Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Năng lực cạnh tranh của công ty điện toán và truyền số liệu việt nam (VDC) trong việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số VNPT CA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------o0o----------

LÊ QUỲNH NGA

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ
TRUYỀN SỐ LIỆU VIỆT NAM (VDC) TRONG VIỆC CUNG CẤP
DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ VNPT-CA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐINH
HƢỚNG THƢ̣C HÀ NH
̣

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ QUỲNH NGA

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ
TRUYỀN SỐ LIỆU VIỆT NAM (VDC) TRONG VIỆC CUNG
CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ VNPT-CA
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRI ̣ KINH DOANH


CHƢƠNG TRÌNH ĐINH
HƢỚNG THƢ̣C HÀ NH
̣
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. BÙI XUÂN PHONG
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

GS.TS. Bùi Xuân Phong

PGS.TS. Hoàng Văn Hải

Hà Nội - Năm 2015


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi . Các số liệu , kế t
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công triǹ h nào khác .
Các kết quả, số liê ̣u do tác giả trực tiế p thu thâ ,̣p thố ng kê và xử ly.́ Các nguồn dữ
liê ̣u khác đươ ̣c tác giả sử du ̣ng trong luâ ̣n văn đề u ghi nguồ n trić h dẫn và xuấ t .xứ
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2015
Người thực hiê ̣n luâ ̣n văn:

Lê Quỳnh Nga



LỜI CẢM ƠN
Lời đầ u tiên , Tôi xin chân thành cảm ơn đế n toàn thể quý Thầ y

, Cô Trường

Đa ̣i ho ̣c kinh tế , Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i đã trang bi ̣cho tôi những kiế n thức quý
báu trong thời gian tôi theo học tại trường.
Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơ n Giáo sư Tiế n sĩ Bùi Xuân Phong , người đã cho tôi
nhiề u kiế n thức thiế t thực và hướng dẫn khoa ho ̣c của luâ ̣n văn

. Thầ y đã luôn tâ ̣n

tình hướng dẫn, đinh
̣ hướng và góp ý giúp cho tôi hoàn thành luâ ̣n văn này .
Tiế p theo, Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn lãnh đạo các phòng , ban, đơn vi ̣và cán
bô ̣, chuyên viên , nhân viên công ty Điện toán và truyền số liệu đã cung cấ p thông
tin, tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu

, hoàn thiện

luâ ̣n văn.
Cuố i cùng , Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình , người thân , bạn bè đã luôn
đô ̣ng viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đế n tấ t cả mo ̣i người!


MỤC LỤC


LỜI CAM KẾT
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
́T
DANH SÁCH CÁC TƢ̀ VIẾT TĂ..................................................................................
i
DANH SÁCH BẢNG
, BIỂU............................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH
............................................................................................................ iii
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Dự kiến một số đóng góp của luận văn ........................................................................ 3
5. Kết cấu của luận văn......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU........................................................................................................................................... 4
1.1 Cơ sở lý luận...................................................................................................................... 4
1.1.1 Cạnh tranh ...................................................................................................................... 4
1.1.2 Năng lực cạnh tranh ..................................................................................................... 8
1.1.3 Dịch vụ chứng thực chữ ký số................................................................................... 11
1.1.4 Năng lực cạnh tranh của dịch vụ chứng thực chữ ký số .................... 18
1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ chứng
thực chữ ký số .................................................................................................................... 22
1.1.6 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số đối thủ cạnh
tranh hiện tại .................................................................................................. 30
1.2 Tổng quan nghiên cứu .................................................................................................. 33



CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................... 37
2.1 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................................ 37
2.2 Quy trình nghiên cứu.................................................................................................... 38
2.3 Nghiên cứu định lƣợng ................................................................................................. 39
2.3.1 Chọn mẫu...................................................................................................................... 39
2.3.2 Thiết kế bảng hỏi.......................................................................................................... 39
2.3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: .......................................................... 40
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính........................................................................... 40
2.4.1 Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................................... 40
2.4.2 Tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu ................................................. 42
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VDC TRÊN
THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM TRONG VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG
THỰC CHỮ KÝ SỐ VNPT-CA...................................................................................... 43
3.1 Tổng quan về công ty Điện toán và truyền số liệu Việt Nam .............................. 43
3.1.1 Giới thiệu về VDC........................................................................................................ 43
3.1.2 Giới thiệu về dịch vụ chứng thực chữ ký số VNPT – CA .................................... 47
3.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ chứng thực
chữ ký số VNPT-CA do công ty VDC thực hiện .......................................................... 49
3.2.1 Thị phần của dịch vụ VNPT-CA .............................................................................. 49
3.2.2 Tốc độ tăng trưởng khách hàng của dịch vụ VNPT-CA ..................................... 51
3.2.3 Chất lượng cung cấp dịch vụ VNPT-CA ................................................................ 53
3.2.4 Khung giá cung cấp dịch vụ VNPT-CA.................................................................. 56
3.2.5 Sức mạnh thương hiệu của dịch vụ VNPT-CA..................................................... 58
3.2.6 Năng lực tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của dịch vụ VNPT-CA..................................... 60
3.2.7 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tích hợp VNPT-CA .................................... 62
3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ chứng
thực chữ ký số VNPT-CA do công ty VDC thực hiện ................................................ 65


3.3.1 Nhân tố thuộc môi trường quốc tế............................................................................ 65

3.3.2 Nhân tố thuộc môi trường trong nước .................................................................... 66
3.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của VDC trong việc cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số VNPT-CA .................................................................................................. 68
3.4.1 Điểm mạnh.................................................................................................................... 68
3.4.2 Điểm yếu ........................................................................................................................ 70
3.4.3 Các nguyên nhân......................................................................................................... 71
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VDC TRÊN THỊ TRƢỜNG
CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ Ở VIỆT NAM ... 76
4.1 Định hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ chứng thực
chữ ký số .............................................................................................................................. 73
4.1.1 Định hướng của Nhà nước về phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số................. 73
4.1.2 Định hướng của VDC về phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số .................. 74
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VDC trên
thị trƣờng cung cấp dịch vụ CA ở Việt Nam .............................................. 76
4.2.1 Giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản lý sản xuất ....................................................... 76
4.2.2Giải pháp về phát triển mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm tích
hợp dịch vụ ........................................................................................................................... 78
4.2.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ.............................................................. 84
4.2.4 Giải pháp về nguồn lực............................................................................................... 87
4.3 Một số kiến nghị ............................................................................................................. 90
4.3.1 Kiến nghị với Bộ thông tin và truyền thông............................................................ 90
4.3.2 Kiến nghị với tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam..................................... 91
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 96
PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Giải nghĩa

CA

:

Certificate authority(Chứng thực điện tử)

CMTND

:

Chứng minh thư nhân dân

CRL

:

Certificate Revocation List (Một chuẩn giao thức kiểm tra
trạng thái của chứng thư – giao thức cũ)

KPI

:

Public Key Infrastructure (Hạ tầng khóa công khai)

OASIS


:

Organization for the Advancement of Structured Information
Standards (Tổ chức tiêu chuẩn về nâng cao thông tin có cấu trúc)

OCSP

:

Online Certificate Status Protocol (Một chuẩn giao thức kiểm
tra trạng thái của chứng thư – giao thức mới)

RSA

:

Rivest, Shamir và Adleman (Thuật toán về công nghệ mã hóa
khóa công khai)

VDC

:

Vietnam Datacommunication Company (Công ty Điện toán và
Truyền số liệu)

VNPT

:


Vietnam Posts and Telecommunications Group (Tập đoàn Bưu
Chính Viễn Thông Việt Nam)

i


DANH SÁCH BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê số đơn vị lấy mẫu ..........................................................................................40
Biểu đồ 3.1: Thị phần các nhà cung cấp dịch vụ CA tại Việt Nam - 2014...........................50
Bảng 3.1: Thị phần cung cấp dịch vụ CA tại Việt Nam năm 2012, 2013, 2014 .................51
Bảng 3.2: Bảng số liệu số lƣợng, doanh thu VNPT-CA tăng trƣởng mỗi nămtừ
2012-2014............................................................................................................................................52
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện sự tăng trƣởng về số lƣợng, doanh thu VNPT-CA mỗi năm
từ 2012-2014 ........................................................................................................................................52
Biểu đồ 3.4: Kết quả khảo sát về chất lƣợng cung cấp dịch vụ ..............................................56
Biểu đồ 3.5: Kết quả khảo sát về giá thành cung cấp dịch vụ.................................................57
Biểu đồ 3.6: Kết quả khảo sát về sức mạnh thƣơng hiệu.........................................................60
Biểu đồ 3.7: Kết quả khảo sát về năng lực tƣ vấn hỗ trợ .........................................................62
Biểu đồ3.8: Ứng dụng của chứng thực chữ ký.....................................................................
số
63
Biểu đồ 3.9: Kết quả khảo sát về yếu tố đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tích hợp............64
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ mục đích sử dụng dịch vụ VNPT-CA của khách hàng ..........................75

ii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Hình dạng và thông số cấu hình của một thiết bị Token .........................................17
Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter .....................................................26

Hình 2.1. Quy trình đánh giá thực trạng và tìm giải pháp năng cao năng lực cạnh
tranh trong việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số VNPT-CA của VDC .............38
Hình 3.1: Sơđồ bộ máy tổ chức công ty Điện toán và truyền số liệu 2014 .............................46

iii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những yếu tố quan trọng nhất được các quốc gia quan tâm hiện nay
khi hoạch định các chính sách về kinh doanh chính là khả năng cạnh tranh. Và trong
nền kinh tế hiện nay, giá trị gia tăng của nền kinh tế tri thức tập trung chủ yếu ở
mảng dịch vụ. Tỷ trọng khối dịch vụ trong nền kinh tế ở các nước công nghiệp phát
triển như Mỹ, Nhật, EU hiện nay thường chiếm tới 60-70% GDP. Những mảng dịch
vụ chủ yếu đó là dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, bán lẻ… các
dịch vụ này cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó công nghệ thông tin
là lĩnh vực cơ bản nhất vì nó được ứng dụng trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhờ ứng
dụng công nghệ thông tin, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh tương đối của các mảng
dịch vụ đó được tăng lên.
Chính phủ và Nhà nước ta hiện nay đang có những biện pháp để đẩy mạnh
việc áp dụng công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực như Hải quan điện tử, thuế
điện tử, thương mại điện tử, hộ chiếu điện tử… để từng bước hiện đại hóa nền công
nghệ thông tin của cả nước, giảm thiểu tối đa chi phí thi hành các thủ tục hành
chính phức tạp, rườm rà, mất thời gian, và tận dụng triệt để sự nhanh chóng, tiện ích
quản lý của việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Luật Thương Mại điện tử 2005 chính là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo hộ và
thừa nhận tính pháp lý của các giao dịch điện tử ở Việt Nam. Trong các giao dịch
điện tử, vấn đề mấu chốt là làm thế nào để có thể định danh được một cá nhân, tổ
chức khi tham gia giao dịch điện tử (hay chữ ký, con dấu của cá nhân, tổ chức trên
giấy ở các văn bản giao dịch điện tử). Đây cũng chính là bài toán xã hội hóa công

nghệ thông tin mà nhiều doanh nghiệp đã và đang cố gắng cạnh tranh nhau để đưa
ra lời giải tối ưu nhất.
Công ty Điện toán và truyền số liệulà đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính
viễn thông Việt Nam. Cùng với mạng lưới hoạt động rộng khắp và ngày càng phát
triển, việc kinh doanh dịch vụ Chứng thực chữ ký số VNPT-CA là một hoạt động
nổi trội, góp vai trò lớn trong tình hình kinh doanh của công ty. Dịch vụ này cung

1


cấp cho người sử dụng các công cụ, phương tiện, chứng thư số để xác thực, ký số
trên các giao dịch, văn bản điện tử.
Với kiến thức được trang bị trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học
Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội, và những tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn tại
công ty VDC về dịch vụ chứng thực chữ ký số, tôi chọn thực hiện đề tài: “Năng lực
cạnh tranh của công ty Điện toán và truyền số liệu Việt Nam (VDC) trong việc
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số VNPT-CA” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình. Trên cơ sở đó, tôi cũng mong muốn có những đóng góp giúp VDC xác định
được những khó khăn và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình kinh doanh dịch
vụ VNPT-CA, nhằm nêu lên những đề xuất, giải pháp đúng đắn, hợp lý, kịp thời và
đưa ra chiến lược phát triển công ty trong giai đoạn tới.
Câu hỏi nghiên cứu: Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số VNPT-CA thì VDC cần làm gì?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số VNPT-CA của công ty VDC.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu cơ bản trên, đề tài sẽ hướng vào
nghiên cứu cụ thể các vấn đề:
+ Cơ sở lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Phân tích rõ thực trạng cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số VNPT-CA

của công ty VDC.
+ Đưa ra đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số VNPT-CA của công ty VDC.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số,
đặc biệt là dịch vụ VNPT-CA.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Toàn bộ thị trường kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số ở
Việt Nam.
+ Thời gian: Luận văn sử dụng thông tin và dữ liệu thu thập từ năm 2010 đến
năm 2014. Đề xuất giải pháp trung hạn đến năm 2019.

2


4. Một số đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CA.
- Phân tích, đánh giá đúng năng lực cạnh tranh của Công tyĐiện toán và
truyền số liệu Việt Nam (VDC) trong thời gian qua (2010-2014)
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty Điện toán và truyền số liệutrong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Tên đề tài: Năng lực cạnh tranh của công ty Điện toán và truyền số liệu
Việt Nam (VDC) trong việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số VNPT-CA.
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh sách từ viết tắt, bảng biểu, Danh mục tài
liệu tham khảo, Phụ lục thì luận văn được chia làm bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của VDC trên thị trường Việt Nam

trong việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
Chương 4: Kết luận và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VDC trên
thị trường cung cấp dịch vụ CA ở Việt Nam.

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của cạnh tranh
 Khái niệm:
“Cạnh tranh” là một phạm trù kinh tế cơ bản.Đây là một khái niệm được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều cách quan niệm khác nhau dưới
các góc độ khác nhau. Mặc dù còn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về
khái niệm cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể rút ra những nét chung
nhất về cạnh tranh như sau:
Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch ".
Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những cá nhân,
tập thể có chức năng như nhau nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình” tức là
nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của người khác.
Theo cuốn kinh tế học của P.Samuelson thì:” Cạnh tranh là sự kình địch giữa
các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”.
Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) lại cho rằng: “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp,
ngành, quốc gia và các vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong
điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Các tác giả trong cuốn “Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh

tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh”, thuộc sự án VIE/97/016 thì cho
rằng:“Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong
việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình
trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận,
doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với
ganh đua”.

4


Mặc dù còn có thể dẫn ra nhiều cách diễnđạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh,
song qua các định nghĩa trên có thể rút ra những nét chung về cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa một (hoặc một nhóm) người nhằm
giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự.Cạnh tranh nâng cao vị thế
của người này và làm giảm vị thế của những người còn lại.
Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các
bên đều muốn giành giật (như một cơ hội, một sản phẩm dịch vụ, một dự án hay một
thị trường, một khách hàng...) với mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao.
Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc
chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các
điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…
Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử
dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm
dịch vụ, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm dịch vụ; cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu
thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh
tranh thông qua hình thức thanh toán…
 Bản chất của cạnh tranh:
Cạnh tranh có thể đem lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, tuy
nhiên dưới góc độ lợi ích của toàn xã hội thì cạnh tranh luôn mang lại tác động tích cực
nhưđem đến giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn, dịch vụ tốt hơn… Quy luật của cạnh tranh

là đào thải những thành viên yếu kém trên thị trường, duy trì và phát triển những thành
viên tốt nhất, qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển của toàn xã hội.
Cạnh tranh là một trong những yếu tố đặc trưng cơ bản và là động lực phát
triển cho nền kinh tế thị trường.Không có cạnh tranh thì không thể có nền kinh tế thị
trường được.Trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh là điều kiện sống
còn cả mỗi doanh nghiệp. Nhờ có kết quả cạnh tranh sẽ xác định được vị thế của
doanh nghiệp đang ở đâu, do vậy từng doanh nghiệp đều cần cố gắng tìm cho mình
một chiến lược cạnh tranh phù hợp để vươn lên đứng ở vị thế cao nhất có thể.
Do vậy, xét về bản chất, cạnh tranh là tổng hợp tất các biện pháp mà doanh
nghiệp có thể áp dụng nhằm đưa mình đạt vị thế cao nhất. Trong quá trình cạnh

5


tranh, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng có những thuận
lợi nhất định, điều này phụ thuộc vào các yếu tố lực lượng trên thị trường.
1.1.1.2 Các loại hình cạnh tranh
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được chia ra thành nhiều loại:
 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trƣờng, cạnh tranh đƣợc chia thành 3 loại:
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá
của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối
cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở
nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá
cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần.
- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm
giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho
người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không
chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các

đối thủ mạnh hơn.
 Căn cứ theo phạm trù ngành kinh tế, cạnh tranh đƣợc phân thành 2 loại:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả
của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá
trình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là
hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
 Căn cứ vào tính chất cạnh tranh, cạnh tranh đƣợc chia làm 3 loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition): Là hình thức cạnh tranh giữa
nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế
giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức,

6


tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc
cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm
khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh
tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản
phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong
cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến
mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả… đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong
giai đoạn hiện nay.
- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có
một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản
phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu.

 Căn cứ vào các thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh, chia cạnh tranh thành 2 loại:
- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn
mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và
công khai.
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp,
trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc,
khủng bố …)
1.1.1.3 Chức năng của cạnh tranh
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng. Tuy
nhiên, tầm quan trọng của những chức năng có thể thay đổi theo từng thời kỳ đó là:
- Chức năng điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường.
- Chức năng điều tiết việc sử dụng các nhân tố sản xuất.
- Chức năng “xúc tác” tích cực làm cho sản xuất thích ứng với biến động của cầu và
công nghệ sản xuất.
- Chức năng phân phối và điều hoà thu nhập.
- Chức năng động lực thúc đẩy đổi mới.

7


1.1.1.4 Vai trò của cạnh tranh
Thứ nhất, đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, cạnh tranh tạo áp lực buộc
họ phải thường xuyên tìm tòi sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất và tổ chức
quản lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát
triển sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Thứ hai, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với
giá cả, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán để nhanh chóng bán được sản phẩm,
qua đó người tiêu dùng được hưởng các lợi ích từ việc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Thứ ba, đối với nền kinh tế, cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy

tăng trưởng và tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực.
Thứ tư, đối với quan hệ đối ngoại, cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng
thị trường ra khu vực và thế giới, tìm kiếm thị trường mới, liên doanh liên kết với
các doanh nghiệp nước ngoài.
1.1.2 Năng lực cạnh tranh
1.1.2.1Khái niệm
Dưới đây là một số định nghĩa về năng lực cạnh tranh:
- Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có nghĩa là sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu mà có được.
- Trong Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại: “Sức cạnh tranh là năng lực
của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác,
ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
Nguyên nhân dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh do
quan niệm khác nhau:
- Theo M.Porter thì năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ
quốc gia là năng suất.
- Theo Krugman (1994) thì năng lực cạnh tranh ít nhiều chỉ phù hợp ở cấp độ
doanh nghiệp vì ranh giới cận dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi

8


chi phí thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản. Trong khi
đó thì P.Samuelson cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng đối đầu giữa các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần.
- Theo PGS.TS Ngô Kim Thanh (Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại
học kinh tế Quốc dân, 2013) thì: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ
những khả năng, năng lực mà doanh nghiệp đó có thể duy trì được vị trí của nó trên
thị trường cạnh tranh một cách lâu dài. Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh

tranh phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định.Đây là
điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trong thị trường.Để tồn tại doanh
nghiệp luôn phải vận động, thích nghi và vượt trội hơn đối thủ.
1.1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Bùi Xuân Phong (Quản trị kinh doanh theo hướng Hội nhập kinh tế quốc tế,
NXB Thông tin và truyền thông, 2010) đã đưa ra một số tiêu chí chung và tiêu chí
đối với doanh nghiệp viễn thông để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
như sau:
 Các tiêu chí đánh giá chung
- Tổ chức của doanh nghiệp và phân công trách nhiệm
- Trình độ của đội ngũ lãnh đạo
- Tỷ lệ nhân viên, công nhân lành nghề
- Số sáng kiến, cải tiến, đổi mới hàng năm được
- Chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Năng lực tài chính doanh nghiệp
- Chất lượng sản phẩm
- Thị phần của doanh nghiệp
- Năng suất lao động của doanh nghiệp
- Chất lượng môi trường sinh thái
 Giá trị vô hình của doanh nghiệp
 Các tiêu chí đánh giá của doanh nghiệp viễn thông
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
viễn thông bao gồm các chỉ tiêu thể hiện sức mạnh của chính doanh nghiệp đó và
các nhân tố nội tại của dịch vụ.

9


- Giá cước dịch vụ: Giá cước là một yếu tố nhạy cảm trong hầu hết các lĩnh vực
kinh doanh, đặc biệt là trong kinh doanh dịch vụ. Các dịch vụ nói chung, dịch vụ

viễn thông là các dịch vụ có lợi thế theo quy mô, đồng thời cùng với sự phát triển nhanh
chóng và mạnh mẽ của công nghệ thì chi phí sản xuất ngày càng giảm. Điều này đã tạo
cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông lợi thế cạnh tranh rất lớn.
- Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ viễn thông là một yếu tố không thể thiếu
khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì chất lượng dịch vụ ảnh hưởng
trực tiếp tới cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp. Chất lượng dịch vụ viễn thông thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: vùng phủ
sóng rộng, tốc độ truyền đưa tin tức cao, độ an toàn của tin tức.
- Hỗ trợ khách hàng: Công việc hỗ trợ khách hàng có thể bao gồm từ khâu tư vấn
cho khách hàng lựa chọn dịch vụ phù hợp, thoả thuận phương thức thanh toán và
các hoạt động cần thiết khác nhằm duy trì dịch vụ ở mức khách hàng mong đợi.
Ngoài chất lượng dịch vụ thì công tác hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp cũng ảnh
hưởng rất lớn tới cảm nhận của khách hàng.Trong kinh doanh phải thường xuyên hỗ
trợ khách hàng và phải luôn quan tâm tới công tác nghiên cứu các đối thủ cạnh
tranh đặc biệt là công tác hỗ trợ khách hàng của họ để có chiến lược đối phó nhằm
lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.Một doanh nghiệp có dịch vụ khách
hàng hoàn hảo sẽ giữ được khách hàng lâu dài và đảm bảo thị phần của mình. Muốn
vậy họ cần có một đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ chăm sóc khách hàng có
hiệu quả.
- Xúc tiến kinh doanh: Chiến lược kinh doanh tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp qua hai điểm chính là phân phối và khuyến mại quảng cáo. Chiến lược
khuyến mại quảng cáo là những chiến lược sử dụng kỹ thuật quảng cáo, yểm trợ
nhằm mục đích cung cầu gặp nhau.Có chiến lược quảng cáo khuyến mại phù hợp,
hấp dẫn doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa sản phẩm dịch vụ của mình đến với người
tiêu dùng làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn, kích thích việc tiêu thụ sản phẩm.
- Cơ cấu tổ chức đội ngũ lao động: Một cơ cấu tổ chức phù hợp, hiệu quả, gọn nhẹ
sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng giảm giá

10



thành mà vẫn thu được lợi nhuận; nhờ đó sức cạnh tranh của họ trên thị trường tăng
lên. Bên cạnh đó vai trò của đội ngũ lao động dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình, gắn
bó với doanh nghiệp cũng là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trong lĩnh
vực viễn thông, VNPT đã có đội ngũ lao động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm làm
việc hơn các doanh nghiệp non trẻ khác, song bộ máy còn cồng kềnh, không hiệu
quả cần được cơ cấu, tổ chức lại đảm bảo tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị
trường hiện nay.
- Sự trung thành của khách hàng và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: Việc
tạo ra một thương hiệu uy tín, một thị phần lớn và khách hàng trung thành là vấn đề
lâu dài và phức tạp. Doanh nghiệp viễn thông nào chiếm được sự tin tưởng của
khách hàng, có khách hàng quen thuộc thì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc nâng
cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay VNPT tuy chiếm thị phần lớn nhất song đó là do
kết quả của thị trường độc quyền trước đây, nếu không sớm nhanh nhạy thích nghi
năng động với môi trường kinh doanh mới, doanh nghiệp rất có thể đánh mất khách
hàng của mình, mất vị thế dẫn đầu thị trường.
1.1.3 Dịch vụ chứng thực chữ ký số
1.1.3.1 Một số khái niệm cơ bản
 Chữ ký số: là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp
dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ
liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với
khoá công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi
nêu trên.
Chữ ký số dựa trên công nghệ mã hóa khóa công khai (RSA): mỗi người dùng
phải có một cặp khóa (keypair) gồm khóa công khai (public key) và khóa bí mật
(private key). Trong đó khóa công khai để thẩm định chữ ký số, nhờ đó xác thực
người tạo ra chữ ký số đó, và khóa bí mật dùng để tạo chữ ký số.


11


 Chứng thư số: là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số cấp.
Chứng thư số có thể được xem như là một “chứng minh thư” sử dụng trong
môi trường máy tính và Internet.
Chứng thư số được sử dụng để nhận diện một cá nhân, một máy chủ, hay một vài
đối tượng khác và gắn định danh của đối tượng đo với một khóa công khai, được cấp bởi
những tổ chức có thẩm quyền xác nhận định danh và cấp các chứng thư số.
Chứng thư số được tạo bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thực, trong đó chứa
khóa công khai của người dùng và các thông tin của người dùng theo chuẩn X.509
 Khóa bí mật: là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối
xứng, được dùng để tạo chữ ký số.
 Khóa công khai: là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối
xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khoá bí mật tương ứng
trong cặp khoá.
 Ký số: là việc đưa khóa bí mật vào một chương trình phần mềm để tự động tạo và
gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu.
 Người ký: là thuê bao dùng đúng khoá bí mật của mình để ký số vào một thông
điệp dữ liệu dưới tên của mình.
 Người nhận: là tổ chức, cá nhân nhận được thông điệp dữ liệu được ký số bởi
người ký, sử dụng chứng thư số của người ký đó để kiểm tra chữ ký số trong thông
điệp dữ liệu nhận được và tiến hành các hoạt động, giao dịch có liên quan.
 Thuê bao: là tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư số, chấp nhận chứng thư số.
 Chứng thực điện tử: là hoạt động chứng thực danh tính của những người tham gia
vào việc gửi và nhận thông tin qua mạng, đồng thời cung cấp cho họ những công cụ,
dịch vụ cần thiết để thực hiện việc bảo mật thông tin, chứng thực nguồn gốc cũng như
nội dung thông tin. Hạ tầng công nghệ của chứng thực điện tử là cơ sở hạ tầng khóa
công khai (KPI – Public Key Infrastructure) với nền tảng là mật mã khóa công khai

và chữ ký số. Người sử dụng được các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử (CA)
trao chứng chỉ số và được gán một cặp khóa mã (khóa bí mật và khóa công khai) để
có thể tham gia sử dụng chứng thực điện tử trong các ứng dụng.

12


 Dịch vụ chứng thực chữ ký số: là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện
tử, do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp. Dịch vụ chứng thực chữ
ký số bao gồm:
- Tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao
- Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao
- Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số
- Những dịch vụ khác có liên quan theo quy định
 Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng: là tổ chức cung
cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công
cộng. Hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là
hoạt động nhằm mục đích kinh doanh.
1.1.3.2 Cơ sở pháp lý của dịch vụ chứng thực chữ ký số
Hiện nay nước ta đã xây dựng hạ tầng pháp luật khá đầy đủ về chữ ký số, quy định
rõ về tính pháp lý của chữ ký số, thủ tục cấp và thu hồi giấy phép của CA, nghĩa vụ và
quyền hạn của CA cũng như người sử dụng, các điều khoản liên quan đến phát hành, thu
hồi, hủy bỏ chứng thư số, chế tài xử phạt, giải quyết tranh chấp… bao gồm:
- Luật giao dịch điện tử của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2007, quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Nghị định 106/2011/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2011 sửa đổi bổ sung một số điều
Nghị định 26/2007/NĐ-CP, ngày 15 tháng 02 năm 2007, quy định chi tiết thi hành
Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Nghị định 170/2013/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều
Nghị định 26/2007/NĐ-CP, ngày 15 tháng 02 năm 2007, quy định chi tiết thi hành

13


Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; và Nghị định
106/2011/NĐ-CP, ngày 23 tháng 11 năm 2011 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị
định 26/2007/NĐ-CP, ngày 15 tháng 02 năm 2007, quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Quyết định 20/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính viễn thông (Nay là Bộ
Thông tin và truyền thông) ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2007, về việc ban hành
Mẫu quy chế chứng thực chữ ký số.
- Quyết định 58/2008/QĐ-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp
dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
1.1.3.3 Đối tượng sử dụng dịch vụ
Đối tượng sử dụng của dịch vụ chứng thực chữ ký số là bất kỳ cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp nào muốn đảm bảo tính pháp lý, tính an toàn, bí mật. Và hiện
nay Nhà nước ta cũng quy định bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải tham gia kê
khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hải quan điện tử và sử dụng chữ ký số.
Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, dịch vụ chứng thực chữ ký số đã có từ
rất lâu và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Theo số liệu điều tra công bố
vào tháng 8/2006 của tổ chức OASIS (Organization for the Advancement of
Structured Information Standards - Tổ chức tiêu chuẩn về nâng cao thông tin có
cấu trúc): 24,1% sử dụng trong việc ký vào các dữ liệu điện tử, 16,3% sử dụng để

bảo đảm cho email, 13,2% dùng trong thương mại điện tử , 9,1% sử dụng để bảo vệ
WLAN, 8% sử dụng để bảo đảm an toàn cho các dịch vụ web, 6% sử dụng bảo đảm
an toàn cho web server, 6% sử dụng trong các mạng riêng ảo…
Tuy nhiên, do dịch vụ chứng thực chữ ký số ở Việt Nam mới ra đời chưa lâu,
còn khá xa lạ với người sử dụng. Hiện nay, đối tượng sử dụng chủ yếu của dịch vụ
này vẫn mới chỉ là các cá nhân, tổ chức tham gia trong các lĩnh vực khai thuê điện tử,
hải quan điện tử, e-banking, giao dịch chứng khoán điện tử… Nhưng theo xu hướng
phát triển tất yếu của dịch vụ, lợi ích mà nó đem lại cũng như mục đích của người sử
dụng thì dịch vụ chứng thực chữ ký số sẽ ngày càng đa dạng và phong phú.

14


1.1.3.4 Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm các hoạt động
chính và trình tự như sau:
 Kiểm định hồ sơ xin cấp chứng thư của khách hàng
Để đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số, khách hàng cần phải chuẩn
bị những hồ sơ sau để nộp cho nhà cung cấp dịch vụ:
- 01 Bản đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số
- 02 Bản hợp đồng sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số
- 01 Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- 01 Bản sao công chứng giấy đăng ký thuế (nếu có)
- 01 Bản sao CMTND/ Hộ chiếu người đại diện pháp luật
Nhiệm vụ của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số là phải kiểm tra sự
đầy đủ, hợp pháp của các giáy tờ này, nếu phát hiện thấy sự sai sót, thiếu giấy tờ thì
phải liên hệ với khách hàng bổ sung, sửa đổi các giấy tờ liên quan cho hợp lệ. Nếu
khách hàng đã hoàn thiện đầy đủ các giấy tờ, thủ tục thì thực hiện khởi tạo dịch vụ
cho khách hàng.
 Khởi tạo dịch vụ chữ ký số cho khách hàng

Sau khi hoàn tất cá thủ tục đăng ký dịch vụ chứng thực chữ ký số, khách hàng
sẽ được nhà cung cấp dịch vụ khởi tạo cho:
- Cặp khóa (Public key và Private key)
- Chứng thư số cho cặp khóa này, với các thông tin liên quan là để định doanh
khách hàng (như hồ sơ khách hàng đã đăng ký)
Các thông tin được cung cấp dưới dạng thông tin điện tử và lưu trữ trong các thiết
bị Token, đây là thiết bị chuyên dụng được thiết kế theo chuẩn quốc tế để lưu trữ thông
tin về chữ ký số điện tử cũng như sử dụng để ký số các văn bản, giao dịch điện tử.
Sau khi hoàn thành xong việc khởi tạo dịch vụ xác thực chữ ký số điện tử cho
khách hàng, khách hàng sẽ được cung cấp:
- 01 Token chứa thông tin về chữ ký điện tử, và mật khẩu mặc định để sự dụng
thiết bị (khách hàng tự đổi mật khẩu mặc định này)

15


×