Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 259 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

[\

NGUYỄN VĂN ĐỨC

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ CA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 : SO SÁNH PHƯƠNG THỨC
ẨN DỤ TRONG THƠ XUÂN DIỆU,
HUY CẬN, HÀN MẶC TỬ VÀ CHẾ LAN VIÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Chuyên ngành
: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH
Mã số
: 5.04.27
Người hướng dẫn khoa học : TS. HUỲNH BÁ LÂN
TS. NGUYỄN KIÊN TRƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2007


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ CA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 : SO SÁNH PHƯƠNG THỨC
ẨN DỤ TRONG THƠ XUÂN DIỆU,
HUY CẬN, HÀN MẶC TỬ VÀ CHẾ LAN VIÊN


LỜI CAM ĐOAN



^—]

Tôi xin cam đoan đây là luận án nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là cơ sở lý luận nghiên cứu khoa học.
Nội dung của luận án trình bày những vấn đề mới về phong cách học và
nó chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
^—]

1. Tài liệu trích dẫn được ghi theo số thứ tự tương ứng ở phần danh mục
Tài liệu tham khảo,ở cuối luận án (sau phần phụ lục) và được đặt trong
dấu ngoặc vuông [ ] ngay sau phần trích dẫn, sau dấu chấm phẩy là số
trang. Nếu đoạn trích nằm ở hai, ba trang liên tục thì giữa trang xuất
hiện đầu tiên và trang cuối có ghi thêm dấu gạch nối (–), ví dụ:
[3; 6 – 12]; nếu đoạn trích dẫn không nằm ở hai, ba trang liên tục thì có
dấu phẩy giữa, ví dụ: [1; 18 , 27].
2. Các trích dẫn nguyên văn đều được đặt trong ngoặc kép.


LỜI CẢM ƠN
^—]
Xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Phòng Sau đại học đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi
giúp tôi hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm PGS. TS. Nguyễn Công Đức, TS. Huỳnh Bá Lân,
PGS. TS. Trònh Sâm, TS. Nguyễn Kiên Trường, đã tận tình hướng dẫn, dìu
dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.

Xin cảm ơn tất cả thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt khóa học.
Xin cảm ơn Quận ủy, UBND Quận Thủ Đức, Phòng Giáo dục Quận
Thủ Đức đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận án. Cảm ơn tất cả
những bạn hữu gần xa đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin cảm ơn tập thể giáo viên – công nhân viên Trường Bồi dưỡng Giáo
dục Quận Thủ Đức đã tạo điều kiện về thời gian, các tư liệu cần thiết giúp
tôi nghiên cứu đề tài “Phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945 : So sánh phương thức ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận,
Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên”.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 01 năm 2007
Người thực hiện luận án: Nguyễn Văn Đức


1

MỤC LỤC
^—]

Trang

MỞ ĐẦU
I. Lý do và mục đích nghiên cứu ........................................................................................4
II. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu ..................................................................5
III. Lòch sử nghiên cứu .......................................................................................................7
IV. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................11
V. Đóng góp mới của luận án ...........................................................................................13
VI. Bố cục của luận án......................................................................................................14

Chương một

ẨN DỤ LÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA TIÊU BIỂU
CỦA NGÔN NGỮ THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
I. Khái niệm .....................................................................................................................15
1. Ẩn dụ là gì ? .........................................................................................................15
2. Ẩn dụ từ vựng .......................................................................................................15
3. Ẩn dụ trong thơ.....................................................................................................15
4. Phong cách ngôn ngữ thơ ca.................................................................................17
II. Ngôn ngữ và ngôn ngữ thơ ca ..................................................................................20
1. Cấu trúc ngôn ngữ giao tiếp thông thường............................................................21
2. Ngôn ngữ thơ ca....................................................................................................22
2.1. Quan hệ kết hợp ............................................................................................23
2.2. Quan hệ liên tưởng........................................................................................25
III. Ẩn dụ là phương thức chuyển nghóa có giá trò biểu trưng cao trong bộc lộ
cảm xúc .....................................................................................................................29
1. Ẩn dụ là cách thể hiện thường gặp chủ yếu của ngôn ngữ thơ ca .........................29
2. Nhóm từ ẩn dụ là cơ sở đònh hình phong cách tác giả ...........................................39
3. Hiện thực được lónh hội qua cách sáng tạo hình tượng của tác giả thơ .................50


2

Chương hai
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
CỦA CÁC TÁC GIẢ THƠ QUA ẨN DỤ TU TỪ
Trang
I. Ẩn dụ như là cơ sở xác đònh phong cách ngôn ngữ................................................. 56
II. Những điểm giống và khác về phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả ......... 64
1. Xuân Diệu............................................................................................................ 64
1.1. Kết hợp từ và cảm xúc trong thơ Xuân Diệu .............................................. 64
1.2. Nhận diện tác giả Xuân Diệu từ góc độ các lớp từ, ngữ ẩn dụ.................... 66

1.3. Nét mới trong các kết hợp ngôn từ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu ................. 72
1.4. Phong cách ngôn ngữ thơ Xuân Diệu .......................................................... 77
2. Huy Cận ............................................................................................................... 88
2.1. Tiếp cận thơ Huy Cận theo con đường mã hoá ngôn ngữ ........................... 88
2.2. Phong cách ngôn ngữ thơ Huy Cận ............................................................. 95
3. Hàn Mặc Tử ......................................................................................................... 96
3.1. Khảo sát thơ Hàn Mặc Tử từ góc độ ẩn dụ khái niệm ................................ 96
3.2. Đóng góp của Hàn Măïc Tử về cách kết hợp ngôn ngữ ẩn dụ trong thơ.... 102
3.3. Phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử ..................................................... 108
4. Chế Lan Viên .................................................................................................... 110
4.1. Cấu trúc ngôn ngữ ẩn dụ theo con đường chuyển nghóa liên tưởng .......... 111
4.2. Ẩn dụ ngôn ngữ theo chiều liên tưởng trên trục đối vò và kết hợp............ 116
4.3. Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong thơ
Chế Lan Viên ................................................................................................... 120
4.4 Phong cách ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên ................................................... 127


3

Chương ba
SO SÁNH CÁC LỚP TỪ ẨN DỤ GIỮA XUÂN DIỆU, HUY CẬN,
HÀN MẶC TỬ VÀ CHẾ LAN VIÊN
Trang
I. Thống kê số liệu các lớp từ ngữ ưa dùng – nhận diện phong cách ngôn ngữ từ
góc độ ẩn dụ khái niệm ..................................................................................................139
1. Thống kê từ, ngữ ưa dùng trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và
Chế Lan Viên .....................................................................................................139
2. Nhận diện phong cách ngôn ngữ từ góc độ ẩn dụ khái niệm ...............................152
II. Cách tri nhận thế giới qua các lớp từ ẩn dụ là cơ sở hình thành phong cách
ngôn ngữ tác giả............................................................................................................169

1. Mỗi tác giả có một lớp từ, ngữ ẩn dụ riêng..........................................................169
2. Không gian chủ quan và không gian ngôn ngữ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận,
Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên ................................................................................171
3. Những tương đồng và khác biệt giữa các lớp từ ngữ ưa dùng của các tác giả ....173
III. Phong cách ngôn ngữ tác giả - nhìn từ góc độ ẩn dụ ..........................................184
1. Mỗi tác giả có một bức tranh ngôn ngữ riêng về thế giới ....................................185
2. Cách nhìn thế giới qua tri nhận của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và
Chế Lan Viên ..........................................................................................................195

Kết luận .......................................................................................................................198
Phụ lục ............................................................................................................ 201
Những công trình đã được công bố có liên quan đến luận án ..............282
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................283


4

Phần mở đầu

DẪN NHẬP
I. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là một nhu cầu
cần thiết hiện nay. Bởi vì, ngôn ngữ thơ ca giai đoạn này có những nét mới, do quá
trình giao lưu tiếp xúc văn hoá. Việc khảo sát phong cách ngôn ngữ thơ của bốn tác
giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử , Chế Lan Viên, từ đó so sánh, đối chiếu để
rút ra nhận đònh chung về thơ ca, là có ý nghóa liên quan đến nhiều vấn đề tiếp xúc
tác giả tác phẩm :
- Giúp người đọc nhận diện phong cách ngôn ngữ tác giả một cách trung thực,
khách quan.
- Nhận diện sự phát triển ngôn ngữ thơ ca dân tộc giai đoạn 1930 – 1945 một cách

rõ nét.
- Giới thiệu một cách nhìn mới về tiếp xúc phong cách ngôn ngữ thơ ca.
Trước đây, khi nhận đònh phân tích phong cách một nhà thơ, các nhà phê bình
văn học thường dựa trên cơ sở các hình ảnh, hình tượng, cảm xúc… của văn bản thơ
để bình giá. Và cách bình giá như thế thường không dựa trên những tư liệu khách
quan. Ví dụ: Có tác giả kết luận thơ Hàn Mặc Tử thuộc trường thơ điên loạn, hay
Huy Cận là nhà thơ của nỗi buồn thế kỷ, Chế Lan Viên là nhà thơ suy tưởng (thơ
theo khuynh hướng triết lý cuộc đời). Để có một cách nhìn mới, bao quát và trung
thực về các tác giả thơ, chúng tôi khảo sát thống kê các lớp từ ngữ ẩn dụ, từ đó rút ra
những nhận đònh khái quát dựa trên hệ thống ẩn dụ khái niệm của từng nhà thơ.
Việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ bốn tác giả thơ Việt Nam ở giai đoạn
1930 – 1945, ngoài việc khẳng đònh con đường phát triển của ngôn ngữ và văn học,
còn giúp người đọc hiểu được đặc trưng và tiến trình biến đổi của nền văn hóa, văn
học và tiếng Việt. Sự tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ thơ ca của bốn tác giả vừa
nêu có ý nghóa cần thiết và cấp bách là ở chỗ: Góp phần nhận diện phong cách ngôn
ngữ thơ giai đoạn này như là một bước ngoặt quan trọng, một móc bản lề khẳng đònh
sự chuyển mình của ngôn ngữ và văn học ở Việt Nam.


5
Nghiên cứu phong cách ngôn ngữ các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận,
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên là để góp thêm cứ liệu về cơ sở đònh vò sự chuyển mình
và phát triển của tiếng Việt ở giai đoạn tiếp xúc giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá
phương Tây. Kết quả so sánh đối chiếu sẽ khẳng đònh sự khác biệt về lớp từ, về cấu
trúc các kết hợp ngôn ngữ. Cũng chính qua sự so sánh đó, chúng tôi nhằm nói lên
rằng, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập và có một quá trình phát triển rõ rệt.
Sự tìm hiểu từ ngữ ẩn dụ trong thơ khẳng đònh được sự phát triển của hệ thống từ
vựng giao tiếp nói chung và vốn từ ngữ thơ ca nói riêng có nét đặc trưng riêng của
người Việt, đó là ngôn ngữ được hình thành và phát triển của dân tộc Việt trên cơ sở
nền văn hoá nông nghiệp Nam Á.

Quá trình khái quát hóa các lớp từ ngữ ẩn dụ để nhận diện từng phong cách ngôn
ngữ thơ, để từ đó đònh hình cho phong cách ngôn ngữ giai đoạn 1930 – 1945 là một
yêu cầu rất cần thiết hiện nay. Đònh hướng của đề tài khoa học “Phong cách ngôn
ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 : So sánh phương thức ẩn dụ trong thơ
Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên”, là giúp cho người đọc có cái
nhìn đúng đắn về phương tiện, phương thức đã sử dụng cho nền thơ ca tiếng Việt,
đồng thời đưa ra con đường cảm nhận tác phẩm thơ văn một cách hoàn toàn mới so
với trước đây. Điểm mới ở đây là về nhận thức ẩn dụ ngôn ngữ theo một mạch ngầm
chuyển nghóa nối kết từ cơ sở nhận thức của người Việt thông qua cả một quá trình
lao động sáng tác.
Đề tài khoa học này, về bản chất là chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ học, nhưng
đối tượng khảo sát lại là các văn bản thơ… Nên chúng tôi giới hạn phạm vi của luận
án là tập trung khảo sát những đặc trưng, những yếu tố thuộc lónh vực ngôn ngữ học.
II. ĐỐI TƯNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để xác đònh được phong cách ngôn ngữ thơ, người nghiên cứu nhất thiết phải dựa
trên nhiều thủ pháp như điệp ( điệp vần, điệp từ, điệp ngữ pháp, điệp ý); đối (đối
phụ âm đầu, đối từ, đối ngữ, đối câu, đối ý); so sánh, nghi vấn tu từ, phóng đại, hoán
dụ. . . Nhưng với dung lượng một đề tài nghiên cứu khoa học, người viết tập trung
chuyên sâu lựa chọn một thủ pháp cơ bản là ẩn dụ tu từ, như một con đường chuyển
tải huyết mạch đưa các cảm xúc của nhà thơ vào tác phẩm. Thật vậy, ẩn dụ tu từ là
cách nhìn của tác giả thơ về thế giới qua lăng kính ngôn ngữ, và chính nó sẽ là biện
pháp chuyển nghóa chủ yếu khẳng đònh phong cách ngôn ngữ tác giả, phong cách
ngôn ngữ giai đoạn thơ. Vì thế, sự phân biệt giữa ngôn ngữ giao tiếp thông thường và


6
ngôn ngữ ẩn dụ trong thơ, là vấn đề cần làm rõ trong luận án này. Có thể các từ:
“thuyền, bến, sông, nước, sóng, mây”… ở hoàn cảnh giao tiếp hằng ngày thì nó là
những đơn vò ngôn ngữ đơn nghóa; nhưng khi chính các từ ấy đi vào cấu trúc của một
văn bản thơ thì chúng bao giờ cũng chòu áp lực ẩn dụ cảm xúc thi ca :

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
(Đây thôn Vó Dạ)
“Gió”, “Mây” trong câu thơ trên đã được nhà thơ lồng vào ý nghóa của cảm xúc
trữ tình. Và các từ ngữ ấy đã được tác giả quy chiếu thành những hành ảnh riêng tư
thuộc hệ thống khái niệm ngôn ngữ có tính cá nhân.
Để xác đònh phong cách ngôn ngữ thơ giai đoạn 1930 – 1945 một cách tập trung,
tiêu biểu, chúng tôi chọn bốn tác giả: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,
Chế Lan Viên để nghiên cứu (Những tác giả khác như : Nguyễn Bính, Tố Hữu chúng
tôi cũng thực hiện thống kê đầy đủ, và chỉ sử dụng để so sánh đối chiếu về mặt lý
luận). Ở mỗi tác giả, chúng tôi thống kê phân loại vốn từ ẩn dụ theo bảng, để từ cơ
sở đó, nêu lên phong cách ngôn ngữ riêng của từng nhà thơ. Thật vậy, đường kênh
chuyển nghóa ngôn từ theo con đường ẩn dụ luôn luôn thể hiện nét liên tưởng theo
từng cách cảm nhận riêng. Đây là cơ sở vững chắc nhất để nhận ra phong cách khác
nhau của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên.
Bốn nhà thơ giai đoạn 1930 – 1945 vừa nêu trên, đã có nhiều đóng góp cho sự
phát triển ngôn ngữ thơ ca và cho tiếng Việt. Sự đổi mới và phát triển mạnh về cách
dùng từ, về cấu trúc, cách kết hợp từ ở giai đoạn này, là khá phong phú và đa dạng.
Chính sự phát triển của ngôn ngữ theo chiều quan hệ kết hợp và quan hệ liên tưởng,
trong hầu hết các văn bản thơ giai đoạn 1930 – 1945, đã khẳng đònh, đây là một lónh
vực rất cần nghiên cứu, làm rõ chức năng, đặc trưng của từ ngữ ẩn dụ.
Sự thay đổi về hình ảnh chung của tiếng Việt giai đoạn 1930 – 1945: từ chữ viết,
cấu trúc ngôn ngữ, đến tư tưởng, tình cảm… đã tạo nên một sự dung hợp của nền thơ
ca tiếng Việt. Một thời đại tự hào khi mà tiếng Việt đã chứng tỏ có đủ khả năng diễn
đạt những tình cảm sâu kín nhất của con người. Đây cũng là giai đoạn mà các nhà
thơ mới vận dụng nhiều thành tựu từ tiếp xúc ngôn ngữ và văn hoá.


7
III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Trước Cách mạng Tháng Tám, những tác giả đã bình phẩm từng tác giả thơ :
Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên như Vũ Ngọc Phan trong
“Nhà văn hiện đại”, Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu”. . .
Vũ Ngọc Phan và Dương Quảng Hàm bước đầu đưa ra những nhận xét là những nhà
thơ mới không những muốn cải cách lối thơ về hình thức mà cũng có mong muốn đổi
mới về nội dung. Cách diễn đạt các cảm xúc, các nhà thơ mới không còn theo khuôn
mẫu cũ mà họ có chiều hướng thay đổi từ cách lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu . . . đến
sự đổi mới về cảm xúc sáng tác, ảnh hưởng rất nhiều từ phong cách ngôn ngữ
phương Tây :
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
(Vội vàng)
Hai tác giả trên chưa đưa ra những nhận xét đánh giá chung về phong cách thơ
mới trên một tiêu chí cụ thể, nhất là lónh vực ngôn ngữ thì hầu như còn bỏ trống.
Phan Cự Đệ trong “Phong trào thơ mới” đã đánh giá phong cách ngôn ngữ các
nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên . . . chòu ảnh hưởng trong
sự cộng hưởng dung hợp từ phong cách thơ Đường đến cách diễn đạt của nền thi ca
phương Tây trên cơ sở nền thơ ca dân tộc. Phạm Thế Ngũ trong “Việt Nam văn học
sử giản ước tân biên” đã bàn đến sự đổi mới về nội dung ý tưởng, về tình cảm của
người làm thơ. Những cách thức, lời lẽ trong thơ Pháp được các tác giả thơ Việt Nam
giai đoạn này vay mượn để làm phong phú cho cách diễn đạt cảm xúc theo cách
nghó của người Việt.
Phạm Thế Ngũ đã có những nhận xét rất tích cực và rất rõ về sự đổi mới của các
nhà thơ mới. Ông đã nhận ra cái gì gọi là mới mẻ, nhưng cũng rất táo bạo có tính
cách vạch đường cho sự phát triển của nền thơ ca tiếng Việt : Xuân Diệu là người
tìm ra một ngôn ngữ phá vỡ khuôn phép lề thói cũ; Huy Cận đã đem đến cho thơ ca
dân tộc một phong cách ngôn ngữ mới : những ẩn dụ đột ngột, những kết hợp từ ngữ
táo bạo: sầu vũ trụ, chiều tê cúi đầu, gió veo hồ, buồn điệp điệp, mệt sắc xưa, vắng

rộng không bờ . . .


8
Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng trong “Việt Nam thi nhân tiền chiến” đã
phân tích khá sâu sắc sự đổi mới về phong cách diễn đạt của các nhà thơ mới trên
nhiều bình diện : từ cảm nhận trong suy tưởng, cái nhìn về hiện thực khách quan . . .
đến các bước lựa chọn ngôn từ . . . Nói chung, những nhà thơ mới tiêu biểu như
Xuân Diệu, Huy Cận được các tác giả “Việt Nam thi nhân tiền chiến” đánh giá cao
trên bình diện đổi mới về hình thức và tư tưởng trong sáng tác thơ.
Đỗ Lai Thuý trong “Con mắt thơ” đã nhận diện Xuân Diệu, Huy Cận,
Hàn Mặc Tử . . . một cách rõ nét từng vấn đề trong lónh vực sáng tác thơ.
Đỗ Lai Thuý đã nêu lên được từng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của từng tác giả.
Đây là sự đóng góp lớn trên lónh vực nghiên cứu ngôn ngữ thi ca tiếng Việt. Có điều
tác giả Đỗ Lai Thuý chưa thực hiện một cách đầy đủ theo từng bước nghiên cứu
chuyên sâu trên một lónh vực, trên những tiêu chí nhất đònh để có được một cái nhìn
đầy đủ toàn diện về từng nhà thơ của phong trào thơ mới. Dù sao đây là bước đầu có
tính đột phá về mặt tìm hiểu phong cách học, nên đây cũng là sự đóng góp quan
trọng giúp cho những người đi sau có nguyện vọng nghiên cứu về phong cách ngôn
ngữ thơ.
Mã Giang Lân trong “Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam” đã khẳng đònh
các tác giả phong trào thơ mới, mỗi người đều có một phong cách ngôn ngữ rất
riêng, từ cách sử dụng từ ngữ cho đến cách thể hiện miêu tả các mặt đời sống trong
thơ. Có thể nói, qua thơ, người đọc có thể nắm bắt được hình ảnh, diện mạo từng nhà
thơ cụ thể. Mã Giang Lân cũng đã nêu lên được những khác biệt rất rõ từng khuôn
mặt nhà thơ trong giai đoạn này như : Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và
Chế Lan Viên …
Trần Đình Sử trong “Những thế giới nghệ thuật thơ” đã nêu ý niệm về cái “Tôi”
trong cảm xúc sáng tác thơ. Đây là kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc giữa nền
thi ca Việt Nam và nền thi ca phương Tây. Sự tác động về tiếp xúc văn hoá, chính

nó đã làm cho các thi nhân Việt Nam đưa cái nhìn mới, cảm xúc trữ tình mới vào
trong thơ : “Thơ mới đã góp phần căn bản cải tạo thơ tiếng Việt từ thơ trữ tình của
vũ trụ sang thơ của con người, chuyển tâm thế sáng tạo từ ý, hình sang lời, giọng
điệu” [127;237].


9
Có tác giả nhận diện từng diện mạo các nhà thơ mới một cách cụ thể. Chúng tôi
chưa nói đến tính khách quan của nghiên cứu khoa học; nhưng dù sao đây cũng là
bước đi cần thiết trên con đường nghiên cứu tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ thi ca
Việt Nam. Tác giả Hoài Anh trong “Chân dung văn học” đã nêu phong cách
Xuân Diệu là : “Người làm vườn siêng năng hiến cho đời những hoa trái đầu mùa”;
phong cách Hàn Mặc Tử là “Một hồn thơ thanh sạch Đông phương”. Dó nhiên, đến
khi trình bày phong cách ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử trong luận án,
chúng tôi thể hiện theo kết quả nghiên cứu trên các số liệu khoa học và có những
nhận đònh từ kết quả nghiên cứu của đề tài. Đóng góp của tác giả Hoài Anh, chúng
tôi rất trân trọng, và xem đây như là tiền đề bức phá vào lónh vực phong cách ngôn
ngữ thơ ca tiếng Việt.
Lê Quang Hưng trong luận án Phó tiến só : “Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu
thời kỳ trước Cách mạng Tháng 8 -1945”, đã dành hai chương trình bày “hình tượng
cái tôi” và “hình tượng thế giới”. Điều đó cho thấy cảm xúc sáng tác trong thơ
Xuân Diệu là sự dung hợp hài hoà giữa cái tôi cá nhân ảnh hưởng nền thi ca phương
Tây và cảm xúc trữ tình ảnh hưởng nền thi ca Trung Hoa. Tác giả, qua luận án của
mình, đã nêu lên được những đặc trưng nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ Xuân Diệu,
đồng thời cũng nói được sự kết hợp hài hoà giữa các giá trò thơ ca ảnh hưởng từ các
nền văn hóa khác, được vận dụng làm giàu nền thơ ca dân tộc, trên cơ sở văn hóa
truyền thống lâu đời của người Việt. Điều này, Lê Quang Hưng trình bày khá chi tiết
trong chương ba luận án của tác giả.
Hữu Đạt trong “Ngôn ngữ thơ Việt Nam” đã nêu được sự đổi mới về phong cách
sáng tác trong phong trào thơ mới. Các đơn vò ngôn ngữ, các cấu trúc ngữ pháp . . .

được các nhà thơ mới vận dụng theo cái nhìn rất khác xưa. Điều đó dẫn đến sự đổi
mới về cấu tạo các nhóm từ, ngữ, câu thơ, dòng thơ và bài thơ. Khi tiếp xúc với nền
văn hoá phương Tây, các tác giả thơ giai đoạn 1930 – 1945, đã chuyển hướng bộc lộ
từ cảm xúc về thiên nhiên trữ tình sang miêu tả những trạng thái suy nghó, tâm lý
bên trong của cái tôi cá nhân. Những từ, ngữ nghệ thuật giai đoạn này tỏ ra mới lạ
trên bình diện cấu trúc lẫn bình diện miêu tả của ngôn từ.
Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên… là những nhà thơ tiêu biểu
của phong trào thơ mới. Có thể nói, tất cả những tác phẩm của họ trong giai đoạn


10
này là kết quả tinh túy nhất của quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật. Họ đã để lại
cho nền văn thơ dân tộc nhiều tác phẩm có giá trò. Vì vậy, có thể nói các nhà thơ giai
đoạn này được giới nghiên cứu quan tâm chú ý.
Các lớp từ mà các nhà thơ sử dụng trong quá trình sáng tác có quy mô lớn về số
lượng, có sự đổi mới về cách liên tưởng độc đáo và có quan hệ kết hợp bất ngờ, gây
thích thú nơi người đọc. Mỗi nhà thơ mỗi vẻ, và ai cũng thể hiện được phong cách
ngôn ngữ thơ ca một cách rõ nét.
Những tác giả khác như Nguyễn Xuân Nam, Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Bá Thành,
Lý Hoài Thu, Thế Phong… có nhiều công trình chú ý thể tài, thể loại, tư duy, hình
ảnh ngôn ngữ về các nhà thơ mới nhưng đa số các tác giả nêu trên không đi vào
khảo sát các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên… theo một
đònh hướng nhất đònh.
Nếu như trước Cách mạng Tháng Tám, Hoài Thanh đã có nhận xét một cách khái
quát về các nhà thơ mới : “Đã thế, không thể xem phong trào thơ mới là một chuyện
lập dò do một bọn dốt nát bày ra để kiếm chỗ ngồi trong làng thơ. Nó là kết quả
không thể không có của một cuộc biến thiên vó đại bắt đầu từ hồi nước ta sáp nhập
đế quốc Pháp, và xa hơn nữa, từ hồi Nguyễn Trònh phân tranh, lúc người Âu mới
đến. Cái ngày người lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, người ấy đã
đem theo cùng với hàng hóa phương Tây, cái mầm mống sau này sẽ nảy nở thành

thơ mới”. [143; 95]; thì trong thời kỳ kế tiếp, các tác giả vừa nêu, mỗi người cũng có
khuynh hướng nhận diện phong cách ngôn ngữ tác giả theo một cách riêng. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu từng phong cách ngôn ngữ thơ dựa trên những số liệu thống
kê các lớp từ ngữ ẩn dụ và cách tri nhận thế giới cũng chưa được các tác giả ấy đề
cập một cách toàn diện, có phương pháp khoa học.
Với luận án: “Phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 : So
sánh phương thức ẩn dụ trong thơ

Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và

Chế Lan Viên”, chúng tôi tập trung giới thiệu phong cách ngôn ngữ từng tác giả tiến
tới khái quát phong cách ngôn ngữ thơ chung của giai đoạn 1930 – 1945, dựa trên
lớp từ, ngữ ẩn dụ theo cấu trúc hai quan hệ liên tưởng và kết hợp, và chủ yếu dựa


11
vào cách tri nhận của tác giả thơ thông qua thế giới ngôn ngữ của họ. Từ cách
nghiên cứu này, chúng tôi sẽ có những nhận đònh mới về phong cách ngôn ngữ.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phân loại các lớp từ ẩn dụ trong tác phẩm, các từ ẩn dụ được lựa chọn theo sở
thích của nhà thơ. Sự hình thành lớp từ ẩn dụ thông thường chòu ảnh hưởng của các
yếu tố hình thành nền văn hóa như: tín ngưỡng, phong tục, tập quán, cách sống… Nền
văn hóa Việt được hình thành trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp lúa nước Nam Á,
cho nên các lớp từ để nhận diện phong cách ngôn ngữ tác giả, bản thân chúng được
lựa chọn theo cách nhận diện thế giới của người Việt Nam. Và dó nhiên cách ẩn dụ
thơ ca tiếng Việt chòu tác động thường xuyên và mạnh mẽ từ các tiêu chí của nền
văn hoá dân tộc.
Trên cơ sở lớp từ ẩn dụ thống kê theo đònh hướng như trên, chúng tôi có thể hình
dung phong cách ngôn ngữ tác giả một cách chính xác rõ ràng. Đây là một quá trình
khái quát hóa nhiều tầng bậc. Các từ ngữ ẩn dụ trong tác phẩm thơ được sắp xếp

theo một hệ thống, theo một quá trình, nó sẽ là cơ sở khách quan cho việc nhận diện
phong cách ngôn ngữ riêng của nhà thơ. Và tiếp theo, sự tương hợp phong cách ngôn
ngữ thơ giữa các tác giả, sẽ là kết quả của việc hình thành phong cách ngôn ngữ
chung của một thời đại thi ca.
Khẳng đònh các lớp từ ẩn dụ được hình thành theo đường kênh chuyển nghóa theo
cảm quan của từng cá nhân, từng thời đại, và nó chòu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như
phong tục, tập quán, cách sống… Những yếu tố cơ bản như vừa nêu trên, bao giờ
cũng có liên quan đến sự lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình sáng tác, là cơ sở tìm
đến một cách nhìn mới về ẩn dụ.
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghóa theo cách lựa chọn của từng cộng đồng ngôn
ngữ, theo cảm nhận của từng dân tộc, theo từng nền văn hoá khác nhau. Trên cái
nền chung của các lớp từ ẩn dụ là sự chuyển nghóa dựa trên sự liên tưởng những nét
tương đồng giữa một thuộc tính nào đó, mà người sáng tác bắt gặp trong một cảm
nhận về hiện thực, con đường chuyển nghóa của ngôn ngữ theo cách này xuất hiện
trong thơ thường xuyên đến mức dường như đã trở thành một đặc trưng của nghệ
thuật sáng tác.


12
Ẩn dụ tạo nên khả năng diễn đạt của từ đa dạng, tinh tế, làm cho các đơn vò từ
vựng có nhiều chức năng biểu hiện và biểu cảm.
Khi xác đònh được yêu cầu của phương pháp nghiên cứu, chúng tôi tập trung thể
hiện bằng các phương pháp như : thống kê, so sánh đối chiếu, phân tích tác phẩm...
nhằm thể hiện nội dung chính của luận án.
1. Thống kê
Thống kê phân loại các lớp từ là cơ sở hình thành số liệu nghiên cứu khoa học
một cách chính xác. Dựa vào các số liệu thống kê chúng tôi bình giá xác đònh phong
cách ngôn ngữ một cách khái quát, khách quan.
Thống kê theo số lần xuất hiện các lớp từ, ngữ ưa dùng của một tác giả là cách
nhận diện phong cách ngôn ngữ tác giả đó. Các lớp từ ưa dùng của các nhà thơ cùng

thời là cơ sở xác đònh phong cách ngôn ngữ thơ giai đoạn ấy.
2. So sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh đối chiếu đã được các nhà ngôn ngữ quan tâm từ lâu, nó
giúp người nghiên cứu nhận dạng rõ từng ngôn ngữ trên các bình diện ngữ âm, từ
vựng, cấu trúc, phong cách . . . So sánh đối chiếu sự khác nhau và giống nhau giữa
các lớp từ ẩn dụ của từng tác giả là mục tiêu; là yêu cầu cơ bản của luận án.
Bởi vì muốn nêu rõ phong cách ngôn ngữ một tác giả, không thể chỉ tìm hiểu
trong phạm vi một tác giả đó, mà người nghiên cứu phải so sánh đối chiếu với một
số tác giả khác để có thể nhận ra những nét tương đồng và khác biệt giữa cái riêng
và cái chung. Và trên cơ sở so sánh, người viết mới có thể chỉ ra phong cách của
từng nhà văn, nhà thơ.
3. Phân tích tác phẩm
Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống bằng các phương tiện ngôn
ngữ, bằng nghệ thuật chuyển nghóa, bằng phương thức ẩn dụ ngôn từ, bằng chất liệu
ngôn ngữ… các lớp từ ẩn dụ khi thống kê thì rõ là số liệu thuộc về ngôn ngữ học;
nhưng khi lý giải ngữ nghóa thì nó lại thuộc phạm trù phong cách học. Vì thế, khi
nghiên cứu tìm hiểu về phong cách học, người viết buộc phải sử dụng phương pháp
phân tích tác phẩm.
Phân tích tác phẩm bằng con đường ngôn ngữ, hay nói cụ thể hơn: phân tích bao
giờ cũng phải là một thao tác vận dụng tất cả mọi sự hiểu biết về văn học và ngôn


13
ngữ. Thật vậy, ngôn ngữ và văn học là hai hình ảnh của cùng một hiện thực. Khi
phân tích tác phẩm, chúng ta không thể thiếu hiểu biết về hình tượng, cảm xúc, cũng
như không thể thiếu hiểu biết về cấu trúc, đặc trưng của ngôn ngữ. Vấn đề chủ yếu
là người viết phải xác đònh được lónh vực, phạm vi nghiên cứu.
Hình tượng thơ ca được miêu tả qua ngôn ngữ ẩn dụ, cho nên phân tích tác phẩm
chính là làm sống lại, làm rõ thêm hình tượng nghệ thuật bằng cách giải mã ý nghóa
của cảm xúc được tác giả nén qua các ẩn dụ của ngôn từ. Ở đây, chúng tôi tập trung

phân tích các văn bản thơ theo con đường ẩn dụ của ngôn ngữ.
Trong toàn bộ các sáng tác của các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,
Chế Lan Viên…, các tác giả đã đem đến cho công chúng biết bao hình ảnh vừa mới
lạ, vừa sinh động. Qua thơ ca của các tác giả này, cuộc sống được mô tả, được nắm
bắt bằng nhiều hình ảnh, bằng nhiều khái niệm khác nhau. Thế giới khách quan
được miêu tả bằng thế giới ngôn ngữ. Phương pháp phân tích tác phẩm theo con
đường ẩn dụ ngôn ngữ sẽ tạo nhòp cầu thông cảm, tạo nên sự thông cảm gần gũi giữa
người đọc và tác giả.
V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về so sánh đối chiếu, chúng tôi cố gắng so sánh đối chiếu các lớp từ ưa dùng
giữa các tác giả, đồng thời nhận diện phong cách ngôn ngữ riêng.
Phong cách học là một chuyên ngành quan trọng của ngôn ngữ học. Nó giúp
người đọc nhận diện tác giả, tác phẩm dựa trên những số liệu khoa học của
ngôn ngữ : Phong cách học được soi rọi bằng lý thuyết ngôn ngữ học của
Ferdinand de Saussure, Roman Jakobson, IU. M. Lotman, giúp chúng ta tránh khỏi
những kết luận hàm hồ về tác phẩm văn chương, không còn bình giá một nhà văn,
nhà thơ theo cảm tính tuỳ thích. Phong cách học sẽ giúp người đọc tiếp nhận những
nét thẩm mỹ của văn bản thơ trên cơ sở các phương thức chuyển nghóa của ngôn từ,
trong đó, phương thức ẩn dụ là tiêu biểu.
Đóng góp của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, bạn
đọc cảm nhận tác phẩm thơ theo cách nhìn mới. Hơn nữa, với cách tiếp cận văn bản
thơ, bằng con đường chuyển nghóa ẩn dụ, người đọc cảm nhận văn bản thơ từ nhiều
chức năng biểu hiện và biểu cảm của ngôn ngữ.


14
VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án này được trình bày trong 200 trang, cùng với 83 trang phụ lục, ngoài
phần Dẫn nhập (gồm 14 trang) và Kết luận (3 trang), luận án gồm có 3 chương :
Chương một: Ẩn dụ là phương thức chuyển nghóa tiêu biểu của ngôn ngữ thơ ca

Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. (Tr. 15 - 55)
Chương hai: Phong cách ngôn ngữ của các tác giả thơ qua ẩn dụ tu từ (Tr. 56 – 136)
Chương ba: So sánh các lớp từ ẩn dụ giữa Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và
Chế Lan Viên (Tr. 137 – 200)
Phụ lục : (Tr. 201 – 282 )
(Ngoài phần Phụ lục chung với luận án, chúng tôi có phần Phụ lục đóng thành
một tập riêng).


15

Chương một
ẨN DỤ LÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA TIÊU BIỂU
CỦA NGÔN NGỮ THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1930 - 1945
I. KHÁI NIỆM
1. Ẩn dụ là gì ?
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghóa và chuyển ý dựa trên cơ sở nét tương
đồng giữa hai đối tượng trong chiều liên tưởng có tính chất lâm thời, cá nhân. Nói
cách khác, ẩn dụ là cách tạo nghóa mới của từ ngữ, và là sự chuyển ý thông qua câu
hoặc đoạn trên câu tuỳ theo tài năng sáng tạo của từng tác giả thơ. Điều quan trọng
hơn, cái nghóa biểu đạt mới ấy phải phù hợp với nét thẩm mỹ từng cộng đồng của
một nền văn hoá ổn đònh.
2. Ẩn dụ từ vựng
Ẩn dụ từ vựng là cách chuyển nghóa mang tính xã hội, được mọi người
hiểu và chấp nhận trong giao tiếp (được sử dụng trong từng hệ thống ngôn ngữ). Ẩn
dụ từ vựng thường được chuyển nghóa theo những cách thức như: vò trí, chức năng,
kết quả… tri nhận… Với cách ẩn dụ từ vựng, tiếng Việt có vốn từ phong phú, đa dạng,
có khả năng diễn đạt mọi tình huống trong giao tiếp xã hội.
3. Ẩn dụ trong thơ

Ẩn dụ từ vựng tạo ra một vốn từ hoà nhập vào hệ thống ngôn ngữ chung
của cộng đồng, có tính chất chung ai ai cũng có thể hiểu một cách dễ dàng. Trong
khi đó ẩn dụ trong thơ, được chuyển nghóa theo cách cảm nhận riêng của từng nhà
thơ, và mức độ tinh tế của các lớp từ ẩn dụ này tuỳ thuộc rất lớn vào tài năng sáng
tạo của tác giả.
Trên cơ sở thống kê các lớp từ ẩn dụ của bốn tác giả Xuân Diệu, Huy Cận,
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ở chương hai, chúng tôi có thể hình dung ẩn dụ dựa
trên những phát hiện mới của các tác giả thơ. Các lớp từ, ngữ ẩn dụ cũng chòu sự tác
động rất lớn từ cách nhận diện thế giới khách quan qua bức tranh ngôn ngữ của chủ
thể sáng tác.
Ẩn dụ tu từ là phương thức chuyển nghóa được hình thành
trên cơ sở nền văn hoá dân tộc, có thể được quy chiếu trên các lớp từ
tiêu biểu ở một thời đại thi ca nhất đònh. Những từ ngữ ẩn dụ được
hình thành trong quá trình sáng tác nghệ thuật. Những lớp từ sau đây chúng tôi


16
nhận thấy thường xuất hiện trong thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,
Chế Lan Viên :
1. Bến, bãi, biển, bờ…
2. Hoa, hương…
3. Mùa, mùi, mưa, nắng…
4. Non, nước, núi, nguồn, đồi…
5. Ráng, rừng, rượu…
6. Sông, sóng, sương, suối…
7. Thu, thuyền, trăng, trái, trời…
8. Vườn, vắng, xứ, xuân…
9. Buồn, chiều, cõi, lòng, mây, mộng, mơ, nẻo, ngậm, niềm, nỗi, nhớ, mong,
sầu, say, tơ, tưởng, yêu…
Những lớp từ này khi vào văn bản thơ, chúng chòu tác động chuyển nghóa theo

cấu trúc của văn bản nghệ thuật, đồng thời các từ ngữ ấy cũng mang dấu ấn riêng
của phong cách tác giả, và cũng là sự đònh hướng cho phong cách ngôn ngữ thời đại.
Theo cách nhìn tri nhận, ẩn dụ là phương thức bao gồm chuyển nghóa và chuyển
ý. Bởi vì qua khảo sát tư liệu thơ các tác giả, chúng tôi nhận thấy nếu chỉ có chuyển
nghóa đơn nhất thì chủ thể sáng tác khó lòng tạo nên hình tượng thơ. Hình tượng thơ
luôn luôn là kết quả của một sự cộng hưởng. Hiểu như thế, chuyển ý cũng là một tác
động thường xuyên tạo thành tính chất nghệ thuật của văn bản.
Trong luận án này, chúng tôi hiểu chuyển nghóa và chuyển ý được các tác giả thơ
thể hiện ở từng cấp độ của các đơn vò ngôn ngữ. Và chúng tôi cũng nhận thấy ẩn dụ
trong thơ ca giai đoạn 1930 – 1945 tiềm ẩn một cách tri nhận hình tượng thơ luôn
luôn đan xen trên hai bình diện chuyển nghóa và chuyển ý theo độ dài văn bản. Hơn
nữa, các kết hợp có tính ẩn dụ được hình dung trên phạm vi mở rộng nội hàm và
ngoại diên của thuật ngữ metaphor. Đây cũng là đặc trưng nghệ thuật rõ nhất của
các tác giả thơ giai đoạn này.
Theo Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, ẩn dụ tu
từ được hình thành trên cơ sở tương đồng về : cơ cấu, tính chất, hành động, trạng
thái, màu sắc,… Nhưng theo chúng tôi khảo sát trong phần Phụ lục của luận án, thì có
thể quy chiếu ẩn dụ ngôn ngữ trong thơ được hình thành từ cái nhìn theo góc độ tri
nhận ngôn ngữ : “Ngôn ngữ học tri nhận là (…) một mô hình đầy đủ đònh hướng vào
sự sử dụng và người sử dụng(ngôn ngữ), bao quát các bình diện chức năng, dụng học,


17
tương tác và xã hội – văn hoá của ngôn ngữ trong sử dụng(language –in – use)”
[144;19].
Hay nói cách khác, con người bộc lộ cảm xúc thông qua cái nhìn của riêng từng
lăng kính của thế giới ngôn ngữ cá nhân.
4. Phong cách ngôn ngữ thơ ca
Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt tư duy của con người. Nó được tạo ra theo quy
ước của từng cộng đồng dân cư, từng tộc người, từng quốc gia… Đặc biệt, ngôn ngữ

thơ ca, có rất nhiều khả năng chuyển nghóa nên các yếu tố riêng thuộc về phong
cách cá nhân có ảnh hưởng rất lớn trong các thao tác lựa chọn ngôn từ, cấu trúc…
Một điều rất rõ là các lớp từ được lựa chọn đưa vào tác phẩm cụ thể bao giờ cũng
chòu ảnh hưởng rất lớn từ nếp nghó, cách cảm xúc, phong tục tập quán của nhà văn,
nhà thơ. Đặc biệt, mỗi nhà thơ có một cách nhìn khác nhau về thế giới, và dó nhiên ở
họ có một thế giới ngôn ngữ riêng tư mang luôn trong bản thân nó tính sáng tạo cá
nhân. Nói cách khác, các lớp từ nghệ thuật ở từng nhà thơ thường có sắc thái ngữ
nghóa riêng, có tính chất lâm thời trong văn bản thơ. Đây là yếu tố góp phần tạo nên
sự diễn đạt đa dạng, phong phú của vốn từ nghệ thuật. Rõ ràng, với cách hiểu này,
muốn nắm bắt được nội dung, cảm xúc trong thơ, người đọc phải xác đònh con đường
chuyển nghóa ẩn dụ ngôn ngữ ở từng tác giả.
Nói về tình yêu, người Việt vốn được hình thành từ cái nôi của nền văn hóa sông
nước, nên những từ, ngữ sau đây thường được sử dụng : sông, nước, bến, thuyền,
mận, đào, giếng, trúc… Những từ “thuyền”, “bến” được lặp đi lặp lại rất nhiều trong
các văn bản thơ. Trong luận án: “Phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945 : So sánh phương thức ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận,
Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên”, chúng tôi thống kê tần số của các lớp từ, ngữ
chuyển nghóa theo con đường ẩn dụ ở từng tác giả, với mục đích khái quát, đònh hình
thế giới ngôn ngữ riêng của mỗi nhà thơ. Và chúng tôi chọn cách chuyển nghóa theo
con đường ẩn dụ là cách tiếp cận những văn bản thơ có thể miêu tả những hình tượng
nghệ thuật thơ ca ở mỗi chủ thể sáng tác : “Nếu trước đây ngôn ngữ học truyền
thống quan niệm rằng ngôn ngữ mở ra cho ta cánh cửa đi vào thế giới khách quan
quanh ta thì bây giờ ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ngôn ngữ – đó là cánh cửa sổ để
đi vào thế giới tinh thần của con người, đi vào trí tuệ của nó, là phương tiện để đạt
đến những bí mật của các quá trình tư duy” [144;20].
Rõ ràng, bằng cách tri nhận ngôn ngữ theo chiều ẩn dụ, chúng ta có đủ cơ sở xác
lập các mối quan hệ giữa thế giới ngôn ngữ tác giả và phong cách ngôn ngữ của họ.


18

“Phong cách ngôn ngữ thi ca” đã được hình dung theo cách nhìn thế giới qua con
đường chuyển nghóa ẩn dụ của mỗi nhà thơ.
Thông thường, mỗi từ có mối tương quan 1-1 giữa vỏ ngữ âm và ngữ nghóa.
Nhưng như trình bày phần trên, các lớp từ trong văn bản nghệ thuật khi vào văn cảnh
thường chòu một áp lực tạo nghóa mới. Chính cái áp lực ngữ nghóa của văn cảnh, hay
nói cách khác đó là sự chuyển nghóa, theo cách lựa chọn cá nhân tạo cho từ có nghóa
lâm thời thể hiện phong cách của người sáng tác. Vì thế, muốn xác lập phong cách
thơ của một tác giả nào, con đường xác lập rõ nhất là thống kê các lớp từ, ngữ nghệ
thuật, các nghóa tu từ, các cấu trúc ưa dùng… để từ đó xác đònh phong cách.
Để làm rõ hơn phong cách ngôn ngữ thơ, việc tìm hiểu những đặc trưng khác
nhau giữa ngôn ngữ giao tiếp thông thường và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, là
cơ sở lý luận thiết đònh những tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu. Và trên cơ sở
phân đònh cái riêng của các lớp từ chuyển nghóa lâm thời theo cảm xúc cá nhân, giúp
người đọc, người tiếp nhận dễ nhận diện phong cách ngôn ngữ.
Nói đến ngôn ngữ thơ có nghóa là nói đến ngôn ngữ sáng tác của một nhà thơ cụ
thể nào đó, hay một trào lưu, một giai đoạn thơ ca nhất đònh. Cùng một cách nhìn
chung được ảnh hưởng từ một nền văn hóa, nhưng khi đi vào từng cá nhân sáng tác
thì ngôn ngữ của họ luôn luôn in đậm cá tính, sở trường… Đó chính là phong cách
ngôn ngữ. Nếu chúng ta quan sát một cách cụ thể, tinh tế thì không khó nhận ra vấn
đề này. Cũng là một từ “thuyền”, nhưng trong ca dao, nó có nghóa là tác nhân trữ
tình bộc lộ của đôi nam nữ yêu đương. Cũng chính từ “thuyền” ấy, khi đi vào thơ
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, có khác, và đặc biệt trong thơ Hàn Mặc Tử, thì ý nghóa
của từ “thuyền” trở nên vừa trữ tình, vừa là sự đònh danh thế giới bằng dấu ấn ngôn
ngữ rất riêng. Ngữ “sông trăng” trong câu thơ sau là một ví dụ rất tiêu biểu. Và chỉ
khi nào người đọc cảm nhận nắm bắt được hiện thực qua cách diễn đạt của từ, ngữ
ẩn dụ thì lúc bấy giờ mới có thể được xem là hiểu được cảm xúc của nhà thơ.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kòp tối nay?
(Đây thôn Vó Dạ)
Thế giới hiện thực và thế giới ngôn ngữ trong thơ luôn luôn vận động trong quá

trình khái quát hoá, trong quá trình suy tưởng của tác giả. Chính vì thế, mối liên hệ
giữa hai thế giới ấy thường do chủ thể sáng tác quy chiếu theo cảm nhận riêng.
Trong thơ Hàn Mặc Tử, “bến sông trăng” vừa là một không gian trữ tình, vừa là
cách mang hình ảnh thế giới khách quan ấy vào trong thế giới ngôn ngữ có tính tâm
lý cá nhân của nhà thơ (thế giới ngôn ngữ Hàn Mặc Tử ).


19
Qua những điều trình bày trên, muốn cảm nhận được nội dung, ý nghóa văn bản
thơ, người phân tích phải nhận diện được mối quan hệ chặt chẽ giữa đối tượng miêu
tả và thế giới ngôn ngữ của nhà thơ, người đọc mới nắm bắt được cách thức tri nhận
của tác giả ảnh hưởng từ các đặc trưng văn hoá dân tộc, và đặc biệt phải xác đònh
được những thói quen tiềm ẩn hình thành thế giới ngôn ngữ. Có thể nói, “từ”, “ngữ”
thơ ca tuỳ thuộc rất lớn vào các yếu tố như:
• Truyền thống văn hoá
• Phong tục, tập quán của cộng đồng ngôn ngữ
• Hoàn cảnh lòch sử
• Quan niệm, cái nhìn thế giới bằng ngôn ngữ
• Những đặc điểm ngôn ngữ
• Sở thích cá nhân trong việc lựa chọn ngôn từ
• Tài năng sáng tạo
Về truyền thống văn hoá, chúng tôi nhận thấy : đây là một tiêu chí cơ bản làm
nên những đặc điểm hình thành phong cách ngôn ngữ thi ca. Những lớp từ, ngữ đi
vào ngôn ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt như : Bến, bãi, biển, buổi, chiều, đồng, gió,
hoa, hương, khói , lạnh, làn, lớp, mây, mùa, nắng, ngọn, nguyệt, non, nước, ráng,
sông, sóng, sương, suối, thu, thuyền, trăng, trời, vườn, xuân . . . , rõ ràng chúng đã
chòu áp lực, chòu ảnh hưởng đậm nét từ nền văn hoá sông nước của người Việt.
Những quan niệm về tình yêu theo phong tục của người Việt cũng ảnh hưởng rất
lớn đến cảm quan sáng tác của các nhà thơ mới:
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi

Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
(Người hàng xóm )
Hay :
Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người
Chưa từng hẹn đến, - giữa xuân tươi
Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy,
Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười.
(Nụ cười xuân)
Chúng tôi quan niệm những yếu tố thuộc về cơ tầng văn hoá có ảnh hưởng rất lớn
thông qua cách nhìn ẩn dụ của người bản ngữ. Đây cũng là cách mà chúng tôi quy
chiếu các tiêu chí ấy dựa trên sự chuyển nghóa của ngôn ngữ nghệ thuật.


20
Khi khảo sát các tác giả thơ, chúng tôi không dùng các yếu tố : truyền thống văn
hoá, phong tục tập quán, cái nhìn thế giới bằng ngôn ngữ . . . như là một cách thức cố
đònh, trong việc tìm ra phong cách ngôn ngữ thơ ; mà chúng tôi vận dụng phương
thức chuyển nghóa theo cách ẩn dụ khái niệm dựa trên những tiêu chí ấy theo từng
ngữ vực có chủ điểm, để chỉ ra từng phong cách ngôn ngữ. Và cụ thể hơn nữa, trong
văn bản thơ, từ được tạo nghóa từ nhiều áp lực: cấu trúc văn bản, sự lựa chọn ngôn từ,
dụng ý nhà thơ, tài năng sáng tạo,…
Nhân sinh quan và thế giới quan sáng tác của nhà thơ ảnh hưởng hoặc ý thức
hoặc tiềm thức đối với tác phẩm của họ. Cho nên khi nghiên cứu ngôn ngữ thơ của
bốn tác giả, của một giai đoạn văn học, yếu tố lòch sử ít nhiều ảnh hưởng đến nội
dung chủ đề. Điều đó cũng đủ giải thích tại sao các nhà thơ mới giai đoạn
1930-1945, không phải ngẫu nhiên mà họ hay buồn, hay muốn thoát ly, và trong một
giây phút chạnh lòng họ thường tuyệt vọng, bế tắc:
Đêm mưa làm nhớ không gian

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi.
(Buồn đêm mưa – Huy Cận)
Trên cái nền chung của các yếu tố dung hợp do tiếp xúc giữa văn hoá Việt Nam
và văn hoá phương Tây, cộng với tài năng sáng tạo của Huy Cận, bài thơ
“Buồn đêm mưa” là một kết quả sáng tác tiêu biểu giai đoạn 1930 – 1945.
Vấn đề còn lại ở đây, và qua nghiên cứu chúng tôi sẽ nêu lên từng phong cách
ngôn ngữ một cách trung thực và đầy đủ nhất ở từng tác giả thơ.
II. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ THƠ CA
Phân biệt sự khác nhau giữa cấu trúc ngôn ngữ giao tiếp thông thường và cấu trúc
ngôn ngữ nghệ thuật là yêu cầu cần thiết cho loại đề tài “Phong cách ngôn ngữ thơ ca
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 : So sánh phương thức ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên”. Thật vậy, ngôn ngữ nói năng có tính chất
trao đổi giữa các con người trong một cộng đồng, là thường được cấu tạo trên cơ sở
đơn nghóa, dễ hiểu. Trong khi đó, ngôn ngữ nghệ thuật thường xuyên thay đổi về nội
dung ngữ nghóa: có tính chất lâm thời và nó còn tuỳ thuộc rất nhiều vào cái nhìn cá
nhân của chủ thể sáng tác về thế giới.


×