Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.7 KB, 23 trang )

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1- VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NÊN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.
1.1.1 - Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia, vì
sự phát triển của hoạt động Ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế
sản xuất xã hội và quyết định đến tiềm lực kinh tế của quốc gia đó. Có thể nói.
ngành ngân hàng ra đời là một sự kết tinh của nền sản xuất hàng hoá nhưng ngược
lại cũng chính ngành Ngân hàng lại là động lực rất lớn thúc đẩy nền sản xuất xã
hội phát triển.
Trong thời kỳ đầu, các Ngân hàng xuất hiện và hoạt động một cách độc lập
không chịu sự ràng buộc lẫn nhau, với các nghiệp vụ chủ yếu là đổi tiền và giữ hộ
tài sản, tiền bạc. Hoạt động này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển thương
mại và giao lưu thương mại. Sản xuất phát triển đưa hoạt động thương mại vượt ra
ngoài phạm vi mỗi lãnh thổ, mỗi vùng nhưng điều này lại gây khó khăn cho các
thương gia do sự lưu hành các loại tiền khác nhau ở những vùng khác nhau. Và
như vậy, các tổ chức Ngân hàng sơ khai xuất hiện đảm bảo mọi yêu cầu cân thử,
đổi tiền của người trao đổi. Vì khi nền kinh tế phát triển, rủi ro trong nền kinh tế
tăng lên, những người giầu có nghĩ đến việc bảo quản tài sản và các ngân hàng sơ
khai đã đảm nhiệm dịch vụ. Lúc này Ngân hàng phải là nơi an toàn để cất giữ
nhiều loại tiền tệ, là nơi có khả năng đảm bảo chất lượng của các loại tiền được
đưa ra trao đổi, vì đó là nơi được dân chúng tin tưởng để ký gửi tài sản và tiền bạc
của mình. Theo đó nghiệp vụ giữ hộ của cải, thanh toán hộ dần dần phát triển.
Trong việc nhận giữ hộ tài sản trong thanh toán cho khách hàng, mặc dù việc thanh
toán được thực hiện rất thường xuyên nhưng trong quỹ luôn tồn tại một số dư. Vì
vậy họ cho rằng không nhất thiết phải giữ lại 100% số tiền mà khách hàng ký gửi
và hoạt động Ngân hàng được mở rộng với nghiệp vụ chiết khấu và cho vay, phát
hành giấy bạc Ngân hàng....Như vậy Ngân hàng đã tác động trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế, với tư cách là một tổ chức trung gian cho những người có tiền nhàn
rỗi và những người cần tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh, Ngân hàng được chiếm


vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Hiện nay hệ thống Ngân hàng là hệ thống Ngân hàng hai cấp bao gồm :
- Hệ thống Ngân hàng Trung ương làm nhiệm vụ quản lý vĩ mô hoạt động
của toàn hệ thống Ngân hàng và đưa ra những quyết định, chính sách và thực hiện
nghiệp vụ phát hành tiền.
- Hệ thống Ngân hàng Thương mại với chức năng chủ yếu là kinh doanh
tiền tệ để thu lợi nhuận.
Ngân hàng Thương mại cùng với sự phát triển của công nghệ Ngân hàng đã
trở thành Ngân hàng đa năng, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ về Ngân hàng. Và
cùng với sự phát triển của xã hội thì Ngân hàng Thương mại trở thành một thực thể
không thể thiếu được trong nền kinh tế, nó có vai trò ngày càng quan trọng mà
không ai có thể phủ nhận.
1.1.2 - Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại
Trước hết là hoạt động nhận tiền gửi.
Ngân hàng Thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ hay nói cách
khác, trong hoạt động Ngân hàng thì tiền là một thứ nguyên liệu độc tôn. Một
Ngân hàng muốn tiến hành kinh doanh thì trước hết phải có nguồn vốn của nó.
Nguồn tiền mà Ngân hàng có được đó chính là nguồn tiền gửi từ các cá nhân,
các doanh nghiệp hay từ các tổ chức tín dụng khác. Những người gửi tiền này
có những mục đích khác nhau, có thể là họ tìm kiếm thu nhập từ hoạt động gửi
tiền, cũng có thể là sử dụng dịch vụ của Ngân hàng như bảo quản, thanh toán
hộ... Vì vậy, việc huy động tiền gửi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng thời kỳ khác
nhau và phụ thuộc vào chính sách của Ngân hàng, các dịch vụ mà Ngân hàng
cung cấp. Đây là hoạt động nền tảng để Ngân hàng có thể thực hiện và phát
triển những hoạt động kinh doanh khác của mình.
Tiếp đến là hoạt động tín dụng.
Ngân hàng huy động tiền về không phải để cất giữ trong túi của mình mà để
cho các tổ chức, cá nhân khác vay, phục vụ cho quá trình sản suất kinh doanh, để
tiền gửi có thể sinh lời và Ngân hàng được hưởng một phần khoản lãi đó. Mặt
khác, nếu như Ngân hàng không cho vay được thì lại là mốii nguy hiểm cho Ngân

hàng, vì Ngân hàng không thu được gì mà vẫn trả lãi cho người gửi tiền. Vì vậy,
Ngân hàng không ngừng tìm kiếm các dự án hoạt động có hiệu quả để đầu tư và
cho vay.
Và các hoạt động dịch vụ khác.
Ngoài các nghiệp vụ truyền thống phát sinh từ lâu là nghiệp vụ nhận tiền gửi
và cho vay, Ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ thanh toán hộ nhằm đáp ứng nhu
cầu của sự phát triển kinh tế. Vai trò trung gian thanh toán của Ngân hàng Thương
mại được thực hiện thông qua thanh toán bù trừ, qua hệ thống thanh toán....Việc
thanh toán này sẽ hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi
cho các chủ thể kinh tế phát triển hoàn thành tốt chức năng của mình. Cùng với các
dịch vụ thanh toán là các dịch vụ khác mà các Ngân hàng không ngừng khai thác
để mở rộng phạm vi kinh doanh của mình.
1.1.3 - Vai trò của Ngân hàng Thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong thế giới hiện đại, tính đến thời điểm này thì Ngân hàng Thương mại
và cơ cấu hoạt động của nó đóng vai trò quan trọng nhất trong thể chế tài chính
của mỗi nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Ngân hàng Thương Mại đối
với sự phát triển của nền kinh tế, ta cần phải nghiên cứu xem Ngân hàng có những
vai trò chủ yếu nào ?
Thứ nhất : Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh
nghiệp và nhà nước trong nền kinh tế, vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập
quốc doanh và giảm nhịp độ tiêu dùng. Để tăng thu nhập quốc dân tức là để mở
rộng quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy
mạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế cần thiết phải có vốn, ngược
lại khi nền kinh tế càng phát triển sẽ tạo ra càng nhiều nguồn vốn. Ngân hàng
Thương mại là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngân
hàng Thương mại đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở
mọi tổ chức, cá nhân. . .rồi đem cho vay. Bằng vốn huy động được trong xã hội và
thông qua nghiệp vụ tín dụng. Ngân hàng Thương mại đã cung cấp vốn cho mọi
hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản

xuất, và nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương Mại, các doanh nghiệp
có điều kiện mở rộng sản xuất , cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao
động, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh.
Thứ hai : Ngân hàng Thương mại là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền
kinh tế.
Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Thương mại
hoạt động một cách có hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình
sẽ thực sự là một công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bằng hoạt
động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng Thương mại trong hệ thống các
Ngân hàng Thương mại đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong
lưu thông. Thông qua việc cấp các khoản tín dụng cho các ngành trong nền kinh
tế Ngân hàng Thương mại thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và
phân phối trên thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả, thực thi vai
trò gián tiếp vĩ mô : "Nhà nước điều tiết Ngân hàng, Ngân hàng dẫn dắt thị
trường”. Nhà nước mà người đại diện là Ngân hàng Trung ương đã điều tiết
hoạt động của các Ngân hàng Thương mại để tác động đến các mục tiêu cuối
cùng của nền kinh tế.
Thứ ba : Ngân hàng Thương mại là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với
Quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ
ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước trên
thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế mỗi quốc gia
luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên
sự phát triển đó. Vì vậy nền tài chính của mỗi nước cũng phải hoà nhập với nền
tài chính quốc tế. Ngân hàng Thương mại cùng với các hoạt động kinh doanh
của mình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này, thông qua
các hoạt động thanh toán buôn bán ngoại hối, quan hệ tín dụng với các Ngân
hàng Thương mại nước ngoài, hệ thống Ngân hàng Thương mại đã thực hiện
vai trò điều tiết nền kinh tế tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của
nền kinh tế quốc tế.

Ngân hàng Thương mại với các hoạt động và vai trò của mình, nhất là hoạt
động trung gian thanh toán nó đã trở thành một bộ phận quan trọng thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
1.2 - CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
Nếu "Mảng" kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Thương mại là hoạt động
mang lại thu nhập dưới hình thức các khoản "tiền lãi" thì "Mảng" dịch vụ của Ngân
hàng Thương mại lại là hoạt động mang lại thu nhập cho Ngân hàng dưới hình thức
các khoản "Phí". Trong công nghiệp Ngân hàng hiện đại, việc tăng thu nhập bằng
cách tăng các khoản thu "Phí" từ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ như vậy là vì ngày nay các Ngân hàng tồn tại chủ yếu
dưới hình thức Ngân hàng đa năng, ngoài thực hiện các nghiệp vụ chính còn mở
rộng các hình thức dịch vụ khác nhau, một mặt tăng khả năng cạnh tranh của Ngân
hàng, mặt khác nó phân tán rủi ro trong hoạt động cả Ngân hàng nói chung.
Sau đây xin giới thiệu một số loại hình dịch vụ phổ biến của Ngân hàng
Thương mại.
1.2.1- Dịch vụ thu, chi hộ và chuyển tiền.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đặc biệt là trong nền kinh tế
theo cơ chế thị trường, thì dịch vụ thu, chi hộ và chuyển tiền qua Ngân hàng ngày
càng mở rộng, cơ sở của nó là quan hệ giữa Ngân hàng với các tổ chức và cá nhân
ngay càng được cải thiện, tăng cường và trên nền gắn bó. Ở các nước kinh tế phát
triển mọi tổ chức và cá nhân đều có tài khoản ở các Ngân hàng. Ngân hàng thưc sự
trở thành người thủ quỹ tin cậy của toàn dân.
Tuy là các dịch vụ hết sức đơn giản và mang tính chất cổ truyền đối với hoạt
động ở bất cứ Ngân hàng nào. Nhưng càng ngày dịch vụ này càng được thay đổi về
chất, do sự áp dụng các thành tựu khoa học của các Ngân hàng cùng với uy tín của
Ngân hàng quyết định, dịch vụ này đã tạo ra cho Ngân hàng những khoản thu
không nhỏ.
a. Dịch vụ chi trả hộ
- Cơ sở hình thành dịch vụ :
+ Từ phía khách hàng : Khách hàng muốn sử dụng dịch vụ chi trả của

Ngân hàng, qua đó sẽ giảm được chi phí quản lý quỹ tiền mặt hình thành trong quá
trình kinh doanh. Nếu như các đơn vị kinh tế sau khi chuyển hàng hoá cho nhau để
thanh toán đòi hỏi có lượng tiền vốn. Để điều chuyển lượng tiền lớn, doanh nghiệp
phải bỏ ra rất nhiều chi phí như bảo quản, kiểm tra, vận chuyển....Khi các doanh
nghiệp thực hiện thanh toán qua Ngân hàng thì những chi phí này sẽ giảm đi rất
nhiều ,mặt khác trong môi trường trao đổi ngày nay khi mà các doanh nghiệp đều
mở tài khoản tại Ngân hàng thì việc sử dụng dịch vụ thanh toán hộ góp phần thúc
đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và đẩy nhanh quá trình tái sản
xuất, đồng thời tránh được những phiền toái trong thanh toán cũng như rủi ro
chiếm dụng vốn, nợ dây dưa, nhầm lẫn khi đếm tiền. Ngoài ra, việc chấp nhận sử
dụng dịch vụ chi trả hộ của Ngân hàng còn đem lại cho doanh nghiệp một khoản
thu nhập từ số dư trên tài khoản của mình và đảm bảo an toàn.
+ Từ phía Ngân hàng : Khi Ngân hàng sẵn sàng chấp nhận việc chi trả hộ
cho khách hàng, đó là điều kiện tiên quyết để cho Ngân hàng có được nguồn tiền
lớn. thực hiện cho vay và kiếm lời thông qua hoạt động cho vay. Để có thể nhờ
Ngân hàng chi trả hộ, khách hàng phải gửi một số tiền cho Ngân hàng. Ngân hàng
có thể sử dụng một phần trong số này để cho vay trong khi vẫn giữ lại một tỷ lệ
hợp lý, đảm bảo cho thanh toán. Có thể nói, đây là nguồn vốn rẻ nhất mà Ngân
hàng có thể huy động. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện các dịch vụ thanh toán
nhận theo dõi các tài khoản của khách hàng, Ngân hàng biết được rõ hơn, kỹ càng
hơn về tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá chính xác khả năng tài chính của
khách hàng, từ đó sẽ quyết định chấp nhận hay không chấp nhận một khoản vay.
Đồng thời Ngân hàng có thể theo dõi sát sao quá trình giải ngân vốn vay, hay có kế
hoạch đòi nợ hợp lý, vừa đảm bảo thu hồi vốn và lãi cho Ngân hàng, vừa đảm bảo
không gây khó dễ cho khách hàng. Ngoài việc tạo vốn trong thanh toán, các Ngân
hàng có thể thu được phí từ dịch vụ này.
+ Từ nền kinh tế : Khi Ngân hàng thực hiện chi trả hộ thì việc chi trả đó
diễn ta trên sổ sách chứng từ hầu như không dùng đến tiền mặt. Vì vậy, hầu hết
lượng tiền đều nằm trong hệ thống Ngân hàng, chỉ còn một lượng rất nhỏ trong lưu
thông. Nó sẽ giúp cho chính phủ có thể quản lý được lượng tiền trong lưu thông, có

những chính sách tiền tệ thích hợp, linh hoạt trước sự biến động của thị trường,
cũng như góp phần vào thực thi triệt để những chính sách này, giảm lạm phát, tạo
môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư
nước ngoài. Đồng thời nó góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông, chi phí in ấn, phát
hành, kiểm đếm, bảo quản tiền. Chính phủ có thể kiểm soát được hoạt động sử
dụng tiền (hoạt động chi tiêu) của các đơn vị kinh tế, từ đó phát hiện ra những điều
bất hợp lý trong quá trình chi tiêu, phát hiện được những khoản thu chi bất hợp
pháp để có những sửa đổi thích hợp. Thanh toán qua Ngân hàng làm tăng tốc độ
luân chuyển trong nền kinh tế và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn
Như vậy, việc cung cấp dịch vụ chi trả hộ của Ngân hàng làm cho hoạt động
của Ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung diễn ra nhanh
chóng hơn, an toàn hơn, đảm bảo ổn định kinh tế xã hội.
+ Điều kiện để Ngân hàng có thể thực hiện dịch vụ.
Như chúng ta đã biết thanh toán tiền tệ (chi trả tiền tệ) là nghĩa vụ của các
đơn vị kinh tế trong mối quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá với nhau. Việc chi trả
tiền tệ trực tiếp đối với các đơn vị kinh tế có rất nhiều khó khăn. Do đó, thay thế
chi trả trực tiếp bằng chi trả gián tiếp thông qua Ngân hàng là một thuận lợi rất lớn
đoói với doanh nghiệp cũng như Ngân hàng. Vậy để thực hiện dịch vụ chi trả thi f
điều kiện đặt ra như thế nào đối với doanh nghiệp và Ngân hàng.
+ Điều kiện đối với các đơn vị kinh tế:
Các đơn vị kinh tế muốn nhờ Ngân hàng chi trả hộ tiền thì điều kiện đầu tiên
là phải gửi tiền vào Ngân hàng, luôn có đủ tiền để thực hiện các lệnh chi trả. Các
đơn vị kinh tế có thể lựa chọn các hình thức thanh toán cho phù hợp với nhu cầu
chi trả của mình.
+ Điều kiện đối với Ngân hàng.
Do nhu cầu chi trả của khách hàng rất đa dạng, vì vậy, Ngân hàng muốn
thực hiện tốt vai trò trung gian trong thanh toán thì điều kiện đầu tiên là phải thiết
lập nên nhiều hình thức thanh toán, đáp ứng yêu cầu thanh toán đa dạng của khách
hàng.
Điều kiện thanh toán chính xác kịp thời, mọi sai lầm do Ngân hàng gây ra

ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế, Ngân hàng phai có
trách nhiệm bồi thường.
- Các loại hình dịch vụ chi trả hộ.
+ Thanh toán bằng séc.
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà
nước quy định, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên séc hay người cầm tờ séc đó. Về
nguyên tắc, người phát hành chỉ được phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản
của mình hoặc số dư của sổ séc định mức đã lưu ký tại Ngân hàng, kho bạc Nhà
nước.
Có các loại séc sau:
- Séc chuyển khoản
- Séc bảo chi
- Séc định mức
- Séc cá nhân
* Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản là loại séc được sử dụng rộng rãi, nó có giá trị thanh toán
trực tiếp như tiền mặt, do đó, trên tờ séc phải có đầy đủ các yếu tố bắt buộc theo
luật định. Thông thường, séc được in sẵn, người phát hành séc chỉ phải điền vào
những chỗ quy định bằng mực không phai.
Việc ghi trên tờ séc phải đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp đối với việc sử
dụng séc. Hơn nữa, SCK cũng như tất cả các loại séc khác, chỉ có hiệu lực trong
phạm vi thời gian nhất định.
Phạm vi áp dụng của séc chuyển khoản là giữa các khách hàng có tài khoản
tại cùng một chi nhánh Ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc khác chi nhánh Ngân
hàng, kho bạc nhà nước nhưng các chi nhánh này có tham gia thanh toán bù trừ
trên dịa bàn tỉnh, thành phố.
Ưu điểm của hình thức này là thủ tục, giấy tờ đơn giản vì chủ tài khoản phát
hành séc theo số dư của mình không phải qua Ngân hàng, kho bạc là thủ tục khác
trước khi phát hành.

Nhược điểm:
+ SCK có phạm vi thanh toán hẹp, chỉ thanh toán trên cùng một địa bàn
cùng một Ngân hàng, kho bạc.
+ Dễ xảy ra tình trạng phát hành séc qua số dư dẫn đến tình trạng chiếm
dụng vốn lẫn nhau gây ách tắc quá trình than toán
* Séc bảo chi
Séc bảo chi (SBC) là một loại séc thanh toán được Ngân hàng đảm bảo khả
năng chi trả bằng cách trích trước số tiền trên séc từ tài khoản tiền gửi của người
trả tiền sang tài khoản riêng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc đó.
Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn SCK. Ngoài việc được sử dụng
để thanh toán giữa các chủ thể mở tài koản tại cùng một chi nhánh Ngân hàng, tại
hai chi nhánh Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trù trên địa bàn tỉnh, thành phố
thì séc bảo chi còn được sử dụng để thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản
trong cùng hệ thống trong cả nước.
Hình thức này có lợi cho người bán vì séc bảo chi do đã được ký quỹ đảm
bảo thanh toán nên đơn vị bán thu hồi được tiền khi giao hàng. Nhưng nó lại có
nhiều nhược điểm với người mua, vì người mua phải lưu ký tiền vào tờ séc trong
một thời gian nên bị ứ đọng vốn, vả lại thủ tục bảo chi phức tạp hơn nhiều so với
séc chuyển khoản
* Sổ séc định mức
Sổ séc định mức (SSĐM) là một quyển sổ bao gồm nhiều tờ séc chuyển
khoản, đựơc Ngân hàng đảm bảo chi trả không phải cho từng tờ séc như séc bảo
chi mà cho cả quyển séc trong phạm vi số tiền xác định trước.
SSĐM khắc phục nhược điểm của SCK, SBC là mỗi lần chỉ được phát hành
một tờ,vì vậy nếu trong cùng một thời gian ngắn có nhiều lần phát hành sẽ phức
tạp ngay lúc phát hành đơn vị mua đã kiểm tra được tính hợp pháp của tờ séc,
không chấp nhận những tờ séc phát hành quá số dư hiện có của quyển séc. Khác
với séc bảo chi, việc trả tiền của SSĐM hiện nay khi người bán nộp tờ séc vào
Ngân hàng, kho bạc phục vụ mình tuy nhiên nó có nhược điểm là ứ đọng vốn lâu
ngày, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn của đơn vị mua. Pham vi áp dụng của nó

chỉ được áp dụng thanh toán trong tỉnh thành phố. Nếu ngoài thì phải cùng hệ
thống. Mỗi sổ séc chỉ thanh toán cho một hoặc nhiều người bán nhưng cùng một
bộ chủ quản.
* Séc cá nhân
Séc cá nhân ( SCN) được áp dụng đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi
đứng tên cá nhân tại Ngân hàng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ và các khoản
thanh toán khác.
Séc cá nhân có phạm vi thanh toán giữa các chi nhánh Ngân hàng trong
cùng hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Trường hợp séc cá nhân có số tiền trên 5 triệu động thì người phát hành phải đến
Ngân hàng (nơi mở tài khoản) để làm thủ tục bảo chi tờ séc.
Đây là hình thức thanh toán rất mới ở nước ta. Và chủ chương của Ngân
hàng Nhà nước VN là mở rộng và khuyến khích mọi cá nhân có tiền mở tài khoản
tiền gửi tại các Ngân hàng, trên cơ sở đó sử dụng séc cá nhân một cánh rộng rãi

×