Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Trầm cảm ở người trưởng thành tại thành phố hồ chí minh, tỷ lệ mắc và hiệu quả của giáo dục trong điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ Y TẾ

ĐẶNG HOÀNG HẢI

TRẦM CẢM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
TỶ LỆ MẮC VÀ
HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC TRONG ĐIỀU TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ Y TẾ

ĐẶNG HOÀNG HẢI

TRẦM CẢM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
TỶ LỆ MẮC VÀ
HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC TRONG ĐIỀU TRỊ

Chuyên ngành
Mã số



: DỊCH TỄ HỌC
: 3.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học :
1. PGS. TS. LÝ ANH TUẤN
2. PGS. TS. LÊ HOÀNG NINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các dữ kiện và kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

Đặng Hoàng Hải


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 01
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 04
1.1. Chẩn đoán rối loạn trầm cảm .......................................................... 04
1.2. Dòch tễ học của trầm cảm.................................................................. 06
1.3. Hiệu quả điều trò của thuốc chống trầm cảm .................................... 13
1.4. Kết quả điều trò tại các khoa khám ................................................... 19
1.5. Giáo dục trong điều trò trầm cảm ...................................................... 23
Chương 2: ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 30
2.1. Mục tiêu 1: Trầm cảm ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc .................. 30
2.2. Mục tiêu 2: Hiệu quả của giáo dục trong điều trò ............................ 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 46
3.1. Trầm cảm ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc ...................................... 46
3.1.1. Giới và trầm cảm ......................................................................... 46
3.1.2. Tình trạng gia đình và trầm cảm ................................................. 46
3.1.3. Tình trạng thu nhập và trầm cảm ................................................ 55
3.1.4. Nhận xét chung về trầm cảm theo giới, nhóm tuổi, ly di, góa,
không việc làm và thu nhập thấp ............................................... 59
3.2. Giáo dục trong điều trò cơn trầm cảm............................................... 61
3.2.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................... 61
3.2.2. Giáo dục và thuyên giảm ............................................................ 62
3.2.3. Giáo dục và tuân thủ điều trò ....................................................... 65
3.3. Giáo dục trong điều trò tiếp tục ......................................................... 69


3.3.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................... 69
3.3.2. Giáo dục và tái phát .................................................................... 70
3.3.3. Giáo dục và tuân thủ điều trò. ...................................................... 73
Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 76
4.1. Trầm cảm ở người trưởng thành ....................................................... 76

4.1.1. Trầm cảm ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc ................................ 76
4.1.2. Ly dò và trầm cảm....................................................................... 77
4.1.3. Góa và trầm cảm ........................................................................ 77
4.1.4. Việc làm và trầm cảm ................................................................ 78
4.1.5. Thu nhập thấp và trầm cảm ........................................................ 78
4.1.6. Nhận xét chung ........................................................................... 79
4.2. Kết quả điều trò tại khoa khám (nhóm chứng) ................................. 80
4.2.1. Giai đoạn điều trò cơn trầm cảm ................................................. 80
4.2.2. Giai đoạn điều trò tiếp tục ........................................................... 82
4.2.3. Nhận xét kết quả điều trò tại khoa khám.................................... 85
4.3. Kết quả điều trò ở nhóm giáo dục...................................................... 86
4.3.1. Giai đoạn điều trò cơn trầm cảm ................................................. 86
4.3.2. Giai đoạn điều trò tiếp tục ........................................................... 88
4.3.3. Nhận xét kết quả điều trò ở nhóm giáo dục................................ 91
4.4. Hiệu quả giáo dục trên kết quả điều trò ........................................... 92
4.4.1. Giai đoạn điều trò cơn trầm cảm ................................................. 92
4.4.2. Giai đoạn điều trò tiếp tục ........................................................... 94
4.4.3. Nhận xét về hiệu quả của giáo dục............................................ 96
4.5. Hạn chế của công trình nghiên cứu .................................................. 97
4.5.1 Điều tra sức khỏe .......................................................................... 97
4.5.2 Hiệu quả của giáo dục trong điều trị trầm cảm ............................. 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 99
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPLQTBT


: Bản phân loại quốc tế về bệnh tật (International
classification of diseases)

BN

: Bệnh nhân

BVTT

: Bệnh viện tâm thần

CTC

: Chống trầm cảm

ĐTQGBPH:

: Điều tra quốc gia về bệnh phối hợp.

HC

: Hưng cảm.

STCĐTKRLTT

: Sổ tay chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần
(Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders)

TCYTTG


: Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization)

TC

: Trầm cảm

TG

: Thuyên giảm

TP

: Tái phát

Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TTĐT

: Tuân thủ điều trò

VQGSKTT

: Viện Quốc Gia Sức Khỏe Tâm Thần (National Institute of
Mental Health)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24

Trang
Giới và trầm cảm .................................................................... 46
Phân phối tỷ lệ trầm cảm theo tình trạng gia đình ................. 46
Ly dò- trầm cảm, phân tầng theo giới ..................................... 47

Ly dò- trầm cảm, phân tầng theo nhóm tuổi ........................... 48
Phân tích hồi quy đa biến trầm cảm theo giới,
nhóm tuổi và ly dò. ................................................................ 49
Góa - trầm cảm, phân tầng theo giới ...................................... 50
Góa - trầm cảm, phân tầng theo nhóm tuổi ........................... 51
Phân tích hồi quy đa biến trầm cảm theo giới,
nhóm tuổi và goá. ................................................................. 52
Phân phối tỷ lệ trầm cảm theo tình trạng việc làm ................ 52
Việc làm- trầm cảm, phân tầng theo giới ............................... 53
Việc làm- trầm cảm, phân tầng theo nhóm tuổi ..................... 54
Phân tích hồi quy đa biến trầm cảm theo giới,
nhóm tuổi và việc làm .......................................................... 55
Phân phối tỷ lệ trầm cảm theo thu nhập ................................. 55
Thu nhập thấp- trầm cảm, phân tầng theo giới ...................... 56
Thu nhập thấp- trầm cảm, phân tầng theo nhóm tuổi ............ 57
Phân tích hồi quy đa biến trầm cảm theo giới,
nhóm tuổi và thu nhập thấp. ................................................. 58
Phân tích hồi quy đa biến trầm cảm theo giới,
nhóm tuổi, ly dò, goá, việc làm và thu nhập thấp. ................ 59
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu. .............................................. 62
Giáo dục và thuyên giảm. ....................................................... 63
Giáo dục và thuyên giảm, phân tầng theo giới....................... 63
Giáo dục và thuyên giảm, phân tầng theo nhóm tuổi ............ 64
Phân tích hồi quy đa biến thuyên giảm theo giới,
nhóm tuổi và giáo dục........................................................... 65
Giáo dục và tuân thủ điều trò .................................................. 66
Giáo dục và tuân thủ điều trò, phân tầng theo giới ................. 66


Bảng 3.25

Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28
Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32
Bảng 3.33
Bảng 3.34
Bảng 3.35

Giáo dục và tuân thủ điều trò, phân tầng theo nhóm tuổi ....... 67
Phân tích hồi quy đa biến tuân thủ điều trò theo giới,
nhóm tuổi và giáo dục........................................................... 68
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu. .............................................. 69
Giáo dục và tái phát ................................................................ 70
Giáo dục và tái phát, phân tầng theo giới ............................. 70
Giáo dục và tái phát, phân tầng theo nhóm tuổi ................... 71
Phân tích hồi quy đa biến tái phát theo giới,
nhóm tuổi và giáo dục........................................................... 72
Giáo dục và tuân thủ điều trò ................................................. 73
Giáo dục và tuân thủ điều trò, phân tầng theo giới ................ 73
Giáo dục và tuân thủ điều trò, phân tầng theo nhóm tuổi ...... 74
Phân tích hồi quy đa biến tuân thủ điều trò theo giới,
nhóm tuổi và giáo dục........................................................... 75


1

MỞ ĐẦU


Năm 1996, theo một báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (TCYTTG) [14]
về thiệt hại liên quan đến các loại bệnh, các tác giả có lưu ý đến rối loạn
trầm cảm (TC). Trong năm 1996, thiệt hại của TC được xếp vào hàng thứ
tư; vào năm 2020, sẽ được xếp vào hàng thứ hai và trở thành một vấn đề
quan trọng trong ngành y tế cộng đồng [14], [17], [22], [33], [41], [67],
[68], [86], [118].
Thiệt hại liên quan đến TC có thể do nhiều lý do khác nhau, trong đó có
thể do tính chất phổ biến. Theo TCYTTG [136], [138], mỗi năm có khoảng
7,6% dân số trưởng thành trên thế giới bò TC, và tỷ lệ này đang có chiều
hướng gia tăng trong thời gian tới [69].
Nhiều cuộc điều tra được tiến hành trên nhiều quốc gia khác nhau để đánh
giá mối liên quan giữa môi trường và trầm cảm, kết quả điều tra cho thấy
tỷ lệ TC ở những người sống độc thân, ly thân-ly dò, góa, thất nghiệp hoặc
thu nhập thấp thường cao hơn trong dân số chung, nhưng mối liên hệ này
rất phức tạp và thay đổi theo từng quốc gia.
Bên cạnh các điều tra, người ta còn đánh giá kết quả điều trò trầm cảm tại
Theo kết quả điều trò tại các khoa khám bệnh (những năm 2000), tỷ lệ
thuyên giảm (TG) được ước tính là 30-45%, thấp hơn tỷ lệ TG trong các
công trình thử thuốc CTC là 65-75%. Sự khác biệt này có liên quan đến
tuân thủ điều trò (TTĐT) của BN.


2

Các nghiên cứu về TTĐT trong những năm 1970 cho thấy tỷ lệ này rất
thấp. Theo TCYTTG [137], chỉ khoảng 10-25% BN uống thuốc đầy đủ.
Khi phân tích các yếu tố liên quan đến TTĐT; theo một số tác giả, nhận
thức của người bệnh là một yếu tố quan trọng. Nhiều biện pháp giáo dục
khác nhau tác động lên nhận thức của người bệnh đã được nghiên cứu.

Nhiều công trình nghiên cứu trong những năm 1960 cho thấy tỷ lệ TT ở
nhóm được giáo dục là 25-30%, cao hơn tỷ lệ 10-25% của nhóm chứng.
Trong những năm 2000, người ta tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của giáo dục
lên tỷ lệ TG tại khoa khám, kết quả cho thấy tỷ lệ TG của nhóm được giáo
dục là 70-75%, cao hơn tỷ lệ 30-50% của nhóm chứng.
Tại Tp.HCM và một số tỉnh thành khác, nhiều cuộc điều tra thực hiện vào
những năm 1975, kết quả cho thấy khoảng 0,01-0,03% người trưởng thành
bò TC. Tại Khoa khám bệnh của Bệnh Viện Tâm Thần (BVTT) Tp.HCM,
theo báo cáo trong những năm 1990-1992, chỉ có 0,62% người khám bệnh
được chẩn đoán là TC, số liệu này không phù hợp với số liệu trên thế giới.
Cần có những nghiên cứu về tỷ lệ TC tại Tp.HCM, cũng như phân bố trầm
cảm theo tình trạng hôn nhân, việc làm, thu nhập.. Trong điều trò TC, tại
khoa khám vẫn chưa có công trình nào đánh giá về kết quả điều trò và
TTĐT; cần có những công trình đánh giá kết quả điều trò tại khoa khámø.
Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là xác đònh tỷ lệ TC? Phân bố TC ở
theo giới, nhóm tuổi, tình trạng gia đình, việc làm và thu nhập? Ở Khoa
khám bệnh BVTT Tp.HCM, xác đònh tỷ lệ TG, tái phát (TP)? Nếu ứng
dụng giáo dục trong điều trò, xác đònh tỷ lệ TG, TP, TTĐT của biện pháp


3

giáo dục? Sự khác biệt giữa tỷ lệ TG, TP và TTĐT của nhóm giáo dục và
nhóm chứng?
Nên mục tiêu nghiên cứu trong bài báo cáo này là:
1. Xác đònh tỷ lệ TC ở người dân sống tại Tp.HCM (năm 1999,2000)
và phân bố trầm cảm theo giới, nhóm tuổi, tình trạng gia đình,
việc làm, thu nhập.
2. Xác đònh tỷ lệ TG, TP, TTĐT của BN điều trò tại Khoa khám
bệnh BVTT Tp.HCM.


3. Xác đònh hiệu quả của biện pháp giáo dục lên tỷ lệ TG, TP,
TTĐT.


4

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TRẦM CẢM
1.1.1 Lòch sử:
Theo các y văn [2], [5], 400 năm trước công nguyên, Hippocrate gọi
bệnh này là “sầu uất”.
Năm 1899, Emil Kraeplin [2] là người đầu tiên mô tả đầy đủ về lâm
sàng của rối loạn này, ông đặt tên là “loạn thần hưng trầm cảm”.
Biểu hiện lâm sàng gồm hai thể hưng cảm hoặc trầm cảm; các cơn này
có thể xen kẽ (thể lưỡng cực) hoặc chỉ có cơn hưng cảm hoặc cơn trầm
cảm (thể đơn cực).
1.1.2 Các bảng phân loại quốc tế về bệnh tật:
Dựa trên yêu cầu thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán giữa các bác só tâm
thần, một số tổ chức y tế trên thế giới có biên soạn các bảng phân loại
quốc tế về bệnh tật [140], trong đó có thể kể đến hai cơ quan là
TCYTTG và Viện Quốc Gia Sức Khỏe Tâm Thần (VQGSKTT) của
Hoa Kỳ.


Tổ Chức Y Tế Thế Giới:

TCYTTG có biên soạn “Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật”.
- Năm 1977, trong “Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật lần 9”

(BPLQTBT lần 9) [2], các rối loạn tâm thần mang mã số từ 290300, trong đó “loạn tâm thần hưng trầm cảm” được xếp vào “rối
loạn tâm thần”, mang mã số 296.


5

- Năm 1992, trong Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật lần 10
(BPLQTBT lần 10) [9], [21], [132], [134], [135], các bệnh tâm
thần mang mã số F và “loạn tâm thần hưng trầm cảm” được xếp
vào nhóm “rối loạn khí sắc” (mã số F.3); trong đó, “loạn tâm
thần hưng trầm cảm, thể trầm cảm” được xếp vào “TC” và có
hai loại bệnh riêng biệt: “giai đoạn trầm cảm” (mã số F.32) và
“trầm cảm tái diễn” (mã số F.33), các thể bệnh khác được xếp
vào “lưỡng cực”.
Theo bảng này, TC là một cơn rối loạn khí sắc, với các triệu
chứng như buồn, mất thích thú, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối
loạn ăn uống, rối loạn hành vi, ý tưởng bi quan, ý tưởng tự ti,
không tập trung tư tưởng, ý tưởng tự tư; thời gian cơn phải trên
hai tuần.
Hiện nay, với BPLQTBT lần 10, việc chẩn đoán được tiêu chuẩn
và thống nhất trên nhiều quốc gia khác nhau.


Hiệp hội Bác só Tâm thần Hoa Kỳ:

Hiệp hội Bác só Tâm thần Hoa Kỳ có biên soạn “Sổ tay chẩn đoán
và thống kê rối loạn tâm thần” (STCĐVTKRLTT)ø, cuốn sổ tay này
chỉ dùng trong chuyên khoa Tâm thần.
Năm 1987, trong cuốn STCĐVTKLTT lần IV [6], [9], [21], “loạn
tâm thần hưng trầm cảm” được xếp vào nhóm “rối loạn khí sắc”;

“loạn tâm thần hưng trầm cảm, thể trầm cảm” được xếp vào “trầm
cảm” (mã số 296) với hai thể bệnh: “giai đoạn trầm cảm” (mã số
296.2) và “trầm cảm tái diễn” (mã số 296.3).


6

Theo bảng này, TC là một cơn rối loạn khí sắc, với các triệu chứng
như buồn, mất thích thú; và nhóm triệu chứng phụ: mệt mỏi, rối
loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi, ý tưởng bi quan,
không tập trung tư tưởng, ý tưởng tự tử; thời gian cơn phải trên hai
tuần.


Nhận xét:

Từ thời Kraeplin đến BPLQTBT lần 9, TC vẫn được xếp vào nhóm
bệnh tâm thần, và phân loại các thể bệnh dựa trên bệnh cảnh lâm
sàng; như vậy, phương pháp phân loại và xếp thể bệnh không có
thay đổi.
Nhưng đối với BPLQTBT lần 10 và STCĐVTKRLTT lần IV, TC
được xếp vào nhóm rối loạn khí sắc, và phân loại các thể bệnh dựa
trên mức độ nặng nhẹ của bệnh; ngoài ra trong các bảng này còn
đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán. Như vậy, có sự thay đổi trong
phân loại bệnh và các thể bệnh, cũng như có thêm tiêu chuẩn chẩn
đoán.
Hiện nay, BPLQTBT lần 10 và STCĐVTKRLTT lần IV là tài liệu
cơ bản dùng cho chẩn đoán và điều trò trên nhiều quốc gia khác
nhau và là cơ sở để biên soạn các tài liệu quan trọng khác như
“bảng phỏng vấn” dùng trong các điều tra sức khỏe tâm thần và

các tài liệu hướng dẫn điều trò.
1.2. DỊCH TỄ HỌC CỦA TC
Dòch tễ học đã được biết từ thời Hippocrate [1], sau các nghiên cứu của
J.Graunt (1662) về bệnh dòch, của Snow (1854) về trận dòch tả tại Anh;


7

trong giai đoạn này, đối tượng nghiên cứu của dòch tễ học hầu như chỉ tập
trung vào bệnh truyền nhiễm.
Sau các công trình nghiên cứu của Doll, Hill về mối liên quan giữa hút
thuốc lá và ung thư phổi, đối tượng của dòch tễ học được mở rộng ra các
bệnh mạn tính, trong đó có các bệnh tâm thần [11], [77], [98].
1.2.1. Dòch tễ học của trầm cảm:
Theo tác giả Dohrenwend [98], dòch tễ học trong tâm thần (bao gồm cả
TC) phát triển qua ba giai đoạn:
-

Trước những năm 1950, các số liệu dòch tễ thường dựa trên số

BN điều trò nội trú, nên số liệu này không thể hiện được tình trạng
tâm thần trong cộng đồng.
-

Đến những năm 1950, mặc dầu các số liệu dòch tễ dựa vào kết

quả điều tra trong cộng đồng, phản ảnh được tình trạng tâm thần
trong cộng đồng. Tuy nhiên, vì phương pháp phỏng vấn, chẩn đoán
và điều tra chưa được thống nhất nên số liệu dòch tễ lại thay đổi
theo từng quốc gia.

-

Sau những năm 1980, với việc thống nhất phương pháp điều

tra, các bảng phỏng vấn như: “bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế
kết hợp”, “bảng phỏng vấn thần kinh-tâm thần quốc tế rút gọn”
của TCYTTG, hoặc “bảng phỏng vấn chẩn đoán theo mục lục” của
VQGSKTT của Hoa kỳ, số liệu dòch tễ có thể thể thống nhất trên
nhiều quốc gia.
Sau khi thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán trong các bảng như
BPLQTBT và STCĐVTKRLTT, nhiều cơ quan bắt đầu biên soạn các


8

bảng phỏng vấn dùng trong điều tra, trong đó có TCYTTG và
VQGSKTT Hoa Kỳ [102].
 Tổ chức y tế thế giới:
 Năm 1994, “bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp”
[10], [57], [70], [72], [98], [103], [104] được soạn theo tiêu
chuẩn của BPLQTBT lần 10, STCĐVTKLTT lần IV và “bảng
phỏng vấn chẩn đoán theo mục lục” [35] [57] [72] được sử dụng
trong nhiều cuộc điều tra khác nhau trên thế giới.
 Năm 1996, TCYTTG và Bộ Hợp Tác Đối Ngoại của Pháp đã
biên soạn “bảng phỏng vấn thần kinh-tâm thần quốc tế rút gọn”
[72], [98], bảng này được soạn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
BPLQTBT lần 10, và được dùng trong cuộc điều tra ở các quốc
gia Châu Âu.
 Viện quốc gia sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ:
 Năm 1974, tác giả Wing [72] có biên soạn thang “thăm

khám tình trạng tâm thần”.
 Năm 1981, VQGSKTT biên soạn “bảng phỏng vấn chẩn
đoán

theo

mục

lục”

theo

tiêu

chuẩn

chẩn

đoán

STCĐVTKLTT lần III, có tham khảo thêm thang “thăm
khám tình trạng tâm thần”, và bản này được dùng trong cuộc
“điều tra dòch tễ vùng” [72].
1.2.2. Tần suất của TC:
 Tại Mỹ, những năm 1980, VQGSKTT tiến hành “điều tra dòch
tễ vùng” [34], [97], [98] trên dân số 18.572, dùng “bảng phỏng vấn


9


chẩn đoán theo mục lục”; kết quả điều tra cho thấy tần suất TC
trong một năm là 2,7%. Đến những năm 1990, “điều tra quốc gia
các bệnh phối hợp” (1994) [19], [60], [61], [62], [63], [65], [72]
được tiến hành trên 8.098 người, dùng “bảng phỏng vấn chẩn đoán
quốc tế kết hợp”, tần suất TC trong một năm là 10,3%. Sau đó là
“điều tra quốc gia các bệnh phối hợp làm lại” (2003) [64], [72]
trên 9.090 người, tần suất TC trong một năm là 6,6%. Dựa trên kết
quả của các điều tra khác nhau, VQGSKTT Hoa Kỳ ước tính tần
suất TC trong 1 năm của người Mỹ là 6,5%.
Ở Canada, cuộc điều tra ở Toronto (2000) [98] trên 1.393 người,
với “bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp”, tần suất TC
trong một năm là 10,4%.
Ở Mexico (2003) [98], điều tra trên 1.734 người, với “bảng phỏng
vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp”, tần suất TC trong một năm là
4,5%.
Tại các nước Bắc Âu, cuộc điều tra ở Phần Lan (2000) [98] trên
5.993 người, với “bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp”, tần
suất TC trong một năm là 9,3%. Tại Na Uy (2001) [98], cuộc điều
tra tại Oslo trên 2.066 người, tần suất TC trong một năm là 7,3%.
Ở cộng đồng chung Âu Châu có cuộc điều tra “mạng lưới quốc tế
về hậu quả của TC”(2001) [13], [98] trên 5 nước: Phần Lan,
Ireland, Na Uy, Tây Ban Nha và An; mặc dù tỷ lệ TC thay đổi theo
từng quốc gia nhưng các tác giả thống nhất tần suất TC của Châu
Âu tại thời điểm khảo sát là 6,6%.


10

Tại Châu Á [70], ở Đại Hàn (1996), tần suất TC trong một năm là
2,3%.

 Tại Việt Nam:
Sau giải phóng, trường Đại Học Y Dược Tp.HCM, Sở Y tế
Tp.HCM và BVTT Biên Hòa đã tiến hành nhiều cuộc điều tra ở
Tp.HCM, Tiền Giang và thành phố Biên Hòa:
- Trường Đại Học Y Dược Tp.HCM điều tra tại xã Phước Vónh
An, huyện Củ Chi, Tp.HCM (1978) trên 1.972 người, theo tiêu
chuẩn chẩn đoán của BPLQTBT lần 9, tỷ lệ TC là 0,01%.
- Sở Y tế Tp.HCM điều tra tại phường 1, quận Phú Nhuận
(1978) trên dân số 10.775, tỷ lệ TC là 0,02%.
- BVTT Biên Hòa điều tra trên 6.610 người tại thành phố Biên
Hòa (1977), cũng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của BPLQTBT lần
9, tỷ lệ TC là 0,03%.
Các kết quả trên cho thấy tỷ lệ TC tại một số tỉnh phía nam khá
thấp vào khoảng 0,01-0,03% so với tỷ lệ 7,6% của TCYTTG. Sự
khác biệt này có thể do tiêu chuẩn chẩn đoán: các điều tra do
TCYTTG dựa trên BPLQTBT lần 10; còn tại Việt Nam, vào những
năm 1975-1978, tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào BPLQTBT lần 9.
 Nhận xét chung về tỷ lệ TC:
- TC là một rối loạn phổ biến trên nhiều quốc gia. Theo ước
tính của TCYTTG, mỗi năm trên thế giới có khoảng 7,6% dân
số bò TC.


11

- Hiện nay, tỷ lệ TC có chiều hướng gia tăng. Nếu trong “điều
tra dòch tễ vùng” tiến hành những năm 1980, tỷ lệ TC trong 1
năm là 2,7%; thì đến những năm 1990, trong “điều tra quốc gia
các bệnh phối hợp làm lại”, tỷ lệ này là 6,5%. Mặc dù còn
nhiều tranh luận về các số liệu này, nhưng theo nhiều tác giả, tỷ

lệ TC có chiều hướng gia tăng.
1.2.3. Dân số học của trầm cảm:
Trong “điều tra quốc gia các bệnh phối hợp làm lại” được tiến hành tại
Hoa kỳ, nhóm trầm cảm và người khỏe mạnh được phân thành hai
nhóm, và điều tra trở thành nghiên cứu “bệnh chứng”; kết quả điều tra
này cùng với các nhận xét trên lâm sàng cho thấy đặc điểm dân số học
của trầm cảm.


Giới:

Trên lâm sàng [2], TC thường gặp ở nữ, các nhận xét này phù hợp
với kết quả điều tra trong cộng đồng [65]. TCYTTG ước tính tỷ lệ
TC ở nam là 5,8% và ở nữ là 9,5%; cuộc điều tra ở Châu Âu cho
thấy tỷ lệ TC ở nam là 5,2% và ở nữ là 7,9%; theo VQGSKTTHK, tỷ
lệ TC ở nữ thường gấp đôi ở nam.
Như vậy, tỷ lệ TC ở nữ cao hơn ở nam; hiện nay, người ta chưa giải
thích được lý do của sự khác biệt này.


TC và tình trạng gia đình:

Trên lâm sàng, những người sống cô đơn thường bò TC, theo kết quả
của “điều tra quốc gia các bệnh phối hợp” (ĐTQGCBPH) [86] của
Phòng Thống Kê Sức Khỏe của Bộ Y Tế Hoa Kỳ, tỷ lệ TC ở người


12

sống độc thân là 7%, ở người có gia đình là 5,2%, ở người sống ly

thân-ly dò là 16,4% và ở người góa là 7,9%.


TC và việc làm:

Trên lâm sàng, những người thất nghiệp thường bò TC [20], [22].
Theo kết quả của “điều tra dòch tễ vùng” [33], tỷ lệ TC ở người
không có việc làm cao hơn tỷ lệ ở người có việc làm; theo số liệu
ĐTQGCBPH [86], tỷ lệ TC ở người không việc làm là 15,2%, cao
hơn tỷ lệ 4,1% ở người có việc làm.


TC và thu nhập:

Trên lâm sàng, những người có khó khăn về tài chính thường bò TC.
Theo kết quả nghiên cứu của ĐTQGCBPH [86], tỷ lệ TC ở người có
thu nhập khá là 3,8%, ở người có thu nhập trung bình là 5,5% và ở
người có thu nhập thấp là 12,1%.


Nhận xét:

Tỷ lệ TC ở những người sống độc thân, ly thân-ly dò, góa, thất
nghiệp và thu nhập thấp thường cao hơn tỷ lệ TC trong dân số chung,
Tuy nhiên, các điều tra thường là điều tra cắt ngang, nên không
đánh giá được mối liên hệ nhân quả giữa trầm cảm và các yếu tố kể
trên, thí dụ: sau khi bò thất nghiệp [66], người bệnh bò trầm cảm hoặc
người này bò trầm cảm [67], [68], không làm việc được, nên bò cho
nghỉ, các điều tra cắt ngang không thể giải thích mối liên hệ nhân
quả giữa các yếu tố kể trên và trầm cảm; phần khác giữa các yếu tố

nguy cơ kể trên còn có mối liên hệ chặt chẻ như sau khi thất nghiệp,
thu nhập của người này bò giảm.


13

Mặc dầu, kết quả của các điều tra cho thấy có mối liên quan giữa
môi trường và trầm cảm, thí dụ, tỷ lệ trầm cảm của người dân sống
tại thành phố cao hơn tỷ lệ trầm cảm ở người sống tại nông thôn,
nhưng mối liên hệ giữa môi trường và trầm cảm rất phức tạp; tại một
số quốc gia, bên cạnh các điều tra, các tác giả còn nghiên cứu tiền
cứu tỷ lệ trầm cảm ở những gia đình ly dò, người thất nghiệp, người
có thu nhập thấp…
1.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM.
Trong điều trò trầm cảm, có nhiều loại liệu pháp khác nhau, trong đó có
liệu pháp tâm lý và hóa dược.
Trong liệu pháp tâm lý, có hai loại liệu pháp thường được đề cập là liệu
pháp nhóm và cá nhân; liệu pháp tâm lý ít được sử dụng trong cộng đồng,
vì liệu pháp này có nhiều hạn chế về thời gian, tiền bạc.
Liệu pháp hóa dược được sử dụng rộng rãi hơn, ngày càng có nhiều loại
thuốc hướng thần được dùng trong điều trò.
Các thuốc hướng thần thường tác dụng trên các chất dẫn truyền thần kinh,
là cơ sở nghiên cứu của ngành sinh học phân tử.
Trong hóa dược liệu pháp, điều trò trầm cảm thường được tiến hành qua 3
giai đoạn: điều trò cơn trầm cảm, điều trò tiếp tục và duy trì.
- Trong điều trò cơn trầm cảm, mục đích điều trò là giúp người bệnh
qua cơn trầm cảm, thời gian điều trò thường lâu từ 2-3 tháng.
- Trong điều trò tiếp tục, mục đích là tránh tái phát, thời gian điều trò
thường vào khoảng 3-4 tháng.



14

- Trong điều trò duy trì, mục đích cũng là phòng ngừa tái phát,
thường chỉ dùng cho các trường hợp có nguy cơ tái phát cao.
Hiệu quả điều trò của các thuốc hướng thần được đánh giá nhờ vào các
công trình thử thuốc [15], [16], [31], [36]. [43], [49], [54], [55], [58], [59],
[87], [88], [89], [90], [91], [106], [112], [119], [122], [124], [125], Có nhiều
hình thức của công trình thử thuốc:
- So sánh hiệu quả của thuốc với giả dược [23], [24], [27], [30], [39],
[51], [55], [56], [121], [124], [125], [139], [56], [81], [83] : trong
nghiên cứu này, có hai nhóm, nhóm được điều trò với thuốc hướng
thần, nhóm được điều trò với giả dược.
- So sánh hiệu quả của thuốc được nghiên cứu với một loại thuốc
chuẩn [28], [32], [42], [44], [50], [52], [53], [73], [84], [114], [127] ,
[100], [117], trong nghiên cứu này cũng có hai nhóm.
- So sánh hiệu quả của đa trò liệu và đơn trò liệu [94], [105], [107],
[111].
Trong các công trình thử thuốc, các tác giả thường đề cập đến hình thức
thử thuốc “so sánh hiệu quả của thuốc với giả dược”; trong nghiên cứu
này, kết quả của nhóm giả dược phản ánh được phần nào tiến triễn của
bệnh khảo sát, kết quả của nhóm dùng thuốc giúp đánh giá hiệu quả của
thuốc.
Các công trình thử thuốc trên có thể tiến hành trong tất cả các giai đoạn
như điều trò cơn trầm cảm, điều trò tiếp tục và điều trò duy trì.
Trong giai đoạn điều trò cơn trầm cảm, hiệu quả điều trò được tính bằng tỷ
lệ thuyên giảm trong nhóm điều trò bằng thuốc.


15


Trong giai đoạn điều trò tiếp tục [123], [129], , hiệu quả điều trò của thuốc
được tình bằng tỷ lệ tái phát của nhóm được điều trò bằng thuốc.
1.3.1. Điều trò cơn TC:
Những năm 1950, các thuốc Iproniazid, Imipramine được dùng trong
điều trò cơn TC; nhưng đến năm 1960 mới có các công trình nghiên
cứu về hiệu quả điều trò [54] của các thuốc này.
- Sau đây là một số công trình thử thuốc:
a) Công trình của Klerman (1967) [7], [8]: tỷ lệ TG của
Imipramine là 50-75%, cao hơn tỷ lệ 25-33% của nhóm giả
dược.
b) Công trình của Feighner JP (1999) [44], [78], [83], [105]: tỷ
lệ TG của Citalopram là 50-63%, cao hơn tỷ lệ 33% của nhóm
giả dược (P<0,005).
c) Theo Richard C Shelton [99], tỷ lệ TG của thuốc CTCõ là
65-75%, cao hơn tỷ lệ 25-35% của nhóm giả dược.
- Nhận xét về hiệu quả điều trò của thuốc CTC:
Các kết quả trên cho thấy:
a) TC tự TG: trong nhóm điều trò bằng giả dược, mặc dù
không được điều trò bằng thuốc, vẫn có một số BN có thể tự
TG, tỷ lệ 25-33%.
b) TC đáp ứng với thuốc: khi điều trò bằng thuốc, tỷ lệ TG là
65-75%, cao hơn tỷ lệ 25-33% của nhóm giả dược; như vậy,
thuốc CTC có thể điều trò một số trường hợp TC.


16

c) TC kháng thuốc: trong nhóm điều trò bằng thuốc, tỷ lệ
thuyên giảm là 65-75%, như vậy vẫn còn 25-35% BN không

TG, số BN này được coi là TC kháng thuốc.
1.3.2. Điều trò tiếp tục.
- Sau đây là một số nghiên cứu hiệu quả phòng ngừa của thuốc:
a)

Công trình của Seager (1962) [92]: điều trò phòng ngừa

với Imipramine, có 17% BN bò TP, thấp hơn tỷ lệ 69% của
nhóm giả dược.
b)

Công trình của Mindham (1972) [92]: tỷ lệ TP của nhóm

điều trò bằng Amitriptiline, Imipramine là 22%, thấp hơn tỷ lệ
50% của nhóm giả dược.
Dựa trên các công trình trên, Hartmann [92] nhận xét: khi điều
trò bằng thuốc CTC ba vòng, có 22% BN bò TP, thấp hơn tỷ lệ
50% của nhóm điều trò bằng giả dược.
c)

Công trình của Entuash (1996) [15], [24], [28], [30], [32],

[43], [88], [105], [114], [125]: điều trò với Venlafaxine, sau 6
tháng theo dõi, có 11% BN bò TP, thấp hơn tỷ lệ 23% của
nhóm giả dược.
d)

Công trình của Mendels.J (1999) [44], [78], [83], [105]:

sau 6 tháng theo dõi, điều trò với Citalopram, tỷ lệ TP là

13,8%, thấp hơn tỷ lệ 24,3% của nhóm giả dược (p=0,04).
Như vậy, theo kết quả các công trình của Entuash, Mendels.J, tỷ
lệ TP khi dùng thuốc CTC là 11-14%, thấp hơn tỷ lệ 20-25% của
nhóm giả dược.


17

- Nhận xét về hiệu quả phòng ngừa của thuốc CTC:
Theo các nghiên cứu trên, TC có thể chia làm ba nhóm:
a)

TC có tỷ lệ TP thấp: trong nhóm giả dược, tỷ lệ tái phát là

20-25%. Theo Angst [11] và Piccinelli [11] có khoảng 20-25%
BN TC bò TP trong năm đầu.
b)

TC đáp ứng với thuốc: tỷ lệ TP của thuốc CTC là 11-14%,

thấp hơn tỷ lệ 20-25% của nhóm giả dược; như vậy, thuốc
CTC có thể điều trò phòng ngừa trong một số trường hợp.
c)

TC dung nạp với thuốc: trong nhóm điều trò bằng thuốc,

vẫn còn 11-14% người bò TP; số BN này được coi là dung nạp
với thuốc.
1.3.3. Nhận xét chung về hiệu quả của thuốc CTC:
- Kết quả điều trò của nhóm giả dược cho thấy phần nào diễn

tiến của trầm cảm.
1)

Thuyên giảm: trong nhóm điều trò bằng giả dược, tỷ lệ TG

là 25-33%, kết quả này cho thấy, có một số bệnh nhân trầm
cảm không cần thiết phải được điều trò bằng thuốc chống trầm
cảm.
2)

Tái phát: tỷ lệ TP trong nhóm giả dược là 20-25%, kết

quả này cho thấy, khi không được điều trò, vẫn chỉ có một số
rất ít bệnh nhân bò tái phát, số liệu này cũng phù hợp với số
liệu của TCYTTG, khoảng 20-25% bệnh nhân trầm cảm bò tái
phát trong năm đầu, đến năm thứ hai, tỷ lệ này là 35%.


×