Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Hàng hóa công và cung cấp hàng hóa công Dịch vụ xe buýt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.78 KB, 11 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU: Trong học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế, ở Chương 9: Học thuyết kinh tế của các trường phái
chính hiện đại, phần Lý thuyết về Nền kinh tế hỗn hợp của P. A. Samuelson (Mỹ) có đề cập đến vấn đề “Chính phủ phải
đảm nhiệm sản xuất những hàng hóa công cộng”. Vậy hàng hóa công cộng là gì, nó khác hàng hóa tư nhân như thế nào và
vì sao chính phủ phải đảm nhận sản xuất hàng hóa công cộng là những vấn đề cần được làm rõ.
I. HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG CỘNG
1. Khái niệm hàng hóa công cộng
• Hàng hoá công cộng là những loại hàng hoá mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá
đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng hành hưởng thụ lợi ích của nó.
VD: Hệ thống đèn chiếu sáng trên các con đường là một hàng hoá công cộng
2. Đặc điểm hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng có hai đặc điểm cơ bản:
 Thứ nhất, là tính không cạnh tranh hay còn gọi là tính dùng chung trong tiêu dùng. Dùng chung là nếu một

người tiêu dùng hàng hóa đó thì một người khác cũng có thể tiêu dùng nó cùng lúc mà không làm tăng
thêm chi phí để cung cấp, cũng không làm thay đổi mức độ thỏa mãn của người thứ nhất. Ví dụ pháo hoa
khi bắn lên thì tất cả mọi người đều được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này đối lập với hàng hóa tư
nhân. Chẳng hạn một cái áo người này đã mua và tiêu dùng thì người khác không thể mua và tiêu dùng nó
nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất cứ cá nhân nào trong việc tiêu
dùng hàng hóa công cộng hay nói cách khác, chi phí biên phục vụ cho một người tiêu dùng mới là bằng
không.
 Thứ hai, là tính không loại trừ. Điều này có nghĩa là nếu người thứ nhất đang tiêu dùng hàng hóa thì cũng
không ngăn cản được người thứ hai tiêu dùng nó, hoặc là rất tốn kém nếu muốn loại trừ người tiêu dùng đó.
Ví dụ, quốc phòng là hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người có đóng góp
quỹ quốc phòng và không bảo vệ những người không đóng quỹ. Điều này đối lập với hàng hóa tư nhân.
Nhà hát có thể loại trừ những người không mua vé nhưng trường hợp ngọn hải đăng được dùng để cảnh báo
cho tàu thuyền lại khác. Nếu công ty tàu biển xây dựng một ngọn hải đăng để cảnh báo cho tàu thuyền của
mình nhưng nó không thể dễ dàng loại trừ các chủ thuyền khác được hưởng lợi từ ngọn hải đăng đó. Tuy
nhiên, hiện nay việc dẫn dắt tàu thuyền bằng vệ tinh thì lại khác; vệ tinh có thể loại trừ không dẫn dắt


những tàu thuyền không chịu nộp chi phí.
3. Phân loại hàng hóa công cộng
Để hiểu tác động dùng chung và không loại trừ theo đúng nghĩa của nó, các nhà kinh tế học đưa ra khái niệm hàng hóa
công cộng thuần túy và hàng hóa công cộng không thuần túy.
 Hàng hóa công cộng thuần túy là hàng hóa có đầy đủ hai đặc điểm nêu trên: không cạnh tranh và không

loại trừ. Đây là hàng hóa có thể sản xuất cho tất cả mọi người trong xã hội hưởng thụ với mức chi phí
Nhóm 18_K11403

Page 2


tương tự với mức chi phí sản xuất cho một người dùng. Nó cũng là hàng hóa mà chi phí loại trừ quá lớn,
hay nói cách khác là không thể loại trừ, chẳng hạn như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh.
 Trong thực tế không phải hàng hóa công cộng nào cũng có đầy đủ, chặt chẽ hai đặc điểm của nó. Trường hợp đường

giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc. Như vậy người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng
đến lợi ích của người tiêu dùng sau. Vì thế, cần có khái niệm hàng hóa công cộng không thuần túy. Đó là loại hàng
hóa công cộng thiếu một trong hai đặc điểm trên. Ví dụ, con đường đông người có thu phí, truyền hình cáp …
4. Vì sao tư nhân không muốn sản xuất hàng hóa công cộng ?
o Các nhà kinh tế học cho rằng hàng hóa công cộng là một thất bại của thị trường. Điều này muốn nói
đến vấn đề tư nhân không đầu tư kinh doanh hàng hóa công cộng. Vì sao như vậy? Việc cung cấp
hàng hóa công cộng là rất cần thiết đối với xã hội. Nó là hàng hóa thường có lợi ích lớn hơn chi phí
tạo ra. Do vậy, về mặt xã hội đó là hàng hóa cần thiết được cung cấp. Mặt khác, có nhiều hàng hóa
công cộng có ý nghĩa quan trọng cho quốc gia nên nhất thiết phải sản xuất, chẳng hạn như quốc
phòng …
o Nhưng với hai đặc điểm của hàng hóa công cộng đã dẫn đến tình trạng “người ăn theo”. Để xác định
được mức cung cấp hàng hóa công cộng hiệu quả, các cá nhân phải thực hiện nguyên tắc nhất trí và
tự nguyện đóng góp đồng thời phải công khai bộc lộ một cách trung thực nhu cầu của mình về hàng
hóa đó. Sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra về vấn đề này. Thứ nhất, cá nhân nào đó biết được chi

phí mà người khác phải đóng góp để có hàng hóa công cộng thì anh ta sẽ bộc lộ nhu cầu ít hơn thực
tế và đóng góp ít hơn. Thứ hai, một số người biết rằng nếu mình không đóng góp chi phí thì hàng
hóa đó vẫn được sản xuất ra nên anh ta sẽ không trả tiền và trở thành “người ăn theo”. Nếu có rất ít
“kẻ ăn theo” thì hàng hóa công cộng vẫn được cung cấp có hiệu quả . Nhưng nếu với số lượng lớn
thì không thể cung cấp vì chi phí quá lớn mà không thể thu hồi được. Vì thế, tư nhân sẽ không sản
xuất hàng hóa công cộng. Hơn nữa, nếu tư nhân cung cấp thì họ sẽ không có chế tài để buộc những
người sử dụng trả tiền. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tư nhân không muốn
sản xuất hàng hóa công cộng.
Ví dụ : Thành phố có một triệu dân muốn xem pháo hoa vào dịp Tết nguyên đán. Lợi ích bình quân của mỗi người
khi xem pháo hoa khoảng 15.000 đồng. Tổng lợi ích của việc bắn pháo hoa là 15 tỷ đồng. Giả sử tổng chi phí để
bắn pháo hoa là 9 tỷ đồng. Phúc lợi ròng xã hội thu được là 6 tỷ đồng. Vì tư nhân không thể thu được tiền của từng
người dân để có đủ 9 tỷ đồng nên tư nhân không tổ chức.
Tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng còn vì lý do tính không hiệu quả khi khu vực kinh tế tư
nhân cung cấp hàng hóa này. Điều đó được thể hiện:


Thứ nhất, có thể loại trừ những “kẻ ăn theo” bằng việc định giá (như qua cầu phải nộp tiền) nhưng
như vậy sẽ làm tổn thất phúc lợi chung của xã hội. Nếu thu phí tất cả những người qua cầu thì lượng
người qua cầu sẽ giảm và sẽ làm cản trở những hoạt động khác trong xã hội. Do đó, có những loại

Nhóm 18_K11403

Page 3


hàng hóa công cộng phải được cung cấp miễn phí vì lợi chung của xã hội. Điều này tư nhân không


thể thực hiện được vì mục đích kinh doanh của tư nhân là lợi nhuận.
Thứ hai, hàng hóa công cộng có chi phí giao dịch rất lớn (chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm

loại trừ bằng giá). Ví dụ, chi phí để duy trì hệ thống thu phí trên đường cao tốc. Do đó, sẽ là hiệu
quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế. Mà điều đó chỉ có chính phủ mới làm được.

5. Cung cấp hàng hóa công cộng
a. Cung cấp tối ưu hàng hoá
- Đường cầu về hàng hoá là đường cầu tổng hợp của các nhu cầu cá nhân trong xã hội

P

Q
PA
PB
PTH

Hệ thống đèn
2
3
5
5

1
5
4
9

0
Dtt
DB
DA
5

P
4
3
2
1
3
2
1
Q

Nhóm 18_K11403

Page 4

3
2
1
3


Nguyên tắc: Cộng dọc các đường D (cộng với mức sẵn sàng chi trả)
Cộng khoảng cách theo chiều dọc của các đường cầu cá nhân tới trục hoành tại các mức sản lượng đưa ra.

Tổng quát:
Q
E
Dtt
St
P*
0

PB
PA
Q*
QA
QB

b. Cung cấp hàng hoá công cộng thuần tuý
Là việc cung cấp miễn phí.
Có thể tắc nghẽn
HHCC

Nhóm 18_K11403

Page 5


thuần tuý

Tính loại trừ
Tính cạnh tranh
Có thể loại trừ

c.Cung cấp hàng hoá công cộng không thuần tuý
- Đối với hàng hoá công cộng có thể loại trừ bằng giá thì nên cung cấp theo hình thức cung cấp công cộng, còn đối
với hàng hoá công cộng có thể bị tắc nghẽn thì nên cung cấp theo hình thức thu phí.
6. Giải pháp đối với việc cung cấp hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng là thất bại của thị trường vì tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng. Nhưng hàng
hóa công cộng là loại hàng hóa mang tính chất thiết yếu không thể không có. Giải pháp cho vấn đề này là chính
phủ phải tổ chức cung cấp hàng hóa công cộng. Nhưng không phải bất cứ hàng hóa công cộng nào mà chính phủ
cũng trực tiếp tổ chức sản xuất. Có hai phương thức mà chính phủ có thể thực hiện.

 Thứ nhất: Chính phủ chi tiền và tổ chức thực hiện đối với an ninh quốc phòng, cứu hỏa v.v…
 Thứ hai: Chính phủ chi tiền và tổ chức đấu thầu để tư nhân thực hiện đối với đường sá, cầu cống, công

viên .v.v…
Vậy cung cấp loại hàng hóa công cộng nào sẽ do tổ chức nào quyết định? Điều này còn tùy thuộc vào từng loại
hàng hóa, nhưng thường có 2 trường hợp :
 Ra quyết định tập thể: tùy từng loại hàng hóa công cộng để tập thể nào được quyết định. Tập thể ở

đây có thể là Quốc hội, Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Ví dụ, việc
làm đường sắt cao tốc ở nước ta do Quốc hội biểu quyết quyết định.
 Do trưng cầu ý kiến của nhân dân. Điều này bảo đảm tính dân chủ và công bằng nhưng có thể
không hiệu quả. Chẳng hạn, kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
lấy ý kiến nhân dân về việc bắn pháo hoa.

II. HÀNG HÓA CÔNG – DỊCH VỤ XE BUÝT
1. Phân tích
- Dịch vụ xe buýt công cộng là một loại hàng hóa công không thuần túy vì:


Không có thuộc tính cạnh tranh,: tức là việc đi xe buýt của cá nhân này không ảnh hưởng đáng kể đến việc
đi xe buýt của cá nhân khác,và có thêm một người đi xe buýt cùng hưởng thụ dịch vụ xe buýt thi cũng
không ảnh hưởng đến người tiêu dùng trước đó.

Nhóm 18_K11403

Page 6





Có thuộc tính loại trừ là có thể thuộc quyền sỡ hữu tư và vì vậy nó có thể được định suất và loại trừ các cá
nhân khác. Bằng chứng là hàng ngày, khi đi xe buýt bạn đều phải trả phí ,tối thiểu đối với sinh viên là
2000đ và được nhận phiếu . như vậy, người soát vé có thể kiểm soát được số người trên xe buýt.

=>> Kết luận , đây là hàng hóa công không thuần túy.
Ngoài ra, xe buýt còn có những ngoại tác tích cực ,nó mang lại lợi ích nhiều hơn chi phí bỏ ra, về mặt xã hội, xe
buýt là hàng hóa cần thiết được cung cấp. vì nếu chọn lựa phương tiện giao thông cá nhân ,tp hcm sẽ gặp vấn đề
tắc đường ,ô nhiễm mội trường, tốn kém, thiếu an toàn giao thông. Ngoại tác tích cực là xe buýt làm giảm chi phí,
giúp tiết kiệm nguyên liệu(vì nguồn lực là khan hiếm.), giảm tắt nghẽn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, tạo
mỹ quan đô thị.
2. Về đặc diểm xe buýt là hàng hóa công không thuần túy do khu vực tư cung cấp.
Cung cấp tư nhân có kiểm soát
Đội ngũ nhân viên (tài xế, người lơ xe) mặc đồng
phục nên dễ dàng nhận biết.
Vé xe theo đúng quy định nhà nước(có mã số thuế,
có đơn vị quản lý,có giá vé quy định, số seri…)
Trực thuộc quản lý trực tiếp của nhà nước

Cung cấp tư nhân
Đội ngũ nhân viên không mặc đồng phục.
Vé xe không đúng quy định của nhà nước, theo ý
thích chủ quan của chủ xe.Hoặc có thể không có vé
xe.
Không thuộc quản lý trực tiếp của nhà nước, mức
giá không theo quy định.

3. Tính hiệu quả và không hiệu quả của việc cung cấp tư nhân hàng hóa công:
- Hàng hóa công cộng có thể bị tắc nghẽn (xe buýt có thể bị tắc nghẽn vào giờ cao điểm)
Ta giả sử chi phí biên của việc sử dụng tăng thêm hàng hóa công đó bằng 0 (MC=0) thì việc sử dụng buộc phải trả
tiền. Và như vậy nó không ép buộc cá nhân sử dụng nó hay không.


Nhóm 18_K11403

Page 7


Khi không mất phí đi xe buýt. Thặng dư tiêu dùng đạt cao nhất là dt A0Qm
Còn khi thu phí tại mức giá là PE thì cung ứng được QE thặng dư :dt APEE
Tổn thất phúc lợi xã hội là dt EQEQm
Mặc dù cung cấp tư hàng hóa công gây tổn thất phúc lợi xã hội nhưng để
xem xét 1 hàng hoá công nào đó nên cung cấp công hay cung cấp tư thì chúng ta
cần xem xét ở nhiều gốc độ khác nhau như sự phát triển công nghệ hay có sự gia
tăng thu nhập của người dân, sự thay đổi sở thích…
Cung cấp tư nhân hàng hóa công:
Giả sử ta có dường cầu (D): Q=200 -1/20P
Suy ra :MU: P=4000-20P

Xét trường hợp giá vé xe buýt của tư nhân cung cấp có kiểm soát cho sinh viên , cố định là 2000đ/lượt,tức là
:MCE=ACE=2000 đ/lượt , thì:
Nhóm 18_K11403

Page 8


Số lượt đi xe buýt là :QE=200-1/20*2000=100 lượt/ngày
Lợi ích : dt D0B =1/2*4000*200 = 400 000 đ
Chi phí: dt PE0BE= ½(100+200)*2000 = 300 000 đ
Hiệu quả của việc sử dụng xe buýt ở mức giá 2000đ là :
E = dt DPEE = dt D0B - dt PE0BE = 400 000 -300 000= 100 000đ
Xét trường hợp giá vé xe buýt của tư nhân cung cấp (tự phát) , mức giá tăng lên là MCE’=ACE’=3000 đ/lượt ,thì:

Số lượt đi xe là QE’ =200-1/20*3000=50 lượt/ngày
Lợi ích : dt D0B =1/2*4000*200 = 400 000 đ
Chi phí: dt PE’0BE’= ½(50+200)*3000 = 375 000 đ
Hiệu quả của việc sử dụng xe buýt ở mức giá 2000đ là :
E’ = dt DPEE = dt D0B - dt PE’0BE’ = 400 000 -375 000= 25 000đ
Tổn thất đối với SV không đi xe buýt giá 2000 đ là
Delta E = E- E’ =100 000 – 25 000 =75 000 đ
Tổn thất trên gồm 2 phần:
Phần SV phải trả thêm do đi xe buýt giá 3000đ dưới dạng phí là:
dt PEPE’E’A = PEPE’ * PEA =1000 *50 =50 000 đ
Phần tổn thất do sử dung hàng hóa dưới khả năng mà hàng hóa đó có thể được cung cấp trên thị trường là :
dt AE’E=1/2 *1000*50=25 000đ
Như vậy nếu phí đi xe buýt áp dụng cho tư nhân có kiểm soát thì sẽ tiết kiệm được phần chi phí kiểm soát dt
PEPE’E’A đồng thời cũng tăng hiệu quả một lượng bằng dt AE’E.
Việc cung cấp tư nhân dẫn đến chi phí kiểm soát và chi phí định suất làm cho mức giá cá hơn so với cung cấp
công cộng. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ định tích cực của việc hàng hóa công do khu vực tư cung cấp.
4. Giải pháp kiến nghị: Cần những giải pháp ngắn hạn và dài hạn
a) Chính phủ có những chính sách trợ giá
Khi cung cấp tư nhân hàng hóa công thì người tiêu dùng sẽ mất phí, như vậy gây ra tổn thất phúc lợi xã
hội,cho nên chính phủ áp dụng biện pháp trợ giá nhằm giảm giá cho người tiêu dùng,khuyến khích người dân sử
dụng phương tiện này hơn các phương tiện cá nhân.
Nhưng trên thực tế,các khoản trợ cấp của chính phủ cho cá nhân thường bị các doanh nghiệp sữ dụng để giảm
chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Nguyên nhân của việc trợ giá: theo như Mục tiêu của TP.HCM hiện nay cũng chỉ đặt ra ở mức 15% vào năm
2015 và 20% vào năm 2020. Nhưng trong tình trạng hiện nay TP.HCM hiện có khoảng 3.000 xe buýt hoạt động
trên 150 tuyến nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 7% nhu cầu đi lại của người dân.
Thực trạng của chính sách trợ giá :
Nhóm 18_K11403

Page 9



Hiện nay giá vé xe Áp dụng cho hành khách thường:
+ Các tuyến xe buýt có cự ly dưới 18 km: giá vé đồng hạng 5.000 đồng/lượt hành khách.
+ Các tuyến xe buýt có cự ly từ 18 km trở lên: giá vé đồng hạng 6.000 đồng/lượt hành khách.
- Áp dụng cho đối tượng học sinh, sinh viên:
+ Giá vé lượt đồng hạng: 2.000 đồng/lượt hành khách.
+ Học sinh, sinh viên khi lên xe phải xuất trình thẻ học sinh, sinh viên để chứng minh.
Xe buýt hiện nay chiếm khoảng 7% nhu cầu đi lại của người dân Tp Hcm.
Khoảng chi ngân sách của chính phủ cho trợ giá ngày một tăng.
Theo thống kê của Sở GTVT TPHCM trợ giá từ năm 2003 trợ giá từ 102 tỉ đồng tăng vọt đến năm 2012 là 1.020 tỷ
đồng và dự kiến năm 2013 là 1.134 tỷ đồng
Theo quy định, các tuyến phải có trung bình trên 50% lượng khách/chuyến mới được trợ giá.
Tuy nhiên, do nguồn trợ giá quá béo bở mà không được giám sát kỹ lưỡng dẫn đến
một số tuyến xe buýt không có khách nhưng đơn vị khai thác tuyến xe buýt đã tự xé vé đủ mức yêu cầu để được trợ
giá.
Một số tuyến tỷ lệ bình quân khách/chuyến thấp nhưng một số đơn vị cho chạy xe lớn, có máy lạnh để
kiếm tiền trợ giá.
Cải thiện lẫn quy mô và chất lượng về đường xá.Theo tính toán, đường phù hợp dành cho xe buýt là 8m trở lên.
Trong khi đường ở thành phố vẫn chưa đáp ứng đủ.Do đó cần quy hoạch lại cơ sở hạ tầng, giao thông.
b) Biện pháp của tư nhân

Những biện pháp của tư nhân nhằm giúp người dân đi xe buýt nhiều hơn,đáp ứng nhu cầu của người dân.
 Xây dựng văn hóa đi xe buýt, thái độ cùa tài xế và người lơ xe, tập huấn giúp nhân viên trên xe buýt

có thái độ tốt với khách hàng.
 Lắp đặt thùng rác trên xe buýt.
 Khuyến khích người dân đóng góp ý kiến.

Nâng cao chất lượng của xe buýt , xây dựng hệ thống mạng lưới trung chuyển phù hợp,cắt giảm một số tuyến

phục vụ không đạt hiệu quả,các tuyến trùng lắp.
Ưu điểm của các biện pháp trên mục đích tăng số người đi xe buýt nhiều hơn, như vậy sẽ giúp tiết kiệm được
chi phí mỗi cá nhân,có lợi cho nền kinh tế.
Hạn chế :tốn chi phí đào tạo nhân niên,kiểm soát hệ thống mạng lưới.Nhưng so với phần chi phí bỏ ra, lợi ích
mang lại nhiều hơn.
Ngoài ra, khuyến khích quảng cáo trên xe buýt để thu lợi nhuận còn là một biện pháp.

Nhóm 18_K11403

Page 10


Khuyến khích quảng cáo ,sẽ tạo nguồn thu lớn để giảm bớt trợ giá,không những thế nó còn góp phần thu hút
hành khách đi xe buýt. Bởi khi quảng cáo, những doanh nghiệp đầu tư luôn chọn những những chiếc xe sạch
đẹp,bắt mắt.
Xây dựng nét văn minh khi đi xe buýt bằng cách xếp hàng.theo nguyên tắc: ai đến trước được phục vụ trước,
hay buộc cá nhân phải chờ để bắt chuyến tiếp theo.
Ưu điểm: Giảm ùn tắc vào giờ cao điểm.
Hạn chế: người đi xe buýt không có thời gian chờ đợi lâu, tốn thời gian
BÌNH LUẬN CỦA NHÓM :
Dịch vụ xe buýt là hàng hóa công không thuần túy , nó mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân cũng như cho xã hội,
vì lợi ích công cộng như chống tắc nghẽn, giảm ô nhiễm môi trường,giảm số người chết và bị thương do tai nạn
giao thông …
Nhà nước thu thuế để tăng ngân sách , bù lỗ ,trợ cấp cho xe buýt.

Nhóm 18_K11403

Page 11




×