Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long thời kỳ đổi mới (1986-2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.56 KB, 210 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
1. 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chuyển biến về kinh tế – xã hội là yếu tố phản ánh sự vận động, phát
triển của các nền văn minh nhân loại. Sự chuyển biến ấy chòu sự tác động của
điều kiện tự nhiên, xã hội; đặc biệt là các quyết đònh quản lý của giai cấp
lãnh đạo. Quá trình vận động và phát triển đó cũng phản ánh ý chí, khả năng
chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống cùng khát vọng vươn lên của con
người trên hành trình đi đến tương lai. Lòch sử hình thành và phát triển của
Vónh Long hơn 270 năm qua với những thăng trầm, quanh co, khúc khuỷu
nhưng bước đi của nó luôn thể hiện rõ nét quá trình ấy. Là một tỉnh trong thế
kỷ XVIII đã từng giữ vai trò trung tâm của vùng Đồng bằng châu thổ sông
Cửu Long, Vónh Long đang từng bước vươn lên để phát triển và hội nhập.
Nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội đối với đất nước ta, vùng Đồng
bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Vónh Long nói riêng, có tầm quan trọng
đặc biệt đối với sự phát triển, nhất là phát triển bền vững. Bởi vì kết quả
nghiên cứu ấy không chỉ cho biết thực trạng của một đất nước, một vùng hay
một tỉnh so với thế giới, khu vực, tỉnh bạn mà qua đó nó còn chỉ ra những
nguyên nhân thành tựu và những khó khăn, thách thức trên con đường phát
triển. Hay nói cách khác kết quả nghiên cứu ấy sẽ là một trong những chỉ dẫn
quan trọng cho tiến trình phát triển nói chung. Chính vì vậy, nghiên cứu
chuyển biến kinh tế - xã hội là một yêu cầu đặt ra rất bức bách và nghiêm túc
đối với các nhà khoa học, nhất là trong bối cảnh đất nước bước sang thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


2


Vónh Long hiện nay là một trong 13 tỉnh, thành thuộc khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
với cây lúa là chính. Đối với Vónh Long, nông nghiệp và nông thôn đã, đang
và sẽ còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đi lên của tỉnh.
Nền kinh tế tiểu nông, đậm chất thuần nông ở Vónh Long đã có những đóng
góp rất quan trọng trong lòch sử nhưng bước sang thời kỳ mới nó đang bộc lộ
những yếu kém, cản ngại trên con đường phát triển. Trong bối cảnh chung của
vùng, của đất nước đang đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang từng
bước hội nhập, từng bước hoà mình với kinh tế quốc tế, Vónh Long cũng
không thể đi ra ngoài con đường đó. Một câu hỏi lớn được đặt ra rất bức bách
là: Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Vónh Long phải
làm gì và làm như thế nào để có thể đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
hội nhập kinh tế quốc tế từ nền kinh tế tiểu nông, từ một vùng trọng điểm
lương thực, thực phẩm của cả nước mà vẫn đảm bảo vấn đề an ninh lương
thực? Đây là câu hỏi khó không chỉ đặt ra đối với Vónh Long mà với cả Đồng
bằng sông Cửu Long, rấtù cần được quan tâm nghiên cứu, giải đáp.
Do đó, nghiên cứu về nông thôn mà cụ thể là chuyển biến kinh tế – xã
hội ở nông thôn tỉnh Vónh Long thời kỳ đổi mới là vấn đề rất bức thiết, có ý
nghóa trên cả hai phương diện: khoa học và thực tiễn.
1.1.1. Về phương diện khoa học:
Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp, tỉnh Vónh Long cũng là
tỉnh nông nghiệp, do đó vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn có ý nghóa to lớn
trong nghiên cứu khoa học như đã trình bày. Cùng ở khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long, nhưng lòch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, xã hội của Vónh Long
không hoàn toàn giống so với các tỉnh khác trong vùng. Bên cạnh những nét
tương đồng, nông thôn tỉnh Vónh Long có nhiều nét riêng. Những nét riêng ấy
không chỉ thể hiện ở điều kiện tự nhiên mà còn ở điều kiện xã hội, ở việc


3

thực hiện đường lối do Đảng đề ra... Mặt khác, thời kỳ 1986 – 2005 đã tạo ra
những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội của nước ta nói chung, của nông thôn
Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Vónh Long nói riêng. Cùng với sự
chuyển biến về kinh tế, đời sống của người nông dân cũng được cải thiện một
bước quan trọng, nông thôn được đổi mới. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội nông
thôn đang đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải giải quyết để nông thôn có
thể đi tới trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tham gia ngày
càng có hiệu quả vào quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, góp phần
hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Do vậy, việc nghiên cứu nông thôn tỉnh Vónh Long sẽ làm phong phú
thêm bức tranh kinh tế - xã hội của vùng, của đất nước và sẽ góp phần vào
việc nghiên cứu kinh tế - xã hội nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long nói
riêng, nông thôn cả nước nói chung.
1.1.2. Về phương diện thực tiễn:
Nghiên cứu nông thôn tỉnh Vónh Long sẽ góp phần khảo sát, đánh giá
vấn đề chuyển biến kinh tế – xã hội trong quá trình thực hiện đường lối công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đối với một
tỉnh thuần nông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó chỉ ra những tồn tại,
thách thức, triển vọng cùng với những khuyến nghò về tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trên đòa bàn tỉnh để các nhà lãnh đạo, quản lý, nhất là lãnh
đạo đòa phương có thể tham khảo ban hành các quyết đònh quản lý thích hợp.
Mặt khác, việc nghiên cứu nông thôn tỉnh Vónh Long thời kỳ đổi mới còn
mang ý nghóa tổng kết việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở một đòa
bàn cụ thể, góp phần vào việc tổng kết việc thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước.


4
Vì những lý do khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Những
chuyển biến kinh tế – xã hội ở nông thôn tỉnh Vónh Long thời kỳ đổi mới

(1986 – 2005)”làm luận án tiến só, chuyên ngành Lòch sử Việt Nam hiện đại.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Xuất phát từ lý do khoa học và thực tiễn như đã trình bày, việc nghiên
cứu đề tài này sẽ nhằm vào 4 mục tiêu:
Một là, nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế – xã hội nông thôn Vónh
Long trong những năm đổi mới (1986 – 2005), trong đóù tập trung khảo sát,
phân tích, đánh giá nguyên nhân, động lực làm chuyển biến kinh tế Vónh
Long từ trạng thái thuần nông đi vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hai là, nghiên cứu đánh giá vai trò nông nghiệp, nông thôn Vónh Long
đối với sự phát triển của tỉnh và góp phần đưa đất nước vượt qua khủng hoảng
kinh tế – xã hội, đồng thời chỉ ra những nhân tố khách quan, chủ quan làm cho
Vónh Long không thể đi nhanh cùng cả nước vào thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Ba là, nghiên cứu hiện trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn và những thách thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Vónh Long trong mối quan hệ với các
tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bốn là, nghiên cứu khả năng hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Vónh Long - một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của
cả nước và trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:

Kinh tế – xã hội nông thôn miền Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu
Long nói riêng luôn giữ vò trí quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Chính vì vậy, từ trước đến nay lónh vực này luôn thu hút sự quan tâm của các
nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và cả của các cấp chính quyền. Từ


5

trước năm 1975 cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận
văn, luận án, bài báo khoa học, sách...đề cập đến những nội dung trên với
những cấp độ khác nhau. Những công trình khoa học này đã đặt nền móng
quan trọng cho việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề kinh tế – xã hội nông
thôn đang đặt ra trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Trước năm 1975, ở phạm vi miền Nam và Đồng bằng sông Cửu Long,
có các công trình nghiên cứu và tác phẩm như “Vấn đề hoạch đònh và thực
hiện kế hoạch phát triển hạ lưu vực Cửu Long giang trên lãnh thổ Việt
Nam”của Cao Văn Hở (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia hành chánh
Sài Gòn, 1967), “Một số vấn đề phát triển kinh tế nông thôn tại Việt Nam”của
Nguyễn Văn Út (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia hành chánh Sài
Gòn, 1971), “Vấn đề tín dụng tại nông thôn Việt Nam”của Lê Thò Bảo Nguyên
(Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia hành chánh Sài Gòn, 1972), “Tài trợ
tín dụng cho nông thôn Việt Nam”của Trần Văn Chốn (Luận văn tốt nghiệp
Học viện Quốc gia hành chánh Sài Gòn, 1972), “Nền kinh tế Việt Nam dưới
thời Pháp thuộc (1920 – 1930) “của Trònh Như Kim (Tiểu luận cao học Sử,
Viện Đại học Vạn Hạnh, 1973), “Vấn đề phát triển vùng châu thổ sông Cửu
Long”của Trần Thò Phương Loan (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia
hành chánh Sài Gòn, 1974),....Trong những ấn phẩm trên đáng chú ý là 2 luận
văn: “Vấn đề hoạch đònh và thực hiện kế hoạch phát triển hạ lưu vực Cửu Long
giang trên lãnh thổ Việt Nam”của Cao Văn Hở và “Vấn đề phát triển vùng
châu thổ sông Cửu Long”của Trần Thò Phương Loan. Hai luận văn này đã
cung cấp được những số liệu cơ bản về Đồng bằng sông Cửu Long như đòa lý,
nhân văn, hoạt động sản xuất nông nghiệp, thương mại ....ở những năm 60 và
đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Qua đó, nêu lên những nhận đònh về thực
trạng và chủ trương của chính quyền Sài Gòn trong phát triển kinh tế nông
thôn Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Vónh Long; đề xuất hướng quy


6

hoạch phát triển như dẫn thuỷ, ngăn mặn, mở đường, xây cầu (Mỹ Thuận,
Cần Thơ,...) nghiên cứu giống, phát triển chăn nuôi,.... Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu này chỉ tập trung đi sâu giải pháp phát triển kinh tế nông
thôn mà chưa đề cập nhiều đến lónh vực trọng yếu ở nông thôn là đời sống
của người nông dân. Mặt khác, do lập trường, quan điểm và vò trí của người
nghiên cứu nên một số nhận đònh, đánh giá trong các công trình nghiên cứu
này cũng thể hiện những hạn chế nhất đònh cần được xem xét theo quan điểm
sử học với tính chất là một ngành khoa học để có cái nhìn khách quan, khoa
học trong nhận thức như về mục đích đầu tư phát triển kinh tế của Mỹ và
chính quyền Sài Gòn, về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng
sông Cửu Long dưới thời chính quyền Sài Gòn...
Ngoài ra còn có một số tác phẩm được viết và xuất bản ở miền Bắc như
“Kinh tế miền Nam”của Phạm Thành Vinh (Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1957); “Chủ
nghóa đế quốc với vấn đề ruộng đất Việt Nam”của GS Nguyễn Công Bình
(Tạp chí Nghiên cứu Lòch sử, 1959, số 1 và 2),... Các tác phẩm này nêu bật
đặc điểm căn bản của kinh tế miền Nam những năm cuối của thập kỷ 50 (thế
kỷ XX) là miền Nam với điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi có khả
năng phát triển kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân, nhưng xuất phát từ
mục đích của Mỹ là muốn biến miền Nam thành thuộc đòa kiểu mới, thành
căn cứ chống cộng, muốn miền Nam phải lệ thuộc vào Mỹ cho nên họ đầu tư
phát triển kinh tế chủ yếu nhằm vào mục tiêu nô dòch dưới nhiều hình thức,
nhiều mức độ khác nhau. Bản chất của nền kinh tế miền Nam lúc bấy giờ vẫn
là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mặc dù Ngô Đình Diệm rồi đến Nguyễn
Văn Thiệu đã hai lần thực thi “cải cách điền đòa”.
Từ sau năm 1975 đến nay, ở tầm của vùng có một số tác phẩm như
“Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa”của Sơn Nam (Nxb tp Hồ Chí
Minh, 1985); “Đồng bằng sông Cửu Long”của Phan Quang (Nxb Mũi Cà Mau,


7

1985); “Lòch sử khai phá vùng đất Nam Bộ”do PGS Huỳnh Lứa chủ biên (Nxb
tp Hồ Chí Minh, 1987); “Lòch sử khẩn hoang miền Nam”của Sơn Nam (Nxb
Văn Nghệ tp Hồ chí Minh, 1994 ); “Đồng bằng sông Cửu Long”của Lê Minh
(Nxb tp Hồ Chí Minh, 1984); “Đồng bằng sông Cửu Long - Nghiên cứu phát
triển”của các tác giả Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang
Vinh, Nguyễn Qưới (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995 ); “Đời sống xã hội ở
vùng Nam Bộ”của GS Nguyễn Công Bình (Nxb Đại học quốc gia tp Hồ Chí
Minh, 2008 ); “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”do GS TS Nguyễn Đình Hương
chủ biên, (Nxb Chính trò quốc gia, 2000);... Các tác phẩm trên đây đã vẽ lên
một bức tranh thật sinh động về vùng Nam Bộ mà chủ yếu là Đồng bằng sông
Cửu Long từ thiên nhiên cho đến sản xuất và đời sống xã hội của cư dân.
Trong đó những tác phẩm “Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa”và
“Lòch sử khẩn hoang miền Nam”của Sơn Nam, “Đồng bằng sông Cửu
Long”của Phan Quang, “Lòch sử khai phá vùng đất Nam Bộ”do PGS Huỳnh
Lứa (chủ biên) nêu bật quá trình khai hoang vùng Đồng bằng sông Cửu Long
của tuyệt đại đa số nhân dân lao động và chính sách bóc lột, bần cùng hoá
của thực dân Pháp ngót 80 năm đối với vùng đồng bằng trù phú này.
Các tác phẩm “Đồng bằng sông Cửu Long”của Lê Minh;”Đồng bằng
sông Cửu Long - Nghiên cứu phát triển”của các tác giả Nguyễn Công Bình,
Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Qưới; “Đời sống xã hội ở vùng
Nam Bộ”của GS Nguyễn Công Bình; “Sản xuất và đời sống của các hộ nông
dân không có đất hoặc thiếu đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và
giải pháp”do GS TS Nguyễn Đình Hương (chủ biên);... đề cập đến tình hình
kinh tếâ - tế xã hội vùng đồng bằng Nam bộ (chủ yếu là thời kỳ sau năm 1975)
mà trọng tâm là Đồng bằng sông Cửu Long. Các tác phẩm này đi sâu nghiên
cứu thực trạng Đồng bằng sông Cửu Long trong đònh hướng phát triển, trong


8

tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như vấn đề nông dân không đất và
thiếu đất sản xuất; đặc biệt trong quyển “Đời sống xã hội ở vùng Nam Bộ”của
GS Nguyễn Công Bình có đề cập đến hai vấn đề rất bức bách đối với Vónh
Long. Một là, vấn đề “Vượt qua thuần nông để công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông thôn, nông nghiệp”đã chỉ ra thực trạng của nền nông nghiệp thuần nông
ở Vónh Long và cản ngại của nó đối với sự phát triển. Tuy nhiên, Vónh Long
có khả năng đi lên và con đường đi lên đó là phải đưa khoa học kỹ thuật, đưa
công nghiệp vào nông thôn, tức là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn. Hai là, vấn đề “Phân tầng xã hội trong nền kinh tế thò
trường ở Vónh Long”đã cung cấp nhiều số liệu điều tra, phân tích, nhận đònh
về mức độ phân tầng xã hội, về tình trạng nghèo, về mối tương quan giữa
phân tầng xã hội với biến động về ruộng đất ở Vónh Long,...
Đối với tỉnh Vónh Long, cũng có nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm
tiêu biểu đề cập đến vấn đề kinh tế – xã hội của tỉnh ở nhiều cấp độ khác
nhau. Các công trình nghiên cứu này có thể chia làm 2 dạng.
Dạng thứ nhất, nghiên cứu theo vấn đề, chuyên đề như “Vấn đề xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Cửu Long 1“do Tỉnh uỷ, Uỷ Ban nhân dân tỉnh Cửu
Long và Viện Khoa học xã hội (KHXH) tại tp Hồ Chí Minh phối hợp thực
hiện, (Tài liệu hội thảo khoa học, 1989, tập 1 và 2); “Kinh tế Vónh Long trong
sự nghiệp phát triển ở thập niên đầu thế kỷ 21”do Tỉnh uỷ – Uỷ Ban nhân dân
tỉnh Vónh Long phối hợp với Viện Khoa học xã hội tại tp Hồ Chí Minh thực
hiện (kỷ yếu hội thảo khoa học, 2000 ); “Vónh Long lòch sử và phát triển”(Nxb
tp Hồ Chí Minh, 2001, Kỷ yếu hội thảo khoa học), “Nghiên cứu lý luận và thực
tiễn các giải pháp quản lý văn hoá - xã hội trong quá trình đô thò hoá ở Vónh
Long”năm 2002 (đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do GS Nguyễn Công
1

Năm 1976 hai tỉnh Vónh Long và Trà Vinh sáp nhập thành tỉnh Cửu Long, đến 5/1992 tỉnh Cửu Long tách thành 2 tỉnh Vónh Long và
Trà Vinh như cũ



9
Bình làm chủ nhiệm); “Nghiên cứu đo đạc chỉ số phát triển con người (HDI)
của tỉnh Vónh Long năm 2003”(đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do Phạm
Đình Lộc làm chủ nhiệm);... Các công trình này tuy đề cập đến kinh tế - xã
hội (cả trong quá khứ và hiện tại) nhưng không toàn diện. Mặt khác, ngoại trừ
đề tài “Nghiên cứu đo đạc chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh Vónh
Long năm 2003”có thời gian nghiên cứu đến năm 2003, các đề tài còn lại chỉ
đến năm 2001.
Dạng thứ hai, là những công trình mang tính tổng kết kinh tế - xã hội
của tỉnh theo giai đoạn như “Cửu Long 15 năm phát triển kinh tế – xã hội 1975
– 1990”do Viện Khoa học xã hội tại tp Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo Tỉnh
uỷ Cửu Long phối hợp thực hiện, 1992 ); “Vónh Long 25 năm xây dựng và phát
triển (1975 – 2000) do Uỷ Ban nhân dân tỉnh Vónh Long thực hiện, 2000);
“Vónh Long 30 năm xây dựng và phát triển”do Nguyễn Thanh Hùng chủ biên (
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vónh Long xuất bản, 2006 );... Các công trình nghiên
cứu này phản ánh tương đối toàn diện tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng của tỉnh ở những giai đoạn lòch sử khác nhau như giai đoạn 1975 - 1990,
1975 - 2000, 1975 - 2005. Trong các đề tài nghiên cứu này, ngoại trừ đề tài
“Cửu Long 15 năm phát triển kinh tế – xã hội 1975 – 1990”trên cơ sở nghiên
cứu môi trường tự nhiên, xã hội và lòch sử phát triển của tỉnh đề tài đi sâu
nghiên cứu chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong phân bố dân cư, cơ cấu
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân...từ đó đề xuất những
quan điểm đònh hướng phát triển. Các đề tài tổng kết còn lại chủ yếu là miêu
tả, liệt kê. Mặt khác, tuy có đầy đủ nội dung (như kinh tế, văn hoá, xã hội,
giao thông,...) và cũng theo từng giai đoạn lòch sử (1975 - 1980, 1981 - 1985,
1986 - 1990, 1991 - 1995, 1996 - 2000, 2001 - 2005 ) nhưng số liệu chưa thật
đầy đủ và thiếu tính hệ thống.



10
Ngoài ra còn có một số cuộc điều tra phạm vi cả tỉnh do Cục Thống kê
tỉnh Vónh Long và các ngành liên quan thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng
Cục Thống kê hay Uỷ Ban nhân dân tỉnh như điều tra về Nông thôn, nông
nghiệp và thuỷ sản (5 năm một lần, bắt đầu từ năm 1994); điều tra về Tình
hình phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn và kinh tế - đời sống các tầng
lớp dân cư tỉnh Vónh Long 1991- 1998; điều tra về Mức sống dân cư (2 năm
một lần, bắt đầu từ năm 1991); điều tra về Lao động việc làm (vào thời điểm 1
tháng 7 hàng năm, bắt đầu từ năm 2000); quy hoạch Trồng trọt, Chăn nuôi và
thuỷ sản do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện năm
2007,...Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết về kinh tế – xã hội Vónh Long được
đăng trên các báo, tạp chí như Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng, Vónh Long,
Nông nghiệp Việt Nam, Xưa và Nay, tạp chí Khoa học xã hội, tạp chí Lòch
sử...
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
một cách có hệ thống về chuyển biến kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Vónh
Long trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và hội nhập kinh tế quốc tế trong khoảng thời gian gần 20 năm (từ 1986 đến
2005). Do vậy, tác giả mong muốn trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên
cứu đã có để tiếp cận và nghiên cứu đề tài “Những chuyển biến kinh tế –
xã hội ở nông thôn tỉnh Vónh Long thời kỳ đổi mới (1986 – 2005)”một cách
hệ thống, toàn diện và đầy đủ hơn.
3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác đònh như tên gọi của đề tài,
đó là những chuyển biến kinh tế và xã hội ở nông thôn tỉnh Vónh Long thời kỳ
đổi mới từ năm 1986 đến năm 2005. Tuy nhiên, trong trình bày, tác giả không
thể đề cập đến tất cả những chuyển biến mọi mặt kinh tế và xã hội ở nông



11
thôn, trong đó có vấn đề văn hoá truyền thống, dân chủ... mà chỉ tập trung
làm rõ:
- Về khía cạnh kinh tế, luận án tập trung nghiên cứu những chuyển biến
của nền kinh tế nông nghiệp được biểu hiện trên ba lónh vực chủ yếu là trồng
trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản và vai trò của nó đối với tiến
trình phát triển của tỉnh, của đất nước. Đối tượng nghiên cứu được xác đònh là
kinh tế nông nghiệp, nhưng tác giả không đi sâu nghiên cứu kinh tế nông
nghiệp với tư cách là đối tượng của ngành kinh tế hay xã hội học, mà gắn
kinh tế với xã hội ở nông thôn cũng như ở thành thò vì kinh tế nông nghiệp ở
khu vực này (thành thò) cho đến thời điểm kết thúc nghiên cứu (2005) chiếm
vò trí không lớn.
- Về khía cạnh xã hội, luận án đi sâu nghiên cứu một số mặt cơ bản thể
hiện sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân
trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế ở nông thôn Vónh Long.
+ Về đời sống vật, chất chủ yếu nghiên cứu sự chuyển biến về ăn, ở,
mặc, về cơ sở hạ tầng ở nông thôn (như giao thông, thông tin liên lạc, nước
sạch, điện thắp sáng, ...).
+ Về đời sống tinh thần, chủ yếu nghiên cứu chuyển biến về các lónh
vực giáo dục, y tế, hưởng thụ văn hoá,...của nhân dân khu vực nông thôn.
- Từ chuyển biến kinh tế - xã hội, luận án sẽ chỉ ra những nhân tố chủ
yếu tạo nên sự chuyển biến ấy; đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, thách
thức cần nhanh chóng khắc phục để có thể đưa Vónh Long đi vào công nghiệp
hoá, hiện đại hoá một cách thuận lợi, toàn diện và bền vững.
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

3.2.1. Về phạm vi không gian
Luận án giới hạn không gian nghiên cứu là đòa bàn tỉnh Vónh Long ngày
nay (năm 2005). Mặc dù, qua các thời kỳ lòch sử đòa bàn tỉnh có nhiều biến



12
đổi, trong đó một số đòa phương trong từng thời kỳ lòch sử đã cắt - nhập với
các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, luận án không tách biệt, cô lập mà đặt Vónh Long
trong mối tương quan với Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ và cả nước, đặc
biệt là thời kỳ từ năm 1976 đến tháng 4 năm 1992 tỉnh Vónh Long sáp nhập
với tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, nhằm có sự so sánh để làm rõ hơn sự
chuyển biến.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Luận án giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1986 đến năm 2005, qua
các giai đoạn 1986 – 1995, 1996 – 2000 và 2001 – 2005. Đây là thời kỳ có ý
nghóa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh. Bởi lẽ chặng đường sau gần 20
năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo
được những thành tựu quan trọng, có ý nghóa lòch sử về kinh tế – xã hội; đồng
thời cũng đứng trước những khó khăn, thách thức trên con đường hoàn thành
công nghiệp hoá,hiện đại hoá. Mặt khác, đối với tỉnh đây còn là giai đoạn tạo
đà tăng tốc cho giai đoạn 2005 – 2010 để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước kém phát
triển (nước có thu nhập thấp) vào năm 2015 và trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Mặt khác, sự phân chia các giai đoạn 1986 – 1995, 1996 – 2000 và 2001
– 2005 là dựa trên thực tiễn của tỉnh. Bởi vì, từ năm 1996 cả nước đã bước vào
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng đối với Vónh Long, cũng như
ĐBSCL thì phải đến 2001, tức là sau khi có Quyết đònh số 173, ngày 26 tháng
11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng
Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001- 2005”đề ra “tạo bước chuyển dòch
nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dòch vụ”và tiếp
theo đó là Quyết đònh số 1031, ngày 16 tháng 4 năm 2001 của chủ tòch UBND
tỉnh Vónh Long phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 với



13
mục tiêu là “Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá”và “đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững”thì Vónh
Long mới chính thức bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Dù xác đònh thời gian nghiên cứu là thời kỳ đổi mới (1986 – 2005)
nhưng để làm rõ những chuyển biến về kinh tế - xã hội thời kỳ này, triển
vọng của Vónh Long trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá tác giả
cũng dành dung lượng thích hợp trình bày khái quát kinh tế - xã hội của nông
thôn tỉnh Vónh Long thời kỳ trước đổi mới và cũng sử dụng số liệu của những
năm 2006, 2007 để xem xét đánh giá.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU:
4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở phương pháp luận Mác xít, đề tài “Những chuyển biến
kinh tế – xã hội ở nông thôn tỉnh Vónh Long thời kỳ đổi mới (1986 –
2005)”được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lòch sử và phương pháp
logic trong sự thống nhất, biện chứng. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các
phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và các phương pháp liên ngành cùng
với hoạt động điều tra, điền dã của tác giả nhằm làm sáng tỏ những vấn đề
mang tính đặc thù, riêng biệt về những chuyển biến kinh tế – xã hội ở nông
thôn tỉnh Vónh Long nói riêng, ĐBSCL nói chung.
Nội dung của đề tài được xác đònh là chuyển biến kinh tế - xã hội
nhưng được tiếp cận từ góc độ lòch sử chứ không phải từ gốc độ chuyên ngành
kinh tế hay xã hội học. Vấn đề kinh tế được gắn kết chặt chẽ với vấn đề xã
hội. Do đó, nghiên cứu vấn đề kinh tế ở đây là nghiên cứu kết quả của nó
dưới sự tác động từ những chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của
Nhà nước và kết quả đó đưa đến sự chuyển biến về đời sống của người nông
dân như thế nào. Vấn đề xã hội cũng được tiếp cận trên cơ sở nghiên cứu sự



14
tác động do chuyển biến kinh tế mang lại nhưng cũng gắn với chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước về các vấn đề xã hội đối với người nông dân.
Mặt khác, mục đích của việc nghiên cứu kinh tế - xã hội trước đổi mới,
đặc biệt dưới thời thực dân, đế quốc và thời kỳ bao cấp không chỉ nhằm vào
việc làm rõ sự quan trọng của các quyết đònh quản lý của Nhà nước đối với sự
phát triển của nông nghiệp và đời sống của người nông dân mà còn nhằm tạo
sự so sánh: dưới chế độ nào, trong hoàn cảnh, điều kiện nào, thời kỳ hay chủ
trương nào thì nông nghiệp phát triển tích cực nhất, người nông dân - chủ thể
của nông nghiệp, nông thôn có cuộc sống tốt nhất.
Thời gian nghiên cứu gần 20 năm được tác giả phân kỳ thành những
giai đoạn với khoảng thời gian năm năm (như đã trình bày ở phần thời gian
nghiên cứu) tương ứng với nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh. Sự phân kỳ này nhằm
tranh thủ được kết quả từ việc tổng kết nhiệm kỳ để thuận lợi hơn trong việc
so sánh, đối chiếu, đánh giá vấn đề. Dù thời gian nghiên cứu được xác đònh từ
1986 - 2005 nhưng tác giả dành dung lượng thích hợp để trình bày nông
nghiệp, nông thôn và đời sống người nông dân trước đổi mới (bao gồm cả thời
phong kiến và dưới các chế độ thực dân, đế quốc) nhằm làm rõ hơn vai trò, sự
cống hiến của người nông dân Vónh Long, Đồng bằng sông Cửu Long đối với
lòch sử và tác động từ các chủ trương, chính sách của giai cấp lãnh đạo đối với
nông nghiệp và đời sống người nông dân.
Phạm vi nghiên cứu được xác đònh là tỉnh Vónh Long ngày nay (theo đòa
giới hành chính năm 2005) dù trong thực tế nhiều đòa bàn thời phong kiến hay
thời các chế độ thực dân, đế quốc và ngay cả sau ngày đất nước thống nhất
từng là một bộ phận của Vónh Long, như thời phong kiến tỉnh Vónh Long bao
gồm cả Bến Tre và Trà Vinh, thời chính quyền Ngô Đình Diệm và chính
quyền Nguyễn Văn Thiệu thì Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp), Chợ Lách
(nay thuộc tỉnh Bến Tre) là những đòa bàn thuộc tỉnh Vónh Long; các huyện



15
Trà Ôn (Vónh Long) lại thuộc tỉnh Cần Thơ, huyện Vũng Liêm (Vónh Long)
lại thuộc tỉnh Trà Vinh... Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, từ năm
1976 hai tỉnh Vónh Long và Trà Vinh hợp nhất thành tỉnh Cửu Long đến tháng
5 / 1992 tách ra hai tỉnh như hiện nay.
Do đó, trong nghiên cứu tác giả chấp nhận sự chồng lấn tương đối, (nhất
là giai đoạn từ năm 1976 - 1992) bởi vì mục tiêu của sự nghiên cứu không
nhằm vào việc so sánh giữa các tỉnh mà, như đã trình bày, là nhằm vào việc
nghiên cứu sự chuyển biến từ tác động bởi các quyết đònh quản lý của chính
quyền.
Việc đặt Vónh Long trong mối tương quan với vùng, với cả nước nhằm
vào việc tìm hiểu vò trí, sự chuyển biến của Vónh Long dưới tác động của chủ
trương chung mà không đi sâu so sánh giữa những tỉnh cụ thể với nhau. Mặt
khác, việc xác đònh nội dung nghiên cứu của từng giai đoạn lòch sử cũng mang
ý nghóa tương đối nhằm phản ánh một thực trạng, một kết quả ...dưới tác động
từ những chủ trương, chính sách của giai cấp lãnh đạo. Kết quả đó đôi khi vẫn
còn tồn tại, vẫn còn có sự tác động, ảnh hưởng nhất đònh trong khi đã kết thúc
một giai đoạn lòch sử.
Trong nghiên cứu, tác giả rất chú trọng tiếp cận khai thác trực tiếp
nguồn tài liệu gốc. Tuy nhiên, đối với một số tài liệu, chủ yếu phục vụ nghiên
cứu Vónh Long thời Pháp thuộc, thời chính quyền Sài Gòn, vì lý do khách
quan tác giả không tiếp cận trực tiếp nguồn tài liệu này, mà trích dẫn từ các
công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Khi trích dẫn lại, tác giả luôn tuân
thủ ba yêu cầu: thứ nhất, phải là các công trình nghiên cứu có độ tin cậy cao,
của tác giả có uy tín; thứ hai, chú thích rõ ràng; thứ ba, có đối chiếu với các
công trình nghiên cứu khác cùng chủ đề (nếu có thể).
4.2. NGUỒN TÀI LIỆU:



16
Để nghiên cứu đề tài “Những chuyển biến kinh tế – xã hội ở nông
thôn tỉnh Vónh Long thời kỳ đổi mới (1986 – 2005 ) “tác giả sử dụng các
nguồn tài liệu chính:
- Một là, các sách chuyên khảo có liên quan đến đề tài, chủ yếu các
sách viết về vùng ĐBSCL. Nguồn tài liệu này có vò trí rất quan trọng giúp tác
giả nghiên cứu Vónh Long thời khai hoang, lập ấp, thời Pháp thuộc và dưới
thời chính quyền Sài Gòn. Nguồn tài liệu ấy còn giúp tác giả hiểu được Vónh
Long cũng như mối tương quan giữa Vónh Long với các tỉnh trong khu vực.
- Hai là, nguồn tài liệu do Cục Thống kê Vónh Long công bố (bao gồm
Niên giám thống kê và các cuộc điều tra như điều tra về nông nghiệp, nông
thôn, mức sống dân cư, lao động việc làm,...). Nguồn tài liệu này cung cấp cơ
bản số liệu về kinh tế - xã hội của Vónh Long qua các năm hay các giai đoạn,
kể cả số liệu thời kỳ tỉnh Cửu Long cũng được tính toán lại theo đòa giới hành
chính mới. Đây là nguồn tài liệu giữ vò trí rất quan trọng đối với việc nghiên
cứu đề tài này.
- Ba là, nguồn tài liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học của tỉnh
như tổng kết 15 năm, 25 năm, 30 năm, nghiên cứu phân tầng xã hội...cùng với
báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh qua các kỳ đại hội. Nguồn
tài liệu này cung cấp những số liệu mang tính khái quát nhưng có phân tích,
so sánh với giai đoạn trước và có khuyến nghò hay đònh hướng cho sự phát
triển.
- Bốn là, nguồn tư liệu được công bố trên một số trang web của các
tỉnh, thành ĐBSCL, Tổng Cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn...
- Năm là, nguồn tư liệu do tác giả khảo sát thực tế tại các đòa phương
trong tỉnh. Nguồn tư liệu này nhằm củng cố, khẳng đònh các số liệu, tình hình
được đề cập ở các tư liệu thành văn.



17
Các nguồn tài liệu tham khảo nêu trên do các nhà khoa học và các tổ
chức, cơ quan chuyên ngành công bố nên có độ tin cậy cao. Khi nghiên cứu
các nguồn tài liệu này được tác giả đặt trong mối quan hệ hỗ tương với nhau,
trong đó nguồn tư liệu do cơ quan thống kê công bố và các công trình nghiên
cứu khoa học giữ vò trí trọng tâm, các nguồn tư liệu khác đóng vai trò bổ sung,
đối chiếu để đi đến nhận đònh, đánh giá vấn đề. Trong trường hợp có sự sai
lệch số liệu giữa các nguồn tư liệu tác giả sẽ chú trọng đến tính mâu thuẫn về
sự kiện giữa các nguồn tư liệu. Ví dụ như có sự chênh nhau về số liệu hộ
nghèo giữa các nguồn tư liệu chẳng hạn thì tác giả sẽ chú trọng đến việc xem
xét sự phản ánh vấn đề từ số liệu của các nguồn tư liệu này có mâu thuẫn
nhau không. Dù số liệu không giống nhau nhưng nếu các số liệu ấy phản ánh
cùng chiều (cùng tăng hoặc cũng giảm) là hợp lý. Nếu có sự đánh giá trái
ngược thì tiếp tục đối chiếu với những nguồn tư liệu khác để chọn số liệu,
nhận đònh phù hợp.
Đối với các tài liệu về tỉnh Cửu Long (bao gồm Vónh Long và Trà Vinh)
phần lớn được cơ quan thống kê tỉnh tính toán lại để phục vụ cho việc tách
tỉnh (năm 1992), tổng kết 25 năm kinh tế - xã hội của tỉnh Vónh Long (năm
2000) nên trong quá trình sử dụng tác giả không gặp sự khó khăn đáng kể
nào.
Các nguồn tài liệu như đã trình bày phần lớn là sự miêu tả, thiếu tính
hệ thống và những phân tích đánh giá về chuyển biến kinh tế - xã hội ở nông
thôn Vónh Long nói chung, nhất là thời kỳ đổi mới (1986- 2005). Do đó, trên
cơ sở những tư liệu đã có từ nhiều nguồn tác giả hệ thống, phân tích đánh giá,
chỉ ra những cản ngại, thách thức và đưa ra những khuyến nghò cho sự phát
triển của tỉnh trong thời gian tới.
Đối với các sách, tài liệu dù chỉ đọc tham khảo để hiểu thêm vấn đề
hay ý tưởng nhưng với tinh thần tôn trọng tác quyền và bày tỏ lòng cảm ơn



18
đối với tác giả của các tác phẩm đó tác giả luận án cũng xin ghi tất cả những
tài liệu ấy vào danh mục tài liệu tham khảo.
5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN:

Luận án có những đóng góp khoa học cụ thể sau:
Một là, trên cơ sở sưu tầm, tập hợp, hệ thống hoá nhiều nguồn tư liệu,
với nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có một số tư liệu mới được công
bố, luận án tái hiện bức tranh về kinh tế – xã hội ở nông thôn Vónh trong gần
hai thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới (1986 – 2005).
Hai là, làm rõ vai trò, vò trí, thành quả, những đóng góp cùng hạn chế
của nông nghiệp và nông thôn Vónh Long đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vónh Long, của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, nhằm phát
huy hơn nữa vai trò, vò trí của nông thôn Vónh Long trong tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn của
Vónh Long luận án sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc
hoàn thiện đường lối đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ba là, từ kết quả tổng kết thực tiễn, luận án chỉ ra xu hướng phát triển
của Vónh Long, một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm lương thực của cả nước,
là phải đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá và có khả năng hoàn thành sự
nghiệp đó. Nhưng khả năng Vónh Long phải đi chậm hơn trong công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đối với nhiều tỉnh trong nước. Sự chậm trễ đó như là một xu
hướng tất yếu, cũng là một phương diện của nông nghiệp, nông thôn cốâng
hiến vào nhiệm vụ rất cơ bản là sản xuất lương thực, trong đó có an ninh
lương thực, rồi dành nhiều lương thực cho xuất khẩu, cũng là một phương diện
của công nghiệp hoá, hiện đại hoá cả nước nói chung, các đô thò, vùng đô thò
nói riêng. Luận án cũng nêu lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở



19
Vónh Long phải là hiện đại hoá gắn với công nghiệp hoá trong sự phát triển
của nông nghiệp, nông thôn, có như thế Vónh Long, ĐBSCL mới có thể hoàn
thành sự nghiệp công nghiệp hoá nhưng vẫn giữ vững là vùng trọng điểm
lương thực, thực phẩm của cả nước và cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ an
ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu nhiều lương thực, hội nhập kinh tế quốc
tế, góp phần đưa nền văn minh nông nghiệp đi lên văn minh công nghiệp.
Bốn là, góp phần cung cấp tư liệu, những luận cứ khoa học cho việc
tiếp cận, nghiên cứu về kinh tế – xã hội ở Vónh Long, ĐBSCL và cả nước.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu, Phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ
lục, nội dung chính của luận án gồm ba chương:
Chương 1 :Kinh tế – xã hội nông thôn tỉnh Vónh Long trước đổi mới
Chương 2: Kinh tế – xã hội nông thôn tỉnh Vónh Long những năm đầu
đổi mới (1986 - 2000)
Chương 3: Nông thôn Vónh Long bước vào công nghiệp hóa, hiện đại
hóa – Hiện trạng, thách thức và triểàn vọng (2001 - 2005)


20

CHƯƠNG 1
KINH TẾ – XÃ HỘI NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
TRƯỚC ĐỔI MỚI
1.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN VĨNH LONG ĐẾN TRƯỚC KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯC.
1.1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VĨNH LONG.


Vò trí
Tỉnh Vónh Long nằm ở vùng trung tâm ĐBSCL, từ 90 52’40’’ đến 100
19’48’’ độ vó bắc và từ 1050 04’18’’ đến 1060 17’03’’ độ kinh đông, có dáng
giống như hình thoi và lõm ở phía tây bắc. Đường chéo từ đông sang tây dài
65 km và từ bắc xuống nam dài 51 km. [114,tr.11] Phía bắc giáp với tỉnh Tiền
Giang, lấy sông Tiền làm ranh giới. Phía nam giáp với tỉnh Sóc Trăng, lấy
sông Hậu làm ranh giới. Phía đông giáp với tỉnh Bến Tre, lấy sông Cổ Chiên
làm ranh giới. Phía đông nam giáp với tỉnh Trà Vinh. Phía tây giáp với tỉnh
Cần Thơ, lấy sông Hậu làm ranh giới và phía tây bắc giáp với tỉnh Đồng
Tháp.
Do nằm giữa hai con sông lớn nhất ở vùng ĐBSCL (Tiền Giang và Hậu
Giang) cho nên Vónh Long có nhiều sông rạch chằng chòt nối liền giữa hai con
sông này. Mặt khác, do vò trí như vậy mà Vónh Long có nhiều cù lao sông như
cù lao An Bình (trên sông Tiền), cù lao Qưới Thiện còn gọi là cù lao Dài, cù
lao Năm Thôn (trên sông Cổ Chiên), cù lao Lục Só (còn gọi là cù lao Mây), cù
lao Mỹ Hoà (trên sông Hậu)...
Diện tích tự nhiên của tỉnh năm 2005 là 147.769,30 ha, trong đó đất
nông nghiệp là116.984,44 ha, chiếm 79,17% so diện tích tự nhiên. Trong tổng
số 116.984,44 ha đất nông nghiệp, có 72.851,11 ha trồng cây hàng năm (lúa,


21
hoa màu) và 41.808,05 ha trồng cây lâu năm (chủ yếu là cây ăn trái) và 1.658
ha là đất nuôi thuỷ sản. [163,tr.21,113]
Đòa hình tỉnh Vónh Long tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống
nam, cao hai bên (sông Tiền và sông Hậu) và trũng ở giữa. Cao trình của đòa
hình từ 0,6 đến 1, 2 m so với mặt biển.
Thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ở Vónh Long có hai mùa
rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 –

1.450 m.m kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, nhưng tập trung nhiều nhất từ
tháng 8 đến tháng 10. Nền nhiệt cao và ổn đònh. Nhiệt độ trung bình là
27,80C, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79,8% và tốc độ gió trung
bình là 2,6 m/s.
Thời tiết ở Vónh Long được thiên nhiên ưu đãi, ít khi phải chòu nắng hạn
gay gắt hay bão tố. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo điều
kiện cho sản xuất nông nghiệp ở Vónh Long phát triển từ rất sớm và làm cho
mật độ dân số ở tỉnh Vónh Long cao hơn các tỉnh trong khu vực.
Tiềm năng, thế mạnh
Tiềm năng, thế mạnh lớn nhất của Vónh Long là đất và nước. Đất đai ở
Vónh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển lùi Holocène (cách nay
khoảng 5.000 – 11.200 năm) dưới tác động của sông Mékong. Theo kết qủa
điều tra, khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình đất tỉnh Vónh Long (1990 –
1992) và Kết quả khảo sát chỉnh lý, đánh giá biến động đất đai của tỉnh vào
tháng 5 năm 2002 cho thấy Vónh Long có 4 nhóm đất chính:
* Đất phèn: có diện tích 90.779,06 ha chiếm 68,94% diện tích, phân bố
chủ yếu ở các vùng thấp trũng thuộc các huyện Bình Minh, Tam Bình, Vũng
Liêm, Long Hồ, Mang Thít. Trong đó, đất phèn tiềm tàng là 84.484,98ha,
chiếm 64,16% diện tích; đất phèn phát triển 6.294,08 ha, chiếm 4,78%.


22
Về quy mô, đất phèn tiềm tàng được chia làm 5 loại và đất phèn phát
triển chia làm 3 loại, cụ thể như sau:
Đất phèn tiềm tàng có 5 loại, được chia theo độ sâu xuất hiện tầng sinh
phèn:
Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn < 50 cm có 461,69ha chiếm
0,35%.
Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn 50 – 80 cm có 23.691,54ha chiếm
17,99%.

Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn 80 – 120 cm có 39.841,03ha chiếm
30,24%.
Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn 120 – 150 cm có 12.800,80ha
chiếm 9,72%.
Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn > 120 cm có 7.689,92ha chiếm
5,84%.
Đất phèn phát triển có 3 loại cũng được chia theo độ sâu xuất hiện tầng
phèn:
Đất phèn phát triển có tầng phèn < 50 cm có 39,91ha chiếm 0,03%.
Đất phèn phát triển có tầng phèn 50 – 80 cm có 3.390,04ha chiếm
2,58%.
Đất phèn phát triển có tầng phèn 80 – 120 cm có 2.864,13ha chiếm
2,17%.
Khác với đất phèn vùng tứ giác Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười,
đất phèn ở Vónh Long, phần lớn có tầng sinh phèn, tầng phèn nằm khá sâu so
với mặt đất. Diện tích cách mặt đất > 80 cm chiếm 47,98% diện tích đất phèn.
Đất đã được canh tác khá thuần thục, kết hợp với nguồn nước dồi dào, thế đất
thấp và hệ thống sông, kênh, rạch chằng chòt, mực thuỷ cấp trong đất cao trên
tầng sinh phèn; từ đó tạo cơ chế ém phèn tự nhiên, làm giảm tác động xấu


23
của đất phèn. Phần lớn diện tích tầng đất mặt được rửa phèn tốt nên giảm độc
tố do phèn gây ra. Bên cạnh đó, diện tích phèn nông đến rất nông có
27.583ha chiếm 20,94%.
* Đất phù sa : Diện tích 40.577,06ha chiếm 30,81%, là vùng đất cao,
phân bố tập trung ở hai bên sông Tiền, sông Hậu và các cù lao thuộc các
huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh, Long Hồ. Đất phù sa được chia thành
4 loại theo mức độ phát triển như sau:
Đất phù sa chưa phát triển có 4.269,9ha chiếm 3,24%

Đất phù sa bắt đầu phát triển có 11.781,85ha chiếm 8,94%
Đất phù sa phát triển sâu có 17.131,12ha chiếm 13,01%
Đất phù sa trên chân giồng cát có 7.394,19ha chiếm 5,62%
Đây là nhóm đất không bò nhiễm phèn nên thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa, màu và cây ăn trái. Nơi đây cũng thuận
lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi (lúa, màu cây ăn quả, chăn nuôi
gia súc, gia cầm và thuỷ sản). Tuy nhiên, đất phù sa đã xuất hiện tầng “đế
cày”dẫn đến giảm bề dầy tầng canh tác gây hiện tượng thoái hoá đất đai. Do
đó, việc đầu tư và khai thác kém hiệu quả, nhất là trên đất phù sa phát triển
khá sâu đến sâu.
* Đất cát giồng: Quy mô nhỏ, diện tích 212,73ha, chiếm 0,16% diện
tích đất. Đất giồng cát được phân bổ tập trung ở hai huyện Trà Ôn và Vũng
Liêm. Đất cát giồng có đòa hình cao nên chủ yếu được dùng làm đất thổ cư.
* Đất xáng thổi: Đây là loại đất diện tích nhỏ nhất, với 116,14ha chỉ
chiếm 0,09%. Loại đất này được phân bố ở ven sông Mang Thít thuộc huyện
Tam Bình do hoạt động của xáng thổi nạo vét sông tạo nên. Đòa hình khá cao
nên đa phần đất xáng thổi cũng được dùng làm đất thổ cư.
Bên cạnh nguồn tài nguyên đất là nguồn tài nguyên nước. Vónh Long
chòu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông


24
qua hai con sông chính là sông Cổ Chiên và sông Hậu. Mỗi ngày có hai đỉnh
triều và hai chân triều không đều nhau biến động qua các tháng trong năm.
Đặc biệt cường độ truyền triều qua sông Hậu và sông Cổ Chiên xếp vào loại
lớn nhất nước ta (18 – 24 km / giờ). Tốc độ dòng chảy ngược cao. Biên độ
triều vào mùa lũ khoảng 70 – 90 cm và vào mùa khô từ 114 – 140 cm. Kết
hợp với hệ thống sông, kênh, rạch chằng chòt (mật độ 67,5 m / ha) nên tiềm
năng tự chảy khá lớn, khả năng tiêu rút nước tốt, tạo cho Vónh Long lợi thế
khá lớn cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, nguồn nước ở Vónh Long ngọt

quanh năm, được phân bố đều, khả năng tải lượng nước lớn, trữ lượng nước
cao, tạo điều kiện cho chủ động tưới tiêu, thâm canh tăng vụ, cải tạo đất và
ngọt hoá môi trường nông nghiệp. Đặc biệt vào mùa mùa lũ, hàm lượng phù
sa ở hai con sông này khá cao (từ 250 – 450 g/m3). Lượng phù sa này được
lắng đọng tại các đồng ruộng, mương vườn, bãi bồi... làm cho đất thêm phì
nhiêu.
Theo số liệu điều tra lập sổ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp
(TSDĐNN) của Cục Thuế tỉnh Vónh Long vào năm 2006, toàn tỉnh có
113.372,19 ha đất nông nghiệp chòu thuế, được chia làm 5 hạng: hạng I có
3.206,57 ha chiếm 2,83% so với diện tích đất nông nghiệp; hạng II có
35.240,18 ha chiếm 31,08%; hạng III có 47.519,65 chiếm 41,91%; hạng IV có
26.273,05 chiếm 23,17 % và hạng V có 1.132,73 ha chiếm gần 1%. [168,tr.7,8]
Kết quả trên cho thấy ở Vónh Long diện tích ruộng đất hạng từ trung bình trở
lên là 85.966,40 ha chiếm 75,83% diện tích đất nông nghiệp; trong đó hạng
đất tốt và rất tốt là 38.446,75 ha chiếm 33,91% diện tích đất nông nghiệp.
Theo kết quả khảo sát của tỉnh vào năm 2002 thì Vónh Long có 4 vùng
sinh thái nông nghiệp:
Vùng phù sa ven sông (không phèn hoặc phèn ít), có diện tích
40.398,84 ha chiếm 33,94% diện tích đất nông nghiệp, được phân bố ven sông


25
Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên thuộc các huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Trà
Ôn và Bình Minh . Đây là vùng có đòa hình cao, không ngập nước hoặc chỉ
ngập ít. Vùng đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng (cây ăn trái, màu,
sản xuất lúa 2 – 3 vụ / năm) và nuôi thuỷ sản ven sông.
Vùng ảnh hưởng lũ, có diện tích 15.840,82 ha chiếm 13,31% diện tích
đất nông nghiệp, phân bố phía bắc quốc lộ 1A thuộc các huyện Bình Minh,
Tam Bình và Long Hồ. Đây là vùng đất trũng, ngập từ trung bình đến sâu, đất
phèn tiềm tàng (một số ít phèn phát triển). Vùng đất này có thể sản xuất lúa 2

– 3 vụ kết hợp lúa – màu, lúa – nuôi thuỷ sản.
Vùng trũng phèn, có diện tích 30.057,91 ha chiếm 25,25% diện tích đất
nông nghiệp, phân bố từ phía bắc sông Mang Thít đến nam quốc lộ 1 A thuộc
các huyện Tam Bình, Mang Thít, Long Hồ. Đây là vùng sản xuất lúa 2 – 3 vụ
/ năm, kết hợp lúa – nuôi thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm và chuyên canh cây ăn
trái.
Vùng đòa hình trung bình, vùng này có diện tích 32.720,43 ha chiếm
27,49% diện tích đất nông nghiệp, được phân bố ở các huyện phía nam sông
Mang Thít đến giáp đòa phận tỉnh Trà Vinh, thuộc các huyện Vũng Liêm và
Trà Ôn. Đây là vùng sản xuất 2 – 3 vụ lúa/ năm, lúa – màu, lúa – nuôi thuỷ
sản, chăn nuôi gia súc, đặc biệt đây là vùng sản xuất lúa chất lượng cao của
tỉnh.
Đòa hình Vónh Long bằng phẳng, không đồi núi, sông rạch chằng chòt,
khí hậu ôn hoà, hiếm khi có bão, đất đai mầu mỡ, nước ngọt quanh năm và
giàu phù sa. Tuy hàm lượng không bằng sông Hồng nhưng tổng khối lượng
phù sa của sông Cửu Long lên đến 1.000 triệu tấn / năm, gấp 7- 8 lần tổng số
lượng phù sa sông Hồng. Trên đòa bàn tỉnh Vónh Long, vào mùa nước nổi thì
hàm lượng phù sa trên các sông có đến 250 - 450 g/ m3 . [6,tr.85]


×