Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) tại phường hà an thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 125 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ VÂN NGA




NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG AO
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI)
TẠI PHƯỜNG HÀ AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ THẾ ÂN






HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Vân Nga



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Ngô Thế Ân, Thạc
sỹ Mai Văn Tài và Thạc sỹ Nguyễn ðức Bình là những người ñã ñịnh hướng ñề
tài và trực tiếp chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp, hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Luận văn này sẽ không thể thực hiện ñược nếu không có sự giúp ñỡ nhiệt

tình của Ban giám ñốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc Cảnh báo Môi trường
và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu vực miền Bắc (CEDMA) – Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy 1. Qua ñây tôi cũng xin ñược gửi lời cảm ơn tới tất cả các
anh chị trong Phòng Môi trường – CEDMA ñã nhiệt tình hướng dẫn, giúp tôi
nâng cao các thao tác, kỹ năng phân tích trong phòng thí nghiệm.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình và bạn bè ñã luôn ở bên tôi,
khích lệ ñể tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên


Nguyễn Thị Vân Nga

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ðẦU 1
1. ðặt vấn ñề 1
2. Mục ñích 2
3. Yêu cầu 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam 3

1.1.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 5
1.2. Quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng 10
1.2.1 Chuẩn bị ao nuôi 10
1.2.2. Thả tôm giống 10
1.2.3. Chăm sóc nuôi dưỡng 11
1.2.4. Thu hoạch tôm 12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến môi trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng 12
1.3.1 Yếu tố tự nhiên 12
1.3.2. Hoạt ñộng sản xuất nuôi trồng của con người 16
1.4. Mối quan hệ giữa bùn ñáy và nước trong ao nuôi tôm 19
1.5. Ảnh hưởng của chất lượng nước ao ñến môi trường xung quanh và
chất lượng tôm 22
1.5.1. Ảnh hưởng ñến chất lượng môi trường xung quanh 22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.5.2. Ảnh hưởng ñến chất lượng tôm 25
1.6. Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng tôm nước lợ 32
1.6.1. Các phương pháp sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường 32
1.6.2. Các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường bằng các phương pháp sinh học 34
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. ðối tượng nghiên cứu 39
2.2. Phạm vi nghiên cứu 39
2.3. Nội dung nghiên cứu 39
2.3.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Hà An, thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 39
2.3.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên ñịa bàn phường Hà An, thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 39

2.3.3 Diễn biến chất lượng môi trường nước và bùn ñáy trong ao nuôi tôm
chân trắng phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh giai
ñoạn 2009-2013 40
2.3.4 Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước và bùn ñáy trong ao nuôi
tôm thẻ chân trắng tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh 40
2.3.5 ðề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại vùng nuôi tôm phường Hà
An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu 40
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 40
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu và ñánh giá chất lượng môi trường 41
2.4.3. Phương pháp so sánh và ñánh giá 45
2.4.4. Phương pháp ñiều tra phỏng vấn 46
2.4.5. Phương pháp ñề xuất giải pháp bảo vệ môi trường 46
2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu 46

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Hà An, thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 47
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên 47
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 53
3.2. Tình hình nuôi trồng tôm thẻ chân trắng trên ñịa bàn phường Hà An,
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 57
3.2.1. Diện tích nuôi trồng tôm thẻ chân trắng tại ñịa bàn nghiên cứu 57
3.2.2. Chuẩn bị ao nuôi và quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng tại ñịa bàn
nghiên cứu 58

3.2.3. Diện tích và hình thức nuôi trồng tôm thẻ chân trắng tại ñịa bàn nghiên
cứu 65
3.2.4. Một số loại bệnh dịch thường gặp trong nuôi trồng tôm thẻ chân
trắng tại ñịa bàn nghiên cứu 65
3.3. ðánh giá diễn biến chất lượng môi trường ao nuôi tôm thẻ chân
trắng tại ñịa bàn nghiên cứu giai ñoạn 2009 - 2013 67
3.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước cấp 67
3.3.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước ao nuôi giai ñoạn 2009 -
2013 71
3.3.3. Diễn biến chất lượng môi trường bùn ñáy trên ñịa bàn nghiên cứu
giai ñoạn 2009 - 2013 81
3.4. Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng trên
ñịa bàn phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 85
3.4.1. Nhóm hóa chất xử lý ñất và nước 85
3.4.2. Hóa chất gây màu nước 85
3.4.3. Hóa chất khử trùng và diệt tạp 86

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

3.4.4. Kháng sinh và các chế phẩm sinh học 87
3.5. ðề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại vùng nuôi tôm phường Hà
An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 87
3.5.1. Quản lý ao nuôi trước và sau vụ nuôi 87
3.5.2. Quản lý giống và thời vụ gieo trồng 88
3.5.3. Quản lý chất lượng nước 88
3.5.4. Quản lý NTTS dựa vào cộng ñồng 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
Kết luận 91
Kiến nghị 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nội dung
BTC Bán thâm canh
CEDMA Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc Cảnh báo Môi
trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu
vực miền Bắc
CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
FAO

Tổ chức Nông lương Thế giới

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS

Nuôi trồng thủy sản
PTSX Phát triển sản xuất
QCCT


Quảng canh cải tiến
RNM Rừng ngập mặn
TB Trung bình
TC Thâm canh
THCS Trung học cơ sở
TH
2
O Nhiệt ñộ nuớc
TM - DV Thương mại dịch vụ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
28 TCN 171:2001 Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC BẢNG
STT Tên Bảng Trang

Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm 6

Bảng 1.2: Tình hình diễn biến bệnh trên tôm thẻ chân trắng năm 2009 9

Bảng 1.3: Kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi 11

Bảng 1.4: Tỷ lệ % NH3 trong tổng hàm lượng Amonia ở nhiệt ñộ và pH
khác nhau 29


Bảng 2.1: Vị trí các ñiểm lấy mẫu và số lượng mẫu lấy giai ñoạn năm 2009 - 2013 41

Bảng 2.2: Thời gian thu mẫu ao nuôi giai ñoạn 2009 - 2013 42

Bảng 2.3 : Thông số và tần số quan trắc 43

Bảng 2.4: Phương pháp phân tích mẫu 45

Bảng 3.1: Khí tượng thủy văn Quảng Yên 49

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế trên ñịa bàn thị xã Quảng Yên 53

Bảng 3.3: Diện tích và dân số các khu trong phường Hà An 55

Bảng 3.4: ðặc ñiểm diện tích và ñộ sâu ao nuôi tôm 58

Bảng 3.5: Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ 60

Bảng 3.6: Chất lượng giống nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm 63

Bảng 3.7: Thời gian nuôi theo các hình thức 64

Bảng 3.8: Hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng trên ñịa bàn phường Hà An, thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh giai ñoạn 2009 - 2013 65

Bảng 3.9: Các bệnh tôm thường gặp trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng 66

Bảng 3.10: Giá trị trung bình các yếu tố môi trường trong nước cấp khu vực
nghiên cứu giai ñoạn 2009 - 2012 68


Bảng 3.11: Môi trường bùn ñáy khu vực nghiên cứu năm 2013 81

Bảng 3.12: Thành phần cơ học bùn ñáy ao nuôi năm 2009 và 2013 82

Bảng 3.13: Biến ñộng giá trị pH và thế oxy hóa khử giai ñoạn 2009 - 2013 83

Bảng 3.14: Biến ñộng giá trị trung bình của Carbon tổng số và Nitơ tổng số
giai ñoạn 2010 - 2013 84



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x

DANH MỤC HÌNH
STT Tên Hình Trang


Hình 1.1: Sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới 3

Hình 1.2: Sự chuyển ñộng của các vật chất hòa tan và lơ lửng giữa nước
và ñáy ao 21

Hình 2.1: Vùng nuôi tôm tập trung phường Hà An, thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh. 39


Hình 2.2: Sơ ñồ vị trí lấy mẫu vùng nuôi tôm tập trung phường Hà An,
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh năm 2013. 42

Hình 2.3: Sơ ñồ thu mẫu bùn 44

Hình 3.1: Biến ñộng giá trị trung bình nhiệt ñộ tại khu vực nghiên cứu
giai ñoạn 2009 - 2013 72

Hình 3.2: Sự biến ñộng giá trị trung bình của pH tại khu vực nghiên cứu
giai ñoạn 2009 - 2013 73

Hình 3.3: Biến ñộng giá trị trung bình của DO trong khu vực nghiên cứu
giai ñoạn 2009 - 2013 74

Hình 3.4: Biến ñộng giá trị trung bình của COD và BOD
5
trong khu vực
nghiên cứu năm 2013 75

Hình 3.5: Sự biến ñộng giá trị trung bình NH
4
+
giai ñoạn 2009 - 2013 76

Hình 3.6: Biến ñộng giá trị trung bình của PO
4
3-

tại khu vực nghiên cứu
giai ñoạn 2009 - 2013 77


Hình 3.7: Sự biến ñộng giá trị trung bình H
2
S giai ñoạn 2009 - 2013 78

Hình 3.8: Sự biến ñộng giá trị trung bình Fe tổng số giai ñoạn 2009 - 2013 79

Hình 3.9: Sự biến ñộng giá trị trung bình NO
2
-
giai ñoạn 2009 - 2013 80



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành lâu ñời ở Việt Nam. Trong
những năm gần ñây, nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh chóng, ñóng góp
không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp
nói riêng. Trong khi tỷ trọng ñóng góp của khối nông, lâm nghiệp vào tổng GDP
cả nước liên tục giảm từ 24,5% năm 2000 xuống khoảng 21% năm 2009, tỷ trọng
của riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản vẫn tăng dần, từ 2,7% năm 2000 lên gần
5% năm 2009 (Ong Thị Kim Ngân, 2012). Trong sự tăng trưởng ñó, nuôi tôm
nước lợ ñóng góp một phần không nhỏ, ñiều này ñược thể hiện qua sản lượng
tôm xuất khẩu tăng hàng năm. Sự tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản nói chung
và nuôi tôm nói riêng chủ yếu là nhờ vào những tiến bộ về kỹ thuật nuôi, sự công
nghiệp hóa quá trình nuôi ñể cho năng suất nuôi cao hơn. Tuy nhiên, quá trình

nuôi công nghiệp lại nảy sinh rất nhiều vấn ñề về môi trường trong ao nuôi, ñặc
biệt là môi trường nước và bùn ñáy.
Chất lượng môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản là một vấn ñề rất
quan trọng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng ñến sự tồn tại, phát triển của sinh vật thủy
sinh mà còn ảnh hưởng tới chất lượng các loại thủy sản. Kể từ năm 2000, nuôi
trồng thủy sản nước ta ñã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang
quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Có thể nói, hình thức nuôi thâm
canh không ñúng kĩ thuật gây tác ñộng không nhỏ tới chất lượng nước bởi quá
trình nuôi với mật ñộ lớn, sử dụng lượng thức ăn và hóa chất trong ao nuôi nhiều.
ðiều này làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do lượng thức ăn dư thừa
ngày càng nhiều trong ao hồ nuôi, vượt quá khả năng tự làm sạch tự nhiên.
Mặt khác, chất lượng nước và bùn ñáy trong ao nuôi lại có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Hầu hết tôm chết là do dịch bệnh (như bệnh ñỏ thân, ñốm
trắng, mòn ñuôi, ) mà các dịch bệnh này phát sinh do chất lượng nước và bùn
ñáy trong ao bị suy thoái, tích lũy nhiều chất ô nhiễm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là một trong những
vùng nuôi tôm tập trung tương ñối lớn của tỉnh Quảng Ninh. Với diện tích nuôi
trồng thủy sản là 342 ha, có tới 156 ha nuôi trồng thủy sản nước lợ, trong ñó nuôi
tôm thẻ chân trắng chiếm 75% diện tích theo hình thức thâm canh. Những năm
gần ñây, hiện tượng môi trường nước bị suy thoái, ô nhiễm và bệnh tôm xảy ra
thường xuyên khiến cho nhiều hộ nuôi tôm bị thất thu hoặc mất trắng. Theo Mai
Văn Tài và cs (2011), năng suất tôm trên ñịa bàn trong những năm gần ñây giảm
sút nghiêm trọng do tôm thẻ chân trắng bị chết gần như toàn bộ vào giai ñoạn
tháng thứ 2 của quá trình nuôi. Một trong những nguyên nhân ñược ñưa ra xem
xét là do ảnh hưởng của chất lượng môi trường sống làm phát sinh dịch bệnh suy
gan tụy cấp trên tôm.

Do vậy, nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường trong ao nuôi là một
việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tôm và tạo tiền ñề
ñể thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khu vực. Xuất phát từ thực tế ñó,
chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi
trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại phường Hà An,
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục ñích
ðề tài ñược tiến hành với mục ñích nghiên cứu diễn biến chất lượng môi
trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh; Từ ñó ñề xuất giải pháp giảm thiểu tác ñộng xấu tới môi trường
xung quanh và chất lượng tôm.
3. Yêu cầu
- Các thông tin, số liệu, tài liệu trung thực, chính xác, ñảm bảo ñộ tin cậy
và ñúng thực tiễn của ñịa bàn nghiên cứu.
- Phân tích diễn biến chất lượng môi trường trong ao nuôi tôm thẻ chân
trắng tại khu vực nghiên cứu theo số liệu ñã ñiều tra từ năm 2009 – 2013.
- ðề xuất giải pháp có tính thực thi nhằm giảm thiểu tác ñộng xấu ñến môi
trường xung quanh và chất lượng tôm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng bắt ñầu ñược nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO,
2011). ðến năm 1992, công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm thẻ
chân trắng trở nên phổ biến ở Nam và Trung Mỹ, nhất là ở Hawaii vào những
năm 1980 (Wedner & Rosenberry, 1992). ðây là tôm ñược nuôi nhiều nhất ở Tây
bán cầu, chiếm hơn 70% các loài tôm thẻ ở Nam Mỹ. Sản lượng tôm thẻ chân

trắng ở khu vực châu Mỹ năm 1980 ñạt 193,000 tấn. Năm 1998 sản lượng ñạt
mức kỷ lục là 191,000 tấn chiếm 23% tổng sản lượng nuôi tôm nuôi trên thế giới.
Cho ñến năm 2003, sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới ñạt khoảng 1 triệu
tấn, từ ñó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, ñến năm 2010 sản
lượng tôm ñạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO, 2011). ðến năm 2012 sản lượng tôm
ñạt khoảng 4 triệu tấn. Dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng ñạt sản lượng
khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 với hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu
thâm canh.

Hình 1.1: Sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới
(Nguồn: Châu Tài Tảo, 2010)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Theo báo cáo tại hội nghị Goal (Global Outlook For Aquaculture
Leadership) diễn ra tại Madrid (Anderson & Valderrama, 2007) cho thấy tốc ñộ
tăng trưởng tôm nuôi thế giới ñang phụ thuộc vào tôm thẻ chân trắng. ðặc biệt
việc phát triển loài tôm này ở Châu Á là nhân tố quyết ñịnh. Giai ñoạn từ năm
2001 – 2006, trong khi tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất ñịnh thì ở Châu Á
tôm thẻ chân trắng ñã nhảy vọt.
Nhiều quốc gia châu Á du nhập tôm thẻ chân trắng vào nuôi và nó nhanh
chóng trở thành một ñối tượng nuôi trồng mới cho năng suất và hiệu quả cao.
Theo thống kê cho thấy, ñến ñầu năm 1996, tôm thẻ chân trắng chính thức ñược
di nhập vào châu Á ở quy mô thương mại và ñược giới thiệu rộng rãi như một
ñối tượng nuôi thương phẩm ở châu Á. Trước hết là Trung Quốc và ðài Loan
vào năm 1996, sau ñó lan nhanh và ñược phát triển ở hầu hết các nước châu Á
khác ở ven biển trong hai năm 2000 – 2001 như Philippin, Indonexia, Việt Nam,
Malayxia và Ấn ðộ.

Theo FAO (2003), ở châu Á nước ñầu tiên nhập tôm thẻ chân trắng về
nuôi là Philippin từ năm 1978 – 1979, sau ñó là Trung Quốc vào năm 1988. Tuy
nhiên chỉ có Trung Quốc là duy trì ñược sản xuất và triển khai nuôi công nghiệp.
Theo thống kê của FAO (2011), các quốc gia sản xuất nhiều tôm thẻ chân trắng
nhất trong khu vực bao gồm: Trung Quốc (700,000 tấn), Thái Lan (400,000 tấn),
Indonesia (300,000 tấn) và Việt Nam (50,000 tấn). Sản lượng năm 2007 và 2008
của Trung Quốc là 1,22 triệu tấn tôm, trong ñó 88% là tôm thẻ chân trắng và
52% sản lượng tôm thẻ chân trắng ñược nuôi ở vùng nước nội ñịa. Năm 2009,
ước tính sản lượng tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc ñạt 1,2 triệu tấn, trong ñó
có 560,000 tấn ñược nuôi trong các ao ven bờ. Năm 2010, Trung Quốc tăng 20%
diện tích nuôi tôm, do vậy ước tính tổng sản lượng nuôi tôm ñạt 1,45 triệu tấn.
Công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng ở Trung Quốc nói riêng và các nước châu
Á nói chung rất quy mô và ñang trên ñà phát triển.
Tuy nhiên, trong thực tế môi trường sống biến ñổi, ảnh hưởng ñến sức
khỏe tôm nuôi và dịch bệnh tôm xảy ra. Có nhiều loại bệnh có khả năng gây thiệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

hại lớn cho tôm thẻ chân trắng như: bệnh ñốm trắng (WSSV), Taura (TSV), bệnh
hoại tử cơ (IMNV) và hội chứng hoại tử cấp tính (AHPNS). Năm 1992 dịch bệnh
TSV lần ñầu tiên xảy ra ở Ecuador và năm 1995 ở Trung Quốc. Bệnh hoại tử cơ
xuất biện ở Brazil vào năm 2002. Bệnh ñốm trắng xuất hiện ở Trung Quốc vào
năm 1992 sau ñó là các nước Châu Á. Trong những năm gần ñây thì bệnh hội
chứng hoại tử cấp tính gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế
giới. Bệnh này xuất hiện ở Trung Quốc năm 2009, Việt Nam năm 2010, Thái
Lan và Malaysia năm 2011 và Mexico năm 2013; còn ở các nước khác như
Bangladesh, Ecuador, Ấn ðộ và Indonesia chưa thấy xuất hiện bệnh này (Châu
Tài Tảo, 2010).
1.1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam

1.1.2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là ñối tượng nuôi khá mới mẻ ở Việt Nam, cùng với
làn sóng di nhập tôm thẻ chân trắng vào châu Á. Theo Tổng cục Thủy sản
(2011), tôm thẻ chân trắng ñược ñưa vào Việt Nam năm 2001 và ñược nuôi thử
nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng
Ninh) và công ty Asia Hawaii (Phú Yên).
ðầu tiên, vào ñầu năm 2001, tôm thẻ chân trắng ñã di nhập vào Việt Nam
ñể phục vụ cho việc nuôi thử nghiệm ở một số ñịa phương và một số công ty.
Tôm thẻ chân trắng ñược nhập lần ñầu tiên từ ðài Loan và nuôi thử từ tháng 1
năm 2001, sau ñó tôm bố mẹ và tôm giống ñược nhập từ ðài Loan, Hawaii và
Trung Quốc. ðây là tôm thẻ ngoại lai duy nhất ñược nhập vào Việt Nam. Tôm
ñược nuôi ở một số ñịa phương, có nơi dân nuôi tự phát, có nơi tính cho công ty
TNHH thuê ñất ñể sản xuất giống hay nuôi tôm thịt.
Tháng 4/2001, tôm thẻ chân trắng ñược công ty Duyên Hải – Bạc Liêu
nhập về từ ðài Loan. Sau 125 ngày nuôi, trọng lượng tôm từ 25 – 30 g/con và tỷ
lệ sống ñạt 70% với năng suất trung bình 3 tấn/ha. Trong năm 2002, Công ty ñã
thả nuôi trên 60 ao với mật ñộ 15 – 25 con/m
2
. Kết quả Công ty ñã thu ñược trên
100 tấn tôm thịt với năng suất bình quân 2 - 3 tấn/ha. Sau ñó lan nhanh ra các
tỉnh miền Trung như Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Thuận và một số tỉnh phía
Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Ở các vùng nuôi phía Bắc, nuôi tôm thẻ chân trắng ñược nhập từ Trung
Quốc về nuôi ở Quảng Ninh, Hải Phòng và năng suất nuôi có hộ ñạt 5 – 10
tấn/ha. Năm 2009, Công ty ðầu tư PTXS Hạ Long ñã hợp tác với AHA vủa Mỹ
ñể sản xuất tôm thẻ chân trắng sạch bệnh, kháng Taura ở ñảo Cống Tây (Vân

ðồn, Quảng Ninh) với quy mô tới 40,000 – 50,000 tôm bố mẹ ñủ ñể cung cấp
chất lượng giống cho cả nước. Trên thực tế tại Quảng Ninh, tổng số tôm giống ñã
thả nuôi là 376 triệu con, nhiều cơ sở nuôi tôm ñạt năng suất và sản lượng cao
(18 tấn/ha/vụ). Công ty xuất khẩu II Quảng Ninh nuôi 18 ha ñạt sản lượng 176
tấn/ha, năng suất bình quân gần 10 tấn/ha, cỡ tôm thu hoạch 50 – 70 con/kg.
Công ty ðầu tư phát triển Hạ Long nuôi ñạt năng suất 11 tấn/ha/vụ và trong suốt
quá trình nuôi không xảy ra dịch bệnh.
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm

Năm
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất bình quân

(kg/ha)
2007 19,919 64,776 3,250
2008 15,079 47,827 3,170
2009 21,339 89,521 4,190
2010 25,397 136,719 5,380
2011 28,683 152,939 5,330
2012 41,789 186,197 4,460
Nguồn: Trần Nhựt Cầu và Nguyễn Thị Trâm (2012).

Theo Trần Nhựt Cầu và Nguyễn Thị Trâm (2012), sở dĩ người nuôi thích
nuôi loại tôm thẻ này là vì nó có những ñặc ñiểm ưu việt hơn so với các loài tôm
nuôi khác, thể hiện ở những ñặc tính sau ñây:
Thứ nhất, ñây là loại tôm rộng muối, tức là có khả năng thích ứng với phạm
vi ñộ muối rộng từ 20 – 40 ppt. ðây là ñặc tính quan trọng cho phép phát triển nuôi

loại tôm này ở vùng ñất cát ven biển, là nơi có ñộ mặn cao không cần phải pha trộn
nước ngọt cũng như nuôi trong mùa mưa và trong môi trường nước ngọt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Thứ hai, tôm thẻ chân trắng có ngưỡng ôxy thấp hơn tôm sú và các loại
tôm thẻ khác như tôm lớt, tôm he, khả năng kháng bệnh cao, có thể sống thích
nghi ở các ao có nhiều bùn, nhiều nguyên tố kim loại nặng mà trước ñây nuôi
tôm sú không thích hợp, thường thất bại do phát sinh dịch bệnh.
Thứ ba, tôm thẻ chân trắng có tốc ñộ sinh trưởng nhanh, nuôi 2 tháng ñã
ñạt cỡ 100 – 110 con/kg, thời gian nuôi ngắn, chỉ 2 – 2,5 tháng có thể thu hoạch
và cho năng suất, sản lượng cao (từ 5 – 22 tấn/ha/vụ). ðiều này cho phép nuôi
tăng vụ, tức một năm nuôi 2 vụ ăn chắc ở những vùng trước ñây chỉ nuôi ñược
một vụ tôm sú như ở các tỉnh phía Bắc.
Thứ tư, thịt tôm thẻ chân trắng thơm ngon, phát triển mạnh cả ở thị trường
trong nước và xuất khẩu.
1.1.2.2. Tình hình môi trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Vấn ñề môi trường trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam cũng
ñã ñược nghiên cứu rải rác trên toàn quốc. ðiển hình là báo cáo quan trắc và
cảnh báo môi trường thủy sản khu vực miền bắc Việt Nam (Mai Văn Tài, 2011).
Báo cáo này cho thấy các yếu tố thuỷ lý, thủy hoá như nhiệt ñộ, pH, ñộ kiềm, ñộ
muối, COD, BOD
5
, NO
2
-
, Fe TS vùng nuôi tôm thẻ chân trắng khu vực miền Bắc
từ năm 2008 - 2012 thường có giá trị nằm trong khoảng cho phép. Hàm lượng
muối dinh dưỡng NH

4
+
, PO
4
3-
thường thấp. Xu hướng biến ñộng các yếu tố thủy
lý, thủy hóa trong ao nuôi như sau:
- Nhiệt ñộ nước nằm ở ngưỡng thấp và biến ñộng vào ñầu vụ nuôi tôm
(tháng 4, 5), riêng tháng 4 thường xuất hiện gió mùa, mặc dù nhiệt ñộ thích hợp
nhưng cường ñộ ánh sáng yếu dẫn ñến hiện tượng thiếu ôxy trong nước do tảo
quang hợp yếu. Tháng 6, 7 và 8 nhiệt ñộ nước cao vượt ngưỡng 32
o
C và thường
xuyên có các trận mưa lớn làm nhiệt ñộ thay ñổi ñột ngột gây sốc cho tôm nuôi.
- DO thường thấp vào thời kỳ cuối vụ nuôi (tháng 6, 7 và 8) thời ñiểm về
ñêm và sáng sớm, ñặc biệt là các ao thâm canh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

- ðộ kiềm, hàm lượng NH
4
+
, PO
4
3-
, NO
2
-
có xu hướng tăng dần về cuối

vụ nuôi. Ngoài ra, một vài ao nuôi ñộ kiềm cao vào ñầu vụ nuôi do hoạt ñộng cải
tạo ao.
- Hàm lượng sắt tổng số (Fe TS) luôn vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.
Hàm lượng H
2
S cao và có xu hướng tăng dần về cuối vụ nuôi.
- Hàm lượng các kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép trong nuôi
tôm.
- Tảo Silíc ñộc chỉ xuất hiện vào tháng 4, với mật ñộ thấp dưới ngưỡng cho
phép. Vi khuẩn Lam ñộc thường xuất hiện với mật ñộ cao vào tháng 6 - 9. Các loài
tảo ñộc thuộc ngành tảo Giáp xuất hiện quanh năm, các loài tảo giáp ñộc xuất hiện
tại các thuỷ vực quan trắc ñều là những loài có nguồn gốc từ biển nhiệt ñới và á
nhiệt ñới, chúng thích nghi với ñộ muối rộng. Tảo Khuê và tảo Lục thường chiếm
ưu thế trong các ao nuôi vào tháng 4, 5 (tôm nuôi ñược 1 - 2 tháng tuổi), VK Lam
chiếm ưu thế trong ao nuôi vào các tháng 6, 7, 8. Một số loài VK Lam, ñặc biệt
loài Microcystis aeruginosa có thể phát triển mạnh vào thời kỳ cuối vụ nuôi khi mà
dinh dưỡng ñược tích tụ nhiều, cùng với thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, ñộ muối
giảm có thể dẫn ñến hiện tượng nở hoa trong ao nuôi, gây hiện tượng thiếu ôxy
trong ao về ñêm và sáng sớm, làm thay ñổi ñộ pH trong ao nuôi.
1.1.2.3. Tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng
Theo Mai Văn Tài và cs (2011), tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng
trên cả nước diễn biến rất phức tạp. Cụ thể: năm 2004 dịch bệnh trên tôm thẻ
chân trắng ñã xảy ra ở một số nơi như: Quảng Nam (20 ha, có khả năng là bệnh
Taura; thân tôm có màu hồng, riêng ñốt bụng thứ 5 có màu trắng); Ninh Bình (bị
bệnh ñốm trắng). Tại Quảng Ngãi, sau khi nuôi thành công ở vụ 1 và vụ 2, một
số nuôi vụ 3 và ñã ñể tôm bệnh, gây chết hàng loạt trên 80% diện tích nuôi (20
ha) với những triệu chứng như mềm vỏ, thân. Tôm nuôi ở một số nơi có hiện
tượng bị bệnh ñen mang. Chìm xuống ñáy, toàn thân có màu ñỏ hoặc hồng, tỷ lệ
chết cao trong vòng 2 - 3 ngày nhưng không xảy ra trên diện rộng (Bình ðịnh, Bà
Rịa Vũng Tàu). Một số nơi nuôi 2 - 3 vụ, vụ ñầu ñạt kết quả tốt nhưng vụ sau dễ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

bị bệnh (như ở Bình ðịnh: 30 ha nuôi vụ 1 ñạt kết quả tốt, 20 ha nuôi vụ 2 bị
bệnh 100%; ở Quảng Ngãi khoảng 20 ha tôm nuôi vụ 3 bị bệnh). Người nuôi tôm
ở một vài ñịa phương cho rằng ñối với vùng ñã có một thời nuôi tôm sú ñạt kết
quả tốt, nay môi trường bị suy thoái do dịch bệnh, không còn phù hợp cho việc
nuôi tôm sú nữa, có thể chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng ñể ñạt hiệu quả kinh
tế cao. Song thực tế ñã cho thấy tôm thẻ chân trắng cũng có thể bị nhiễm những
bệnh thường gặp ở tôm bản ñịa, chủ yếu là tôm sú.
Về bệnh Taura, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II ñã phát hiện 1 mẫu
tôm bị bệnh. Tại ðầm Hà, Quảng Ninh ñề tài nghiên cứu do Viện Công nghệ
sinh học chủ trì cũng ñã phát hiện bệnh này.
Theo Tổng cục Thủy sản (2011), trong năm 2009 diện tích tôm thẻ chân
trắng bị thiệt hại do bệnh là: 2,96 ha/16,511 ha thả nuôi, chiếm 13,2% cao hơn
9,5% so với cùng kỳ năm 2008 (470 ha/12,411 ha, chiếm 3,7%). Thiệt hại
khoảng 243 triệu con giống, giá trị khoảng 7 tỷ ñồng.
Bảng 1.2: Tình hình diễn biến bệnh trên tôm thẻ chân trắng năm 2009
STT ðịa phương Diện tích tôm bị bệnh (ha)
1 Quảng Ninh 232
2 Nam ðịnh 29
3 Nghệ An 20
4 Hà Tĩnh 29
5 Quảng Nam 61
6 Bình ðịnh 26
7 Phú Yên 78
8 Khánh Hòa 1,5
9 Ninh Thuận 68
10 Bình Thuận 31

11 Long An 10
12 Tiền Giang 22
13 Bến Tre 65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

14 Trà Vinh 3
15 Sóc Trăng 5
16 Bạc Liêu 19
Tổng cộng
2,198
Nguồn: Tổng cục Thủy sản (2011).
Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất là Khánh Hòa: 1,5 ha
và Quảng Ninh 232 ha, diện tích bị bệnh của 2 tỉnh này chiếm 83,4% tổng diện
tích nuôi tôm thẻ chân trắng bị bệnh trên cả nước.
1.2. Quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng
1.2.1 Chuẩn bị ao nuôi
ðối với ao mới xây dựng ñưa vào nuôi lần ñầu, cần san bằng nền ñáy,
kiểm tra lại bờ và dùng vôi Ca(OH)
2
ñể vệ sinh, khử chua nền ñáy.
ðối với ao ñã nuôi, sau mỗi vụ nuôi cần làm vệ sinh ñáy ao. Tháo cạn
nước, vớt sạch lớp bùn ñáy lên mặt ao, phơi nắng ñáy ao ñể diệt tạp và mầm bệnh
và dùng vôi Ca(OH)
2
ñể vệ sinh, khử chua nền ñáy.
Sau khi vệ sinh ao nuôi thì tiến hành gây màu nước: Nước sẽ ñược cấp
cho các ao nuôi tôm qua túi lọc (lưới lọc có thể dùng bằng lưới nilon dạng hình
ống mắt lưới 2a = 2mm), ñến ñộ sâu 0,8 – 1 m thì tiến hành gây màu nước.

Người ta sử dụng phân vô cơ và hữu cơ ñể gây màu nước cho ao nuôi.
1.2.2. Thả tôm giống
Trước khi thả giống phải kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi
ñạt yêu cầu môi trường thả nuôi tôm theo quy ñịnh. Trước khi thả tôm 1 – 2 giờ
phải rải muối NaCl với liều lượng 200 kg/ 1,000 m
2
ao.
Tôm giống trước khi thả nuôi phải ñược kiểm dịch và kiểm tra chất lượng
ñạt quy ñịnh tạm thời về yêu cầu kỹ thuật tôm thẻ chân trắng giống của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Giống phải ñược thuần dưỡng về ñộ mặn 0 – 0,5
‰. Mật ñộ thả giống: >30 con PL/m
2
.
Phương pháp thả giống: thả túi tôm xuống ao, ngâm từ 5 – 10 phút, sau ñó
từ từ cho tôm ra ao. Thả tôm vào lúc trời mát, tốt nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều
tối ñể tiện theo dõi hoạt ñộng của tôm sau khi thả ra ao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.2.3. Chăm sóc nuôi dưỡng
Thức ăn và cho tôm ăn: khối lượng thức ăn cho tôm ăn trong một ngày
ñêm tùy thuộc vào lượng tôm hiện có trong ao, tình trạng sinh lý tôm (chuẩn bị
lột, mới lột) và các yếu tố khí hậu, thời tiết.
Phương pháp tính lượng thức ăn cho tôm ăn: lượng thức ăn cho tôm ăn
hàng ngày (g) = số lượng tôm trong ao (con) x trọng lượng thân tôm trung bình
(g/con) x % thức ăn theo trọng lượng. Dựa vào lượng thức ăn trong ngày mà
phân bố lượng thức ăn vào các bữa ăn.
Phương pháp cho ăn: Thông thường người nuôi cho tôm ăn 4 lần vào các
thời ñiểm: 6h,11h,17h và 22h (tùy vào hình thức nuôi và sự phát triển của tôm

nuôi). Trong giai ñoạn ñầu (tôm dưới 1 tháng tuổi), thức ăn có kích cỡ rất nhỏ
nên rất dễ bị thổi bay nếu cho ăn khô, do ñó trước khi cho ăn cần trộn với một
phần nước và dùng ca tạt ñều các cạnh ven bờ, cách bờ 1 – 2 m. Từ tháng thứ 2
trở ñi thức ăn có thể cho ăn khô hoặc trộn với các chất bổ sung ñể ráo, rồi rải
cách xa bờ 2 - 3 m, có thể rải thành 2 ñường cho ăn ñể tôm ăn hết thức ăn trong
thời gian ngắn nhất. Trong quá trình nuôi cần cho tôm ăn thêm các chất bổ sung
như: vitamin, prexix-khoáng, chất bổ sung canxi…(liều lượng theo hướng dẫn
của nhà sản xuất).
Quản lý lượng thức ăn cho ăn: Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày ngoài quy
ñịnh theo hướng dẫn chung còn phải căn cứ vào lượng thức ăn còn trên sàn cho
ăn ñể ñiều chỉnh cho thích hợp. Nếu trong giờ kiểm tra mà lượng thức ăn trên sàn
hết thì tăng thêm 10% lượng thức ăn vào ngày hôm sau. Ngược lại, nếu 20%
lượng thức ăn còn trên sàn thì giảm 10% lượng thức ăn vào ngày hôm sau.
Quản lý môi trường nước ao nuôi: Việc quản lý chất lượng nước ao nuôi
thông qua theo dõi ñiều kiện thủy lý, thủy hóa của ao nuôi hàng ngày, hàng tuần.
Bảng 1.3: Kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi
Yếu tố môi trường Thời gian kiểm tra Hàng ngày Hàng tuần
pH 6 và 15h x (sau cơn mưa)
ðộ muối 9 - 10h x (sau cơn mưa)
Ôxy 6 và 15h x


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

ðộ kiềm 9 - 10h x

Amôni 9-10h x

Nitrit 9-10h x


ðộ trong 9-10h x
Nhiệt ñộ 9-10h x
Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ (2006)
Sự phát triển ổn ñịnh của tảo trong ao nuôi tôm có vai trò quan trọng trong
việc giữ vững sự ổn ñịnh của môi trường nước.
1.2.4. Thu hoạch tôm
- Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch: Dùng chài thu mẫu tôm ñể kiểm tra
khối lượng và tình trạng sức khỏe của tôm ñể quyết ñịnh thời gian thu hoạch.
Thông thường trọng lượng tôm có thể cho thu hoạch có thể là 10g/con.
- Thời gian, biện pháp và dụng cụ thu hoạch: Thời gian thu hoạch tôm vào
buổi sáng là tốt nhất.Thu tôm bằng lưới ñiện nhằm ñảm bảo tôm sạch, chất lượng
tốt, thời gian nhanh và chủ ñộng. Sau khi thu tôm bằng lưới ñiện với số lượng
lớn, phần ít còn lại trong ao ñược thu bằng tay sau khi tháo cạn nước. Tôm sau
khi thu hoạch ñược rửa sạch, phân cỡ sơ bộ, ñược ướp ñá trong thùng cách nhiệt
rồi vận chuyển ñến cơ sở chế biến.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến môi trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng
1.3.1 Yếu tố tự nhiên
1.3.1.1. Khí hậu, thời tiết
Theo Nguyễn Phú Hòa (2012), thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng
khí tượng ở một ñịa phương, trong một thời gian ngắn. Khí hậu là tình hình lặp ñi
lặp lại của những kiểu thời tiết riêng biệt ở một ñịa phương trong một khoảng
thời gian dài.
ðiều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng ñến sự thay ñổi của các yếu tố
thủy lý, thủy hóa trong ao nuôi. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tôm, ñặc biệt là
bệnh ñốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy cấp với yếu tố thời tiết, khí hậu có
mối quan hệ khăng khít (Mai Văn Tài và cs, 2011). Do ñó, hiểu về ảnh hưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13


của thời tiết ñến môi trường ao nuôi và quản lý ñược những thay ñổi ñó là cực kỳ
quan trọng cho sự thành công của vụ nuôi.
Tôm nước lợ ñược nuôi trồng phổ biến trong khoảng thời gian từ tháng 4
– tháng 7. Thời gian này thường xảy ra những trận mưa lớn, kèm bão hoặc những
ngày nắng nóng kéo dài. Mưa lớn làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi bị
thay ñổi rất nhiều, ñặc biệt là các thông số quan trọng như: Nhiệt ñộ nước, ñộ
pH, ñộ mặn và ñộ kiềm (Nguyễn Thị Là, 2012).
ðối với nghề nuôi tôm nước lợ thì ñộ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn ñến
sinh trưởng và phát triển của tôm. Cụ thể là khi xảy ra mưa lớn, ñộ mặn của các
ao nuôi bị giảm ñi ñột ngột. ðộ mặn giảm ñột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt ñến
sức khoẻ của tôm nuôi do phải ñiều chỉnh áp suất thẩm thấu dẫn ñến tôm bị sốc
và dễ bị cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi. Nếu ñộ mặn xuống quá
thấp, vượt ra khỏi khả năng chịu ñựng làm cho tôm bị sốc, chết hoặc chậm lớn.
Sự thay ñổi môi trường sau mưa ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho các khí ñộc giải
phóng ra môi trường nước, qua ñó làm giảm hàm lượng ôxy hòa tan trong ao
nuôi. Ngoài ra, sau mỗi trận mưa thì pH, nhiệt ñộ, ñộ mặn, ôxy hoà tan trong ao
nuôi giảm rõ rệt, gây phân tầng nước trong ao nuôi. Tôm sẽ tìm ñến khu vực bùn
dơ, bị ảnh hưởng bởi khí ñộc H
2
S, bơi lội lờ ñờ và sức khoẻ yếu ñi. Tôm dễ mẫn
cảm hơn với các vi khuẩn và virus gây bệnh, dẫn ñến tôm chết.
Những ngày nắng nóng kéo dài, nhiệt ñộ không khí tăng làm nhiệt ñộ
nước ao cũng tăng theo. Khi nhiệt ñộ nước cao hơn 32
o
C, tôm ăn rất nhiều.
Limsuwan và cs (2012) ñã quan sát thấy khi tôm ăn quá mạnh và bài tiết nhanh
thì khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn giảm. Bên cạnh ñó, một số tôm di
chuyển nhanh cũng tiêu tốn nhiều năng lượng ñáng ra dành cho tăng trưởng.
Trong trường hợp này, chất hữu cơ trong ao nuôi sẽ tăng lên và trở thành nguồn

thức ăn cho vi sinh vật phát triển dưới nhiệt ñộ cao. Nếu máy quạt nước không
hoạt ñộng, sự phân tầng nước sẽ xảy ra tầng có nhiệt ñộ cao phía trên và tầng có
nhiệt ñộ thấp ở ñáy ao. ðiều này dẫn ñến hiện tượng thiếu ôxy ở ñáy ao, nơi mà
hầu hết tôm trú ẩn ñể tránh nóng của tầng nước phía trên. ðồng thời, hàm lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

ôxy thấp là ñiều kiện thuận lợi cho vi sinh vật yếm khí (không cần ôxy) hoạt
ñộng, dẫn ñến sự bùng phát khí ñộc trong ao, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Nhìn chung, nhiệt ñộ cao có xu hướng khiến người nuôi cho ăn quá mức, chất
lượng nước biến ñộng, pH dao ñộng mạnh, hàm lượng ôxy thấp, tảo phát triển
mạnh dễ dẫn ñến tảo tàn, sự phân hủy xác tảo tạo nhiều khí ñộc, ñộ mặn nước
tăng cao (do sự bay hơi nước) thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio và các vi khuẩn gây
bệnh khác bùng phát làm môi trường ao nuôi bị ô nhiễm và kết quả là một vụ
nuôi thất bại.
Ta thấy, hàm lượng và sự biến ñộng của các chất khí (nhất là O
2
và CO
2
)
phụ thuộc rõ rệt vào thời tiết, mùa vụ (Nguyễn Phú Hòa, 2012). Nồng ñộ ôxy
trong ao nuôi những ngày lặng gió, nhiều mây có xu hướng cao hơn so với những
ngày thời tiết ít mây, gió mạnh. Thiếu ôxy thường xảy ra ở vùng có khí hậu ấm
hơn vùng có khí hậu lạnh do quá trình hô hấp của quần thể sinh vật tăng khi nhiệt
ñộ tăng. Ngoài ra, gió mạnh có thể phá vỡ sự phân tầng nhiệt trong các ao sâu và
có thể cuốn các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp vào ao.
Kỹ thuật và hình thức nuôi trồng có khả năng giảm thiểu tác ñộng của yếu
tố khí hậu, thời tiết tới môi trường ao nuôi. Thực tế cho thấy, ao nuôi ñược ñịnh
kì thay nước thì chất lượng môi trường ít chịu ảnh hưởng của ñiều kiện khí hậu,

thời tiết. Hoặc nuôi tôm theo hình thức quảng canh, hoàn toàn phụ thuộc vào ñiều
kiện tự nhiên, do ñó thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến năng suất và
chất lượng tôm.
Nghiên cứu của Kennedy & Sinh (Nguyễn Nhựt Cầu và Nguyễn Thị
Trâm, 2012) ñã nhận xét rằng: tác ñộng của thời tiết, khí hậu là rất quan trọng,
ảnh hưởng mạnh tới chất lượng môi trường ao nuôi, từ ñó tác ñộng ñến sản lượng
cũng như giá tôm thương phẩm trên thị trường.
1.3.1.2. Sinh vật
Cá thể sinh vật và sản phẩm thải trong quá trình trao ñổi chất của nó gây
ảnh hưởng ñáng kể ñến chất lượng môi trường ao nuôi. ðặc biệt là những loài
thực vật phù du và ñộng vật phù du.

×