Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Xác định sinh khối rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ (Manglietia conifera ) tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN TUẤN

XÁC ĐỊNH SINH KHỐI RỄ NHỎ TẠI RỪNG TRỒNG MỠ
(Manglietia conifera) TẠI XÃ CHU HƯƠNG, HUYỆN BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: QLTNR
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN TUẤN

XÁC ĐỊNH SINH KHỐI RỄ NHỎ TẠI RỪNG TRỒNG MỠ
(Manglietia conifera) TẠI XÃ CHU HƯƠNG, HUYỆN BA BỂ,


TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: QLTNR
Khoa
: Lâm nghiệp
Lớp
: 43 - QLTNR - N01
Khoá học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Hoàng Chung
Đơn vị công tác: Khoa Lâm nghiệp – trường ĐHNL Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN TUẤN

XÁC ĐỊNH SINH KHỐI RỄ NHỎ TẠI RỪNG TRỒNG MỠ
(Manglietia conifera) TẠI XÃ CHU HƯƠNG, HUYỆN BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: QLTNR
Khoa
: Lâm nghiệp
Lớp
: 43 - QLTNR - N01
Khoá học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Hoàng Chung
Đơn vị công tác: Khoa Lâm nghiệp – trường ĐHNL Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thực
tập tốt nghiệp và đây cũng là giai đoạn quyết định đến toàn bộ quá trình học
tập, rèn luyện của mỗi chúng ta. Thực hiện theo phương châm “ học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp nhằm củng cố và hệ
thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học trên giảng đường. Từ đó áp dụng một
cách đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn đời sống. Kết hợp lý thuyết với thực
hành giúp cho sinh viên rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm nâng
cao năng lực chuyên môn để sau này ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu
xã hội, hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Do vậy thực tập tốt nghiệp là
không thể thiếu trong hệ thống đào tạo ở các trường Đại học, Cao Đẳng.

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Xác định sinh khối rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ (Manglietia conifera ) tại
xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm
nghiệp cùng thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung đã hướng dẫn,
chỉ bảo tôi tận tình để tôi hoàn thành bản khóa luận này. Tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn UBND xã Chu Hương - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn và một
số hộ dân có rừng trên khu vực nghiên cứu đã quan tâm tạo mọi điều kiện
giúp đỡ cho tôi trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên
cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các quý thầy cô và các
bạn để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 03 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Văn Tuấn


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu nghiên cứu về rễ nhỏ ............................................ 5
Bảng 4.1. Trạng thái rừng trồng Mỡ ............................................................... 20

Bảng 4.2. Sinh khối tươi của rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 3 năm tuổi................ 22
Bảng 4.3. Sinh khối tươi của rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 5 năm tuổi ................. 23
Bảng 4.4. Sinh khối tươi của rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 7 năm tuổi................ 25
Bảng 4.5. Sinh khối tươi của rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 9 năm tuổi................ 26
Bảng 4.6. Sinh khối khô của rễ nhỏ tại tuổi rừng trồng Mỡ ........................... 28
Bảng 4.7. Lượng Carbon tích lũy trong rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ ................. 31


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí các ô đo đếm................................................................ 16
Hình 3.2. Khoan mẫu đất ................................................................................ 18
Hình 3.3. Cân mẫu rễ ...................................................................................... 18
Hình 4.1. Rừng Mỡ 3 tuổi ............................................................................... 21
Hình 4.2. Biểu đồ sinh khối tươi của rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 3 năm tuổi ... 23
Hình 4.3. Biểu đồ sinh khối tươi rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 5 năm tuổi .......... 24
Hình 4.4. Biểu đồ sinh khối tươi rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 7 năm tuổi .......... 25
Hình 4.5. Biểu đồ sinh khối tươi rễ nhỏ tại rừng trồng mỡ 9 năm tuổi .......... 27
Hình 4.6. Biểu đồ sinh khối khô của rễ nhỏ theo nhóm tuổi .......................... 30
Hình 4.7. Biểu đồ Lượng Carbon tích lũy trong rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ tuổi
03 ....................................................................................................... 33
Hình 4.8. Biểu đồ Lượng Carbon tích lũy trong rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ tuổi
05 ....................................................................................................... 34
Hình 4.9. Biểu đồ Lượng Carbon tích lũy trong rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ tuổi
07 ...................................................................................................... 35
Hình 4.10. Biểu đồ Lượng Carbon tích lũy trong rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ
tuổi 09 ................................................................................................ 36



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

OTC

: Ô tiêu chuẩn

ODB

: Ô dạng bản

NN&PTNN

: Bộ nông nghiệp và phát triển nôn thôn

TB

: Trung bình

UBND

: Ủy ban nhân dân

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

D1,3


: Đường kính thân cây tại ví trí 1,3m

___

H

dc

: Chiều cao dưới cành


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................... v
MỤC LỤC .............................................................................................. vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................... 4

2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................. 4
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước ..................................... 4
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 4
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 9
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ................................................... 10
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10
2.3.1.1. Về vị trí địa lý .................................................................................... 10
2.3.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 10
2.3.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 10
2.3.1.4. Thuỷ văn............................................................................................. 10
2.3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng ................................................................ 11
2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Chu Hương ............................................. 11
2.3.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội....................................................... 11
2.3.2.2. Tình hình văn hóa xã hội.................................................................... 12
2.3.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 13
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 15
3.1. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................... 15
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 15


vii

3.3.1. Đặc điểm cấu trúc các loại rừng............................................................ 15
3.3.2. Sinh khối tươi ........................................................................................ 15
3.3.3. Sinh khối khô ........................................................................................ 15
3.3.4. Lượng carbon tích lũy trong rễ nhỏ ...................................................... 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 15
3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 15
3.4.2. Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn ................................................ 16

3.4.2.1. Phương pháp thu mẫu. ....................................................................... 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .... 20
4.1. Một số đặc điểm của lâm phần rừng trồng Mỡ ................................ 20
4.2. Sinh khối tươi của rễ nhỏ ................................................................ 21
4.2.1. Sinh khối tươi rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 3 năm tuổi ............................. 22
4.2.2. Sinh khối tươi rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 5 năm tuổi ............................. 23
4.2.3. Sinh khối tươi rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 7 năm tuổi ............................. 24
4.2.4. Sinh khối tươi rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 9 năm tuổi………………….26
4.3. Sinh khối khô ................................................................................. 27
4.4. Lượng carbon tích lũy trong rễ nhỏ ................................................. 31
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 38
5.1. Kết luận .......................................................................................... 38
5.2. Tồn tại ............................................................................................ 39
5.3. Kiến nghị ........................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 40
I. Tiếng Việt. ......................................................................................... 40
II. Tiếng Anh ......................................................................................... 41


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, khách quan, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 03 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả


Người viết cam đoan

trước Hội đồng khoa học

TS. Đỗ Hoàng Chung

Hoàng Văn Tuấn

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký, họ và tên)


2

thực hành những phương pháp đã được học, cũng như bước đầu làm quen với
hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Trước thực tiễn đó, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Xác
định sinh khối rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ (Manglietia conifera) tại xã Chu
Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” nhằm xác định được sinh khối rễ nhỏ
và khả năng phân hủy thành các chất dinh dưỡng cung cấp cơ sở khoa học
cho việc đánh giá động thái và các quá trình xảy ra trong hệ sinh thái rừng
trồng Mỡ tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn từ đó góp phần cung
cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá động thái và các quá trình xảy ra trong
hệ sinh thái rừng phục hồi tự nhiên.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ giá trị về mặt môi trường của hệ sinh thái rừng
nói chung và của rễ nhỏ của quần xã thực vật nói riêng.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm của rừng trồng Mỡ tại xã Chu
Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định được sinh khối rễ nhỏ của rừng trồng Mỡ tại xã Chu
Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định lượng Carbon tích lũy trong rễ nhỏ của rừng trồng Mỡ tại
xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố phương pháp
nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã được học trong
trường vào công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp
một cách có hiệu quả. Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, sinh viên có
khả năng lập kế hoạch nghiên cứu hợp lí, tổng hợp, phân tích và đánh giá kết


3

quả, cũng như viết một báo cáo nghiên cứu, một phần việc quan trọng cho
công việc trong tương lai.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Nhằm xác định được sinh khối rễ nhỏ và khả năng phân hủy thành các
chất dinh dưỡng cung cấp cho đất, từ đó góp phần cung cấp cơ sở khoa học
cho việc đánh giá động thái và các quá trình xảy ra trong hệ sinh thái rừng
trồng Mỡ tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.


4

PHẦN 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học
Rễ là một cơ quan của một cây thông thường nằm dưới mặt đất (khi so
sánh với thân), rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng trong lòng đất để chủ
động tìm nguồn nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, khả năng này thể hiện ở
tính hướng nước và hướng hoá của rễ. Rễ cây có thể đâm sâu 1,5 – 2 m, có
loại rễ đâm sâu 5 – 10 m, rễ cây thường lan rộng gấp 2 - 3 lần tán lá của cây.
Thông thường rễ cây nằm dưới mặt đất, tuy nhiên nó vẫn có ngoại lệ, chẳng
hạn ở một số loài có rễ mọc lên trên mặt đất (rễ khí) hoặc mọc lên trên mặt
nước (thông khí). Rễ có hai chức năng chính là: Hấp thụ nước và các chất
dinh dưỡng vô cơ, giữ cho cây ổn định và bám chặt vào đất. Rễ cũng đóng vai
trò quan trọng trong tổng hợp Cytokinin, một dạng hooc môn tăng trưởng của
thực vật, một trong các nhu cầu để phát triển các chồi và cành cây.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ammer và Wagner (2005) nghiên cứu tại rừng Thông Na uy đã chỉ ra
sử dụng phương pháp mô hình hóa để xác định sinh khối rễ nhỏ sẽ đạt được
62 đến 72% so với kết quả xác định sinh khối rễ nhỏ bằng phương pháp
ống dung trọng [11].
Katrin Heinsoo và cộng sự (2009) nghiên cứu tại hai loại rừng trồng
(Salix viminalis và Salix dasyclados) kết quả cho thấy sinh khối rễ nhỏ chiếm
từ 39 - 54%) sinh khối rễ ở tầng đất 0 - 10 cm [12].
Roger và cộng sự (2003) nghiên cứu động thái của rễ nhỏ ở rừng Sồi tại
Alaska, đã chỉ ra năng suất rễ nhỏ hàng năm đạt 228 ± 75g sinh khối/m2/năm,
chiếm khoảng 56% so với năng suất của phần trên mặt đất [14].


5


Jiménez và cộng sự (2009) nghiên cứu động thái rễ nhỏ trong các loại
đất rừng tại khu vực Amazôn Côlômbia, kết quả cho thấy khối lượng và năng
suất rễ nhỏ thay đổi theo độ sâu tầng đất (0 - 10 và 10 - 20 cm) [15].
Xác định năng suất rễ nhỏ ở hệ sinh thái trên cạn là một vấn đề. Do đó
rất khó để khái quát về mối quan hệ giữa năng suất trên mặt đất và dưới mặt
đất hoặc kiểm soát năng suất rễ nhỏ. Tuy nhiên, năng suất rễ nhỏ có khả năng
đại diện cho tổng năng suất sơ cấp của các hệ sinh thái, ví dụ, một số nghiên
cứu cho rằng năng suất rễ nhỏ của hệ sinh thái rừng có thể đạt đến 75% tổng
năng suất sơ cấp (Agren et al, 1980, Grier et al, 1981, Vogt et al, 1982, 1986,
Fogel 1983) (dẫn theo Knute & Jame, 1992) [13].
Knute và Jame (1992) đã tổng hợp những nghiên cứu về năng suất rễ
nhỏ, số liệu được tổng hợp tại bảng 2.1 [13].
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu nghiên cứu về rễ nhỏ
ANPP viết tắt của năng suất sơ cấp trên mặt đất và FRP viết tắt của năng
suất rễ nhỏ
Loại thảm thực vật/Khu
ANPP
FRP
vực
(g/m2/năm) (g/m2/năm)
Rừng Thông Scostland 120
285
năm, Thụy điển
Nt
217
Nt
226
Rừng khô, Venezuela
1590
Nt


1540

Nt

201

Rừng khô, Venezuela

1117

Nguồn tài liệu
Bringmark 1977
Persson 1983
Persson 1983
Medina và Cuevas
1989
Vitousek và
Sanford 1986
Jordan và Escalante
1980
Cuevas và Medina
1988


6

Loại thảm thực vật/Khu
vực
Hoang mạc, Venezuela


ANPP
FRP
2
(g/m /năm) (g/m2/năm)
1150

Nt
Sồi đen, Nam Wisconsin, Mỹ
Nt
Sồi đỏ, Nam Wisconsin, Mỹ
Nt
Rừng Phong (Acer
saccharum), Nam Wisconsin,
Mỹ
Nt
Rừng Cáng lò, Nam
Wisconsin, Mỹ
Thông trắng (Pinus strobus),
Nam Wisconsin, Mỹ
Nt
Thông hỗn giao, Nam
Wisconsin, Mỹ
Rừng Vân sam, Nam
Wisconsin, Mỹ
Thông đỏ (Pinus resinosa),
Nam Wisconsin, Mỹ
Nt
Thông đỏ (Pinus resinosa),
Trung Wisconsin, Mỹ

Nt
Thông trắng (Pinus strobus),
Trung Wisconsin, Mỹ
Nt
Nt

120
1103

591

1371

174
524

932

52
402

680

110
324

837

257


850

97
262

748

160

653

198

410

69
253
120

640
162
140

Nguồn tài liệu
Medina và Cuevas
1989
Cuevas và Medina
1988
Nadelhoffer và cs.
1985

Aber và cs. 1985
Nadelhoffer và cs.
1985
Aber và cs. 1985
Nadelhoffer và cs.
1985
Aber và cs. 1985
Nadelhoffer và cs.
1985
Nadelhoffer và cs.
1985
Aber và cs. 1985
Nadelhoffer và cs.
1985
Nadelhoffer và cs.
1985
Nadelhoffer và cs.
1985
Aber và cs. 1985
Aber và cs. 1985
Aber và cs. 1985
McClaugherty và
cs. 1985
Aber và cs. 1985
Aber và cs. 1985


7

Loại thảm thực vật/Khu

ANPP
FRP
2
vực
(g/m /năm) (g/m2/năm)
Sồi trắng (Quercus alba),
840
Trung Wisconsin, Mỹ
Nt
340
Nt
305
Sồi đỏ (Quercus rubra),
810
235
Trung Wisconsin, Mỹ
Nt
250
Rừng Phong (Acer
950
106
saccharum), Trung
Wisconsin, Mỹ
Rừng Phong(Acer
650
saccharum), Trung
Wisconsin, Mỹ
Rừng Thông đỏ (Pinus
980
420

resinosa), Massachusetts, Mỹ
Nt
1090
Nt
Rừng hỗn giao lá rộng,
Massachusetts, Mỹ
Nt

410
930

1140

Nt
Linh sam Douglas duyên hải
(Pseudotsuga menziesii) 180
năm, Washington, Mỹ
Liriodendron, Tennessee, Mỹ

400

540
455

865

1708

Nguồn tài liệu
McClaugherty và

cs. 1985
Aber và cs. 1985
Aber và cs. 1985
Aber và cs. 1985
Aber và cs. 1985
Aber và cs. 1985

Aber và cs. 1985

Aber và cs. 1985
McClaugherty và
cs. 1985
McClaugherty và
cs. 1985
Aber và cs. 1985
McClaugherty và
cs. 1985
McClaugherty và
cs. 1985
Vogt và cs. 1982

Stand Số 23, Cole
và Rapp 1981


ii

LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thực
tập tốt nghiệp và đây cũng là giai đoạn quyết định đến toàn bộ quá trình học

tập, rèn luyện của mỗi chúng ta. Thực hiện theo phương châm “ học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp nhằm củng cố và hệ
thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học trên giảng đường. Từ đó áp dụng một
cách đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn đời sống. Kết hợp lý thuyết với thực
hành giúp cho sinh viên rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm nâng
cao năng lực chuyên môn để sau này ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu
xã hội, hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Do vậy thực tập tốt nghiệp là
không thể thiếu trong hệ thống đào tạo ở các trường Đại học, Cao Đẳng.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Xác định sinh khối rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ (Manglietia conifera ) tại
xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm
nghiệp cùng thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung đã hướng dẫn,
chỉ bảo tôi tận tình để tôi hoàn thành bản khóa luận này. Tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn UBND xã Chu Hương - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn và một
số hộ dân có rừng trên khu vực nghiên cứu đã quan tâm tạo mọi điều kiện
giúp đỡ cho tôi trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên
cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các quý thầy cô và các
bạn để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 03 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Văn Tuấn



9

Loại thảm thực vật/Khu
vực

ANPP
(g/m2/năm)

FRP
(g/m2/năm)

Pseudotsuga, Oregon, Mỹ

1180

1668

Pinus contorta, xeric 1, Brit.
Col.
Pinus contorta, xeric 2, Brit.
Col.
Pinus contorta, mesic 1, Brit.
Col.
Pinus contorta, mesic 2, Brit.
Col.
Fagus, Đức

350


390

330

590

640

470

740

370

1030

150

Nguồn tài liệu
Fogel và Hunt
1983
Comeau và
Kimmins 1989
Comeau và
Kimmins 1989
Comeau và
Kimmins 1989
Comeau và
Kimmins 1989
Ellenberg và cs.

1986

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện tại ở Việt Nam rất ít công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Đơn
cử như có một số tác giả nghiên cứu khu rừng Kon Hà Nừng là để xác định số
lượng, khối lượng rễ trong đất và đánh giá các ảnh hưởng của việc khai thác
trên sinh khối rễ. Trong rừng sự xuất hiện của rễ trong lớp đất được theo dõi.
Mẫu được thu thập trên 10 cm lớp đất và độ sâu lên đến 80 cm. Rễ thu thập
được chia thành 3 lớp: lớp I: ≤ 1,0 mm, lớp II: 1,1 - 5,0 mm, lớp III: <5,0 mm.
Một số tác giả ví dụ Vance (1992) phân loại rễ có đường kính lên đến 2 mm
là rễ tốt. Mặt khác, ví dụ Aruchalam et al, (1992) chia rễ nhỏ có đường kính
lên đến 2 mm và rễ thô có đường kính 2 - 15 mm.
Kết quả cho thấy phần lớn các rễ nhỏ có mặt trong 10 cm đầu tiên của
tầng đất. Khối lượng của chúng giảm theo chiều sâu, hơn 50% tổng khối
lượng của rễ nằm trong 30 cm đầu của đất. Tổng trọng lượng khô của rễ có
đường kính ≤ 1 mm dao động từ 2,34 - 3,24 tấn/ha, trọng lượng khô của rễ có
đường kính 1,1 - 5,0 mm dao động từ 6,57 - 9,69 tấn/ha.


10

2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Về vị trí địa lý
Chu Hương là xã nằm ở phía Nam huyện Ba Bể, cách trung tâm huyện
Ba Bể khoảng 20 km, có trục đường quốc lộ 258 đi qua địa phận xã, có đường
liên xã Chu Hương - Hà Hiệu dài 11km được nâng cấp và mở rộng, có chợ Pù
Mắt là trung tâm giao lưu hàng hóa, thương mại và dịch vụ cụm Nam của
huyện. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3478,96 ha; Trong đó diện tích đất
nông nghiệp: 3303,97 ha; ngành nghề chủ yếu là phát triển nông - lâm nghiệp,

chăn nuôi và các dịch vụ khác. Có ranh giới hành chính tiếp giáp với các xã
như sau:
- Phía Bắc giáp xã Hà Hiệu - huyện Ba Bể
- Phía Nam giáp xã Mỹ Phương - huyện Ba Bể
- Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn
- Phía Tây giáp xã Đồng Phúc và xã Yến Dương - huyện Ba Bể
2.3.1.2. Địa hình, địa mạo
Chu Hương là xã có địa hình đồi núi cao, bị chia cắt bởi các thung lũng,
các dãy núi cao, những dãy núi thấp, núi thoải tạo thành những cánh đồng bậc
thang nhỏ hẹp. Xã có độ cao trung bình từ 400 đến 1200 m so với mặt nước
biển.
2.3.1.3. Khí hậu
Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Kạn, xã Chu
Hương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
2.3.1.4. Thuỷ văn
Mạng lưới thuỷ văn của xã có 32 kênh mương, 25 phai đập cùng với hệ
thống ao hồ, đập lớn nhỏ là những nguồn nước quý phục vụ cho sinh hoạt và


11

sản xuất. Mặc dù có nguồn nước dồi dào như vậy nhưng do địa hình đồi núi bị
chia cắt nhiều nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn
nhất là những khu ruộng bậc thang hay khu ruộng cao. Tuy nhiên, vào thời kỳ
đầu năm, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên thường xảy ra tình trạng hạn
hán nên UBND xã kết hợp với trạm thuỷ nông huyện bơm nước chống hạn.
2.3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Chu Hương đa dạng và phong phú, có nhiều
chủng loại cây gỗ với tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.657,06 ha

chiếm 74,19% tổng diện tích đất tự nhiên. Số diện tích rừng hiện nay chủ yếu
là các hộ gia đình, cá nhân quản lý. Diện tích rừng sản xuất là 2355,23 ha bao
gồm các loại cây keo và cây bản địa. Ngoài ra còn có 301,83 ha rừng phòng
hộ, chiếm 8,43% tổng diện tích đất tự nhiên.
Mặc dù diện tích rừng trồng tương đối lớn nhưng chủ yếu là rừng non
mới tái sinh hoặc mới trồng theo các chương trình như PAM, 327, 661. Điều
đặc biệt cần được quan tâm hiện nay là khu rừng tự nhiên đang bị khai thác
không đúng chu kỳ và kỹ thuật, chặt phá bừa bãi không xin phép cơ quan có
thẩm quyền. Do đó trong thời gian tới cần có biện pháp quản lý chặt chẽ
nhằm bảo vệ tốt quỹ rừng hiện có này.
2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Chu Hương
2.3.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội
- Xã Chu Hương có 19 thôn, do tập quán canh tác lâu đời đã hình thành
nên các khu dân cư sống theo từng khu vực, dọc các trục đường giao thông và
các thung lũng sâu. Nhìn chung vị trí các khu dân cư phân bố chưa đồng đều,
các khu dân cư nằm rải rác không thuận tiện cho việc sản xuất, sinh hoạt và
giao thông, có những xóm còn quá xa khu trung tâm (Khuổi Ha, Nà Quang,
Nà Cà, Nà Đông) nhưng lại chưa được quan tâm mở mang đường xá nên đi
lại còn rất khó khăn.


12

- Xã Chu Hương có đường tỉnh lộ 258 đi qua địa bàn xã, là tuyến
đường liên tỉnh kết hợp liên huyện nên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
giao lưu văn hóa thương mại với nhiều vùng kinh tế khác, kinh tế xã hội của
xã đang phát triển từng ngày.
2.3.2.2. Tình hình văn hóa xã hội
* Về văn hóa: Trong những năm gần đây, công tác văn hóa thông tin
tuyên truyền của xã Chu Hương được quan tâm rõ rệt. Xã đã tổ chức tốt các

hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực
và tinh thần cho nhân dân. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, mời các đoàn
nghệ thuật về phục vụ để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. An
ninh quốc phòng được giữ vững và ổn định. Tệ nạn xã hội từng bước được đẩy
lùi. Về công tác xã hội xã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác thăm hỏi, tặng
quà các gia đình chính sách, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương
bệnh binh người có công với cách mạng, trợ cấp cho các hộ nghèo có hoàn
cảnh khó khăn.
* Về Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục phổ thông có nhiều chuyển biến tích
cực, xã có một trường trung học cơ sở, một trường tiểu học, và một trường mầm
non. Cơ sở vật chất của trường lớp ngày càng được củng cố, số giáo viên dạy
giỏi, học sinh giỏi ngày càng tăng. Hiện nay, trường tiếp tục chỉ đạo xây dựng
trường xanh, sạch, đẹp, chất lượng giáo dục từng bước được tăng lên.
* Về y tế: Xã Chu Hương có một trạm y tế, duy trì tốt hoạt động khám,
chữa bệnh. Các chương trình y tế được triển khai đúng kế hoạch, thực hiện
chương trình phòng chống bệnh mùa hè, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, tổ chức
chiến dịch truyền thông lồng ghép kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe
sinh sản, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho người nghèo và làm tốt công
tác y tế học đường.


13

2.3.3. Đánh giá chung
Qua điều tra tình hình thực tế của xã chúng tôi nhận thấy xã có một số
những khó khăn và thuận lợi sau:
• Thuận lợi:
Là một xã miền núi có địa bàn tương đối rộng, xã còn có lợi thế là diện
tích đất tự nhiên rộng lớn, đặc biệt là đất đồi nên thuận lợi cho việc phát triển
lâm nghiệp, các mô hình nông lâm kết hợp và các loại hình kinh tế trang trại.

Xã có sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự quan tâm của UBND huyện, các ban
ngành đoàn thể huyện Ba Bể, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng,
Chính quyền địa phương. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các đoàn
thể chính trị xã hội đã đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, phối hợp thực
hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.
Đội ngũ cán bộ chuyên môn và các cơ sở của xã giỏi về chuyên môn,
không ngừng nỗ lực, năng động, sáng tạo và rất có trách nhiệm trong việc chỉ
đạo các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội.
Nhận thức của bà con ngày càng được nâng cao nên việc áp dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất một cách phù hợp và kịp
thời luôn được bà con hưởng ứng nhiệt tình.
• Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó, xã Chu Hương còn gặp nhiều khó khăn sau:
Nhìn chung vị trí các khu dân cư phân bố chưa đồng đều, các khu dân
cư nằm rải rác không thuận tiện cho việc sản xuất, sinh hoạt và giao thông, có
những xóm còn quá xa khu trung tâm (Khuổi Ha, Nà Quang, Nà Cà, Nà
Đông) nhưng lại chưa được quan tâm mở mang đường xá nên đi lại còn rất
khó khăn.
Là một xã miền núi có địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, rét kéo
dài, nên ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vật nuôi cây trồng.


14

Sự biến động về giá cả hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày tăng
quá cao, nhất là phân bón; thức ăn gia súc và các loại giống lúa khan hiếm.
Sự phân bố dân cư không đều nên ảnh hưởng tới việc tuyên truyền phổ
cập khoa học kỹ thuật trong sản xuất tới từng hộ nông dân.
Vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp còn hạn chế, điều này
làm cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng khó khăn.

Các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ người dân, tri trả về dịch vụ môi
trường rừng còn ít, cuộc sống của người dân trong vùng còn nhiều khó khăn,
nên việc quản lý bảo vệ rừng đôi khi còn hạn chế.
Mạng lưới thú y cơ sở còn yếu trong tổ chức và quản lý, do vậy làm cho
công tác việc kiểm soát dịch bệnh chưa được tốt. Tập quán chăn nuôi còn lạc
hậu nên việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y và phòng bệnh còn nhiều
khó khăn.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu nghiên cứu về rễ nhỏ ............................................ 5
Bảng 4.1. Trạng thái rừng trồng Mỡ ............................................................... 20
Bảng 4.2. Sinh khối tươi của rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 3 năm tuổi................ 22
Bảng 4.3. Sinh khối tươi của rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 5 năm tuổi ................. 23
Bảng 4.4. Sinh khối tươi của rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 7 năm tuổi................ 25
Bảng 4.5. Sinh khối tươi của rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ 9 năm tuổi................ 26
Bảng 4.6. Sinh khối khô của rễ nhỏ tại tuổi rừng trồng Mỡ ........................... 28
Bảng 4.7. Lượng Carbon tích lũy trong rễ nhỏ tại rừng trồng Mỡ ................. 31


16

- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Kết quả điều tra hệ
thực vật và thảm thực vật rừng tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
3.4.2. Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn
Đối với rừng trồng, ô tiêu chuẩn được thiết lập với diện tích là 500 m2

(20 m x 25 m) với dạng ô tiêu chuẩn này dùng để đo cây gỗ có đường kính từ
6 cm trở lên, cây bụi và thảm mục được đo đếm bằng các ô dạng bản có kích
thước 1 m2 (hình 3.1). Ô mẫu được lựa chọn trong phạm vi 0,5 ha, tránh
đường ranh giới, trừ khi được xác định trước.
x

20 m

25 m

y

Cây gỗ lớn.
Cây gỗ nhỏ.
Cây bụi, thảm tươi.
Ô dạng bản đo đếm thảm tươi và tầng thảm mục.
Ô dạng bản lấy mẫu đất.
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các ô đo đếm


×