Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG NHÃN SINH THÁI BÔNG SEN XANH TRONG CÁC KHÁCH SẠN Ở HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.62 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN

ĐỀ ÁN MÔ ĐUN TỔNG QUAN DU LỊCH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG NHÃN SINH THÁI BÔNG
SEN XANH TRONG CÁC KHÁCH SẠN Ở HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện: Lê Linh Chi
Mã sinh viên: 11130498
Lớp: POHE Quản trị khách sạn 1
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đào Minh Ngọc


MỤC LỤC

2

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NST

:

Nhãn sinh thái

CSLTDL

:


Cơ sở lưu trú du

3

3


Chương mở đầu
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG NHÃN SINH THÁI BÔNG SEN
XANH TRONG CÁC KHÁCH SẠN Ở HÀ NỘI\
Nội dung nghiên cứu của chương
1.

Lý do chọn đề tài;
Mục đích nghiên cứu đề tài;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
Bố cục của đề tài.
Lý do chọn đề tài:
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nó đóng góp một phần rất quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, du lịch còn
góp phần lớn vào quá trình bảo tồn lịch sử, văn hóa truyền thống. Tuy nhiên,
sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói này đã và đang
tạo ra mối đe dọa lớn cho môi trường. Như chúng ta đã biết, dịch vụ vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… trong ngành du lịch –
khách sạn tạo ra khối lượng lớn các chất thải vào môi trường. Nếu không có ý
thức bảo vệ từ mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp cũng như các chính sách bảo
vệ môi trường của nhà nước thì sẽ gây ra ô nhiễm không chỉ với đất nước đó
mà còn làm ảnh hưởng đến các nước lân cận cũng như toàn cầu.
Kinh doanh khách sạn là một bộ phận trong ngành du lịch. Sự tăng lên của

nhu cầu du lịch trong toàn thế giới đã tạo ra cơ hội lớn lao cho các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú này. Tuy nhiên, để phục vụ một số
lượng lớn khách du lịch với những nhu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ
thì trong một ngày, khối lượng chất thải một khách sạn thải ra là rất lớn. Điều
này chứng tỏ rằng nếu doanh nghiệp khách sạn không có các chính sách cụ

4

4


thể, kiên quyết cũng như có sự lãnh đạo sáng suốt, nhân viên khách sạn không
có ý thức bảo vệ, tiết kiệm thì sẽ gây ra mối nguy hại lớn cho môi trường.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài để thực hiện là: “Tìm hiểu
về vấn đề áp dụng nhãn sinh thái Bông Sen Xanh trong các khách sạn ở Hà
2.

Nội”.
Mục đích nghiên cứu đề tài:

-

2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu về nội dung quy chuẩn NST Bông Sen Xanh và quy trình áp dụng

-

NST trên thực tế.
Thông qua việc phân tích nhãn sinh thái Bông Sen Xanh để đưa ra những
nhận xét và giải pháp để áp dụng có hiệu quả nhãn sinh thái trong các khách


2.2
-

sạn ở địa bàn thành phố Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể:
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm áp dụng có hiệu quả nhãn sinh thái

3.
3.1
-

Bông Sen Xanh trong các khách sạn ở Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Nhãn sinh thái Bông Sen Xanh.
Sự lãnh đạo và áp dụng nhãn sinh thái của các lãnh đạo và nhân viên các

3.2
-

khách sạn.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: vấn đề áp dụng NST Bông Sen Xanh tại các CSLTDL.
Không gian: các CSLTDL trên địa bàn Hà Nội.
Thời gian: kể từ năm 2013 – khi NST Bông Sen Xanh được đưa vào áp dụng

4.

rộng rãi trong ngành du lịch khách sạn.

Bố cục của đề tài:
Chương I: Giới thiệu về nhãn xanh sinh thái Bông Sen Xanh.
Chương II: Vấn đề áp dụng nhãn xanh sinh thái Bông Sen Xanh trong các
khách sạn ở Hà Nội.
Chương III: Đề xuất giải pháp áp dụng có hiệu quả nhãn sinh thái Bông Sen
Xanh trong các khách sạn ở Hà Nội.

5

5


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: GIỚI THIIỆU VỀ NHÃN SINH THÁI BÔNG SEN XANH
1.3 Khái niệm “Nhãn Bông Sen Xanh”
-

“Nhãn Bông Sen Xanh” là một dạng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững dành cho cơ sở lưu trú du lịch (viết tắt là CSLTDL). CSLTDL
được cấp “Nhãn Bông Sen Xanh” có nghĩa đơn vị đã có những nỗ lực trong
việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần
bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội của địa phương và phát

-

triển du lịch bền vững.
Nhãn Bông Sen Xanh có 5 cấp độ, từ cấp độ thấp nhất 1 Bông sen xanh đến
cấp độ cao nhất là 5 Bông sen xanh. Số lượng Bông sen xanh ghi nhận mức
độ nỗ lực trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của CSLTDL,
không phụ thuộc vào loại, hạng mà CSLTDL đó đã được công nhận.

Ví dụ, CSLTDL đạt tiêu chuẩn hạng 2 sao hoàn toàn có thể đạt được 4 Bông
sen xanh nếu CSLTDL đó đạt được số điểm yêu cầu đối với cấp độ 4 Bông

-

sen xanh.
Việc đăng ký áp dụng Nhãn Bông Sen Xanh hoàn toàn tự nguyện.
Nhãn Bông Sen Xanh có giá trị hiệu lực trong vòng 2 năm. CSLTDL được
cấp Nhãn có thể sử dụng Nhãn cho mục đích quảng cáo thương hiệu.

-

1.2 Giới thiệu bộ tiêu chí nhãn Bông Sen Xanh:
1.2.1 Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh được xây dựng trên cơ sở:
Nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm quốc tế (Nhãn sinh thái của một số nước

-

Châu Âu, Châu Á và Nhãn du lịch bền vững toàn cầu - GSTC);
Khảo sát thực tế trên 130 CSLTDL(được chọn mẫu), tại các tỉnh/thành phố ở

-

Việt Nam;
Lấy phiếu hỏi đánh giá các Tiêu chí Nhãn Bông sen xanh từ 80 CSLTDL
chọn mẫu ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

6

6



-

Từ ý kiến thống nhất (kết luận) của Hội thảo ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
liên quan tới quản lý và bảo vệ môi trường, triển khai xây dựng Nhãn xanh

-

đối với CSLTDL ;
Lấy ý kiến các tổ chức, chuyên gia quốc tế và trong nước
1.2.2 Thời hạn:
Sau 03 (ba) năm kể từ ngày có hiệu lực áp dụng, Bộ tiêu chí Nhãn Du
Lịch bền vững Bông sen xanh (sau đây gọi là Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen
xanh) sẽ được sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết để phù hợp với trình độ kỹ thuật,
công nghệ và hiểu biết về các vấn đề môi trường của con người.
1.2.3 Cấu trúc
- Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh gồm 81 tiêu chí với tổng số 154 điểm và
25 điểm thưởng, chia làm 3 cấp:
+ Cấp cơ sở: 30 tiêu chí.
+ Cấp khuyến khích: 29 tiêu chí
+ Cấp cao: 22 tiêu chí
Tiêu chí cấp cơ sở là những tiêu chí cần thiết, dễ thực hiện, chủ yếu
mang tính quản lý nội bộ.
Tiêu chí cấp khuyến khích và cấp cao là các tiêu chí yêu cầu cao hơn,
khó hơn, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nhằm khuyến khích các CSLTDL liên
tục đổi mới, cố gắng để đạt được ở mức cao hơn.
Tiêu chí thưởng với tổng số điểm thưởng 25 điểm, áp dụng cho các
CSLTDL đã đạt chứng chỉ Công trình Xanh - LOTUS (15 điểm) hay được cấp
chứng chỉ ISO 14001 chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý

môi trường (10 điểm).
- Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh được sắp xếp thành 4 nhóm chính:
A; B; C; D. Mỗi nhóm có các mục cụ thể (A1, A2…; B1, B2…) và mỗi mục
có các tiêu chí làm rõ nội dung, đánh giá chi tiết hơn yêu cầu của mục. Cụ thể
như sau:

7

7


Nhóm A. Quản lý bền vững: gồm 6 tiêu chí cơ sở, 7 tiêu chí khuyến
khích, 1 tiêu chí cấp cao với điểm tối đa là 23 điểm.
Nhóm B. Tối đa hoá lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa
phương: gồm 1 tiêu chí cơ sở, 3 tiêu chí khuyến khích, 6 tiêu chí cấp cao với
điểm tối đa là 25 điểm.
Nhóm C. Giảm thiểu các tác động tiêu cực tới di sản văn hoá, di sản
thiên nhiên: gồm 4 tiêu chí cơ sở, 3 tiêu chí khuyến khích, 4 tiêu chí cấp cao
với điểm tối đa là 22 điểm.
Nhóm D. Giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường: gồm 19
tiêu chí cơ sở, 16 tiêu chí khuyến khích, 11 tiêu chí cấp cao với điểm tối đa là
84 điểm.
1.2.4. Nguyên tắc cho điểm:
- Mỗi tiêu chí cấp cơ sở: 1 điểm.
- Mỗi tiêu chí cấp khuyến khích: 2 điểm.
- Mỗi tiêu chí cấp cao: từ 3 điểm trở lên.

Xếp hạng Nhãn
Điểm
Tiêu chí Cơ sở

Tiêu chí Khuyến
khích
Tiêu chí cấp cao

Cấp

1 Cấp

2 Cấp

3 Cấp

4 Cấp

5

bông sen
50 - 64
>18

bông sen
65 - 79
>21

bông sen
80 - 94
>24

bông sen
95 - 114

>27

bông sen
115 - 154
>27

>9

>12

>15

>18

>23

>3

>5

>7

>9

>13

1.4 Lợi ích khi CSLTDL được cấp chứng nhận Nhãn Bông Sen Xanh
-

Nâng cao nhận thức và ý thức của nhân viên CSLTDL về tiết kiệm tài nguyên,

năng lượng, bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn thông qua các khóa đào
tạo và thực hành tại chỗ.

8

8


-

Giúp CSLTDL giảm chi phí thông qua quản lý hiệu quả tài nguyên, năng

-

lượng, nguyên vật liệu.
Gắn kết với cộng đồng địa phương và được địa phương hỗ trợ tích cực trong

-

các hoạt động kinh doanh của CSLTDL
Thông qua mạng lưới và các kênh quảng bá của Nhãn Bông Sen Xanh,
CSLTDL sẽ được hỗ trợ tiếp thị, đặc biệt đối với nhóm khách du lịch có ý
thức cao về bảo vệ môi trường và cộng đồng địa phương như khách du lịch
đến từ Mỹ, Châu Âu, Nhật (thường là nhóm khách có khả năng thanh toán
cao)
1.5 Quy trình cấp Nhãn Bông Sen Xanh
-

CSLTDL điền đơn đăng ký Nhãn Bông Sen Xanh và tự đánh giá theo


mẫu biểu điểm, ký hợp đồng (theo mẫu tại Quy định ban hành kèm theo
Quyết định số

ngày tháng năm

của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và

Du lịch), gửi Tổng cục Du lịch (Vụ Khách sạn)
-

Tổng cục Du lịch -Vụ Khách sạn tiếp nhận đơn, hồ sơ, hợp đồng và kinh phí
tạm ứng của CSLTDL cho việc đề nghị đánh giá các tiêu chí nhãn Bông sen

-

xanh; vào sổ theo dõi cấp chứng nhận
Tổng cục Du lịch cử Ban kỹ thuật, thông báo kế hoạch đánh giá gửi CSLTDL
Ban kỹ thuật tiến hành đánh giá tại CSLTDL theo kế hoạch đã thống nhất với

-

CSLTDL
Trưởng Ban kỹ thuật ký thông báo kết quả cho CSLTDL bằng email và thư

-

bảo đảm kèm theo Bảng điểm do Ban kỹ thuật đánh giá cụ thể
Nếu CSLTDL không có khiếu nại trong vòng 15 ngày, dựa trên kết quả đánh
giá, Ban kỹ thuật trình Tổng cục trưởng ký chứng nhận cấp độ đạt Nhãn Bông
xen xanh cho CSLTDL


9

9


10

10


CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ ÁP DỤNG NHÃN SINH THÁI BÔNG SEN
XANH TRONG CÁC KHÁCH SẠN Ở HÀ NỘI
2.1 Sự cần thiết phải áp dụng NST Bông Sen Xanh ở các khách sạn ở Hà
Nội:
Đối với nhiều nước phát triển trên thế giới, trong đó có các nước EU, Mỹ,
Nhật Bản, Xin-ga-po… đã áp dụng dán nhãn xanh (hay còn gọi là nhãn sinh
thái, nhãn môi trường) cho cơ sở lưu trú, sản phẩm và dịch vụ du lịch từ hàng
chục năm qua. Việc làm này không chỉ có tác động tích cực tới những người
kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực du lịch, mà còn tạo dựng thói quen
văn minh cho du khách khi đi du lịch, hạn chế việc xả rác, nước thải bừa bãi
hay có các hành vi gây ô nhiễm môi trường du lịch. Việc áp dụng nhãn xanh
cho các cơ sở lưu trú, sản phẩm và dịch vụ du lịch đã làm giảm đáng kể
những tác hại của du lịch tới môi trường và tài nguyên. Những nơi có môi
trường trong sạch, không bị ô nhiễm thường là những điểm đến hấp dẫn đối
với du khách.
Tuy nhiên tại Việt Nam, chỉ cho tới năm 2012, nhãn sinh thái Bông Sen
Xanh được sử dụng trong các cơ sở lưu trú du lịch mới thực sự được đi vào
thực hiện. Do đó, hiện nay việc áp dụng nhãn sinh thái Bông Sen Xanh vẫn
còn gặp nhiều bỡ ngỡ và những khó khăn bước đầu.

2.1.1 Tình hình chung về môi trường đô thị tại Hà Nội hiện nay:
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi
trường trên địa bàn thành phố đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trở
nên nghiêm trọng, nhất là đối với chất thải rắn, nước thải và không khí. Điều
này đang gây bức xúc, ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của nhân dân tại
nhiều khu vực...
Chất thải rắn:
Theo thống kê chưa đầy đủ, chất thải rắn công nghiệp ở Hà Nội mỗi ngày
có khoảng 750 tấn, trong đó mới thu gom 85-90% và xử lý được khoảng 60%
11

11


lượng thu gom này. Công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế chủ yếu dựa vào chôn lấp
hợp vệ sinh tại một số bãi rác. Trong khi đó, phế thải xây dựng (trên 1000
tấn/ngày) chưa được thu gom triệt để.
Môi trường nước: quá trình kiểm tra cho thấy tổng lượng nước thải sinh hoạt
khu vực nội thành, nội thị khoảng 700.000m3/ngày đêm nhưng chỉ chưa đến
7% trong số này được xử lý. Số còn lại được xả thẳng ra mương, ao, hồ, sông.
Không khí: ô nhiễm tiếp tục gia tăng
Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thì hiện
tại, không khí ở hầu hết các khu vực dân cư do hoạt động giao thông trong
vùng nội đô đều bị ô nhiễm. Đặc biệt, các khu vực như Trung tâm Hội nghị
quốc gia, đường Xuân Thủy, đường Khuất Duy Tiến,… ô nhiễm bụi đang ở
mức cao nhất Hà Nội và xu hướng ngày càng gia tăng.
Về độ ồn, kết quả quan trắc cho thấy có 27/34 vị trí có độ ồn vượt TCCP. Tại
hai ngã tư: bến xe buýt Long Biên, chân cầu vượt Phạm Văn Đồng và Ngã tư
Ngô Gia Tự - Đức Gaing, độ ồn vượt 1,18 lần TCCP. Các ngã tư còn lại độ ồn
vượt từ 1,05 – 1,15 lần TCCP.

Về nồng độ bụi: Các chỉ tiêu về CO, SO2, NO2, C6H6… vượt TCCP tại hầu
hết các điểm đo kiểm.
2.1.2Tác động tiêu cực của du lịch tới môi trường:
Tài nguyên nước: xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là những nơi
chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước giảm đi
rất nhiều, nước bị đục, quá trình trầm lắng tăng. Sinh vật đáy bị hủy diệt, chất
bẩn do nạo vét tạo nên. Biển và đất bị nhiễm độc bởi chất thải. Việc giải
phóng mặt bằng và san ủi để xây dựng các công trình và làm đường có thể
gây ra xói mòn và sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước. Việc
vứt rác và đổ nước thải bừa bãi vào các nguồn nước cũng như thải ra một
lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng.

12

12


Tác động lâu dài do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch.
Đất bờ sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng lên hàm lượng bùn và các chất
cặn, vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng. Ô nhiễm
nguồn nước xảy ra do các nguyên nhất khác nhau như do các chất thải chưa
được xử lí thải vào nguồn nước, do việc thải dầu, mỡ, các chất hydrocacbon
của các phương tiện giao thông thủy (tàu, thuyền du lịch, ca nô…) Hoạt động
du khách cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước như: vứt rác bừa
bãi (khi qua phà…) nguồn cấp nước bị nhiễm bẩn, nhiều sinh vật gây bệnh
hại cho sức khỏe, đổ các chất lỏng (chất hydrocacbon khi bơi thuyền, đi xe
máy…), xăng dầu rơi vãi tại các vết dầu loang dẫn đến nhiễm độc nặng, chất
lượng nước kém đi. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng
sinh thái, thay đổi cảnh quan, đẩy nhanh quá trình xói mòn. Các hoạt động
khác: giao thông tấp nập, có quá nhiều du khách, các giá trị du lịch bị xuống

cấp. Tài nguyên không khí:
Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể
gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc
biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động
vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Bụi và các
chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do hoạt động giao thông, do
sản xuất và sử dụng năng lượng, tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là
nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm môi trường, trạng thái ồn
ào phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới như thuyền,
phà gắn máy, xe máy… cũng như hoạt động của du khách tại các điểm du lịch
tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài.
Tài nguyên đất: Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và
công trình dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện
tích đất trước đây là những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và
chăn nuôi. Hoạt động phát triển các khu du lịch thường dẫn đến việc giảm
13

13


quỹ đất canh tác công nghiệp.
Tài nguyên sinh vật: Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những
cảnh quan thiên nhiên, những khu đất chăn nuôi là những nhân tô làm cho
một số loài thực vật và động vật dần dần bị mất nơi cư trú.
Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ cành, săn bắt
chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số
lượng lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.
Các yếu tố ô nhiễm như là rác và nước thải không được xử lý đúng mức
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái ở dưới nước.
Hoạt động của du khách có tác động lớn đến hệ sinh thái… các hoạt động

du lịch dưới nước như thu nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm đồ lưu niệm và
thả neo tại những bãi đá san hô đều làm gia tăng việc hủy hoại bãi san hô, nơi
sinh sống cảu các loài động vật ở dưới nước, việc săn bắt chuyên nghiệp cũng
góp phần làm giảm đi nhiều loài sinh vật đang bị đe dọa diệt vong.
Việc khai thác và sử dụng đất ngày càng tăng đang ảnh hưởng đến môi
trường sống của hệ động thực vật. Nhu cầu của du khách về hải sản được coi
là nguyên nhân chính tác động mạnh đến môi trường của tôm hùm và các loại
hải sản có giá trị khác. Đối với các hệ sinh thái nước ngọt (sông, hồ…) việc
đấnh bắt cá để đáp ứng nhu cầu của khách cũng là mối đe dọa các động vật có
giá trị, đặc biệt là cá sấu.
Các hoạt động thể thao, đánh bắt cá của du khách ở khu vực ven biển đã
có tác động xấu đến việc bảo tồn các loài sinh vật quí đang cần bản vệ. Các
khu rừng cấm và rừng nguyên sinh đặc biệt dễ bị tổn thương khi có nhiều du
khách. Những hoạt động như sự đi lại của xe, giẫm đạp lên cỏ, hái hoa, chặt
cây bừa bãi… làm mất dần nhiều loài động thực vật. Ở các khu bảo tồn hoang
dã, hoạt động của các đoàn xe và khách du ịch cũng có ảnh hưởng xấu đến
môi trường sống, thậm chí sẽ nhiều con thú bị chết vì tai nạn do con người

14

14


gây ra.
Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn
nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí
các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là
các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với
các công trình xây dựng và cảnh quan.


2.1.3

Sự cần thiết phải áp dụng NST Bông Sen Xanh:
Đối với nhiều nước phát triển trên thế giới, trong đó có các nước EU,
Mỹ, Nhật Bản, Xin-ga-po… đã áp dụng dán nhãn xanh (hay còn gọi là nhãn
sinh thái, nhãn môi trường) cho cơ sở lưu trú, sản phẩm và dịch vụ du lịch từ
hàng chục năm qua. Việc làm này không chỉ có tác động tích cực tới những
người kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực du lịch, mà còn tạo dựng thói
quen văn minh cho du khách khi đi du lịch, hạn chế việc xả rác, nước thải bừa
bãi hay có các hành vi gây ô nhiễm môi trường du lịch. Việc áp dụng nhãn
xanh cho các cơ sở lưu trú, sản phẩm và dịch vụ du lịch đã làm giảm đáng kể
những tác hại của du lịch tới môi trường và tài nguyên. Những nơi có môi
trường trong sạch, không bị ô nhiễm thường là những điểm đến hấp dẫn đối
với du khách.
Khi khách sạn là một khách sạn xanh điều này cùng đồng nghĩa vói việc
du khách sẽ quay trở lại với khách sạn nhiều lần hơn. Và quan trọng hơn là
nhân viên của bạn sẽ thấy sự gắn bó và đóng góp của họ với khách sạn là một
niềm vinh dự và sự gắn kết vô hình.
Khi các giải pháp tiết kiệm năng lượng được áp dụng tại khách sạn,
chẳng hạn như hệ thống quản lý điện năng, bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm
điện, hệ thống điều hòa trung tâm....thì đồng thời chi phí cho năng lượng tại
khách sạn sẽ được giảm đi đáng kể.

15

15


Là khách sạn xanh, mọi cán bộ và nhân viên đều được khỏe mạnh. Họ sẽ
không phải làm việc trong môi trường với mùi hôi, khói, bụi than, dư lượng

chất độc hại, hóa chất độc hại ...và điều đó rất có lợi cho sức khỏe của họ.
Một điều dễ nhận thấy nữa đó là các sản phẩm và dịch vụ xanh sẽ nhân được
một mức chi trả cao hơn và bạn sẽ được đón những khách hàng cao cấp hơn.
Bởi hiện nay khách hàng cũng đã hiểu rất rõ về các lợi ích khi ở trong một
khách sạn xanh mang lại.
2.1.Hiện trạng việc áp dụng thực hiện nhãn sinh thái Bông Sen Xanh tại
các khách sạn trên địa bàn Hà Nội
2.2.1 Các khách sạn có hoạt động thực hiện tốt nhãn sinh thái Bông Sen
Xanh:
Trong số 21 khách sạn trên cả nước đạt được trao Nhãn Du lịch bền
vững Bông sen xanh (cấp độ 1, cấp độ 3-5, không có cấp độ 2) có 03 khách
sạn nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội đều đã thực hiện các hoạt động bảo vệ
môi trường chuyên nghiệp và bài bản. Các khách sạn đạt Nhãn Du lịch bền
vững Bông sen xanh cấp độ 4 và cấp độ 5 thường xuyên tổ chức tập huấn, in
tài liệu, lập trang web về bảo vệ môi trường để cập nhật và phổ biến các thông
tin, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với từng dịch vụ trong khách sạn để
tất cả cán bộ, nhân viên trong khách sạn cùng thực hiện. Bên cạnh đó, các
khách sạn cũng đã có những ứng dụng cộng nghệ mới, sử dụng các năng
lượng thay thế nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường.
Cũng nhờ thực hiện tốt các biện pháp về bảo vệ môi trường, nhiều khách sạn
đã tiết kiệm được chi phí khá lớn về điện, nước, nguyên vật liệu… góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận và thu nhập cho người lao động
trong khách sạn.
-

Khách sạn Hòa Bình (đạt NST cấp độ 4):

16

16



Khách sạn nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, nội thất được sơn màu sáng
tránh hấp thu năng lượng mặt trời, giữ cho nhiệt độ bình thường trong khách
sạn luôn luôn không cao.
Khách sạn cũng sử dụng các thiết bị chiếu sáng và thiết bị điện tiết kiệm điện
để trang bị cho toàn bộ hệ thống điện trong và ngoài khách sạn. Thiết bị chiếu
sáng trong phòng được bố trí âm tường, âm trần, ngoài tăng tính thẩm mỹ cho
nội thất còn giảm nhiệt tỏa ra từ thiết bị điện, nên ngay cả khi đang hoạt động,
các thiết bị chiếu sáng này vẫn không tỏa nhiệt ra không gian phòng, giảm áp
lực máy lạnh hoạt động. Nhờ đó, hàng tháng khách sạn tiết kiệm được khoảng
hơn 30% lượng điện tiêu thụ so với sử dụng thiết bị điện thường. Đồng thời
sử dụng nhiều cây xanh trong buồng phòng không chỉ mang tính chất trang trí
mà còn điều hòa không khí cho phòng ngủ.
Khách sạn được trang bị thùng rác tái chế để góp phần phân loại rác ngay từ
đầu. Nhờ đó giảm lượng rác thải ra môi trường. Khách sạn cũng hạn chế sử
dụng túi nilon, tăng cường sử dụng các loại túi có thể tái sử dụng hoặc hộp
giấy, túi giấy thay thế.
Toàn bộ quản lý và nhân viên khách sạn được đào tạo về chính sách tiết kiệm
điện và có trách nhiệm tắt các thiết bị điện khi không sử dụng để tiết kiệm
điện và tránh các rủi ro không đáng có về điện. Ngoài ra họ cũng phải cam kết
sử dụng nguồn nước tiết kiệm để giảm lượng nước thải ra môi trường xung
quanh. Nhân viên vệ sinh phải để rác ở nơi thích hợp, đảm bảo rác đã được
-

phân loại trước khi mang đi.
Khách sạn Intercontinential Westlake (đạt NST cấp độ 5):
Tại đây, tất cả các bóng đèn sợi đốt đều được thay thế bằng các loại đèn tiết
kiệm điện như đèn compact, đèn huỳnh quang và đèn led để giảm thiểu năng
lượng tiêu thụ. Đội ngũ kĩ thuật của khách sạn cũng thường xuyên thực hiện

kế hoạch bảo trì định kì nhằm tăng tuổi thọ và hiệu suất máy móc. Các thiết bị
cũng được sử dụng một cách hợp lý với sự hỗ trợ của máy biến tần và được

17

17


giảm hoạt động vào giờ cao điểm. Đặc biệt, các phòng của khách sạn đều có
hệ thống chìa khóa tự động ngắt điện mỗi khi khách không ở trong phòng.
Tập thể cán bộ, nhân viên khách sạn về bảo vệ môi trường, khách sạn thành
lập “Đội Môi trường xanh” bao gồm trưởng các bộ phận nhằm quản lý các
vấn đề như: mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, quản lý
và phân loại chất thải, quản lý các chất nguy hại, tổ chức các khóa học trang
bị kiến thức cho nhân viên và tuyên truyền thông tin môi trường cho du
khách. Các chiến dịch xây dựng và bảo vệ môi trường được tổ chức liên tục,
khuyến khích nhân viên tham gia với mong muốn mọi cá nhân sẽ có ý thức
và trách nhiệm vì môi trường không chỉ nơi mà họ làm việc mà còn với cả
cộng đồng nơi họ sinh sống.
Hoạt động hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái Đất” được khách sạn tham gia
thường niên bằng cách tắt hầu hết các thiết bị chiếu sáng tại khu vực công
cộng. Song song là tuần lễ “Vì cộng đồng” theo chiến dịch của tập đoàn
IHG. Trong tuần lễ này, rất nhiều hoạt động có trách nhiệm với môi trường và
cộng đồng sẽ được diễn ra như: Chạy từ thiện, lau dọn một phần của Hồ Tây
và khu vực xung quanh khách sạn.
-

Khách sạn Sheraton (đạt NST cấp độ 5):
Được ví như một resort giữa lòng thành phố và với diện tích lớn như vậy bên
Hồ Tây, bất kỳ một sự thay đổi nào cũng sẽ tác động đến môi trường và cảnh

quan của hồ này. Do vậy, ngay khi bắt đầu hoạt động, Sheraton Hà Nội đã ban
hành và tuân thủ chính sách môi trường nghiêm ngặt theo chính sách chung
của tập đoàn Starwood Hotels & Resort, tập đoàn quản lý và điều hành hệ
thống khách sạn Sheraton trên toàn cầu để đảm bảo giữ gìn môi trường cảnh
quan bền vững. 5 định hướng của chính sách này bao gồm: luôn xem xét đến
môi trường trong từng hoạt động; giảm thiểu ô nhiễm; thực hành phương
pháp “3R”để giảm thiểu sử dụng năng lượng và tài nguyên; mỗi nhân viên

18

18


khách sạn phải phấn đấu thực hiện mục tiêu môi trường; đánh giá hiệu quả
hoạt động môi trường định kỳ.
Với nguyên tắc “Sử dụng năng lượng đủ - Không lãng phí”, khách sạn
Sheraton Hà Nội là một trong những tòa nhà đang áp dụng nhiều giải tiết
kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khách sạn Sheraton rất chú trọng đến việc đầu tư công nghệ nhằm sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Khách sạn đã đầu tư lắp đặt 4 biến tần cho
dàn nóng và dành lạnh Chiller của hệ thống điều hòa. Trong vòng 1 năm, gần
400 ngàn kWh điện đã được tiết kiệm. Chi phí năng lượng giảm 700 triệu
đồng.
Từ số tiền tiết kiệm được, khách sạn tiếp tục sử dụng để mua và lắp đặt biến
tần quạt bếp và biến tần AHU. Tính đến cuối năm 2013, Sheraton Hà Nội đã
lắp đặt tổng số 16 biến tần, giúp tiết kiệm được 550 ngàn kWh điên, tương
đương với khoảng 1,6 tỷ đồng mỗi năm.
Khách sạn tiếp tục thực hiện lắp đặt máy bơm nhiệt đầu tiên phục vụ cho
việc sử dụng nước nóng. Bơm nhiệt giúp giảm thiểu lượng dầu diesel đốt nồi
hơi, nhờ đó giảm đáng kể chí phí năng lượng. Số tiền tiết kiệm được tái sử

dụng đầu tư cho năm sau. Chỉ sau 4 năm, Sheraton Hà Nội đã lắp đặt được 8
máy bơm nhiệt. Mỗi năm, hệ thống này giúp khách sạn tiết kiệm được khoảng
2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, khách sạn Sheraton cũng áp dụng một số các giải pháp tiết kiệm
năng lượng cho hệ thống chiếu sáng như dụng đèn LED, lắp đặt hệ thống
chiếu sáng cảm ứng. Tại các phòng, khách sạn cho lắp đặt hệ thống cảm ứng
nhiệt và khóa từ thông minh, giúp hạn chế thất thoát nhiệt, giảm năng lương
sử dụng của hệ thống điều hòa.
Đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng còn giúp khách sạn Sheraton Hà
Nội giảm được chi phí bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị lên tới hàng trăm triệu
đồng mỗi năm. Song song với đó, khách sạn cũng góp phần bảo vệ môi
trường nhờ cắt giảm 2.700 tấn khí CO2 phát thải mỗi năm.

19

19


Sheraton Hà Nội đang lên kế hoạch tận dụng nhiệt thải từ nồi hơi, tái sử dụng
nước thải sau xử lý cho việc làm làm mát và tẩy rửa, lắp đặt Chiller công suất
nhỏ hơn dùng cho mùa đông và lắp đặt hệ thống nước nóng sử dụng năng
lượng mặt trời.
Bên cạnh đó, cũng có một số khách sạn trên địa bàn Hà Nội đang tiếp tục
thực hiện những chương trình, công tác đổi mới để bảo vệ môi trường như
khách sạn Fortuna, khách sạn Công Đoàn, Thắng Lợi,…
-

Khách sạn Fortuna :
Khách sạn nổi bật bởi màu xanh mát của cây và hệ thống kính dọc theo
chiều dài tòa nhà. Mục đích của thiết kế này nhằm tận dụng ánh sáng tự

nhiên, giảm bức xạ nhiệt, giúp hạn chế sử dụng các thiết bị chiếu sáng. Những
ô cửa kính tạo ra những khoảng ánh sáng tự nhiên, màu xanh của lớp kính
cường lực được sử dụng đã giảm được phần nào việc hấp thụ nhiệt do ánh
nắng chiếu vào trong những ngày mùa hè. Đồng thời qua lớp kính xanh, cảnh
vật tự nhiên xung quanh khách sạn cũng trở nên hài hòa và bình yên hơn.
Khách sạn đã dùng loại đèn PLC tiết kiệm điện. Phòng ăn sử dụng đèn
Led để chiếu sáng và trang trí để làm nổi bật được những món ăn làm tăng sự
hứng thú cho thực khách. Tại văn phòng, bếp, kho, bãi đỗ xe hay những nơi
cần nhiều ánh sáng, khách sạn sử dụng bóng huỳnh quang compact.
Bên cạnh hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, khách sạn Fortuna còn
trang bị một hệ thống thang máy thông minh hiện đại. Cả tòa nhà có khoảng
11 chiếc phục vụ cho khách, khu bếp, nhân viên..., lượng điện sử dụng cho
thang máy tương đối lớn. Do vậy, hệ thống thang máy thông minh được thiết
kế khi bấm gọi thang ở vị trí bất kỳ, phần mềm điều khiển sẽ cho thang ở vị
trí gần nhất chạy tới thay vì nhiều thang đến cùng một lúc.
Điều hòa không khí là hệ thống tiêu tốn nhiều điện năng nhất tại khách
sạn, do đó khách sạn đã sử dụng hệ thống điều hòa làm lạnh cục bộ có xuất sứ
từ Newzeland. Thiết bị làm lạnh cục bộ này được lắp tại vị trí sử dụng cụ thể,
20

20


việc vận hành sẽ do người sử dụng trong phòng điều chỉnh trực tiếp vừa đảm
bảo được hiệu quả sử dụng lại tiết kiệm điện.
Các thiết bị vệ sinh trong khách sạn đều sử dụng nhãn hiệu Caesar Việt
Nam được khẳng định nổi trội về tính năng tiết kiệm nước, bảo đảm vệ sinh,
bảo vệ môi trường cho xã hội do dự án MEET – BIS bình chọn…
-


Khách sạn Công Đoàn Hà Nội với chương trình phát động hưởng ứng ngày
môi trường thế giới, tuyên truyền cho khách hàng về các phương pháp tiết

-

kiệm điện nước trong buồng ngủ…
Khách sạn Thắng Lợi Hà Nội: Khách sạn được thiết kế, xây dựng ở vị trí đắc
địa, ngay bên cạnh Hồ Tây, đồng thời khách sạn cũng có một hồ nước lớn do
đó khách sạn nhận được sự thông thoáng, ánh sáng và gió tự nhiên. Ở khu vực
sảnh, khu vực công cộng như nhà hàng, hành lang, cầu thang đều có cửa kính
lớn để đón gió và lấy ánh sáng giúp cho khách sạn giảm bớt lượng điện năng
tiêu thụ đáng kể, đặc biệt trong mùa hè.
2.1.2 Các khách sạn chưa tham gia nhãn sinh thái Bông Sen Xanh:
Song song với sự phát triển của ngành du lịch nước nhà, các doanh
nghiệp tư nhân đã dựa vào lợi thế này từ đó mở rộng dịch vụ và CSLTDL, đặc
biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể hơn là những khách sạn tư nhân
nằm trên khu vực phố cổ Hà Nội. Do là những khách sạn tư nhân được mở ra
với mục đích chính là tạo lợi nhuận cho cá nhân nên không chú trọng tới
những vấn đề liên quan tới sinh thái và môi trường sống xung quanh.
Tìm hiểu cụ thể tại một số khách sạn Hà Nội, chúng ta có thể thấy được
những vấn đề còn rất nhiều vấn đề còn nổi cộm. Là những khách sạn tư nhân,
hầu hết chưa được phổ biến về NST Bông Sen Xanh do vậy khi nói về NST
này, khoảng 60% các khách sạn trên địa bàn Hà Nội đều khá bỡ ngỡ và không
biết rõ về NST này.
Sử dụng điện – nước không có những quy định, chính sách theo dõi cụ
thể, rác thải chưa được xử lý hợp lý…

21

21



2.1.3
-

Nhận định về hiện trạng của vấn đề áp dụng NST Bông Sen Xanh:
Các CSLTDL trực thuộc các tập đoàn quốc tế lớn cũng như các khách sạn nhà
nước trên địa bàn Hà Nội đều thực hiện phổ biến rộng rãi nhiều chính sách và
các hoạt động để bảo vệ môi trường. Đây đều là những CSLTDL lớn có tên
tuổi nên việc thực hiện NST Bông Sen Xanh không chỉ là một cách để tiết
kiệm chi phí tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho CSLTDL mà còn là 1 cách để quảng
bá tên tuổi của những CSLTDL này tới khách hàng với một ấn tượng đẹp
ngay từ ban đầu. Giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi họ vừa có thể
đóng góp vào việc bảo vệ môi trường cho Việt Nam, vừa có thể thoải mãn sự

-

thoải mái và tiện nghi khi sử dụng dịch vụ của CSLTDL.
Tuy nhiên việc thực hiện NST vẫn chưa thực sự phổ biến, phát triển rộng rãi
trên toàn các khách sạn. Mới bắt đầu đi vào thực hiện từ năm 2012, cho đến
nay NST vẫn còn là một chương trình khá mới mẻ, vẫn còn là một vấn đề
đang được tiếp tục phân tích, phát triển. Như ta có thể thấy, hiện nay Tổng cục
Du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục chủ động phát động các chiến dịch và tổ chức
các cuộc hội nghị, hội thảo nhằm tuyên truyền, khuyến khích các CSLTDL

-

thực hiện.
Với những lợi ích cụ thể từ việc áp dụng NST Bông Sen Xanh, các CSLTDL
tư nhân đã và đang từng bước tiếp cận rất cụ thể với chương trình này, song

bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Hạn chế về mặt nhân sự khiến
cho những quy định bảo vệ môi trường được đặt ra chưa được nhìn nhận kỹ
lưỡng, chính xác. Bên cạnh đó, là những CSLTDL tư nhân, còn nhiều hạn chế
về mặt tài chính do đó chưa có khả năng đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật có
tính tiết kiệm vì giá thành khá cao.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NHÃN
SINH THÁI BÔNG SEN XANH TRONG CÁC KHÁCH SẠN Ở HÀ NỘI

22

22


3.1 Đề xuất về công tác quản lý:
CSLTDL có kế hoạch quản lý bền vững, phù hợp với điều kiện và quy mô của
cơ sở, trong đó phải có kế hoạch quản lý, bảo vệ môi trường trong và ngoài
-

CSLTDL:
Chính sách môi trường (tiết kiệm năng lượng điện – nước, giảm thiểu rác thải,
chất hóa học độc hại ra môi trường xung quanh…) phải được lập thành văn
bản, được Ban giám đốc phê duyệt và phổ biến, thông báo rộng rãi cho khách

-

và nhân viên của CSLTDL
Lập kế hoạch hàng năm về thực hiện các hoạt động quản lý và bảo vệ môi

-


trường
Bố trí người chuyên trách Giữ vai trò quản lý và tổ chức các kế hoạch, hoạt

-

động bảo vệ môi trường tại CSLTDL.
Nhân viên của CSLTDL được đào tạo các công tác về bảo vệ môi trường

-

trong cũng như ngoài CSLTDL.
Phân công nhân viên trong hoạt động bảo vệ môi trường trong CSLTDL trong
đó có các hình thức khen thưởng, động viên những nhân viên có sự tham gia

-

tích cực vào các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của CSLTDL
Tổ chức và tham gia vào các chiến dịch về môi trường hay biến đổi khí hậu
của địa phương và Quốc tế, ví dụ như chương trình Giờ trái đất, Trồng cây
xanh, Đi xe đạp,v.v. cho công nhân viên cũng như cho khách sử dụng dịch vụ
của CSLTDL. Những hoạt động này không chỉ thể hiện tinh thần bảo vệ môi
trường của CSLTDL với khách du lịch trong nước cũng như quốc tế mà còn
giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viên. Đồng thời cũng
là dịp thuận lợi để quảng bá tên tuổi của CSLTDL với hình ảnh đẹp, thân

-

thiện với môi trường.
Áp dụng giá điện theo 3 loại giờ: giờ cao điểm, giờ hấp điểm và giờ bình
thường.


23

23


-

3.2 Đề xuất tới các doanh nghiệp khách sạn:
Dán những bản thông báo, nhắc nhở, kêu gọi nhân viên tiết kiệm năng lượng
điện – nước cho CSLTDL tại những khu vực dễ thấy, khu vực làm việc và

-

sinh hoạt của nhân viên như nơi thay quần áo, nhà ăn...
Hướng dẫn nhân viên dọn phòng sau khi hoàn tất chu trình dọn phòng sẽ kiểm

-

tra lại nhiệt độ cài đặt của bình nước nóng.
Hướng dẫn nhân viên dọn phòng trước khi dọn phòng kiểm tra điều hòa đã
tắt chưa, mở hết các cửa sổ để phòng nhận được không khí và ánh sáng tự
nhiên. sau khi hoàn tất chu trình dọn phòng sẽ kiểm tra và cài đặt lại nhiệt độ

-

thích hợp theo từng mùa cho các máy điều hòa trong phòng ngủ.
Tuyên truyền và khuyến khích khách sử dụng buồng ngủ chỉ nên để điều hòa

-


ở mức nhiệt độ 24-26 độ bằng cách đặt các thông báo trong phòng ngủ.
Giám sát việc tiêu thụ điện ở buồng ngủ của khách bằng việc sử dụng khóa từ

-

hay công tắc tổng.
Định kỳ bảo trì thiết bị theo khuyến cáo của nhà sản xuất: Các lưới lọc bụi

-

của máy điều hòa nhiệt độ, Đèn chiếu sáng, Các bảng điện.
Lắp đặt đồng hồ đo điện ở các bộ phận, dịch vụ tiêu thụ năng lượng cao để

-

giám sát việc tiêu thụ điện để có phương pháp điều chỉnh trong thời gian tới.
Sử dụng điều khiển cảm ứng gắn ở thiết bị hay bộ định thời thăm dò khu vực

-

không có khách để tắt điện.
Lắp đặt các đồng hồ nước ở các bộ phận, dịch vụ tiêu thụ nước cao để giám

-

sát việc tiêu thụ nước
Sử dụng năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, thủy điện cực nhỏ, điện

-


gió, v.v.)
Đề xuất khách lựa chọn phòng hút thuốc/không hút thuốc.
Tái sử dụng giấy vệ sinh và xà phòng thừa ở phòng khách
Tận dụng ga bọc chăn, đệm cũ, vỏ bao gối cũ, khăn cũ cho công dụng khác.
Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo quy

-

định của Luật Môi trường
Phân loại rác thải : rác tái chế để bán, rác hữu cơ cho chăn nuôi hay làm

-

compost và rác thải độc hại để thu hồi xử lý riêng
Sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường (sản phẩm làm từ vật liệu tái chế,
chất tẩy rửa có nguồn gốc hữu cơ, v.v)
24

24


3.3

Các bên có liên quan:
Bên cạnh những hoạt động cụ thể từ các CSLTDL, các tổ chức liên quan cũng
phải có những hoạt động bổ trợ giúp cho CSLTDL như Tổng cục du lịch Việt
Nam, Tổng cục môi trường… tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ các Sở
VHTTDL khu vực miền núi phía Bắc và Hà Nội về công tác đánh giá, cấp
Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh, Khách sạn xanh ASEAN và các giải

pháp phát triển bền vững trong du lịch.
Việc tổ chức các hoạt động bổ trợ này có trách nhiệm tuyên truyền
khuyến khích việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định “Phát triển du lịch bền vững
gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc; giữ gìn cảnh
quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã
hội”…

Các tổ chức gợi ý, đưa ra một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế và
xã hội cho cộng đồng địa phương, giảm thiểu tác động tiêu cực tới di sản văn
hóa và môi trường, lập kế hoạch phát triển bền vững cho các khu du lịch;
nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ môi trường du lịch cho các cán bộ quản
lý; tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du
lịch có trách nhiệm; xây dựng cơ chế phối hợp giữa Tổng cục Du lịch và Tổng
cục Môi trường đến các địa phương…
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA ĐỀ ÁN
1.

PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh & TS Hoàng Thị Lan Hương, Giáo trình Quản trị

2.
3.
4.

kinh doanh khách sạn (2013), nhà xuất bản ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Tổng cục du lịch Việt Nam: www.vietnamtourism.gov.vn
Bông Sen Xanh:
Website khách sạn xanh Việt Nam:

25


25


×