Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.83 KB, 30 trang )

HỢP ĐỒNG ỦY THÁC
XUẤT NHẬP KHẨU
Nhóm 10 - Lớp Pháp luật KDQT 2


NỘI DUNG
I. Định nghĩa
II. Đặc điểm
III. Quy trình giao kết hợp đồng
IV. Các điều khoản quan trọng
V. Ví dụ tranh chấp có liên quan


I. ĐỊNH NGHĨA
- Theo điều 155, Luật Thương mại 2005:
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của
mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được
nhận thù lao uỷ thác.
- Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu: là hợp đồng giữa bên uỷ thác
và bên được uỷ thác dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ xuất
khẩu hay nhập khẩu thay cho bên uỷ thác. Hoạt động xuất nhập
khẩu được thực hiện khi 2 bên ký hợp đồng uỷ thác xuất/nhập khẩu.


II. ĐẶC ĐIỂM
1. Chủ thể


Chủ thể uỷ thác XNK: Tất cả các doanh nghiệp có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và/hoặc


có giấy phép kinh doanh XNK đều được uỷ thác xuất khẩu,
nhập khẩu.



Chủ thể nhận uỷ thác XNK: Tất cả các doanh nghiệp có giấy
phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được phép nhận uỷ thác
xuất khẩu, nhập khẩu.


II. ĐẶC ĐIỂM
1. Chủ thể
Điều kiện:
Đối với bên uỷ thác:

Có đăng ký kinh doanh hợp pháp và hoặc có giấy phép kinh doanh XNK.

Có hạn ngạch hoặc chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu, nếu uỷ thác xuất khẩu
những hàng hoá thuộc hạn ngạch hoặc kế hoạch định hướng.

Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt
hàng xuất nhập khẩu chuyên ngành.

Có khả năng thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác
Đối với bên nhận uỷ thác:

Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá nhận xuất nhập khẩu uỷ thác.



II. ĐẶC ĐIỂM
2. Phạm vi
•Tất cả các mặt hàng không thuộc diện nhà nước cấm xuất khẩu,
cấm nhập khẩu đều có thể được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
•Bên ủy thác chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt
hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong
giấy phép kinh doanh trong nước, hoặc trong giấy phép kinh
doanh xuất nhập khẩu.


II. ĐẶC ĐIỂM
3. Nghĩa vụ của các bên
Theo Điều 163, 165 – Luật Thương Mại 2005, nghĩa vụ của bên ủy thác:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên ủy thác có các nghĩa vụ sau đây:
•Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp
đồng ủy thác;
•Trả thù lao và các khoản phí phát sinh cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác;
•Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận;
•Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp
luật mà nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái
pháp luật.


II. ĐẶC ĐIỂM
Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhận ủy thác có các trách nhiệm sau đây:
•Thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo thỏa thuận;
•Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng
ủy thác;

•Thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận;
•Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng ủy thác;
•Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác;
•Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận;
•Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu
nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.


III. QUY TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

1. Giao dịch
2. Chấp nhận ủy thác
3. Giao kết hợp đồng


GIAO DỊCH
• Trường hợp xuất khẩu
– Bên ủy thác đem mẫu mã cùng những thông số kỹ thuật cần thiết tối
thiểu của hàng hóa đến một đơn vị XNK được tin tưởng, yêu cầu đơn vị
này xuất khẩu hàng hóa theo mẫu đính kèm
– Bên ủy thác gửi cho đơn vị kinh doanh XNK đơn yêu cầu ủy thác xuất
khẩu hàng hóa
– Bên nhận ủy thác chào hàng cho các bạn hàng nước ngoài
– Nếu có 1 đơn vị kinh doanh của nước ngoài đặt mua hàng hóa, bên nhận
ủy thác sẽ thông báo cho bên ủy thác nước ngoài biết đồng thời làm 1
văn bản ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu với những điều khoản cụ thể


GIAO DỊCH
• Trường hợp nhập khẩu

– Các tổ chức kinh tế có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ tìm một đơn vị
hoạt động kinh doanh XNK để uỷ thác cho đơn vị đó nhập khẩu hàng
hoá cho mình
– Bên uỷ thác viết đơn hoặc thảo công văn yêu cầu đơn vị XNK uỷ thác
cho họ, kèm theo đó là những yêu cầu về mẫu mà hàng hoá và những
thông số của hàng hoá cần nhập
– Bên nhận uỷ thác thỏa thuận đặt mua hàng rồi gửi cho bên nước ngoài
– Các công ty nước ngoài thông báo lại cho bên nhận uỷ thác về hàng
hoá và giá cả
– Nếu bên uỷ thác chấp nhận thì bên nhận uỷ thác sẽ thảo một công văn
chấp nhận uỷ thác và gửi kèm cho bên uỷ thác


CHẤP NHẬN ỦY THÁC
• Bên nhận ủy thác
– Tiến hành chào hàng hoặc đặt hàng theo đúng yêu cầu của bên ủy
thác
– Nếu có thể XK hay NK theo yêu cầu của bên ủy thác  lập văn bản
chấp nhận ủy thác và gửi kèm cho bên ủy thác

• Bên ủy thác
– Làm công văn đồng ý ủy thác và gửi cho bên nhận ủy thác nếu thấy
hàng hóa muốn XK hay NK đúng với yêu cầu của mình


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
• Các bên phải lập thành văn bản gọi là “Hợp đồng ủy
thác”
• Có thể uỷ thác lại cho bên thứ ba nếu có sự chấp
thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.

• 2 bên ủy thác và nhận ủy thác dựa trên cơ sở bàn bạc
thống nhất, thỏa thuận cụ thể ngày giờ để ký kết hợp
đồng ủy thác XNK


IV. CÁC ĐIỀU KHOẢN QUAN TRỌNG













Tên hàng, giá cả, số lượng
Quy cách phẩm chất
Bao bì đóng gói, ký mã hiệu
Giao hàng
Thanh toán
Giám định hàng hoá
Bảo hành
Bất khả kháng
Trọng tài
Phạt vi phạm
Trách nhiệm của mỗi bên

Các điều khoản khác


ĐK GIAO HÀNG
• Theo thời gian giao hàng là X tuần (hoặc Y tháng) kể từ ngày
chuyển tiền đặt cọc là 10%, bên B cùng nhà sản xuất cố gắng
giao sớm hơn thời hạn nói trên
• Giao hàng từng phần: cho phép hay không
• Chuyển tải: cho phép hay không
• Cảng xếp hàng
• Cảng đến
• Nơi đến:
Thường là tại kho bên A (nhập khẩu uỷ thác)
Trường hợp xuất khẩu thì tuỳ theo thoả thuận của hai bên


ĐK THANH TOÁN
• Trường hợp nhập khẩu ủy thác:
Bên B sẽ chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng với khách
hàng nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá về cho bên A theo đúng
yêu cầu của bên A.
– Trước tiên, bên A sẽ chuyển 10% tiền đặt cọc bằng T.T.R vào tài
khoản của bên B trong thời gian X ngày kể từ ngày ký kết hợp
đồng
– Tiếp đó, bên A sẽ chuyển 80% tiền hàng bằng thư tín dụng vào
tài khoản của bên B để bên B có trách nhiệm thanh toán số
tiền cho nhà sản xuất nước ngoài
– 10% còn lại thanh toán bằng T.T.R sẽ được chuyển nốt cho bên
B khi bên A có kết quả nghiệm thu hàng



ĐK THANH TOÁN
Chứng từ thanh toán
•Đối với hàng hoá chuyên chở bằng đường không hoặc đường biển yêu
cầu 3 bản chính của vận đơn hàng hoá không ghi “đã thanh toán”, vận
đơn đường biển ghi “Sạch và đã thanh toán” theo lệnh của bên B
•Bảng kê chi tiết hàng hoá
•Hoá đơn thương mại đã ký
•Giấy chứng nhận xuất xứ do nhà đương cục cấp
•Giấy chứng nhận số lượng hàng hóa do nhà sản xuất cấp
•Hợp đồng mua bảo hiểm 100% giá trị hàng hoá theo hoá đơn với điều
kiện mọi rủi ro sẽ được thanh toán tại Việt Nam bằng ngoại tệ như hoá
đơn
•Bản copy hoặc Telex/Fax thông báo cho bên A chi tiết giao hàng


ĐK THANH TOÁN
• Trường hợp xuất khẩu ủy thác:
– Bên B sẽ chuyển tiền vào tài khoản của bên A ngay sau khi
nhận được tiền từ phía nước ngoài
– Tuỳ theo từng điều kiện thanh toán giữa bên B với phía
nước ngoài, tiền được chuyển cho bên A một lần hay
nhiều lần, nhanh hay chậm


ĐK GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA
• Đối với nhập khẩu ủy thác:
– Do cơ quan giám định hàng hoá của Việt Nam (VINACONTROL)
tiến hành
– Khiếu nại nếu có sẽ được thông báo ngay cho nhà sản xuất và

được xác nhận bằng thư bảo đảm có cùng với các tài liệu của
Vinacontrol trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận hàng
– Khi khiếu nại được chứng tỏ trách nhiệm thuộc về nhà sản xuất
thì nhà sản xuất phải giải quyết ngay không được chậm trễ


ĐK GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA
• Đối với xuất khẩu uỷ thác:
– Do cơ quan giám định hàng hoá của người nhập khẩu tiến
hành
– Khiếu nại nếu có được thông báo bằng thư bảo đảm cùng
với các tài liệu kèm theo chứng minh và hàng hoá hỏng,
trong vòng 10 ngày kể từ ngày phía nước ngoài nhận được
hàng
– Khi khiếu nại được chứng tỏ trách nhiệm thuộc bề bên A
thì bên A phải cùng với bên B giải quyết ngay không được
chậm trễ


ĐK TRỌNG TÀI
• Trong quá trình thực hiện hợp đồng mọi tranh chấp phát sinh
trái ngược nhau hay khác biệt, không đạt được sự thoả thuận
giữa hai bên, sẽ giải quyết cuối cùng bởi hội đồng trọng tài
kinh tế nhà nước Việt Nam. Phán quyết của trọng tài là quyết
định cuối cùng ràng buộc cả hai bên liên quan.
• Chi phí trọng tài và chi phí khác sẽ do bên thua kiện chịu,
ngoài trừ có thỏa thuận khác


ĐK PHẠT VI PHẠM

• Trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu:
– Bên B cùng nhà sản xuất cam kết sản xuất những hàng hoá
theo đúng yêu cầu của bên A. Nếu là hàng hoá đặc biệt thì
qui định bên B cùng hãng sản xuất chỉ sản xuất đúng số lượng
và yêu cầu theo đơn đặt hàng của bên A
– Nếu bên A có chứng cớ về hàng hoá sai qui định (hoặc có số
lượng thiếu hụt đối với những hàng hoá quan trọng) thì bên
A yêu cầu nhà sản xuất điều tra xác minh về nguồn gốc cũng
như tạo điều kiện để nhà sản xuất kiểm tra vấn đề này, nếu
hàng hoá thực sự sản xuất sai so với yêu cầu đơn đặt hàng
của bên A thì bên B có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân và
chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề đó


ĐK PHẠT VI PHẠM
• Trường hợp uỷ thác xuất khẩu:
– Nếu hàng hóa bên A cấp khác với mẫu mã bên A gửi chào hàng,
hoặc khác với đơn đặt hàng thì bên A chịu trách nhiệm bồi thường
hợp đồng với bên B và phía nước ngoài, đồng thời bên A phải chịu
mọi chi phí tổn mà bên B đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng
– Nếu do lỗi bên A làm cho bên B không thể giao hàng lên tàu trước
X tuần kể từ ngày phía nước ngoài điện chuyển tiền đặt cọc, thì bên
A sẽ bị phạt 0,2%/tuần giá trị hợp đồng (nhưng không quá 6% trị
giá hợp đồng)
– Nếu bên nước ngoài huỷ bỏ hợp đồng với bên B mà là do lỗi của
bên A, thì bên A phải chịu bồi thường tiền phạt và đặt cọc. Ngoài ra
bên A phải bồi thường cho bên B toàn bộ phí tổn mà bên B đã bỏ
ra để thực hiện hợp đồng



VÍ DỤ TRANH CHẤP VỀ THANH TOÁN
Các bên
•Nguyên đơn: Văn phòng đại diện của Công ty A (người bán)
•Bị đơn: Hai Doanh nghiệp Việt Nam (Doanh nghiệp C và Doanh
nghiệp D)
Vấn đề được đề cập:
Nghĩa vụ trả tiền hàng trong hợp đồng nhập khẩu có liên quan
đến uỷ thác nhập khẩu


VÍ DỤ TRANH CHẤP VỀ THANH TOÁN
Tóm tắt vụ việc:
Công ty A nước ngoài ký hợp đồng XK hàng cho Doanh nghiệp C
Việt Nam, thanh toán sau khi bán được hàng thu được tiền tại
VN. Doanh nghiệp C nhập uỷ thác hàng đó cho Doanh nghiệp D.
Hợp đồng quy định tiền thu được từ việc bán hàng cho khách
hàng nội địa sẽ được sử dụng để thanh toán tiền hàng cho người
bán.
Trên thực tế, Doanh nghiệp C và D đã bán gần hết số lượng hàng
nhập khẩu mà vẫn không thanh toán tiền cho Công ty A.


×