Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Tư tưởng phan bội châu về con người và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 243 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  

CAO XUÂN LONG

TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU
VỀ CON NGƯỜI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
CỦA NÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  

CAO XUÂN LONG

TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU
VỀ CON NGƯỜI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
CỦA NÓ
Chuyên ngành: Lòch sử triết học
Mã số: 62.22.80.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
HD.1. GS.TS.NGUYỄN HÙNG HẬU


HD.2. PGS.TS.TRỊNH DOÃN CHÍNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.
Người cam đoan

CAO XUÂN LONG


2

MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 4
PHẦ N NỘ I DUNG ........................................................................... 20
Chương 1. NHỮ N G ĐIỀ U KIỆ N VÀ TIỀ N ĐỀ HÌNH THÀ N H,
PHÁ T TRIỂ N TƯ TƯỞ N G CỦ A PHAN

BỘI CHÂU VỀ

CON NGƯỜI
1.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG
PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI ............................................................ 20


1.1.1. Điều kiện lòch sử xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
với sự hình thành tư tưởng Phan Bội Châu về con người ............ 20
1.1.2. Điều kiện lòch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu về
con người ............................................................................................. 33
1.2. TIỀ N ĐỀ LÝ LUẬ N HÌNH THÀ N H, PHÁ T TRIỂ N TƯ TƯỞNG CỦA
PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI ............................................................ 43

1.2.1. Truyền thống văn hóa Việt Nam với việc hình thành tư tưởng của
Phan Bội Châu về con người ............................................................ 46
1.2.2. Quan điểm con người của phương Đông - phương Tây với
việc hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu về con người........... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 66

Chương 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀ N H, PHÁ T TRIỂ N VÀ NỘ I
DUNG CHỦ YẾ U TRONG TƯ TƯỞ N G CỦ A PHAN BỘI
CHÂU VỀ CON NGƯỜI
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀ N H VÀ PHÁ T TRIỂ N CỦ A TƯ TƯỞ N G
PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI QUA MỘT SỐ SỰ KIỆN VÀ TÁC
PHẨM TIÊU BIỂU ......................................................................................... 69


3

2.1.1. Thời kỳ ảnh hưởng của tư tưởng quân chủ trong tư tưởng Phan Bội
Châu về con người (trước năm 1911) ................................................. 69
2.1.2. Thời kỳ chuyển từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ tư sản (từ
năm 1911 đến khoảng năm 1924) ....................................................... 84
2.1.3. Thời kỳ tư tưởng của Phan Bội Châu chòu ảnh hưởng của chủ nghóa

Mác - Lênin và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (từ năm 1924 đến
khi qua đời năm 1940) ......................................................................... 94
2.2. NỘ I DUNG CHỦ YẾ U TRONG TƯ TƯỞ N G CỦ A PHAN BỘI CHÂU
VỀ CON NGƯỜI .......................................................................................... 102

2.2.1. Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người dưới góc
độ triết học ................................................................................... 103
2.2.2. Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người dưới góc độ chính trò xã hội ................................................................................................. 120
2.2.3. Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người dưới góc độ giá trò
đạo đức, văn hóa .............................................................................. 142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 163

Chương 3. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƯ
TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
3.1. GIÁ TRỊ, HẠ N CHẾ TRONG TƯ TƯỞ N G CỦ A PHAN BỘ I CHÂ U
VỀ CON NGƯỜI ......................................................................................... 166

3.1.1. Giá trò trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người............ 166
3.1.2. Hạn chế trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người ........ 186
3.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............................................................. 195

3.2.1. Đề cao vai trò, vò trí và giá trò con người, tất cả vì con người là
ý nghóa lòch sử sâu sắc trong tư tưởng của Phan Bội Châu về
con người ........................................................................................ 197


4

3.2.2. Giải phóng con người, phát triển hoàn thiện con người bằng sức

mạnh đoàn kết dân tộc và phát triển giáo dục trên cơ sở chủ
nghóa yêu nước là ý nghóa lòch sử quan trọng trong tư tưởng
Phan Bội Châu về con người....................................................... 201
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 212

PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 214
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .......... 219
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................... 221
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 231


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu thế kỷ XXI, trên phạm vi toàn thế giới đã và đang có nhiều biến
đổi sâu sắc trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó nổi bật là sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ, là vấn đề toàn cầu hóa, mở cửa
hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Trong điều kiện ấy, loài
người cũng phải đối mặt với những biến đổi xã hội khó lường và những
thách thức to lớn từ nhiều phía, như môi trường sinh thái, an ninh lương
thực, nguồn nước, thiên tai, dòch bệnh lạ, nguy cơ chiến tranh hạt nhân và
“sự xâm nhập của các văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng bái, lai
căng, mất gốc, … tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường
các giá trò nhân văn”[41,tr.111]. Trong công trình nghiên cứu Dự báo thế kỷ

XXI, các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng đònh: “Con người hiện đại
hiểu rằng cái mới đã lợi dụng những điều kiện do cái cũ tạo ra, thu hút
những nhân tố tích cực của cái cũ để trưởng thành, làm cho lượng biến
trong cái mới so với lượng biến trong cái cũ được tiến hành với tốc độ

nhanh hơn. Bánh xe thời gian được đẩy tới giai đoạn chuyển giao thế kỷ,
nhòp điệu ý thức của con người trở nên mãnh liệt, con người có sự cảm
nhận phổ biến về gia tốc. Có lẽ đấy chính là “hiệu ứng chuyển giao thế kỷ”
mà con người chờ đợi”[35,tr.69]. Cho nên, trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước, chúng ta vừa phải kế thừa những bài học kinh nghiệm lòch
sử, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, vừa biết tiếp thu những tinh hoa
văn hóa và giá trò nhân văn của nhân loại để vận dụng thành công vào
công cuộc đổi mới vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh”[44,tr.85-86] ở Việt Nam hiện nay.
Lòch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn có sự
biến động to lớn về mọi mặt. Sự biến động ấy đã đặt ra nhiều vấn đề, trong
đó vấn đề bức thiết nhất đó là tìm tòi, xác đònh về con đường, cách thức để


6

giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi ách áp bức bóc lột và
những bất công trong xã hội. Chính vì vậy, nhiều nhà tư tưởng đã đưa ra
những phương án khác nhau cho việc giải đáp những vấn đề cấp thiết đó
của xã hội. Những phương án ấy do hạn chế nhất đònh của điều kiện lòch sử
và quan điểm tư tưởng, có thể thành công ở những mức độ khác nhau.
Nhưng đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòch sử tư tưởng giai đoạn chuyển
tiếp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Một trong những nhà tư tưởng tiêu
biểu ở giai đoạn này là Phan Bội Châu (1867 - 1940). Hồ Chí Minh đã viết
Phan Bội Châu là “bậc anh hùng, vò thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được
20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”[98,tr.172], bởi “tấm lòng cao
thượng và cuộc đời đầy hy sinh, nhiều nguy nan của ông”[98,tr.172] cho
công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, giải phóng con người ở
Việt Nam lúc bấy giờ. Còn GS.Trần Đình Hượu đã nhận đònh: “Phan Bội
Châu như một hiện tượng xã hội tất yếu, tiêu điểm phản ánh một thời kỳ

lòch sử dân tộc, và vì Việt Nam lúc đó có những vấn đề chung của vùng
Đông Á chống chủ nghóa đế quốc và những vấn đề có ý nghóa thế giới của
thời kỳ cận đại - hiện đại của nhân loại, nên Phan Bội Châu cũng là tiêu
điểm phản ánh hiện tượng có tính thế giới đó trong lòch sử thế
giới”[66,tr.269]. Luật sư Bona (người Pháp) cũng đã viết về Phan Bội Châu
rằng: Ông “là người quả không hổ là kẻ ái quốc, ái quần chân chính. Dầu
tôi là người Pháp, đối với cụ Phan tôi cũng phải ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng
mộ là ngưỡng mộ cái thân thế quang minh, cái tinh thần cao thượng, cái
nghò lực bất di, bất khuất đã chứng tỏ ra trong việc làm của cụ”[134,tr.753].
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Phan Bội Châu đã để lại cho chúng ta
nhiều tư tưởng có giá trò, tiêu biểu và xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng
của ông đó là tư tưởng về con người và vấn đề giải phóng con người. Ông
đã kết hợp một cách khá nhuần nhuyễn tư tưởng văn hóa Đông - Tây với
truyền thống văn hóa Việt Nam trong tư tưởng về con người của mình. Tư
tưởng của Phan Bội Châu về con người thực sự là một những vấn đề có giá


7

trò thiết thực không chỉ về mặt lý luận mà còn có giá trò về mặt thực tiễn
trong việc phát triển nhân tố con người giai đoạn hiện nay.

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) là đại hội mở ra thời
kỳ đổi mới, chuyển từ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thò
trường đònh hướng xã hội chủ nghóa có sự quản lý của Nhà nước, hội nhập,
mở cửa - một thời kỳ con người thực sự được quan tâm và có điều kiện phát
triển toàn diện. Văn kiện Đại hội VI đã khẳng đònh vai trò quyết đònh của

nhân tố con người trong tiến trình phát triển của xã hội. Từ đó con người
được chuyển dòch dần vào vò trí trung tâm của mọi quá trình phát triển. Các

Văn kiện Đại hội sau tiếp tục khẳng đònh con người vừa là mục tiêu vừa là
động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng đònh: “Lấy việc phát huy nhân tố con
người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”[41,tr.85]. Văn

kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
(4 -2001) một lần nữa xác đònh phát triển nguồn nhân lực, giáo dục - đào
tạo, khoa học - công nghệ là những khâu đột phá trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để làm được điều đó trong

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ chúng ta phải:
“Xây dựng và hoàn thiện giá trò, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trò văn hóa trong thanh
niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí
tuệ, đạo đức và bản lónh văn hóa con người Việt Nam”[45,tr.106].
Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều
thành tựu to lớn trên nhiều lónh vực, tuy nhiên bên cạnh đó còn những hạn
chế như chưa phát huy hết tiềm năng, nội lực của đất nước, các cơ chế
chính sách cho việc phát huy nhân tố con người, yếu tố cơ bản của sự phát
triển nhanh và bền vững chưa được quan tâm đúng mức. Việc phát huy
nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ


8

trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhưng chưa thực sự có
cơ chế, chính sách cụ thể cho việc phát huy tối đa nguồn lực con người. Do

vậy, nghiên cứu “Tư tưởng Phan Bội Châu về con người và ý nghóa lòch sử

của nó” có ý nghóa thiết thực và là bài học lòch sử bổ ích cho sự nghiệp phát
triển con người, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, xây dựng và phát
triển đất nước hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Do tính chất đặc sắc của nó, tư tưởng Phan Bội Châu đã thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên nhiều mặt từ cuộc đời, sự
nghiệp, đến quan điểm tư tưởng,… với nhiều góc độ khác nhau. Trong đó,
tư tưởng của Phan Bội Châu về con người đã được sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học, với các ý kiến trao đổi phong phú và sâu sắc, nhưng tựu
trung có một số hướng chính sau:

Hướng thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu
qua tiến trình lòch sử và nội dung tư tưởng cơ bản của các nhà tư tưởng cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trước hết là tác phẩm “Đại cương lòch sử Việt

Nam”, (Toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003), của GS.Trương
Hữu Quýnh, GS.Đinh Xuân Lâm, PGS.Lê Mậu Hãn (Chủ biên). Trong tác
phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày một cách khá hệ thống
về đời sống xã hội như: kinh tế, chính trò, văn hóa, tư tưởng,… của giai
đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu về sự phát triển tư
tưởng Việt Nam giai đoạn này còn có công trình “Sự phát triển của tư tưởng

ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám”, gồm 3 tập, Nhà
xuất bản Chính trò quốc gia, Hà Nội, 1996 của GS.Trần Văn Giàu. Đây là
một công trình nghiên cứu đồ sộ đề cập quá trình chuyển biến của ba hệ tư
tưởng nối tiếp nhau, xen kẽ và đấu tranh với nhau, đó là: hệ ý thức phong
kiến; hệ ý thức tư sản; hệ ý thức vô sản. Đặc biệt trong tập 2 - Hệ tư tưởng


tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lòch sử ở Chương 2. Phan
Bội Châu - Nhà tư tưởng tiêu biểu ở đầu thế kỷ XX (từ trang 118 đến trang
168), trong mục 1.3. Tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản trong tư


9

tưởng về con người của Phan Bội Châu, trong mục này tác giả khẳng đònh
rằng, tất cả những vấn đề trong tư tưởng triết học mà Phan Bội Châu bàn
như “về trời, về quỷ thần, về tôn giáo là vì con người, là nhằm giải phóng
tư tưởng cho con người”[56,2,tr.130]. Cùng tập trung nghiên cứu tình hình tư
tưởng thời kỳ này, còn có công trình nghiên cứu “Bước chuyển tư tưởng

Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Nhà xuất bản Chính trò quốc
gia, Hà Nội, 2005, do PGS.TS.Trương Văn Chung, PGS.TS.Doãn Chính
(đồng chủ biên) và đề tài “Tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế

kỷ XX qua một số chân dung tiêu biểu”, (Mã số: B2004-18b-06) do
PGS.TS.Vũ Văn Gầu làm chủ nhiệm đề tài. Thông qua một số nhà tư tưởng
tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trong đề tài các tác
giả của các đề tài trên đã phân tích nêu bật được những vấn đề như: Tiền
đề xuất hiện tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; nội dung,
đặc điểm và bài học lòch sử của tư tưởng Việt Nam ở thời kỳ này. Trong
công trình “Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX”, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, của Lê Thò Lan, tác giả đã trình bày
khá sâu sắc các điều kiện xuất hiện các tư tưởng cải cách Việt Nam cuối
thế kỷ XIX; một số đóng góp căn bản trên phương diện tư tưởng của các
nhà canh tân và có sự so sánh các tư tưởng này của Việt Nam với Nhật
Bản, Thái Lan để làm sáng tỏ những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các
đề nghò cải cách không được hiện thực hóa; qua đó tác giả cũng đã nêu lên

vò trí, ý nghóa của của tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX trong lòch sử cũng
như trong hiện tại; Hay trong luận án tiến só “Bước chuyển tư tưởng chính

trò Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - giá trò và bài học lòch sử”
của Phạm Đào Thònh, tác giả đã làm rõ ba vấn đề: một là, tìm hiểu hoàn
cảnh lòch sử thế giới; những điều kiện kinh tế, chính trò - xã hội, văn hóa,
khoa học - kỹ thuật ở nước ta; những tiền đề lý luận và yếu tố chủ quan của
các nhà tư tưởng tạo nên bước chuyển tư tưởng chính trò Việt Nam từ cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hai là, từ những tiền đề hình thành tư tưởng
chính trò, tác giả đã trình bày khái quát nội dung, đặc điểm của bước


10

chuyển tư tưởng chính trò Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
thông qua tư tưởng của của các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng tiêu biểu
như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc
Kháng, và thông qua các trào lưu tư tưởng Duy Tân, Đông Kinh Nghóa
Thục, ba là, trên cơ sở nội dung và đặc điểm tác giả đã rút ra giá trò và bài
học lòch sử của bước chuyển tư tưởng chính trò Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX đối với nhận thức nói chung và công cuộc đổi mới ở
Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu nội dung tư tưởng Việt Nam nói chung và
tư tưởng Phan Bội Châu thời kỳ này còn có cuốn sách “Phong trào dân tộc

Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á: Tư tưởng của Phan
Bội Châu về cách mạng thế giới”, Nxb.Chính trò quốc gia, Hà Nội, năm
2000, của Shiraishi Masaya (bản dòch của Trần Sơn). Nội dung của tác
phẩm được kết cấu thành 14 chương, với gần 900 trang sách (nguyên bản)
đã chứng tỏ đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của tác
giả về vấn đề này. Chủ đề của công trình là nghiên cứu phong trào dân tộc

Việt Nam, tác giả đã đặt trọng tâm vào việc xem xét đường lối, chủ trương
hoạt động của Phan Bội Châu, chủ yếu trong thời kỳ Phan Bội Châu ở Nhật
Bản để từ đó khái quát, phân tích những đặc điểm của phong trào đấu tranh
của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX; hay trong tác phẩm “Nho giáo và

văn học Việt Nam trung cận đại”, Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 1999, GS.Trần
Đình Hượu; tác giả cũng đã nghiên cứu tư tưởng triết lý Nho giáo, qua một
số nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ trung đại và cận đại. Trong
đó đặc biệt có phần liên quan đến đề tài là: “Phan Bội Châu và Nghệ Tónh

nghiên cứu theo hướng xem xét ảnh hưởng Nho giáo và cho ngày hôm nay”
và phần “Văn chương “ông già Bến Ngự”người chí só cô độc quay về với

con người đạo đức theo Nho giáo”(từ trang 257 đến 277). Trong công trình
nghiên cứu “Nho giáo xưa và nay”, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991,
của tập thể tác giả, Lê Sỹ Thắng đã tập trung nghiên cứu về Phan Bội
Châu với bài viết “Phan Bội Châu và Nho giáo” khá sâu sắc. Ngoài các
công trình nghiên cứu trên, nội dung tư tưởng cơ bản của các nhà tư tưởng


11

tiêu biểu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng được các nhà khoa học
nghiên cứu và cống bố trên các tạp chí chuyên ngành như: “Tìm hiểu một

số quan điểm chi phối tư duy các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ
XIX”, Tạp chí Triết học, số 1, 1995; “Nhân tố quyết đònh tới sự xuất hiện tư
tưởng cải cách ở Việt Nam thế kỷ XIX”, Tạp chí Triết học, số 4, 1999; “Về
ảnh hưởng của tư tưởng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX đối với vua quan
triều Nguyễn và tầng lớp só phu đương thời”, Tạp chí Triết học, số 3, 2000;

“Mấy suy nghó tìm hiểu thêm về lý do thất bại của việc thực hiện tư tưởng
canh tân dưới triều Nguyễn”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Huế, số
3, 1994.

Hướng thứ hai, là các công trình nghiên cứu một cách khái quát hệ
thống từng giai đoạn, từng nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu. Với chủ
đề này cũng có các công trình tiêu biểu như: “Phong trào Đông Du và Phan

Bội Châu”, Nxb.Nghệ An, 2005. Đây là công trình của Trung tâm văn hóa
ngôn ngữ Đông Tây nhằm kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du. Nội dung
của tác phẩm được kết cấu thành ba phần chính: một là, Phong trào Đông
Du – những vấn đề chung; hai là, Nhân vật Đông Du; ba là, di sản văn hóa
Đông Du. Qua các tham luận của các nhà khoa học, có thể thấy rằng các
tác giả đều khẳng đònh phong trào Đông Du và nhà yêu nước, nhà cách
mạng, nhà tư tưởng Phan Bội Châu có một vò trí và ý nghóa rất quan trọng
trong lòch sử dân tộc đầu thế kỷ XX, như GS.Đinh Xuân Lâm đã khẳng
đònh: “Phan Bội Châu là người đứng đầu phái bạo động, nhưng đồng thời
Cụ cũng là một nhà Nho duy tân tiêu biểu, suốt đời phấn đấu cho công
cuộc vận động duy tân, tự cường dân tộc. Có thể nói thêm rằng đối với các
só phu “tân tiến” đầu thế kỷ XX của nước ta thì “duy tân” và “bạo động” là
hai biện pháp để đạt mục tiêu chung, “duy tân” suy đến cùng lại là mặt chủ
yếu là sự chuẩn bò tích cực để tiến tới bạo động. Vì vậy, có thể khẳng đònh
Phan Bội Châu chính là ngọn cờ đầu trong phong trào duy tân nước ta hồi
đầu thế kỷ XX” [151, tr.15-16]. Nghiên cứu và trình bày về chủ đề này
phải kể đến tác phẩm “Phan Bội Châu”, Nxb.Văn hóa Hà Nội, năm 1978


12

của Hoài Thanh. Nội dung của cuốn sách này được tác giả kết cấu thành 5

phần thể hiện năm giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của tư
tưởng Phan Bội Châu (đó là: Trước khi ra nước ngoài; Những năm đầu ở

nước ngoài; Phong trào Đông du tan rã và thời gian ở Bạn Thầm; Hội Việt
Nam quang phục và thời gian bò cầm tù ở Quảng Châu; Những năm cuối ở
nước ngoài; Từ sau khi bò bắt về nước). Điểm khác và cũng là điểm thú vò,
dễ hiểu, dễ tiếp cận trong tác phẩm này so với các công trình nghiên cứu
cùng đề tài, chính là tác giả khéo léo tiếp cận dưới góc độ văn học ngôn
ngữ, thông qua việc phân tích, chứng minh, bình luận những tác phẩm thơ,
văn, phú,… của Phan Bội Châu trong từng giai đoạn, từ đó đã thể hiện rõ
những bước chuyển trong cuộc đời sự nghiệp của Phan Bội Châu. Hay trong
cuốn “Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông”, Nxb.Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997 của G.Boudarel đã nghiên cứu một cách khá công
phu về Phan Bội Châu. Phương pháp chính được sử dụng trong tác phẩm là
sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lòch sử và phương pháp logich, nhằm
đi sâu phân tích đặc điểm của xã hội Việt Nam về các mặt kinh tế xã hội tư
tưởng trong bối cảnh lòch sử khu vực Đông Nam Á và thế giới, quá trình
chuyển biến cách mạng Việt Nam từ quân chủ lên dân chủ thông qua hoạt
động của hai só phu tiến bộ đầu thế kỷ XX là Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh. Tác giả đã đi tới một số nhận xét khá sâu sắc về cơ sở truyền thống
yêu nước của nhân dân Việt Nam; sự giống khác nhau giữa Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh về mục đích cuối cùng và phương pháp để đạt tới mục
đích cuối cùng đó; mối quan hệ giữa hai xu hướng bạo động và cải lương và
xu thế tất yếu của xu hướng bạo động trong hoàn cảnh một nước thuộc đòa
mà nhân dân bò tước đoạt về kinh tế, chà đạp về tinh thần đến cùng cực
nên sẵn sàng vùng lên đánh đổ đế quốc cướp nước và phong kiến tay sai
bán nước. Nghiên cứu về tư tưởng của Phan Bội Châu còn có tác phẩm
“Phan Bội Châu về tác gia và tác phẩm”, Nxb.Giáo dục, Hà Nội năm 2007,
của Chương Thâu và Trần Ngọc Vương (giới thiệu và tuyển chọn). Nội
dung của cuốn sách là tập hợp của 60 bài chuyên khảo và cảm nhận của



13

các nhà khoa học trong nước và thế giới, với 156 trang cuốn sách được phân
làm ba phần: phần một, Người khổng lồ trong thế giới bề bộn, phần hai,

Phan Bội Châu - câu thơ dậy sóng, phần ba, Những dấu ấn không mờ. Đặc
biệt trong phần một của cuốn sách các nhà khoa học đã có những đánh giá
sâu sắc, có giá trò về tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung và tư tưởng của
Phan Bội Châu về con người và giải phóng con người nói riêng. Như trong
bài Phan Bội Châu - nhà cách mạng dân tộc, nhà yêu nước nhà tư tưởng

dân chủ lớn nhất Việt Nam đầu thế kỷ XX của GS.Trần Văn Giàu đã nhận
đònh: “chủ nghóa của Phan Bội Châu là một mức khá tiến bộ của chủ nghóa
nhân đạo chiến đấu”[142,tr.66], bởi vì, “chủ nghóa của Phan Bội Châu trước
hết là yêu nước, mục đích của Cụ là cứu nước, cho nên tôn Cường Để làm
minh chủ hay đònh lập cộng hòa, hay khuynh hướng theo “cách mạng thế
giới” đều là cách làm ngày càng gần chân lý để kiên trì đi đến độc
lập”[142,tr.54]. Trong Luận văn thạc sỹ triết học với tiêu đề “Tư tưởng

Phan Bội Châu từ năm 1925 trở về trước (qua Phan Bội Châu toàn tập)”
của Lã Thò Thái, tác giả đã bước đầu đi sâu trình bày và phân tích quan
điểm triết học của Phan Bội Châu. Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra mối
quan hệ giữa quan điểm triết học và quan điểm chính trò xã hội của ông, từ
đó rút ra những cống hiến cũng như những hạn chế trong tư tưởng của Phan
Bội Châu đối với tiến trình lòch sử tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX. Tiếp đến, phải kể đến Luận văn thạc só “Tư tưởng dân chủ của

Phan Bội Châu” của Lại Văn Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2006; trong luận văn tác giả đã trình

bày nội dung tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu, đặt tư tưởng ấy trong
tiến trình chuyển biến tư tưởng chính trò Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, qua đó tác giả đã rút ra một số bài học đối với quá trình thực
hiện dân chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay. Trong công trình “Phan Bội

Châu nhà yêu nước - nhà văn hóa lớn”, Nxb.Nghệ An và Trung Tâm văn
hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005 của Chương Thâu, tác giả đã làm rõ những
bước chuyển, những đặc điểm và ưu điểm cũng như những hạn chế trong


14

quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu; Hay trong
công trình “Phan Bội Châu con người và sự nghiệp”, Nxb.Đại học Quốc
gia, Hà Nội, 1997, (là tập hợp các báo cáo của hội nghò khoa học kỷ niệm
130 năm ngày sinh của Phan Bội Châu do Trường Đại học Khoa học Xã hội
Nhân văn Hà Nội tổ chức) đã tập trung vào ba vấn đề: một là, hoạt động
cứu nước của Phan Bội Châu, hai là, Những đóng góp về văn hóa tư tưởng
của Phan Bội Châu, ba là, một số tư liệu mới về Phan Bội Châu. Nội dung
của các tham luận trong cuốn sách trên đã khai thác nhiều khía cạnh quan
trọng trong cuộc đời hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, về tư tưởng
cũng như về phương pháp cách mạng, và về ảnh hưởng to lớn của Cụ Phan
đối với thế hệ thanh niên yêu nước đương thời. Đặc biệt các báo cáo đều
đã chỉ ra tinh thần đổi mới, ý thức duy tân sâu sắc của của nhà yêu nước
Phan Bội Châu trong cuộc đời hoạt động và trong tư tưởng của mình; Ngoài
ra về chủ đề này còn được thể hiện trong các công trình như: “Nhà yêu

nước và Nhà văn Phan Bội Châu”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội,
1970, của Viện Văn học biên soạn; “Giảng luận về Phan Bội Châu”, Nhà
xuất bản Tân Việt, Sài gòn, 1959 của Lam Giang; “Giai thoại Phan Bội


Châu”, Nhà xuất bản Nghệ An - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây,
2005 của Chương Thâu. Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về tư tưởng
của Phan Bội Châu còn có các công trình khác được công bố trên và tạp chí
chuyên ngành như: “Nguồn gốc của chủ nghóa yêu nước”, Tạp chí Nghiên
cứu lòch sử, số 88, 1966; “Cụ Phan Bội Châu sinh năm nào?”, Tạp chí
Nghiên cứu lòch sử, số 97,1967; “Tình hình nghiên cứu Phan Bội Châu từ

trước tới nay”, Tạp chí Nghiên cứu lòch sử, số 106, 1967; “Tìm hiểu thêm tư
tưởng bạo động của Phan Bội Châu”, Tạp chí Nghiên cứu lòch sử, số 5,
1978; “Chủ trương xây dựng kinh tế của Phan Bội Châu trong cuộc vận

động cách mạng đầu thế kỷ”, Tạp chí Nghiên cứu lòch sử, số 5, 1978 ; “Quá
trình tiếp thu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười của Phan Bội Châu”,
Tạp chí Triết học, số 4(19), 1977;… Như vậy, với chủ đề thứ hai này, các
nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ cả về lý luận và thực tiễn cũng


15

như bài học của nó đối với tiến trình lòch sử Việt Nam. Các nhà khoa học
đã tập trung nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng của Phan Bội Châu.

Hướng thứ ba, là các công trình nghiên cứu trên nhiều góc độ khác
nhau trong tư tưởng Phan Bội Châu về con người. Về hướng thứ ba này, có
các công trình tiêu biểu như: “Nghiên cứu Phan Bội Châu”, Nxb.Chính trò
quốc gia, Hà Nội, năm 2004, của GS. Chương Thâu. Đây là một cuốn sách
tập hợp, tuyển chọn một số công trình chuyên khảo, bài báo viết về đề tài
Phan Bội Châu trong gần 50 năm nghiên cứu của tác giả. Nội dung của
cuốn sách này được biên tập thành ba phần: Phần thứ nhất, với tiêu đề


Phan Bội Châu - thân thế và sự nghiệp cứu nước, nội dung của phần này
chính là toàn bộ nội dung Luận án tiến só sử học (đã bảo vệ thành công
năm 1981 của tác giả với tiêu đề Phan Bội Châu con người và sự nghiệp

cứu nước) và một chương trong cuốn Phan Bội Châu - Tư tưởng chính trò - tư
tưởng triết học, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1967, phần thứ hai, với
tiêu đề Giới thiệu một số tác phẩm Phan Bội Châu, nội dung của phần này
là tập hợp những bài viết giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội
Châu như: tác phẩm Thiên hồ! Đế hồ!, tác phẩm Xã hội chủ nghóa, tác
phẩm Chủng diệt dự ngôn,… đặc biệt nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề con
người của Phan Bội Châu, trong phần này có bài giới thiệu tác phẩm Nhân

sinh triết học (đây là bài viết đã được đăng trên Tạp chí Triết học tháng 12
năm 1981), qua việc nghiên cứu tác phẩm này tác giả đã đi đến khẳng
đònh: “tư tưởng của Phan Bội Châu về con người, là phần quan trọng nhất
trong tư tưởng triết học của Cụ”[135,tr.375]. Bởi theo GS.Chương Thâu:
“Trong tư tưởng triết học của Phan Bội Châu có phần bàn về trời, về quỷ
thần, về tôn giáo, nhưng Phan Bội Châu bàn về trời, về đạo trời, về tô n
giáo chủ yếu là vì con người, nhằm giải phóng tư tưởng cho con người, đặc
biệt là những con người mà Phan Bội Châu các đồng chí của Cụ trong Hội
Duy tân và Hội Việt Nam quang phục cần có, để làm cách mạng đánh đuổi
Pháp, khôi phục độc lập tự chủ, xây dựng nước nhà giàu mạnh. Giá trò và
tầm quan trọng của tư tưởng Phan Bội Châu về con người chính là ở chỗ


16

đó”[135,tr.377-378]. Phần thứ ba với tiêu đề Một số bài chuyên khảo về


Phan Bội Châu đây là phần tập hợp những bài viết, bài trao đổi ý kiến tiêu
biểu của tác giả trong nhiều khía cạnh về Phan Bội Châu. Nhìn chung đây
là tài liệu có giá trò, thể hiện tâm huyết của tác giả khi nghiên cứu về Phan
Bội Châu. Nghiên cứu tư tưởng Phan Bội Châu về con người công trình “Tư

tưởng triết học và chính trò của Phan Bội Châu”, Nxb.Chính trò quốc gia, Hà
Nội, 2006 của Nguyễn Văn Hòa. Nhìn chung đây là một công trình có nội
dung phong phú trên khía cạnh tư tưởng triết học và tư tưởng chính trò của
Phan Bội Châu. Nội dung tác phẩm với 179 trang viết được tác giả phân
làm 3 chương, 9 tiết, chương 1 với tiêu đề Điều kiện hình thành và phát

triển tư tưởng triết học và chính trò của Phan Bội Châu (từ trang 9 đến trang
57) trong chương này tác giả đã đi sâu phân tích ba tiền đề cơ bản trong
việc hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu: một là, xuất phát từ điều kiện
lòch sử xã hội ở Việt Nam và thế giới trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX theo tác giả của công trình này thì đây là tiền đề có “ảnh
hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học và chính trò
của Phan Bội Châu”[61,tr.24], hai là, tư tưởng của Phan Bội Châu còn là sự
kế thừa, tiếp thu những tư tưởng trong lòch sử tư tưởng dân tộc trước thời kỳ
du nhập chủ nghóa Mác - Lênin và tư tưởng phương Đông, phương Tây, ba

là, những tiền đề chủ quan (như bản thân, gia đình, quê hương,…) cũng là
những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tư tưởng của Phan
Bội Châu. Chương 2 với tiêu đề Tư tưởng triết học của Phan Bội Châu (từ
trang 58 đến trang 127), trong chương này tác giả đã khai thác ở ba khía
cạnh: một là, vấn đề thế giới quan, hai là, vấn đề thuyết biến dòch tuần
hoàn, tượng số học trong quan niệm của Phan Bội Châu, ba là, học thuyết
tiến hóa trong tư tưởng của Phan Bội Châu. Về vấn đề con người trong
chương này chưa được tác giả đặt thành một vấn đề riêng để giải quyết, mà
chỉ xem xét con người trong mối quan hệ với trời (ở trang 77), với thời thế

(ở trang 94). Theo tác giả đây “là một điều khá lý thú trong quan điểm của
Phan Bội Châu”[61, tr.94], bởi vì, chính từ nội dung những mối quan hệ này


17

“nhà chí só họ Phan đã gạt sang một bên thái độ ỷ lại, chờ đợi, kêu gọi,
động viên mọi người hãy đoàn kết vùng dậy đấu tranh để thay đổi thời thế,
cứu dân, cứu nước”[61,tr.94]. Còn trong chương 3 với tiêu đề Tư tưởng

chính trò của Phan Bội Châu (từ trang 128 đến trang 191) trong chương này
tác giả của cuốn sách đã nghiên cứu ba vấn đề: một là, vấn đề con đường
cứu nước trong tư tưởng chính trò của Phan Bội Châu, hai là, tư tưởng của
Phan Bội Châu về con người, ba là, tư tưởng giáo dục và đào tạo con người
của Phan Bội Châu. Như vậy, vấn đề con người trong tác phẩm này được
tác giả nghiên cứu dưới góc độ tư tưởng chính trò, bởi vì, theo tác giả “con
người là yếu tố quyết đònh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo
vệ tổ quốc, giải phóng dân tộc chính là giải phóng con người, nguồn lực của
con người cũng chính là nguồn lực của dân tộc”[61,tr.153]. Hay trong bài

“Tư tưởng Phan Bội Châu về con người qua tác phẩm “Nhân sinh triết
học”” (đăng trong Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, Nhà xuất bản Chính trò quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 269 - 294), tác
giả đã phân tích, nêu bật một số nội dung tư tưởng về con người của Phan
Bội Châu. Trong đó bài viết đã làm rõ tư tưởng của Phan Bội Châu về
nguồn gốc, vò trí, vai trò của con người và bản tính con người đồng thời chỉ
ra phương pháp giải phóng con người, giải phóng dân tộc Việt Nam của
Phan Bội Châu. Hay tiếp tục theo hướng nghiên cứu trên trong bài viết, “Tư

tưởng Phan Bội Châu qua tác phẩm “Xã hội chủ nghóa” (đăng trong Bước

chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nhà xuất bản
Chính trò quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 295 - 312), tác giả đã phân tích và
nêu bật được một giai đoạn chuyển biến quan trọng về tư tưởng giải phóng
dân tộc, giải phóng con người Việt Nam của Phan Bội Châu. Ngoài các
công trình kể trên, nghiên cứu tư tưởng Phan Bội Châu về con người còn có
các bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành như: “Tư

tưởng của Phan Bội Châu về con người”, Tạp chí Nghiên cứu con người, Số
4(31), 2007; “Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục”, Tạp chí Khoa học
xã hội, Số 4(128), 2009; “Tìm hiểu tư tưởng Khổng giáo của Phan Bội Châu


18

qua “Khổng Đăng học”” Tạp chí Triết học, số 6, 1999; “Tư tưởng Phan Bội
Châu về vai trò của tri thức trong đời sống con người”, Tạp chí Triết học,
Số 4, 1996; “Bàn thêm cuốn sách “Phan Bội Châu niên biểu”” Tạp chí
Nghiên cứu lòch sử, số 170, 1976;… Các công trình này đã khai thác từng
mặt, từng nội dung tư tưởng về con người của Phan Bội Châu trên các
phương diện: văn hoá, triết học, chính trò, đạo đức,… đồng thời nêu lên
những giá trò và bài học lòch sử đối với dân tộc ta trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước hiện nay.
Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Phan Bội Châu đã được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có
công trình mang tính chuyên biệt và tập trung nghiên cứu làm rõ tư tưởng

Phan Bội Châu về con người và ý nghóa lòch sử của nó. Tuy nhiên, những
công trình kể trên vẫn là những tài liệu quý báu để tác giả kế thừa trong
luận án này.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

3.1. Mục đích:
Mục đích của luận án là làm rõ nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu
về con người, trên cơ sở đó rút ra ý nghóa lòch sử cho việc xây dựng và phát
triển nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận án cần thực hiện bao
gồm:

Một là, trình bày và lý giải những tiền đề hình thành tư tưởng Phan
Bội Châu về con người.

Hai là, trình bày, phân tích quá trình hình thành, phát triển và những
nội dung chủ yếu trong tư tưởng về con người của Phan Bội Châu

Ba là, thông qua những nội dung đó rút ra giá trò, hạn chế và những ý
nghóa lòch sử đối với việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người trong
công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.


19

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đã nêu của luận án, tác giả dựa
trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghóa Mác - Lênin để
nghiên cứu tư tưởng của Phan Bội Châu về con người. Đồng thời trong quá
trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả còn sử dụng tổng hợp các
phương pháp cụ thể như: hệ thống cấu trúc, lòch sử và lôgích, phân tích và

tổng hợp, quy nạp và diễn dòch và cách tiếp cận của luận án là cách tiếp
cận dưới góc độ triết học lòch sử và triết học văn hóa.
Về tài liệu, tác giả lấy Phan Bội Châu toàn tập, gồm 10 tập, Nhà
xuất bản Thuận Hoá, Huế, 1990 làm tư liệu gốc để thực hiện nghiên cứu
luận án. Bên cạnh đó tác giả lấy Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Văn kiện hội nghò
lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khoá IX, Văn kiện hội nghò lần thứ
hai Ban chấp hành trung ương khoá VIII của Đảng và Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam làm tài liệu chuẩn đònh hướng cho
việc nghiên cứu luận án.
5. Cái mới của luận án

Một là, trên cơ sở trình bày những điều kiện và tiền đề hình thành,
phát triển của tư tưởng Phan Bội Châu, luận án đã phân tích làm rõ ba giai
đoạn vận động trong quá trình hình thành, phát triển và những nội dung cơ
bản trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người như: nguồn gốc, kết
cấu, bản chất, vò trí, vai trò, nhân cách, đạo đức, giáo dục và giải phóng con
người. Những nội dung về con người đó được thể hiện trong ba góc độ, đó
là: góc độ triết học; góc độ chính trò - xã hội và góc độ giá trò văn hóa, đạo
đức.

Hai là, trên cơ sở nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu về con người,
luận án đã rút ra những giá trò, hạn chế và rút ra những ý nghóa lòch sử của
nó đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay.
6. Ý nghóa khoa học và ý nghóa thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghóa khoa học


20


Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ những nội dung cơ bản
của tư tưởng Phan Bội Châu về con người, trên các mặt về nguồn gốc, kết
cấu, bản chất, vò trí, vai trò, nhân cách, đạo đức của con người, và tư tưởng
giải phóng con người, giáo dục con người; trên cơ sở đó luận án đã rút ra
giá trò, hạn chế và những ý nghóa lòch sử của tư tưởng Phan Bội Châu về
con người trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

6.2. Ý nghóa thực tiễn
Những ý nghóa lòch sử mà tác giả rút ra qua phân tích tư tưởng Phan
Bội Châu về con người trong luận án là những bài học bổ ích góp phần vào
quá trình xây dựng yếu tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể
sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu Lòch
sử tư tưởng Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1. Những điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển tư tưởng
của Phan Bội Châu về con người
Chương 2. Quá trình hình thành, phát triển và nội dung chủ yếu trong
tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
Chương 3. Giá trò, hạn chế và ý nghóa lòch sử trong tư tưởng của Phan
Bội Châu về con người


21

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU
VỀ CON NGƯỜI
1.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TƯ
TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI

Lòch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một
trong những giai đoạn đầy biến động. Trong điều kiện lòch sử - xã hội đó đã
có nhiều nhà tư tưởng với những khuynh hướng, đường lối và phương pháp
duy tân đất nước khác nhau xuất hiện. Tư tưởng của họ tuy có khác nhau
nhưng cùng chung một mục đích là cứu dân, cứu nước, phát triển xã hội.
Một trong những tư tưởng nổi bật, sâu sắc của giai đoạn lòch sử đó là tư
tưởng Phan Bội Châu. Phan Bội Châu được xem như một ngôi sao sáng trên
bầu trời lòch sử tư tưởng Việt Nam thời cận đại, là ngọn cờ đầu trong phong
trào duy tân giải phóng dân tộc. Tư tưởng của ông bao quát phạm vi rộng
lớn trên nhiều lónh vực như chính trò, văn học, triết học. Tư tưởng và sự
nghiệp của Phan Bội Châu đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở giai đoạn
này. Chính vì vậy, để làm rõ tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
chúng ta cần phải nghiên cứu điều kiện kinh tế, văn hoá, tư tưởng, xã
hội,… của Việt Nam và thế giới giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX.
1.1.1. Điều kiện lòch sử xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX với sự hình thành tư tưởng Phan Bội Châu về con người
Lòch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có thể nói là giai
đoạn có những biến đổi gây ảnh hưởng hết sức to lớn trên mọi mặt đối với


22


quá trình phát triển lòch sử xã hội của con người. Ở phương Tây, nhờ sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, chủ nghóa tư bản phát triển mạnh mẽ, sức
sản xuất xã hội phát triển vượt bậc, cơ cấu giai cấp - xã hội thay đổi và chủ
nghóa tư bản chuyển từ giai đoạn chủ nghóa tư bản tự do sang giai đoạn đế
quốc. Sự phát triển của chủ nghóa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
phương Tây đã làm cho xã hội tư bản biến đổi rất lớn trên các mặt: kinh tế,
chính trò, xã hội, văn hóa, khoa học. Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến tình
hình thế giới và ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam.

Về kinh tế, chủ nghóa tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất lớn, làm
cho diện mạo của đời sống xã hội thay đổi. Trong lòch sử loài người, nếu
như các giai cấp chủ nô, quý tộc áp dụng các phát minh khoa học vào cuộc
sống, chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí, chiến tranh thì đến giai cấp tư sản là
giai cấp đầu tiên trong lòch sử biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình

sản xuất, thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng. Cho nên, có
thể khẳng đònh, giai cấp tư sản có vai trò rất lớn trong việc mở đường, phát
triển khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển, thể
hiện tính cách mạng trong lòch sử. C.Mác (K.Marx) và Ph.Ăngghen
(F.Engels) đánh giá: “Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách
mạng trong lòch sử”[92,tr.559]. “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trò giai
cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và
đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp
lại”[92,tr.603]. Khi lý giải về khái niệm chủ nghóa tư bản, Phan Bội Châu
đã viết: “Từ thế kỷ thứ 18 trở lại đây, bên Âu châu mới đề xướng lên một
cuộc kinh tế cách mạng. Bao nhiêu công việc làm ăn của giai cấp lao động
đều bò máy móc cướp sạch sành sanh; mà những đồ máy móc ấy lại đều
tập trung trong tay những nhà sẵn vốn. Cái vốn đó tức là tư bản”[15,tr.133].
Chính vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế của chủ nghóa tư bản dẫn
đến sự phân hóa xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

ngày một quyết liệt. Khi nhận đònh về tình hình nước Pháp lúc này,
Ph.Ăngghen trong Lời nói đầu quyển Ngày 18 tháng sương mù của Lui


23

Bônnapactơ đã viết: “Nước Pháp, hơn bất cứ nước nào hết, là nơi mà những
cuộc đấu tranh lòch sử bao giờ cũng đạt đến kết cục triệt để, và do đó là nơi
mà các hình thức chính trò luôn luôn thay đổi, - tức là những hình thức trong
đó cuộc đấu tranh giai cấp ấy diễn ra, những hình thức biểu hiện kết quả
của cuộc đấu tranh giai cấp ấy - đã có những hình thù rõ rệt nhất. Là trung
tâm của chế độ phong kiến thời trung cổ, là xứ sở kiểu mẫu của nền quân
chủ tập quyền từ thời Phục hưng, của nước Pháp trong cuộc Đại cách mạng
của mình đã phá hủy chế độ phong kiến và đã dựng lên một cách hết sức
rõ nền thống trò thuần túy của giai cấp tư sản, mà không một nước nào khác
ở châu Âu đã từng đạt được. Ở cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đang trỗi
dậy chống giai cấp thống trò, cũng mang những hình thức gay gắt chưa từng
thấy ở nước nào khác”[93,tr.373]. Bước sang đầu thế kỷ XX, chủ nghóa tư
bản trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1900 - 1903. Cuộc khủng hoảng
ấy là cơ sở dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Theo V.I.Lênin,
tính chất cuộc chiến tranh là chiến tranh đế quốc chủ nghóa nhằm mục đích
cướp bóc các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trò thế
giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc đòa[86,tr.18]. Nhằm mở rộng thò
trường, thu lợi nhuận nhiều hơn nữa cho giai cấp tư sản. Các nước tư bản đã
hướng cỗ máy xâm lược, bóc lột đến các dân tộc phương Đông, điều này
dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trên các mặt của đời sống xã hội như kinh tế,
tư tưởng, chính trò, văn hoá, xã hội,… trên phạm vi thế giới.

Về chính trò, trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản dần dần củng
cố và phát triển nền dân chủ tư sản, tạo nên bước chuyển từ chế độ quân

chủ sang dân chủ; từ quân quyền, thần quyền sang pháp quyền; từ niềm tin
tôn giáo sang thực nghiệm khoa học… ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của các quốc gia phong kiến. Chế độ dân chủ tư sản ra đời là sự kế thừa,
phục hưng các giá trò văn hóa của nhân loại từ chế độ dân chủ chủ nô. Điều
này còn thể hiện sự phát triển về tư duy chính trò và tổ chức đời sống xã hội
của các giai cấp cầm quyền. Cuối thế kỷ XIX, nền dân chủ tư sản đã bộc lộ
bản chất phản động, một số nước tư bản nhanh chóng trở thành chủ nghóa


×