Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Ngoại tác trong dịch vụ bảo hiểm y tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.18 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ
_________

Đề tài:

Những vấn đề về hoàn thiện Bảo Hiểm Y tế ở Việt
Nam trong tương lai
GVHD: Trần Thị Lộc
Lớp: K12401
Nhóm 10


DANH SÁCH NHÓM 10
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

HỌ TÊN
Nguyễn Thị Quỳnh Chi

Nguyễn Anh Thy
Nguyễn Minh Tuấn Anh
Bùi Thị Kiều Diễm


Nguyễn Văn Hải
Nguyễn Hữu Hiệp
Hồ Thị Khánh Huyền
Hồ Ngọc Băng Ngân

MSSV
K124010010
K124010098
K124012201
K124012202
K124012204
K124012205
K124012207
K124012211

GHI CHÚ

Nhóm trưởng


MỤC LỤC
1. Nhận diện vấn đề.
1.1. Khái niệm hàng hóa công, BHYT.
1.2 Phân loại hàng hóa công
1.3. Đối tượng và vai trò của bảo hiểm xã hội
2.

3.
4.


Hiệu quả và phi hiệu quả của vấn đề
2.1.
Nếu BHYT là hàng hóa tư nhân?
2.2.
Hiệu quả của BHYT đối với cộng đồng.
2.3.
Những bất cập xung quanh BHYT
Biện pháp phù hợp.
Danh mục tài liệu tham khảo.


1. Nhận diện vấn đề.
1.1. Khái niệm hàng hóa công, BHYT.
Hàng hóa công là những hàng hóa có hai thuộc tính:
Không tranh giành (non-rival): Một cá nhân có thể tiêu dùng hàng hóa mà
không làm giảm đi sự hiện diện hay lợi ích của hàng hóa đó đối với những người
khác. Cách giải thích khác: chi phí biên phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng là
bằng không.
Không loại trừ (non-exclusive): Không thể cản trở người khác tiêu dùng hay tiếp
nhận lợi ích của hàng hóa
 Khái niệm BHYT: Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc

huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo
hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi
phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau.
1.2 Phân loại hàng hóa công
Hàng hóa công cộng thuần túy: Hội đủ cả hai thuộc tính không tranh giành và
không loại trừ.
Hàng hóa công không thuần túy: Chỉ có một trong hai thuộc tính trên. BHYT là
hàng hóa công không thuần túy vì nó mang tính loại trừ, mỗi người hàng năm phải

đóng phí bảo hiểm, nếu không đóng sẽ không được tham gia.


1.3. Đối tượng và vai trò của bảo hiểm xã hội
Đối tượng của bảo hiểm y tế: Đối tượng của bảo hiểm y tế là sức khỏe của người
được bảo hiểm (rủi ro ốm đau, bệnh tật,...).
Vai trò của Chính sách BHYT với An ninh xã : Thứ nhất, thực hiện BHYT
nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro:
ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp,... sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban
đầu ...Thứ hai, thực hiện tốt chính sách BHYT góp phần ổn định cuộc sống của
người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Thứ ba,
BHYT góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng
về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Thứ tư, BHYT là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp
phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa
các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh
xã hội bền vững.
2. Hiệu quả và phi hiệu quả của vấn đề

2.1 Nếu BHYT là hàng hóa tư nhân?
-

Ưu điểm: nếu BHYT là hàng hóa tư nhân, sẽ có rất nhiều công ty tư nhân
nhảy vào lĩnh vực này để kinh doanh, người dân sẽ có nhiều chọn lựa công
ty nào là tốt nhất cho mình. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh giữa các công ty
sẽ làm cho các dịch vụ y tế trở nên tốt hơn, người dân được chăm sóc, phục

-

vụ chu đáo hơn.

Bất cập xã hội: ngoài những cái tốt trên thì điều đáng lo ngại là nhà nước có
iểm soát được hết những công ty BHYT này chăng? Có chắc chắn là tất cả
các công ty BHYT tư nhân đảm bảo được việc hỗ trợ phí bảo hiểm cho
khách hàng của mình? Chúng ta còn có thể lo nghĩ đến việc một số công ty
lừa đảo mọc lên. Nếu là như vậy thì người dân sẽ rất hoang mang không


biết sử dụng BHYT của công ty nào là an toàn, rồi họ lại quay về tìm
BHYT nhà nước để không phải lo lắng điều gì.
2.2 Hiệu quả của BHYT đối với cộng đồng.
- Đóng góp cho lợi ích cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tạo động
-

lực thúc đẩy toàn dân tích cực tham gia.
Khi mọi người tham gia vào BHYT là đã góp phần giúp đỡ những người
xung quanh mình: người khỏe mạnh giúp cho người đau ốm, người trẻ giúp
cho người già, người bình thường giúp cho người thiếu may mắn, mọi

-

người chia sẻ với nhau những rủi ro không mong muốn trong cuộc sống.
Người tham gia BHYT được tự do lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần

-

nơi công tác hoặc nơi cư trú, hoặc nơi họ cảm thấy tốt cho chính họ.
Tất cả mọi người dân đều được tham gia BHYT và tham gia một cách tự

-


nguyện; có quyền được chăm sóc sức khỏe theo quy định của BHYT.
Tùy theo điều kiện mỗi người dân mà BHYT hỗ trợ từ 80%-100% chi phí
khám chữa bệnh; được tạo cơ hội thuận lợi trong quá trình khám chữa

-

bệnh.
2.3 Những bất cập xung quanh BHYT.
Nhiếu người có ý kiến cho rằng y đức tại Việt Nam hiện đang suy thoái.
Một số y bác sĩ có thái độ có vẻ khó chịu, cáu gắt, hoặc khám qua loa với
những đối tượng khám BHYT; nhưng lại niềm nở với những người khám
không BHYT. Và quan hệ bệnh nhân-thầy thuốc dần trở thành quan hệ dịch
vụ-khách hàng. Kẻ nào chi nhiều tiền thì dịch vụ tất nhiên sẽ tốt và ngược

-

lại
Đa phần người tham gia bảo hiểm là người đang mang bệnh trong người,
thường xuyên đi khám bệnh, và chỉ họ hiểu rõ sức khỏe của mình nhất. Bên
cung cấp BHYT thì không biết điều đó, tạo nên sự bất cân xứng thông tin

-

cho thị trường BHYT.
Vì BHYT là tự nguyện cho nên nhà nước không kiểm soát được toàn dân
có thực hiện BHYT hay không, chủ yếu chỉ kiểm soát được những người ở

-

diện bắt buộc (học sinh, sinh viên…).

Một số trường hợp người này mượn thẻ BHYT của người kia tham gia
khám chữa bệnh thông thường, nhưng có những trường hợp mượn thẻ để
chữa những bệnh nặng cần sự can thiệp của máy móc thiết bị y tế hiện đại,


chi phí rất cao. Nếu các trường hợp mượn thẻ đi khám chữa bệnh không bị
phát hiện thì BHYT phải chi trả một số tiển lớn cho những người chưa hề
có trách nhiệm đóng góp BHYT. Điều này khiến cho quỹ bảo hiểm có thể
mất khả năng cân đối thu chi. (theo tin tức thị xã Bỉm Sơn – tỉnh Thanh
Hóa)
3. Biện pháp phù hợp.

-Trợ cấp BHYT để tránh tính trạng mất cân đối chi phí: vì trợ cấp làm tăng sản lượng
hàng hóa cung ứng để khắc phục các ngoại tác tiêu cực, bù lỗ cho độc quyền để
khuyến khích các doanh nghiệp độc quyền sản xuất tại mức sản lượng tự nhiên, sản
xuất ở mức tối ưu xã hội, trợ giúp cho vùng sâu vùng xa, vùng nền kinh tế yếu kém.
Chính phủ có thể sử dụng trợ giá hay bù lỗ: Ví dụ khuyến khích chính quyền địa
phương mở rộng cung cấp BHYT. Chính Phủ có thể cam kết cứ mỗi đồng chính
quyền địa phương bỏ ra sẽ được Chính Phủ trợ giá theo tỷ lệ phần trăm nào đó. Điều
này làm giá BHYT được giảm xuống và ai cũng có thể tiếp cận BHYT một cách dễ
dàng hơn. Hay trợ cấp bằng hiện vật: phát miễn phí cho những trường hợp đặc biệt:
Thương binh liệt sĩ, vùng sâu vùng xa, hộ gia đình diện nghèo khó…
-Nên chuyển từ thanh toán khám chữa bệnh y tế thành thanh toán dịch vụ: việc thanh
toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo các phương
thức sau (Trích Điều 30 Luật BHYT): (1) Thanh toán theo định suất là thanh toán
theo định mức chi phí khám bệnh, chữa bệnh và mức đóng tính trên mỗi thẻ bảo
hiểm y tế được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một
khoảng thời gian nhất định. (2) Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên
chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng
cho người bệnh. (3) Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo chi phí

khám bệnh, chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán.Ta
có thể xóa bỏ (2) và (3) mà chỉ nên phát huy (1).
-Hoàn thiện chính sách giá và viện phí vì hiện nay còn một số nơi vẫn chưa có giá cụ
thể để bệnh nhân có thông tin đầy đủ về chi phí.


-Hoàn thiện hệ thống y tế : ví dụ có thể xây những bệnh viện bình dân cho người
nghèo ở đó mọi người được đối xử bình đẳng như nhau với chi phí hợp lý và chất
lượng như nhau.
-Đảm bảo công bằng trong phân phối bảo hiểm y tế thông qua trách nhiệm của cán
bộ phân phối y tế.
-Việc thực hiện phân phối bảo hiểm y tế trong nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở
các tỉnh nghèo, nơi các cơ sở khám bệnh còn thiếu chất lượng kể về nhân lực cũng
như công tác khám chữa bệnh. Cụ thể về công tác khám chữa bệnh, nhiều bệnh viện
còn thiếu giường bệnh và công cụ y tế, nên việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cho
người bệnh vẫn chưa đồng đều; về nhân lực có nhiều cán bộ y tế còn thiếu trình độ
chuyên môn, thái độ phục vụ không đúng mực, có khi xem những trường hợp tham
khám bảo hiểm y tế là phiền hà và gây khó khăn cho người đi khám; bởi vì chuyên
môn khám chữa bệnh của các cán bộ y tế chưa cao nên gây khó khăn cho việc thanh
toán chi phí bệnh, đưa ra một bảng chi phí hợp lý; công tác giám định BHYT tại các
cơ sở khám chữa bệnh mới chỉ chuyên sâu về giám định thủ tục hành chính, chi phí
khám chữa bệnh BHYT để hoàn thiện mẫu biểu thanh, quyết toán chứ chưa dành
nhiều thời gian cho công tác tuyên truyền, giải thích về chế độ, chính sách pháp luật
BHYT cho người dân. Như vậy, muốn đảm bảo công bằng trong phân phối bản hiểm
y tế, ta cần nâng cao trách nhiệm cho các cán bộ phân phối bảo hiểm, có thể cử họ đi
đào tạo chuyên môn hoặc đưa ra các chính sách khuyến khích động viên họ, thậm chí
ta phải tăng cường thanh tra các cơ sở thực hiện BHYT để luôn chắc rằng họ đang
làm đúng nhiệm vụ của mình.
-Đưa các dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến để bệnh nhân tiết kiệm thời gian. Ngày
nay internet đã đi sâu vào đời sống thường ngày của người dân, mọi vấn đề đều có

thể được làm qua internet để tiết kiệm thời gian nhất như vấn đề giáo dục, việc làm,
mua sắm,...đây là xu hướng tất yếu trong tương lai, vì vậy cần phải nhìn trước được
rằng y tế cũng không nằm ngoài xu hướng này. Việc thực hiện tư vấn sức khỏe trực
tuyến vừa đảm bảo công bằng, vừa không mất thời gian cho người khám và người
được khám, vừa tiết kiệm được chi phí. Muốn thực hiện tốt việc tư vấn sức khỏe trực
tuyến, trước hết phải tạo ra một đội y tế có tay nghề cao luôn túc trực, giải đáp trực


tuyến; bên cạnh đó phải xây dựng một hệ thống tư vấn sức khỏe dễ hiểu, đầy đủ và
sâu rộng; sau cùng là vẫn phải có quy định rõ ràng như quy định cho một cơ sở y tế
hẳn hoi, để đảm bảo lòng tin cho người dân cũng như tránh việc tắc trách của những
cán bộ y tế.
-Chính phủ phải thanh tra các cơ sở y tế để đảm bảo tính công bằng: Đây là biện
pháp bổ sung cho việc đảm bảo công bằng trong phân phối y tế chúng ta đã đề cập ở
trên. Như vậy đứng trước những bất cập trong phân phối BHYT cũng như trách
nhiệm làm y tế của các cán bộ y tế, cần phải có một đội ngũ thanh tra có chuyên môn
nghiệp vụ tốt, có trách nhiệm trong công tác kiểm tra và đưa ra các quyêt định xử
phạt hay khen thưởng hợp lí. Ngoài ra chính phủ cần phải đưa ra một hệ thống pháp
lí rõ ràng, phù hợp với thực trạng, tránh chồng chéo gây khó khăn chó người thi hành
luật. Sau cùng, nên đưa ra một lịch thanh tra cụ thể cho các cơ sở khám chữa bệnh,
lịch thanh tra này phải thanh tra thường xuyên tránh quá lâu để thứ nhất các nơi
khám chữa bệnh luôn trong tâm lý phải hoàn thiện để tránh bị phạt, và thanh tra
thường xuyên để tránh việc ngụy tạo và luôn nắm rõ tình hình khám chữa bệnh
BHYT.
-Phân chia tỷ lệ phần trăm người thăm gia theo từng địa phương khác nhau, tránh
trường hợp mất cân đối: Ở mỗi địa phương có đặc điểm dân cư khác nhau, mật độ
dân số cũng như có chất lượng cuộc sống khác nhau, có địa phương người nghèo
nhiều như các tỉnh miền núi, những người dân có cuộc sống khó khăn thì ít quan tâm
hoặc không đủ điều kiện tài chính để thực hiện BHYT, thậm chí tuy nhà nước hỗ trợ
70% mức đóng BHYT đối với đối tượng cận nghèo và 30% đối với học sinh, sinh

viên nhưng nhiều người thuộc đối tượng này vẫn không có khả năng tham gia. Hơn
nữa khi nhà nước yếu cầu tỉ lệ phần trăm người tham gia ở mỗi địa phương như
nhau, thì có nhiều nơi không đáp ứng được, có nơi có nguyện vọng tham gia lại
không được tham gia, như vậy không công bằng và bất hợp lý. Vì thế ta cần phải tìm
hiểu tình hình của mỗi địa phương để đưa ra tỷ lệ tham gia hợp lí, thực hiện các công
tác tuyên truyền vận động để tăng cao số lượng người tham gia BHYT tự nguyện,


thậm chí nên thực hiện BHYT miễn phí cho những người nghèo vì đây là đối tượng
có nguy cơ bệnh tật, cần chăm sóc sức khỏe nhiều nhất.
-Nên thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc với học sinh sinh viên: Cùng với trẻ em dưới
06 tuổi, thì học sinh, sinh viên là một trong những nhóm cần được quan tâm, chăm
sóc sức khỏe của cả gia đình và toàn xã hội. Thực hiện cơ chế trách nhiệm với đối
tượng tham gia BHYT, là một điểm đặc biệt trong chính sách BHYT của Việt Nam.
Trách nhiệm bắt buộc tham gia BHYT cho học sinh, sinh viên chính là đảm bảo sức
khỏe cho con em mình, và giúp đảm bảo sức khỏe cho cả cộng đồng.. BHYT là bảo
hiểm bắt buộc, mang tính xã hội, không phân biệt có bệnh tật hay không, càng ốm
đau, bệnh tật nặng càng thấy ý nghĩa BHYT. Mặt khác, BHYT chăm lo, bảo vệ sức
khỏe cho học sinh, sinh viên ngay từ khi còn khỏe mạnh, khi ốm đau cần điều trị,
được hưởng quyền lợi bình đẳng như các đối tượng BHYT khác. BHYT là chính
sách xã hội, không mang tính chất kinh doanh, mục đích là vì An sinh xã hội.
-Nhà nước nên đưa ra các luật chống lừa đảo bảo hiểm y tế kể cả người cung cấp và
người được cung cấp. Trong những năm gần đây, các hành vi vi phạm pháp luật về
BHXH, BHYT đang có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền
lợi của người lao động. Thực tế, những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT
xảy ra rất đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau, có nhiều trường hợp gây ra hậu
quả nghiêm trọng, không chỉ thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng đến quỹ BHXH, BHYT
mà còn gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân
dân vào chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì hoạt động BHXH là quá trình thu, chi
và quản lý quỹ tài chính được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của người sử

dụng lao động và người lao động nên khả năng xảy ra vi phạm và tội phạm về
BHXH cũng không nằm ngoài quá trình thu, chi và quản lý hoạt động BHXH đó.
Căn cứ vào tính chất của hoạt động BHXH, có thể chia những hành vi này thành 3
nhóm chính như sau:
+ Nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH.
nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH: Những hành vi thuộc nhóm này
xuất phát từ ý thức tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động chưa cao.


+ Nhóm hành vi vi phạm quyền thụ hưởng BHXH.
những hành vi vi phạm quy định về quyền thụ hưởng BHXH là những hành vi
gian lận qua việc làm sai lệch hồ sơ, làm giả giấy tờ, hồ sơ để hưởng các chế độ
BHXH trái pháp luật.
+ Nhóm hành vi vi phạm liên quan đến quản lý và thực hiện BHXH
những hành vi vi phạm liên quan đến quản lý và thực hiện hoạt động BHXH. Việc
vi phạm những quy định này có thể dẫn đến thất thoát về mặt tài sản của quỹ
BHXH, không những ảnh hưởng đến quỹ BHXH theo chiều hưởng giảm thiểu mà
còn ảnh hưởng gián tiếp đến quyền lợi của người lao động, làm giảm niềm tin của
của người lao động vào việc thực thi chính sách BHXH của Nhà nước.
Vì vậy cần phải đưa ra các biện pháp chống các hành vi phạm tội trong BHYT.
-Giải pháp về thông tin bất cân xứng.
Chính vì vấn đề bất cân xứng thông tin trong thị trường bảo hiểm y tế dẫn đến các
tình trạng tiêu cực trong thị trường này cụ thể là các hành vi vi phạm pháp luật về
BHYT. Do đó, để giải quyết được vấn đề này cần có giải pháp để giải quyết vấn đề
thông tin bất cân xứng. Như là:
+ Nhà nước cần có những chính sách BHYT cụ thể với từng nhóm đối tượng. Các
chính sách nêu ra cần rõ ràng, công khai minh bạch.
+Thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động BHYT thường xuyên, xử lí các khiếu
kiện, các tranh chấp về BHYT theo luật định nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp
của các bên liên quan.

+Không nên đánh thuế hoặc đánh thuế thấp trong thị trường Bảo hiểm y tế.
-Tuyên truyền, giáo dục về lợi ích của BHYT với cộng đồng: BHXH và BHYT là
những chủ trương, chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Việc đẩy mạnh
công tác tuyên truyền có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Công tác tuyên truyền,
không chỉ triển khai để các cấp, các ngành, mỗi tập thể và cá nhân nắm vững được
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH,
BHYT, mà còn nhận rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia
BHXH, BHYT.


Cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ban, ngành ở TƯ và cấp uỷ, chính
quyền, đoàn thể ở địa phương, tập trung chỉ đạo việc tuyên truyền thực hiện Nghị
quyết 21 của Bộ Chính trị một cách nghiêm túc và đồng bộ hơn nữa.
Các bộ, ban, ngành, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể ở TƯ, các cấp uỷ đảng, chính
quyền địa phương cần đề cao trách nhiệm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT, phát huy
vai trò tuyên truyền, giám sát của tổ chức chính trị - xã hội để làm tốt công tác vận
động nhân dân tham gia BHXH, BHYT và phát hiện những hạn chế, yếu kém, sai
phạm, kịp thời khắc phục, rút kinh nghiệm, đồng thời biểu dương, nhân rộng
những nhân tố tích cực trong cộng đồng.
Bên canh đó, nội dung tuyên truyền cần bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT; bám sát thực tiễn, nắm bắt
dư luận xã hội, phát hiện những bất cập trong chính sách và triển khai thực hiện
chính sách để có những đề xuất, khắc phục kịp thời. Hình thức tuyên truyền cần
phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng. Cần phát huy hiệu quả tuyên
truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đồng thời chú trọng phát huy vai trò của tuyên truyền miệng gắn với vai trò
của các báo cáo viên và vai trò, ảnh hưởng của các già làng, trưởng bản, chức sắc
tôn giáo và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư
Cần tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề cấp thiết về BHXH, BHYT mà

nhân dân đang quan tâm như: các giải pháp chống vỡ quỹ BHXH; vấn đề xác định
tuổi nghỉ hưu bảo đảm thống nhất với Bộ Luật Lao động, đáp ứng nguyện vọng
chính đáng của nhân dân, bảo đảm an toàn cho nguồn quỹ BHXH; vấn đề đổi mới
trong thực hiện chi trả BHXH, BHYT bảo đảm lợi ích, sự thuận tiện, bình đẳng,
đúng quy định của pháp luật cho các đối tượng thụ hưởng và các bên liên quan, xử
lý những vi phạm về BHXH và BHYT…


4. Nguồn tham khảo:

/>duthaoonline.quochoi.vn
/>x?ItemID=1145
- Luật bảo hiểm y tế sửa đổi: số 46/214/QH13


- Luật bảo hiểm y tế
- bhxhtphcm.gov.vn
/> /> /> />

/>x?ItemID=1581
melisa.gov.vn
/> />


×