Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Ngân hàng đầu tư và các dịch vụ của ngân hàng đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH


NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

Nhóm 10

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014

MỤC LỤC
1


NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
I) TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ:
1) Khái niệm:
Ngân hàng đầu tư (tiếng Anh: investment bank) là một định chế đóng vai trò như một
trung gian tài chính để thực hiện hàng loạt các dịch vụ liên quan tới tài chính như bảo
lãnh: làm trung gian giữa các tổ chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư, tư vấn giúp
dàn xếp các thương vụ mua lại và sáp nhập cùng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp
khác và môi giới cho khách hàng là các tổ chức (định nghĩa của Investopidia) và thực
hiện huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho khách hàng. Cần nhấn mạnh rằng, đối
tượng khách hàng chính của ngân hàng đầu tư là các tổ chức, công ty và chính phủ không
phải là khách hàng cá nhân. Đối với doanh nghiệp, trong suốt quá trình hoạt động luôn
cần vốn đặc biệt là nguồn lớn trung và dài hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh, trong khi
đó chính phủ thì cần huy động vốn nhàn rỗi để bù đắp thiếu hụt ngân sách và tài trợ các
chương trình an sinh xã hội, y tế giáo dục…. Thông qua NHĐT, các doanh nghiệp, tổ
chức và chính phủ có thể đáp ứng nhu cầu của mình một cách dễ dàng và tối ưu hơn so
với việc giao dịch trên thị trường tiền tệ thông qua ngân hàng thương mại.
2) Các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư:


i) Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment banking):
Nghiệp vụ này có cùng tên gọi “ngân hàng đầu tư”, có thể vì đây là một nghiệp vụ truyền
thống lâu đời nhất và là lý do hình thành nên ngân hàng đầu tư. Nghiệp vụ ngân hàng đầu
tư truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách
hàng, do đó có thể coi là nghiệp vụ trên thị trường sơ cấp. Các loại chứng khoán bao gồm
chứng khoán nợ (trái phiếu) và chứng khoán vốn (cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi).
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư dần được mở rộng ra bao gồm tư vấn mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp. Nghiệp vụ này sử dụng kiến thức
chuyên môn trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và vì thế là nghiệp vụ nối dài của
nghiệp vụ phát hành chứng khoán huy động vốn. Dịch vụ tư vấn M&A bao gồm tư vấn
mua bán, sáp nhập, thành lập liên doanh, liên minh chiến lược, thoái vốn đầu tư và tư vấn
chiến lược chống lại các cuộc thôn tính thù nghịch. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư thường
mang về các khoản phí tư vấn và bảo lãnh phát hành khổng lồ cho các ngân hàng đầu tư
và tạo cơ sở bàn đạp để bán chéo các sản phẩm khác. Các khách hàng của mảng dịch vụ
này chủ yếu bao gồm doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư có tổ chức, các chính
2


phủ và chính quyền địa phương. Đối với các nghiệp vụ huy động vốn, các ngân hàng đầu
tư hưởng phí tư vấn và bảo lãnh phát hành (phí phát hành). Đối với các khoản chứng
khoán vốn, phí phát hành thường nằm trong khoảng 3%-5% tổng số vốn huy động. Với
sự cạnh tranh khốc liệt ngày càng gia tăng trên thị trường, khoản phí phát hành ngày càng
bị thu hẹp. Mức phí bình quân trong năm 2008 giảm xuống 2,5%. Đối với các chứng
khoán nợ, phí phát hành thấp hơn nhiều, thường khoảng 0,3%-1%. Mức phí bình quân
trong năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0,27%. Đối với các giao dịch tư vấn M&A, khoản
phí thường dao động trong khoảng 1%-1,5% giá trị giao dịch. Giá trị giao dịch càng lớn
thì tỷ lệ phần trăm phí càng thấp. Mảng dịch vụ này có mức độ rủi ro thấp và trong mọi
trường hợp thành bại của giao dịch thì ngân hàng đầu tư đều mang về một khoản phí nhất
định. Chính vì vậy, mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp không chỉ là sân chơi của các
ngân hàng đầu tư mà còn là của các công ty tư vấn tài chính lớn trên thế giới như các

công ty kiểm toán. Dịch vụ ngân hàng đầu tư được coi là giá trị cốt lõi của một ngân hàng
đầu tư.
ii) Nghiệp vụ đầu tư (Sales and trading):
Nếu nghiệp vụ ngân hàng đầu tư diễn ra chủ yếu trên thị trường sơ cấp thì nghiệp vụ đầu
tư chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ đầu tư bao gồm môi giới và đầu tư.
Nghiệp vụ môi giới chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm chứng khoán niêm yết (bao
gồm cả các sản phẩm phái sinh niêm yết như hợp đồng tương lai hay quyền chọn), trong
đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò trung gian nhận lệnh và khớp lệnh cho các khách hàng.
Đầu tư bao gồm nghiệp vụ đầu tư cho khách hàng với chức năng tạo thanh khoản thị
trường mà ở đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường và nghiệp vụ tự
doanh với mục tiêu đầu cơ biến động giá chứng khoán. Hoạt động đầu tư là hoạt động
mang tính rủi ro cao do ngân hàng mang vốn của mình ra kinh doanh. Nghiệp vụ đầu tư
cho khách hàng (flow trading) áp dụng cho các sản phẩm chứng khoán giao dịch trên thị
trường OTC [1] , bao gồm các chứng khoán không niêm yết, hợp đồng phái sinh không
niêm yết và các sản phẩm cơ cấu. Với chức năng tạo thanh khoản, các giao dịch mua bán
được thực hiện với các khách hàng một cách thụ động hoặc chủ động với mục tiêu tìm
kiếm các khoản chênh lệch giá. Các chứng khoán được trao đổi mua bán trong khoảng
thời gian ngắn nhằm tránh sự biến động giá mạnh. Thông thường, các nhân viên đầu tư
duy trì một trạng thái sản phẩm nhỏ (trong hạn mức cho phép) vào cuối ngày để hạn chế
rủi ro. Hoạt động đầu tư tự doanh mang tính rủi ro cao hơn so với hoạt động đầu tư tạo
thanh khoản. Nghiệp vụ này áp dụng cho cả chứng khoán niêm yết và không niêm yết.
Các nhân viên đầu tư tìm kiếm lợi nhuận biến động giá bằng cách chủ động nắm giữ
trạng thái sản phẩm (“trường” hoặc “đoản”) và đánh cược với sự biến động của thị
trường. Thời hạn nắm giữ sản phẩm có thể ngắn đến dài hạn, tùy thuộc theo từng chiến
thuật đầu tư. Hoạt động đầu tư thường gắn liền với một bộ phận quan trọng đó là bộ phận
3


bán hàng. Các nhân viên bán hàng là những người tiếp thị, duy trì quan hệ với các khách
hàng lớn để mang họ tới cho các nhân viên đầu tư. Chính vì thế bộ phận này có tên đầy

đủ trong tiếng Anh là “Sale & Trading”.
iii) Nghiệp vụ nghiên cứu (Research):
Nghiệp vụ nghiên cứu được thực hiện bởi các nhân viên nghiên cứu nhằm theo dõi tình
hình hoạt động của các loại chứng khoán trên thị trường giúp các nhà đầu tư có thể ra
được các quyết định mua bán của mình một cách linh hoạt kịp thời. Các sản phẩm nghiên
cứu rất đa dạng, bao gồm các báo cáo nghiên cứu chung như kinh tế vĩ mô, nghiên cứu
ngành, nghiên cứu chiến thuật đầu tư và nghiên cứu sản phẩm. Các báo cáo nghiên cứu là
cơ sở giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định mua bán kịp thời. Nghiệp vụ
nghiên cứu cũng bao gồm việc xây dựng, phát triển các công cụ phân tích và quản lý
danh mục đầu tư cho khách hàng. Nghiệp vụ nghiên cứu không tạo doanh thu trực tiếp
song có tác dụng tăng cường chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của ngân hàng
đầu tư. Nghiệp vụ nghiên cứu có vai trò quan trọng hỗ trợ các hoạt động khác của ngân
hàng đầu tư. Việc nghiên cứu có tác dụng tăng cường tính thanh khoản của các sản phẩm
chứng khoán, do đó thúc đẩy việc mua bán, tạo doanh thu cho khối đầu tư. Hoạt động
nghiên cứu cũng giúp việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp trở nên dễ dàng
hơn, đặc biệt đối với các chứng khoán có tính thanh khoản tốt, được sự quan tâm của thị
trường.
iv) Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn (Merchant banking):
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một loại nghiệp vụ đầu tư song có đối tượng chủ yếu là
các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế được hiểu là các sản phẩm đầu tư không
phải là các sản phẩm truyền thống (cổ phiếu và trái phiếu), bao gồm đầu tư bất động sản,
cho vay sử dụng đòn bẩy tài chính (leveraged finance), các thỏa thuận tín dụng lớn như
cho vay đồng tài trợ và tài trợ dự án. Một mảng quan trọng của ngân hàng bán buôn thuộc
dòng sản phẩm chứng khoán vốn là đầu tư vốn tư nhân (private equity). Bản chất của
nghiệp vụ này là việc ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết có tiềm năng
để phát triển làm tăng giá trị thông qua tái cơ cấu tài chính và hoạt động. Việc đầu tư vào
các doanh nghiệp vốn tư nhân có thể thực hiện từ giai đoạn khởi nghiệp đến các giai đoạn
trưởng thành và phát triển của doanh nghiệp. Hai hình thức thông dụng của nghiệp vụ
đầu tư vốn tư nhân là đầu tư mạo hiểm (venture capital) hoặc đầu tư mua doanh nghiệp
thông qua đòn bẩy tài chính (LBO). Quá trình đầu tư sẽ kết thúc bằng việc thoái vốn

thông qua niêm yết doanh nghiệp được đầu tư lên thị trường chứng khoán hoặc bán cho
một bên thứ ba. Một cách ít thông dụng hơn, ngân hàng đầu tư vào công ty niêm yết và
thoái sàn (de-list) để trở thành doanh nghiệp tư nhân nhằm hạn chế sự quan tâm của công
chúng và các cơ quan giám sát thị trường. Sau quá trình phát triển và tái cơ cấu lại, ngân
4


hàng sẽ thoái vốn đầu tư theo cách thông thường là tái niêm yết lên thị trường chứng
khoán. Ngân hàng đầu tư vừa thực hiện hoạt động đầu tư vốn tư nhân cho bản thân ngân
hàng và cho khách hàng thông qua nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư vốn tư nhân (private
equity fund). Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một hoạt động tự doanh mang tính rủi ro
cao. Với đối tượng đầu tư là các sản phẩm thay thế, thời hạn nắm giữ sản phẩm thường
dài hơn so với nghiệp vụ đầu tư các sản phẩm chứng khoán truyền thống.
v) Nghiệp vụ quản lý đầu tư (Investment Management):
Quản lý đầu tư ngày càng trở thành một mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng đầu
tư nhờ mức độ rủi ro thấp và thu nhập ổn định. Quản lý đầu tư có thể phân thành nghiệp
vụ quản lý tài sản và nghiệp vụ quản lý gia sản. Quản lý tài sản bao gồm quản lý quỹ đầu
tư, quản lý danh mục đầu tư cho các khách hàng tổ chức. Ngày nay, quỹ đầu tư đã phát
triển đa dạng hình thành các loại quỹ đầu tư khác nhau với mục tiêu đầu tư và mức độ rủi
ro khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các loại quỹ đầu tư thông
dụng bao gồm quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, quỹ đầu cơ, quỹ đầu tư vốn tư nhân, quỹ đầu tư
mạo hiểm và một số loại quỹ khác. Quản lý gia sản hay dịch vụ ngân hàng cá nhân
(private banking) là một khái niệm mới hình thành trong vài thập kỷ qua với dịch vụ tư
vấn và quản lý tài sản cho các khách hàng là những cá nhân và gia đình giàu có. Sự gia
tăng về thu nhập của nhiều tầng lớp dân cư tại nhiều quốc gia nhờ toàn cầu hóa đã hình
thành nên một tầng lớp người giàu, làm cơ sở phát triển dịch vụ quản lý gia sản. Để tăng
cường tính cạnh tranh với mục tiêu trở thành một đại siêu thị tài chính, cung cấp cho
khách hàng một danh mục dịch vụ đa dạng, các ngân hàng đầu tư không thể không xây
dựng mảng kinh doanh quản lý đầu tư cho riêng mình. Mảng kinh doanh này mang lại
nguồn thu nhập ổn định cho các ngân hàng trong mọi điều kiện biến động của thị trường.

vi) Nghiệp vụ nhà môi giới chính ( Prime Brokerage):
Nghiệp vụ nhà môi giới chính có rất nhiều tên gọi trong tiếng Anh như “Prime
Brokerage”, “Capital Market Prime Services”, “Global Clearing Services” hay “Prime
Securities Services”. Gần đây được tách ra thành một nhóm nghiệp vụ riêng biệt do sự
lớn mạnh của các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư có tổ chức. Quỹ đầu cơ (hedge fund) là
một dạng quỹ thành viên được tham gia bởi một số nhà đầu tư có điều kiện (đáp ứng các
tiêu chí về tài sản và kiến thức đầu tư). Quỹ đầu cơ khác với các loại quỹ thông thường ở
chỗ được sử dụng đòn bẩy tài chính và có thể tham gia vào các hoạt động rủi ro như các
sản phẩm phái sinh. Ngày nay, tại các quốc gia phát triển các quỹ đầu cơ đã hình thành
nên một ngành kinh tế mới với việc quản lý tài sản cho những nhà đầu tư đủ điều kiện
tham gia với tổng số tiền đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ USD. Ý tưởng hình thành nghiệp
vụ nhà môi giới chính xuất phát từ sự bất tiện của việc sử dụng cùng một lúc nhiều nhà
môi giới của các quỹ đầu cơ dẫn đến sự phân tán các nguồn lực trong việc thực hiện các
5


hoạt động hỗ trợ. Nhận thấy điều này, các ngân hàng đầu tư lớn đã nhanh chóng tận dụng
thế mạnh của mình với hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có để cung cấp một loạt dịch vụ từ AZ cho các quỹ đầu cơ, thậm chí cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ miễn phí. Việc tập hợp
các nguồn lực này tạo ra sự tiện lợi trong hoạt động, hạn chế phân tán nguồn lực, giúp
các quỹ đầu tư có thể tập trung vào công việc kinh doanh chính là đầu tư. Việc sử dụng
nhà môi giới chính không có nghĩa là các quỹ đầu cơ không quan hệ với các nhà môi giới
khác. Điều này chỉ có nghĩa là các quỹ đầu tư tiến hành thuê ngoài (outsource) các hoạt
động không cơ bản và tập trung hóa việc xử lý giao dịch cho nhà môi giới chính để họ
thay mặt ký kết thực hiện các giao dịch với các nhà môi giới khác. Ngày nay, dịch vụ nhà
môi giới chính trở nên rất đa dạng và không chỉ bao gồm các dịch vụ môi giới đầu tư mà
bao gồm rất nhiều dịch vụ hỗ trợ hoạt động, tư vấn cho toàn bộ vòng đời hoạt động của
một quỹ đầu cơ. Các dịch vụ này bao gồm từ việc xin giấy phép, thiết lập cơ sở hạ tầng,
cho thuê văn phòng, kêu gọi nhà đầu tư, thu xếp vốn (thông qua nghiệp vụ repo, cho vay
chứng khoán, bán và mua lại, cho vay ký quỹ), quản trị rủi ro, quản lý dòng tiền và thanh
khoản, cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin, môi giới đầu tư, thanh toán và lưu ký

chứng khoán cũng như các công việc kế toán, lập báo cáo tài chính cho các quỹ đầu cơ.
3) Các dòng sản phẩm đầu tư:
i) Phân tích theo tính chất thanh toán:
-

Sản phẩm tiền mặt: Là những sản phẩm mà việc mua bán cần sự thanh toán bằng
tiền mặt cho toàn bộ phần gốc của sản phẩm.(Cổ phiếu; trái phiếu)
Sản phẩm phái sinh: Là những sản phẩm không có hoặc rất hiếm xảy ra việc thanh
toán bằng tiền mặt ngay tại thời điểm ký hợp đồng.
ii) Phân theo tính chất biến động giá:

- Dòng sản phẩm có thu nhập cố định: Là những sản phẩm không mang tính chất của
chứng khoán vốn, tức là giá trị của sản phẩm không phụ thuộc vào sự lên xuống của thị
giá cổ phiếu. Bao gồm: trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái
phiếu doanh nghiệp, trái phiếu lợi suất cao, các chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo phát
hành theo nghiệp vụ chứng khoán hóa, các sản phẩm thị trường tiền tệ, các sản phẩm tài
trợ vốn, các hoạt động tín dụng, đầu tư bất động sản, đầu tư nợ xấu. Đây là các sản tiền
mặt thuộc dòng sản phẩm có thu nhập ổn định.
- Dòng sản phẩm chứng khoán vốn: Là các sản phẩm mà giá trị của chúng biến động
theo thị giá cổ phiếu. Bao gồm: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển
đổi, chứng quyền cổ phiếu, các sản phẩm phái sinh có gốc phái sinh liên quan đến cổ
phiếu.

6


iii) Phân theo lịch sử phát triển:
- Các sản phẩm đầu tư truyền thống: Là các sản phẩm được hình thành từ lâu đời như
các loại cổ phiếu, trái phiếu.
- Các sản phẩm đầu tư thay thế: là các sản phẩm ngoài các sản phẩm đầu tư truyền

thống. Bao gồm: đầu tư bất động sản, đầu tư vốn tư nhân, cho vay đồng tài trợ, tài trợ dự
án, tài trợ vốn sử dụng đòn bẩy tài chính và phái sinh hàng hóa cơ bản.
4) Đặc tính của ngân hàng đầu tư:
Nghiệp vụ chứng khoán hóa là một đặc điểm khá đặc biệt khi nhắc đến ngân hàng đầu tư.
Thuật ngữ “chứng khoán hóa” (securitisation) có lịch sử phát triển từ năm 1977 khi ngân
hàng Bank of America tiến hành giao dịch chứng khoán hóa lần đầu tiên với việc phát
hành chứng khoán nợ có định mức tín nhiệm AAA có đảm bảo bằng các khoản cho vay
thế chấp mua nhà. Tuy nhiên giao dịch này không thành công do những rào cản về pháp
lý lúc bấy giờ. Nghiệp vụ này chỉ thực sự mang lại thành công vào đầu những năm 1980
khi có những cải cách tiến bộ về mô hình định giá tài sản của hai tổ chức là Hiệp hội cho
vay thế chấp mua nhà Quốc gia (Government National Mortgage Association) và tập
đoàn cho vay thế chấp mua nhà Liên Bang (Federal Home Loan Mortgage Corporation).
Ngày nay chứng khoán hóa đã phát triển mạnh và nhanh chóng trở thành một phương
thức phát hành chứng khoán thông dụng ở thị trường Mỹ, Châu Âu và một số nước phát
triển ở Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Về bản chất, chứng
khoán hóa là quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản có sẵn trên bảng cân
đối kế toán để làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán nợ. Ưu điểm
của nghiệp vụ này giúp cho doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn dài hạn với
lãi suất hấp dẫn trong khi nếu mang số tài sản này ra ngân hàng làm thế chấp vay vốn thì
thường phải chịu một mức lãi suất cao và những điều kiện ràng buộc khắt khe. Hơn nữa
việc thực hiện chứng khoán hóa là một hình thức chuyển giao rủi ro trực tiếp cho nhà đầu
tư. Sở dĩ các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro để mua các chứng khoán nợ này vì họ kỳ vọng
một tỷ suất sinh lợi cao trong tương lai. Do đó nói một cách khác, chứng khoán hóa là
quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ
thu được từ một nhóm tài sản chính sẵn có. Các loại tài sản chính dùng để chứng khoán
hóa thường rất đa dạng bao gồm các khoản cho vay thế chấp mua nhà, các khoản cho vay
thương mại, các khoản phải thu thương mại, danh mục các khoản cho vay thẻ tín dụng,
danh mục nợ xấu, các khoản cho vay bất động sản thương mại. Tùy vào mỗi loại tài sản
đảm bảo dùng làm cơ sở chứng khoán hóa, các chứng khoán nợ phát hành sẽ có những
tên gọi khác nhau. Hình thức thông dụng nhất của chứng khoán hóa vẫn là dùng các danh

mục cho vay thế chấp mua nhà. Đặc điểm các loại tài sản đảm bảo này mang tính dài hạn,
thường từ 10 – 50 năm, có thời hạn trả nợ định kỳ cả gốc và lãi. Các loại chứng khoán
7


phát hành lấy danh mục cho vay thế chấp mua nhà làm đảm bảo gọi là chứng khoán nợ
có các khoản cho vay thế chấp mua nhà làm tài sản đảm bảo ( Mortgage Backed
Securities_ MBS). Mặc dù chứng khoán hóa là một kênh huy động vốn hiệu quả cho
doanh nghiệp nhưng quy trình thì lại khá phức tạp và không phải doanh nghiệp nào đều
có đủ khả năng chuyên môn để thực hiện. Do đó đây là một mảnh đất khá màu mỡ cho
các ngân hàng đầu tư khai thác. Họ thường tìm cách mua lại các danh mục tài sản của các
chủ thể tạo lập tài sản, đặc biệt là các danh mục tín dụng của các công ty tài chính hay
ngân hàng thương mại để tiến hành chứng khoán hóa. Thông thường, các ngân hàng đầu
tư thực hiện hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để việc giải ngân tín dụng diễn ra
thuận lợi và nhanh chóng, sau đó họ mua lại các danh mục cho vay này. Quá trình này
giúp các ngân hàng đầu tư quay vòng vốn rất nhanh do họ chỉ phải tạm ứng vốn hình
thành tài sản và chứng khoán trong một thời gian ngắn. Họ chấp nhận rủi ro để đổi lấy
một tỷ suất lợi nhuận cao từ nghiệp vụ này. Mặc dù chỉ mới hình thành và phát triển
trong một thời gian ngắn, chứng khoán hóa đã trở thành một thuật ngữ khá quen thuộc
của ngân hàng đầu tư hiện đại và là một kênh huy động vốn thời thượng.
Hình 1.1 Quy trình chứng khoán hóa:
Bước 1: Thành lập công ty có mục đích đặc biệt
Bước 2: Bán tài sản tài chính cho công ty có mục đích đặc biệt
Bước 3: Thuê công ty quản lý
Bước 4: Định mức tín nhiệm và tăng cường khả năng tín dụng
Bước 5: Công ty có mục đích đặc biệt phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo
Bước 6: Quản lý dòng tiền tương lai của công ty có mục đích đặc biệt và thanh toán gốc
+ lãi cho các trái chủ.
Thành lập các công ty có mục đích đặc biệt: Các công ty có mục đích đặc biệt có thể
hình thành dưới dạng một doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hoặc bởi một đơn vị ủy

thác. Nó mang tính tượng trưng, thường không có vốn và nhân viên. Mọi hoạt động của
công ty này được thông qua thuê ngoài từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên
nghiệp. Mục tiêu chính của việc thành lập công ty có mục đích đặc biệt là để tách bạch
rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động của chủ thể tạo lập tài sản với danh mục tài sản cần
chứng khoán hóa, do đó giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá rủi ro đầu tư mua chứng
khoán dễ dàng hơn.
Bán tài sản tài chính cho công ty có mục đích đặc biệt: chủ thể tạo lập tài sản chuyển
danh mục tài sản mình muốn chứng khoán hóa sang cho công ty có mục đích đặc biệt
8


thông qua một hợp đồng bán tài sản. Hợp đồng này quy định mọi quyền lợi và rủi ro của
tài sản hoàn toàn chuyển qua cho công ty có mục đích đặc biệt. Nhờ đó công ty có thể
toàn quyền sử dụng dòng tiền mặt tương lai của tài sản này làm cơ sở đảm bảo cho chứng
khoán nợ phát hành.
Thuê công ty quản lý: nhiệm vụ của công ty quản lý là thay mặt ngân hàng đầu tư điều
hành công ty có mục đích đặc biệt. Bao gồm: quản lý danh mục tài sản, thu các khoản
gốc và lãi của tài sản từ khách hàng, gửi thư nhắc nhở đôn đốc việc thu hồi nợ đúng hạn
và thực hiện các thủ tục xiết nợ khi cần thiết, thanh toán gốc và lãi cho nhà đầu tư chứng
khoán nợ theo đúng thứ tự ưu tiên.
Định mức tín nhiệm và tăng cường khả năng tín dụng: việc có thực hiện bước này
hay không là tùy thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tại hầu hết các quốc gia, các công ty
có mục đích đặc biệt phải được định mức tín nhiệm trước khi phát hành chứng khoán nợ.
Sẽ có một công ty định mức tín nhiệm thực hiện nhiệm vụ này, họ đánh giá mức độ bảo
vệ đối với nhà đầu tư thông qua khía cạnh pháp lý cũng như cấu trúc giao dịch.
Công ty có mục đích đặc biệt phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo: Sau khi phát
hành trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ trở thành chủ sở hữu các dòng tiền mặt trong tương lai
của công ty có mục đích đặc biệt. Việc phát hành các trái phiếu này được thực hiện thông
qua các thủ tục như việc phát hành chứng khoán nợ thông thường. Ngân hàng đầu tư có
thể đứng ra bảo lãnh phát hành.

Quản lý dòng tiền tương lai của công ty có mục đích đặc biệt và thanh toán gốc + lãi
cho các trái chủ: Khi đến thời gian đáo hạn của trái phiếu, công ty dịch vụ được thuê
quản lý công ty có mục đích đặc biệt chịu trách nhiệm thanh toán gốc và lãi cho nhà đầu
tư. Sau một khoảng thời gian nhất định khi các thủ tục này hoàn tất cũng đồng nghĩa với
việc công ty có mục đích đặc biệt hoàn thành xong sứ mệnh và được giải thể.
5) Phân biệt ngân hàng đầu tư và các định chế tài chính khác:
i)

Phân biệt ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán:

Về cơ bản công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư có mối liên quan chặt chẽ với nhau
tuy nhiên có sự khác biệt về quy mô tổ chức hoạt động và nghiệp vụ kinh doanh.

Tổ
chức
hoạt
động

Ngân hàng đầu tư
- NHĐT có cơ cấu tổ chức
hoạt động được chia ra
thành 3 bộ phận, 6 khối
nghiệp vụ khác nhau và 2

Công ty chứng khoán
- Là cầu nối giữa nhà đầu tư
với trung tâm giao dịch
chứng khoán, người chơi
chứng khoán sẽ phải đến
9



Nghiệp
vụ
kinh
doanh

dòng sản phẩm chính.
- Hoạt động môi giới của
NHĐT được phát triển theo
hệ thống phần mềm thông
minh nhằm tạo ra một chiến
thuật đặt lệnh và khớp lệnh
được
kết quả tốt nhất
chokhách hàng và bản thân
ngân hàng.
- NHĐT thường không có
xu hướng phục vụ trực tiếp
cho các cá nhân với quy mô
nhỏ lẻ. Do đó mức phí thu
trên các dịch vụ là rất lớn.
- NHĐT cũng có hoạt động
tự doanh, tuy nhiên hoạt
động tự doanh là do các
nhân viên tự doanh thực
hiện độc lập với nhân viên
đầu tư tạo thanh khoản.
- Tư vấn tài chính doanh
nghiệp, cung cấp cho khách

hàng các bài nghiên cứu,
phân tích tài chính.
- NHĐT có nhiều hoạt động
kinh doanh với quy mô
lớndựa trên các khối đầu tư
và dòng sản phẩm của công
ty.
- Tính chất nghiệp vụ phức
tạp.

các CTCK để thực hiện
một số thủ tục như mở tài
khoản chứng khoán, lưu
ký chứng khoán…
- CTCK sẽ phải mở tài
khoản lưu ký của bản thân
công ty tại Trung tâm này
và đồng thời mở tài khoản
lưu ký cho khách hàng của
mình (nghiệp vụ môi giới).
- CTCK sẽ thu được một
mức phí nhất định khi thực
hiện các dịch vụ trên.
- CTCK cũng tham gia
mua bán chứng khoán như
một tổ chức độc lập, bằng
chính nguồn vốn của công
ty (nghiệp vụ tự doanh).
- Tư vấn tài chính doanh
nghiệp, cung cấp cho khách

hàng các bài nghiên cứu,
phân tích tài chính.
- CTCK thường gói gọn ở
quy mô hẹp và nhỏ.
- Tính chất nghiệp vụ đơn
giản.

Nói tóm lại, công ty chứng khoán hoạt động với quy mô nhỏ và đơn giản hơn so với ngân
hàng đầu tư.
ii) Phân biệt ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại:
Về cơ bản, ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại đều là những định chế trung gian
tài chính với chức năng chính là trung gian kết nối các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn đến
với nhau trong nền kinh tế nhưng lại thông qua những cách thức khác nhau.
Ngân hàng thương mại: là chủ thể hoạt động chủ yếu trên thị trường tiền tệ. Nghiệp vụ
chủ yếu của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi (tiết kiệm, vãng lai, có kỳ hạn) và
10


dùng nguồn vốn này cho vay trên thị trường. Lợi nhuận mà ngân hàng thương mại kiếm
được là thông qua việc hưởng chênh lệch lãi suất giữa cho vay và nhận tiền gửi. Theo
như hoạt động của mô hình ngân hàng thương mại thì các chủ thể thừa và thiếu vốn
không tự liên hệ trực tiếp với nhau bởi lẽ họ không biết nhau hoặc không tin tưởng nhau
vì nắm quá ít thông tin về nhau. Lúc này họ cần một tổ chức trung gian để đứng ra dàn
xếp ổn thỏa nhằm đáp ứng nhu cầu của đôi bên. Và ngân hàng thương mại với uy tín và
kinh nghiệm hoạt động sẽ thực hiện nghiệp vụ trung gian kết nối này. Thông qua việc
làm đó các chủ thể có nhu cầu vay và cho vay trên thị trường sẽ giảm thiểu rủi ro bằng
việc hoán chuyển nó sang cho các ngân hàng thương mại.
Hình 1.2 Mô hình ngân hàng thương mại

Ngân hàng đầu tư: là định chế trung gian tài chính hoạt động trên thị trường vốn với

chức năng tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán nhằm huy động vốn cho khách
hàng. Trong mô hình hoạt động của ngân hàng đầu tư dòng vốn chạy trực tiếp từ chủ thể
thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn và ngân hàng đầu tư chỉ đóng vai trò kết nối trung gian
để hai bên tìm hiểu nhau thông qua bản cáo bạch thông tin và bản thuyết trình. Ngoài ra
quá trình này còn có sự tham gia của các định chế khác như công ty định mức tín nhiệm,
công ty kiểm toán, công ty tư vấn luật nhưng ngân hàng đầu tư vẫn đóng vai trò chủ đạo
trong mối liên kết này. Bằng việc làm này các chủ thể thiếu vốn có thể dễ dàng huy động
được các nguồn vốn dài hạn với chi phí hợp lý và đương nhiên các chủ thể thừa vốn
được quyền đầu tư trực tiếp vào nơi mình muốn, họ chấp nhận rủi ro nhưng kỳ vọng một
mức lợi nhuận cao hơn khi gửi vốn vào ngân hàng thương mại.
Hình 1.3 Mô hình ngân hàng đầu tư

11


- Về các nguồn thu nhập:

- Về cách thức huy động vốn:

12


- Về các chức năng chính:
Ngoài một số chức nắng giống nhau như: nhà đầu tư, nhà tạo lập thị trường, nhà cung cấp
tín dụng, nhà tư vấn, ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại có những chức năng
chuyên biệt riêng. Cụ thể một số chức năng chính của ngân hàng đầu tư như: nhà bảo
lãnh phát hành chứng khoán, nhà môi giời chứng khoán, nhà ủy thác quản lý đầu tư, nhà
cung cấp dịch vụ. Còn về phía các ngân hàng thương mại thì: chức năng nhà huy động
tiền gửi, nhà đầu tư các sản phẩm thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, trung tâm
thanh toán.

- Về quản lý tài sản và nguồn vốn:
Ngân hàng thương mại thường huy động vốn trước rồi quyết định sử dụng nguồn vốn huy
động được thế nào cho hiệu quả, hạn chế rủi ro. Phần tiền gửi huy động không sử dụng
hết có thể được gửi trên thị trường liên ngân hàng hoặc đầu tư các chứng từ có giá có tính
thanh khoản cao nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. Do đó, nguồn vốn quyết định sử dụng
vốn và quản lý ngân hàng thương mại mang định hướng quản lý tài sản.

13


Ngân hàng đầu tư chỉ huy động nguồn vốn theo nhu cầu thực tế, tức là sử dụng vốn quyết
định nguồn vốn. Do đó, bản chất quản lý ngân hàng đầu tư theo hướng quản lý nguồn
vốn.
- Về đòn bẩy tài chính:
Ngân hàng thương mại khi cho vay thường yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp phải có
tài sản đảm bảo thế chấp. Trong thời hạn cho vay có thể xem đây là tài sản của ngân
hàng. Mặc dù thời gian nắm giữ số tài sản này là dài hạn song đây là những tài sản có
tính thanh khoản thấp, việc đem ra định giá thế chấp cũng khó khăn, kém hiệu quả. Vì
vậy, ngân hàng thương mại chủ yếu đi vay không đảm bảo (huy động vốn trong dân cư
và các tổ chức kinh tế), chủ yếu là dựa vào uy tín để bảo đảm tuyệt đối cho người gửi
tiền. Do đó, hệ số đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại được kiểm soát thông qua
tổng số tài sản được điều chỉnh theo mức độ rủi ro của ngân hàng tăng đến mức độ nào
(tối đa 12,5 lần), thông qua đó khuyến khích cải thiện hệ thống quản trị rủi ro của ngân
hàng để nâng hệ số an toàn.
Trong khi đó ngân hàng đầu tư hầu hết nắm giữ các tài sản mang tính thanh khoản rất
cao, có thể chuyển đổi ra tiền mặt một cách linh hoạt (trừ một số tài sản đầu tư thay thế
thuộc nghiệp vụ ngân hàng bán buôn như bất động sản, tài trợ dự án, tài trợ đòn bẩy tài
chính, cho vay đồng tài trợ). Do đó, ngân hàng đầu tư dễ dàng mang thế chấp các tài sản
đầu tư của mình ra thị trường để vay vốn ngắn hạn thông qua các nghiệp vụ cho vay có
bảo đảm. Chính vì vậy nếu nhìn vào bảng cân đối kế toán của ngân hàng đầu tư, tỷ trọng

vốn vay bằng tài sản đảm bảo hình thành hoạt động khớp sổ chiếm một tỷ trọng lớn.
Chính vì vậy mà hệ số đòn bẩy gộp của ngân hàng đầu tư cao hơn đáng kể so với ngân
hàng thương mại.
- Về khung pháp lý và cách thức tổ chức:
Các ngân hàng thương mại phải tuân thủ chặt chẽ các quy định an toàn về sử dụng tài
sản và vốn. Ngân hàng thương mại chịu sự giám sát quản lý của ngân hàng trung ương và
tổ chức bảo hiểm tiền gửi quốc gia.
Ngân hàng đầu tư lấy hoạt động kinh doanh chứng khoán làm nồng cốt, do đó về cơ bản
chịu sự quản lý của Ủy ban chứng khoán. Tuy nhiên hoạt động của ngân hàng đầu tư có
thể bao gồm nhiều nghiệp vụ đa dạng khác nhau và mỗi loại nghiệp vụ chịu sự điều chỉnh
của các khung pháp lý khác nhau. Do đó một ngân hàng đầu tư có thể chịu sự quản lý của
nhiều cơ quan chức năng chuyên môn như: ủy ban chứng khoán, ngân hàng trung ương,
các hiệp hội nghề nghiệp, cơ quan chức năng khác,… tùy theo mức độ đa dạng của các
hoạt động.
14


- Một số đặc điểm khác biệt khác:

II) MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ:
1)

Mô hình tổ chức của ngân hàng đầu tư

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng đầu tư là trao đổi, mua bán các sản phẩm tài chính.
Xét theo chiều ngang: một ngân hàng đầu tư thường được phân ra làm 3 bộ phận chính:
bộ phận kinh doanh (front office), bộ phận quản trị rủi ro (middle office) và bộ phận
điều hành (back office).
Xét theo chiều dọc: ngân hàng đầu tư được chia thành 6 khối nghiệp vụ chính: Khối ngân
hàng đầu tư; Khối đầu tư; Khối nghiên cứu; Khối quản lý đầu tư; Khối ngân hàng bán

buôn; Khối nhà môi giới chính.
Xét theo dòng sản phẩm: ngân hàng đầu tư gồm 2 dòng sản phẩm chính: các sản phẩm có
thu nhập cố định (Fixed Income - FID) và các sản phẩm chứng khoán vốn (Equities EQ).
Bộ phận kinh doanh và bộ phận xử lý đều có cách tổ chức bám theo trục của 6 khối
nghiệp vụ và 2 dòng sản phẩm chính của ngân hàng đầu tư nhằm tạo điều kiện tốt nhất
phục vụ khách hàng.
Một số ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng tổng hợp thường có xu hướng phân chia theo
khối khách hàng do hoạt động của những ngân hàng này chủ yếu là khách hàng cá nhân,
15


tuy nhiên cách phân chia như vậy chỉ nhằm giúp cho khách hàng dể dàng tiếp cận với
các dịch vụ của ngân hàng hơn trong nội bộ của ngân hàng, việc quản lý vẫn được phân
chia theo các dòng sản phẩm nhằm quản lý kết quả kinh doanh tốt hơn.

Hình 1.4 Mô hình ngân hàng đầu tư theo dòng sản phẩm:

2) Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tư:
i) Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh
Mô hình tổ chức bộ phận kinh doanh của ngân hàng đầu tư:

ii) Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị rủi ro:
Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận quản trị rủi ro là thường xuyên xác định, đo lường và
quản lý các rủi ro mà các nhân viên đầu tư nắm giữ trên báo cáo cân đối kế toán của ngân
hàng và phân bổ các nguồn vốn tự có bù đắp cho các rủi ro đó, nhằm đảm bảo trong tình
huống xấu nhất ảnh hưởng tới ngân hàng nằm trong ngưỡng an toàn. Phòng quản trị rủi
ro thường xuyên cập nhật trạng thái đầu tư cho từng sản phẩm, đồng tiền, từng loại rủi ro
cho từng nhân viên và từng nhóm giao dịch.

16



Về cơ cấu tổ chức, bộ phận rủi ro được chia theo các loại rủi ro khác nhau như rủi ro tín
dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Đối với ngân hàng đầu tư rủi ro thị trường là
một trong những rủi ro lớn nhất do sự tham gia sâu rộng vào các hoạt động trên thị
trường vốn.
iii) Cơ cấu tổ chức bộ phận điều hành.
Bao gồm các phòng ban:
- Xử lý giao dịch (Operation).
- Tài chính kế toán (Finance).
- Kiểm soát (Control room).
- Phòng soạn thảo hợp đồng (TMG).
- Tuân thủ (Compliance).
- Pháp lý (Legal).
- Nhân sự (Human resource).
- Công nghệ thông tin (Information Technology).
- Văn phòng, hành chính (Administrative).
3) Môi trường hoạt động của ngân hàng đầu tư:
i) Các nhà cung cấp:
Các công ty tư vấn luật
Các công ty tư vấn luật là một đối tác quan trọng đối với các nhà đầu tư và là bộ phận
không thể thiếu trong các giao dịch lớn. Với đặc điểm hoạt động trên phạm vi toàn cầu và
tiến hành nhiều giao dịch xuyên biên giới, việc am hiểu luật pháp của từng quốc gia cũng
như pháp luật quốc tế là một điều tối quan trọng. Vai trò của các công ty tư vấn luật là
cung cấp về khía cạnh pháp lý của giao dịch cũng như làm thế nào có thể giúp khách
hàng tuân thủ pháp luật một cách hiệu quả thông qua việc cấu trúc các giao dịch. Ngân
hàng sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn luật cho tất cả các giao dịch của bản thân
ngân hàng đầu tư (bao gồm việc đưa ra sản phẩm mới, hoặc thâm nhập thị trường mới,
xin giấy phép), cũng như các giao dịch của khách hàng.
Các công ty tư vấn thuế


17


Cũng như các công ty tư vấn luật, các công ty tư vấn thuế đảm bảo tính tuân thủ luật pháp
của ngân hàng đầu tư và khách hàng của họ ở các thị trường khác nhau. Với sự am hiểu
về chính sách thuế của từng địa phương, các công ty tư vấn thuế sẽ giúp các ngân hàng
đầu tư lên kế hoạch cho từng giao dịch cụ thể. Sự hỗ trợ của các công ty tư vấn thuế sẽ
giúp tiết kiệm chi phí thuế cho các ngân hàng đầu tư và khách hàng của họ.
Công ty định mức tín nhiệm
Công ty định mức tín nhiệm có vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức tín nhiệm (rủi
ro tín dụng) của các doanh nghiệp cũng như chính phủ thông qua việc phát hành chứng
khoán, chủ yếu là chứng khoán nợ. Việc định mức tín nhiệm bao gồm nhiều cấp độ, bao
gồm định mức quốc gia, định mức doanh nghiệp, định mức rủi ro tín dụng các loại chứng
khoán nợ. Tại hầu hết các quốc gia, tất cả các chứng khoán nợ trước khi phát hành đều
phải được định mức tín nhiệm. Hiện trên thế giới có 3 công ty lớn chuyên định mức tín
nhiệm là Moody’s, Standard & Poor và Fitch Rating với quy mô hoạt động toàn cầu.
Công ty kiểm toán
Công ty kiểm toán cung cấp khá nhiều dịch vụ đa dạng cho các ngân hàng đầu tư, từ
kiểm toán báo cáo tài chính, dịch vụ sổ sách kế toán, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ soát
xét và dịch vụ tài chính doanh nghiệp. Các công ty kiểm toán có vai trò đặc biệt trong
việc tạo dựng sự minh bạch của các thông tin tài chính trong thị trường vốn. Ngân hàng
đầu tư sử dụng các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của khách hàng để làm cơ sở
phân tích, nghiên cứu, lập các báo cáo công bố thông tin cho các tư vấn bảo lãnh phát
hành của khách hàng.
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là đối tác rất quan trọng của các ngân hàng đầu tư, chuyên cung
cấp các loại dịch vụ như: thu xếp nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn; phân
phối sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hướng tới khách hàng bán lẻ; lưu ký và thanh
toán; bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán; kinh doanh ngoại tệ nhằm giúp các ngân

hàng đầu tư quản lý được rủi ro ngoại hối; các hợp đồng hoán đổi lãi suất nhằm giúp
ngân hàng đầu tư quản lý rủi ro lãi suất.
Ngân hàng đầu tư
Mặc dù là các đối thủ cạnh tranh, các ngân hàng đầu tư thường xuyên sử dụng các dịch
vụ của nhau, đặc biệt trong vai trò là các nhà tạo lập thị trường nhằm tạo ra tính thanh
khoản cho các sản phẩm đầu tư của khách hàng. Ngoài ra ngân hàng đầu tư cũng là một
doanh nghiệp hoạt động trên thị trường nên cũng cần các dịch vụ ngân hàng đầu tư trong
quá trình huy động vốn.
18


Công ty cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán chứng khoán
Trong quá trình hoạt động các NHĐT cần các dịch vụ lưu ký và thanh toán chứng khoán.
Các dịch vụ này được cung cấp bởi các CTCK cũng như trung tâm lưu ký chứng khoán.
Trung tâm lưu ký chứng khoán là một tổ chức cung cấp dịch vụ lưu ký thanh toán bù trừ
các loại chứng khoán. Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi bảo quản, chuyển
giao chứng khoán cho khách hàng của trung tâm lưu ký chứng khoán và giúp cho khách
hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán như thanh toán cổ tức, lãi
suất, quyền bỏ phiếu. Chứng khoán có thể được lưu ký và chuyển giao dưới dạng chứng
chỉ hoặc ghi sổ. Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại trung tâm lưu ký chứng
khoán thường được thực theo hai cấp, khách hàng mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại
các thành viên lưu ký và các thành viên lưu ký mở tài khoản tại trung tâm lưu ký chứng
khoán để tái lưu ký. Ngoài các trung tâm lưu ký chứng khoán ở mỗi quốc gia còn có các
trung tâm lưu ký chứng khoán quốc tế. Các trung tâm lưu ký chứng khoán quốc tế thông
dụng bao gồm Euroclear và Clearstream.
ii) Khách hàng của ngân hàng đầu tư
Ngân hàng đầu tư có một mạng lưới các khách hàng đa dạng sử dụng chéo các dịch vụ
khác nhau, bao gồm một số loại khách hàng chính sau:
Chính phủ, chính quyền địa phương: Sử dụng các dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành trái
phiếu, tư vấn cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.

Các doanh nghiệp: Sử dụng nhiều dịch vụ đa dạng khác nhau như dịch vụ ngân hàng đầu
tư, đầu tư, nghiên cứu, quản lý tài sản.
Các nhà đầu tư tổ chức: Bao gồm các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính,
sử dụng tất cả các dịch vụ của ngân hàng đầu tư .
Các khách hàng cá nhân giàu có: NHĐT lớn thường không phục vụ trực tiếp các NĐT
cá nhân nhỏ lẻ mà chỉ phục vụ các tầng lớp NĐT thượng lưu có tài sản trên một hạn mức
nhất định, thường là trên một triệu USD. Các dịch vụ chủ yếu là dịch vụ quản lý tài sản,
đầu tư, nghiên cứu.
iii) Các sản phẩm thay thế
Ngày nay, các NHĐT đã mở rộng tham gia vào tất cả các lĩnh vực của thị trường tài
chính cũng như bất động sản. Song vẫn có một số sản phẩm mà NHĐT không thể cung
cấp vì vi phạm phạm vi hoạt động của các định chế tài chính khác do các sản phẩm này
liên quan đến giấy phép hoặc các quy định an toàn. Trong khi đó, một số loại sản phẩm

19


của NHĐT cũng được cung cấp bởi các định chế khác, tạo nên một sự cạnh tranh khốc
liệt.

4) Quản lý hoạt động và rủi ro trong ngân hàng đầu tư:
i) Khung quản lý tài chính của ngân hàng đầu tư.
Để đảm bảo cho sự phát triển một cách hiệu quả và bền vững trong ngắn hạn cũng như
dài hạn, đòi hỏi các NHĐT phải có một khung quản lý tài chính chặt chẽ bằng việc đưa ra
các mục tiêu và nguyên tắc quản lý. Hoạt động tài chính của NHĐT cần tập trung vào các
lĩnh vực sau:
- Quản lý rủi ro: cần phát triển một hệ thống đo lường các loại rủi ro như: rủi ro thị
trường, rủi ro tín dụng, rủi ro sự kiện. Bên cạnh đó, cần xác định hạn mức rủi ro mà ngân
hàng đầu tư chấp nhận được mà vẫn đảm bảo hoạt động có lãi và bảo vệ thương hiệu.
- Quản lý vốn: duy trì các nguồn vốn nhàn rỗi có khả năng đáp ứng các nhu cầu về thanh

khoản. Xác định mức vốn phù hợp với quy mô rủi ro và phạm vi hoạt động của ngân
hàng. Đồng thời hạn chế phụ thuộc vào các nguồn vốn ngắn hạn bằng cách tăng cường tỷ
trọng các nguồn vốn dài hạn trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.
- Quản lý chi phí: cần hạn chế tỷ trọng định phí, tăng cường tỷ trọng biến phí nhằm tạo ra
sự linh động trong quản lý chi phí và duy trì chi phí nhân sự trong tương quan hạn mức
với doanh thu ròng.
ii) Hệ thống chỉ số đánh giá các hoạt động cơ bản
Giống như hầu hết các doanh nghiệp khác, NHĐT cũng sử dụng chỉ số KPI (Key
Performance Indicators _ chỉ số đánh giá các hoạt động cơ bản) nhằm cung cấp các thông
tin phản hồi về kết quả hoạt động của mình trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, hoạt
20


động của NHĐT có nhiều đặc thù so với các ngành kinh tế khác kể cả NHTM. Vì vậy,
ngoài các chỉ số đánh giá thông dụng với một doanh nghiệp (các chỉ số dựa trên các khía
cạnh của hệ thống cân bằng điểm: các mục tiêu tài chính, mục tiêu khách hàng, quy trình
kinh doanh nội bộ, sáng tạo và phát triển kỹ năng của nguồn nhân lực), ngân hàng đầu tư
còn có một số chỉ số đặc thù khác:
- Quản lý thị phần: thị phần là một trong những yếu tố hết sức quan trọng của NHĐT. Nó
khẳng định giá trị thương hiệu của NHĐT với từng dòng sản phẩm. Vì vậy thị phần rộng
lớn là một ưu thế cạnh tranh với các đối thủ khác. Thị phần được xác định qua doanh thu
hoặc giá trị giao dịch đối với từng loại nghiệp vụ.
- Quản lý báo cáo cân đối kế toán: được thể hiện chi tiết qua các chỉ tiêu như: đòn bẩy tài
chính, tổng tài sản ròng, vốn tự có hữu hình, biên độ tín dụng, định mức tín dụng, biên
độ tín dụng.
- Quản lý thu nhập: chất lượng thu nhập được thể hiện qua cơ cấu thu nhập từ các mảng
nghiệp vụ: Đầu tư dòng sản phẩm có thu nhập cố định, đầu tư dòng sản phẩm vốn, dịch
vụ NHĐT và quản lý tài sản. Ngoài ra, trong một môi trường kinh doanh rủi ro và nhiều
biến động như NHĐT tư thì tính ổn định của các dòng thu nhập theo thời gian là một
tiêu chí đánh giá quan trọng. Để đánh giá tiêu chí này, các ngân hàng đầu tư thường dựa

vào hệ số biến thiên. Hệ số này được theo dõi thường xuyên qua các kỳ báo cáo.
Hệ số biến thiên = Độ lệch chuẩn/ Trung bình số học
- Quản lý chi phí: Quản lý chi phí hiệu quả là một phương pháp tốt để tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp. NHĐT đặt ra mục tiêu để quản lý chi phí dựa trên việc cân đối các tiêu chí
như: tỷ suất lợi nhuận biên (được xác định bằng lợi nhuận trước thuế chia doanh thu
ròng); chi phí nhân sự (bao gồm lương, thưởng và chi phí đào tạo); cuối cùng là chi phí
thuế (đây là một chi phí tương đối lớn đối với các ngân hàng đầu tư). - Quản lý hiệu quả
đầu tư: được đánh giá dựa trên các tiêu chí như tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE);
tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA); hiệu quả đầu tư cổ phiếu.

21



×