Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

Tiềm năng dầu khí của các tầng đá mẹ bồn trũng cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.89 MB, 268 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
–&—

BÙI THỊ LUẬN

TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ
BỒN TRŨNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

–&—

BÙI THỊ LUẬN

TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ
BỒN TRŨNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Đòa hóa học
Mã số: 62 44 57 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TSKH. HOÀNG ĐÌNH TIẾN
2. PGS.TS. NGUYỄN VIỆT KỲ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận án.

Bùi Thị Luận


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VÀ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
---------------------Các thuật ngữ

Viết tắt

Khí mêtan

CH4

Khí dioxydcarbon

CO2


Chỉ số hydrogen

HI

Hệ số phản xạ vitrinit

Ro

Khả năng sinh của đá mẹ

S1, S2

Nhiệt độ mà S2 đạt được cực đại

Tmax

Tổng hàm lượng cacbon hữu cơ

TOC

Liên doanh điều hành chung

JOC

Vật liệu hữu cơ

VLHC

Thuật ngữ tiếng Anh


Toàn bộ tuổi địa chất, tên đá, khoáng vật và cổ sinh
tác giả sử dụng thuật ngữ tiếng Anh

Felsite

Đá phun trào ẩn tinh ứng với granite, không chứa ban
tinh hoặc nếu có thì ban tinh rất nhỏ không nhận thấy
bằng mắt thường. Nền ẩn tinh gồm một tập hợp thạch
anh và feldspar rất nhỏ.

Kerogen

Vật chất hữu cơ tạo dầu/khí

Listric

Hệ thống các đứt gãy thuận song song, cùng đổ về
một hướng, nhập thành một ở dưới sâu và có liên
quan đến tách giãn đại dương

Mafic

chỉ các đá thuộc nhóm bazơ, chứa các khoáng vật sẫm
màu chứa sắt, manhê

Rift

Tách giãn

Tuff


Đá vụn núi lửa


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

5

1.1. Vị trí kiến tạo của bể Cửu Long trong phông kiến tạo khu vực
Đông Nam Á...............................................................................................5
1.2. Các thành tạo địa chất..................................................................................9
1.3. Đặc điểm cấu kiến tạo của bể trầm tích Cửu Long..................................... 27
1.3.1. Cấu trúc địa chất của bể trầm tích Cửu Long ..................................... 27
1.3.2. Hệ thống đứt gãy của bể Cửu Long ................................................... 34
1.4. Phân tầng cấu trúc ..................................................................................... 38
1.4.1. Tầng cấu trúc dưới ............................................................................ 39
1.4.2. Tầng cấu trúc trên ............................................................................. 39
1.5. Lịch sử phát triển địa chất của bể Cửu Long.............................................. 43
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TẦNG ĐÁ MẸ BỂ CỬU LONG...50
2.1. Trước năm 1975 ........................................................................................ 50
2.2. Sau năm 1975............................................................................................ 50
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TẦNG ĐÁ MẸ................... 63
3.1. Đặc điểm địa chất...................................................................................... 64
3.1.1. Đặc điểm kiến tạo ............................................................................. 64
3.1.2. Đặc điểm thạch địa tầng ................................................................... 65
3.1.3. Cổ địa lý tướng đá............................................................................. 65
3.2. Đặc điểm địa hóa hữu cơ ........................................................................... 66
3.2.1. Cơ sở lý thuyết về vật liệu nguồn và mức độ biến chất của VLHC .... 66

3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu đá mẹ.................................................. 80
3.2.3. Các phương pháp đánh giá tiềm năng của các tầng đá mẹ………

100

CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA HÓA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ
Ở BỂ CỬU LONG......................................................................................... 104
4.1. Đặc điểm địa chất của tầng đá mẹ............................................................ 104
4.1.1. Đặc điểm kiến tạo ........................................................................... 104


4.1.2. Các đặc điểm về địa tầng................................................................. 107
4.1.3. Các đặc điểm về môi trường trầm tích ............................................. 117
4.2. Đặc điểm địa hóa của các tầng đá mẹ ...................................................... 122
4.2.1. Tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới ..................................... 122
4.2.2. Tầng đá mẹ Oligocene trên.............................................................. 127
4.2.3. Tầng đá mẹ Miocene dưới............................................................... 132
CHƯƠNG 5: QUÁ TRÌNH SINH DẦU KHÍ CỦA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ Ở
BỂ CỬU LONG ............................................................................................ 139
5.1 Đặc điểm chung........................................................................................ 139
5.1.1. Chỉ tiêu phản xạ vitrinite (%Ro)...................................................... 139
5.1.2. Chỉ tiêu thời nhiệt (TTI) .................................................................. 141
5.2. Các đới sinh dầu khí của các tầng đá mẹ trong giai đoạn hiện nay ........... 144
5.3. Lịch sử sinh dầu khí của các tầng đá mẹ .................................................. 148
5.3.1. Quá trình sinh dầu khí ..................................................................... 149
5.3.2. Kết quả phân tích mẫu dầu, condensat thông qua phương pháp khí
khối phổ.................................................................................................... 156
5.4. Quá trình di cư và tích luỹ hydrocacbon .................................................. 158
5.4.1. Sự hiện diện của pha di cư............................................................... 158
5.4.2. Chỉ số PI (Productivity Index) ......................................................... 159

5.4.3. Dự kiến các đới tích luỹ dầu khí ..................................................... 160
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ VÀ TRIỂN
VỌNG DẦU KHÍ Ở BỂ CỬU LONG............................................................... 167
6.1. Cơ sở để tính toán.................................................................................... 167
6.1.1. Cơ sở phân khối để tính toán .......................................................... 167
6.1.2. Chọn tầng đá mẹ sinh dầu ............................................................... 171
6.1.3. Biện luận các thông số để tính tiềm năng của đá mẹ........................ 171
6.2. Tiềm năng sinh dầu khí của các tầng đá mẹ ở bể Cửu Long..................... 178
6.2.1. Các thông số ban đầu ..................................................................... 178
6.2.2. Giới thiệu phần mềm Crystal Ball ................................................... 179


6.2.3. Tính tiềm năng sinh dầu của các tầng đá mẹ theo phương pháp thể tích –
nguồn gốc và mô phỏng Monte – Carlo sử dụng phần mềm Crystal Ball . 180
6.2.4. So sánh kết quả của hai phương pháp .............................................. 199
6.3. Phân vùng triển vọng dầu khí (trên cơ sở số liệu địa hóa về tầng sinh dầu). ..201
6.3.1. Mô tả tiềm năng sinh thành và tích luỹ dầu khí ở các khối .............. 201
6.3.2. Khả năng di cư ............................................................................... 205
6.3.3. Mô tả đới có khả năng tích luỹ ........................................................ 207
6.3.4. Phân vùng triển vọng và hướng tìm kiếm thăm dò........................... 213
KẾT LUẬN................................................................................................... 216
KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 218
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 219
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
2.1
2.2

2.3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

5.2

NỘI DUNG
TRANG
Phân vị địa tầng ở các giếng khoan do Công ty Deminex hoàn thành
51
Đặc điểm địa hóa của các tập trầm tích
53
Các thông số chủ yếu của đá mẹ sinh dầu bể Cửu Long
57
Đánh giá đá mẹ dựa vào hàm lượng TOC (%)
81
Đánh giá độ trưởng thành của đá mẹ dựa vào Tmax
83
Đánh giá tổng tiềm năng hydrocarbon của đá mẹ
83
Đánh giá chất lượng đá mẹ dựa vào chỉ tiêu HI
84
Đánh giá đặc điểm di cư của dầu khí dựa vào PI
85
Đánh giá môi trường lắng đọng trầm tích dựa vào các chỉ số Pristane
86

và Phytane
Đánh giá độ trưởng thành của đá mẹ dựa vào độ phản xạ vitrinite
90
Sự thay đổi màu sắc cường độ phát quang của kerogen theo các đới
91
trưởng thành
Tính toán giá trị thời nhiệt TTI
94
Đánh giá mức độ trưởng thành vật liệu hữu cơ dựa vào TTI (Hoàng
94
Đình Tiến, 2007)
Đánh giá đặc điểm di cư của dầu khí dựa vào PI (B.P.Tissot,
95
H.H.Welte, 1978)
97
Mối quan hệ giữa ngưỡng sinh dầu với hàm lượng lưu huỳnh (S)
trong VLHC
Tốc độ tích lũy trầm tích
106
122
Giá trị trung bình các chỉ tiêu địa hóa của các tập trầm tích Eocene
3
1
trên (E2 ) + Oligocene dưới (E3 )
Giá trị trung bình các chỉ tiêu địa hóa của các tập trầm tích Oligocene
128
trên (E32)
Giá trị trung bình các chỉ tiêu địa hóa của các tập trầm tích Miocene
133
1

dưới (N1 )
Các thông số chủ yếu của đá mẹ sinh dầu ở bể Cửu Long.
137
Mức phản xạ vitrinite của các giếng khoan theo chiều sâu
140
và giá trị TTI tại các điểm M
Thời gian địa chất theo niên biểu quốc tế
142

5.3

Gradient nhiệt độ tại các giếng khoan và điểm M

142

5.4

Kết quả phân tích khí khối phổ của các mẫu dầu bể Cửu Long

157

6.1

Các thông số cơ bản để tính tiềm năng dầu khí của tầng đá mẹ
Oligocene trên ở các khối bể Cửu Long
Các thông số cơ bản để tính tiềm năng dầu khí của tầng đá mẹ
Oligocene dưới + Eocene trên ở các khối bể Cửu Long

172


3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
5.1

6.2

172


6.3
6.4
6.5
6.6
6.7
6.8

Giá trị các chi số địa hóa trung bình tại các khối của tầng đá mẹ Oligocene
trên bể Cửu Long
Giá trị các chỉ số địa hóa trung bình tại các khối của tầng đá mẹ Eocene
trên + Oligocene dưới bể Cửu Long
Hàm lượng sét trung bình tại các khối của các tầng đá mẹ ở bể Cửu Long

Lượng HC tiềm năng (QTN) của tầng đá mẹ Oligocene trên ở các khối

Lượng HC di cư (QDC) của tầng đá mẹ Oligocene trên ở các khối
Lượng HC tham gia vào quá trình tích lũy (QTL) của tầng đá mẹ
Oligocene trên ở các khối
6.9
Kết quả tính toán mật độ tiềm năng và mật độ tham gia vào quá trình
tích lũy của tầng đá mẹ Oligocene trên ở các khối
6.10 Lượng HC tiềm năng (QTN) của tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene
dưới ở các khối
6.11 Lượng HC di cư (QDC) của tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới
ở các khối
6.12 Lượng HC tham gia vào quá trình tích lũy (QTL) của tầng đá mẹ
Eocene trên + Oligocene dưới ở các khối
6.13 Kết quả tính toán mật độ tiềm năng và mật độ tham gia vào quá trình
tích lũy của tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới ở các khối
6.14 Tổng tiềm năng HC của tầng đá mẹ Oligocene trên và Eocene trên +
Oligocene dưới ở các khối bể Cửu Long
6.15 Số liệu để tính HC tiềm năng (QTN) của tầng đá mẹ Oligocene trên ở
các khối (bằng phần mềm Crystal – Ball)
6.16L Lượng HC tiềm năng (QTN) của tầng đá mẹ Oligocene trên ở các khối
(bằng phần mềm Crystal – Ball)
6.17S Số liệu để tính HC di cư (QDC) của tầng đá mẹ Oligocene trên ở các
khối (bằng phần mềm Crystal – Ball)
6.18
Lượng HC di cư (QDC) của tầng đá mẹ Oligocene trên ở các khối
(bằng phần mềm Crystal – Ball)
6.19 Lượng HC tiềm năng, di cư và tích lũy của tầng đá mẹ Oligocene trên
bể Cửu Long (bằng phần mềm Crystal – Ball)
6.20 L Số liệu để tính HC tiềm năng Q(TN) của tầng đá mẹ Eocene trên +

Oligocene dưới ở các khối (bằng phần mềm Crystal – Ball)
6.21 Lượng HC tiềm năng (QTN) của tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene
dưới ở các khối (bằng phần mềm Crystal – Ball)
6.22 Số liệu để tính HC di cư Q(DC) của tầng đá mẹ Eocene trên +
Oligocene dưới ở các khối (bằng phần mềm Crystal – Ball)
6.23
Lượng HC di cư (QDC) của tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới
ở các khối (bằng phần mềm Crystal – Ball)
6.24 Lượng HC tiềm năng, di cư và tích lũy của tầng đá mẹ Eocene trên +
Oligocene dưới - bể Cửu Long (bằng phần mềm Crystal – Ball)
6.25B Bảng tổng kết

176
177
177
180
181
182
182
183
185
185
186
187
193
193
194
194
195
196

196
197
197
198
199


6.26

Bảng so sánh kết quả tính toán của hai phương pháp

199

6.27

Mật độ tiềm năng sinh dầu khí của đá mẹ tại các khối ở toàn bể Cửu

212

Long
6.28

Mật độ HC tham gia vào quá trình tích lũy của đá mẹ tại các khối ở
toàn bể Cửu Long

212


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH

NỘI DUNG
TRANG
1.1
Vị trí bể Cửu Long
5
1.2
Kiến tạo và địa động lực của Đông Dương và Đông Nam Á
8
(Hoàng Đình Tiến,2008)
1.3
Sơ đồ phân bố trầm tích Eocene trên (E23) (tập địa chấn “F”)
12
(theo Trịnh Xuân Cường, 2008 và NCS sửa, bổ sung, 2009)
1.4
Sơ đồ phân bố trầm tích Oligocene dưới (E31) (tập địa chấn “E”)
14
(theo Trịnh Xuân Cường, 2008 và NCS sửa, bổ sung, 2009)
1.5
Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long
25
1.6
Sơ đồ vị trí mặt cắt theo đường AA’, BB’ vùng nghiên cứu
26
1.6a Mặt cắt địa chất AA’ ngang bể Cửu Long
26
1.6b Mặt cắt địa chất BB’ dọc bể Cửu Long
27
Các đơn vị cấu trúc chính và hệ thống đứt gãy bể Cửu Long (theo VSP,2007)
1.7
29

1.8
Bản đồ phân bố các đơn vị cấu trúc chính và hệ thống đứt gãy bể Cửu
35
Long (nguồn Vietsovpetro)
1.9
Mặt cắt tầng cấu trúc AA’ ngang bể Cửu Long
39
1.10 Mặt cắt tầng cấu trúc BB’ dọc bể Cửu Long
40
1.11 Mặt cắt địa chấn qua giếng khoan ST-D bể Cửu Long
42
(nguồn Cửu Long JOC, 2008)
1.12 Mặt cắt địa chấn qua giếng khoan ST-C và ST-B bể Cửu Long
42
(nguồn Cửu Long JOC, 2008)
49
1.13 Sơ đồ hình thành cấu tạo và tính chất thấm chứa của đá móng cấu tạo
Bạch Hổ, đới nâng Trung Tâm, trũng Cửu Long
(Hoàng Đình Tiến, 1995 và NCS bổ sung, 2009)
62
2.1
Lịch sử chôn vùi vật liệu hữu cơ điểm M ở bể Cửu Long (Trần Công
Tào, 1996)
3.1
Sơ đồ tổ hợp các phương pháp đánh giá tầng đá mẹ
63
3.2
Sơ đồ tóm tắt sự tiến hóa của VLHC trong quá trình chôn vùi
70
(Shimanski V.K. thành lập và Hoàng Đình Tiến bổ sung, 2003)

3.3
Giản đồ xác định loại vật liệu hữu cơ
77
3.4
Sơ đồ phân loại nguồn gốc vật liệu hữu cơ dựa trên tương quan tỉ lệ
79
hàm lượng nguyên tố H/C và O/C
3.5
Sơ đồ các phương pháp nghiên cứu địa hóa
80
3.6
Đặc điểm của quá trình nhiệt phân
82
3.7
Sơ đồ nguồn gốc hình thành pristane và phytane (theo Powel T.G.,
84
1915)
3.8
Đồ thị xác định môi trường tích lũy vật liệu hữu cơ (Huang W.Y và
87
Meinschein W.G.,1979)


3.9

Đồ thị xác định môi trường tích lũy vật liệu hữu cơ

87

3.10


Sơ đồ các phương pháp đánh giá độ trưởng thành của VLHC.

89

3.11

Phạm vi di cư và tích lũy trong một cấu tạo (nguồn Vietsovpetro)

102

4.1
4.2

Sơ đồ đẳng dày tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố hệ số sét/cát của tầng trầm tích Eocene trên + Oligocene
dưới bể Cửu Long
Sơ đồ cấu tạo nóc của tập trầm tích tầng Eocene trên + Oligocene dưới
bể Cửu Long
Sơ đồ đẳng dày tầng đá mẹ Oligocene trên bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố hệ số sét/cát của tầng trầm tích Oligocene trên bể Cửu
Long
Sơ đồ cấu tạo nóc của tập trầm tích tầng Oligocene trên bể Cửu Long
Sơ đồ đẳng dày tầng đá mẹ Miocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố hệ số sét/cát của tầng trầm tích Miocene dưới bể Cửu
Long
Sơ đồ cấu tạo nóc của tập trầm tích tầng Miocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ cổ địa lý tướng đá tầng đá mẹ Miocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ cổ địa lý tướng đá tầng đá mẹ Oligocene trên bể Cửu Long
Sơ đồ cổ địa lý tướng đá tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới bể

Cửu Long
Mặt cắt địa chấn theo tuyến 0402-047 (nguồn Vietsovpetro)
Sơ đồ phân bố TOC (%) tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới bể
Cửu Long
Sơ đồ phân bố S2 tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới bể Cửu
Long
Sơ đồ phân bố HI tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới bể Cửu
Long
Biểu đồ xác định nguồn gốc VLHC trong trầm tích tầng đá mẹ Eocene
trên + Oligocene dưới bể Cửu Long
Biểu đồ xác định môi trường tích lũy VLHC trong tầng đá mẹ Eocene
trên + Oligocene dưới bể Cửu Long
Biểu đồ xác định tiềm năng sinh hydrocarbon của VLHC tầng đá mẹ
Eocene trên + Oligocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố TOC (%) tầng đá mẹ Oligocene trên bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố S2 tầng đá mẹ Oligocene trên bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố HI tầng đá mẹ Oligocene trên bể Cửu Long
Biểu đồ xác định nguồn gốc VLHC trong trầm tích tầng đá mẹ
Oligocene trên bể Cửu Long
Biểu đồ xác định môi trường tích lũy VLHC trong tầng đá mẹ
Oligocene trên bể Cửu Long

109
109

4.3
4.4
4.5
4.6
4.7

4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23
4.24

110
112
113
113
115
116
116
120
120
121
121
123

124
124
125
126
126
129
129
130
130
131


4.25
4.26
4.27
4.28
4.29
4.30
4.31
4.32
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5
5.6
5.7
5.8
5.9
5.10

5.11
5.12
5.13
5.14
5.15
6.1
6.2
6.3
6.4

Biểu đồ xác định tiềm năng sinh hydrocarbon của VLHC tầng đá mẹ
Oligocene trên bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố TOC (%) tầng đá mẹ Miocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố S2 tầng đá mẹ Miocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố HI tầng đá mẹ Miocene dưới bể Cửu Long
Biểu đồ xác định nguồn gốc VLHC trong trầm tích tầng Miocene dưới
bể Cửu Long
Biểu đồ xác định môi trường tích lũy VLHC trong tầng đá mẹ
Miocene dưới bể Cửu Long
Biểu đồ xác định tiềm năng sinh hydrocarbon của VLHC tầng đá mẹ
Miocene dưới bể Cửu Long
Đặc điểm địa hóa của các tầng đá mẹ bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố gradient nhiệt độ vùng nghiên cứu
Mặt cắt địa chất – địa hóa AA’ ngang bể Cửu Long
Mặt cắt địa chất – địa hóa BB’ dọc bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố đới sinh dầu khí mái tập trầm tích Oligocene trên (E3 2)
bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố đới sinh dầu khí mái tập trầm tích Eocene trên +
Oligocene dưới (E31 + E22+3 ) bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố đới sinh dầu khí đáy tập trầm tích (E31 + E22+3 ) bể Cửu

Long
Lịch sử sinh dầu khí theo mặt cắt AA’
Lịch sử sinh dầu khí theo mặt cắt BB’
Sơ đồ dự kiến hướng di thoát hydrocacbon của tầng đá mẹ Oligocene
trên bể Cửu Long
Sơ đồ dự kiến hướng di thoát hydrocacbon của tầng đá mẹ Eocene trên
+ Oligocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ dự kiến các bẫy cấu tạo thuộc tầng móng bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố các bẫy cấu tạo và hỗn hợp bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố các bẫy phi cấu tạo của tầng Miocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố các bẫy phi cấu tạo của tầng Oligocene trên bể Cửu
Long
Sơ đồ phân bố các bẫy phi cấu tạo của tầng Eocene trên + Oligocene
dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân khối để tính lượng HC tiềm năng sinh dầu khí của tầng đá
mẹ Oligocene trên bể Cửu Long
Sơ đồ phân khối để tính lượng HC tiềm năng sinh dầu khí của tầng đá
mẹ Eocene trên + Oligocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố lượng HC tiềm năng sinh dầu khí tại các khối của tầng
đá mẹ Oligocene trên bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố lượng HC tham gia tích lũy tại các khối của tầng đá mẹ
Oligocene trên bể Cửu Long

131
133
134
134
135
135
136

138
143
144
144
147
147
148
153
155
161
162
162
163
163
164
164
172
173
188
188


6.5
6.6
6.7
6.8
6.9
6.10
6.11
6.12

6.13
6.14

Sơ đồ phân bố mật độ tiềm năng sinh dầu khí của tại các khối của tầng
đá mẹ Oligocene trên bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố mật độ tích lũy dầu khí tại các khối của tầng đá mẹ
Oligocene trên bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố lượng HC tiềm năng sinh dầu khí tại các khối của tầng
đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố lượng HC tham gia tích lũy tại các khối của tầng đá mẹ
Eocene trên + Oligocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố mật độ tiềm năng sinh dầu khí tại các khối của tầng đá
mẹ Eocene trên + Oligocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố mật độ tích lũy dầu khí tại các khối của tầng đá mẹ
Eocene trên + Oligocene dưới bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố tổng lượng HC tiềm năng tại các khối của bể Cửu Long
Sơ đồ phân bố tổng HC tham gia vào quá trình tích lũy tại các khối của
bể Cửu Long
Sơ đồ phân vùng triển vọng dầu khí ở bể Cửu Long
Sơ đồ dự kiến tìm kiếm thăm dò các bẫy cấu tạo còn lại và các bẫy phi
cấu tạo ở bể Cửu Long

189
189
190
190
191
191
192
192

215
215


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bể trầm tích Cửu Long là một trong các bể trầm tích có triển vọng dầu khí
lớn nhất Việt Nam. Hiện nay bể trầm tích cung cấp một lượng dầu chủ yếu phục vụ
nền kinh tế quốc dân. Theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau thì trữ lượng dầu khí của
bể Cửu Long mới chỉ phát hiện được khoảng hơn một nửa so với trữ lượng tích luỹ
được. Vì vậy, việc tìm ra quy luật phân bố các vỉa dầu khí nhằm tìm ra các bẫy
chứa mới là hết sức quan trọng. Một trong các nhiệm vụ để xác định các vấn đề nêu
trên là cần phải nghiên cứu các tầng đá mẹ có mặt trong phạm vi bể Cửu Long.
Cho tới nay có nhiều tác giả nghiên cứu theo chiều hướng này, nhưng cần
phải nói rằng chưa tác giả nào xây dựng được mô hình hoàn chỉnh về các tầng đá
mẹ ở bể Cửu Long, đó là số lượng và chất lượng của chúng, vị trí phân bố không
gian và khả năng sinh dầu của mỗi tầng đá mẹ. Vì vậy, việc tìm ra quy luật sinh
thành, di cư dầu khí vào các bẫy còn gặp khó khăn. Đó là lý do để tiến hành nghiên
cứu “Tiềm năng dầu khí của các tầng đá mẹ bồn trũng Cửu Long”.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
- Mục đích: Xác định các tầng đá mẹ, các đới sinh dầu khí, vị trí phân bố không
gian và khả năng sinh dầu của chúng. Đồng thời tính tiềm năng dầu khí của các tầng
sinh và dự kiến hướng tìm kiếm thăm dò tiếp theo.
- Nhiệm vụ: Đánh giá các chỉ tiêu địa chất cũng như địa hóa để xác định số
lượng và chất lượng vật liệu hữu cơ của mỗi tầng đá mẹ và các chỉ số liên quan.
Nghiên cứu các chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá độ trưởng thành của vật liệu hữu
cơ, lịch sử sinh thành dầu khí của đá mẹ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu xác định
vùng sinh dầu khí, vùng có khả năng di cư và vùng có khả năng tích lũy dầu khí.

Xây dựng các sơ đồ phân bố của các tầng đá mẹ. Xem xét về đặc điểm tích lũy
cũng như bảo tồn vật liệu hữu cơ trong tầng đá mẹ đó.
Xây dựng các sơ đồ phân bố các đới sinh dầu khí của các tầng đá mẹ, xây dựng
sơ đồ phân vùng triển vọng dầu khí ở bể Cửu Long trên cơ sở các số liệu địa hóa về
tầng sinh dầu.


2

3. Những luận điểm bảo vệ
- Trong vùng nghiên cứu có ba tầng đá mẹ là:
o Tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới
o Tầng đá mẹ Oligocene trên
o Tầng đá mẹ Miocene dưới
Với các đặc điểm địa chất và địa hoá khác nhau của ba tầng đá mẹ này.
- Các vùng sinh dầu, condensat và khí khô của mỗi tầng đá mẹ.
- Tiềm năng sinh dầu và khả năng tích luỹ của chúng.
4. Điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên đã xác lập được vị trí phân bố không gian (mái, đáy và bề
dày…) của ba tầng đá mẹ khác nhau trong phạm vi bể Cửu Long đó là tầng
Miocene dưới, Oligocene trên và Eocene trên + Oligocene dưới, và các tính chất
cũng như đặc điểm địa chất và đặc biệt đặc điểm về địa hoá của chúng.
- Nêu được quá trình tiến hóa của các tầng đá mẹ và xác định vùng sinh dầu
khí của chúng.
- Tính được tiềm năng của các tầng sinh dầu gần với kết quả thực tế.
- Xây dựng được hệ phương pháp nghiên cứu như: thạch địa tầng, cổ địa lý
tướng đá, kiến tạo và địa hoá hữu cơ để xác định số lượng tầng đá mẹ, đặc biệt chất
lượng (lượng và loại) VLHC của chúng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Có thể ứng dụng hệ phương pháp cho bất kỳ bể trầm tích

khác ở thềm lục địa Việt Nam và cho các bể trầm tích tương tự.
- Ý nghĩa thực tiễn: Định hướng cho công tác tìm kiếm thăm dò tiếp theo ở bể
Cửu Long, đặc biệt lưu ý đến các bẫy cấu tạo chưa thăm dò và các bẫy phi cấu tạo.
6. Cơ sở tài liệu
Các tài liệu sử dụng trong luận án bao gồm:
-

Tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu về địa chất, kiến tạo, địa tầng, địa chấn ở
khu cực nghiên cứu.


3

-

Thu thập xử lý tài liệu địa vật lý giếng khoan (trên 50 giếng khoan), để tính
hàm lượng sét của các tầng đá mẹ.

-

Xử lý các tài liệu phân tích các chỉ tiêu địa hóa của trên 50 giếng khoan trong
khu vực nghiên cứu.

-

Các số liệu phân tích thực tế với mức độ tin cậy cao.
Ngoài ra, NCS còn tham khảo các bài báo và các công trình nghiên cứu khoa

học đã công bố trong các tạp chí và tuyển tập hội nghị trong nước và quốc tế.



4

Lời cảm ơn
Để hoàn thành được các nội dung của luận án tác giả đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của Quý Thầy hướng dẫn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất với cán bộ hướng
dẫn TSKH. Hoàng Đình Tiến và PGS.TS. Nguyễn Việt Kỳ đã tận tình chỉ dẫn, định
hướng trong quá trình thực hiện luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành PGS.TS. Lê Phước Hảo, TS. Trần
Văn Xuân và Quý Thầy Cô trong Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí trường Đại
học Bách khoa đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt thời gian học
tập và thực hiện luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Anh Chị Phòng Đào Tạo
sau Đại học Trường Đại Học Bách Khoa, Thành Phố Hồ Chí Minh đã rất nhiệt tình
giúp đỡ hoàn tất thủ tục học tập và thực hiện luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo Trường, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Địa Chất, Bộ môn Địa chất Dầu khí và Quý Thầy Cô trong Khoa
Địa chất trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các nhà khoa học, các
nhà địa chất đi trước cho phép tác giả sử dụng và kế thừa kết quả nghiên cứu của
mình, đồng thời tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý quý báu, của các
nhà khoa học, những nhà địa chất đi trước và các bạn bè đồng nghiệp.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình và bạn hữu, đã
quan tâm động viên giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án.


5


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.

Vị trí kiến tạo của bể Cửu Long trong phông kiến tạo khu vực
Đông Nam Á
Bể trầm tích Cửu Long nằm trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một

phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục, vồng ra về
phía biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Bể Cửu Long được
xem là bể trầm tích khép kín điển hình của Việt Nam, nằm trên lớp vỏ lục địa (vùng
chuyển tiếp) thuộc rìa thụ động rất điển hình ở thềm lục địa Đông Nam Á. Tuy
nhiên, nếu tính theo đường đẳng dày trầm tích 1000m thì bể có xu hướng mở về
phía Đông Bắc, phía biển Đông hiện tại. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía
Tây Bắc, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là
đới nâng Khorat – Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với
bể Phú Khánh, có tọa độ địa lý trong khoảng 9o00’ – 11o00’ vĩ Bắc và 106o30’ –
109o00’ kinh Đông, với diện tích khoảng 36.000 km2, bao gồm các lô: 09, 15, 16, 17
và một phần của các lô: 01, 02, 25 và 31. Bể Cửu Long được lấp đầy chủ yếu bởi
các trầm tích lục nguyên tuổi Eocene muộn, Oligocene, Miocene và lớp phủ thềm

Hình 1.1. Vị trí bể Cửu Long


6

Pliocene – Đệ Tứ. Chiều dày lớn nhất tại trung tâm bể có thể đạt tới 7-8km (Hình
1.1).
Vào thời kỳ Eocene giữa (E22), sau khi san bằng và phát triển bán bình
nguyên vào (thời kỳ từ Paleocene muộn đến Eocene sớm (E12 – E21)), hoạt động

kiến tạo mạnh mẽ đã xảy ra, vi mảng Ấn Độ di chuyển theo hướng Đông - Đông
Bắc và vào Eocene trung (E22) va chạm vào mảng Âu - Á, gây nén ép mạnh và bắt
đầu hình thành dãy núi Hymalaya. Thời kỳ này hình thành và tái hoạt động hàng
loạt các đứt gãy sâu kèm theo hình thành hàng loạt các địa hào, bán địa hào, địa lũy
và xảy ra quá trình phá hủy các vùng núi cao và tích lũy các vật liệu dạng molass ở
các địa hào hẹp tại phần trung tâm bể (CL1 ở Cà Cối trũng Định An...). Ở trên đất
liền phát hiện hàng loạt các đai mạch thuộc phức hệ Cù Mông và Phan Rang [8].
Đây cũng là thời kỳ bắt đầu hình thành hàng loạt các bể sau khi mảng Đông Dương
bị xô đẩy về phía Đông Bắc và sau đó xoay ngang phải về phía Đông Nam dọc theo
ba đới khâu lớn: Sông Hồng, Ba Chùa và Ranong (Hình 1.2). Sự vận động kết hợp
của hai mảng Ấn Độ và Châu Úc sinh ra trường lực hướng Đông Bắc đẩy mảng
Đông Dương về phía khối cứng là nền bằng Hoa Nam - Đông Bắc Việt Nam và
mảng Biển Đông (cũng là dạng nền bằng). Trong thời kỳ này hệ đứt gãy Đông Bắc Tây Nam được hình thành do sụt mạnh và căng giãn. Tổng hợp lực phương ĐB-TN
gây ra hàng loạt đứt gãy mới có phương ĐB-TN của đới nâng trung tâm, đồng thời
hàng loạt các đứt gãy, nứt nẻ cũ tái hoạt động. Bể Cửu Long còn chịu sự dịch trượt
ngang của hệ thống đứt gãy 110 do sự thúc trồi xuống Đông Nam và xoay phải của
khối Đông Dương cho nên bể này luôn được mở rộng và uốn cong hơn ở phần
Đông Nam như ngày nay theo kiểu kéo tách uốn cong.
Từ Eocene muộn tới Oligocene sớm và đầu Oligocene muộn khối magma
nhô dần lên và lộ ra ngoài mặt đất. Cuối Oligocene sớm đầu Oligocene muộn kết
thúc phần lớn các đứt gãy chứng tỏ chấm dứt thời kỳ đồng rift. Trong thời kỳ cuối
Oligocene muộn, Miocene sớm xảy ra pha tách giãn đáy biển Đông ở phần Trung
Tâm nơi vỏ lục địa mỏng chỉ 10-12km, do đó đẩy các mảng nhỏ chui xuống gầm
của các mảng ven rìa biển Đông như kiểu hút chìm mới của mảng Biển Đông về


7

phía Đông Nam vào mảng Calimantan. Lớp kiểu vỏ đại dương mỏng dần ở trung
tâm biển Đông (chỉ khoảng 10÷12km với sự có mặt của toleit-bazan) do sự đối lưu

dưới sâu và chất lỏng có xu hướng dâng lên ở phần trung tâm nơi có lớp vỏ mỏng.
Chính hiệu ứng lực này tạo nên tách giãn đáy biển Đông dọc trục lớp vỏ mỏng
trung tâm theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và phát triển về phía Tây Nam, phù
hợp với dị thường cổ từ biển Đông có tuổi 32 ¸17 triệu năm (Ben Avraham và
Uyeda, 1973). Chính trong thời kỳ này dòng nhiệt lại xuất hiện tạo tiền đề cho các
hoạt động magma. Các đai andezit, gabro-diabaz và diabaz poocfia vào thời kỳ
Oligocene và các phun trào bazan hoạt động mạnh vào Miocene sớm là kết quả của
quá trình này (Bà Đen, Rồng và Bạch Hổ) và chứng tỏ kết thúc quá trình tách giãn
đáy biển Đông. Trong phạm vi đới nâng trung tâm xảy ra quá trình lún chìm và bồi
đắp thêm các trầm tích mới từ cuối Oligocene muộn tới nay (antropogen). Như vậy
các khối nhô đá magma ở đới nâng trung tâm được hình thành trong suốt đại
Mezozoi và được nhô lên khỏi mặt đất từ Eocene muộn tới đầu Oligocene muộn
(thời kỳ hoàn chỉnh cấu tạo), sau đó lại lún chìm và bị phủ bởi các trầm tích mới.
Đương nhiên vào cuối Miocene sớm tái căng giãn, lún chìm diễn ra ở bể Cửu
Long tạo điều kiện biển tiến mạnh vào các bể này. Cuối Miocene trung và đặc biệt
cuối Miocene muộn cấu tạo cũng bị nâng lên chút ít, song vẫn nằm trong xu hướng
chung là lún chìm và bị chôn vùi do kết quả tỏa nhiệt và co ngót ở phần dưới.
Các núi lửa vẫn hoạt động trên đất liền (Phú Quý, Hòn Tre và Phú Khánh) có
liên quan tới sự gia tăng dị thường nhiệt từ lớp manti. Chính nơi đây xảy ra hoạt
động phun trào nhiều thời kỳ là do chúng nằm ở nơi giao điểm của hai hệ thống đứt
gãy sâu kinh tuyến 110o (Bắc – Nam) và hệ thống tách giãn đáy biển Đông có
hướng Đông Bắc – Tây Nam (Hình 1.2) [21].
Tóm lại, bể Cửu Long được hình thành ở rìa lục địa thụ động (rìa khối Đông
Dương) luôn được phát triển và mở rộng về phía Đông Nam theo kiểu kéo tách uốn
cong.


8

Hình 1.2. Kiến tạo và địa động lực của Đông Dương và Đông Nam Á

(Tectonics & Geodynamics of Indochina and S.E.ASIA)
(Hoàng Đình Tiến, 2008)


9

1.2. Các thành tạo địa chất
Giai đoạn từ năm 1980 đến nay, với số lượng giếng khoan ngày càng tăng
nên cho biết ngày càng nhiều hơn về địa tầng và cấu trúc của bể trầm tích này.
Địa tầng bể Cửu Long đã thành lập dựa trên kết quả phân tích mẫu vụn, mẫu
lõi, tài liệu carota và các tài liệu cổ sinh phân tích từ các giếng khoan trong phạm vi
bể bao gồm các thành tạo móng trước Kainozoi và các trầm tích Kainozoi.
a. Móng trước Kainozoi:
Đá móng là đá toàn tinh được đặc trưng bởi mức độ không đồng nhất cao về
tính chất vật lý thạch học như đã phát hiện ở các giếng khoan lô 09 và lô 16. Đá
móng ở đây bao gồm các loại granit biotit thông thường, sienit, granodiorit và
adamelit màu sáng, ngoài ra còn có monzonit thạch anh, monzodiorit thạch anh và
diorit á kiềm. Các đá này thuộc một số phức hệ như sau:
Ø Phức hệ Hòn Khoai: phân bố phía Bắc mỏ Bạch Hổ và dự đoán có khả năng
phân bố rộng rãi ở rìa Đông Nam của gờ nâng trung tâm. Thành phần thạch học
bao gồm granodiorit biotit, monzodiorit và một ít granit biotit.
Ø Phức hệ Định Quán: phân bố rộng rãi ở khu vực trung tâm mỏ Bạch Hổ và
có khả năng phân bố ở địa hình nâng cao nhất thuộc gờ nâng trung tâm của bể
Cửu Long. Các phức hệ có sự phân dị chuyển tiếp thành phần từ diorit – diorit
thạch anh tới granodiorit và granit, trong đó các đá có thành phần là granodiorit
chiếm phần lớn khối lượng của phức hệ.
Ø Phức hệ Cà Ná: cũng tương tự như phức hệ Định Quán, phân bố rộng rãi ở
gờ trung tâm và sườn Tây Bắc của gờ. Thành phần thạch học bao gồm: granit sáng
màu, granit hai mica, granit biotit và một ít sienit.
Do các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ trước và trong Kainozoi, các cấu tạo bị

phá huỷ bởi các đứt gãy, kèm theo nứt nẻ, đồng thời các hoạt động phun trào
andesit, bazan đưa lên lấp vào một số đứt gãy, nứt nẻ. Tuỳ theo các khu vực các đá
khác nhau mà chúng bị nứt nẻ, phong hoá ở các mức độ khác nhau.


10

Đá móng bị biến đổi bởi quá trình biến đổi thứ sinh ở những mức độ khác
nhau. Trong một số những khoáng vật biến đổi thứ sinh thì phát triển nhất là canxit,
nhóm zeolit và kaolinit.
Tuổi tuyệt đối của đá móng kết tinh thay đổi từ 245 triệu năm đến 89 triệu
năm.
Granit tuổi Kreta có hang hốc và nứt nẻ cao, góp phần thuận lợi cho việc
dịch chuyển và tích tụ dầu trong đá móng.
Các thành tạo móng được khoan với chiều dày hơn 1.600m (giếng khoan 905
mỏ Bạch Hổ) và mức độ biến đổi của đá có xu thế giảm theo chiều sâu, đặc biệt là
chiều sâu hơn 4.500m thì quá trình biến đổi giảm rõ rệt.
b. Trầm tích Kainozoi
Mặt cắt trầm tích bể Cửu Long đã được nhiều nhà địa chất Việt Nam nghiên
cứu chi tiết trên các lát cắt giếng khoan tìm kiếm dầu khí đầu tiên ở lô 15 và CL-1
và kết quả nghiên cứu được cụ thể hóa trong các báo cáo lưu hành trong Tổng công
ty Dầu khí và các đơn vị thành viên. Dưới đây, mặt cắt trầm tích bể Cửu Long được
mô tả theo trình tự từ dưới lên trên (từ cổ đến trẻ). Sơ đồ các đơn vị địa tầng, mặt
cắt địa chất trầm tích Kainozoi bể trầm tích Cửu Long được trình bày trên các hình
(Hình 1.5, 1.6a, 1.6b, 1.6c).
Giới Kainozoi
Hệ Paleogene
Thống Eocene
Hệ Tầng Cà Cối (E23 cc) :
Mặt cắt chuẩn của hệ tầng Cà Cối được mô tả và định danh tại giếng khoan

CL-1, làng Cà Cối, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, đồng bằng Nam Bộ trong khoảng
độ sâu 1220-2100 m.
Hệ tầng Cà Cối đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đặt tên khác nhau trên
cơ sở mô tả thành phần thạch học và so sánh với mặt cắt trầm tích ở các vùng khác.
Tác giả Nguyễn Giao (năm 1982) khi nghiên cứu các thành tạo trầm tích GK CL-1
đã đặt tên là hệ tầng Cà Cối. Nhưng Lê Văn Cự (năm1982) đặt tên là hệ tầng Cù


11

Lao Dung khi nghiên cứu và so sánh nó với mặt cắt trầm tích ở Cù Lao Dung. Đỗ
Bạt cũng gọi là điệp Cà Cối khi nghiên cứu mặt cắt trầm tích ở GK CL-1 trong các
đề tài sinh địa tầng vào các năm 1985, 1993 và 2000.
Trầm tích của hệ tầng chủ yếu gồm các đá vụn thô, màu xám trắng, nâu đỏ,
đỏ tím: cuội kết, sạn kết, cát kết hạt trung-thô đến rất thô chứa cuội sạn và ít lớp sét
kết. Các trầm tích này nằm bất chỉnh hợp trên móng có tuổi trước Kainozoi. Cuội
kết, sạn kết và cát kết thường có cấu tạo dạng khối hoặc phân lớp rất dày, độ lựa
chọn kém, gắn kết yếu. Thành phần chính của cuội và sạn là các đá phun trào
(andezit, tuf andezit, dacit, rhyolit), đá biến chất (quarzit, đá phiến mica), đá vôi và
ít mảnh granitoid. Đây là các trầm tích được thành tạo trong môi trường lục địa
(deluvi, proluvi, aluvi) trong điều kiện năng lượng cao của thời kỳ đầu sụt lún, tách
giãn hình thành các địa hào. Do vậy, diện phân bố của các thành tạo này chắc chắn
chỉ giới hạn tại sườn của một số hố sụt sâu của bể Cửu Long. Bề dày của hệ tầng tại
giếng khoan CL-1 là 880m. Ở Đông và Đông Bắc bể, theo kết quả nghiên cứu gần
đây có gặp trầm tích này (tập F) ở cấu tạo Cá Ngừ Vàng (lô 09-3), Sư Tử Trắng (lô
15-1), với bề dày mỏng (≤200m) ở phần vòm, dày ở phần cánh (>500÷700m).
Ngoài ra, theo tài liệu địa chấn có thể thấy trầm tích (tập F) ở các hố sụt thuộc các
lô 01,02, 15-2, 16 và 09-2. Tại các địa hào bề dày trầm tích này còn lớn hơn nhiều
(Hình 1.3).
Nhìn chung, mặt cắt địa chấn từ đất liền ra phía Đông của bể gồm 2 phần:

Phần trên có phản xạ hỗn độn hoặc dạng vòm, biên độ cao, tần số thấp, độ
liên tục kém đến tốt. Phần dưới phản xạ không phân dị, lộn xộn, biên độ cao, tần số
thấp, độ liên tục kém, trầm tích aluvi đầm hồ. Tại một số nơi như ở giếng khoan 09Sói-1X, từ độ sâu 2941-3280 m cũng phát hiện một tập cuội kết, sạn kết và cát kết
hạt thô dạng khối dày tới 339m phủ bất chỉnh hợp trực tiếp trên đá móng granitoid
tuổi Kreta. Cuội sạn kết có độ lựa chọn và mài tròn kém, tuy nhiên chúng được gắn
kết tốt hơn (do nằm ở độ sâu lớn hơn) và thành phần gồm chủ yếu là các mảnh đá
granitoid (có thành phần gần tương tự như các đá móng nằm dưới nó).


×