sự.


4
- Rút ra kết luận, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy tính tích
cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Chính trị
quân sự và trong các nhà trường quân đội.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của một số nhân tố đến tính tích cực
học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân
sự.
- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý học viên (cán bộ khung) và học
viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội.
- Phạm vi điều tra thực tế: Cán bộ khung và học viên đào tạo sĩ quan
cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất: Tổ chức cơ sở đảng, tổ chức cơ sở đoàn với tính
cách như là các thiết chế xã hội trong quân đội có tác động trực tiếp, thường
xuyên đến tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội.
Giả thuyết thứ hai: Phẩm chất, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên;
sự sâu sát, mẫu mực của đội ngũ cán bộ khung có tác động đến việc hình thành

và duy trì tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội.
Giả thuyết thứ ba: Điều kiện vật chất, tinh thần của các gia đình học viên
thường xuyên tác động đến tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan
cấp phân đội.
Giả thuyết thứ tư: Dư luận tập thể quân nhân, phong trào thi đua quyết
thắng ở các tập thể học viên (lớp, đại đội, tiểu đoàn) tác động tích cực đến
việc hình thành tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân
đội.
5. Phương pháp nghiên cứu


5
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài luận văn sử dụng các
phương pháp sau: Nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê; Điều tra bằng phiếu
trưng cầu ý kiến; Trao đổi, phỏng vấn sâu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê
- Nghiên cứu các lý thuyết để làm rõ cơ sở lý luận cho việc phân tích sự
tác động của các nhân tố đến tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ
quan trong nhà trường quân đội.
- Nghiên cứu các tài liệu, công trình khoa học liên quan để trình bày tổng
quan về vấn đề nghiên cứu và thu thập cơ sở thực tiễn cho việc phân tích thực
trạng tác động của các nhân tố đến tính tích cực học tập của học viên.
- Thu thập số liệu thống kê về học viên ở Học viện Chính trị quân sự các
khoá học những năm gần đây.
Phương pháp điều tra phiếu trưng cầu ý kiến
- Phương pháp chính trong thu thập thông tin thực tế cho việc phân tích,
đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến tính tích cực học tập của học
viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện chính trị quân sự.
- Đối tượng điều tra: Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện
chính trị quân sự.

- Phương pháp điều tra: Điều tra chọn mẫu, dung lượng mẫu: 400;
chọn mẫu theo phương pháp phân tầng ngẫu nhiên theo các khóa học, mỗi
khoá 100 phiếu.
- Nội dung điều tra: hướng trọng tâm vào tìm hiểu ý kiến đánh giá của
học viên về mức độ tác động của các nhân tố đến sự hình thành tính tích cực
học tập của bản thân họ.
Trao đổi, phỏng vấn sâu
- Trao đổi với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị để tìm hiểu nhận định,
đánh giá của họ về mức độ tác động của các nhân tố đến tính tích cực học tập


6
của học viên đào tạo cấp phân đội. Số cuộc trao đổi là 4, với 4 đơn vị quản lý
học viên.
- Phỏng vấn sâu học viên ở các khoá học để thu thập các ý kiến về sự tác
động của các nhân tố đến tính tích cực học tập của họ. Số lượng 16 học viên,
mỗi khoá 4 học viên.
Ngoài các phương pháp trên, quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng các
phương pháp khác như quan sát, hỏi ý kiến chuyên gia, tâm tình trò chuyện
với cán bộ quản lý học viên và học viên vào những thời điểm thuận lợi.
6. Khung lý thuyết
Có nhiều nhân tố tác động đến tính tích cực học tập của học viên đào tạo
sĩ quan cấp phân đội, đề tài chỉ hướng vào phân tích sự tác động của 5 nhân
tố: Tổ chức cơ sở đảng, tổ chức cơ sở đoàn (đảng bộ, đảng uỷ, chi bộ, chi uỷ;
chi đoàn); Đội ngũ giáo viên; Đội ngũ cán bộ khung (cán bộ quản lý ở các
tiểu đoàn, đại đội học viên); Gia đình học viên và Tập thể học viên. Nghiên
cứu phân tích, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến tích tích cực học
tập của học viên đào tạo cấp phân đội là dạng nghiên cứu mối quan hệ mang
tính nhân - quả giữa các hiện tượng xã hội. Do vậy, các nhóm biến số được
phân loại như sau:

- Nhóm biến số độc lập: Nhóm nhân tố tác động đến tính tích cực học
tập của học viên, gồm: Tổ chức cơ sở đảng, tổ chức cơ sở đoàn; Đội ngũ giáo
viên; Đội ngũ cán bộ khung; Gia đình học viên; Tập thể học viên.
- Nhóm biến số phụ thuộc: Tính tích cực học tập của học viên, biểu hiện
trong nhận thức về nhiệm vụ học tập; thái độ đối với nhiệm vụ học tập; hành
vi học tập và kết quả học tập của học viên.
- Nhóm biến số tham dự: Quá trình học tập, rèn luyện trong nhà trường
quân đội của học viên chịu tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội của
đất nước, của yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội và môi trường văn hoá
quân sự ở các nhà trường cùng các yếu tố khác. Các yếu tố đó tham dự vào


7
quá trình hình thành, phát huy tính tích cực học tập của học viên. Trong quá
trình nghiên cứu, luận giải về lý luận và thực tiễn có tính đến sự tác động, chi
phối của các yếu tố đó.
- Mối quan hệ giữa các nhóm biến số được biểu hiện qua mô hình sau:

Biến đổi kinh tế - xã hội của đất nước

Tổ chức
cơ sở đảng
Tổ chức
cơ sở đoàn

Đội ngũ
Môi

cán bộ khung


trường

Nhận thức

văn
hoá
quân
sự ở

Tính tích
Đội ngũ
giáo viên

cực học
tập của
học viên

nhà

Thái độ
Hành vi
Kết quả
học tập

trường
Gia đình
học viên

Tập thể
học viên


Yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân


quan
Đảng
viên

Cử
nhân


8
Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc luận giải sự tác động của các nhân tố
đến tính tích cực học tập của học viên đào tạo sĩ quan trong các nhà trường
quân đội
1.1. Các khái niệm trung tâm
1.1.1. Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Chính trị
quân sự
Học viên. Điều 34, Điều lệ Công tác nhà trường quân đội chỉ rõ: “Trong
các nhà trường quân đội, người học gọi là học viên” [Bộ Quốc phòng: Điều lệ
công tác nhà trường quân đội, Nxb QĐND, H, 2000, tr 32]. Căn cứ vào hình
thức, loại hình đào tạo, có nhiều loại học viên: Học viên đào tạo sĩ quan cấp
phân đội; Học viên đào tạo cấp chiến thuật, chiến dịch; Học viên cấp chiến lược.
Học viên đào tạo sĩ quan. Những công dân, quân nhân (hạ sĩ quan, binh
sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng) qua thi tuyển được
tham gia các khoá đào tạo trong các nhà trường quân đội từ 4 đến 6 năm để
trở thành sĩ quan quân đội.
Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội. Do đặc điểm về tổ chức và hoạt

động, trong quân đội thực hiện 3 loại hình đào tạo cơ bản: đào tạo theo chức
danh; đào tạo theo trình độ học vấn; đào tạo kết hợp học vấn và chức danh.
Đào tạo theo chức danh bao gồm: cấp phân đội; cấp chiến thuật, chiến dịch;
cấp chiến lược. Đào tạo theo trình độ học vấn bao gồm: trung cấp; cao đẳng;
đại học; sau đại học. Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội là đối tượng được
đào tạo theo chức danh và theo trình độ học vấn. Học viên đào tạo sĩ quan
cấp phân đội là những công dân, quân nhân được tuyển chọn vào học trong
các nhà trường quân đội qua các kỳ thi tuyển sinh quân sự hàng năm; sau 4
đến 6 năm đào tạo, tốt nghiệp ra trường được cấp bằng cử nhân, được phong
quân hàm sĩ quan (cấp thiếu uý hoặc trung uý), được bổ nhiệm giữ các chức
vụ ở cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn và tương đương).


9
Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự
(học viên đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội). Căn cứ vào đặc điểm, tính
chất hoạt động, sĩ quan quân đội được phân loại thành 3 nhóm: sĩ quan chỉ
huy; sĩ quan chính trị; sĩ quan hậu cần - kĩ thuật. Học viên đào tạo sĩ quan cấp
phân đội ở Học viện Chính trị quân sự là những học viên được đào tạo về
chuyên ngành chính trị, tốt nghiệp ra trường đảm nhiệm hoạt động công tác
đảng, công tác chính trị trong quân đội. Xét về cơ cấu xã hội: tất cả các công
dân Việt Nam, quân nhân không phân biệt về thành phần gia đình, dân tộc,
tôn giáo, lãnh thổ nếu trúng tuyển đều có thể trở thành học viên đào tạo sĩ
quan cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự. Hiện nay, Học viện chỉ đào
tạo các học viên giới tính nam, chưa đào tạo các học viên giới tính nữ. Học
viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự là những
công dân, quân nhân được tuyển chọn qua các kỳ thi tuyển sinh quân sự hàng
năm, được đào tạo trong thời gian 5 năm (tính cả thời gian tạo nguồn, dự
khoá), tốt nghiệp ra trường được cấp bằng cử nhân khoa học xã hội và nhân
văn, được phong quân hàm sĩ quan (thiếu uý hoặc trung uý), được bổ nhiệm

chức vụ ban đầu là phó đại đội trưởng về chính trị. Mục tiêu đào tạo được
xác định là: Sĩ quan chính trị - Cử nhân - Đảng viên.
1.1.2. Tính tích cực học tập của học viên
Tính tích cực hoạt động. Khi nói đến hoạt động của con người, người ta
thường nói đến tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của họ. Có
nhiều khoa học như tâm lý học, triết học, chính trị học, giáo dục học,…
nghiên cứu về các trạng thái hoạt động của con người, trong đó, nhiều khoa
học đề cập đến tính tích cực hoạt động của con người. Hoạt động xã hội, hành
động xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Khi nghiên cứu hành
động xã hội, xã hội học chú trọng nghiên cứu cấu trúc hành động xã hội và
phân loại hành động xã hội. Theo các lý thuyết xã hội học, xét về tính chất,
hành động xã hội của cá nhân có thể phân chia thành hai dạng: hành động hợp


10
chuẩn và hành động lệch chuẩn. Để có những hành động hợp chuẩn, có tác
động tích cực đối với cộng đồng, với xã hội, tất yếu mỗi con người phải có
tính tích cực trong mọi hoạt động. Tương tự, trong học tập, để có kết quả học
tập tốt, tất yếu người học phải có tính tích cực học tập.
Tính tích cực học tập. Có thể hiểu đó là một trạng thái hoạt động học tập
của người học nhằm đạt tới hành động học tập hợp chuẩn, nhờ đó hoạt động
học tập luôn đúng hướng đích, có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được các
mục tiêu, yêu cầu giáo dục đào tạo của các chủ thể giáo dục. Tính tích cực
học tập của học viên đào tạo sĩ quan là một trạng thái hoạt động học tập
mang tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học viên nhằm đáp ứng mục tiêu,
yêu cầu đào tạo; yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo của
nhà trường quân đội. Như mọi hiện tượng xã hội khác, tính tích cực học tập
của đội ngũ học viên biểu hiện trong nhận thức, thái độ, hành vi, kết quả học
tập của họ.
Một người học viên có tính tính cực học tập là người: Thứ nhất phải có

nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập; xác định động cơ, mục đích học tập
đúng đắn; luôn chủ động, tích cực, tự giác, trung thực; có ý chí khắc phục khó
khăn; có tinh thần vô tư, nhiệt tình, đoàn kết, tương trợ trong học tập; tôn
trọng phong trào thi đua học tập của đơn vị; mạnh dạn phê bình, đấu tranh với
những tiêu cực trong học tập. Thứ hai, thường xuyên chấp hành đúng các quy
chế, quy định học tập; hay trao đổi học hỏi thầy, bạn; luôn có sáng kiến, cải
tiến phương pháp học tập, nâng cao năng lực tư duy. Thứ ba, kết quả học tập
trung thực, chính đáng, luôn có xu hướng tiến bộ theo thời gian, tiến bộ đều
trên các mặt trong quá trình phấn đấu học tập, rèn luyện trở thành: đảng viên cử nhân - sĩ quan.
1.1.3. Nhân tố tác động đến tính tích cực học tập của học viên đào
tạo sĩ quan


11
Lý luận xã hội học mác xít đã chỉ ra rằng: con người vừa là sản phẩm
vừa là chủ thể của xã hội. Xét cho cùng, bằng các hoạt động thực tiễn phong
phú, đa dạng của mình con người tạo nên xã hội và hoàn thiện bản thân mình.
Sống trong xã hội, bản thân con người cũng như hoạt động của con người
luôn chịu sự chi phối, tác động của xã hội. Hành động học tập của học viên
đào tạo sĩ quan trong các nhà trường quân đội cũng chịu sự tác động, chi phối
của nhiều nhân tố. Nhân tố tác động đến tính tích cực học tập của học viên
đào tạo sĩ quan là những quá trình, hiện tượng xã hội có khả năng chi phối,
làm cho học viên thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, kết quả trong quá trình
học tập và rèn luyện. Sự thay đổi này có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu
cực tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất tác động của từng nhân tố. Căn cứ vào
đặc điểm biên chế, tổ chức hoạt động giáo dục đào tạo trong các nhà trường
quân đội, đề tài lựa chọn các nhân tố: 1. Tổ chức cơ sở đảng, tổ chức cơ sở
đoàn; 2. Đội ngũ cán bộ khung; 3. Đội ngũ giáo viên; 4. Gia đình học viên;
5. Tập thể học viên, để phân tích sự tác động của nó đến tính tích tích cực học
tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội.

1.2. Một số vấn đề về lý luận
1.2.1. Lý luận xã hội học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Lý luận xã hội học Mác - Lênin.
Lý luận Mác - Lênin cho rằng, hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng
của con người tạo nên xã hội và các thành tố của nó như các thiết chế xã hội,
các tổ chức xã hội, các nhóm xã hội. Trong lý luận về hình thái kinh tế - xã
hội, C. Mác đã chỉ rõ, hoạt động sản xuất vật chất của con người là cơ sở,
nguồn gốc, nguyên nhân của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người;
“...trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động,
trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học v.v.”[ C. Mác và Ph.
ăng Toàn tập, Tập 19, Nxb CTQG, H, 1996, tr 166].


12
Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên cơ bản của loài người.
Trải qua thực tiễn lao động sản xuất vật chất, các quan hệ con người với tự
nhiên, con người với con người dần hình thành và phát triển. Theo thời gian,
với sự tiến bộ không ngừng của hoạt động sản xuất, các quan hệ xã hội nảy
sinh, phong phú trên cái thực tiễn đó. “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống
của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc
vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp
với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của
họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội,
tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý
và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở
hiện thực đó” [C. Mác và Ph. ăngghen Toàn tập, Tập 13. Nxb CTQG, H,
1996, tr 15]. Theo Mác, hoạt động thực tiễn đa dạng phong phú của con người
đã tạo nên xã hội với các thành tố cấu trúc của nó như: các tổ chức xã hội, các
nhóm xã hội, các kiểu thiết chế xã hội. Nhìn dưới góc độ xã hội học, các tổ
chức xã hội là biểu hiện trình độ tổ chức bậc cao của hoạt động người, biểu

hiện sự tích cực năng động trong hoạt động của con người.
Lý luận Mác - Lê nin khi bàn về con người đã khẳng định rằng, con
người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của xã hội. Vì con người là chủ thể của
xã hội cho nên, trước hết, muốn hiểu con người phải nghiên cứu những hành
động xã hội thực tiễn của họ. Trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc C. Mác đã
phê phán Phoi-ơ-bắc là đã “hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con
người”. Theo Mác: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hoà những quan hệ xã hội” [C. Mác và Ph. ăngghen Toàn tập, Tập 3.
Nxb CTQG, H, 1995, tr 11]. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác đã viết:
“Hoàn toàn trái với triết học Đức là triết học từ trên trời đi xuống đất, ở đây
chúng ta đi từ dưới đất đi lên trời, tức là chúng ta không xuất phát từ những


13
điều mà con người nói, tưởng tượng, hình dung, chúng ta cũng không xuất
phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói, trong ý nghĩ, trong tưởng
tượng, trong biểu tượng của người khác, để từ đó mà đi tới những con người
bằng xương bằng thịt; Không, chúng ta xuất phát từ những con người đang
hành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện
thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và
tiếng vang trong tư tưởng của đời sống ấy” [Sđd, Tập 3, tr 38]. Và theo Mác,
“sự phong phú thực sự về tinh thần của cá nhân là hoàn toàn phụ thuộc vào sự
phong phú những liên hệ hiện thực của họ” [Sđd, Tập 3, tr 55]. Như vậy, để
tìm hiểu, nghiên cứu bản chất xã hội của con người không thể chỉ căn cứ vào
những đặc điểm tâm lý, sinh lý của con người, càng không thể ngụy biện vin
vào những luận điểm mang tính tôn giáo, vào sự sáng tạo của các đấng siêu
nhiên; cũng không thể hiểu được bản chất đích thực của con người nếu chỉ
nghe những điều họ nói, tưởng tượng và hình dung, mà phải thông qua việc
phân tích hoạt động hiện thực của con người để mô tả, làm rõ bản chất xã hội

của con người. Thứ hai, vì con người là sản phẩm của xã hội, do vậy, đánh
giá con người phải căn cứ vào môi trường xã hội nơi họ sinh ra, lớn lên và
hoạt động. Trong lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, C. Mác đã phân tích,
hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo nên xã hội, nhưng cũng chính
thực tiễn hoạt động sản xuất ấy cùng với các quan hệ xã hội nảy sinh từ quá
trình đó, tạo nên khung cảnh xã hội chi phối sự hình thành những đặc trưng xã
hội của con người. “Những quan hệ sản xuất đều gắn liền mật thiết với những
lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay
đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả
những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có
lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công
nghiệp” [Sđd, Tập 4, tr 187]. Theo cách lý giải của Mác, con người là chủ thể
của các hoạt động xã hội, nhưng chính điều kiện sản xuất xã hội lại là yếu tố


14
quy định những phẩm chất xã hội của con người. “Con người tạo ra hoàn cảnh
đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” [Sđd, Tập 3, tr
55].
Do đó, hoạt động của con người như thế nào luôn bị các nhân tố ngoại
cảnh xã hội tác động và chi phối. Xã hội luôn vận động và biến đổi, đòi hỏi
xem xét con người phải có phương pháp lịch sử, cụ thể. Nghiên cứu con
người phải gắn với khung cảnh xã hội nơi con người sinh sống, hoạt động;
phải hướng tới phân tích, tìm hiểu các cơ chế, biện pháp để phát huy tốt hơn
vai trò của chủ thể của con người trong quá trình cải tạo xã hội và hoàn thiện
bản thân mình.
Lý luận Mác - Lênin cũng khẳng định, hoạt động tích cực, chủ động và
sáng tạo là những đặc trưng bản chất riêng có của loài người; nhưng tính
tích cực chủ động sáng tạo trong các hoạt động luôn tuỳ thuộc vào bản chất
của các chế độ xã hội. Mác đã chứng minh rằng, trong các xã hội còn tồn tại

chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, còn tồn tại chế độ người áp bức
bóc lột người, thì trong mọi hoạt động lao động sản xuất con người luôn có
nguy cơ bị tha hoá, có nghĩa là, tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các
hoạt động của con người bị hạn chế, thậm chí bị thủ tiêu. Trong tác phẩm Góp
phần phê phán khoa kinh tế - chính trị, C. Mác viết: “Phương thức sản xuất
đời sống vật chất quy định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh
thần nói chung. Không phải ý thức của con người quy định tồn tại của họ; trái
lại, tồn tại xã hội của họ quy định ý thức của họ”. Trong tác phẩm Lút-vích
Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph. ăngghen viết: “Tất
cả những cái gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua
đầu óc họ; nhưng cái đó mang hình thức nào ở trong đầu óc con người thì tuỳ
thuộc nhiều vào các hoàn cảnh” [Sđd, Tập 21, tr 438].
Từ tư tưởng của C. Mác, Ph. ăngghen, có thể rút ra vấn đề có ý nghĩa
phương pháp luận là, con người chỉ có thể hoạt động tích cực, chủ động, sáng


15
tạo trong điều kiện có môi trường xã hội lành mạnh, môi trường đó tạo điều
kiện cho mọi ý tưởng, niềm tin, sự say mê, sáng tạo của con người được phát
huy. Trong nghiên cứu xã hội học về con người, nhất thiết phải phân tích các
yếu tố có khả năng chi phối đến các hoạt động của con người, để từ đó có
những giải pháp nhằm phát huy tốt hơn tính tích cực chủ động sáng tạo trong
các hoạt động của con người. Trong nghiên cứu con người xã hội, việc mô tả
các đặc trưng xã hội là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là giải thích nguyên
nhân, nguồn gốc hình thành các đặc trưng xã hội đó. Điều đó đòi hỏi phải chú
ý đến sự tác động của các nhân tố ngoại cảnh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh „„là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,… Đó là tư tưởng về giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc

gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền
làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì
dân;…;về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm
lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;…‟‟ [Đảng Cộng sản Việt Nam:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr
83,84].
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng. ở đây chỉ trình bày những tư
tưởng cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ: cán bộ là gốc của cách mạng; công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng;
huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ là công việc rất quan trọng. “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc. Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay
kém” [Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 2000, tr 240]. Trong
công tác cán bộ phải làm tốt các khâu: lựa chọn, bồi dưỡng, đánh giá và sử


16
dụng đúng cán bộ. Trong đó, Người rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng cán
bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện,
cả năng lực công tác, cả đạo đức cách mạng, trong đó đạo đức là gốc. Công
việc bồi dưỡng cán bộ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Người yêu
cầu mỗi cán bộ phải tích cực học tập, học ở mọi lúc, mọi nơi, trong nhà
trường và thông qua thực tiễn công tác; kết hợp chặt chẽ giữa tự bồi dưỡng
của cán bộ với công tác bồi dưỡng của tổ chức; phát huy vai trò của gia đình,
của tập thể, của nhà trường và xã hội trong bồi dưỡng cán bộ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao vai
trò của giáo dục, bởi vì, theo Người, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa; tính người trong mỗi con
người „„phần nhiều do giáo dục mà nên‟‟. Hồ Chí Minh xác định, xây dựng

nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách, mang tính chiến lược. Mục tiêu
của giáo dục phải vừa nâng cao dân trí, vừa bồi dưỡng lý tưởng và tình cảm
cách mạng, vừa bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người. Nội dung
giáo dục toàn diện: văn hoá, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn,
nghiệp vụ,... Phương châm giáo dục: học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với
thực tiễn; phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội để giáo dục; dân chủ, bình
đẳng trong giáo dục; học suốt đời, tự học, tự đào tạo;... Trong giáo dục phải
coi trọng xây dựng đội ngũ những người thầy xứng đáng là thầy giáo. Thầy
giáo là những người thật thà yêu người, yêu nghề, giỏi chuyên môn, thuần
thục về phương pháp, ham học hỏi. Để giáo dục đạt kết quả cao, Người yêu
cầu Đảng phải luôn tự vươn lên về trình độ mọi mặt, đủ sức lãnh đạo công
cuộc giáo dục, chấn hưng nền giáo dục của đất nước; mọi cán bộ, đảng viên
của Đảng phải ra sức học tập để làm gương cho quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà trường quân đội. Trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến xây dựng quân đội
cách mạng, đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Trong xây


17
dựng quân đội, Người rất chú trọng công tác đào tạo cán bộ quân đội, xây
dựng các nhà trường quân đội.
Ngày 15 tháng 4 năm 1944, theo Nghị quyết của Hội nghị Quân sự Bắc
Kỳ và chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Quân chính kháng Nhật
được thành lập (sau này là Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, nay là Trường sĩ
quan Lục quân 1). Từ nhà trường quân đội đầu tiên ấy, đến nay, nhà trường
quân đội đã trở thành hệ thống với 9 học viện, 11 trường sĩ quan, 31 trường
trung học chuyên nghiệp, 12 trường quân sự quân khu, quân đoàn và 64
trường quân sự tỉnh, thành.
Quá trình ra đời, trưởng thành, phát triển nhà trường quân đội luôn gắn
với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh

thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Trường sĩ quan Lục quân 1 chín lần;
Người cũng đã đến thăm Học viện Chính trị quân sự, Học viện Hậu cần,
Trường Quân y và một số nhà trường khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn
học viên quân sự „„Phải siêng năng, siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng
nghĩ, siêng nói, siêng làm‟‟ [Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H,
1995, tr 34]; phải học toàn diện cả quân sự và chính trị. Người căn dặn các
học viên sĩ quan chính trị: „„Riêng về các chú, chính trị biểu hiện ra trong lúc
đánh giặc. Học chính cương, chính sách rồi thì phải thực hiện. Nếu thuộc làu
mà không biết đánh giặc thì vô dụng. Cho nên các chú phải học tư tưởng
chiến lược, chiến thuật, học cách dạy bộ đội đánh giặc, học phương pháp chỉ
huy chiến đấu, v.v... Tóm lại là học để nâng cao trình độ của người chỉ huy‟‟
[Sđd, tập 6, tr 319]. Đối với giáo viên quân sự, Người căn dặn „„Giáo viên thi
đua tìm cách dạy cho dễ hiểu, cho chóng tiến bộ. Học sinh thì thi đua học cho
chóng, cho nhiều, cho tốt‟‟ [Sđd, tập 6, tr 319]. Giáo viên và học viên thi đua,
đoàn kết để học hành tiến bộ; và nhà trường phải tạo mọi điều kiện để giáo
viên dạy tốt, học viên học tốt, để sau này phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân
dân.


18
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh có thể rút ra những vấn đề về phương pháp chỉ
đạo trong đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội: Đào tạo cán bộ quân đội phải toàn
diện về chính trị và quân sự, gắn với nhiệm vụ chức trách; đẩy mạnh thi đua
quyết thắng trong dạy và học; nhà trường quân đội phải tạo mọi điều kiện để
dạy tốt, học tốt; học để phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân.
1.2.2. Lý thuyết xã hội học về hành động xã hội
Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber
Hành động xã hội là phạm trù trung tâm trong lý thuyết xã hội học của
M. Weber. M. Weber cho rằng, xã hội học là khoa học giải nghĩa hành động
xã hội. Không phải mọi hành vi của con người đều được coi là hành động xã

hội, nó chỉ trở thành hành động xã hội khi chủ thể gán cho nó một ý nghĩa chủ
quan và hướng tới người khác. “Hành động” có nghĩa là một thái độ của con
người (tự có, hành động bên ngoài hoặc bên trong, không được phép hoặc
được phép), khi và chỉ khi chủ thể gắn liền thái độ của mình với một ý nghĩa
chủ quan. “Hành động xã hội” thì lại là hành vi có định hướng ý nghĩa theo
thái độ của những người khác” [ Hermann Korte: Nhập môn lịch sử Xã hội
học. Nxb Thế giới, H, 1997, tr 157]. Theo cách lý giải của Weber, hành động
xã hội là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội, đồng thời, nó là sản phẩm của ý chí
chủ thể, tức con người xã hội.
M. Weber cho rằng, phân loại các hành động xã hội là một cơ sở để nhận
diện, mô tả các hành động xã hội phong phú đa dạng của con người. Trong lý
thuyết của mình, Weber phân chia ra 4 loại hành động xã hội: hành động duy
cảm; hành động duy lý truyền thống; hành động duy lý giá trị và hành động
duy lý công cụ (Hành động phù hợp mục đích; hành động phù hợp giá trị;
hành động truyền thống và hành động cảm xúc). “Cũng như mọi hành động,
hành động xã hội cũng có thể được xác định: Loại hợp mục đích: thông qua
các chờ đợi thái độ của các đối tượng của thế giới bên ngoài và của những
người khác và sử dụng sự chờ đợi đó như “điều kiện” hoặc “công cụ” cho


19
mục đích riêng, hợp lý, được coi là thành tích, được phấn đấu và cân nhắc.
Loại hợp giá trị: thông qua niềm tin có ý thức vào giá trị tự thân bắt buộc đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo... của một việc nhất định và độc lập với kết quả.
Loại cảm xúc, đặc biệt cảm động, thông qua những sự cảm xúc và cảm nhận.
Loại truyền thống: thông qua thói quen đã từng trải” [Sđd, tr 160].
Để có cơ sở phân tích hành động xã hội, Weber đã đề xuất phương pháp
“thông hiểu” và vận dụng các kiểu điển hình lý tưởng. Thực chất, theo Weber,
khi phân tích, giải nghĩa hành động xã hội phải kết hợp kinh nghiệm của nhà
xã hội học với sự thấu hiểu về văn hóa. Lý thuyết hành động xã hội của M.
Weber đã gợi mở những vấn đề về phương pháp luận: hành động xã hội của

con người dù ở kiểu loại nào đều tính đến yếu tố ngoại cảnh, đều chịu sự chi
phối, tác động của xã hội ở các mức độ khác nhau, bởi đó chính là dấu hiệu
cơ bản để nhận diện hành động xã hội. Khi phân tích các trạng thái hành động
của con người phải căn cứ vào ý chí, nhu cầu, động cơ chủ thể; đồng thời,
phải chú ý sự chi phối, tác động của các yếu tố xã hội.
Lý thuyết hành động xã hội của Talcott Parsons
Khi lý giải về hành động xã hội Parsons cho rằng: “mỗi hành động đều
có thể được miêu tả bằng ba giá trị cơ bản: thứ 1, thực tế của tình huống; thứ
2, những nhu cầu của chủ thể hành động và thứ 3, sự đánh giá tình huống của
chủ thể hành động luôn có xu hướng cân bằng những nhu cầu cá nhân của
mình với những đòi hỏi của xã hội” [ Hermann Korte: Nhập môn lịch sử xã
hội học, Nxb Thế giới, H, 1997, 262]. T. Parsons cho rằng, trong mọi xã hội
và trong những hoàn cảnh cụ thể, “có thể có xung đột giữa những nhu cầu của
chủ thể hành động và những khuôn mẫu cần thiết cho sự định hướng nhằm
duy trì hệ thống”. Nhưng theo ông, thông thường con người có xu hướng đáp
ứng những đòi hỏi của hệ thống trước những nhu cầu cá nhân của mình. Và,
sự cần thiết phải cân bằng giữa nhu cầu cá nhân và quyền lợi xã hội là thuộc
về bản chất tự nhiên của con người. Từ đó, ông đi đến một luận chứng nổi


20
tiếng: “Hành động xã hội là một hành động được dẫn dắt từ bên ngoài”. Với
luận điểm này, Parsons đã tự tách khỏi những cách đặt vấn đề từ trước tới nay
vẫn cho rằng cá nhân có chức năng định hướng hành động cho mong muốn
riêng, nhu cầu và tình cảm của mình. Như vậy, theo Parsons, trong bất kỳ
trường hợp nào, hành động của cá nhân luôn chịu sự chi phối của các điều
kiện xã hội, những đòi hỏi của hệ thống. “Trong mỗi hoàn cảnh đều có những
đòi hỏi mong đợi đối với từng chủ thể hành động. Bản thân chủ thể hành động
biết và tự định hướng theo những đòi hỏi này” [Sđd, tr 274].
Theo Parsons hệ thống xã hội điều chỉnh, hướng dẫn, kiểm soát hành

động xã hội thông qua những định hướng về giá trị. “Định hướng giá trị được
hiểu như những ước lệ về giá trị được chấp nhận để “ứng xử đúng đắn” và sẽ
tác động đến chủ thể của hành động, cụ thể là đến mối quan hệ giữa bản thể
và đối tác trong sự lựa chọn mục tiêu và phương tiện hành động của họ” [Sđd,
tr 263]. Những phạm trù để chủ thể hành động dựa vào đó để định hướng
hành động cho mình được Parsons chia thành những cặp khái niệm mà ông
gọi là Pattern Variables (những giá trị chuẩn).
Nghiên cứu các lý thuyết về hành động xã hội của M. Weber và T.
Parsons cho phép chúng ta rút ra một số vấn đề về phương pháp luận: mọi
hành động xã hội của con người xét cho cùng đều ít nhiều có liên quan hoặc
chịu sự tác động của môi trường xã hội. Do đó, trạng thái hành động của họ
tích cực hay tiêu cực, hợp chuẩn hay lệch chuẩn hoàn toàn không phải do
trạng thái tâm lý của họ quyết định, mà còn chịu sự tác động của các yếu tố xã
hội trong môi trường hoạt động của họ. Như vậy, xét về mặt lý thuyết, tính
tích cực học tập của học viên trong các nhà trường quân đội luôn chịu sự tác
động của nhiều yếu tố của môi trường giáo dục quân sự. Trong nhà trường
quân đội, các tổ chức cơ sở đảng, tổ chức cơ sở đoàn, tập thể học viên và đội
ngũ cán bộ quản lý được tổ chức ra với mục đích trung tâm là quản lý mọi
hoạt động học tập và rèn luyện đội ngũ học viên. Do vậy, đây là các yếu tố có


21
khả năng tác động mạnh mẽ nhất đến tính tích cực học tập của học viên đào
tạo sĩ quan cấp phân đội trong các nhà trường quân đội.
1.2.3. Các lý thuyết xã hội học có liên quan khác
Lý thuyết xã hội học về thiết chế xã hội. Khi bàn về cấu trúc và liên hệ xã
hội, các nhà xã hội học kinh điển đều đề cập các thiết chế xã hội. Theo H.
Spencer, thiết chế xã hội là kiểu tổ chức xã hội xuất hiện và hoạt động nhằm
đảm bảo đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu chức năng cơ bản của hệ thống xã hội
[Lê Ngọc Hùng: Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb ĐHQG, 2002, tr 110].

Các nhà xã hội học mác xít cho rằng: “Thiết chế xã hội là tổ chức nhất định
của hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội, được thực thi bằng hệ thống đã
phối hợp của những quy chuẩn về hành vi, chuẩn mực và giá trị được định
hướng một cách hợp lý” [Viện xã hội học Liên xô: Những cơ sở nghiên cứu
xã hội học, Nxb Tiến bộ, M, 1988, tr 522]. Tuy quan niệm có thể khác nhau,
nhưng hầu hết các nhà xã hội học cho rằng: các thiết chế xã hội hình thành
một cách khách quan, tất yếu. Các thiết chế xã hội cơ bản, phổ biến của xã hội
loài người là: thiết chế chính trị, thiết chế giáo dục, thiết chế kinh tế, thiết chế
tôn giáo. Mọi thiết chế xã hội đều có chức năng định hướng, điều chỉnh, kiểm
soát hành động xã hội, quan hệ xã hội của mọi cá nhân và nhóm xã hội.
Lý thuyết xã hội học về dư luận xã hội. Các nhà xã hội học khi bàn về dư
luận xã hội đều cho rằng, dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội có vai trò
điều tiết, giáo dục và quản lý xã hội. Vai trò điều tiết, quản lý xã hội của dư
luận đã được biết đến từ rất sớm khi xã hội loài người còn chưa xuất hiện nhà
nước và pháp luật. Ph. ăngghen trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của nhà nước đã giả định rằng, trong xã hội thị tộc, khi chưa
có nhà nước thì công cụ chính để quản lý, điều tiết xã hội thời kỳ này là dư
luận xã hội. “Tổ chức thị tộc đã sinh ra từ một xã hội không biết đến những sự
đối chọi nội tại và nó chỉ thích hợp với một xã hội kiểu ấy mà thôi. Ngoài dư
luận công chúng ra, nó không có một phương tiện cưỡng chế nào cả” [C. Mác


22
và Ph. ăng Toàn tập, tập 21. Nxb CTQG, H, 1995, tr 251]. C. Mác cho rằng,
sản phẩm của truyền thông là dư luận xã hội, và dư luận xã hội là một công cụ
đấu tranh của quần chúng nhân dân. Thông qua dư luận xã hội, quần chúng
nhân dân đòi hỏi các giai cấp thống trị phải thay đổi thái độ, hành vi và thay
đổi chính sách xã hội.
Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, con người sinh sống, hoạt động trong
bất kỳ một tập thể, một cộng đồng xã hội nào thì nhận thức, thái độ, hành vi

của họ đều bị chi phối bởi dư luận của chính cộng đồng xã hội đó. Dư luận xã
hội có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con người.
“Trong xã hội, hành vi của cá nhân bị chế ước bởi dư luận xã hội, thông qua
sự đánh giá(tốt, xấu, khen, chê), để người ta lựa chọn các phương án ứng xử,
duy trì các khuôn mẫu hành vi sao cho phù hợp với chuẩn mực chung, giá trị
chung” [Mai Quỳnh Nam: Mấy vấn đề về dư luận xã hội trong thời kỳ đổi
mới, Tạp chí Xã hội học, số 2(54), 1996, tr 12].
Lý thuyết xã hội học gia đình. Các lý thuyết xã hội học về xã hội hoá và
xã hội học gia đình đều nhấn mạnh đến vai trò, chức năng quan trọng của gia
đình trong giáo dục con người, xã hội hóa cá nhân. Gia đình không những là
môi trường định hình và nuôi dưỡng nhân cách trẻ thơ, mà đối với mỗi cá
nhân dù đã trưởng thành, dù sống trong gia đình hay luôn phải đi xa gia đình,
thì những tác động của gia đình vẫn ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động xã
hội của họ. Truyền thống, nền nếp gia phong, điều kiện kinh tế, tình trạng đời
sống tinh thần và tình cảm của gia đình luôn là yếu tố vô cùng quan trọng chi
phối động cơ, hiệu quả hoạt động xã hội của con người ở mọi lứa tuổi.
Lý thuyết xã hội học tổ chức. Các nhà xã hội học kinh điển như C. Mác
và M. Weber đều đã quan tâm đến sự phát triển của tổ chức và hình thức hợp
lý của trật tự xã hội. Các ông cho rằng, tổ chức là một hiện tượng xã hội, kết
quả của sự phát triển xã hội, một chỉ số của chuyển đổi xã hội và tiến hoá xã
hội. “Tổ chức là dấu hiệu đặc trưng và yếu tố cấu thành một xã hội công


×