Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI DỰ THIDẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG CÁC TIẾT DẠY HỌC THEO DỰ ÁN (PROJECT) CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM 11 TẠI TRƯỜNG THPT THÁP MƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.74 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT THÁP MƯỜI

Địa chỉ: Đường Lê Quý Đôn, Khóm 1, thị trấn Mỹ An,
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 0673 824130; Email:

BÀI DỰ THI

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG CÁC TIẾT
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN (PROJECT) CỦA CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM 11
TẠI TRƯỜNG THPT THÁP MƯỜI

HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: TRƯƠNG MI KIM
Điện thoại: 0916 238839
Email:
NĂM HỌC 2014-2015
1


CUỘC THI

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
1. Tên dự án:
DẠY CÁC TIẾT “PROJECT” TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH
THÍ ĐIỂM LỚP 11, HỌC KỲ I THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ ĐỔI MỚI KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ
Dự án được thực hiện trên 2 tiết dạy “PROJECT” trong chương trình Tiếng Anh thí
điểm lớp 11, học kỳ I bao gồm:


TT Tiết PPCT

Tên bài

Nội dung dự án

Lớp

1

10

Unit 1: Generation Gaps

Báo cáo về việc điều tra 11A1
khoảng cách thế hệ trong
gia đình của khoảng 60
thiếu niên độ tuổi từ 1517 (4 nhóm)

2

47

Unit 5: Being a Part of Asian

Giới thiệu về các nước
Đông Nam Á (2 nhóm)

11A1


Năm học 2014-2015 là năm học Bộ Giáo dục và Đào Tạo triển khai việc thực
hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng
lực của học sinh. Mục tiêu chung của việc dạy học là “Học để biết, học để làm, học để
cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”. Việc dạy học không chỉ cung cấp cho
học sinh kiến thức bộ môn mà còn giúp các em phát triển năng lực các mặt. Học tập phải
góp phần giúp học sinh hình thành năng lực giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn. Bên
cạnh đó qua các tiết học, học sinh có thể từng bước hình thành năng lực lên kế hoạch và
đặt mục tiêu để thực hiện một nhiệm vụ hoặc giải quyết một vấn đề. Ngoài các yếu tố
trên, việc học tập của học sinh cũng cần mang lại cho các em năng lực giao tiếp xã hội
và rèn luyện hành vi xã hội. Các em cũng có thể học cách xác định và đánh giá năng lực
bản thân cũng như tìm ra được những năng khiếu cũng như nhược điểm của mình.
Sách giáo khoa Tiếng Anh thí diểm được biên soạn theo định hướng trên. Ngoài
các tiết học về từ vựng, ngữ pháp và các tiết học về kỹ năng. Quyển sách này còn có các
tiết học giúp học sinh tìm hiểu về văn hóa, thể hiện sự hợp tác và rèn luyện năng lực của
bản thân. Trong số các tiết dạy theo chương trình sách thí điểm này, tiết dạy học theo dự
án “PROJECT” là tiết có thể giúp học sinh phát triển năng lực tốt nhất vì tiết dạy này
cho học sinh những hoạt động tăng cường của kỹ năng nghe và nói. Ngoài ra, tiết dạy
này còn là cơ hội để các em hình thành những nền tảng đầu tiên trong kỹ năng nghiên
cứu khoa học. Thông qua việc hoạt động theo nhóm, thu thập thông tin và xử lý thông
2


tin, các em sẽ dần hình thành tư duy phân tích, tổng hợp và thể hiện quan điểm về những
vấn đề thực tế trong đời sống.
Để có được những thông tin phản hồi từ đối tượng người học về phương pháp, nội
dung dạy học, kiểm tra đánh giá là một phương tiện hữu hiệu. Theo chủ trương đổi mới
kiểm tra đánh giá hiện nay, học tập là một quá trình nên việc đánh giá được thực hiện
xuyên suốt trong quá trình dạy học và bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc đánh giá
không chỉ để kiểm tra khã năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức mà còn đo lường thái độ,
kỹ năng của các em. Trong tiết dạy học theo dự án, giáo viên có thể thuận lợi kết hợp

đánh giá học sinh về sự hợp tác, kỹ năng thuyết trình, thái độ học tập…
Với những lý do trên, tôi chọn tiết dạy học theo dự án trong chương trình Tiếng Anh
thí điểm 11 để vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy học.
2. Mục tiêu dạy học:
Qua các tiết dạy “PROJECT”, giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức của các
môn học khác để giải quyết vấn đề.
- Học sinh vận dụng kiến thức môn Ngữ văn để lựa chọn từ ngữ, thiết lập
câu hỏi phỏng vấn.
- Học sinh vận dụng kiến thức môn Toán để thống kê số liệu.
- Học sinh vận dụng kiến thức môn Địa lý để vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ, phân
tích và nhận xét biểu đồ, và thông qua môn học này để nhận biết đặc điểm
của các nước Đông Nam Á.
- Học sinh vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để đánh giá và so
sánh các chuẩn mực đạo đức trong vấn đề khoảng cách thế hệ và các mối
quan hệ trong cuộc sống.
- Học sinh vận dụng kiến thức môn Tin học để soạn thảo văn bản, soạn giáo
án điện tử và trình chiếu giáo án điện tử.
- Học sinh vận dụng kiến thức Mỹ thuật để vẽ và thiết kế áp phích cũng như
Power Point
Cũng qua các tiết dạy trên, giáo viên mong muốn học sinh đạt được các kỹ năng
như sau.
- Học sinh có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua việc phỏng vấn đối
tượng nghiên cứu.
- Học sinh đạt được kỹ năng phát biểu trước đám đông khi báo cáo các
nghiên cứu trước cả lớp.
- Học sinh có thể rèn luyện kỹ năng làm việc hợp tác, các em cùng thảo luận
để giải quyết vấn đề.
- Học sinh hình thành và phát triển kỹ năng soạn thảo văn bản, soạn giáo án
điện tử và kết hợp sử dụng kỹ năng trình chiếu trong lúc báo cáo.
- Học sinh rèn luyện kỹ năng soạn áp phích để làm phương tiện báo cáo

trong trường hợp không có điện hoặc ở điều kiện không có trang thiết bị
điện tử phục vụ trình chiếu.
3


- Học sinh có thể thể hiện kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý trong việc phân
công phần việc cho các thành viên trong nhóm.
- Học sinh rèn luyện kỹ năng phân phối và quản lý thời gian để đáp ứng tiến
độ dự án.
- Học sinh đạt được kỹ năng và kiến thức về bộ môn Tiếng Anh, bên cạnh
phát triển kỹ năng nghe và nói Tiếng anh, học sinh còn phát triển kỹ năng
viết.
- Học sinh phát triển kỹ năng tìm kiếm và chia sẽ thông tin, đặc biệt là tìm
kiếm thông tin trên Internet.
- Học sinh phát huy kỹ năng vẽ và thiết kế.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
Dự án được thực hiện với đối tượng là học sinh lớp 11 thí điểm (31 học sinh).
Qua một năm học tập theo chương trình thí điểm, các em đã dần hình thành thái độ yêu
thích đối với bộ môn. Kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng anh của các em từng bước được cải
thiện. Dù học tập theo chương trình mới, các em đều đáp ứng được các yêu cầu dành
cho chương trình. Đa số các em rất năng nổ và tích cực, các em tự tin hơn và chủ động
hơn trong học tập. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh hơi rụt rè và chưa tích cực
lắm. Thông qua các tiết “PROJECT”, giáo viên mong muốn các em hòa nhập và hợp tác
với các bạn trong nhóm để phát huy sở trường và cải thiện khuyết điểm của các em.
4. Ý nghĩa của dự án:
- Dự án này được thực hiện như một minh chứng về mối liên quan giữa
Tiếng Anh và các môn học khác. Thông qua dự án này, giáo viên muốn
giáo dục học sinh về tính thực tế và tầm quan trọng của tất cả các môn học.
Giáo viên truyền đạt đến học sinh về ích lợi của kiến thức mà các em tích
lũy được và giúp các em hiểu rằng kiến thức là một kho tàng quý giá, các

em sẽ sử dụng kiến thức lúc này hoặc lúc khác trong đời sống.
- Dự án này cũng góp phần thực hiện đổi mới phương pháp theo định hướng
lấy học sinh làm trọng tâm. Các em tích cực và chủ động chiếm lĩnh kiến
thức, rèn luyện bản thân. Thông qua đó, giáo viên cũng thực hiện đổi mới
kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá toàn diện quá trình học tập và cũng
đánh giá có tính cá nhân khả năng của từng học sinh. Thông qua các tiết dự
án, năng lực của từng học sinh sẽ được thể hiện. Đây là hình thức kiểm tra
thực hành, thông qua dự án này, giáo viên có thể cho học sinh điểm kiểm
tra định kỳ (kiểm tra 45 phút).
5. Thiết bị dạy học, học liệu.
Các tiết dạy trên cần có các thiết bị dạy học như sau:
- Sách giáo khoa Tiếng Anh thí điểm 11
- Máy vi tính
- Màn hình + projector
- Áp phích
4


- Bút lông, thước kẽ
- Hệ thống mạng Internet
- Máy chụp ảnh hoặc Smart phone để chụp ảnh và quay phim tư liệu
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
a. Tiết 1(Project 1): Học sinh hoạt động theo 4 nhóm, mỗi nhóm phỏng vấn 15
thiếu niên tuổi từ 15-17 về mâu thuẫn thế hệ trong gia đình họ, ghi chú câu
trả lời của của các em và báo cáo kết quả của nhóm trước cả lớp.

Tiêu chí

Nôi dung


Ghi chú

Mục tiêu
dạy học

- Tiết dạy nhằm mục tiêu giúp học sinh sử dụng kiến Nội dung này
thức liên môn để giải quyết vấn đề
nằm ở mục 2
- Giúp học sinh hình thành các kỹ năng cần thiết cho bộ
môn và cho cuộc sống
- Cung cấp cho học sinh hoạt động thực hành nói tăng
cường bên cạnh tiết Speaking.

Nội dung
dạy học

- Yêu cầu học sinh chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm phỏng
vấn 15 thiếu niên tuổi từ 15-17. Học sinh ghi chú câu trả
lời của các em và làm bài báo cáo trước cả lớp.
-Các câu hỏi phỏng vấn gợi ý:
1. Are there any problems in your family?(Gia đình bạn
có xảy ra mâu thuẩn không?)
* What are they about?(Mâu thuẩn về việc gì?)
* Where do they come from?(Mâu thuẩn đó xuất phát từ
đâu?)
* How do you deal with them? How do your parents
deal with them?(Bạn giải quyết mâu thuẩn như thế nào?
Cha mẹ bạn giải quyết chúng như thế nào?)
2. What do you like to change about yourself so that you
can deal with the conflicts better?(Bạn sẽ thay đổi như

thế nào để giải quyết mâu thuẩn tốt hơn?)
3. Do you think your parents should change their
attitudes and rules? Why? Why not?(Bạn có nghĩ rắng
cha mẹ bạn nên thay đổi thái độ và những quy tắc của
họ? Tại sao?)
- Sau khi học sinh phỏng vấn xong, các em sẽ họp nhóm
để thống kê và thiết kế bài báo cáo.
- Học sinh báo cáo về những thông tin các em thu thập
được theo hướng riêng của các em. Các em đưa ra nhận
5


xét và những bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết
những mâu thuẩn về mâu thuẫn thế hệ trong gia đình.
- Giáo dục tư tường học sinh về mối quan hệ cha mẹ và
con cái, giúp các em có sự thông hiểu và chia sẻ những
cảm xúc của cha mẹ.
- Một mục tiêu nữa của tiết dạy là giúp các em chia sẻ
công việc, chia sẻ cảm xúc và có tính hợp tác.
Cách tổ chức - Thông qua việc nêu ra vấn đề, giáo viên yêu cầu học
dạy học
sinh hợp tác để có được sản phẩm cuối cùng là bài báo
cáo về khoảng cách thế hệ trong gia đình và trình bày
trước cả lớp.
- Giáo viên điều khiển học sinh chia nhóm và cho học
sinh hoạt động theo nhóm, quản lý hoạt động thông qua
báo cáo từ ban cán sự và nhóm trưởng.
Phương pháp - Phương pháp diễn giải: Giáo viên giới thiệu những
dạy học
việc học sinh cần làm trong tiết dạy.

- Phương pháp phát vấn: Giáo viên đặt câu hỏi để học
sinh nhận ra vấn đề
- Phương pháp thảo luận: Giáo viên cùng học sinh thảo
luận để tìm ra ý tưởng và cách thực hiện dự án.
Phương pháp - Kiểm tra đánh giá theo hướng thực hành, học sinh thể
kiểm tra đánh hiện khả năng và kỹ năng thông qua thực hành
giá
- Kiểm tra đánh giá theo mức độ tham gia của học sinh
- Kiểm tra đánh giá theo chất lượng công việc của học
sinh.
- Cho điểm ở hai phần: Sự tham gia của học sinh (5
điểm) và phần thuyết trình (5 điểm).
+ Tiêu chí chấm điểm phần tham gia của học sinh: Học
sinh tham gia đầy đủ và nhiệt tình các buổi làm việc
nhóm (mỗi buổi 1 điểm  4 buổi: 4 điểm) và buổi
thuyết trinh (1 điểm); nếu học sinh đi trễ hoặc tham gia
không nhiệt tình sẽ bị trừ 0,5 điểm cho mỗi buổi.
+ Tiêu chí chấm điểm phần thuyết trình: Nhóm có ý
tưởng tốt, thiết kế đẹp (1 điểm cho mỗi thành viên của
nhóm), trình bày lưu loát (1 điểm), dùng từ ngữ chính
xác (1 điểm), ngữ điệu hay (1 điểm), hợp tác tốt (1
điểm). Nếu trong nhóm có một số học sinh không trình
6


bày thì nhóm học sinh này được tối đa 3,5 điểm.
Hoạt động
của giáo viên

- Giáo viên cùng học sinh phân bố thời gian của dự án.

+ Tiết dạy theo dự án 1 (Project of Unit 1): từ
9/9/2014 – 23/9/2014
- Giáo viên thiết kế và phân phối các biểu mẫu để thực
hiện dự án.
- Giáo viên tham dự một số buổi làm việc nhóm của học
sinh để đóng góp ý kiến cho các nhóm.
- Chọn thời gian cho các em báo cáo.
- Lắng nghe báo cáo, nhận xét, đặt câu hỏi phản biện và
cho điểm.
- Nhận xét đóng góp rút kinh nghiệm.

Hoạt động
của học sinh

- Học sinh thành lập nhóm, mỗi nhóm khoảng 8 em.
- Học sinh hoạt động theo nhóm và thực hiện dự án.
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên
trong nhóm và ấn định thời gian để các thành viên hoàn
thành công việc.
- Các em tiến hành phỏng vấn để thu thập thông tin cho
bài thuyết trình.

Danh sách
ở phần
phụ lục
Phiếu phỏng
vấn
(Informationfilling Paper)
đính
kèm

trong phụ lục

- Học sinh thống kê số liệu, phân tích số liệu và làm báo
Bản phân tích
cáo.
số liệu – Phụ
lục
- Học sinh thiết kế áp phích cho bài báo cáo.
- Học sinh thuyết trình trước cả lớp.
- Giáo viên đặt câu hỏi phản biện.
- Những học sinh của các nhóm còn lại có thể đặt câu
hỏi cho nhóm đang thuyết trình.
- Học sinh ghi chép làm tư liệu, trao dồi kỹ năng nghe,
nói.

7


b. Tiết 2 (Project 2): Học sinh hoạt động theo 2 nhóm, mỗi nhóm thu thập thông
tin và giới thiệu về các nước Đông Nam Á.
Tiêu chí

Nôi dung

Ghi chú

Mục tiêu
dạy học

- Tiết dạy nhằm mục tiêu giúp học sinh sử dụng kiến Nội dung này

thức liên môn để giải quyết vấn đề
nằm ở mục 2
- Giúp học sinh hình thành các kỹ năng cần thiết cho bộ
môn và cho cuộc sống
- Cung cấp cho học sinh hoạt động thực hành nói tăng
cường bên cạnh tiết Speaking.

Nội dung
dạy học

- Yêu cầu học sinh chia thành 2 nhóm. Mỗi nhóm thu
thập thông tin và hình ảnh để giới thiệu về các nước
Đông Nam Á dựa trên các câu hỏi gợi ý trong sách giáo
khoa.
- Nhóm A: Which ASEAN member state (Đất nước
Đông Nam Á nào:)
+ is landlocked?(Có đất liền bao phủ?)
+ has the largest/ smallest population?(Có dân số lớn
nhất/ nhỏ nhất?)
+ uses the dollar as the currency unit?(Sử dụng đồng
đô la làm đơn vị tiền tệ?)
+ has the largest number of islands?(Có nhiều đảo
nhất?)
- Nhóm B: Which ASEAN member state (Đất nước
Đông Nam Á nào:)
+ uses English as one of their official languages?(Sử
dụng Tiếng anh làm ngôn ngữ chính thức?)
+ is called “the land of golden pagodas”?(Được gọi
là xứ sở chùa vàng?)
+ is known as “the land of smiles”?(Được biết đến

như xứ sở của nụ cười?)
+ has the largest/ smallest area?(Có diện tích lớn
nhất và nhỏ nhất?)
- Sau khi học sinh thu thập thông tin, các em sẽ họp
nhóm để thống kê và thiết kế Power Point.
- Học sinh báo cáo về những thông tin các em thu thập
được theo hướng riêng của các em. Các em tổng hợp
thông tin từ các bài báo cáo để làm tư liệu cho nhật ký
học tập của các em (Porfolio).
- Giáo dục tư tường học sinh về mối quan hệ hợp tác

Đây là các
câu hỏi gợi ý
của sách giáo
khoa,
giáo
viên và học
sinh thảo luận
và chọn cách
thiết kế bài
báo cáo theo
hướng quảng
cáo du lịch vì
hoạt động này
thú vị và có
tính thực tế
hơn.

8



bình đẳng giữa các nước Đông Nam Á, thông qua đó
khuyến khích các em học tốt để có cơ hội được học tập
tại một số quốc gia trong khu vực như Singapore, Thái
Lan...
Cách tổ chức - Thông qua việc nêu ra vấn đề, giáo viên yêu cầu học
dạy học
sinh hợp tác để có được sản phẩm cuối cùng là bài báo
cáo về địa lý, phong cảnh, văn hóa, giáo dục… của các
nước Đông Nam Á.
- Giáo viên điều khiển học sinh chia nhóm và cho học
sinh hoạt động theo nhóm, quản lý hoạt động thông qua
báo cáo từ ban cán sự và nhóm trưởng.
Phương pháp - Phương pháp diễn giải: Giáo viên giới thiệu những
dạy học
việc học sinh cần làm trong tiết dạy.
- Phương pháp phát vấn: Giáo viên đặt câu hỏi để học
sinh nhận ra vấn đề
- Phương pháp thảo luận: Giáo viên cùng học sinh thảo
luận để tìm ra ý tưởng và cách thực hiện dự án.
Phương pháp - Kiểm tra đánh giá theo hướng thực hành, học sinh thể
kiểm tra đánh hiện khả năng và kỹ năng thông qua thực hành
giá
- Kiểm tra đánh giá theo mức độ tham gia của học sinh
- Kiểm tra đánh giá theo chất lượng công việc của học
sinh.
- Cho điểm ở hai phần: Sự tham gia của học sinh (5
điểm) và phần thuyết trình (5 điểm).
+ Tiêu chí chấm điểm phần tham gia của học sinh: Học
sinh tham gia đầy đủ và nhiệt tình các buổi làm việc

nhóm (mỗi buổi 1 điểm  4 buổi: 4 điểm) và buổi
thuyết trinh (1 điểm); nếu học sinh đi trễ hoặc tham gia
không nhiệt tình sẽ bị trừ 0,5 điểm cho mỗi buổi.
+ Tiêu chí chấm điểm phần thuyết trình: Nhóm có ý
tưởng tốt, thiết kế đẹp (1 điểm cho mỗi thành viên của
nhóm), trình bày lưu loát (1 điểm), dùng từ ngữ chính
xác (1 điểm), ngữ điệu hay (1 điểm), hợp tác tốt (1
điểm). Nếu trong nhóm có một số học sinh không trình
bày thì nhóm học sinh này được tối đa 3,5 điểm.
Hoạt động
của giáo viên

- Giáo viên cùng học sinh phân bố thời gian của dự án.
+ Tiết dạy theo dự án 2 (Project of Unit 5): từ 109


24/11/2014
- Giáo viên nêu vấn đề và gợi ý để học sinh chọn cách
báo cáo.
- Giáo viên thiết kế và phân phối các biểu mẫu để thực
hiện dự án.
- Giáo viên tham dự một số buổi làm việc nhóm của học
sinh để đóng góp ý kiến cho các nhóm.
- Chọn thời gian cho các em báo cáo.
- Lắng nghe báo cáo, nhận xét, đặt câu hỏi phản biện và
cho điểm.
- Nhận xét đóng góp rút kinh nghiệm.
Hoạt động
của học sinh


- Học sinh thành lập nhóm, mỗi nhóm khoảng 15 em.
Danh sách
- Học sinh hoạt động theo nhóm và thực hiện dự án.
ở phần
- Học sinh chọn cách giới thiệu các nước Đông Nam Á phụ lục 1
dưới hình thức quảng cáo du lịch.
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên
trong nhóm và ấn định thời gian để các thành viên hoàn
thành công việc.
- Các em tiến hành thu thập hình ảnh và tra cứu thông
tin từ sách vở, báo chí và trên mạng Internet.
- Học sinh tổng hợp thông tin, sắp xếp hình ảnh và làm
báo cáo.
- Học sinh thiết kế Power Point cho buổi thiết trình.
- Học sinh thuyết trình trước cả lớp.
- Những học sinh của các nhóm còn lại có thể đặc câu
hỏi cho nhóm đang thuyết trình.
- Học sinh ghi chép làm tư liệu, trao dồi kỹ năng nghe,
nói.

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a. Cách thức kiểm tra
Trong cả hai tiết dạy trên, học sinh được đánh giá thông qua:
- Sự tham gia vào dự án
- Mức độ nhiệt tình trong công việc
- Hiệu quả phần việc được giao
- Khả năng trình bày + tự tin trong lúc thuyết trình
- Thiện chí hợp tác
10



- Sự lưu loát và dộ chính xác trong việc sử dụng Tiếng Anh. Ngữ điệu mượt mà,
tự nhiên
b. Kết quả học tập
- Học sinh tham gia cả hai tiết dự án: 100%
- Đa số học sinh tham gia nhiệt tình và hợp tác tốt
- Chỉ có 1 học sinh đến muộn trong một buổi làm việc
- Đa số các em đều cố gắng trong quá trình thuyết trình
- Số lượng học sinh đạt điểm 5 trở lên cho hai dự án là 100%, đa số đạt từ 7 điểm
trở lên
- Học sinh có chuyển biến về mặt nhận thức trong việc vận dụng kiến thức các
môn khác trong tiết học Tiếng Anh.
- Các em có hứng thú khi làm việc theo nhóm
- Học sinh cảm thấy vui khi tạo ra được sản phẩm
- Giáo viên phát hiện một số học sinh có năng khiếu đặc biệt: năng khiếu môn vẽ,
năng khiếu về tin học, năng khiếu giới thiệu chương trình…
- Các em yêu thích bộ môn hơn, trưởng thành hơn, biết lắng nghe ý kiến bạn cùng
nhóm. Các em dần phát triển kỹ năng soạn Power point và thuyết trình.
- Các em chủ động làm việc, không còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên.
8. Các sản phẩm của học sinh
a. Dự án 1( Project 1)
- Học sinh phỏng vấn và điền thông tin vào phiếu (Information –filling paper) (Phụ
lục 1)
- Học sinh hoàn thành bài báo cáo kết quả bài nghiên cứu (phụ lục 1)
- Học sinh thiết kế áp phích minh họa cho bài báo cáo (phụ lục 1)
- Một số hình ảnh về quá trình thực hiện dự án và báo cáo dự án (Ghi trong đĩa CD)
b. Dự án 2 (Project 2)
- Học sinh hoàn thành Power Point để trình bày dự án (Phụ lục 2)
- Học sinh quay clip ghi lại buổi báo cáo của các em
(Power Point và video clip được ghi lại trong đĩa CD)- (Do file video dung luong lon

nên không thể đính kèm trong bài dự thi)
9. Kết luận
Hai dự án trên đã được thực hiện thành công tại lớp 11A1 năm học 2014-2015
của Trường THPT Tháp Mười. Học sinh tỏ ra hứng thú và tham gia một cách tích cực.
Kết quả của dự án là một minh chứng về mối liên hệ quan trọng giữa Tiếng Anh
và các môn học khác, giúp học sinh hiểu thêm về ý nghĩa và tầm quan trọng của tất cả
các môn học trong quá trình phát triển toàn diện năng lực và nhân cách của học sinh.
11


Dự án sẽ góp phần khẳng định tính đúng đắn của quan điểm dạy học “Lấy học
sinh làm trung tâm”, đồng thời tham gia tích cực vào lộ trình thực hiện đổi mới kiểm tra
đánh giá theo tinh thần Nghị quyết 29/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và
đào tạo.
Dự án có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh tại các trường THCS và
THPT.
Tháp Mười, ngày 10 tháng 1 năm 2015
Người thực hiện

Trương Mi Kim

12



×