Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THÙY LỮ

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2008 - 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THÙY LỮ

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2008 - 2014
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THẾ ĐẶNG

Thái Nguyên - 2015




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THÙY LỮ

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2008 - 2014
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THẾ ĐẶNG

Thái Nguyên - 2015


ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
GS.TS. Nguyễn Thế Đặng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn
thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Quản Lý và
Đào Tạo Sau Đại học, khoa Môi trường, cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Sở TN&MT Thái Nguyên và

Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường, các cán bộ và các anh chị đã giúp
đỡ em trong quá trình thực tập và nghiên cứu.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã quan
tâm, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như
hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Đinh Thùy Lữ


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 12
1.2. Tình hình và những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên thế giới và
Việt Nam ................................................................................................................... 13
1.2.1. Tình hình và những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên thế giới........ 13

1.2.2. Tình hình và những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ...... 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 22
2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên......... 22
2.3.2. Diễn biến môi trường đất thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 ....... 22
2.3.3. Diễn biến môi trường nước thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008- 2014 ..... 22
2.3.4. Diễn biến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2008 - 2014 ............................................................................................................... 22


iv
2.3.5. Đánh giá của người dân về môi trường thành phố Thái Nguyên giai
đoạn 2008 - 2014 ....................................................................................................... 22
2.3.6. Đề xuất các giải pháp về phát triển bền vững trong bảo vệ môi trường..... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 22
2.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn ................................................................ 23
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích ................................................................ 23
2.4.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh .................................................................. 25
2.4.5. Phương pháp bản đồ ................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 27
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên ...................... 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 27
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 30

3.2. Diễn biến môi trường tại thành phố Thái Nguyên ............................................. 35
3.2.1. Diễn biến môi trường đất thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 ....... 35
3.2.2. Diễn biến môi trường nước tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2008 - 2014 ............................................................................................................... 44
3.2.3. Diễn biến môi trường không khí tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2008 - 2014 ............................................................................................................... 55
3.2.4. Đánh giá của người dân về diễn biến chất lượng môi trường tại phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014.......................................................................... 63
3.2.5. Đề xuất các giải pháp về phát triển bền vững trong bảo vệ môi trường..... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 73
1. Kết luận ................................................................................................................. 73
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 77


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

Ý nghĩa

1

BOD (Biochemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy sinh học


2

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

3

BVTV

Bảo vệ thực vật

4

COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học

5

DO (Dissolve oxygen)

Oxy hòa tan

6

ĐH

Đại học


7

GDP (Gross Domestic Product)

Tốc độ tăng trưởng

8

KLN

Kim loại nặng

9

NXB

Nhà xuất bản

10

PTDT

Phát triển đô thị

11

QCCP

Quy chuẩn cho phép


12

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

13

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

14

TPTN

Thành phố Thái Nguyên

15

TSS (Total Suspended Solid)

Tổng chất rắn lơ lửng

16

UBND

Ủy ban nhân dân


17

WB (World Bank)

Ngân hàng thế giới

18

WHO (World Heathy Organization)

Tổ chức Y tế Thế Giới


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng đất, nước, không khí ........................ 24
Bảng 3.1. Biến động nồng độ As trong đất nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 ........ 37
Bảng 3.2: Biến động nồng độ Pb trong đất nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 ........ 39
Bảng 3.3: Biến động nồng độ Zn trong đất nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 ........ 42
Bảng 3.4. pH trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn
2008 - 2014 .............................................................................................. 46
Bảng 3.5. Hàm lượng COD trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên
cứu giai đoạn 2008 - 2014 ....................................................................... 48
Bảng 3.6. Hàm lượng BOD5 trong môi trường nước khu vực nghiên cứu giai
đoạn 2008 - 2014 ..................................................................................... 49
Bảng 3.7. Hàm lượng TSS trong môi trường nước khu vực nghiên cứu giai
đoạn 2008 - 2014 ..................................................................................... 51
Bảng 3.8. Hàm lượng Pb trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 - 2014 .............................................................................. 52
Bảng 3.9. Hàm lượng Fe trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu

giai đoạn 2008 - 2014 .............................................................................. 54
Bảng 3.10. Hàm lượng SO2 trong môi trường không khí tại khu vực nghiên
cứu giai đoạn 2008 - 2014 ....................................................................... 56
Bảng 3.11. Hàm lượng NO2 trong môi trường không khí tại khu vực nghiên
cứu giai đoạn 2008 - 2014 ....................................................................... 57
Bảng 3.12. Hàm lượng CO trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 - 2014 .............................................................................. 59
Bảng 3.13. Hàm lượng bụi trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 - 2014 .............................................................................. 60
Bảng 3.14. Tiếng ồn trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai
đoạn 2008 - 2014 ..................................................................................... 61
Bảng 3.15. Đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm đất theo ý kiến của người dân ....... 63
Bảng 3.16. Công trình thoát nước trên địa bàn nghiên cứu ...................................... 65
Bảng 3.17. Đánh giá cảm quan của người dân về nguồn nước sử dụng ................... 66
Bảng 3.18. Biện pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí được áp dụng
trên địa bàn .............................................................................................. 67
Bảng 3.19. Nguồn tiếp cận thông tin, hiểu biết về môi trường của người dân ......... 69
Bảng 3.20. Công tác thu gom rác trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên .................69


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn


Đinh Thùy Lữ


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan
tâm. Nằm trong bối cảnh chung của thế giới, môi trường Việt Nam đang xuống cấp
cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự
cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát
triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, chất lượng môi trường tại các vùng kinh tế
lớn phía Bắc đang là một trong những vấn đề được quan tâm. Dưới tác động của
công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về
mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, là cơ sở để quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh. Theo thống kê, đến nay Việt
Nam có 758 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí
Minh, cả nước có 5 đô thị trực thuộc trung ương và 10 đô thị loại một. Dân số ở các
đô thị theo đó cũng ngày càng tăng. Phát triển đô thị nhanh, là những tiêu chuẩn để
đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có
những khởi sắc. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vấn đề phát
triển đô thị không còn là việc tạo ra cái bề thế, cái hoành tráng của quần thể đô thị,
thỏa mãn nhu cầu không chỉ của nhà nước, của cả cộng đồng và của cả cá nhân, mà
còn giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn trong sử dụng đất, sức ép lên tài
nguyên, ô nhiễm môi trường tự nhiên, vấn đề giải quyết việc làm, nảy sinh nhiều tệ
nạn xã hội,… Hiện nay, cùng với xu hướng phát triển của thế giới thì quá trình phát
triển đô thị đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
tỉnh Thái Nguyên và của vùng Đông Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng nối liền
các tỉnh đồng bằng với vùng núi Bắc Bộ. Nơi đây không những là khu công nghiệp
gang thép đầu tiên của Việt Nam mà còn là thành phố năng động trong thời kỳ hội

nhập, còn là trung tâm thương mại, dịch vụ giao thương các tỉnh, còn là nơi tập
trung nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh
trong khu vực. Do hoạt động kinh tế xã hội phát triển đời sống ng dân không ngừng
nâng cao. Bên cạnh những mặt ưu điểm đó Thái Nguyên là thành phố đang biến đổi


2
trong xây dựng nhà cửa, đường xá, náo động ồn ào, bụi bặm trong giao thông,...
từng ngày từng ngày người dân và môi trường tự nhiên đang phải gồng mình gánh
chịu hệ lụy mặt trái của nền kinh tế thị trường, cách làm ăn và cách sống sinh hoạt
cẩu thả thiếu tôn trọng luật lệ bảo vệ môi trường, làm cho chất lượng môi trường
ngày càng sa sút, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống con người, cảnh
quan thiên nhiên.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường và
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu diễn biến
chất lượng môi trường tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất, nước và
không khí giai đoạn 2008 - 2014 của thành phố Thái Nguyên, tìm hiểu xác định
nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải
thiện môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá diễn biến môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên.
- Phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường đất, nước, không khí tại thành phố Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện
môi trường.

3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ được những đặc điểm của quá
trình phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng và những biến đổi của môi trường. Từ đó
góp phần hoàn thiện về phương pháp luận cũng như phương pháp nghiên cứu về
quá trình phát triển kinh tế trong xu thế phát triển bền vững.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đánh giá được những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế xã hội
đến môi trường thành phố Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm


3
trong quá trình phát triển, góp phần nâng cao đời sống người dân thành phố Thái
Nguyên; BVMT nhằm mục đích phát triển thành phố Thái Nguyên theo hướng bền
vững. Đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, các
nhà quản lý nhằm kiểm soát và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nhằm phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản

• Khái niệm môi trường
Theo cách hiểu thông thường, ta có thể định nghĩa môi trường như sau: “Môi
trường là tập hợp (aggregate) các vật thể (things), hoàn cảnh (conditions) và ảnh
hưởng (influences) bao quanh một đối tượng nào đó” (The Random House College

Dictionary-USA). Nói tới môi trường, người ta thường nghĩ ngay tới mối quan hệ
của những yếu tố xung quanh tác động tới đời sống của sinh vật mà trong đó chủ
yếu là con người. Quan điểm về môi trường nhìn từ góc độ sinh học là những quan
điểm phổ biến. Một số định nghĩa như:
Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế-xã hội bao
quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng
người (UNEP - Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, 1980).
Môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động lên một cơ thể sinh vật
hoặc một cơ thể nhất định đang sống; là mọi vật bên ngoài một cơ thể nhất định. [23]
Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học bao quanh các sinh vật. [24]
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội
quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội
như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định
không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ
quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. [12]
- Theo luật bảo vệ môi trường khái niệm môi trường được hiểu:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật”. [11]


5

• Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường: là sự làm thay đổi không có lợi cho môi trường sống về
các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất, nước, không khí mà có thể gây tác
dụng tức thời hoặc trong tương lai nguy hại đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến

quá trình sản xuất, tài sản văn hóa, tổn thất hủy hoại tài nguyên dự trữ. [1]
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là kết quả của 3 yếu tố: quy mô dân
số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của môi trường. Trong đó quy mô
dân số là quan trọng nhất.
Độ ô nhiễm = quy mô dân số x mức tiêu thụ/người x tác động môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng
(nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học, hóa học
và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ coi là bị ô
nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác động đến mức có
khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. [16]
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” [11].
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Tiêu chuẩn
môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”. [11].
1.1.1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường

• Ô nhiễm môi trường đất
Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con
người... Đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi


6

để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các
công trình khác. Đất cùng với con người đồng hành qua các thời kì công nghiệp
khác nhau từ nền nông nghiệp sơ khai đến nền nông nghiệp hiện đại như ngày nay.
Tuy nhiên con người lại có những tác động xấu đến môi trường như sử dụng phân
bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều. Tuy nhiên trong phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thường có sẵn kim loại nặng và chất khó phân hủy,
khi tích lũy đến một giới hạn nhất định, chúng sẽ thành chất ô nhiễm. [7]
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: Cùng với ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi trường đất cũng là vấn đề đáng báo
động hiện nay. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiêp
và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau, quả… ảnh hưởng gián
tiếp tới sức khỏe con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung
thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm. [16]
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người là thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật sống trên cạn.
Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi những tập
quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những phương thức
canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất,
ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng
xuống đất theo nước mưa. [17]

• Ô nhiễm môi trường nước
Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống, tồn tại và phát triển. Nước
đã được xác định là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người. Thế
nhưng, tài nguyên quý giá này đang bị đe dọa nghiêm trọng cả về số lượng và chất
lượng. Theo M.I.Lvotvis và A.A.Xololop, tài nguyên nước trên thế giới khoảng
1,39 tỷ km3, nước thuỷ quyển chiếm hơn 98,7% (khoảng 1,36 tỷ km3), 1,7%
(khoảng 0,24 tỷ km3) có trong thạch quyển, 0,0009% (tương đương 12.900 km3) tập
trung trong khí quyển, 0,0001% (tương đương với 1.120 km3) tập trung trong sinh

quyển. Bước vào thế kỷ 21, với sự bùng nổ dân số và phát triển kinh tế - xã hội đã


ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
GS.TS. Nguyễn Thế Đặng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn
thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Quản Lý và
Đào Tạo Sau Đại học, khoa Môi trường, cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Sở TN&MT Thái Nguyên và
Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường, các cán bộ và các anh chị đã giúp
đỡ em trong quá trình thực tập và nghiên cứu.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã quan
tâm, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như
hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Đinh Thùy Lữ


8

• Ô nhiễm môi trường không khí
“Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là không khí ẩm, bao
gồm hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một
lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển. Ở điều kiện

bình thường, không khí (chưa bị ô nhiễm) gồm các thành phần cơ bản là 78% Nitơ,
21% Ôxy, 1% Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium. Xenon, Hydro,
Ozôn, hơi nước... Ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới phát hiện ra, nó đã
được nói đến cách đây hàng thế kỷ. Hơn 300 năm trước đây, nhà khoa học Jonh
Evalyn, chuyên bút ký và ghi chép khoa học đã minh hoạ với độ chính xác cao về
tác động của ô nhiễm môi trường không khí do sự đốt cháy của nhiên liệu gây ra
như làm đục bầu trời, giảm bớt bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất, làm con người
bị đau yếu và tử vong, phiền muộn và lo âu vì hít thở phải bụi, khói, khí độc và nó
còn gây ra han gỉ vật liệu (Katyal và Satake, 1989).
Năm 1961 - 1967 ở Yokaichi (Nhật Bản) môi trường không khí bị ô nhiễm
do khí thải (chủ yếu từ SO2) từ các liên hiệp hóa dầu đã làm cho hàng ngàn người
chết và nhiễm nhiều loại bệnh. [18]
Tháng 12 năm 1930: Thung lũng sông Meuse (Bỉ) bị bao trùm bởi màn
sương mù do khói thải công nghiệp dẫn đến hàng ngàn người bị nhiễm độc đường
hô hấp và 600 người bị chết. [18]
Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, ô nhiễm không khí chỉ là hiện
tượng địa phương, diễn ra chủ yếu ở nơi có nguồn ô nhiễm như các thành phố và
khu công nghiệp. Cho đến năm 70 và 80, người ta nhận thấy, ô nhiễm không khí có
thể tác động rất xa, từ khu vực này đến khu vực khác, từ nhà máy đến khu dân cư,
từ thành thị đến nông thôn, từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí từ châu lục
này đến châu lục khác. Công ước Giơnevơ (1979) đã khẳng định điều này. [17]
Hiện nay, ô nhiễm không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến
đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm, con người
khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời, cũng thải vào
môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại
khí độc hại tăng lên nhanh chóng. [19]


9

“Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay
đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới
thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Khí quyển có khả năng tự làm sạch để suy trì sự cân bằng giữa các quá trình. Những
hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi trong
môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí”. [7]

• Ô nhiễm chất thải rắn
Nếu tính bình quân mỗi ngày một, một người thải ra môi trường 0,5 kg chất
thải sinh hoạt (rác thải), trên thế giới hơn 6 tỷ người sẽ thải ra 3 triệu tấn và 1 năm
xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác thải. Với số lượng chất thải hàng ngày lớn như vậy, việc
xử lý chất thải sinh hoạt đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút nhiều công ty
lớn mà phạm vi hoạt động của các công ty này có tầm cỡ quốc gia. Ví dụ, ở Mỹ có
công ty Waste Management Inc, đi đầu trong xử lý chất thải. Ở Anh có công ty
Attwood PLC, Biffa (BET). Ở Pháp có công ty Cie Lyonasedes Eaxux, Cie
Generaldes Eaux,… [9]
Chât thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất
thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Chất thải rắn đô thị (gọi
chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ
trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó, chất thải
được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận mà thành phố phải
có trách nhiệm thu gom và tiêu. [13]

• Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm phóng xạ là việc chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, hoặc trong
chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí (kể cả cơ thể con người), nơi mà sự hiện diện của
chúng là ngoài ý muốn hoặc không mong muốn, hoặc quá trình gia tăng sự hiện
diện của các chất phóng xạ ở những nơi như vậy. Sự ô nhiễm phóng xạ cũng được

sử dụng ít chính thức để chỉ một số lượng, cụ thể là các hoạt động phóng xạ trên
một bề mặt (hoặc trên một đơn vị diện tích bề mặt). [16]


10
Theo Uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ urani ở các nhà máy điện hạt nhân
kho, vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ hạt
nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl v.v.. hằng năm làm nhiễm độc 2.500 tỉ
lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây
cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và
cuối cùng tích luỹ vào cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây nên những đột biến dị
dạng, bệnh tật,… cho các cơ thể sống tự nhiên. Cũng theo điều tra của uỷ ban này,
thực chất, lượng phóng xạ rò rỉ trong không khí, không gây nguy hiểm nhiều cho con
người bằng lượng phóng xạ vào nguồn nước. Bởi vì, trong không khí các tia phóng
xạ chỉ có một không gian tác động rất hạn chế và giảm dần theo thời gian; còn trong
nước, nó có thể đi xa hơn và gây độc cho những vùng lân cận, không những thế ảnh
hưởng của chúng ngày càng tăng theo thời gian do sự tích tụ phóng xạ trong nước
ngày càng lớn hơn. Vì vậy, khi Hiroshima và Chernobyl bị ảnh hưởng trực tiếp của
phóng xạ hạt nhân nhưng những vùng rất xa ở xung quanh cũng bị tác động theo, do
nguồn nước ngầm liên thông giữa các vùng. Người ta đã phát hiện những triệu chứng
nhiễm độc phóng xạ trên cơ thể con người sống ở những vùng rất xa hai trung tâm
phóng xạ này, dù theo lý thuyết thì những vùng đó không thể bị ảnh hưởng vì nằm
quá tầm hoạt động của các tia phóng xạ sau các vụ nổ.
Sự ô nhiễm môi trường gây ra bởi các chất phóng xạ rất nguy hiểm. Đặc biệt
là tình trạng ô nhiễm do các chất phóng xạ không bị tiêu hủy hay không bị vô hiệu
hóa bởi con người, mà nó tự phân hủy theo thời gian, do đó không thể loại trừ chất
phóng xạ khi bị ô nhiễm.
Chất phóng xạ là một dạng năng lượng tự nhiên có trong đất, từ ánh sáng mặt
trời và các tia vũ trụ, ngoài ra còn xuất phát từ các nguồn nhân tạo như máy chụp Xquang, các máy móc y tế dùng phóng xạ để chuẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm
dò…. Bởi vậy, chúng ta đều có thể tiếp xúc, ăn uống, hít thở phải chất phóng xạ.

Các chất phóng xạ nhân tạo đã đem lại nhiều lợi ích trong chuẩn đoán, điều trị
bệnh cũng như hàng loạt kỹ thuật trong khoa học, nghiên cứu sinh học, nông nghiệp và
công nghiệp. Tia X dùng để soi hành lý tại sân bay, kiểm tra các khuyết tật mối hàn và
các vết hàn hoặc các vết nứt trong công trình xây dựng… Bức xạ mạnh được sử dụng


11
thành công trong việc phát triển 1.500 giống cây lương thực và cây trồng cho sản lượng
cao, chống chịu tốt hơn với điều kiện thiên nhiên và sâu bệnh. [16]

• Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp
xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá
trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không
đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức
chịu đựng của con người. Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tuỳ thuộc
từng người mà có cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng sẽ khác nhau.
Tác động của tiếng ồn, tai người có thể nghe được âm thanh từ 0 - 180dBA.
Ngưỡng chói tai khoảng 140dBA. Tiếng nói chuyện bình thường khoảng 30 60dBA. Tiêu chuẩn tiếng ồn trên các khu vực khác nhau thì khác nhau: bệnh viện,
nhà của người già (<35dB vào ban đêm và nhỏ hơn 45dB vào ban ngày), nhưng đối
với khu dân cư (<45dB vào ban đêm, <55dB vào ban ngày), khu thương mại (trung
bình 60dB)… Hậu quả của ô nhiễm tiếng ồn: quấy rầy giấc ngủ, ảnh hưởng tới
thính giác, tác động xấu tới tinh thần và hiệu quả làm việc của con người. [7]
Theo Viện Quốc gia sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa kỳ, công nhân tiếp
xúc với âm thanh cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và
trong tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng
thẳng. Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn người làm việc nơi yên tĩnh.

• Ô nhiễm nhiệt
Mọi sự hoạt động của con người trên Trái đất đều sản sinh ra nhiệt nhưng

nguồn gây ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các quá trình thiêu đốt nhiên liệu như than đá,
dầu khí trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng như các
nhà máy nhiệt điện, luyện kim, sản xuất chế tạo vật liệu và cấu kiện xây dựng…
Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình sản xuất có thể trực tiếp phát tán vào không khí
hoặc gián tiếp thông qua nước làm nguội hay không khí làm nguội.
Ô nhiễm nhiệt là do hiện tượng từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện
nguyên tử và các hoạt động điều hòa là tác nhân chính làm nóng khí quyển, làm cho
bầu không khí bị ô nhiễm và làm thủng tầng ozon. Bên cạnh các máy điện nguyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 12
1.2. Tình hình và những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên thế giới và
Việt Nam ................................................................................................................... 13
1.2.1. Tình hình và những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên thế giới........ 13
1.2.2. Tình hình và những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ...... 18

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 22
2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên......... 22
2.3.2. Diễn biến môi trường đất thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 ....... 22
2.3.3. Diễn biến môi trường nước thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008- 2014 ..... 22
2.3.4. Diễn biến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2008 - 2014 ............................................................................................................... 22


13
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2005 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, quyết định về môi trường:
+ QCVN 03:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của
kim loại nặng trong đất
+ QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
+ QCVN 14:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
+ QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh
+ QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn chất độc hại trong không khí
xung quanh
+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn tiếng ồn trong không khí.
1.2. Tình hình và những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên thế giới và
Việt Nam
1.2.1. Tình hình và những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên thế giới
Hiện nay đường thủy và sông ngòi nói chung ở châu Âu đều nhiễm độc, nhất

là từ các hợp chất hữu cơ chứa clo. Nguyên nhân là dọc hai bên bờ sông có nhiều
nhà máy, xí nghiệp hóa chất, như ở sông Ranh chẳng hạn. Ở Hà Lan người ta đã
phát hiện ra loại nông dược độc hại và những chất vi ô nhiễm (Micropolluant) trong
nước uống bắt nguồn từ sông Ranh. Ô nhiễm nước uống do nitrat (NO3-) từ nông
nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng. Nông nghiệp hiên đại ngày nay sử dụng quá
nhiều phân hóa học (nhất là phân đạm). Khoảng chừng 20 năm qua, lượng NO3- đã
khuyếch tán trong đất và gây ô nhiễm nước, ngày càng nhiều nguồn nước có lượng
NO3- quá mức quy định. Song điều nguy hiểm hơn nữa là ở vùng nông thôn thường
có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Tại các nguồn nước ở các khu công
nghiệp thì nồng độ các chất có hại vượt quá liều lượng cho phép bao gồm các chất
hữu cơ, vô cơ khó bị phân giải trong tự nhiên. Chúng có thể nổi trên mặt nước, lơ
lửng hoặc lắng sâu dưới đáy và tan trong nước. Ở các đô thị của các nước đang phát
triển thì 95% cống rãnh không được xử lý nước thải và đã xả ra các cánh đồng lân
cận. Thụy Sỹ là nước du lịch và vô cùng sạch sẽ. Song các con sông suối ngoài biên
giới Thụy Sỹ thì lại là nguồn nước bị ô nhiễm hoàn toàn. [25]


14
Sông “Danuyp xanh” không còn là một hình ảnh thơ mộng, hiện nay với chiều
dài 100 km từ Cremxo đến biên giới Slovakia, thực chất đã trở thành vùng nước chết
về phương diện sinh học. Ở Hoa Kỳ, hàng năm ngành nông nghiệp đã sử dụng
khoảng 400 nghìn kg thủy ngân trong các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều bị ô nhiễm nước ở các mức độ khác nhau. (Nguồn:
Nace, U.S. Geological Survey, 1967 and The Hydrologic Cycle (Pamphlet). U.S.
Geological Survey, 1984).
- Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng nước có
trên Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà loài người có thể sử dụng
được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trên Trái đất. Cuộc sống của tất cả
chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào lượng nước ít ỏi đó. [22]
- Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh chóng do các

hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự thiếu hụt nước ngọt
tại nhiều vùng trên thế giới. [22]
Viện Blacksmith - một cơ quan giám sát môi trường có trụ sở tại Mỹ, phối
hợp với Tổ chức Chữ thập Xanh của Thụy Sĩ vừa công bố danh sách mới “10 địa
điểm ô nhiễm nhất thế giới”. Danh sách này dựa trên cơ sở tập hợp, nghiên cứu và
kết luận rút ra từ hơn 2.000 báo cáo đánh giá về các khu vực ô nhiễm ở 49 nước trên
thế giới. Tại các thành phố này, hơn 10 triệu người có nguy cơ bị nhiễm trùng, ung
thư phổi và giảm tuổi thọ. Trẻ em bị lở loét do ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm
môi trường, 10 thành phố này gồm:
+ Thành phố Dzerzhinsk ở Nga, từng là khu vực sản xuất vũ khí hóa học lớn
trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
+ Thành phố Lâm Phần, Trung tâm công nghiệp than đá của Trung Quốc
+ Thành phố Kabwe ở Zambia, khu vực khai thác mỏ và luyện kim loại trong
đó có cả chì.
+ Thành phố Haina ở Cộng hòa Dominica, nơi táo chế và nấu chảy pin người
dân nơi đây có nồng độ chì trong cơ thể rất cao.
+ Thành phố Rannipet ở Ấn Độ, nơi hơn ba triệu người bị ảnh hưởng bởi các
chất thải từ các xưởng thuộc da.


15
+ Thành phố Chernobyl ở Ukraine một khu vực nổi tiếng bởi thảm họa
phóng xạ 20 năm trước.
+ Thành phố Mayluu-Suu ở Kyrgyzstan
+ Thành phố La Oroya ở Peru
+ Thành phố Norilsk ở Nga
+ Thành phố Rudnaya ở Nga.
Theo báo cáo của viện này, các khu vực ô nhiễm nhất trên thế giới là những
khu vực hẻo lánh cách xa thủ đô và các khu du lịch của các nước. Những nước có
thành phố bị ô nhiễm môi trường, phần lớn là các nước đang phát triển, thiếu các

biện pháp kiểm soát ô nhiễm, cộng thêm sự thiếu hiểu biết của chính quyền địa
phương và sự bất lực của người dân trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm.
Công bố danh sách 10 “điểm đen” ô nhiễm nhất thế giới, ông Richard Fuller,
Giám đốc Viện Blacksmith, đã nhấn mạnh rằng sức khỏe của hơn 200 triệu người
đang bị ô nhiễm đe dọa ở các nước đang phát triển. Vì thế, ông kêu gọi các nước
hãy khẩn cấp hành động, giảm thiểu ô nhiễm, để bảo vệ sức khỏe người dân.
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) gần đây đã đưa ra báo cáo về ô nhiễm không
khí năm vừa qua, dựa trên số liệu về mức độ ô nhiễm của 1.600 thành phố trên khắp
19 quốc gia. Tổ chức này đã sử dụng hệ thống đánh giá có tên là PM2.5 và
PM10. PM2.5 được coi là hệ thống tốt nhất được dùng để đánh giá tác động của ô
nhiễm không khí lên sức khỏe và xác định nồng độ bụi ô nhiễm có đường kính từ
2,5 micromet trở xuống.
Những hạt bụi ô nhiễm này có thể là khói, bụi bẩn, nấm mốc hoặc phấn hoa,
được tổng hợp từ những kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ độc hại. Đây được
coi là những mối nguy hiểm lớn cho cơ thể con người nếu bị “tích lũy” trong hệ
thống hô hấp. Theo WHO, chỉ số PM2.5 được coi tạm an toàn là 25 microgram/m3.
Sau đây là những nước ô nhiễm nhất dựa theo chỉ số PM2.5 mà Tổ chức Y tế thế
giới WHO công bố.
Pakistan chỉ số PM2.5 trung bình: 100 microgram/m3. Một báo cáo của WHO
năm 2014 cho thấy ô nhiễm không khí ở các khu đô thị của Pakistan khiến hàng ngàn
người chết mỗi năm. Cụ thể, 80.000 ca nhập viện mỗi năm ở nước này vì các bệnh


16
liên quan đến đường hô hấp, trong đó có tới 8.000 trường hợp viêm phế quản mãn
tính và gần 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh đường hô hấp. Lý do mà các chuyên
gia đưa ra đó là nhiều nhà máy cùng ngành công nghiệp chế biến, khai thác khoáng
sản đã khiến môi trường ở đất nước này càng thêm trầm trọng. Chỉ tính riêng năm
2005, đã có hơn 22.600 người trưởng thành là nạn nhân của ô nhiễm không khí.
Qatar Chỉ số PM2.5 trung bình: 92 microgram/m3. Sở hữu số dân hơn 2 triệu

người và ngày càng tăng nhanh, Qatar cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô
nhiễm nặng nề gây ra bởi số lượng ngày càng tăng của các công trình xây dựng và
hệ thống hàng không bận rộn.
Fghanistan chỉ số PM2.5 trung bình: 84 microgram/m3, Chính phủ
Afghanistan ước tính rằng, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến cho 3.000 ca tử
vong mỗi năm chỉ riêng tại thủ đô Kabul. Với dân số gần 30 triệu người, Afghanistan
thường xuyên gặp nhiều vấn đề liên quan đến tắc nghẽn giao thông, bụi... gây nên ô
nhiễm không khí nặng nề. Kích thước “khiêm tốn” của những thành phố miền núi đã
dẫn đến tệ nạn xây dựng nhà bất hợp pháp, đi kèm với việc sử dụng máy phát điện
diesel hoặc tệ hại hơn là nạn đốt lốp xe hoặc túi nilong để làm nhiên liệu. Điều này
gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí của đất nước này.
Bangladesh chỉ số PM2.5 trung bình: 79 microgram/m3, là ngôi nhà cư trú
của gần 155 triệu người, nhưng theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), chất
lượng không khí của Bangladesh đã giảm gần 60% trong vòng 10 năm trở lại đây.
Trên thực tế, có đến ba thành phố lớn của Bangladesh nằm trong danh sách 25
thành phố với chất lượng không khí kém nhất trên thế giới. Một khu thuộc da ô
nhiễm nghiêm trọng ở thành phố Dhaka, Bangladesh. Theo báo cáo của WB, ô
nhiễm không khí giết chết trung bình 15.000 người Bangladesh hàng năm. Nguyên
nhân của sự ô nhiễm này là do gần 90% trong số 270 nhà máy thuộc da ở
Bangladesh luôn "nhả khói" ra không khí, kèm với đó là ngàn lít chất thải độc hại.
Một số liệu khác cho thấy, gần bảy triệu người ở Bangladesh bị hen suyễn; hơn một
nửa trong số đó là trẻ em.
Iran chỉ số PM2.5 trung bình: 76 microgram/m3 ít ai ngờ, có đến 4 thành
phố của Iran nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Đây là kết quả của


×