Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

KHỦNG HOẢNG nộ CÔNG HY lạp và bài học KINH NGHIỆM đối với VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.25 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
------------

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:

KHỦNG HOẢNG NỘ CÔNG HY LẠP VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên
Lớp
Khóa
Hệ
Mã SV

: PGS.TS NGUYỄN NHƯ BÌNH
: NGUYỄN THỊ HỒNG HOA
: KINH TẾ QUỐC TẾ A
: 51
: Chính quy
: CQ511417

HÀ NỘI, 06/2012


ĐỀ TÀI
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM




MỤC LỤC
S&P: Standard & Poor( là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín ........................4
nhất thế giới).................................................................................................................................4
Lời nói đầu.........................................................................................................................................4
1/ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG............................................................................................................5
1.1 Khái niệm:................................................................................................................................5
2/ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP............................................................................................7
2.2 Diễn biến của khủng hoảng...................................................................................................11
Từ những ngày đầu gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu vào tháng 1/2001 sau khi gây
áp lực nhằm vượt qua tiêu chuẩn nợ công 3% GDP của eurozone, Hy Lạp có một thời kỳ dài
thâm hụt ngân sách. Tăng trưởng GDP đạt 4,3% (2001 - 2007), cao hơn so với mức trung bình
của eurozone là 3,1% nhưng chi tiêu chính phủ Hy Lạp tăng tới 87% trong khi mức thu chỉ tăng
37%. Sau công cuộc đầu tư "khủng" cho Thế vận hội Athens năm 2004, Hy Lạp còn lại một ngân
sách rỗng với tỷ lệ bội chi khoảng 8%, cao gấp gần 3 lần tiêu chuẩn của eurozone....................11
2.3 Biện pháp của Hy Lạp đối với cuộc khủng hoảng..................................................................15
2.5 Tác động của nợ công ở Hy Lạp.............................................................................................22
4/ KẾT LUẬN....................................................................................................................................39

TỪ VIẾT TẮT
N/A: Not Available ( không thể tính được)
OECD :Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế


S&P: Standard & Poor( là một trong ba c ơ quan x ếp h ạng tín d ụng lớn
và uy tín
nhất thế giới)
IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế
EFSF: Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu

EFSF: Quỹ Công cụ Ổn định Tài chính Châu Âu
Hiệp ước Maastricht :Hiệp ước về Liên minh châu Âu
WB: Ngân hàng thế giới

Lời nói đầu
Trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, Liên minh châu Âu - EU đã trở
thành tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới. Quá trình phát


triển EU đồng thời là quá trình hoàn thiện hệ thống thể chế chính trị, hướng
tới xây dựng EU thành một nhà nước “Liên bang”.
Và sự ra đời của đồng euro trên thực tế không chỉ dừng lại ở "giấc mơ" tạo
sự gắn kết và thuận lợi hơn trong khu vực châu Âu, một cách tham vọng hơn,
các nhà quản trị châu Âu muốn euro trở thành một loại "vũ khí" để làm đối
trọng với đồng USD đang thống trị toàn thế giới. Giấc mơ đó không phải
không có cơ sở, bởi trên thực tế với hai đầu tàu kinh tế hùng mạnh lúc bấy
giời là Đức và Pháp, hơn 300 triệu người dân châu Âu hoàn toàn bị thuyết
phục vào một tương lai tươi sáng của đồng tiền chung. Tuy nhiên "giấc mơ"
châu Âu hợp nhất như sụp đổ hoàn toàn khi "đám cháy" bắt đầu từ Hy Lạp
bắt đầu lan rộng.
Năm 2012, châu Âu đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của đồng tiền
chung trong một không khí vô cùng ảm đạm. Lo ngại về khủng hoảng tài
chính và tiền tệ các quốc gia có chung mối quan tâm là vấn đề nợ công. Hầu
hết các nước đều đang duy trì một mức nợ nước ngoài nhất định. Thế nhưng,
tình trạng khủng hoảng nợ công tại châu Âu lại khiến nỗi lo sợ vỡ nợ lan
nhanh ra hầu khắp các khu vực.
Sự sụp đổ của hai nền kinh tế từng được coi là những hình mẫu tăng
trưởng của châu Âu là những bài học nhỡn tiền đối với tất cả các nước, bất kể
là giàu hay nghèo. Thế giới, trong đó có Việt Nam, có thể học được gì từ đây?


1.1 Khái ni ệm:

1/ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

Nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ
thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các


khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt
ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của
nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần
trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ
người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay
ngoài nước). Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát
hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính
phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ vì
có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo
hạn. So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ
phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín
dụng cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm
vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có
thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc
tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… Hình thức vay này thường được
chính phủ của các nước có độ tín cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả
năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao

1.2 Khái quát về cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng nợ công với

điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 khi chi phí cho các
khoảng nợ Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể là lợi suất trái phiếu Chính phủ
kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 01 năm 2010,
lên 9,73% thời điểm tháng 07 năm 2010 và nhảy vọt lên 26,65%/năm vào
tháng 07 năm 2011. Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng euro. Pháp đang là quốc gia có
nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng. Cộng hòa Sip cũng đã bị đẩy tới bờ vực để
nhận gói cứu trợ.
Từ cuối năm 2009, lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ quốc gia gia tăng giữa
các nhà đầu tư liên quan đến một số nước châu Âu, mối lo sợ này tăng lên vào


đầu năm 2010. Các quốc gia có vấn đề về nợ công trong khu vực châu Âu bao
gồm các thành viên Hy Lạp, Ireland, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và
cũng có một số khu vực châu Âu không thuộc Liên minh châu Âu. Iceland,
đất nước trải qua cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong năm 2008 khi
toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế của nó sụp đổ, ít bị ảnh hưởng bởi cuộc
khủng hoảng nợ công. Trong Liên minh châu Âu, đặc biệt là ở các nước nơi
các khoản nợ công tăng mạnh do kế hoạch giải cứu ngân hàng, khủng hoảng
niềm tin dấy lên với việc mở rộng lây lan lãi suất trái phiếu và bảo hiểm rủi ro
giao dịch hoán đổi tín dụng mặc định giữa các nước này và các nước thành
viên EU khác, quan trọng nhất là Đức. Ngày 2/5/2010, các nước thành viên
khu vực đồng euro và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã thông qua khoản vay 110 tỷ
euro cho Hy Lạp, với điều kiện nước này phải thực thi các biện pháp thắt lưng
buộc bụng khắc nghiệt. Ngày 09/05/2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu
đã thông qua gói giải cứu trị giá 750 tỷ euro nhằm đảm bảo sự ổn định tài
chính ở khu vực châu Âu, và lập ra Ủy ban Ổn định Tài chính châu Âu. Tiếp
theo đó là gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro cho Ireland vào tháng 11 năm 2010 và
78 tỷ euro cho Bồ Đào Nha vào tháng 5 năm 2011. Cuộc khủng hoảng nợ
công đã đe dọa sự tồn tại của đồng tiền euro, gây ảnh hưởng nền tài chính

toàn cầu, khiến cho thủ tướng Hy Lạp và thủ tướng Ý phải từ chức.
Ngày 6/2/2012 Chính phủ Romania là chính phủ thứ 6 ở châu Âu sụp đổ
do khủng hoảng nợ

2/ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP
Cho đến nay, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã kéo dài gần 3 năm,
các nỗ lực cứu trợ cũng như các chương trình thắt lưng buộc bụng của các
Chính phủ vẫn không ngừng được đưa ra nhưng tình hình thậm chí ngày
càng xấu đi. Trong cuộc khủng hoảng này, Hy Lạp là cái tên được người ta
nhắc đến nhiều nhất.
Hy Lạp được đặt vào tình trạng khủng hoảng nợ công kể từ cuối năm
2009, khi Chính phủ mới của nước này thừa nhận rằng Chính phủ tiền nhiệm
đã công bố những số liệu kinh tế không trung thực, đặc biệt là về thâm hụt
ngân sách. Thực tế thâm hụt ngân sách của nước này năm 2009 là 13,6% chứ


không phải là 6,7% GDP như đã từng được báo cáo, cao hơn nhiều hạn mức
thâm hụt ngân sách 3% GDP cho phép đối với các nước thành viên EU.

2.1 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp
2.1.1Nguyên nhân chủ quan
Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả
năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với những khoản chi tiêu của
chính phủ quá lớn, vượt khả năng kiểm soát. Nhưng có thể phân định rõ 5
nhóm nguyên nhân chủ yếu.
• Thứ nhất: tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho
chi tiêu công.
Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức
11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây
Ban Nha và đang có xu hướng sụt giảm nhanh chóng. Do vậy, đầu tư trong

nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài. Lợi tức trái
phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU (năm 1981)
và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy Lạp đã để vuột khỏi
tay một kênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ
tài trợ cho chi tiêu công.
khủng hoảng nợ bắt nguồn từ những chính sách duy trì đồng euro mạnh và
lãi suất quá thấp trong gần thập kỉ qua ở khu vực châu Âu. Tận dụng lợi thế
đó, Hi Lạp đã dễ dãi vay mượn với số nợ khổng lồ lên đến 400 tỉ $. Các tổ
chức tài chính, bao gồm cả Goldman Sachs, cũng đã góp phần vào quá trình
này bằng việc tạo ra các hợp đồng tài chính phức tạp giúp chính phủ trước
đây của Hi Lạp che giấu mức độ thâm hụt ngân sách của mình. Khi kinh tế
toàn cầu lâm vào khủng hoảng thì cũng là lúc Hi Lạp gặp khó khăn trong việc
thanh toán các khoản nợ và gần như mất khả năng kiểm soát thâm hụt ngân
sách.
• Thứ hai: chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách.
Tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng trung bình
hàng năm là 4,3% (2001 – 2007) so với mức trung bình của khu vực


Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mức chi tiêu chính phủ
tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách
thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho quản lý
công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã cao hơn nhiều so
với các nước thành viên OECD khác trong khi chất lượng và số lượng dịch vụ
không được cải thiện nhiều. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã
ảnh hưởng khá mạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Ngành
du lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009.
Kinh tế Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho
ngân sách nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường

chi tiêu công để kích thích kinh tế hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khủng hoảng.
Tính đến tháng 01/2010, nợ công của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và
mức nợ lũy kế đạt mức 130% GDP.
Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất khu
vực châu Âu của Hy Lạp cũng được coi là một trong những gánh nặng cho
chi tiêu công. Ước tính tổng số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của
Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP (2005) lên 24% (2050).
Ngoài ra, do kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái, mặc dù đã cam kết những
chính sách khắc khổ nhằm giảm thâm hụt ngân sách nhưng thâm hụt ngân
sách trong 8 tháng đầu năm 2011 của Hy Lạp đã lên tới 18,1 tỷ euro (24,67 tỷ
USD), tăng mạnh so với 14,813 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái. , thâm hụt ngân
sách Hy Lạp lại chủ yếu gây ra bởi trình độ quản lý công yếu kém.
• Thứ ba: nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm
hụt ngân sách và gia tăng nợ công.
Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm nguồn
thu ngân sách. Theo đánh giá của WB, kinh tế không chính thức ở Hy Lạp
chiếm tới 25 - 30% GDP(so với mức 15,6% GDP của Việt Nam; 13,1% GDP
của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật Bản). Hệ thống thuế với
nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu
hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và
kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp.


, Hy Lạp là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trong EU.
Năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì
cho các lãnh đạo khu vực công và khu vực tư, trong đó có bác sĩ là những
người đòi nhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu thuật; các nhà quy hoạch thành
phố và các quan chức ở địa phương cũng liên quan đến những vụ việc nhận
hối lộ... Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou thừa nhận “tham nhũng mang
tính hệ thống” là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nợ công Hy Lạp. Thiệt

hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp ước tính vào khoảng 8% GDP. Tham
nhũng không chỉ gây ra trốn thuế, nó còn làm tăng chi tiêu chính phủ
• Thứ tư: sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngoài và việc sử
dụng nguồn vốn không hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có
thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế với việc sử dụng một đồng tiền được
những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính
sách tiền tệ của Ngân hàng TƯ châu Âu (ECB). Nhờ việc gia nhập Eurozone
Hy Lạp nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn định cao và chắc chắn trong mắt
các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp.
Gần một thập kỷ qua, Chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về
hàng trăm tỷ USD. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu
chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi
tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các
kế hoạch trả nợ.
• Thứ năm: thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà đầu tư.
Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin
của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một
thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt
khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn
trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. Sự phụ thuộc vào nguồn
tài chính nước ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn thương trước
những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Trong thời đại hội nhập, thì
minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư. Khủng hoảng nợ công


của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ nên bức
tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban
hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do
vậy, hiệu lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều.


2.1.2 Nguyên nhân khách quan
• Gia nhập vội vã.
Theo hiệp ước Maastricht, trong đó có quy định mức bội chi của ngân sách
phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP. Và theo quy định thì Hy Lạp không đủ
điều kiện để gia nhập vào khu vực đồng tiền chung Châu Âu vào tháng 51998. Nhưng ngày 1-1-2001,mặc dù vẫn chưa đủ tiêu chuẩn nhưng Hy Lạp
vẫn được chấp thuân gia nhập vào khu vực đồng tiền chung.

2.2 Di ễn bi ến c ủa kh ủng ho ảng
Từ những ngày đầu gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu
vào tháng 1/2001 sau khi gây áp lực nhằm vượt qua tiêu chu ẩn n ợ công
3% GDP của eurozone, Hy Lạp có một thời kỳ dài thâm hụt ngân sách.
Tăng trưởng GDP đạt 4,3% (2001 - 2007), cao hơn so với mức trung
bình của eurozone là 3,1% nhưng chi tiêu chính phủ Hy L ạp t ăng t ới
87% trong khi mức thu chỉ tăng 37%. Sau công cuộc đầu tư "khủng"
cho Thế vận hội Athens năm 2004, Hy Lạp còn lại một ngân sách rỗng
với tỷ lệ bội chi khoảng 8%, cao gấp gần 3 lần tiêu chuẩn của
eurozone.
Năm 2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, các ngành công
nghiệp chủ đạo của Hy Lạp đều bị ảnh hưởng mạnh. Ngành du lịch và vận tải
biển đều có mức sụt giảm doanh thu tới 15%. Nguồn thu để tài trợ ngân sách
bị hạn chế, Chính phủ lại buộc phải tăng chi tiêu công nhằm kích thích tăng
trưởng. Tính đến tháng 1/2010, nợ công của Hy Lạp ước đạt 216 tỷ euro, nợ
lũy kế bằng 130% GDP.


Trong gần một thập kỷ, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về
hàng trăm tỷ USD và đầu tư dàn trải vào cơ sở hạ tầng trong khi không hề có
kế hoạch trả nợ. Sự phụ thuộc vào nguồn tài chính nước ngoài khiến Hy Lạp
dễ chịu tổn thương khi niềm tin nhà đầu tư thay đổi.

"Giọt nước tràn ly" trong trường hợp của Hy Lạp là việc bị phanh phui
những dối trá trong số liệu báo cáo của chính phủ tiền nhiệm. Ngày
20/10/2009, tân thủ tướng George Papandreou khẳng định thâm hụt ngân sách
trong tài khóa 2009 phải ở mức 12,5%, gấp hơn 4 lần giới hạn cho phép của
một quốc gia sử dụng đồng euro. Và cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng
12/2009 khi tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nước này đang mắc
phải đưuọc công khai. Các nhà đầu tư bị sốc mạnh.
Vào đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng mất thanh toán của Hi Lạp đã
chuyển thành sự hoảng loạn tài chính khi các nhà đầu tư nghi ngờ khả năng
của chính phủ Hi Lạp trong việc thực hiện các biện pháp cứng rắn như cam
kết nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách. Khi sự sợ hãi này lan sang cả với Bồ
Đào Nha và Tây Ban Nha vì sự sụp đổ của Hi Lạp có thể kéo theo sự sụp đổ
dây truyền của hàng loạt các tổ chức tài chính ở các quốc gia liên quan như
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-xơ-len, Anh, Đức, Pháp,… do mối quan hệ tài
chính phức tạp chằng chịt giữa họ. Các nhà lãnh đạo của các nước có ảnh
hưởng lớn ở châu Âu như Đức và Pháp bắt đầu lo ngại về sự nguy hại kéo dài
của nó đối với đồng euro. Họ cam kết bảo vệ đồng tiền của khu vực nhưng từ
chối một gói cứu trợ ngay đối với Hi Lạp.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng, gói cứu trợ kinh tế, nếu có, thực chất là
giảicứu cho cả khu vực châu Âu chứ không chỉ riêng mình Hi Lạp.
Không còn bức tranh kinh tế đầy màu hồng và những lời hứa hẹn về chính
sách khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách, Hy Lạp tiếp tục bán trái phiếu
để có tiền cho ngân sách. Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy
Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 1/2010, lên 9,73% thời điểm tháng
7/2010 và nhảy vọt lên 26,65% một năm vào tháng 7/2011.
Những ngày cuối tháng 12/2010, Chính phủ Hy Lạp thông qua dự thảo
ngân sách với dự báo thâm hụt 9,1%. Định mức tín nhiệm quốc gia này tiếp
tục bị đánh tụt về mức BBB- của S&P. Một lần nữa, Quốc hội nước này lại
điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách về 8,7% và cắt giảm quỹ lương khoảng



4%. Từ đây, Hy Lạp rơi vào thời gian dài bất ổn xã hội do làn sóng biểu tình
phản đối của người dân.
Nội lực không đủ vực dậy nền kinh tế lớn thứ 27 thế giới, Hy Lạp trở
thành mắt xích yếu nhất của eurozone. Châu Âu không thể để Hy Lạp vỡ nợ
bởi những hệ lụy đổ vỡ hệ thống ngân hàng, mất khu vực đồng tiền chung và
kéo theo nhiều quốc gia khác rơi vào hiệu ứng domino

Cũng trong tháng 4/2010, ông Papandreou đã chính thức thỉnh cầu gói cứu
trợ trị giá 60 tỉ $ nhằm cứu con tàu kinh tế đang chìm dần. Giới đầu tư quốc tế
tiếp tục hạ thấp mức tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Hi Lạp, điều này
khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các đối tác của Hi Lạp ở châu Âu buộc
phải đứng ra cam kết một gói cứu trợ lớn hơn.
Vào ngày 11/4/2010 các nhà lãnh đạo châu Âu thông báo hứa sẽ cho
chính phủ Hi Lạp vay 30 tỉ $, cùng với khoản vay 15 tỉ $ từ IMF, với mức lãi
suất 5% - thấp hơn so với mức lãi suất 7,5% mà Hi Lạp đang phải trả, tuy
nhiên nó cũng đủ lớn để các quan chức của Đức cho rằng đó không phải là
một sự trợ cấp hay giải cứu đối với Hy Lạp.
Tháng 5/2010, các nhà lãnh đạo eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
công bố gói cứu trợ kỳ hạn 3 năm trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Sau
đó, vào tháng 10/2010, IMF cho Hy Lạp vay thêm 2,5 tỷ euro (3,3 tỷ USD),
nâng tổng giá trị các khoản vay khẩn cấp mà IMF dành để ngăn chặn khả
năng vỡ nợ của nước này lên 10,58 tỷ euro (tương đương 13,98 tỷ USD).
Đổi lại, chính phủ Hi Lạp phải đáp ứng những cam kết cắt giảm nợ trong
vòng 3 năm tới. Chính phủ Hi Lạp đã đồng ý thực hiện các biện pháp thắt
lưng buộc bụng và nhiều khả năng thâm hụt ngân sách sẽ giảm nhưng đồng
thời cũng nhiều khả năng gây ra một chu kifkhungr hoảng kinh tế mới cho
nước này.
Tuy nhiên, thị trường tiếp tục hoài nghi với các khoản vay được cam kết
này, các nhà đầu từ tiếp tục đẩy lãi suất đối với trái phiếu chỉnh phủ Hi Lạp

lên cao hơn cả trái phiếu chính phủ của các nước đang phát triển như Ấn Độ
và Philippines. Điều đó khiến Hi Lạp lầm vào tình thế khó khăn hơn trên thị


trường tài chính và buộc ông Papandreou phải kêu gọi giải ngân ngay các
khoản vay này nhằm tránh sự lo ngại leo thang.
Từ tháng 5/2010 và 6/2011, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã mua
khoảng 45 tỷ euro trái phiếu chính phủ Hy Lạp. Ngoài ra, các khoản hỗ trợ
thanh khoản mà ECB dành cho các ngân hàng Hy Lạp đã tăng từ mức 47 tỷ
euro vào tháng 1/2010 lên mức 98 tỷ euro vào tháng 5/2011.
Ngày 18/5/2010 Hi Lạp đã nhận được khoản vay đầu tiên trong gói cứu
trợ kéo dài 3 năm của 10 nước châu Âu, trong đó có Đức, và IFM nhằm tránh
khả năng phá sản. Gói cứu trợ kéo dài 3 năm này được đưa ra nhằm giúp Hi
Lạp không cần dựa vào thị trường tài chính cho tới cuối năm 2011 và quý đầu
của năm 2012. Tuy nhiên bộ trưởng tài chính Hi Lạp Papaconstantinou cho
rằng nước này có thể không cần phải đợi đến thời gian đó nếu kinh tế Hi Lạp
hồi phục và niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính đối với trái
phiếu chính phủ Hi Lạp quay trở lại. Khoản giải ngân ngày 18/5 đã giúp Hi
Lạp trả món nợ trị giá 8,5 tỉ euro đáo hạn vào ngày hôm sau. Khoản nợ tiếp
theo mà chính phủ Hi Lạp cần phải chi trả trị giá 8,6 tỷ euro sẽ đáo hạn vào
tháng 3/2011.
Như vậy, sau khi những lời hứa thất bại trong việc lấy lại niềm tin của thị
trường tài chính vào Hi Lạp thì phần đầu tiên của gói cứu trợ đã thực sự được
giải ngân. Những lo ngại về khả năng tuyên bố phá sản và quỵt nợ của Hi Lạp
hầu như không còn nữa. Giá trị đồng euro, thể hiện niềm tin của giới đầu tư
vào khu vực châu Âu, đã tăng nhẹ trở lại. Cái mà thế giới đang quan tâm lúc
này chính là khả năng phục hồi của kinh tế Hi Lạp cũng như tác động của nó
đến kinh tế thế giới mà đầu tàu là kinh tế Mĩ.
Đáp lại, ngày 21/10/2010, Hy Lạp thông qua chính sách tiết kiệm ngân
sách mới bao gồm tăng thuế, cắt giảm trợ cấp, sa thải 30.000 công chức trước

áp lực nợ công lên tới 162% GDP. Sau nhiều lần trì hoãn, gói cứu trợ thứ 2 trị
giá 130 tỷ euro đã được thành viên cuối cùng của châu Âu là Đức thông qua
nhằm giúp đưa nợ công quốc gia này giảm về gần 121% GDP vào năm 2020.

Tháng 3/2012, các chủ nợ tư nhân đồng ý hoán đổi 85% nợ cho Hy Lạp,
giúp cắt giảm khoảng 100 tỷ EUR nợ khỏi nghĩ vụ nợ của quốc gia này. Ngay


lập tức, ngày 9/3, Fitch và Moody’s đồng loạt tuyên bố Hy Lạp đã vỡ nợ.
Trước đó, vào ngày 28/2, Athens cũng bị một hãng định mức tín nhiệm hàng
đầu khác là S& P xem là đã vỡ nợ một phần.
Châu Âu có thể cứu được Hy Lạp với thỏa thuận hoán đổi nợ kỷ lục, với
những gói cứu trợ lên tới hàng trăm tỷ EUR, nhưng Hy Lạp không còn là vấn
đề duy nhất của khu vực này. Cơn hỗn loạn tài chính đã lan đến Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha và tiếp theo sẽ là Italy.
Ngày 14/3/2012, các nước khu vực châu Âu đã phê duyệt gói cứu trợ thứ
hai 130 tỷ Euro cho Hy Lạp. Gói cứu trợ này sẽ giúp Hy Lạp thoát khỏi tình
trạng vỡ nợ trong thời gian ngắn
Theo Chủ tịch các Bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung Euro cho
biết Cơ sở ổn định Tài chính Châu Âu (EFSF) từng được các thành viên trong
khu vực ủy quyền quyết định đưa ra gói cứu trợ đầu tiên là 39,4 tỷ Euro cho
Hy Lạp theo đề án được giải ngân theo nhiều đợt.
Trong khi các khoản cứu trợ bắt đầu được rót cho Hy Lạp, các cơ quan xếp
hạng tín nhiệm cũng đã xem xét lại mức tín nhiệm nợ của nước này. Việc
thỏa thuận hoán đổi nợ đã giúp Hy Lạp bớt đi đáng kể mối lo về nợ nần cũng
như giảm nguy cơ tái diễn những khó khăn ngắn hạn trong thanh toán nợ.
Cùng với đó, triển vọng kinh tế - tài chính của Hy Lạp cũng được nhận
định tương đối lạc quan. Sau khi thông qua khoản hỗ trợ mới cho Hy Lạp,
IMF nhận định đất nước này sẽ thoát khỏi suy thoái vào năm 2014. IMF dự
báo kinh tế Hy Lạp sẽ giảm 4,8% trong năm 2012, không tăng trưởng trong

năm 2013 và tăng trưởng 2,5% vào năm 2014.
Mức nợ của Hy Lạp sẽ từ 163% GDP trong năm 2012 lên 167% GDP vào
năm 2013, song sau đó sẽ từng bước giảm xuống 116,5% GDP vào năm 2020,
trong khi mục tiêu là 120% GDP.

2.3 Bi ện pháp c ủa Hy L ạp đối v ới cu ộc kh ủng ho ảng
Trước tình hình khủng hoảng Hy Lạp đã có những biện pháp đối với cuộc
khủng hoảng.
2.3.1 Hy Lạp và cải cách kinh tế


- Đầu tháng 3/2010 chính phủ Hi Lạp đã phê chuẩn một kế hoạch cắt giảm chi
tiêu bao gồm: cắt giảm lương của khu vực công, tăng thuế, và cắt giảm lương
hưu. Những biện pháp thắt lưng buộc bụng khó khăn này đã gặp phải sự phản
ứng giận dữ từ công chúng khi mà có tới 1/3 lực lượng lao động thuộc khu
vực nhà nước. Các nhà phân tích cho rằng, các cuộc biểu tình có thể là tín
hiệu khởi đầu của một xã hội bất ổn. Nó có thể làm tê liệt và đẩy nền kinh tế
lún
sâu
vào
suy
thoái.
- Tăng thuế VAT từ 21% lên 23%, giữ nguyên tiền lương và bỏ tiền thưởng
của khu vực công. Đồng thời, các thành viên quốc hội sẽ không nhận tiền
thưởng. Những quy định đặc biệt cho phép về hưu sớm sẽ được thắt chặt và
chính phủ dự định tăng thuế đối với nhiên liệu, thuốc lá, và rượu khoảng 10%.
Hi Lạp hi vọng những cải cách kinh tế sẽ giúp thâm hụt ngân sách của Hi Lạp
giảm xuống còn 8,1% GDP trong năm nay, so với mức 13,6% của năm 2009.
Theo quy định của EU, các nước nên giới hạn thâm hụt ngân sách không quá
3% GDP nếu không muốn bị trừng phạt. Hi Lạp dự kiến sẽ cắt giảm thâm hụt

ngân sách xuống còn 4,9% vào năm 2013 và xuống dưới mức giới hạn của
EU vào năm 2014.
- Tuy nhiên, kế hoạch này tiếp tục khiến hàng nghìn người Hy Lạp biểu
tình phản đối ở Thủ đô Athens và vì nền kinh tế đang lâm vào suy thoái và
thất nghiệp cao, việc thắt chắt chặt tài khóa trong khi không có khả năng nới
lỏng tiền tệ, chỉ làm cho mọi thứ xấu thêm, lại càng bị cuốn nhanh hơn vào
vòng suy thoái, khi khu vực sản xuất, sức mua của người dân sụt giảm. Nếu
kịch bản đen tối này xảy ra thì Hy Lạp lại càng lâm vào thế hiểm nghèo. Do
vậy, có lẽ còn phải rất lâu nữa kinh tế Hi Lạp mới thoát khỏi khủng hoảng
hiện tại.

2.3.2 Thực hiện “Chương trình tăng trưởng và ổn định Hy Lạp”
Theo Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp thì trong bối cảnh đang mắc phải nhiều
vấn đề rối ren về tài chính, nước này trông đợi một giải pháp từ phía Châu
Âu, tuy nhiên, các cuộc thảo luận đang diễn ra cho thấy, tình thế là khá phức
tạp.


Bộ trưởng Tài chính cho rằng, đây không chỉ là vấn đề của riêng Hy Lạp
mà còn là sự ổn định và tương lai của toàn bộ khu vực Euro zone. Và cách
đảm bảo tốt nhất đối với Hy Lạp hiện giờ là việc tuân thủ nghiêm túc “
chương trình tăng trưởng và ổn định Hy Lạp”. Ngoài ra, theo ông
Papaconstantinou thì chương trình này sẽ mang lại nhiều thành công bởi nó
được dựa trên những vấn đề cải cách mang tính triệt để.

2.4 EUROZONE đối với cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp
Mặc dù chỉ chiếm 2% GDP của EU, nhưng khủng hỏang nợ của Hy Lạp sẽ
tác động mạnh tới sự ổn định của đồng Euro, tạo nên phản ứng dây chuyền
đối với các nền kinh tế trong khu vực. Những quốc gia nắm giữ số lượng lớn
trái phiếu của Hy Lạp như Pháp, Đức, Thụy Sỹ đứng trước nguy cơ mất trắng

số trái phiếu này nếu Hy Lạp vỡ nợ, điều này tác động đến ngân sách của các
nước chủ nợ.
Do Hy Lạp dùng đồng Euro, bê bối về tài chính của họ làm suy yếu đồng
tiền này và có thể sẽ làm tỷ giá trên tòan châu Âu tăng cao. Những rắc rối về
nợ công ở Hy Lạp đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch
sử 11 năm của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro.
Với số nợ 404 tỉ USD (113% GDP) của Hy Lạp nếu không được giải
quyết sớm sẽ gây ảnh hưởng đến cả châu Âu, nền kinh tế Mỹ và nhiều quốc
gia khác, có nguy cơ đẩy hàng vạn người lao động đến tình cảnh thất nghiệp.
Nếu không được kiểm soát tốt, khủng hoảng sẽ đe dọa đến sự ổn định của 16
nước đang dùng đồng tiền chung Euro và rất có thể lan sang Đại Tây Dương
đến nước Mỹ.
Trong bối cảnh khủng hoảng nợ này, đồng đô la Mỹ đang mạnh hơn đồng
Euro. Theo quy luật thị trường, đồng tiền mạnh hơn sẽ làm cho hàng hóa Mỹ
xuất đi châu Âu có giá đắt hơn. Thêm vào đó, giá trị của đồng Euro ở châu
Âu đang giảm mạnh, tỉ giá giữa Euro và USD càng ngày càng chênh lệch lớn.
Hai yếu tố này sẽ khiến các công tychâu Âu không thể mua nhiều sản phẩm
đến từ nước Mỹ.
lãnh đạo EU và IMF đã ra "tối hậu thư" yêu cầu Hy Lạp làm sáng tỏ
những quan ngại nảy sinh sau tuyên bố gây sốc của Thủ tướng nước này là


ông Papandreou về việc tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về thỏa thuận cứu trợ
Hy Lạp do Hội nghị thượng đỉnh EU đưa ra tại Bỉ hôm 26.10 và lần đầu tiên
công khai thảo luận về khả năng một nước thành viên phải ra khỏi Khu vực
đồng euro (Eurozone).
Các nhà lãnh đạo Pháp và Đức khẳng định muốn Hy Lạp tiếp tục ở lại
Eurozone, nhưng cảnh báo Hy Lạp không được phép "tự mình chèo thuyền
theo một hướng".
Tổng Giám đốc IMF cũng khẳng định IMF chỉ quyết định có giải ngân

khoản cứu trợ thứ 6 dành cho Hy Lạp hay không sau khi Athen hoàn tất cuộc
trưng cầu ý dân sắp tới.
Theo Tổng thống Hy Lạp Sarkozy, quyết định của Athen tổ chức trưng cầu
ý dân về thỏa thuận cứu trợ mới phải được gắn liền với việc Hy Lạp sẽ tiếp
tục ở lại hay ra khỏi Eurozone, vì người châu Âu không thể tiếp tục chịu đựng
thời kỳ bất ổn kéo dài như hiện nay.
Ông nhấn mạnh, lãnh đạo EU không muốn đồng euro bị phá hủy, người
dân Hy Lạp có quyền đưa ra quyết định của mình, song "có những nguyên tắc
phải được tôn trọng" và "EU phải chịu trách nhiệm về sự ổn định của
Eurozone".
Ông cho biết, EU và IMF không thể giải n`gân khoản cứu trợ thứ 6 trị giá
8 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ nhất dành cho Athen cho đến khi Hy Lạp tán
thành thỏa thuận cứu trợ mới. Các nhà quan sát cảnh báo nếu không nhận
được số tiền này trong vài tuần tới, Hy Lạp sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ, thậm
chí không có tiền trả lương cho viên chức.
EUROZONE đã có nhưng hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

2.4.1 Tài trợ cho Hy Lạp:
Sau khi quyết định tài trợ 110 tỷ € cho Hy Lạp trong vòng 3 năm, lãnh đạo
khối đồng Euro cho rằngrằng mọi việc sẽ từng bước ổn định. Thế nhưng, thị
trường tài chính không như mong muốn, thậm chí, có người còn cho
rằngngoài Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, thì có thể cả Ý và Pháp cũng
gặp khó khăn. Theo tính toán của ngân hàng Natixis thì từ năm 2010 đến
2012, Bồ Đào Nha sẽ cần 65 tỷ €, Tây Ban Nha 410 tỷ.


Các bộ trưởng tài chính khối các nước sử dụng đồng euro (eurozone) đã
chính thức thông qua gói giải cứu thứ hai cho Hy Lạp, bao gồm 130 tỉ euro
(173 tỉ USD) sau cuộc họp kéo dài hơn 13 giờ ngày 20/2/2012 tại Brussels,
Bỉ.

Thông bào chính thức ngày 14/3/2012,một ngày trước khi Quỹ Tiền Tệ
Quốc Tế(IMF) bỏ phiếu thông qua khoản đống góp của quỹ này. Như vậy, Hy
Lạp gần như chắc chắn sẽ nhận được trên 100 tỷ euro trong 3 năm tới từ quỹ
Công cụ Ổn định Tài chính Châu Âu(EFSF), bắt đầu với khoản hỗ trợ 5,9 tỷ
Euro vào tháng 3. 3,3 tỷ vào tháng 4 và 5,3 tỷ vào tháng 5
Các bộ trưởng từ 17 nước thuộc eurozone đã trao cho Hy Lạp nguồn tài
chính mà nước này cần có để tránh vỡ nợ vào tháng tới. Trong khi thỏa thuận
mới này cung cấp cho Hy Lạp khoản trợ giúp ngắn hạn thì những ngày khó
khăn đang ở phía trước khi chính phủ cố gắng cắt giảm món nợ xuống 121%
GDP cả nước vào năm 2020. Sau 5 năm khủng hoảng, tổng nợ của Hy Lạp
hiện vào khoảng 160% GDP. Để nhận được gói hỗ trợ 130 tỷ euro và được
khu vực tư nhân xóa một phần nợ tương đương với 100 tỷ euro, Hy Lạp đã
phải chấp nhận hàng loạt các biện pháp cắt giảm chi tiêu, giảm lương công
nhân viên chức nhà nước, kể cả mức lương tối thiểu, tiền thù lao của nhân
viên trong khu vực tư nhân hay tiền hưu trí. Chính quyền của Thủ tướng
Papademos cũng đã chấp nhận sa thải hàng loạt công nhân viên nhà nước,
đóng cửa nhiều dịch vụ công cộng, trong đó có trường học, bệnh viện...
Hàng triệu người Hy Lạp than phiền rằng, họ đã hy sinh đủ rồi và họ
không biết làm cách nào để có thể xoay sở trong tình trạng lương bổng và
quyền lợi bị cắt giảm. Hôm 21/2, hàng nghìn người Hy Lạp biểu tình tại
Athens để phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của Chính phủ.
Trong khi đó, nợ công của Hy Lạp ngày càng chồng chất. Tổng sản phẩm nội
địa của nước này trong quý IV/2011 giảm 7%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 20 %
và một nửa thanh niên không có việc làm.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nói rằng sau những cuộc
thương thuyết giải cứu Hy Lạp, quyết định mới giúp Hy Lạp đủ thời gian để
cải thiện khả năng cạnh tranh và mục đích của các điều kiện mới là tạo ra sức
tăng trưởng cho nền kinh tế nước này. Thông báo về thỏa thuận của nhóm, đại
diện eurozone nhấn mạnh chương trình mới này sẽ đem lại “sự ổn định ở Hy



Lạp và khu vực châu Âu như một toàn thể”, eurozone ý thức đầy đủ về những
cố gắng đáng kể của người dân Hy Lạp nhưng cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn
từ phía xã hội Hy Lạp để đưa nền kinh tế trở về quỹ đạo phát triển có thể chấp
nhận được.

2.4.2 Xóa bớt nợ
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) lần hai tại Brussels (Bỉ) đã
kết thúc thành công, với việc thông qua một thỏa thuận quan trọng, gồm ba
điểm then chốt, nhằm xoa dịu những lo ngại trên các thị trường về nguy cơ
sụp đổ của khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) nếu không có một chiến
lược giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực này.
Sau thất bại của Hội nghị thượng đỉnh EU lần đầu diễn ra ngày
23/10/2011, tại hội nghị được coi là tối quan trọng ngày 26/10/2011 nhằm tìm
kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công có nguy cơ lan rộng trong
Eurozone, các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận: xóa nợ cho Hy Lạp;
tái cấp vốn cho các ngân hàng; và tăng cường sức mạnh cho Quỹ Bình ổn Tài
chính châu Âu (EFSF).
Theo thỏa thuận đạt được sau hơn 8 giờ đàm phán căng thẳng, các nhà
cho vay tư nhân, chủ yếu là các hãng bảo hiểm và ngân hàng tư nhân, đã tự
nguyện chấp thuận xóa 50% trong khoản nợ 350 tỷ Euro cho Hy Lạp và các
khoản nợ cho Hy Lạp so với mức 21% đã được thống nhất tại Hội nghị
thượng đỉnh Eurozone hồi tháng 7/2011 như một phần trong gói cứu trợ tài
chính thứ hai cho Athens. Động thái này hy vọng sẽ góp phần giúp Hy Lạp
củng cố "sức khỏe" tài chính và tiến tới giảm gánh nặng nợ công từ 160%
GDP hiện nay, xuống còn 120% GDP vào năm 2020.
Ngoài ra, kế hoạch giải cứu nợ công còn bao gồm việc tái cơ cấu vốn các
ngân hàng vào tháng 6.2012 và tăng quỹ cứu trợ Châu Âu lên 1.000 tỉ euro.
Theo Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, thoả thuận trên đã mở ra “một
chương mới, một kỷ nguyên mới” cho nước này. Song các nhà kinh tế tỏ ra

quan ngại Hy Lạp khó đạt được mục tiêu giảm nợ công xuống mức 120%
GDP vào năm 2020 theo thoả thuận
Châu Âu và IMF quyết định cứu nguy cho Hy Lạp.


2.4.3 Hy Lạp và việc rời khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, 3/4 người dân Hy Lạp vẫn muốn ở
lại Eurozone, song vị trí thành viên của Hy Lạp chắc chắn sẽ càng chông
chênh hơn khi mà người dân của các quốc gia trong khối dần mất hết kiên
nhẫn với núi nợ công khổng lồ cũng như cách thức để san bằng núi nợ mà các
nhà điều hành của các quốc gia này đang thực hiện.
Đầu tháng qua, Bộ trưởng tài chính của các nước có tài chính mạnh như
Đức, Phần Lan, Hà Lan và Áo cũng phải thốt lên rằng, người dân của nước họ
không muốn bị đóng thêm thuế vì Hy Lạp. Sức chịu đựng của người dân các
quốc gia này đến đâu rõ ràng có thể đoán được với những số liệu ảm đạm về
tình trạng thất nghiệp lên tới 23 triệu người trong toàn EU, kinh tế khu vực có
chiều hướng đi vào suy thoái với dự báo của IMF rằng, Eurozone sẽ tăng
trưởng âm 0,5% trong năm 2012.
Theo các nhà kinh tế học Hy Lạp chỉ có thể giải quyết được cuộc khủng
hoảng nợ công nếu nước này ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu. “Hy
Lạp không có quyền nhận thêm sự hỗ trợ lâu dài nào từ các nước Eurozone
khác. Các chủ nợ của Hy Lạp cũng không có quyền nhận các khoản trả nợ từ
cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó Nếu Hy Lạp “rút khỏi EU”, tỷ giá đồng Hy Lạp so với đồng
Euro sẽ giảm mạnh, biên độ giảm thậm chí có thể đạt tới mức 50%, đồng thời
khủng hoảng nợ Hy Lạp sẽ tăng nghiêm trọng. Hai nhân tố cộng lại, nợ quốc
gia có thể sẽ chiếm 200% GNP, trong bối cảnh như vậy việc tái cơ cấu nợ là
điều không thể.
Ước tình nếu Hy Lạp rời khỏi Eurozone thì thiệt hại ban đầu có thể lên tới
1000 tỷ euro. Trước hết,một khi từ bỏ đồng euro để quay trở lại với đồng

drachme,đơn vị tiền tệ quốc gia Hy Lạp sẽ bị mất giá 50%. Điều đó có nghĩa
là hàng nhập khẩu vào Hy Lạp sẽ trở thành một thứ xa xỉ phẩm.
Lạm phát qua đó tăng cao, ngành ngân hàng lâm vào cảnh lao đao trong
một thời gian đầu. Nhưng sau giai đoạn hỗn loạn ban đầu,sản xuất và xuất
khẩu của Hy Lạp sẽ có khả năng chạnh tranh cao hơn nếu chính quyền Aten


thực sự có những biện pháp để vực dậy tăng trưởng để thu hút đầu tư cho giai
đoạn ít nhất là từ 5-10 năm tới.
Hy Lạp sẽ làm lung lay toàn bộ Eurozone bởi vì sau Hy Lạp,một số các
thành viên đang gặp khó khăn khác cũng sẽ ra đi. Pháp,một trong những đối
tác chính cảu Hy Lạp, sẽ bị thiệt hại nhiều nhất. thứ nhất, Pháp đang nắm đến
65 tỷ euro(23%) nợ công của Hy Lạp. thứ hai là trong lĩnh vực xuất khẩu
đứng thứ 6 cho quốc gia này. Thứ ba là về đầu tư, đầu tư trực tiếp từ Pháp vào
Hy Lạp lên tới 2,8 tỷ euro,tương đương gần 3% tổng số vấn đầu tư nước này.
Cac sngaan hàng Pháp đã cấp gần tới 40 tỷ euro tín dụng cho các tư nhân ở
Hy Lạp. nếu như Hy Lạp rút khỏi eurozone,thì đơn vị tiền tệ của Hy Lạp lại
mất giá thêm 50% nữa thì coi như ngành tài chính của Pháp lại mất đi thêm
một nửa khoản tiền 40 tỷ euro nói trên.
Thiệt hại đối với nước Đức cũng sẽ lớn không kém khi biết Đưc là đối tác
thương mại và đầu tư hàng đầu của Hy Lạp.
Đe dọa lớn nhất là sự ra đi của Hy Lạp sẽ kéo theo các mắt xích yếu kém
khác của khu vực như là Bồ Đào Nha hay Ireland và kế tiếp nữa là Tây Ban
Nha

Italy.

2.5 Tác động c ủa n ợ côn g ở Hy L ạp
2.5.1 Đối với Hy Lạp.
Hệ lụy đầu tiên Hy Lạp phải đối mặt là mất khả năng tiếp cận thị trường

tài chính quốc tế hoặc những điều kiện ưu đãi đi kèm các khoản vay sẽ mất đi,
chi phí lãi vay sẽ ở mức rất cao hoặc thậm chí không huy động được nguồn
vốn.
Theo thông tin từ Reuters, hiện các ngân hàng Hy Lạp đang giữ 62,8 tỷ
USD trái phiếu Chính phủ và là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Hy Lạp. Nếu
Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng này có khả năng được yêu cầu tìm kiếm các
nguồn vốn mới để bù đắp các khoản lỗ và hầu như chắc chắn là Hy Lạp sẽ
quốc hữu hóa những ngân hàng có liên quan đến nợ Chính phủ. Ngoài ra, việc
các tổ chức tài chính trong nước bán tháo các tài sản nợ có thể xẩy ra sẽ dẫn
tới 1 cuộc khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp.
• Bất ổn chính trị và xã hội


Việc Hy Lạp cũng như các quốc gia khác trong khu vực thực thi các chính
sách thắt lưng buộc bụng đã làm làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối trong
khu vực đồng thời cũng làm tăng lên những bất ổn xã hội khác. Ví dụ dự thảo
việc Hy Lạp hoãn trả lương công chức hay áp thêm nhiều loại thuế mới khiến
làn sóng phản đối chính phủ càng mạnh thêm. Giờ đây không chỉ thị trường
quốc tế mà còn cả chính nhân dân Hy Lạp đã không còn niềm tin vào
chính phủ.
Ngoài ra những cuộc đàm phán giữa các thành viên trong khu vực cho
thấy những bất đồng chính trị đang ngày càng lớn dần giữa các nước. Đức là
quốc gia đã phản ứng mạnh với những phương cách cứu trợ Hy Lạp. Với tích
cách của dân tộc Đức, nhiều người đã kiên quyết phản đối việc cứu Hy Lạp
khi họ coi Hy Lạp là một quốc gia thiếu trách nhiệm. Bản thân trong chính
phủ Đức cũng có những luồng ý kiến trái chiều về việc này. Theo đó, khủng
hoảng nợ Hy Lạp là một cơ hội khiến bất đồng gia tăng trong nội bộ chính
phủ vốn đã nhiều rối ren. Như vậy, khủng hoảng nợ công Hy Lạp đang làm
gia tăng bất ổn chính trị của khu vực.
Hy Lạp tê liệt vì đình công

Với gói viện trợ phối hợp 110 tỉ euro, vượt quá mức dự kiến ban đầu của
Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để Hy Lạp đối phó
khủng hoảng nợ công, nhưng tình hình tài chính và xã hội tại Hy Lạp nói
riêng và châu Âu nói chung vẫn không yên tĩnh. Bạo động lại diễn ra trên
khắp đất nước Hy Lạp để phản đối chính sách khắc khổ.
Để đổi lại cho gói tài trợ khổng lồ 110 tỉ euro trong vòng 3 năm, chính
quyền Athens phải áp dụng một loạt các biện pháp hà khắc để khôi phục nền
tài chính quốc gia. Ngay trong năm nay, Hy Lạp sẽ nhận được khoảng 45 tỉ
euro. Khoản giải ngân đầu tiên sẽ được thực hiện trước 19/5/2010, thời điểm
mà chính quyền Hy Lạp phải trả một số khoản nợ rất lớn, để tạo lòng tin cho
thị trường tài chính quốc tế.
Trong khi đó hôm 5/5/2010, Hy Lạp lại hầu như hoàn toàn tê liệt do cuộc
tổng đình công chống lại kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ, để đổi
lấy số tiền vay nhiều tỉ euro nhằm tránh cho Hy Lạp khỏi bị phá sản. Hàng
chục ngàn người đã biểu tình trên khắp cả nước, nhất là tại thủ đô Athens.


Ngày 10-2, các liên đoàn tại Hy Lạp đã bắt đầu cuộc đình công kéo dài 48
giờ cùng với biểu tình để phản đối EU ra thêm điều kiện khắc khổ cho nước
này.
Trước đó, ngày 9-2, theo AFP, các bộ trưởng tài chính khu vực đồng EUR
đã quyết định hoãn khoản cho vay thứ hai 130 tỷ EUR cho Hy Lạp để cứu
nước này khỏi phá sản, đồng thời yêu cầu nước này trong vòng chưa đầy 1
tuần nữa phải đáp ứng thêm các điều kiện mới.
Cụ thể là Hy Lạp phải cắt giảm chi tiêu thêm 325 triệu EUR trong năm
2012, Chính phủ liên minh Hy Lạp phải cam kết cải tổ mạnh mẽ về cơ cấu
kinh tế. Nhiều người dân Hy Lạp cho rằng những điều kiện của EU đưa ra
quá ngặt nghèo, nhất là việc cắt giảm lương và tiền hưu của họ, điều này đã
đẩy họ đến đường cùng khi mà lương liên tục cắt giảm trong 5 năm qua.
Thực hiện các biện pháp hà khắc để vay nợ.

Các phương thức nhằm tái thúc đẩy nền kinh tế quốc gia tuy cần thiết bao gồm cả những biện pháp khắc khổ được thương lượng với EU và IMF để
đổi lấy món vay 110 triệu euro - đang bắt đầu đè nặng lên vai người dân Hy
Lạp. Trong số đó có thể kể tới việc tăng các loại thuế trực thu, 10% trên xăng
dầu và thuế trị giá gia tăng từ 21% lên 23%, song song đó là việc ngừng tăng
lương.

2.5.2 Đối với Châu Âu
Châu Âu trong vòng xoáy thâm hụt ngân sách
Đức và Pháp là 2 nước chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp. Theo ước tính của các
chuyên gia kinh tế, thiệt hại của các ngân hàng Pháp và Đức nếu Hy Lạp vỡ
nợ lần lượt là 56,9 và 23,8 tỷ USD. Ngoài ra, việc Hy Lạp vợ nợ cũng gây
thiệt hại lớn cho ngân hàng Anh, Bồ Đào Nha, Mỹ, Hà Lan, Nhật…Nếu Hy
Lạp vỡ nợ, hệ thống ngân hàng của các quốc gia này sẽ đối mặt với khoản nợ
xấu lớn, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng toàn cầu.
Hy Lạp là một nước thành viên nhỏ của khối các nước sử dụng đồng tiền
chung Châu Âu, chỉ đóng góp khoảng 2,4% tổng GDP của khu vực. Tuy
nhiên, nếu Hy Lạp vỡ nợ thì hiệu ứng domino sẽ xảy. Ireland và Bồ Đào Nha
là 2 quốc gia cũng đang trong tình trạng ngập đầu nợ nần và sẽ phải đối mặt


với việc kinh tế tăng trưởng chậm lại trong các năm tới khi chính phủ nỗ lực
thắt chặt chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách và mang đến sự ổn định cho hệ
thống ngân hàng. Lo lắng về một cuộc khủng hoảng, đổ vỡ toàn cầu đang tới
gần khiến tâm lý thận trọng của nhà đầu tư tăng lên, ảnh hưởng tiêu cực tới
hoạt động đầu tư, chi tiêu của cá nhân…dẫn tới làm giảm tăng trưởng GDP
của cả khu vực. Ngoài ra, các nền kinh tế lớn cũng phải chia sẻ một phần
nguồn lực tài chính của các chương trình hỗ trợ kinh tế trong nước cho các
gói cứu trợ Hy Lạp và hệ thống ngân hàng, qua đó giảm tăng trưởng kinh tế
trong nước.
Vì vậy Hy Lạp vỡ nợ đồng nghĩa với việc chi tiêu toàn cầu đặc biệt là từ

Châu Âu giảm sút.
Ngoài Hy Lạp,ngày 28/4/2010 đến lượt Bồ Đào Nha trở thành nạn nhân
của giới đầu cơ tài chính sau khi Standard&Poor đã hạ điểm tín nhiệm của
một thành viên khối euro khác là Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha cũng bị coi là
một mắt xích yếu trong dây chuyền của khối 16 nước sử dụng đồng euro.
Trong hai quý cuối năm 2011 và quý đầu năm 2012, Các số liệu thống kê
mới nhất cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone đã giảm liên
tiếp lần lượt ở mức 0,3% và 0,2%. Ðức - nền kinh tế số một Eurozone, tuy
tăng trưởng 0,1% trong quý 1/2012, nhưng vẫn không đủ bù đắp cho sự sụt
giảm
của
toàn
khu
vực.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo, khủng hoảng tại
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đe dọa nền kinh tế thế
giới. OECD dự đoán, kinh tế Eurozone không tăng trưởng trong năm 2012 mà
thậm chí còn giảm 0,1% và là nguy cơ lớn nhất hiện nay đe dọa tăng trưởng
của
kinh
tế
thế
giới.
Trong khi đó, nợ công của 17 nước trong Eurozone đã tăng lên mức trung
bình tương đương 87,2% GDP, mức cao nhất kể từ năm 1999. Trong đó, Hy
Lạp dù đã nhiều lần nhận được cứu trợ nhưng vẫn đứng đầu danh sách nợ
công của châu Âu với tổng nợ bằng 165,3% GDP. Italy là nước có tỷ lệ
nợ/GDP cao thứ hai châu Âu ở mức 120,1%. Tây Ban Nha đứng thứ ba với
mức 68,5%, được cho là đã rơi vào đợt suy thoái mới và khó đạt mục tiêu hạ
thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% GDP vào cuối năm tới.



×