Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Cấu trúc cộng đồng của người việt công giáo di cư năm 1954 tại nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 237 trang )

1

MỤC LỤC
Trang
Dẫn luận ..................................................................................................................... 6
1. Lý do – Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 6
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 8
4. Những câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10
6. Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 20
7. Bố cục của luận án ........................................................................................ 20
Chƣơng 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ HAI CỘNG ĐỒNG
CÔNG GIÁO DI CƢ NĂM 1954 TẠI NAM BỘ
1.1. Những vấn đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu ................... 22
1.1.1. Thao tác hóa khái niệm .......................................................................... 22
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài .............................................. 35
1.2. Những hƣớng tiếp cận lý thuyết của luận án ................................................. 45
1.2.1. Tiếp cận dưới góc độ cấu trúc xã hội: .................................................... 46
1.2.2. Tiếp cận dưới góc độ hành động xã hội: ................................................ 55
1.3. Tổng quan về hai cộng đồng Công giáo di cƣ năm 1954 .............................. 64
1.3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên: ................................................................ 64
1.3.2. Nguồn gốc dân cư và quá trình hình thành cộng đồng ........................... 70
Chƣơng 2
CÁC CHIỀU KÍCH CẤU TRÚC XÃ HỘI
TRONG CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO DI CƢ 1954 TẠI NAM BỘ
2.1. Cơ cấu tổ chức gia đình, dòng họ ................................................................... 78
2.1.1. Gia đình .................................................................................................. 78
2.1.2. Dòng họ .................................................................................................. 84
2.2. Cơ cấu tổ chức theo giáo xứ ............................................................................ 96


2.2.1. Cơ cấu tổ chức sinh hoạt theo giáo xứ ................................................... 96
2.2.2. Hội đồng giáo xứ, giới tinh hoa của cộng đồng. .................................. 105
2.2.3. Các giới, hô ̣i đoàn Công giáo. .............................................................. 110
2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính cấp xã trong vùng Công giáo ............ 120


2

2.3.1. Tổ chức quản lý hành chính cấp xã trước năm 1975 ........................... 120
2.3.2. Tổ chức quản lý hành chính cấp xã hiện nay .............................................
2.4. Đặc điểm cấu trúc quyền lực trong cộng đồng ........................................... 124
Chƣơng 3
CHIẾN LƢỢC ỨNG XỬ CỦA TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO
TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI ĐƢƠNG ĐẠI
3.1. Chiến lƣợc ứng xử của tín đồ trong đời sống xã hội ................................... 146
3.1.1. Nền tảng giáo dục kép .......................................................................... 146
3.1.1.1. Giáo dục - nền tảng con đường tiến thân ........................................ 147
3.1.1.2. Giáo dục - nền tảng đạo đức trong đời sống đạo ............................ 153
3.1.2. Những chiến lược sống......................................................................... 158
3.1.2.1. Lựa chọn nghề nghiệp .................................................................... 158
3.1.2.2. Lựa chọn cơ hội tiến thân và những quan niệm sống .................... 167
3.2. Chiến lƣợc ứng xử của tín đồ trong đời sống lễ nghi .................................. 178
3.2.1. Những nghi lễ kép: hôn lễ và tang lễ.................................................... 181
3.2.1.1. Hôn lễ ............................................................................................. 181
3.2.1.2. Tang lễ ............................................................................................ 189
3.2.2. Sống đạo và chiến lược ứng xử linh hoạt trong đời sống lễ nghi......... 196
Kết luận ............................................................................................................... 205
Danh mu ̣c công trin
̀ h của tác giả ......................................................................... 214
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 215

Chú thích ................................................................................................................ 229
Phụ lục 1(trích các cuộc phỏng vấn) .................................................................... 238
Phụ lục 2 (trích nhật ký điền dã) ......................................................................... 275
Phụ lục 3 (hình ảnh) ............................................................................................. 343
Phụ lục 4 (trích lục các văn bản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II)


3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT
1. Ban chấ p hành

BCH

2. Bí thư

BT

3. Biên bản phỏng vấ n

BBPV

4. Chú thích

CT

5. Cộng sản Việt Nam

CSVN


6. Hô ̣i đồ ng nhân dân

HĐND

7. Khoa ho ̣c xã hô ̣i

KHXH

8. Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn

KHXH&NV

9. Kilômét

KM

10. Nhà xuất bản

NXB

11. Nhâ ̣t ký điề n dã

NKĐD

12. Phụ lục

PL

13. Participatory Rapid Appraisal


PRA

14. Thanh niên

TN

15. Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

16. Ủy ban nhân dân

UBND

17. Văn hóa thông tin

VHTT

18. Việt Nam Cộng Hòa

VNCH


4

DANH MỤC
CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT


NỘI DUNG

SỐ TRANG

1

Bảng 1.1: Tình hình định cư ở miền Nam (số liệu tính đến
tháng 11 năm 1955)

71

2

Bảng 1.2: Tình hình định cư ở miền Nam phân theo tôn
giáo (số liệu tính đến tháng 11 năm 1955)

71

3

Bảng 1.3: Tình hình các làng định cư ở miền Nam phân
theo tôn giáo (số liệu tính đến tháng 11 năm 1955)

71

4

Bảng 1.4: Tình hình dân cư tại vùng Hố Nai trước năm
1975 (số liệu tính đến năm 1973)


72

5

Bảng 1.5: Tình hình định cư tại vùng dinh điền Cái Sắn (số
liệu tính đến năm 1959)

74

6

Bảng 3.1: Thống kê số học sinh tại vùng Hố Nai

147

DANH MỤC LƢỢC ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

STT

NỘI DUNG

SỐ TRANG

GHI CHÚ

1

Địa bàn khảo sát vùng Đông Nam bộ


76

Lược đồ

2

Địa bàn khảo sát vùng Tây Nam bộ

77

Lược đồ

3

Biểu đồ Venn 2.1: Nhóm giới trẻ - HN01

134

Biểu đồ

4

Biểu đồ Venn 2.2: Nhóm giới trẻ - CS03

135

Biểu đồ

5


Biểu đồ Venn 2.3: Nhóm giới trẻ - HN02

138

Biểu đồ


5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT

NỘI DUNG

SỐ TRANG

1

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu liên tộc họ của người Công giáo di cư
vùng Cái Sắn

89

2

Sơ đồ 2.2: Quan hệ dòng họ (một trường hợp tại xã Thạnh
Thắng, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ)

93


3

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức hành chính, tự trị làng xã cổ
truyền và sơ đồ tổ chức các xứ đạo Công giáo di cư

98

4

Sơ đồ 2.4: So sánh tương quan cơ cấu tổ chức giáo xứ tại
vùng Cái Sắn và vùng Hố Nai

101

5

Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức Hội đồng giáo xứ phổ biến ở
khu vực Hố Nai

102

6

Sơ đồ 2.6: Cơ cấu tổ chức Hội đồng giáo xứ phổ biến ở
khu vực Cái Sắn

103

7


Sơ đồ 2.7: Cơ cấu tổ chức Hội đồng Hương chánh xã trước
năm 1975 (tác giả vẽ lại theo lời kể của người dân)

124

8

Sơ đồ 2.8: Cơ cấu tổ chức hành chính cấp xã hiện nay

126

9

Sơ đồ 2.9: Cơ cấu tổ chức cấp ấp hiện nay

127

10

Sơ đồ 2.10: Phân bố địa vực cư trú dân trong cộng đồng

131

11

Sơ đồ 2.11: Mối quan hệ cộng đồng trong một cộng đồng
tại Hố Nai

131


12

Sơ đồ 2.12: Mối quan hệ thân tộc và chức vị của một dòng
họ ở Hố Nai

139

13

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chiến lược cuộc sống – Nhóm gia trưởng

160

14

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ chiến lược sống – Nhóm hiền mẫu

162


6

DẪN LUẬN
1. Lý do – mục đích nghiên cứu
Năm 1954, hiệp định Genève được ký kết, nước Việt Nam bị chia cắt
thành hai miền Nam – Bắc, hàng trăm ngàn tín đồ Công giáo vùng đồng bằng Bắc
bộ phải rời bỏ quê hương, làng mạc để di cư vào miền Nam sinh sống. Biến cố
này có thể xem như một định mệnh lịch sử làm thay đổi cuộc đời của hàng trăm
ngàn tín đồ Công giáo miền Bắc lúc bấy giờ, và năm tháng càng trôi qua, định
mệnh lịch sử ấy cũng đã trở thành di sản cộng đồng đối với những thế hệ con

cháu của họ. Bởi trong quá trình lập xứ, lập làng, những tín đồ Công giáo di cư
năm 1954 đã mang theo phong tục tập quán, lối sống của người miền Bắc vào
việc tổ chức cuộc sống mới của cộng đồng trên vùng đất Nam bộ, như là sự nhắc
nhớ về lịch sử ly hương của cộng đồng.
Ngày nay, khi đến các khu vực tập trung đông tín đồ Công giáo di cư
như: Hố Nai, Gia Kiệm, Cái Sắn… chúng ta sẽ thấy tên gọi các giáo xứ tương
ứng với tên các làng gốc thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ như: Ngọc Đồng, Kẻ Sặt,
Lai Ổn, Ngô Xá…và nhất là tên một số đơn vị dân cư như: khu phố, ấp tương
đương với tên các giáo xứ. Bởi vậy, nhiều người không phải là tín đồ Công giáo
khi gặp gỡ bất cứ ai là cư dân vùng Hố Nai, Gia Kiệm, Cái Sắn thì đều đặt câu
hỏi: “vậy anh/chị là người Công giáo hả?”. Có vẻ như đây là sự mặc nhiên vì đa
số cư dân sinh sống trong các khu vực này đều là tín đồ Công giáo. Trong khi đó,
những người đã từng biết nhau cùng là tín đồ Công giáo thì thường đặt hỏi câu
hỏi ở mức độ sâu hơn “Anh/chị thuộc xứ nào?” với ngầm ý muốn biết thêm thông
tin về quê gốc của họ. Cách nói vắn tắt dùng từ “xứ ” thay vì “giáo xứ” cũng là
cách nói phổ biến trong giao tiếp hằng ngày của các tín đồ Công giáo di cư. Điều
này càng thể hiện sự phân định một cách rõ ràng về tính địa phương, vùng miền
xuất xứ của các cộng đồng Công giáo di cư với nhau. Chính vì vậy, nhiều người
khi nhắc đến “người Bắc di cư” hay “người Bắc 54” thì ngầm hiểu là những
người Việt theo Công giáo di cư vào Nam bộ năm 1954 như là một bản sắc riêng
biệt của các cộng đồng này.


7

Trong luận án này, chúng tôi chọn hướng nghiên cứu cấu trúc cộng đồng
làng-xã của người Công giáo di cư năm 1954 tại Nam bộ. Đây cũng là hướng
nghiên cứu chính được chúng tôi khởi sự từ năm 2002 đến nay tại khu vực Hố
Nai (Đồng Nai), với việc thực hiện khóa luận đại học chuyên ngành nhân học với
nhan đề “Cộng đồng cư dân Công giáo Hố Nai (Đồng Nai)”. Đến năm 2007,

chúng tôi tiếp tục thực hiện luận văn thạc sĩ với nhan đề “Tìm hiểu đời sống văn
hóa người Việt Công giáo Hố Nai (Đồng Nai)”. Năm 2008, chúng tôi thực hiện
một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường thuộc trường ĐH KHXH&NV
TP.HCM với nhan đề “Quá trình phát triển cộng đồng Công giáo ở Hố Nai
(Đồng Nai)”. Trong hướng nghiên cứu này, chúng tôi đã đi sâu phân tích các
động thái phát triển làng-xã của các tín đồ Công giáo di cư năm 1954 ở Nam bộ
với các yếu tố tác động như: môi trường sinh thái, tôn giáo, kinh tế và chính trị.
Một trong những điều tâm đắc sau quá trình nghiên cứu liên tục nhiều
năm tại Hố Nai là chúng tôi nhận thấy có một quá trình tái sản xuất cấu trúc cộng
đồng Bắc bộ nơi vùng đất Nam bộ. Có thể nói ở một mức độ nào đó, các cộng
đồng tín đồ Công giáo di cư là phiên bản của các cộng đồng làng-xã cổ truyền
vùng Bắc bộ nhưng có biến đổi, để thích nghi với điều kiện địa lý, xã hội và văn
hóa Nam bộ. Những luận điểm trong phần kết luận của luận văn thạc sĩ của chúng
tôi khép lại với việc nhận diện đời sống văn hóa của những tín đồ Công giáo di cư
năm 1954 mang đậm nét văn hóa cư dân vùng Bắc bộ, nhưng đồng thời cũng gợi
mở cho chúng tôi một hướng nghiên cứu so sánh giữa các cộng đồng Công giáo
di cư khác tại Nam bộ.
Vì vậy, chúng tôi chọn “Cấu trúc cộng đồng của người Việt Công giáo di cư
năm 1954 tại Nam Bộ” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc
học. Với đề tài này, chúng tôi hướng đến giải quyết các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu những yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất cấu trúc cộng
đồng Công giáo di cư năm 1954. Yếu tố tôn giáo, yếu tố cảnh quan môi trường
sinh sống hay đặc điểm văn hóa, kinh tế - xã hội?


8

- Nhận diện cấu trúc cộng đồng Công giáo di cư năm 1954 tại Nam bộ và
sự chuyến biến của cấu trúc này.
- Làm rõ mối quan hệ giữa cấu trúc xã hội và chiến lược ứng xử của các cá

nhân sống trong các cộng đồng Công giáo di cư với các mối quan hệ xã hội đan
xen: gia đình – dòng họ, tôn giáo và nhà nước.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chính của luận án là cơ
cấu tổ chức và các nhóm xã hội của cộng đồng làng xã người Việt Công giáo di
cư 1954, đặt trong bối cảnh điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, văn hóa xã
hội tại vùng đất Nam bộ. Bên cạnh đó, xuất phát từ quan điểm nhìn nhận mối
quan hệ giữa vai trò chủ thể cá nhân với cấu trúc xã hội, chúng tôi cũng đặt mối
quan tâm nghiên cứu về ý nghĩa của hành động của cá nhân, hay nói cách khác,
xem chiến lược ứng xử cá nhân trong mối tương quan giữa các cấu trúc xã hội
như là một trong hai đối tượng chính của luận án.
 Phạm vi nghiên cứu: đề tài được khu biệt trong phạm vi nghiên cứu là
các cộng đồng tín đồ Công giáo di cư năm 1954 gốc Bắc bộ, hiện đang cư trú tại
khu vực Nam bộ, trên cơ sở nghiên cứu hai vùng đại diện đặc trưng về mặt sinh
thái và kinh tế xã hội của Nam bộ: Hố Nai (Đông Nam bộ) và Cái Sắn (Tây Nam
bộ).
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: cấu trúc cộng đồng là một hướng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành nhân học, dân tộc học. Việc chọn
nghiên cứu cấu trúc cộng đồng của người Việt Công giáo ở Nam bộ, trường hợp
Hố Nai và Cái Sắn sẽ góp phần làm rõ đời sống văn hóa – xã hội của cộng đồng
cư dân Việt ở Nam bộ, góp phần bổ sung tư liệu và nhận xét khoa học một số lý
thuyết về sự tái sản xuất cấu trúc cộng đồng cư dân trong nghiên cứu nhân học
tôn giáo và cấu trúc xã hội.


9

- Ý nghĩa thực tiễn: từ kết quả nghiên cứu, luận án cũng hy vọng góp phần
có ý nghĩa vào việc hoạch định chính sách về công tác tôn giáo và nhất là việc

xây dựng các chương trình phát triển cộng đồng của người Việt Công giáo. Vì
bản chất, nguyên tắc của công tác tôn giáo là khoan dung, thông hiểu và chia sẻ,
chỉ có thông hiểu đời sống tôn giáo, nắm bắt được nhu cầu, tình cảm, niềm tin tôn
giáo của cộng đồng giáo dân mới có thể làm tốt công tác tôn giáo.
4. Những câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu luận án, chúng tôi đã tự đặt ra những câu hỏi chính
yếu làm trọng tâm nghiên cứu như sau:
- Những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo đã tác động đến
quá trình tái sản xuất cấu trúc làng-xã cổ truyền của những người Công giáo di cư
năm 1954 nơi vùng đất Nam bộ?
- Đặc điểm cấu trúc cộng đồng Công giáo giáo di cư tại vùng đất Nam
bộ qua các thể chế chính trị được vận hành như thế nào?
- Các tín đồ Công giáo đã phải sống và lựa chọn chiến lược ứng xử nào
giữa các trách nhiệm, cách sống trong các mối quan hệ mâu thuẫn của sự trung
thành nhiều chiều?
Từ những câu hỏi nghiên cứu như trên, chúng tôi cũng đã xây d ựng mô ̣t
số giả thuyế t nghiên cứu chính để kiể m chứng gi ả thuyết thông qua quá trình thu
thập và xử lý thông tin như sau:
a. Quá trình tái sản xuất cộng đồng làng xã của người Công giáo di cư
nơi vùng đất Nam bộ là quá trình kế thừa và tích hợp giữa đặc trưng cấu trúc
làng-xã cổ truyền của người Việt với hệ thống tổ chức giáo hội Công giáo đến từ
phương Tây. Mặt khác, trong quá trình ly hương, định cư trên vùng đất mới với
một số điều kiện thuận lợi từ chính sách di cư và định cư của chính quyền Việt
Nam Cộng hòa (VNCH) như: di cư cả cộng đồng, dòng họ, định cư trong một địa
vực và nhất là cùng chia sẻ một niềm tin tôn giáo…, người ta buộc phải có chiến
lược phòng vệ khi tái thiết lập cấu trúc cộng đồng làng-xã cổ truyền nơi vùng đất


10


mới, nhằm đảm bảo các chức năng cố kết cộng đồng, bảo lưu các giá trị văn hóa,
bản sắc cộng đồng, niềm tin tôn giáo của các thành viên trong cộng đồng.
b. Cấu trúc cộng đồng Công giáo di cư năm 1954 hiện nay tại Nam bộ là
mô hình cấu trúc xã hội đa hệ thống, với các mối quan hệ đan xen giữa các cấu
trúc: gia đình, làng-xã, bộ máy quản lý hành chính nhà nước và cơ cấu tổ chức
tôn giáo cùng tồn tại trong một cộng đồng. Mỗi loại hình tổ chức có những cách
thức vận hành và chức năng riêng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các cấu trúc này
vừa thể hiện những sự đối lập, vừa thể hiện sự hợp tác, cùng tồn tại song hành
trong cùng một cộng đồng.
c. Cấu trúc cộng đồng Công giáo di cư hiện nay có thể xem là bộ khung
chứa đựng các quan niệm, các hệ thống ý nghĩa mà cá nhân hấp thụ, linh hoạt lựa
chọn và xây dựng nên hệ thống giá trị có ý nghĩa, từ đó hình thành chiến lược ứng
xử cho riêng mình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu trường hợp,
qua đó hướng tới thực hiện được các mục tiêu và kiểm chứng được những giả
thuyết nghiên cứu chính của luận án.
 Về các địa bàn khảo sát:
Hai cộng đồng được chúng tôi chọn làm địa bàn khảo sát trong cuộc
nghiên cứu này là Hố Nai (Đồng Nai) và Cái Sắn (Cần Thơ). Vì cả hai cộng đồng
đều có chung đặc điểm: (1) cùng chung một nguồn gốc dân cư từ các tỉnh đồng
bằng Bắc bộ như: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương… (2) cùng di cư
vào Nam bộ sinh sống từ năm 1954. Bên cạnh đó, hai địa bàn này cũng có những
yếu tố tương đối khác biệt về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội.
Khu vực Hố Nai hiện nay nằm trong vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh phía
Nam, giữa huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, gần thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Các tỉnh, thành này được xem là những
trung tâm kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật lớn của các tỉnh, thành ở Đông Nam



11

bộ, với nhiều khu công nghiệp tập trung. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt hội đủ điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển cả ba lĩnh vực: Công nghiệp-Dịch vụ-Nông
nghiệp. Chính do địa vực trọng yếu như vậy, quá trình đô thị hóa đang diễn ra
nhanh chóng với những tác động đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhất là
vấn đề môi trường sống đối với dân chúng.
Trong khi đó, đặc điểm kinh tế-xã hội vùng Cái Sắn hiện nằm giữa ba tỉnh
thành là thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang. Mặc dù cùng với
sự phát triển kinh tế của cả nước từ sau những năm đổi mới (1986), kéo theo sự
chuyển đổi kinh tế ở các địa phương, nhưng kinh tế chính ở vùng Cái Sắn vẫn là
nông nghiệp trồng lúa nước. Cơ cấu nghề nghiệp của địa phương chưa đáp ứng
được nhu cầu nâng cao mức sống cho người dân, nên có hiện tượng những người
trẻ tuổi trong cộng đồng đã di dân đến các khu công nghiệp ở TP.HCM, Bình
Dương, Đồng Nai để mưu sinh.
Một vấn đề nữa mà chúng tôi quan tâm trong việc lựa chọn địa bàn nghiên
cứu là cả hai vùng Hố Nai và Cái Sắn đều tập trung khá nhiều xứ đạo với số
lượng tín đồ khá lớn. Trong khi cách tiếp cận nghiên cứu trường hợp và bản thân
người nghiên cứu không thể nghiên cứu sâu nếu không lựa chọn những địa bàn
nghiên cứu cụ thể, đại diện cho những nhóm xã hội khác nhau.
Chính vì vậy, ngay từ năm 2002, khi khởi sự nghiên cứu về người Công
giáo di cư tại khu vực Hố Nai, chúng tôi đã chọn hai cộng đồng đại diện cho hai
loại hình kinh tế khác nhau là Lai Ổn và Ngô Xá tại Hố Nai (Đồng Nai) để nghiên
cứu vì những lý do sau:
-

Đại diện cho địa bàn có đặc điểm kinh tế nông nghiệp: Chúng tôi chọn

cộng đồng Lai Ổn, thuộc ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai. Đây là vùng có địa hình thấp, trũng so với các cộng đồng khác trong vùng

Hố Nai, nằm cách Quốc lộ I ba kilômét (km) về hướng Tây Nam. Theo những
người dân địa phương, năm 1954, những người giáo dân thuộc giáo xứ Lai Ổn
đến định cư tại khu vực dọc theo tuyến đường Quốc lộ I, Hố Nai (nay thuộc giáo
xứ Hòa Bình - phường Tân Hòa thành phố Biên Hòa). Đến năm 1957, phần lớn số


12

giáo dân thuộc giáo xứ Lai Ổn lại tiếp tục di chuyển vào vùng Đồng Lách (khu
vực giáo xứ Lai ổn ngày nay), chọn nơi đây làm điểm định cư lâu dài. Vì nơi đây
đáp ứng được về mặt điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề nông. Tính đến ngày
nay, giáo xứ Lai Ổn vẫn còn duy trì nền kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa
nước, canh tác theo kiểu Bắc bộ mà họ đã mang theo trong chuyến di cư năm
1954. Cơ cấu tổ chức xã hội và phân bố dân cư của cộng đồng này vẫn theo mô
hình khép kín (kiểu làng-xã truyền thống Bắc bộ), tách biệt với các xứ đạo khác
trong vùng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, cộng đồng này cũng đang có xu
hướng chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ khác, do áp lực của đô thị hóa và những động thái kinh tế thị
trường đang diễn ra tại Việt Nam.
-

Đại diện cho địa bàn có đặc điểm kinh tế thoát ly nông nghiệp: Chúng

tôi chọn cộng đồng Ngô Xá. Đây là cộng đồng có vị trí nằm sát Quốc lộ I, hướng
Biên Hòa đi Long Khánh. Địa bàn giáo xứ có vị trí địa lý nằm giữa ranh giới hành
chính của ba phường xã: xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom (năm 2003 là huyện
Thống Nhất), phường Tân Hòa và phường Long Bình (thành phố Biên Hòa), với
lối phân bố dân cư vừa khép kín (lấy nhà thờ làm trung tâm), vừa trải rộng đều
theo đường quốc lộ; cơ cấu kinh tế phi nông nghiệp: thủ công mỹ nghệ, kinh
doanh, dịch vụ đa dạng… Ngô Xá tiêu biểu cho địa bàn thuộc các phường-xã

thoát ly nông nghiệp.
Đến năm 2008, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại khu vực Cái Sắn.
Chúng tôi đã dựa vào tiêu chí chọn địa bàn nghiên cứu ở Hố Nai làm hệ chuẩn để
chọn tiếp những địa bàn nghiên cứu ở Cái Sắn. Trên cơ sở gợi ý, tư vấn của TS
Trần Hữu Hợp, một người làm luận án tiến sĩ dân tộc học về người Công giáo ở
Đồng bằng Sông Cửu Long, cộng với việc chúng tôi thực hiện những chuyến điền
dã dài ngày tại đây để khảo sát và chọn địa bàn nghiên cứu. Cuối cùng, chúng tôi
chọn được ba điểm nghiên cứu cụ thể như sau:
-

Đại diện cho địa bàn có đặc điểm kinh tế nông nghiệp, chúng tôi chọn

hai cộng đồng là giáo xứ Vạn Đồn và giáo xứ Hải Hưng thuộc xã Thạnh Thắng,


13

huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Giáo dân thuộc giáo xứ Vạn Đồn chủ yếu
là cư dân gốc tỉnh Thái Bình, và một số ít là cư dân gốc Bùi Chu-Phát Diệm. Cơ
cấu kinh tế chính của cộng đồng này là nông nghiệp trồng lúa nước. Giáo dân
thuộc giáo xứ Hải Hưng (gồm dân gốc Hải Phòng và Hưng Hóa). Đây là địa bàn
cũng có đặc điểm kinh tế nông nghiệp tương tự như ở Vạn Đồn, nhưng nhiều hộ
gia đình có mối liên hệ về huyết thống, họ tộc với dân cư khu vực Hố Nai. Chính
vì vậy, chúng tôi chọn hai cộng đồng dân cư giáo xứ Hải Hưng làm điểm nghiên
cứu của mình.
-

Đại diện cho địa bàn có đặc điểm kinh tế thoát ly với nông nghiệp,

chúng tôi chọn giáo xứ Ngọc Thạch, thuộc địa bàn thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh

Thạnh, thành phố Cần Thơ. Đây là địa bàn tập hợp nhiều người “dân tứ xứ” đổ về
đây sinh sống và lập nghiệp, với đặc điểm kinh tế thương mại phát triển hơn so
với các giáo xứ khác trong vùng. Theo những người lớn tuổi, ban đầu khu vực
này chỉ là một họ đạo lẻ, nhưng do người “dân tứ xứ” đến buôn bán, đông đúc
nên người ta mới xây dựng nhà thờ mới, thành lập giáo xứ. Hiện nay, theo những
người dân ở đây cho biết, đất đai khu vực này rất “được giá” vì hội tụ đủ bốn yếu
tố: gần nhà trường, gần nhà thờ, gần bệnh viện, giao thông đi lại thuận tiện.
-

Về thời gian tiến hành các cuộc khảo sát:

+ Tại khu vực Hố Nai:
Nghiên cứu về người Công giáo di cư là một hướng nghiên cứu mà tôi đã
chọn cách nay đã lâu. Cụ thể là công việc nghiên cứu về hướng đề tài này được
chúng tôi khởi sự từ năm 2002 tại khu vực Hố Nai, khi tôi thực hiện khóa luận đại
học chuyên ngành nhân học. Trong đó, tôi chọn nghiên cứu trường hợp hai giáo
xứ Lai Ổn và Ngô Xá. Tuy nhiên, đây cũng là địa bàn mà chúng tôi đã gắn bó
trên hai mươi năm qua với tư cách là thành viên của cộng đồng. Sau này, do điều
kiện học tập và công tác ở nơi khác nhưng chúng tôi vẫn giữ liên lạc và thường
xuyên có những cuộc điền dã ngắn hạn tại đây. Chính điều này đã tạo điều kiện
cho chúng tôi có cái nhìn liên tục về những động thái văn hóa của cộng đồng
người Việt Công giáo di cư.


14

Hằng năm theo chu kỳ định sẵn là mùa hè và mùa xuân, chúng tôi và các
cộng sự viên trở lại các cộng đồng thực hiện điền dã dân tộc học mỗi đợt khoảng
15 ngày. Ngoài ra, mỗi khi trong cộng đồng có những sự kiện quan trọng, chúng
tôi luôn được những người trong cộng đồng thông báo và trở về cộng đồng vừa

với tư cách là thành viên của cộng đồng, vừa với tư cách là người nghiên cứu.
Đặc biệt, tháng 10 năm 2007, chúng tôi rất vinh dự được những người thuộc Hội
tương trợ Đồng Bằng đồng hương, thuộc giáo xứ Lai Ổn, Hố Nai cho tháp tùng
chuyến trở về quê gốc ở tỉnh Thái Bình của nhóm giáo dân này. Chính vì vậy, từ
đó đến nay chúng tôi luôn có cái nhìn xuyên suốt về những cộng đồng mà chúng
tôi chọn làm địa bàn nghiên cứu.
+ Tại khu vực Cái Sắn:
Chúng tôi chỉ tiếp cận các cộng đồng nghiên cứu khoảng thời gian hai năm
(2008 – 2009) khi thực hiện luận án tiến sĩ này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã
thực hiện các đợt nghiên cứu liên tục từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 05 năm
2009, với sự hỗ trợ của các cộng sự viên là các giảng viên và các sinh viên
chuyên ngành nhân học, xã hội học. Một điều kiện thuận lợi, do nghiên cứu so
sánh giữa khu vực Hố Nai và Cái Sắn, nên chúng tôi đã dùng mô hình tổ chức
sinh hoạt theo giáo xứ ở Hố Nai làm hệ tham chiếu so sánh với Cái Sắn, đặc biệt
lưu ý những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai địa bàn này.
Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện những cuộc điền dã bên ngoài hai khu
vực nghiên cứu chính để có cái nhìn so sánh rộng hơn như: cộng đồng Công giáo
di cư năm 1954 tại huyện Đắkmil, tỉnh Đắk Nông nơi người Công giáo di cư gốc
miền Trung di cư từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,… trong khoảng thời gian ba năm
(trên cơ sở của một đề tài nghiên cứu về dân tộc học giáo dục ở vùng cao, đa dân
tộc, từ năm 2007 – 2009, mỗi năm hai lần).
-

Về phƣơng pháp và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: để đạt được

các mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng tôi chú trọng vào thực hiện các phương
pháp và kỹ thuật nghiên cứu như: quan sát – tham dự, thu thập và xử lý thông tin
định tính, và phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA).



15

- Phương pháp quan sát – tham dự là phương pháp đặc thù của ngành nhân
học, buộc người nghiên cứu phải sống, làm việc và nghiên cứu cùng cộng đồng
trong một thời gian dài. Người nghiên cứu trở thành một phần của cuộc sống
hằng ngày tại cộng đồng, tham gia càng nhiều càng tốt vào công việc và cuộc
sống của người dân. Trên thực tế, để có thể hòa nhập hoàn toàn với đời sống cộng
đồng địa phương là công việc rất khó thực hiện đối với các nhà nghiên cứu. Tuy
nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng hòa nhập cuộc sống của họ không chỉ qua các cuộc
phỏng vấn mà còn thông qua sự hiện diện của mình trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày của họ (through simple “presence” in their lives). Với cách tiếp cận này,
chúng tôi cố gắng thực hiện công việc thu thập thông tin thông qua việc đến địa
bàn vào những khoảng thời gian khác nhau trong năm: trung bình mỗi chuyến đi
chúng tôi kéo dài từ 10 đến 15 ngày tại các địa bàn nghiên cứu để thu thập thông
tin phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu nghiên cứu liên quan đến luận án.
Khi thực hiện phương pháp này, chúng tôi có nhiều thuận lợi vì sống
trong cộng đồng với khoảng thời gian khá dài và mọi người xác định vị thế xã hội
của chúng tôi là những trí thức, đến từ một trường đại học tại TP.HCM. Tuy
nhiên, chính những thuận lợi cũng ẩn chứa những trở ngại đáng kể trong quá trình
nghiên cứu. Bởi vì sự định vị chúng tôi là những người trí thức cho nên người dân
địa phương đã tạo ra một khoảng cách khá lớn giữa chúng tôi và họ. Vì vậy,
chúng tôi đã phải cố gắng hòa nhập với cộng đồng để “xóa mờ” khoảng cách giữa
những người nghiên cứu và những người dân địa phương. Nhưng chính sự cố
gắng xóa mờ khoảng cách giữa chúng tôi và người dân địa phương cũng là lúc
chúng tôi bị kéo vào những rắc rối khác từ việc hiện diện trong cộng đồng một
khoảng thời gian khá dài. Bởi thực tế ở bất cứ xã hội nào cũng có những nhóm xã
hội luôn ở trạng thái cạnh tranh, mâu thuẫn, xung đột nội bộ cộng đồng. Chính vì
vậy, chúng tôi phải rất khó khăn để thể hiện mình là những người trung lập, và
các nghiên cứu của chúng tôi không có tính thiên vị và không làm ảnh hưởng đến
những lợi ích xã hội, cũng như sự thăng tiến của các cá nhân và các nhóm trong

cộng đồng. Chính vì vậy, các trích dẫn trong luận án này, tên những người cung


16

cấp thông tin cho luận án được chúng tôi mã hóa, hoặc thay bằng một tên khác
nhằm đảm bảo sự riêng tư cá nhân.
Trong quá trình điền dã tại hai địa bàn Hố Nai và Cái Sắn, chúng tôi đã
tiến hành viết nhật ký điền dã dân tộc học với hai loại sổ: nhật ký điền dã đầy đủ
(Fullnote) và sổ ghi chép về phương pháp và trải nghiệm bản thân của nhà
nghiên cứu tương tác với đối tượng nghiên cứu (Journal). Qua đó, chúng tôi thấy
rõ được những động thái xã hội trong đời sống người dân trong đời sống hằng
ngày. Ngoài cách thức làm việc độc lập của một nghiên cứu sinh, chúng tôi còn
được nhận được sự cộng tác từ các cộng sự viên là giảng viên, các sinh viên
chuyên ngành nhân học và xã hội học. Chính vì vậy, chúng tôi đã phải tiến hành
tập huấn phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu chính
của luận án để những cộng sự viên tham gia quá trình thu thập dữ liệu thông tin
bằng phương pháp quan sát tham dự có cái nhìn tương đồng với người thiết kế
công cụ nghiên cứu. Do đó, trong quá trình thực hiện phương pháp này tại cộng
đồng, mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi là làm thế nào để có thể thu thập
thông tin một cách khách quan và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhất nhằm
phục vụ tốt cho quá trình phân tích dữ liệu.
Một trong những điểm thuận lợi của chúng tôi khi thực hiện luận án là
nhóm cộng sự viên của chúng tôi gồm 15 người đại diện cho những nhóm xã hội
và tiểu văn hóa đến từ các vùng miền khác nhau. Có người là người theo Công
giáo, có người theo tôn giáo khác, có người dân gốc miền Nam, có người dân gốc
miền Bắc và miền Trung. Điều này giúp cho việc thu thập thông tin một cách
khách quan dưới nhiều góc độ khác nhau. Các nghiên cứu viên đã quan sát và
cùng tham gia các hoạt động của cộng đồng trong suốt thời gian điền dã. Bên
cạnh đó, chúng tôi cũng đã trực tiếp trò chuyện với các nhóm: trẻ em, thanh niên,

người lớn tuổi và giới chức Công giáo trong đời sống hằng ngày. Phương pháp
này chủ yếu lấy tư liệu từ việc ghi chép, có hỗ trợ bằng việc ghi âm và chụp ảnh
tùy tình huống cụ thể.
- Phương pháp thu thập và xứ lý thông tin định tính là phương pháp lấy


17

thông tin định tính từ các thành viên trong cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có
chủ định với các thành viên trong cộng đồng và các dữ liệu thư tịch được thu thập
tại các trung tâm lưu trữ và tại các cộng đồng Công giáo di cư. Phương pháp này
đã được chúng tôi thực hiện cùng với việc thực hiện phương pháp quan sát-tham
dự trong quá trình thực hiện điền dã tại các cộng đồng. Đặc biệt, chúng tôi quan
tâm đến phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm với nhiều hình thức như: phỏng
vấn lịch sử qua lời kể (Oral history), phỏng vấn chiến lược, phỏng vấn nhóm tập
trung, phỏng vấn cá nhân, đặc biệt là phỏng vấn cá nhân phi cấu trúc. Với cách
thức này, những người nghiên cứu và những người cung cấp thông tin cảm thấy
khá thoải mái khi xác định rằng những người nghiên cứu đến để học hỏi về cuộc
sống và kinh nghiệm từ người dân địa phương, đồng thời chia sẻ những nhìn nhận
và trải nghiệm cuộc sống của chúng tôi với họ. Tuy nhiên, khi thiết kế công cụ
nghiên cứu cho phương pháp này, chúng tôi đã không dựa hoàn toàn vào những
câu hỏi được soạn sẵn theo cấu trúc khi trò chuyện, phỏng vấn người dân địa
phương, mà chúng tôi chủ yếu làm việc với bộ công cụ nghiên cứu là những hệ
mã thông tin mở (tree notes) được thiết kế xoay quanh nội dung các câu hỏi
nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu chính của luận án. Chính vì vậy, chúng tôi
thường biến những cuộc phỏng vấn sâu thành những cuộc trò chuyện thân tình,
nhằm tránh sự căng thẳng không đáng có cho người cung cấp thông tin. Thông
qua các cuộc trò chuyện, người dân dễ dàng trình bày ý kiến, đưa ra những quan
điểm riêng mà không bị áp lực hay khoảng cách giữa những người nghiên cứu và
bản thân họ.

Do đó, tùy theo từng vấn đề, từng mục đích yêu cầu của luận án, chúng
tôi đã chọn lựa cách thức phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn khác nhau tại các
cộng đồng ở Hố Nai và Cái Sắn nhằm mục đích thu thập được các thông tin hữu
ích phục vụ cho việc lý giải các giả thuyết nghiên cứu của luận án. Tuy đây là
phương pháp thu thập và xử lý thông tin định tính, nhưng chúng tôi cũng đã tiến
hành chọn mẫu theo nguyên tắc chọn mẫu phân tầng và trường hợp mở rộng, với
các thành phần đại diện cho các nhóm dân cư trong cộng đồng như: các linh mục,
đại diện chính quyền địa phương, đại diện các giới, đoàn thể Công giáo, ban


18

ngành cả bên chính quyền lẫn bên giáo xứ, một số nhân chứng trong chuyến di cư
năm 1954, đại diện các hộ gia đình tới đây cư trú từ những ngày đầu lập giáo xứ
và những người mới di cư tới các cộng đồng này sinh sống... Các thông tín viên
cũng được chúng tôi phân loại theo các tiêu chí mang tính đại diện cho các thành
phần dân cư trong cộng đồng như giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, các giới, hội
đoàn…. Điều này giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về đời sống của cộng
đồng. Ngay với các cộng sự viên mà chúng tôi mời tham gia công việc thu thập
thông tin, chúng tôi cũng cân nhắc các yếu tố như giới tính, vùng miền, tôn giáo
để có nhiều góc nhìn khách quan hơn về các cộng đồng mà chúng tôi tiến hành
nghiên cứu. Do bản thân nghiên cứu sinh là nam giới nên khi thiết kế các công cụ
nghiên cứu cũng đã không ít lần “bỏ qua” yếu tố “bất bình đẳng về giới” trong
việc thu thập và xử lý thông tin. Tuy nhiên, với sự góp ý nhiệt tình của các cộng
sự viên thuộc phái nữ, chúng tôi đã có những bổ sung, điều chỉnh toàn diện hơn
trong cách tiếp cận về giới trong nghiên cứu này.
Đặc biệt, trong phương pháp này chúng tôi ứng dụng phần mềm xử lý
thông tin định tính - Nvivo trong việc phân tích các thông tin thu thập từ địa bàn
nghiên cứu. Do có chủ đích trong việc ứng dụng phần mềm này trong nghiên cứu,
nên ngay trong giai đoạn đầu thiết kế công cụ nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng

bộ công cụ thu thập thông tin bằng các hệ mã thông tin (tree notes và attributes)
thay vì xây dựng bộ câu hỏi gợi ý phỏng vấn cá nhân như cách làm thông thường.
Với hệ mã thông tin được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của luận án, tính linh
hoạt trong thu thập thông tin của luận án được phát huy nhưng vẫn đi vào trọng
tâm các câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu chính của luận án. Nhìn chung, chúng tôi
tự đánh giá việc ứng dụng phần mềm Nvivo vào việc xứ lý thông tin có hiệu quả,
và tận dụng được tối đa nguồn tư liệu thu thập được.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn thực hiện công việc thu thập và phân tích các
văn bản, thư tịch. Đặc biệt, trong quá trình trò chuyện với chúng tôi, những tín đồ
Công giáo luôn trích dẫn các đoạn Kinh thánh vào các câu chuyện, để giải thích
những ý tưởng, quan niệm sống thường ngày của họ. Chính vì vậy, chúng tôi


19

cũng phải làm công việc như những người chú giải Kinh thánh là tra cứu và đọc
lại những đoạn Kinh thánh liên quan đến những gì người dân địa phương đã bàn
luận, để hiểu biết được nguyên bản đoạn Phúc âm và những ý nghĩa từ việc diễn
ngôn (discourse) Kinh thánh của người dân trong đời sống thường ngày. Dù rằng
làm công việc này là một thách thức rất lớn đối với bản thân chúng tôi. Vì để làm
tốt công việc này, chúng tôi phải có vốn hiểu biết về thần học Kinh thánh Công
giáo, trong khi chúng tôi lại không có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này. Chúng
tôi cũng đã cố gắng khắc phục hạn chế bằng cách tham vấn các linh mục trong
cộng đồng, cũng như tham khảo các sách giáo lý Công giáo. Tuy nhiên, chúng tôi
cũng xác định rõ đây không phải là công trình nghiên cứu chú giải Kinh thánh
Công giáo thuần túy mà là công trình nghiên cứu sự nhận thức của những tín đồ
về đời sống đạo trong một cấu trúc cộng đồng Công giáo.
- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA):
PRA là một công cụ đặc biệt hữu ích trong ngành công tác phát triển cộng đồng.
Đây có thể xem là một phương pháp trao quyền cho người dân để quyết định các

công việc quan trọng của cộng đồng. Dù luận án không phải là đề tài liên quan
đến phát triển cộng đồng nhưng chúng tôi cũng đã tận dụng thế mạnh của phương
pháp này để kết hợp với phương pháp thu thập và xử lý thông tin định tính trong
suốt quá trình nghiên cứu, nhằm xác định: mạng lưới xã hội, thể chế, đánh giá
nguồn lực thực tại địa phương,… Đặc biệt, với công cụ vẽ biểu đồ Venn, chúng
tôi đã áp dụng trong việc thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến cấu trúc
quyền lực địa phương. Chúng tôi nhận thấy đây là công cụ minh họa hữu hiệu về
các mối quan hệ quyền lực giữa các cá nhân, các đoàn thể với nhau, cũng như
mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít giữa các nhóm xã hội đối với cuộc sống của
người dân địa phương.
Với phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA),
chúng tôi đã xác định được “bản đồ cấu trúc quyền lực” tại các cộng đồng, đồng
thời hình dung được vai trò của các tổ chức xã hội trong cộng đồng. Bên cạnh đó,
dựa vào nguyên lý làm việc của phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của


20

cộng đồng (PRA), tháng 5 năm 2009, chúng tôi và các cộng sự viên đã tạo ra bộ
công cụ mới và tạm đặt tên “sơ đồ tư duy chiến lược cuộc sống” (timelife) nhằm
tìm kiếm thông tin chiến lược sống của các tín đồ Công giáo trong bối cảnh
đương đại.
6. Những đóng góp mới của luận án
Dưới góc độ nghiên cứu nhân học, dân tộc học về cấu trúc cộng đồng Công
giáo, luận án thể hiện một số đóng góp mới như:
- Đưa ra một số giả thuyết và luận điểm mới để giải thích quá trình tái sản
xuất cấu trúc xã hội nơi cộng đồng Công giáo di cư năm 1954 tại Nam bộ.
- Góp phần bổ sung lý thuyết về nhân học tôn giáo và các lý thuyết liên
quan đến cấu trúc xã hội và hành động xã hội của ngành dân tộc học, nhân học,
với việc vận dụng đồng thời quan điểm cấu trúc luận và quan điểm cá nhân luận,

để giải thích ý nghĩa và động lực xã hội của quá trình biến đổi về cấu trúc xã hội,
cũng lý giải được tính tích cực và tính chủ động tương đối của các chủ thể xã hội
trong quá trình củng cố và biến đổi các định chế của cấu trúc xã hội.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, luận án gồm ba chương:
- Chương 1: trình bày cơ sở lý thuyết của luận án, tổng quan tình hình
nghiên cứu và bối cảnh của Nam bộ, đặc biệt tập trung vào hai cộng đồng nghiên
cứu điểm: Hố Nai ở Đông Nam bộ và Cái Sắn ở Tây Nam bộ. Qua đó, khái quát
được những điểm tương đồng và khác biệt về điều kiện tự nhiên, địa vực cư trú,
đặc điểm kinh tế-xã hội và văn hóa. Điều này cũng góp phần quan trọng cho việc
lý giải các vấn đề của các chương sau.
- Chương 2: trình bày và phân tích các đặc điểm cơ cấu xã hội, đặc biệt
chú ý tới tính đan xen các cấu trúc xã hội trong cộng đồng cư dân Công giáo di cư
như cơ cấu gia đình, tộc họ; cơ cấu tổ chức giáo xứ, hội đồng giáo xứ, các đoàn
thể Công giáo và cả cơ cấu tổ chức hành chính cấp xã trước và sau năm 1975. Từ


21

đó phân tích tính đặc điểm cấu trúc quyền lực tại địa phương trong bối cảnh
đương đại.
- Chương 3: trình bày và phân tích chiến lược ứng xử và sự lựa chọn cơ
hội thăng tiến của những tín đồ Công giáo di cư trong mối tương quan các cấu
trúc xã hội đan xen. Trong chương này, chúng tôi lần lượt đi sâu phân tích những
lựa chọn mang tính chiến lược của người Công giáo di cư ở hai lĩnh vực chính:
đời sống xã hội và đời sống lễ nghi trong đời sống đương đại.


22


Chƣơng 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ HAI
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO DI CƢ NĂM 1954 TẠI NAM BỘ
1.1 . NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU
1.1.1. Thao tác hóa khái niệm
Để tạo những tiền đề lý luận nghiên cứu cho luận án, chúng tôi xin lần
lượt thao tác hóa các khái niệm chính liên quan đến đề tài. Đối tượng nghiên cứu
chính của đề tài là cấu trúc cộng đồng Công giáo di cư. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ
thao tác hóa những khái niệm chính yếu như: cấu trúc xã hội; tái sản xuất cấu trúc
cộng đồng và tái cấu trúc cộng đồng; thiết chế xã hội; cộng đồng (cộng đồng
làng-xã và cộng đồng Công giáo); hiện đại hóa và chiến lược ứng xử hay tư duy
chiến lược.
- Cấu trúc xã hội: là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau
xuất phát từ quan điểm, phương pháp luận khác nhau. Vì vậy có khá nhiều quan
điểm khác nhau về cấu trúc xã hội. Theo J. H. Fischer, nhà xã hội học người Mỹ,
cấu trúc xã hội là sự sắp đặt của các thành phần xã hội hoặc các đơn vị xã hội, sự
tương tác của chúng trong cả trạng thái tĩnh và động. Ông xem xã hội là tổng hòa
các đoàn thể xã hội. Các đoàn thể xã hội được sắp xếp theo một trật tự nhất định
trong hệ thống xã hội và giữa chúng có quan hệ với nhau. [128 , 1973].
Trong khi đó A.V. Bezrucov nhà xã hội học người Nga, không cùng
quan điểm với H. Fischer khi xem cấu trúc xã hội là tập hợp toàn thể các mối liên
hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố trong hệ thống xã hội. Chủ yếu nhằm vào
phân tích các cộng đồng xã hội và quan hệ xã hội (quan hệ giai cấp, nghề nghiệp,
cư trú, dân tộc) mà quan trọng nhất là quan hệ giai cấp.
Theo I. Robertsons, một đại biểu xã hội học Mỹ khác thì cho rằng cấu
trúc xã hội là mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong hệ
thống xã hội. Những thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả xã hội loài người



23

mặc dù tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ
xã hội này sang xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cấu trúc xã
hội là vị thế vai trò nhóm và các thiết chế xã hội [138, 1987:90].
Quan niệm của Vũ Khiêu đưa ra trong bài viết đăng trên tạp chí Xã hội
học với nhan đề: “Chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ và những biến đổi
thường xuyên của cơ cấu xã hội” như sau: “cần phân biệt giữa cơ cấu xã hội và
quan hệ xã hội; cơ cấu xã hội là tổng thể những bộ phận những thành tố đã tạo
nên một xã hội nhất định. Cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội có mối quan hệ với
nhau, nhưng không thể quy cơ cấu xã hội vào quan hệ xã hội là một. Quan hệ xã
hội là hình thức vận động của cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội là nội dung có tính
chất bản thể luận của quan hệ xã hội, là cơ sở tồn tại và phát triển của cơ cấu xã
hội.” [51, 1986: 40].
Như vậy, cấu trúc xã hội bao gồm các đặc tính được thừa nhận trong xã
hội theo thời gian liên quan đến những sự khác biệt quan trọng (giai cấp xã hội,
chủng tộc/dân tộc, tôn giáo, nông thôn/thành thị) giữa các nhóm người trong việc
tiếp cận với nguồn lực vật chất, xã hội và tâm lý. Nói đến cấu trúc xã hội là nói
đến một hệ thống các quan hệ xã hội. Cấu trúc xã hội dựa trên ý tưởng cho rằng
xã hội được phân chia thành các nhóm khác nhau với những chức năng, ý nghĩa,
mục đích khác nhau. Cấu trúc xã hội trả lời câu hỏi: các mối quan hệ xã hội được
tổ chức theo những kiểu hình như thế nào. Ví dụ về cấu trúc xã hội: gia đình, tôn
giáo, luật pháp, giai cấp, chủng tộc, kinh tế đều là các cấu trúc xã hội. Cấu trúc xã
hội là một công cụ phân tích, nó giúp chúng ta hiểu được cách thức con người
ứng xử trong đời sống xã hội.
- Tái sản xuất cấu trúc cộng đồng và tái cấu trúc cộng đồng:
Đây là hai khái niệm chính yếu của luận án và hiện nay cũng có nhiều
cách hiểu khác nhau về mặt ngữ nghĩa của hai thuật ngữ này. Chính vì vậy, trong
luận án này, chúng tôi xin định nghĩa hai khái niệm này một cách vắn tắt nhằm
thống nhất cách hiểu trong luận án như sau:



24

- Tái sản xuất cấu trúc cộng đồng được hiểu là việc thiết lập một cấu trúc
cộng đồng mới dựa trên nền tảng mô hình cấu trúc cộng đồng vốn có trước đây.
Quá trình tái sản xuất cấu trúc cộng đồng thường gắn liền với các điều kiện sau:
(1) di cư vĩnh viễn của một hay nhiều nhóm dân cư có cùng chung các đặc điểm
văn hóa, tôn giáo, dân tộc, và cùng chung vận mệnh lịch sử; (2) cùng tới định cư
trong cùng một địa vực cư trú mới và có điều kiện cố kết cộng đồng, tái thiết lập
các mô hình tổ chức làng xã cũ nhằm duy trì các chức năng sinh tồn của các thành
viên trong cộng đồng.
Cuộc di cư của người Việt Công giáo năm 1954 thực chất là một cuộc di
cư trong nội bộ tộc người Việt. Đây cũng cuộc di cư vĩnh viễn của những nhóm
người vùng Bắc bộ đến vùng đất Nam bộ. Trong lịch sử các cuộc di cư Việt Nam,
người ta hay nhắc đến các cuộc chuyển cư với các tính chất và tên gọi khác nhau
như các cuộc “Nam tiến”, “Tập kết”, “Di cư”. Trong đó, cuộc di cư của người
Việt năm 1954 có một đặc thù riêng mang tính lịch sử nên được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Nhà nghiên cứu Diệp Đình Hoa còn cho rằng: “Khái niệm
di cư trong tiếng Việt chỉ dùng để gọi những người từ Bắc vào Nam năm 1954”
[41, 2001: 21]. Bởi di cư là một từ Hán Việt nguyên nghĩa của khái niệm này là
chỉ chuyển đi cư trú ở nơi khác. Thông thường những người di cư, nhất là những
trường hợp di cư đơn lẻ, thường có tập tính nhanh chóng thích nghi, hòa nhập với
điều kiện sống mới, như thế cũng đồng nghĩa với việc những người di cư này sẽ
phải bỏ bớt đi một số giá trị văn hóa, lối sống hay chí ít là những tập tục, thói
quen của cộng đồng cũ để thích nghi, hội nhập với điều kiện của cuộc sống mới.
Thế nhưng ở khía cạnh khác, những cộng đồng ly hương (di cư cả cộng đồng) lại
thường có chiến lược ứng xử phòng vệ, cố kết cộng đồng nhằm bảo tồn, giữ gìn
những giá trị văn hóa cốt lõi của cộng đồng như là một sự phản ứng tự nhiên
trong điều kiện sống mới, xa lạ và đầy trắc trở.

- Tái cấu trúc cộng đồng được hiểu là việc sắp xếp lại các thành phần cấu
trúc cộng đồng cho phù hợp với điều kiện thay đổi của xã hội, hay nói cách khác
là việc thiết lập lại trạng thái cân bằng trong nội bộ cộng đồng nhằm duy trì tính
ổn định và phát triển của cộng đồng trong những điều kiện luôn thay đổi của xã


25

hội. Thông thường, các cuộc tái cấu trúc cộng đồng thường diễn ra trong các điều
kiện khi các giá trị và chuẩn mực của cấu trúc xã hội hiện hành trở nên lỗi thời
đối với nhận thức và cách hành xử của các cá nhân trong cộng đồng.
- Thiết chế xã hội hay định chế xã hội: trong quyển Cơ cấu xã hội và
phân tầng xã hội, Nguyễn Đình Tấn cho rằng thiết chế xã hội là tập hợp bền vững
các giá trị, chuẩn mực quy định hành vi của cá nhân hay một nhóm xã hội, được
thừa nhận rộng rãi, có khi được thể chế hóa (có quyền lực buộc phải theo) nhằm
thoả mãn một nhu cầu đặc thù nào đó (tôn giáo, kinh tế, xã hội...). Gắn liền với
khái niệm thiết chế xã hội là giá trị và chuẩn mực xã hội. Chức năng của thiết chế
là điều chỉnh hành vi con người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực. Ngăn chặn
và kiểm soát, giám sát những hành vi sai lệch với chuẩn mực qua hệ thống pháp
luật hoặc dư luận xã hội. Đặc điểm của thiết chế: khá bền vững, phản ứng lại các
biến đổi chậm, các thiết chế có xu hướng phụ thuộc nhau, sự đổ vỡ hoặc khủng
hoảng thiết chế có ảnh hưởng lớn đến xã hội. [81, 2005: 70 – 72].
Theo Trần Hữu Quang, hiểu theo nghĩa xã hội học, định chế xã hội
không phải là một nhóm người cụ thể, cũng không phải là một tổ chức hay một
hội đoàn cụ thể. Định chế xã hội (hay thiết chế xã hội – social institution) là một
hệ thống các quan hệ xã hội đã được xác lập ổn định trong xã hội. Nó được định
hình theo thời gian, khi mà, trong các mối quan hệ tương tác giữa các vai trò, một
số ứng xử nào đó của con người được lặp đi lặp lại, rồi dần dần biến thành tập
quán, và cuối cùng trở thành những chuẩn mực mà mọi thành viên đều thừa nhận
và tuân thủ. Định chế xã hội là một sản phẩm của đời sống xã hội. Mỗi định chế

đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Người ta thường phân biệt bốn loại
định chế xã hội: các định chế chính trị (liên quan tới việc phân bố và sử dụng
quyền lực trong xã hội), các định chế kinh tế (liên quan tới các quá trình sản xuất
và phân phối các của cải và dịch vụ), các định chế thân tộc (như hôn nhân, gia
đình), và các định chế văn hóa (như giáo dục, tôn giáo, phong tục, văn chương,
nghệ thuật, truyền thông đại chúng...) [78, 2005: 20-26].
Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng định chế không phải là một thực tại bền


×