Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.35 MB, 123 trang )

Mạng lưới các Thành phố Châu Á có Khả năng Chống chịu với Biến Đổi Khí
Hậu

DỰ THẢO
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
(Hiệu chỉnh ngày 1.3.2014)
Tiêu đề: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với hoạt động du lịch
Tp. Đà Nẵng.
Quốc gia: Việt Nam.
Chủ Dự án: Văn phòng thuộc Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi Khí hậu và Nước biển dâng
Tp. Đà Nẵng (CCCO).
Đối tác triển khai chính: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Tp. Đà Nẵng.
Đối tác hỗ trợ kỹ thuật tại địa phương: Đại học Đà Nẵng.
Cơ quan điều phối cấp Quốc gia: ISET.
Thời gian: 7/2013-12014.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................5
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG DỰ ÁN.........................................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020.................................................................17
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH
DU LỊCH TP. ĐÀ NẴNG..............................................................................................36
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TP. ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
ỨNG PHÓ....................................................................................................................... 71
Chương 5. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀ NBD


TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở TP. ĐÀ NẴNG......................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................92
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................94
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 95


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACCCRN

: Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH

ATNĐ

: Áp thấp nhiệt đới

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CCCO

: Văn phòng thuộc BCĐ ứng phó BĐKH và NBD Tp. Đà Nẵng

CSHT


: Cơ sở hạ tầng

CtC

: Tổ chức Thách thức với Thay đổi

CSVCKT

: Cơ sở vật chất kỹ thuật

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

DBTT

: Dễ bị tổn thương

GIZ

: Tổ chức quốc tế Đức

ISET

:Viện Chuyển đổi Xã hội và Môi trường

KDL

:Khu du lịch


KTTV

: Khí tượng thủy văn

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

NBD

: Nước biển dâng

NISTPASS

: Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học Công nghệ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TNMT

: Tài nguyên môi trường

UBND

: UBND


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Tiêu chí đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến ngành du lịch.................9
Bảng 2. Các tiêu chí đánh giá khả năng xảy ra tác động.............................................10
Bảng 3. Thang đánh giá mức độ rủi ro........................................................................11
Bảng 4. Năng lực thích ứng của ngành du lịch đối với BĐKH...................................12
Bảng 5. Thước đo định tính xác định khả năng dễ bị tổn thương..............................12
Bảng 6. Hệ thống các nhà máy nước.............................................................................24
Bảng 7. Các cơ sở mua sắm đạt chuẩn.........................................................................27
Bảng 8. Các cơ sở ăn uống đạt chuẩn...........................................................................27
Bảng 9. Lượng khách đến Tp. Đà Nẵng và doanh thu từ năm 2007- 20013..............32
Bảng 10. Các sự kiện du lịch.........................................................................................38
Bảng 11. Tình hình Bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông từ năm 2001-2013.....39
Bảng 12. Các đối tượng và khu vực du lịch chịu tác động bởi các hiện tượng thời tiết
nguy hiểm ở Tp. Đà Nẵng..............................................................................................44
Bảng 13. Mực NBD theo kịch bản phát thải thấp đến năm 2030...............................45
Bảng 14. Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải
trung bình (B2)............................................................................................................... 46
Bảng 15. Tính toán theo các kịch bản...........................................................................47
Bảng 16. Các đối tượng tài nguyên du lịch có nguy cơ ngập theo 3 kịch bản............51
Bảng 17. Hạ tầng du lịch ở Đà Nẵng có nguy cơ ngập theo 3 kịch bản......................56
Bảng 18. CSVCKT du lịch ở Tp. Đà Nẵng có nguy cơ ngập.......................................64
Bảng 19. Mức độ tác động của BĐKH đến ngành du lịch...........................................71
Bảng 20. Khả năng xảy ra tác động bởi BĐKH đối với ngành du lịch.......................73
Bảng 21. Mức độ rủi ro bởi BĐKH đối với ngành du lịch..........................................73
Bảng 22. Mức độ tổn thương của ngành du lịch với BĐKH.......................................75
Bảng 23. Ma trận phân tích thế mạnh, hạn chế và yếu tố tác động theo từng khu vực
du lịch trên địa bàn TP. Đà Nẵng.................................................................................76
Bảng 24. Ma trận phân tích một số hoạt động định hướng ứng phó với BĐKH trong
lĩnh vực du lịch theo từng khu vực trên địa bàn TP. Đà Nẵng...................................78
Bảng 25. Ma trận phân tích các hoạt động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch
ở Tp. Đà Nẵng theo các khu vực...................................................................................78



Bảng 26. Ma trận phân tích các lợi ích và ước tính mức độ chi phí của các biện pháp
ứng phó với BĐKH và NBD..........................................................................................81
Bảng 27. Tiêu chí xác định các biện pháp ứng phó ưu tiên.........................................83
Bảng 28. Thứ tự các biện pháp ưu tiên ứng phó với BĐKH và NBD của ngành du
lịch Tp. Đà Nẵng.............................................................................................................84
Bảng 29. Danh mục các đề xuất ưu tiên ứng phó với BĐKH và NBD trong lĩnh vực
du lịch ở Đà Nẵng giai đoạn 2014 -2020.......................................................................87

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ các phương pháp nghiên cứu đánh giá trực quan.................................9
Hình 2. Bãi biển Đà Nẵng vào mùa hè..........................................................................17
Hình 3. Cảnh quan thiên nhiên khu du lịch Bà Nà......................................................17
Hình 4. Bán đảo Sơn Trà...............................................................................................18
Hình 5. Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn..............................................................18
Hình 6. Quan cảnh đỉnh đèo Hải Vân4.........................................................................19
Hình 7. Làng đá Non Nước............................................................................................19
Hình 8. Làng đá Non Nước............................................................................................19
Hình 9. Làng cổ Túy Loan.............................................................................................19
Hình 10. Bản đồ phân bố tài nguyên du lịch TP. Đà Nẵng.........................................20
Hình 11. Giao thông ở Đà Nẵng1..................................................................................21
Hình 12. Hạ tầng giao thông Tp. Đà Nẵng...................................................................23
Hình 13. Hạ tầng điện của thành phố...........................................................................26
Hình 14. Phân bố khách sạn và nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch........................29
Hình 15. Hệ thống bưu điện, bệnh viện, ngân hàng.....................................................30
Hình 16. Hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm..........................................................31
Hình 17. Lượng khách đến Tp. Đà Nẵng và doanh thu từ năm 2007- 20013............32
Hình 18. Biến động nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm ở Tp.
Đà Nẵng..........................................................................................................................36

Hình 19. Số giờ nắng trong các tháng ở Đà Nẵng........................................................37
Hình 20. Đường đi của bão hoạt động trên biển đông từ năm 2001-2012..................40
Hình 21. Bản đồ định hướng phát triển Tp. Đà Nẵng.................................................46


Hình 22. Bản đồ ngập lụt Tp. Đà Nẵng theo kịch bản 1..............................................48
Hình 23. Bản đồ ngập lụt Tp. Đà Nẵng theo kịch bản 2..............................................49
Hình 24. Bản đồ ngập lụt Tp. Đà Nẵng theo kịch bản 3..............................................50
Hình 25. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên du lịch TP. Đà Nẵng
theo kịch bản 1................................................................................................................53
Hình 26. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên du lịch TP. Đà Nẵng
theo kịch bản 2................................................................................................................54
Hình 27. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên du lịch TP. Đà Nẵng
theo kịch bản 3................................................................................................................55
Hình 28. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống giao thông ở TP. Đà
Nẵng theo kịch bản 1......................................................................................................58
Hình 29. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống giao thông ở TP. Đà
Nẵng theo kịch bản 2......................................................................................................59
Hình 30. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống giao thông ở TP. Đà
Nẵng theo kịch bản 3......................................................................................................60
Hình 31. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống điện ở TP. Đà Nẵng theo
kịch bản 1........................................................................................................................ 61
Hình 32. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống điện ở TP. Đà Nẵng theo
kịch bản 2........................................................................................................................ 62
Hình 33. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống điện ở TP. Đà Nẵng theo
kịch bản 3........................................................................................................................ 63
Hình 34. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến CSVCKT du lịch ở TP. Đà Nẵng
theo kịch bản 1................................................................................................................67
Hình 35. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến CSVCKT du lịch ở TP. Đà Nẵng
theo kịch bản 2................................................................................................................68

Hình 36. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến CSVCKT du lịch ở TP. Đà Nẵng
theo kịch bản 3................................................................................................................69


MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
"Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu"
(Asian Cities Climate Change Resilience Network) viết tắt là ACCCRN bao gồm 10 thành phố
của 4 quốc gia Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. ACCCRN được tài trợ bởi Quỹ
Rockefeller (Mỹ) từ năm 2008 đến năm 2014. Hoạt động của ACCCRN tập trung vào phần giao
nhau giữa biến đổi khí hậu (BĐKH), hệ thống đô thị và tính dễ bị tổn thương nhằm xem xét
những tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH lên khu vực đô thị. Kết quả dự kiến từ sáng kiến
ACCCRN bao gồm: (1) Nâng cao năng lực của các thành phố, (2) Mạng lưới thông tin, kiến thức
và cam kết, (3) Mở rộng, làm rõ các bài học kinh nghiệm và nhân rộng.
Hiện nay, Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ là 3 thành phố của Việt Nam tham gia và
thực hiện chương trình ACCCRN. Tại địa phương, UBND tỉnh/thành là đối tác chính của dự án
và đóng vai trò chỉ đạo việc triển khai các hoạt động của dự án. Bên cạnh đó, ACCCRN đã hô
trợ xây dựng 3 văn phòng Điều phối về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là CCCO – Climate Change
Coordination Office) với mục đích chính là giúp việc cho Ban chỉ đạo (BCĐ) ứng phó với biến
đổi khí hậu của 3 thành phố và điều phối các hoạt động về biến đổi khí hậu tại địa phương.
ACCCRN tập trung vào lĩnh vực Thích ứng với biến đổi khí hậu cho các đối tượng dễ bị
tổn thương bởi BĐKH tại 3 thành phố thông qua các hoạt động công trình và phi công trình.
Tại Việt Nam, đối tác hô trợ kỹ thuật chính của ACCCRN là Viện Chuyển đổi Xã hội và
Môi trường (ISET), Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học Công nghệ (NISTPASS), Tổ chức
Thách thức với Thay đổi (CtC).
Tại Đà Nẵng, đầu mối ACCCRN là Văn phòng BCĐ ứng phó với BĐKH và nước biển
dâng TP.Đà Nẵng (CCCO Đà Nẵng). Tính đến năm 2012, ACCCRN Đà Nẵng đã triển khai giai
đoạn III với nhiều hoạt động thiết thực, quy mô và đem nhiều lợi ích không chỉ cho chính quyền
mà còn cộng đồng địa phương. Điển hình, năm 2011, ACCCRN thúc đẩy, hô trợ cho việc thành
lập và hoạt động của CCCO Đà Nẵng. Trước đó năm 2009, ACCCN bước đầu hình thành Tổ

công tác giúp việc BĐKH với vai trò chính là giúp việc cho BCĐ, hô trợ cho các hoạt động về
BĐKH trên địa bàn thành phố. Ở cấp địa phương, cộng đồng, ACCCRN đóng vai trò trong việc
hô trợ về tài chính, trang thiết bị và nâng cao nhận thức cho các cấp.
ACCCRN Đà Nẵng có thể xem như là dự án đầu tiên về BĐKH tại TP.Đà Nẵng, đóng
vai trò xới lên các vấn đề BĐKH tại thành phố.


Năm 2013, cũng trong khuôn khổ dự án này, Văn phòng BĐKH thành phố tiếp tục tổ
chức triển khai nghiên cứu ngành “Đánh giá tính dễ tổn thương do BĐKH đối với hoạt động du
lịch Tp. Đà Nẵng”.

2. Mục tiêu của dự án


Mục tiêu tổng quát:
o Xác định các đối tượng và khu vực dễ bị tổn thương (DBTT) do BĐKH đối với
hoạt động du lịch ở Tp. Đà Nẵng
o Hô trợ ngành du lịch xây dựng khung kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
đến năm 2020.



Mục tiêu cụ thể:
o Xác định các yếu tố khí hậu, thời tiết có tác động bất lợi đến hoạt động du lịch
trên địa bàn Tp. Đà Nẵng
o Xác định các tác động bởi BĐKH đến các khu vực và đối tượng du lịch của thành
phố (gồm: tài nguyên du lịch, hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT)
phục vụ du lịch và các sự kiện du lịch).
o Xác định tính DBTT do tác động của BĐKH đối với các đối tượng của ngành du
lịch của thành phố.

o Đề xuất kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của đến năm 2020.

3. Phương pháp đánh giá
3.1. Đánh giá các tác động của BĐKH thông qua các biểu hiện của thời tiết nguy hiểm
bằng phương pháp hồi cứu dữ liệu thứ cấp; tổng hợp và phân tích.
3.2. Đánh giá trực quan tác động của BĐKH đến du lịch thông qua các kịch bản nguy cơ
ngập bằng phương pháp chồng ghép bản đồ:
o Sử dụng phương pháp hồi cứu dữ liệu thứ cấp kết hợp với khảo sát, điều tra thực
tế để xác định các bản đồ tài nguyên du lịch (1); bản đồ hạ tầng du lịch (2) và bản
đồ CSVCKT du lịch (3)
o Sử dụng phương pháp chồng ghép bản đồ nguy cơ ngập với các bản đồ chuyên đề
(1), (2) và (3) để xác định khu vực, đối tượng bị tác động bởi BĐKH (Hình 1)


Hình 1. Sơ đồ các phương pháp nghiên cứu đánh giá trực quan
3.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương qua 5 bước theo “Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của
BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” của Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường năm
2011.
Bước 1. Xác định mức độ tác động của BĐKH đến ngành du lịch
Để xác định các mức độ tác động do BĐKH và NBD đến ngành du lịch, nhóm nghiên
cứu tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá gồm 4 mức thiệt hại dựa theo các hình thức nhận
biết là % các đối tượng bị ảnh hưởng (Bảng 1).
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến ngành du lịch
Đối tượng

Tài nguyên du
lịch

Mức độ thiệt
hại


Hình thức nhận biết

Các tiêu chí đánh giá
chủ yếu

Nghiêm trọng

Bị mất đi

Các giá trị tài nguyên du lịch bị mất hoàn toàn do BĐKH
hoặc NBD

Quan trọng

Bị suy giảm nghiêm trọng

Bị ảnh hưởng

Bị tổn thương

> 50 các giá trị tài nguyên du lịch bị ảnh hưởng do
BĐKH hoặc NBD
Từ 30 - 50% các giá trị tài nguyên du lịch bị ảnh hưởng
do BĐKH hoặc NBD

Ít bị ảnh
hưởng

Ít bị tổn thương


< 30% các giá trị tài nguyên du lịch bị ảnh hưởng do
BĐKH hoặc NBD


Nghiêm trọng

Bị phá hủy và xuống cấp
nghiêm trọng

Quan trọng

Bị xuống cấp nhiều

Bị ảnh hưởng

Bị xuống cấp

Hạ tầng du lịch
(giao thông,
cung cấp điện,
nước)

Cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch

Các sự kiện du
lịch

Ít bị ảnh

hưởng

Ít có sự thay đổi

Nghiêm trọng

Bị phá hủy và xuống cấp
nghiêm trọng

Quan trọng

Bị xuống cấp nhiều

Bị ảnh hưởng

Bị xuống cấp

Ít bị ảnh
hưởng

Ít bị xuống cấp

Nghiêm trọng

Gần như không thể thực hiện

Quan trọng

Bị cắt giảm nhiều


Bị ảnh hưởng

Bị ảnh hưởng

Ít bị ảnh
hưởng

Ít bị ảnh hưởng

- >50% hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc
NBD
- >50% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do
BĐKH hoặc NBD
- >50% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do BĐKH
hoặc NBD
- Từ 30 - 50% hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng do
BĐKH hoặc NBD
- Từ 30 - 50% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do
BĐKH hoặc NBD
- Từ 30 - 50% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do
BĐKH hoặc NBD
- Từ 15- 30% hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng do
BĐKH hoặc NBD
- Từ 15- 30% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do
BĐKH hoặc NBD
- Từ 15- 30% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do
BĐKH hoặc NBD
- < 15% hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc
NBD
- < 15% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do

BĐKH hoặc NBD
- < 15% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do BĐKH
hoặc NBD
> 50% bị xuống cấp và hư hại nhiều do tác động của
BĐKH và NBD
30- 50% bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
15 - 30% bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
<15% bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
> 70% các sự kiện du lịch không thể thực hiện được
Từ 50 - 70% các sự kiện du lịch không thể thực hiện
được
Từ 30 - 70% các sự kiện du lịch không thể thực hiện
được
< 30% các sự kiện du lịch không thể thực hiện được

Bước 2. Xác định khả năng xảy ra tác động của BĐKH đến ngành du lịch
Xác định khả năng xảy ra tác động của BĐKH dựa vào kết quả đánh giá mức độ tác động
theo hướng dẫn của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường (2011) như bảng 2.
Bảng 2. Các tiêu chí đánh giá khả năng xảy ra tác động
Đối tượng
Tài nguyên du
lịch

Mức độ tác động

Khả năng tác động xảy ra

- Không có tác động gì

Hầu như không


- Mức độ tác động không đáng kể (Ít bị ảnh
hưởng)

Khó xảy ra


Đối tượng

Hạ tầng du lịch

CSVCKT DL

Sự kiện du lịch

Mức độ tác động

Khả năng tác động xảy ra

- Mức độ tác động trung bình (Bị ảnh ảnh)

Có khả năng

- Mức độ tác động quan trọng

Nhiều khả năng

- Mức độ tác động nghiêm trọng, thảm họa

Hầu như chắc chắn


- Không có tác động gì

Hầu như không

- Mức độ tác động không đáng kể (Ít bị ảnh
hưởng)

Khó xảy ra

- Mức độ tác động trung bình (Bị ảnh ảnh)

Có khả năng

- Mức độ tác động quan trọng

Nhiều khả năng

- Mức độ tác động nghiêm trọng, thảm họa

Hầu như chắc chắn

- Không có tác động gì

Hầu như không

- Mức độ tác động không đáng kể (Ít bị ảnh
hưởng)

Khó xảy ra


- Mức độ tác động trung bình (Bị ảnh ảnh)

Có khả năng

- Mức độ tác động quan trọng

Nhiều khả năng

- Mức độ tác động nghiêm trọng, thảm họa

Hầu như chắc chắn

- Không có tác động gì

Hầu như không

- Mức độ tác động không đáng kể (Ít bị ảnh
hưởng)

Khó xảy ra

- Mức độ tác động trung bình (Bị ảnh ảnh)

Có khả năng

- Mức độ tác động quan trọng

Nhiều khả năng


- Mức độ tác động nghiêm trọng, thảm họa

Hầu như chắc chắn

Bước 3. Xác định mức độ rủi ro
Dựa vào khả năng xảy ra tác động và mức độ tác động để xác định mức độ rủi ro theo
hướng dẫn ở bảng 3.
Bảng 3. Thang đánh giá mức độ rủi ro
Mức độ tác động
K.đáng kể

Trung bình

(Ít bị ảnh hưởng)

(Bị ảnh hưởng)

Hầu như không

Thấp

Khó xảy ra

Khả năng tác động xảy ra

Quan trọng

Nghiêm trọng

Thảm họa


Thấp

Thấp

Thấp

Thấp

Thấp

Thấp

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Có khả năng

Thấp

Trung bình

Trung bình

Cao

Cao


Nhiều khả năng

Thấp

Trung bình

Cao

Cao

Rất cao

Hầu như chắc chắn

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

Rất cao


Bước 4. Xác định năng lực thích ứng với BĐKH của ngành du lịch
Năng lực thích ứng với BĐKH của ngành du lịch được xác định theo 3 yếu tố là hệ thống
công trình, yếu tố con người và thể chế với 3 mức độ thích ứng từ thấp, trung bình và cao (Bảng
4)

Bảng 4. Năng lực thích ứng của ngành du lịch đối với BĐKH
Năng lực
thích ứng

Thấp

Trung bình

Cao

Hệ thống công trình

Yếu tố con người

Thể chế

- Chưa có hiểu biết và kinh nghiệm
ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu
xảy ra
- Mức độ tiếp cận thông tin (TV,
Internet, điện thoại phát thanh…) khi
xảy ra thiên tai còn hạn chế
- Mức độ phát triển con người (sức
khỏe, tri thức) thấp
- Mức độ hiệu quả trong quản lý hành
chính công thấp.

- Chưa có chính sách, phương án
hô trợ cho cộng đồng địa phương
trong công tác ứng phó, khắc phục

khi thiên tai xảy ra.

- Các công trình, cơ sở hạ
tầng đã có nhưng chưa
hoàn thiện, hoặc khả năng
ứng phó với biến đổi khí
hậu, thiên tai tốt

- Có kinh nghiệm ứng phó với thiên tai,
biến đổi khí hậu xảy ra
- Mức độ tiếp cận thông tin (TV,
Internet, điện thoại phát thanh…) khi
xảy ra thiên tai trung bình
- Mức độ phát triển con người (sức
khỏe, tri thức) tốt
- Mức độ hiệu quả trong quản lý hành
chính công tương đối.

- Đã có chính sách, phương án hô
trợ cho cộng đồng địa phương
trong công tác ứng phó, khắc phục
khi thiên tai xảy ra.Tuy nhiên chưa
hoàn thiện, hiệu quả.

- Các công trình đã hoàn
thiện, khả năng vận hành
tốt khi thiên tai, biến đổi
khí hậu xảy ra.

- Có kinh nghiệm, kiến thức và diễn

tập ứng phó với thiên tai, biến đổi khí
hậu xảy ra;
- Mức độ tiếp cận thông tin (TV,
Internet, điện thoại phát thanh…) khi
xảy ra thiên tai cao;
- Mức độ phát triển con người (sức
khỏe, tri thức) tốt;
- Mức độ hiệu quả trong quản lý hành
chính công tốt.

- Đã có chính sách, phương án hô
trợ cho cộng đồng địa phương
trong công tác ứng phó, khắc phục
khi thiên tai xảy ra. Áp dụng rộng
rãi và đạt hiệu quả cao

- Không có cơ sở hạ tầng
phòng chống thiên tai, biến
đổi khí hậu

Bước 5. Xác định khả năng dễ bị tổn thương của ngành du lịch đối với BĐKH
Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của ngành du lịch đối với BĐKH dựa vào mức độ rủi
ro và năng lực thích ứng theo hướng dẫn ở bảng 5.
Bảng 5. Thước đo định tính xác định khả năng dễ bị tổn thương
Mức độ rủi ro
Rất cao

Năng lực thích ứng
Thấp


Trung bình

Cao

Cao

Cao

Trung bình


Cao
Trung bình
Thấp

Cao

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Thấp

Thấp

Thấp


Thấp

3.4. Xây dựng các giải pháp ứng phó bằng phương pháp ma trận phân tích, có xem xét
đến khả năng tích ứng của các giải pháp đối với các yếu tố khí hậu tác động; các lợi ích kinh tế xã hội và môi trường cũng như ước tính mức độ chi phí đầu tư đối với các giải pháp.

4. Chương trình đánh giá
Thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 2/2014
Dưới sự hướng dẫn kỹ thuật từ NISTPASS, ISET

5. Những hạn chế trong quá trình đánh giá
- BĐKH và các biểu hiện của nó rất phức tạp, dữ liệu liên quan ít, vì vậy khó nhận diện
một cách đầy đủ mọi khía cạnh tác động của BĐKH và NBD đến lĩnh vực du lịch, nhất là khó
xác định được thời điểm BĐKH xảy ra.
- Đánh giá trực quan tác động của BĐKH đến du lịch thông qua các kịch bản nguy cơ
ngập có độ chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản đồ nguy cơ ngập, các dữ liệu nền, các
dữ liệu về tài nguyên du lịch, hạ tầng du lịch, CSVCKT du lịch,… Đối với CSCVKT phục vụ du
lịch chỉ mới xem xét, đánh giá đối với các khách sạn 5 sao và nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách
du lịch, chưa xem xét các đối tượng khác.
- Chưa có dữ liệu để đánh giá tác động của BĐKH đến du lịch thông qua bản đồ nguy cơ
lũ để xem xét các yếu tố rủi ro ở các khu du lịch đồi núi.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG DỰ ÁN
1.1. Khái quát chung về Tp. Đà Nẵng1
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 765km về phía Bắc và cách thành
phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra
biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc
Á qua tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây.
Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km². Theo kết quả

điều tra năm 2009 thì dân số thành phố là 887.435 người. Năm 2011, dân số thành phố là
951.700 người. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn năm 2012 là 46.368,6 tỷ
đồng. Trong những năm gần đây (2013), Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
(CSHT), cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "thành phố đáng sống" của
Việt Nam.
* Địa hình: Đà Nẵng có cả đồng bằng và núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây,
Tây Bắc, nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. Đồng
bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Địa hình đồi núi chiếm một
phần lớn diện tích. Vùng đồi núi hầu hết ở độ cao 700-1.500m, độ dốc lớn (>40 o) và là nơi tập
trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
* Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến
động. Môi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt độ trung
bình hàng năm khoảng 25oC, cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28 oC-30oC, thấp nhất vào
các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23oC, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng không kéo
dài. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình 85,67% -87,67%,
thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% - 77,33%.2
* Thủy văn: Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía tây, tây bắc và tỉnh
Quảng Nam. Có hai sông chính là sông Hàn với chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực
khoảng 5.180 km² và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km². Ngoài
ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông khác: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông
Túy Loan, sông Phú Lộc,...Các sông đều có hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ
từ tháng 9 đến tháng 123.
* Môi trường: Với tốc độ mở rộng không gian đô thị nhanh chóng, quá trình xây dựng cơ sở
hạ tầng, khai thác tài nguyên đất, sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, du lịch,… đã tác
động đáng kể đến môi trường không khí, đất, nước và đa dạng sinh học. Các dự án lấn biển như
1

Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng

2


Cục thống kê Đà Nẵng, 2010
Lê Thông (2009), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, Tập 4. Nhà xuất bản Giáo dục.

3


Khu đô thị Đa Phước, Khu dịch vụ thủy sản Thọ Quang, Khu dịch vụ hậu cần Cảng Đà
Nẵng,...có nguy cơ tác độ đến môi trường, hệ sinh thái vùng bờ Đà Nẵng. Năm 2012, Khu dịch
vụ thủy sản Thọ Quang là điểm nóng nhất về ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường, vào tháng 10 năm 2008, Tp. Đà Nẵng đã phê duyệt đề
án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”. Đề án được xây dựng trên tiêu chí đến năm
2020, các yêu cầu về chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường nước, chất lượng môi
trường không khí trên toàn thành phố được đảm bảo, tạo sự an toàn về sức khoẻ và môi trường
cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Đà Nẵng4.
* Đa dạng sinh học (ĐDSH):5 Đà Nẵng có một lợi thế rất lớn về địa hình và được thiên
nhiên ban tặng cho nhiều sinh vật có giá trị, là một trong những thành phố hiếm có trên thế giới
về ĐDSH, nơi hội tụ sự đa dạng các hệ sinh thái rừng, biển và sông. Thành phố có 2 khu bảo tồn
thiên nhiên: Sơn Trà với hệ thực và động vật mang đặc trưng bán đảo và Bà Nà - Núi Chúa; khu
bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân, một phần của vùng sinh thái Trường Sơn - một trong 200 vùng
sinh thái tiêu biểu toàn cầu, nơi cư trú của nhiều loài sinh vật độc đáo. Nằm ở phía Đông thành
phố, Sơn Trà có thảm thực vật tự nhiên với 3 kiểu rừng. Hệ thực vật mang tính giao lưu giữa 2
vùng phía Bắc và phía Nam. Tại đây đã thống kê được 985 loài thực vật bậc cao, 287 loài động
vật. Đặc biệt, giá trị bảo tồn nguồn gene có 22 loài thực vật và 15 loài động vật quý hiếm, trong
đó quần thể Voọc chà vá chân nâu được coi là biểu tượng bảo tồn của bán đảo Sơn Trà. Phía Tây
thành phố là Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa có thảm thực vật gồm có 5 kiểu sinh
cảnh khác nhau. Hệ thực vật và động vật mang tính giao lưu giữa 2 vùng phía Bắc và Nam bao
gồm 750 loài, trong đó có 311 loài thực vật thân gô với 4 loài đặc hữu Việt Nam và 27 loài đặc
hữu Trung bộ. Đặc biệt, quần thể Hồng Diệp và quần thể Đào Chuông được xem là biểu tượng
bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi chúa.

Trong khi đó, vùng biển của thành phố ghi nhận được 3 hệ sinh thái chủ yếu là rạn san hô,
thảm cỏ biển và rong biển, đặc biệt đã xác định 191 loài san hô và nhiều loài động vật biển như
cá rạn san hô, động vật thân mềm, giáp xác, cầu gai, động thực vật phù du… Đây là những hệ
sinh thái quan trọng cho đời sống của nhiều loài sinh vật sống đáy, tạo nên sự ĐDSH và phong
phú về loài ở vùng biển Đà Nẵng.

1.2. Đặc điểm của ngành du lịch Tp. Đà Nẵng6
Đà Nẵng là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước, là nơi có tiềm năng du lịch
phong phú, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Có nhiều danh lam thắng cảnh
như đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà, núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, các bãi tắm Mỹ Khê, Non
Nước, bảo tàng chàm với di tích Chàm gắn kết với phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế
và các tỉnh duyên hải miền Trung. Những tài nguyên này là điều kiện cho phép Đà Nẵng phát
4

Cổng thông tin điện tử Tp. Đà Nẵng

5

cập nhật 6/6/2013
/>
6


triển nhiều loại hình du lịch như nghỉ mát, tắm biển, tham quan, du lịch nghiên cứu, du lịch văn
hoá…
Đà Nẵng có vị trí địa lý ở vào trung độ trên tuyến Bắc – Nam của cả nước, là thành phố trực
thuộc Trung ương ở miền Trung, đầu mối giao thông quan trọng về đường sắt, đường bộ, đường
biển, đường hàng không, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan; lợi
thế về giao lưu rất quan trọng là điều kiện phát triển thương mại, tài chính có ý nghĩa vùng.
Hệ thống cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ; mạng lưới điện, bưu điện và viễn thông

quốc tế đã được phát triển. Khu công nghiệp Liên Chiểu, Hoà Khánh, Đà Nẵng đã được Thủ
tướng phê duyệt là cơ sở thu hút đầu tư của nước ngoài.
Tp. Đà Nẵng có nhiều danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch: bán đảo Sơn Trà, đèo Hải
Vân, Ngũ Hành Sơn, vùng núi Bà Nà – Núi Chúa; nhiều bãi tắm đẹp, nhiều di tích lịch sử dân
tộc Việt và Chăm Pa. Đà Nẵng nằm trong vùng ảnh hưởng của 3 di sản văn hoá thế giới (Huế Hội An - Mỹ Sơn), đặc biệt tiềm năng phát triển du lịch biển là một ưu thế mới và quan trọng
trong chiến lược phát triển du lịch của Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, thành phố còn có một số trường đại học, phân viện nghiên cứu với đội ngũ cán
bộ khoa học khá, trình độ dân trí cao, có điều kiện trở thành trung tâm đào tạo khoa học kỹ thuật
cho vùng và cả nước.
Người dân Đà Nẵng thân thiện, hiếu khách, cần cù sáng tạo. Người Đà Nẵng hiện đang sinh
sống, làm việc ở các trung tâm lớn của cả nước và ở nước ngoài tương đối nhiều.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
2.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở Tp. Đà Nẵng
2.1.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa,
công trình lao động sáng tạo của con người, các giá trị nhân văn khác và các sự kiện đặc biệt
(event) có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,...

* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành
phần và các thể tổng hợp tự nhiên thực tiếp hoặc
gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các
sản phẩm du lịch.
Đà Nẵng có nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên phong phú và đa dạng, có núi, sông, biển,
thiên nhiên tươi đẹp và hấp dẫn; có nhiều bãi

biển đẹp nổi tiếng như: Mỹ Khê, Bắc Mỹ An,
Phạm Văn Đồng, Xuân Thiều... và đã được tạp
Hình 2. Bãi biển Đà Nẵng vào mùa hè

chí Forber của Mỹ bầu chọn là một trong sáu
bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, nhiều loại
hình du lịch biển cũng hình thành để phục vụ du
khách: lặn biển ngắm san hô, câu cá và các trò
chơi biển thu hút nhiều du khách tham gia.

Hình 3. Cảnh quan thiên nhiên khu du lịch Bà Nà

Khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa là nơi có
thể cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày, với
hệ thống cáp treo đạt 4 kỷ lục Guinness thế giới
và được mệnh danh là “một ôn đới trong vùng
nhiệt đới”.


Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với
khu rừng già nhiệt đới và hệ sinh thái đa dạng
chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 8km.
Với độ cao 696m so với mực nước biển, từ
đỉnh núi có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh vịnh
Đà Nẵng, biển Đông và cảnh quan thành phố.
Ngũ Hành Sơn huyền thoại là “Nam
thiên danh thắng” với 5 ngọn: Kim Sơn
(Kim), Mộc Sơn (Mộc), Thủy Sơn (Thủy),
Hỏa Sơn (Hỏa), Thổ Sơn (Thổ). Đặc biệt, từ
ngọn Thủy Sơn, có thể chiêm ngưỡng toàn bộ

khung cảnh của núi Ngũ Hành. Trong lòng núi

Hình 4. Bán đảo Sơn Trà

là một quần thể hang động đá vôi tự nhiên và
những ngôi chùa cổ kính. Ngay dưới chân núi là
Làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nổi tiếng.
Đèo Hải Vân sơn thuỷ hữu tình được
mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”,
với một bên là núi rừng, một bên là biển cả, đỉnh
đèo mây phủ quanh năm. Năm 2013, Đỉnh đèo
Hải Vân được công nhận là điểm du lịch địa
phương.
Hình 5. Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn

Ngoài ra, phía Tây Nam của thành phố còn hình thành nên các KDL sinh thái tự nhiên,
thu hút người dân địa phương đến tham quan và nghỉ ngơi như KDL suối Hoa, Ngầm Đôi, khu
Đồng Xanh Đồng Nghệ, KDL Hòa Phú Thành,...


* Tài nguyên du lịch nhân văn
Hình 6. Quan cảnh đỉnh đèo Hải Vân4

Tp. Đà Nẵng có 16 di tích đã được xếp hạng
cấp quốc gia, 42 di tích đã được xếp hạng cấp thành phố, 52 di tích đã được đăng ký bảo vệ (nay
gọi là di tích được kiểm kê ghi vào sổ danh mục do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý)
(phụ lục 3).
Bảo tàng nghệ thuật Chăm Pa nằm ở
trung tâm thành là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ
thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới thu hút

nhiều khách du lịch Đà Nẵng đến thăm quan.
Di sản văn hóa phi vật thể là một phần vô
cùng quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa
của môi quốc gia. Một số làng nghề, lễ hội tiêu
biểu đã được quy hoạch, tổ chức, tạo điều kiện
thuận lợi để duy trì và phát triển, vừa góp phần

Hình 7. Làng đá Non Nước

giữ gìn vốn văn hóa dân tộc, vừa thúc đẩy sự
phát triển KT-XH, đồng thời thỏa mãn nhu cầu
sinh hoạt văn hóa – tâm linh của người dân, mặt
khác trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa
tiêu biểu của thành phố.
Làng đá Non Nước nằm dưới chân núi
Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ
XVIII, nơi thu hút nhiều khách du lịch đến
thăm quan, mua sắm.
Hình 8. Làng đá Non Nước

Làng Cổ Tuý Loan nằm ở hướng tây nam
Tp. Đà Nẵng, đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc
văn hóa làng quê Việt Nam.
Nhiều loại hình di sản văn hóa như diễn xướng dân
gian, trò chơi dân gian, tri thức dân gian… được tổ chức
thường xuyên hằng năm và vẫn đóng vai trò quan trọng trong
đời sống tinh thần người dân thành phố. Nhiều dự án đưa các
loại hình nghệ thuật dân gian như Tuồng, hát bài chòi… vào
trường học đã được thực hiện và đạt được nhiều dấu hiệu khả
quan.


Hình 9. Làng cổ Túy Loan


Hình 10. Bản đồ phân bố tài nguyên du lịch TP. Đà Nẵng


2.1.2. Hạ tầng du lịch

* Hệ thống giao thông
Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả
miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đi
qua các nước Myama, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng là thương cảng lớn
nhất miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15 – 20 m, có khả năng tiếp
nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một
trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam
và là cảng hàng không quan trọng nhất cho
cả miền Trung và Tây Nguyên. Đường hàng
không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với
Singapore,
Bangkok, Đài
Bắc, Quảng
Châu, Hồng Kông, Seoul, Tokyo,...
Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài
khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện
nay có năm nhà ga, trong đó Ga Đà Nẵng là
một trong ba ga lớn nhất toàn quốc, hàng

ngày tất cả các chuyến tàu ra Bắc vào Nam
đều dừng tại đây với thời gian khá lâu để
đảm bảo cho lượng khách lớn lên xuống tàu.
CSHT tại ga được đầu tư hiện đại; môi
trường an ninh và vệ sinh được đảm bảo.
Ngoài các chuyến tàu Bắc - Nam, Ga Đà
Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa
phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa
các tỷnh, thành Đà Nẵng - Hà Nội, Đà Nẵng
- Huế, Đà Nẵng - Quảng Bình, Đà Nẵng Vinh, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Đà Nẵng TP. Hồ Chí Minh.

Hình 11. Giao thông ở Đà Nẵng1


Tp. Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua hai đường quốc lộ: Quốc
lộ 1A, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh
miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam.
Đà Nẵng cũng đã có những bước tiến trong giao thông nội thị. Hạ tầng giao thông nội ô
được xây dựng khá hoàn chỉnh với mạng lưới giao thông tiếp nối với các đường vành đai của
thành phố khiến cho Đà Nẵng là một trong ít đô thị ở Việt Nam ít khi phải đối mặt với tình trạng
tắc đường. Đường Hoàng Sa - Trường Sa chạy dọc bờ biển theo hướng nam nối Đà Nẵng với
Hội An được mệnh danh là "con đường 5☆" của Đà Nẵng vì là nơi tập trung hàng loạt khu nghỉ
dưỡng cao cấp 4☆ và 5☆ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều cây cầu đã và đang xây dựng bắc qua
Sông Hàn như cầu Thuận Phước, cầu sông Hàn, cầu Nguyễn Văn Trôi, cầu Trần Thị Lý, Cầu
Rồng,... không chỉ tạo nên những cảnh quan đẹp phục vụ du khách tham quan thành phố mà còn
có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết giao thông.


Hình 12. Hạ tầng giao thông Tp. Đà Nẵng



* Hệ thống nước cấp sinh hoạt
Hệ thống cấp nước sinh hoạt ở Đà Nẵng hiện có 4 cơ sở với tổng công suất thiết kế là
210.000m3/ ngày (Bảng 6).
Bảng 6. Hệ thống các nhà máy nước
Nhà máy
NMN Cầu Đỏ
NMN Sân Bay
NMN Sơn Trà
NMN Hải Vân

Địa điểm (quận, huyện)
P. Hòa Thọ Tây, Q. Cẩm Lệ
P. An Khê, Q. Thanh Khê
P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà
P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên
Chiểu

Công suất (m3/ ngày)
Thiết kế
Hiện khai thác
170.000
140.000-150.000
30.000
30.000-40.000
5.000
4.000-5.000
4.000
1.500


Cộng
209.000
174.000-195.000
Nguồn: Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng, Hội thảo Quỹ cấp nước bền vững, 11/2013
Để phục vụ nhu cầu gia tăng trong gia đoạn 2013-2018, thành phố định hướng xây dựng
NMN Hòa Liên lấy nước từ sông Cu Đê với công suất cấp giai đoạn 1 là 120.000m 3/ngày; xây
dựng mở rộng mạng lưới cấp nước sạch khoảng 151,3km đường ống từ D< 200 đến D1000;
Thay thế khoảng 40km đường ống cũ chất lượng xấu D<200.
Trên địa bàn thành phố có 2 sông chính là sông Cu Đê và sông Hàn. Tổng trữ lượng tiềm
năng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thành phố là 231.059m 3/ngày đêm. Tuy nhiên, nhiều
khu vực đã có dấu hiệu cạn kiệt và nhiễm mặn nguồn nước, lại phân bố trên địa bàn rộng nên
không thể khai thác với quy mô tập trung để cấp nước.
Nguồn nước cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn thành
phố chủ yếu lấy từ nguồn nước của sống Vu Gia, nước chảy qua sông Yên, về sông Cầu Đỏ và
cung cấp nước cho Nhà máy nước Cầu Đỏ. Các năm trước đây, nguồn nước tại sông Cầu Đỏ
không bị nhiễm mặn hoặc chỉ bị nhiễm mặn rất ít. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì vấn đề nhiễm
mặn nguồn nước trở nên nghiêm trọng và đến năm 2013 thì trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Nếu
số ngày nhiễm mặn vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong năm 2012 là 87 ngày thì trong 7 tháng
đầu năm 2013 đã lên đến 171 ngày. Điều này cho thấy khan hiếm và thiếu nước là mối đe dọa rất
nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người ở Đà Nẵng cũng như đối sự phát triển của thành
phố trong đó có ngành du lịch.

* Hệ thống điện
Tỷ lệ sử dụng điện lưới đã gần như đạt 100% trên toàn Thành phố, chỉ còn lại một tỷ lệ
rất nhỏ, ngoại trừ một số hộ dân không muốn sử dụng, đang xây dựng, hoặc phải ở nhà tạm…
Mạng lưới điện đã phủ khắp các khu vực dân cư trên địa bàn thành phố, ngay cả những
vùng núi, vùng sâu vùng xa. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện lưới vào thời điểm 1/5/1997 chỉ đạt


93,5%, vào kỳ Tổng điều tra 1999 là 96,5% và hiện nay gần như 100% (Cục Thống kê thành

phố).


×