Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.05 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỐ

5

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE
Nguyễn Kim Dung
Phạm Thị Hương
Nguyễn Đình Hân
Boris Dongelmans
Tracey Campell

Nhóm đối tác
hỗ trợ kỹ thuật

Báo cáo nghiên cứu số 5

1


Tài liệu này được thực hiện bởi Dự án Phát triển Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng
dụng (POHE) ở Việt Nam (giai đoạn 2) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Mã số Dự án: NICHE/VNM-103
Chỉ đạo biên tập:
Ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Giám đốc Dự án
Ông Siep Littooij - Đại học Khoa học ứng dụng Saxion, Đồng Giám đốc Dự án
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Điều phối viên Dự án
Biên tập: Phạm Thị Ly


Bản quyền tài liệu thuộc về Dự án POHE 2. Nội dung tài liệu này có thể được trích dẫn một phần với
điều kiện nêu rõ nguồn trích và tên tài liệu. Nghiêm cấm việc sao chép với mục đích thương mại.
Thông tin trong báo cáo được cập nhật tại thời điểm tháng 11 năm 2012. Sau khi thu thập ý kiến,
Dự thảo Khung tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE sẽ được tiếp tục bổ sung hoàn thiện. Dự án
POHE 2 không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự thay đổi thông tin nào trong tài liệu.
Giấy phép xuất bản số: 173-2013/CXB/352-217/LĐ
In 400 bản tại Công ty Cổ phần in La Bàn


BÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỐ

5

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE
Nguyễn Kim Dung
Phạm Thị Hương
Nguyễn Đình Hân
Boris Dongelmans
Tracey Campell


Mục lục
Lời nói đầu............................................................................................................3
Tóm tắt.................................................................................................................5
1. Chương trình giảng dạy và chất lượng giảng viên POHE - Đánh giá từ
các trường đại học................................................................................................8
1.1. Về các chương trình đào tạo POHE..........................................................8
1.2. Công tác phát triển năng lực giảng viên POHE ở các trường đại học
tham gia dự án.................................................................................................12
2. Phát triển và quản lý các tiêu chuẩn giảng viên POHE - kinh nghiệm Hà Lan...18

3. Đề nghị Khung tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE..............................21
3.1. Các văn bản pháp quy, tài liệu cơ sở làm xây dựng tiêu chuẩn năng
lực giảng viên POHE.......................................................................................21
3.2. Các tiêu chuẩn giáo viên POHE...............................................................22
4. Phương thức bồi dưỡng và lập kế hoạch thành lập các trung tâm bồi
dưỡng giảng viên POHE..................................................................................27
4.1. Phương thức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên..........................................27
4.2. Kế hoạch thành lập các trung tâm POHE.................................................28
5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................30
5.1. Kết luận....................................................................................................30
5.2. Kiến nghị..................................................................................................31

2

Báo cáo nghiên cứu số 5


Lời nói đầu
Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)
ở Việt Nam (giai đoạn 2) (gọi tắt là POHE 2) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)
chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của chính phủ Hà Lan đánh dấu một bước chuyển
khá quan trọng cho giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam: sự ra đời của các chương
trình POHE với mục tiêu đáp ứng hiệu quả nhu cầu của thị trường lao động.
Trong giai đoạn từ 2005-2009, 10 chương trình đào tạo tại 8 trường đại học đã
được thiết kế, xây dựng và triển khai với mục tiêu đào tạo các sinh viên tốt nghiệp
có các năng lực nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Một
trong những đặc điểm nổi bật của các chương trình đào tạo POHE là việc dạy và
học phải gắn kết chặt chẽ với thị trường lao động, năng lực nghề nghiệp của sinh
viên được xem là trọng tâm của quá trình đào tạo.
Để thực hiện được điều này, giảng viên POHE phải là người đi đầu trong

việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Môi trường học tập đa
dạng của sinh viên POHE đòi hỏi người giảng viên phải có đủ những phẩm chất
nghề nghiệp và năng lực cần thiết để có thể hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của
mình. giảng viên POHE cùng lúc phải đóng các vai trò: là người thầy có kinh
nghiệm, là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình, là người cố vấn học
tập cho sinh viên, là người đại diện cho nhà trường khi làm việc với thị trường lao
động, là nhà nghiên cứu ứng dụng.
Các nghiên cứu và khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện và triển khai các
chương trình đào tạo tại 8 trường đại học cho thấy, dù các chương trình được
thiết kế khá khoa học, hợp lý, sự thành công còn phụ thuộc nhiều vào phẩm chất
và năng lực của bản thân giảng viên. Giảng viên đóng vai trò rất quan trọng trong
việc đào tạo ra những sinh viên đáp ứng hiệu quả các yêu cầu của doanh nghiệp,
nhưng việc bồi dưỡng thường xuyên năng lực cho giảng viên POHE chưa được
thực hiện có kế hoạch. Việc đánh giá giảng dạy cũng chưa được tổng kết và đưa
ra các kết quả đáng tin cậy. Vì vậy, một mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2 của
Dự án là xây dựng các tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE và thành lập các
trung tâm bồi dưỡng giảng viên POHE, nhằm duy trì bền vững các kết quả đạt
được trong giai đoạn 1 và nhân rộng thành quả này trong cả hệ thống.

Báo cáo nghiên cứu số 5

3


Bản báo cáo này được thực hiện nhằm trình bày một sự đánh giá về chương
trình giảng dạy và chất lượng giảng viên POHE từ thực tiễn của 8 trường tham
gia Dự án; nêu ra các tiêu chuẩn, năng lực của giảng viên POHE dựa trên kinh
nghiệm quốc tế và Việt Nam; đồng thời trình bày phương thức đào tạo bồi dưỡng
giảng viên POHE và kế hoạch thành lập các trung tâm POHE. Báo cáo này được
viết dựa trên các buổi làm việc với Bộ GD&ĐT, các ý kiến đóng góp trong ngày

hội thảo 19/01/2013 tại Đà Nẵng và trao đổi, thảo luận giữa các chuyên gia Hà
Lan và Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng những thông tin, nhận xét, và ý tưởng nêu trong báo cáo
này sẽ giúp ích cho việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng viên
POHE và góp phần quan trọng chuẩn bị đội ngũ giảng viên cho các trường đại
học định hướng ứng dụng trong hệ thống phân tầng của Bộ GD&ĐT.

4

Báo cáo nghiên cứu số 5


Tóm tắt
Bản báo cáo này bao gồm 5 phần. Phần 1 là đánh giá về chương trình giảng
dạy và chất lượng giảng viên POHE từ thực tiễn của 8 trường tham gia Dự án.
Nhìn chung, các chương trình POHE được thực hiện trong giai đoạn 1 đã thể hiện
rõ đặc trưng của GDĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng: dựa trên nhu cầu của
thị trường lao động; đáp ứng sự thay đổi trong đời sống xã hội; chương trình giáo
dục tập trung vào người học, dựa trên hồ sơ nghề nghiệp được xây dựng từ môi
trường thực tế; sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy và đánh giá sư phạm khác
nhau trong đó đặc biệt chú trọng tương tác và trải nghiệm thực tế, giúp người học
biết ứng dụng và có khả năng thích nghi cao. Các trường đạt được điều này là
nhờ xây dựng được sự gắn kết với thế giới việc làm về nhiều mặt.
Sau khi Dự án kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2009, tuy không còn tài trợ, một
số trường vẫn quyết định tiếp tục đào tạo POHE theo các chương trình đã thiết
kế và triển khai một số ngành đào tạo khác. Mặc dù có khó khăn khi triển khai
các chương trình POHE trong môi trường chính sách chung của đào tạo truyền
thống, một số Bộ môn vẫn tiếp tục theo đuổi cách quản lý và phương pháp đào
tạo POHE như phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt là các hoạt động rèn
luyện kỹ năng thông qua các đợt thực tập nghề nghiệp, các đồ án, thực tập tốt

nghiệp, hội chợ đồ án sinh viên, tập huấn phương pháp học tập tích cực cho
sinh viên mới, và tiếp tục phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường lao
động. Phần 1 cũng trình bày công tác phát triển năng lực giảng viên POHE ở
các trường. Giảng viên POHE phải đóng vai trò chính trong các hoạt động sau:
Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; phổ biến cách tiếp cận POHE cho
các chương trình đào tạo khác của trường; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
và phát triển quan hệ với thị trường lao động. Tuy vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng
giảng viên POHE mới chỉ được thực hiện thông qua tập huấn theo tiến độ dự án
mà chưa được đề cập và tổ chức thực hiện một cách bài bản, có kế hoạch, có lộ
trình và tiêu chuẩn, mục đích rõ ràng.
Phần 2 trình bày việc phát triển và quản lý các tiêu chuẩn giảng viên POHE
dựa trên kinh nghiệm Hà Lan và thực tiễn Việt Nam. Những điểm nổi bật trong
tiêu chuẩn giảng viên POHE là: có kiến thức nghề nghiệp và kinh nghiệm trong
lĩnh vực nghề nghiệp; quen thuộc với hoạt động giáo dục và sư phạm, đặc biệt
là giảng dạy tương tác, hướng dẫn làm việc nhóm, có khả năng tốt về tiếng Anh
Báo cáo nghiên cứu số 5

5


và về giao tiếp. Giảng viên POHE cần có năng lực tham gia vào các dự án hoạt
động bên ngoài; giao tiếp với thị trường lao động và các đối tác liên quan. Nói
cách khác, giảng viên POHE cần chủ động thực hiện cùng lúc nhiều vai trò, bao
gồm giảng dạy, hướng dẫn/huấn luyện thực hành, làm các nghiên cứu ứng dụng,
và là cầu nối giữa nhà trường với thị trường lao động.
Phần 3 của bản báo cáo là đề xuất khung tiêu chuẩn năng lực của giảng viên
POHE. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm các lĩnh vực (1) Nhiệm vụ; (2) Năng lực (kiến
thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ); (3) Vai trò (tương ứng với các khung chức
danh). Với mỗi lĩnh vực, các tiêu chuẩn sẽ được cụ thể hóa thành các tiêu chí,
trong mỗi tiêu chí, sẽ có các chỉ số phù hợp. Tương ứng với các vai trò này khác

nhau, người giảng viên sẽ đạt được các chức danh Trợ giảng, Giảng viên, Giảng
viên chính, Phó Giáo sư, Giáo sư.
Phần 4 nêu phương thức bồi dưỡng và kế hoạch thành lập các trung tâm
bồi dưỡng giảng viên POHE. Hồ sơ năng lực giảng viên POHE cần được thể
chế hóa thành bộ tiêu chuẩn với các tiêu chí cụ thể như là yêu cầu bắt buộc
đối với giảng viên, từ đó đưa chương trình đào tạo giảng viên POHE vào kế
hoạch tổng thể cấp quốc gia. Việc xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn giảng
viên POHE do Bộ GD&ĐT đảm nhận, còn việc thực hiện đào tạo, cấp chứng
chỉ giảng viên POHE do các trường đại học hoặc các trung tâm POHE được ủy
quyền thực hiện.
Trong Phần 5, bản báo cáo kết luận rằng quản lý chất lượng đội ngũ giảng
viên là một phần không thể tách rời trong quản lý chất lượng đào tạo đại học.
Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn giảng viên đại học nói chung và giảng viên
POHE nói riêng là rất cần thiết, làm cơ sở pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng và
quản lý chất lượng giảng viên, góp phần vào việc quản lý chất lượng đào tạo đại
học và xếp hạng các trường đại học, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển năng
lực cá nhân của đội ngũ giảng viên đại học. Chuẩn quốc gia về giảng viên nên có
tính phổ quát để cho phép các trường đại học thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể phù
hợp với triết lý và chiến lược giáo dục của mỗi trường. Điều này sẽ cung cấp cho
mỗi trường một cơ cấu thống nhất để thực hiện đầy đủ (và độc lập) các nhiệm vụ
được giao. Ở cấp trường, có thể dựa vào bộ tiêu chuẩn giảng viên POHE chung
do Bộ GD&ĐT ban hành để xây dựng và điều chỉnh bộ tiêu chuẩn riêng cho
trường theo các mức tương ứng từ thấp đến cao (Trợ giảng, Giảng viên, Giảng

6

Báo cáo nghiên cứu số 5


viên chính, Phó Giáo sư, Giáo sư) phù hợp với mục tiêu, chất lượng đào tạo của

nhà trường. Bộ tiêu chuẩn này là cơ sở để nhà trường xây dựng tiêu chí tuyển
dụng giảng viên POHE, xây dựng kế hoạch đào tạo và quản lý chất lượng đội
ngũ giảng viên. Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn này sẽ cung cấp cho giảng viên những
mô tả rõ ràng về nghề nghiệp và những kết quả dự kiến nhằm hướng dẫn họ
định hướng thực thi nhiệm vụ và giúp họ hiểu rõ những kỳ vọng của nhà trường.
Những điều này có thể gắn với sự phân loại việc làm, các mức độ, thang/bậc
lương và thăng tiến. Trường cũng cần có nguồn lực để hỗ trợ giảng viên phát
triển nghề nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn chức danh cụ thể, trong đó có vai
trò duy trì mạng lưới nghề nghiệp và kết nối với thị trường lao động, thông qua
các chuyến tham quan của sinh viên, việc tham gia các hội chợ thương mại, các
buổi nói chuyện chuyên đề, các hội thảo, các chương trình thực tập và làm đồ án.

Báo cáo nghiên cứu số 5

7


1. Chương trình giảng dạy và chất lượng giảng viên POHE Đánh giá từ các trường đại học
1.1. Về các chương trình đào tạo POHE
1.1.1. Đặc trưng của các chương trình đào tạo POHE ở các trường đại học
Trên thị trường lao động, các yêu cầu chuyên môn cho một tình huống nghề
nghiệp được thể hiện dưới dạng các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể (tasks).
Khả năng giải quyết một công việc cụ thể thể hiện sự tích hợp giữa kiến thức, kỹ
năng và thái độ (ý thức nghề nghiệp), động cơ và cá tính của cá nhân. Khả năng
giải quyết đầy đủ các công việc của một tình huống nghề nghiệp (profesional
situation), theo quan điểm của giáo dục, thể hiện các năng lực (competences)
của người lao động.
Từ đó, có thể thấy rõ việc đào tạo người học đáp ứng được các yêu cầu của
thị trường lao động nghĩa là đào tạo người học có năng lực phù hợp. POHE tập
trung vào quá trình giáo dục nhằm tạo ra các năng lực cần thiết cho người học.

Để các năng lực khác nhau của người học có thể hình thành, cần thiết lập một
môi trường học tập trong đó chú trọng đến hoạt động học tập, quá trình học tập
hơn là bản thân nội dung kiến thức. Chẳng hạn, cần xây dựng môi trường học
tập để có thể học cách giải quyết vấn đề, học theo chủ đề, dạy theo hồ sơ, học
theo kinh nghiệm, hội thảo trực tuyến và học với sự trợ giúp của máy tính. Trong
môi trường học tập như vậy, người học tự xây dựng cho mình các năng lực khác
nhau thông qua một lộ trình học tập được dự tính trước dưới sự trợ giúp, tư vấn,
hướng dẫn của giảng viên. Việc học tập đòi hỏi tính tích cực, chủ động của chính
bản thân người học. Giảng viên, lúc này có nhiều vai trò mới hơn chẳng hạn vai
trò chuyên gia, tư vấn viên và huấn luyện viên.
Nói cách khác, POHE có những đặc trưng sau đây: a) Xét về mục tiêu,
chương trình giáo dục được phát triển dựa trên nhu cầu của thị trường lao động;
đáp ứng sự thay đổi trong đời sống xã hội; định hướng dựa theo vị trí công việc
trong tổ chức (môi trường làm việc); b) Xét về nội dung và phương pháp, các
chương trình giáo dục này tập trung vào người học: lấy sinh viên làm trung tâm;
tập trung vào hồ sơ nghề nghiệp được xây dựng từ môi trường hoạt động chuyên
môn; tập trung phát triển các khối kiến thức, kỹ năng và ý thức nghề nghiệp (hay
năng lực); tập trung “tạo ra” các cá nhân có tư duy độc lập sáng tạo và sử dụng
nhiều phương pháp sư phạm /phương pháp đánh giá khác nhau, trong đó đề tài
8

Báo cáo nghiên cứu số 5


nhóm là một phần quan trọng. Những chương trình giáo dục này tập trung phát
triển các mức năng lực cho người học, nhằm giúp người học đạt được 10 tiêu
chuẩn sau đây:
1) Kiến thức rộng trong lĩnh vực nghề nghiệp: Người học (kỹ sư) có kiến
thức tiên tiến nhất về khoa học, công nghệ và sự phát triển để độc lập
thực hiện các công việc trong môi trường lao động.

2) Khả năng thích nghi: Người học có khả năng vận dụng đa dạng, linh
hoạt kiến thức, kỹ năng và thái độ để xử lý các tình huống nghề nghiệp.
3) Khả năng ứng dụng (khoa học): Người học có khả năng ứng dụng các
lý thuyết, khái niệm và kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
4) Khả năng chuyển giao: Người học có khả năng vận dụng các kiến
thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp
khác nhau.
5) Khả năng sáng tạo và linh hoạt: Người học có khả năng sử dụng các
chiến lược phù hợp để giải quyết các vấn đề gặp phải trong lĩnh vực
nghề nghiệp.
6) Khả năng giải quyết vấn đề: Người học có khả năng xác định và phân
tích các vấn đề phức tạp trong các tình huống nghề nghiệp và đề xuất
giải pháp phù hợp để giải quyết.
7) Làm việc có phương pháp và có tính toán: Người học biết thiết lập các
mục tiêu khả thi, lập kế hoạch thực hiện công việc bằng chính khả năng
của bản thân.
8) Khả năng giao tiếp xã hội: Người học có khả năng giao tiếp, làm việc
hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức.
9) Khả năng cơ bản về quản lý: Người học có kỹ năng cơ bản về quản lý.
10) Nhận thức về trách nhiệm: Người học có ý thức trách nhiệm với bản
thân, nghề nghiệp và cộng đồng xã hội.
1.1.2. Đánh giá về những chương trình POHE đã thực hiện ở các trường
đại học tham gia Dự án
Trong khuôn khổ Dự án từ cuối năm 2005 với sự trợ giúp của các chuyên
gia Hà Lan, 8 trường đại học tham gia dự án bắt đầu phát triển các chương trình
Báo cáo nghiên cứu số 5

9



giảng dạy cho các ngành đào tạo hoàn toàn mới theo cách tiếp cận POHE. Kết
quả của hoạt động xây dựng và áp dụng các chương trình đào tạo POHE có thể
được tóm tắt như sau:
1) Xây dựng chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra dựa vào nhu cầu thị
trường lao động, gọi là Hồ sơ năng lực sinh viên khi tốt nghiệp;
2) Biên soạn hệ thống các bài giảng làm tài liệu giảng dạy cho các học
phần lý thuyết và tài liệu hướng dẫn cho các mô đun thực hành kỹ năng
(thực tập nghề nghiệp, đồ án, thực tập tốt nghiệp);
3) Biên soạn tài liệu hướng dẫn xây dựng và thực hiện chương trình, trong
đó có sổ tay giảng viên POHE và sổ tay sinh viên POHE
4) Thiết lập cầu nối với thị trường lao động thông qua các hội đồng công
giới, đây mạnh hợp tác với công giới trong phát triển chương trình đào
tạo, thỉnh giảng, hướng dẫn các mô đun thực hành, hỗ trợ tài chính tổ
chức các hoạt động nghề nghiệp (Hội chợ đồ án, thực tập ...);
5) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên POHE:
6) Đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho nhóm dự án các trường trong việc thiết
kế, quản lý và thực hiện chương trình theo cách tiếp cận POHE;
7) Nâng cao năng lực cho giảng viên tham gia giảng dạy POHE thông qua
tập huấn phương pháp giảng dạy;
8) Trang bị cho sinh viên POHE mới vào trường phương pháp học tập tích
cực thông qua tập huấn phương pháp học tập;
9) Đưa các chương trình vào giảng dạy từ năm học 2007-2008, 2009-2010
và đã điều chỉnh chương trình đào tạo theo hệ thống đào tạo tín chỉ dựa
vào kết quả điều tra, đánh giá các bên liên quan bao gồm: sinh viên
POHE, giáo viên tham gia giảng dạy POHE và đại diện thị trường lao
động tham gia vào xây dựng chương trình và thỉnh giảng cho chương
trình POHE.
1.1.3. Các hoạt động thực hiện chương trình đào tạo POHE sau khi kết
thúc dự án tại các trường đại học
Sau khi Dự án kết thúc vào năm 2009, một số trường quyết định tiếp tục đào

tạo theo các chương trình POHE đã thiết kế và triển khai cách tiếp cận POHE cho
một số ngành đào tạo khác.
10

Báo cáo nghiên cứu số 5


Mặc dù các trường gặp phải những khó khăn, bất cập nhất định khi triển khai
các chương trình POHE trong môi trường chính sách chung của đào tạo truyền
thống, một số Bộ môn vẫn tiếp tục theo đuổi cách quản lý và phương pháp đào
tạo POHE, như: tiếp tục duy trì các phương pháp giảng dạy tích cực áp dụng cho
POHE, đặc biệt là các hoạt động rèn luyện kỹ năng thông qua các đợt thực tập
nghề nghiệp, các đồ án, thực tập tốt nghiệp tại các thế giới việc làm, hàng năm
vẫn tổ chức hội chợ đồ án sinh viên POHE, tập huấn phương pháp học tập tích
cực cho sinh viên POHE mới nhập trường, tư vấn cho sinh viên POHE trong quá
trình học tập, và tiếp tục phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường lao
động. Sau khi Dự án kết thúc, nhiều trường vẫn duy trì các cuộc họp thường niên
với Hội đồng công giới1, nhiều trường/khoa dựa vào mối quan hệ của mình, quan
hệ cá nhân của giảng viên và sử dụng đội ngũ cựu sinh viên POHE làm cầu nối
hữu hiệu với thị trường lao động, nhờ đó sinh viên POHE của một số trường ngày
càng có nhiều lựa chọn hơn khi xâm nhập thị trường lao động để thực hành kỹ
năng và trải nghiệm các tình huống nghề nghiệp, để nhà trường có thể đảm bảo
chất lượng cho đào tạo POHE.
Nhiều trường cho rằng sự chấp nhận của thị trường lao động và khả năng
xâm nhập thị trường lao động của sinh viên là thước đo trực tiếp chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực. Ở nhiều chương trình đào tạo, sinh viên POHE đã được thị
trường lao động đánh giá cao khi thực hiện các đợt thực tập nghề nghiệp và thực
tập tốt nghiệp tại thế giới việc làm.
Được hướng nghiệp sớm, xâm nhập thị trường lao động và trải nghiệm các
tình huống nghề nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường, được trang bị cả kỹ

năng cứng và mềm, nhiều sinh viên POHE nhanh chóng tìm được việc làm khi
còn trong thời gian thực tập tốt nghiệp, hoặc có nhiều lựa chọn hơn các sinh viên
khác khi họ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Đào tạo POHE tại
một số trường đại học đã tạo ra sự khác biệt lớn về chất lượng đào tạo thể hiện
qua phương pháp học học tập, thái độ nghề nghiệp, sự linh hoạt của sinh viên
trong quá trình học tập và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Hiện tại đào tạo
POHE tại các trường là một trong những lựa chọn ưu tiên của sinh viên khi vào
1

“Công giới” là từ mới được tạo ra trong quá trình thực hiện Dự án, ghép từ chữ “thế giới công
việc” dịch từ thuật ngữ “World of Work” thường được viết tắt là WoW. Hội đồng Công giới bao
gồm đại diện của giới doanh nghiệp, giới hoạt động chuyên môn, giới chủ sử dụng lao động trong
lĩnh vực chuyên ngành, được thành lập nhằm tư vấn cho nhà trường về chương trình đào tạo
trong từng ngành nghề nhất định.

Báo cáo nghiên cứu số 5

11


trường. Kết quả là đến nay lãnh đạo một số trường đã quyết định đưa đào tạo
POHE trở thành hướng phát triển chính của nhà trường để nâng cao chất lượng
đào tạo, gắn đào tạo với sự phát triển của nền kinh tế.
1.2. Công tác phát triển năng lực giảng viên POHE ở các trường đại học
tham gia dự án
Để đào tạo POHE thành công một cách bền vững, cần hội tụ 4 yếu tố: (i)
chương trình đào tạo tốt, (ii) đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục POHE
có đủ năng lực để thực thi, (iii) cơ sở vật chất cần thiết cho đào tạo kỹ năng nghề
nghiệp và (iv) môi trường chính sách phù hợp. Tuy nhiên, muốn có chương trình
đào tạo tốt thì phải có đội ngũ giảng viên giỏi để xây dựng nên các chương trình

đó. Từ đó có thể thấy rằng năng lực đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt ảnh
hưởng mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo của một trường đại học.
Kinh nghiệm thực tiễn của các trường tham gia dự án cho thấy, đội ngũ
giảng viên POHE của trường phải đóng vai trò chính trong các hoạt động sau:
1) Tham gia phát triển chương trình đào tạo, chương trình môn học
2) Thực hiện chương trình đào tạo; hướng dẫn, tư vấn, quản lý, giám sát
sinh viên học tập
3) Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
4) Phát triển quan hệ với thị trường lao động
5) Phổ biến cách tiếp cận POHE sang các chương trình đào tạo khác
của trường
Như vậy, bên cạnh 3 vai trò chính của một giảng viên thông thường là giảng
dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thì giảng viên POHE còn có thêm các
vai trò khác như phát triển chương trình đào tạo, hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên
và phát triển quan hệ với thị trường lao động.
Việc hoàn thành tất cả các vai trò đó đòi hỏi giảng viên POHE có nhiều
kỹ năng hơn, đặc biệt quan trọng là nhóm kỹ năng mềm và kỹ năng giảng dạy
vận dụng một cách linh hoạt và tích hợp các phương pháp giảng dạy tích cực
và phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa vào năng lực, tạo
động lực thúc đẩy sinh viên học tập và đạt được kết quả đầu ra như thiết kế trong
chương trình. Đó chính là sự khác biệt lớn đối với chất lượng giảng viên giữa
đào tạo truyền thống và đào tạo POHE. Vậy đội ngũ giảng viên POHE đã được
12

Báo cáo nghiên cứu số 5


đào tạo như thế nào để có thể đảm nhận và hoàn thành các vai trò và công việc
đã đề cập ở trên?
1.2.1. Đánh giá công tác phát triển năng lực giảng viên POHE ở các

trường đại học trong giai đoạn 1 của Dự án
Trước hết cần phải lưu ý rằng ở giai đoạn 1 của Dự án, việc đào tạo nguồn
nhân lực để thực hiện POHE nói chung và giảng viên POHE nói riêng đã không
được đặt ra như một mục tiêu cụ thể, thông suốt trong quá trình thực hiện dự án,
mà là theo cách “làm đến đâu thì tập huấn đến đó”, thậm chí còn muộn hơn (ví
dụ như chương trình thực hiện từ giữa năm 2007 nhưng tập huấn phương pháp
học tập và đánh giá sinh viên được tiến hành rất lâu sau đó). Điều đó cho thấy
việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên POHE đã không được đề cập và tổ chức thực
hiện một cách bài bản, có kế hoạch, có lộ trình và tiêu chuẩn, mục đích rõ ràng
để hướng tới. Đó cũng chính là cách mà các trường đại học thực hiện từ khi thực
hiện Dự án đến nay, vì vậy kết quả đạt được còn hạn chế.
Về năng lực phát triển chương trình đào tạo và thiết kế chương trình module,
môn học trong POHE: đây là công việc khó khăn nhất trong giai đoạn 1 đối với
các trường đại học, khi khái niệm POHE hoàn toàn mới mẻ với mọi người. Sau
khi được tham gia đợt tập huấn xây dựng chương trình POHE do các chuyên gia
Hà Lan giảng dạy, nhiều Trưởng nhóm dự án đã tổ chức tập huấn lại cho thành
viên nhóm dự án và cùng bắt tay vào xây dựng chương trình dưới sự tư vấn của
chuyên gia Hà Lan. Việc thiết kế chương trình môn học được hướng dẫn đến
từng giảng viên môn học, những người được lựa chọn là những giảng viên có
kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Làm việc theo nhóm nhỏ là
hoạt động xuyên suốt quá trình phát triển chương trình để các thành viên trong
nhóm hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau.
Giảng dạy và đánh giá kết quả học tập theo POHE: giảng dạy POHE theo
thiết kế trong các chương trình POHE khá đa dạng với nhiều hoạt động thực
hành kỹ năng tại trường và tại thế giới việc làm (các đợt thực tập nghề nghiệp,
làm đồ án module, tiểu luận theo môn học, đồ án tốt nghiệp) vì vậy đòi hỏi giảng
viên POHE có khả năng áp dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp
giảng dạy phù hợp với môn học do mình đảm nhiệm và các hoạt động rèn luyện
kỹ năng khác được giao. Giảng viên POHE được tập huấn về phương pháp
giảng dạy tích cực do nhóm giảng viên nòng cốt trong nhóm dự án tổ chức thực

hiện (2008). Họ cũng được tập huấn phương pháp đánh giá kết quả học tập của
Báo cáo nghiên cứu số 5

13


sinh viên. Tuy nhiên, sau khi dự án giai đoạn 1 kết thúc, việc tập huấn này không
còn được duy trì. Điều đó dẫn đến hiện tượng một số giảng viên mới được phân
công giảng dạy POHE không thực hiện phương pháp giảng tích cực như thiết kế
trong chương trình môn học. Điều này xảy ra do một số giảng viên POHE chuyển
vị trí công tác, hay về hưu, hay những lý do khác. Mặt khác, có một thực tế là áp
dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt là các hoạt động nhóm của
sinh viên, hoạt động tư vấn, giám sát, đánh giá năng lực sinh viên (đánh giá kết
quả học tập dựa trên kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) là công việc tốn
thời gian, công sức của giảng viên nhưng lại không được tính vào giờ giảng dạy
nên khó có thể đảm bảo rằng tất cả giảng viên POHE đều tự nguyện áp dụng.
Thực tế đó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo POHE và làm cho các
chương trình POHE trở nên kém bền vững khi được vận hành trong một môi
trường chung như hiện nay. Đây thuần túy là vấn đề quản lý và chính sách của
nhà trường. Vì vậy, cần có những quy định mang tính pháp lý (ở cấp trường và
cấp hệ thống) để khuyến khích, thúc đẩy giảng viên POHE áp dụng các phương
pháp giảng dạy tích cực đáp ứng đòi hỏi của POHE.
Tuy nhiên, đối với nhóm giảng viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy thì tập huấn chưa đủ để họ trở thành những giảng viên POHE thực thụ.
Vì vậy, tự học và học hỏi từ các đồng nghiệp là điều cần thiết vì vậy trách nhiệm
dẫn dắt, giúp đỡ đồng nghiệp trẻ luôn là việc mà Bộ môn quan tâm, đặc biệt là
các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên.
Việc xây dựng một ngành đào tạo hoàn toàn mới đặt nhóm dự án của các
trường đại học vào tình huống phải đối mặt với những khó khăn không chỉ về tiếp
cận POHE mà còn về chuyên môn. Một số Khoa ở các trường đại học đã phối

hợp với một số các đơn vị khác để phát triển các chương trình môn học, mời
giảng viên thỉnh giảng. Ngoài ra, nhiều môn học chuyên môn tại một vài trường
còn mời chuyên gia từ thế giới việc làm về giảng bài. Điều này mang tới cho sinh
viên những thông tin mới mẻ từ thực tế cuộc sống, và cũng mang đến trải nghiệm
mới cho giảng viên POHE khi dự giờ của các chuyên gia ấy. Thông qua đó sinh
viên POHE có thể chủ động tạo ra các mối quan hệ cho các hoạt động thực hành
kỹ năng tại thế giới việc làm.
Vừa làm vừa học và học từ sinh viên cũng là cách mà giảng viên POHE
của các trường đã và đang trải nghiệm để hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của
mình. Điều này đặc biệt quan trọng khi giảng viên POHE phải tạo ra môi trường
14

Báo cáo nghiên cứu số 5


học tập đa dạng, sinh động ngoài giảng đường để sinh viên POHE có nhiều cơ
hội trải nghiệm các tình huống nghề nghiệp như: tổ chức các bài tập về điều tra
thực địa để tổ chức semina/hội thảo sinh viên theo các chủ đề môn học, hướng
dẫn sinh viên làm đồ án, tổ chức hội chợ sản phẩm đồ án sinh viên POHE thường
niên, quảng bá POHE với thị trường lao động, tổ chức chuyển giao công nghệ...
Những hoạt động này đòi hỏi bản thân giảng viên phải trải nghiệm để tích lũy kinh
nghiệm nhằm hướng dẫn, tư vấn, giám sát sinh viên trong quá trình học tập. Đó
cũng là một hình thức tự đào tạo bổ ích để từng bước hoàn thiện bản thân.
Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên POHE là một hoạt động đòi hỏi
kỹ năng và sự hiểu biết về các phương pháp giảng dạy. giảng viên POHE có
thể tiến hành đánh giá độc lập hay tham gia đánh giá nhóm (hội đồng) tùy thuộc
vào môn học/module và phương pháp giảng dạy được áp dụng. Việc thiết kế
phương pháp và tiêu chí đánh giá luôn đòi hỏi giảng viên có kinh nghiệm. Trong
POHE việc đánh giá kiến thức sinh viên không khác biệt với đào tạo truyền thống,
nhưng đánh giá kỹ năng và thái độ là những đánh giá phức tạp và mất nhiều thời

gian hơn. Mặt khác, việc đánh giá sinh viên không chỉ để có kết quả học tập và
xếp hạng mà còn có tác dụng hướng dẫn rất hiệu quả cho sinh viên trong quá
trình học tập vì người học biết rõ họ sẽ được đánh giá như thế nào để có một kế
hoạch học tập hiệu quả cho từng moodule/môn học. Vì vậy học hỏi kinh nghiệm
từ những người đi trước và tham gia đánh giá nhóm là cách học hiệu quả đối với
các giảng viên trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải giảng viên POHE nào cũng
áp dụng phương pháp đánh giá mà POHE đòi hỏi, vì dễ dàng và đơn giản hơn
cho họ khi áp dụng phương pháp đánh giá chung cho đào tạo tín chỉ mà bộ ban
hành đang áp dụng cho toàn trường (chủ yếu là đánh giá kiến thức và sự chuyên
cần), hoặc đơn giản là do thiếu kỹ năng để làm được như vậy.
Đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên POHE thông qua đánh giá
của sinh viên POHE cũng là một cách để lãnh đạo nhà trường/khoa biết được
năng lực giảng dạy của từng giảng viên và là động cơ để giảng viên phấn đấu
nâng cao năng lực. Nhiều trường đã lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên, đại diện
thế giới việc làm, giảng viên tham gia giảng dạy POHE về chương trình đào tạo,
chất lượng giảng dạy làm cơ sở cho việc điều chỉnh chương trình, phương pháp
giảng dạy và đào tạo năng lực giảng viên POHE. Một số giảng viên đã phải rút
kinh nghiệm hoặc thôi không dạy POHE dựa trên kết quả phản hồi. Từ đó đến
nay nhiều trường áp dụng lấy phản hồi của sinh viên đối với giảng viên trong
phạm vi toàn trường.
Báo cáo nghiên cứu số 5

15


Về năng lực chuyên môn: Cũng như mọi giảng viên khác, giảng viên POHE
được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo hệ thống hiện hành áp dụng cho tất
cả giảng viên, đó là đào tạo dài hạn để đạt các bằng cấp cao hơn và các khóa
đào tạo ngắn hạn. Riêng với giảng viên POHE một số trường ưu tiên cho họ tham
gia các khóa đào tạo trong các lĩnh vực mới liên quan đến ngành đào tạo và ngoại

ngữ từ kinh phí của các chương trình, dự án khác. Về kỹ năng thực hành chuyên
môn và chuyển giao công nghệ thì bộ môn và các giảng viên có kinh nghiệm
thường tạo điều kiện cho giảng viên trẻ cùng tham gia các đề tài nghiên cứu và
chuyển giao, kết hợp với cá nhân giảng viên phải tự mình xâm nhập thực tiễn để
trải nghiệm và học hỏi.
Phát triển mối quan hệ với thế giới việc làm: Đây là lĩnh vực mà một số
trường còn yếu kém, mặc dù các khoa trong một vài trường đại học vẫn duy trì
các mối quan hệ ngày càng nhiều hơn với thị trường lao động và các mối quan
hệ đó chủ yếu dựa vào các mối quan hệ cá nhân của các thầy cô có kinh nghiệm
và uy tín trong ngành. Một số ngành POHE cũng đang phát triển mạng lưới cựu
sinh viên POHE và họ chính là những cầu nối hữu hiệu giữa nhà trường với Thế
giới việc làm. Thực tế cho thấy những giảng viên nào làm tốt công việc nghiên
cứu - chuyển giao công nghệ và khẳng định được uy tín trong ngành thì dễ dàng
phát triển mối quan hệ với thế giới việc làm.
Tóm lại, đào tạo bồi dưỡng giảng viên POHE ở các trường tham gia Dự án
giai đoạn 1 thực chất mới chỉ phát triển ở phạm vi “dự án”, chưa được lập kế
hoạch, tổ chức một cách bài bản, thường xuyên, lan tỏa sang các chương trình
khác, chưa được các trường xem đó là hoạt động thường xuyên của các trường,
khoa, các bộ môn, chưa có các cơ chế chính sách để kiểm tra, đánh giá, phân
loại chất lượng giảng viên, tạo cơ sở pháp lý và động lực cho việc phát triển chất
lượng đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên POHE nói riêng.
Về hình thức đào tạo, giảng viên POHE được đào tạo dưới các hình thức
khác nhau, bao gồm:
- Đào tạo dài hạn, ngắn hạn trong nước và ngoài nước về chuyên môn và
về POHE từ nguồn kinh phí Dự án POHE giai đoạn 1 và các Dự án khác
(Chương trình tiên tiến...)
- Mời chuyên gia đến trường: chuyên gia nước ngoài, chuyên gia từ thị
trường lao động, chuyên gia từ các trường khác

16


Báo cáo nghiên cứu số 5


- Liên kết với bộ môn khác
- Tham quan học tập
- Vừa làm vừa học: tổ chức thực hiện đồ án học tập, Hội chợ sản phẩm đồ
án sinh viên hàng năm
- Học hỏi chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm dự án (dự giờ, trợ giảng, làm
việc theo nhóm nhỏ)
- Tự đào tạo: đi thực tế để học hỏi từ thị trường lao động (các công ty, Viện
nghiên cứu…)
- Học từ sinh viên: xây dựng các nhóm sinh viên nòng cốt, đam mê
nghề nghiệp
Trong đào tạo năng lực giảng viên POHE bài học kinh nghiệm được rút ra là:
- Chú trọng đào tạo kỹ năng (đặc biệt là kỹ năng mềm), thái độ nghề
nghiệp (say mê nghề nghiêp, dám nghĩ dám làm, sáng tạo, linh hoạt, ý
thức trách nhiệm cao, tinh thần hợp tác, chia sẻ)
- Coi đó là một quá trình liên tục học hỏi, hoàn thiện năng lực cá nhân
- Tạo môi trường làm việc cạnh tranh để giảng viên có động cơ học tập,
không ngừng nâng cao năng lực bản thân
- Có hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên, dựa vào đó kiểm tra,
đánh giá chất lượng giảng viên POHE để giúp nhà trường quản lý chất
lượng giảng viên, giúp cho mỗi cá nhân giảng viên POHE có kế hoạch
phát triển cá nhân và lựa chọn các khóa đào tạo cần thiết, phù hợp cho
bản thân.
Từ những thành tựu đạt được từ đào tạo POHE, một số trường đại học quyết
định POHE sẽ là hướng đào tạo chính của mình trong tương lai, do hiện tại nhu
cầu của các ngành áp dụng POHE là rất cao, vì vậy đào tạo nguồn nhân lực giảng
viên POHE trở thành nhu cầu cấp thiết cho việc mở rộng POHE tại một số trường,

đặc biệt là năng lực phát triển chương trình đào tạo và giảng dạy POHE. Trong khi
đó những người am hiểu và có năng lực thực hiện phát triển chương trình POHE
không nhiều, chỉ trong phạm vi nhóm giảng viên tham gia Dự án POHE giai đoạn
1. Bản thân giảng viên cũng cần được đào tạo thêm thông qua các khóa tập huấn
với chuyên gia mới có thể tự tin tổ chức đào tạo các lớp tập huấn tại trường. Vấn

Báo cáo nghiên cứu số 5

17


đề đặt ra là làm thế nào để có thể xây dựng các tiêu chuẩn năng lực giảng viên
POHE nhằm mục đích tập huấn và bồi dưỡng giảng viên, vừa có thể sử dụng để
đánh giá năng lực giảng dạy và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ theo mục tiêu
đặt ra tại các chương trình đào tạo theo định hướng POHE.

2. Phát triển và quản lý các tiêu chuẩn giảng viên POHE kinh nghiệm Hà Lan
Các tiêu chuẩn quốc gia về năng lực giảng viên cho các trường đại học ứng
dụng ở Hà Lan được định hướng bởi một tập hợp các thỏa thuận giữa các trường
đại học ứng dụng và các Hiệp hội giảng viên dựa trên các nguồn dữ liệu đầu
vào và các hướng dẫn của chính phủ. Các tiêu chuẩn này chịu sự giám sát của
Hiệp hội các trường đại học ứng dụng của Hà Lan (HBO-Raad). Không có quy
định bắt buộc về các tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE (ở cả cấp quốc gia
và cấp trường) nhưng nhờ các thỏa thuận này, tiêu chuẩn giảng viên được quản
lý thông qua chính sách nhân sự của mỗi đơn vị. Những chính sách này hướng
dẫn sự thực thi nhiệm vụ của tất cả các giảng viên như được quy định trong các
Thỏa thuận cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trình độ đại học (xem Phụ lục 1).
Kiểm định trường đại học được thực hiện bởi các tổ chức kiểm định của Hà Lan
và Flemish (NVAO). Đây là các tổ chức kiểm định độc lập được hình thành bởi
các chính phủ Hà Lan và Flemish với mục đích chính là cung cấp một đánh giá

chuyên nghiệp và khách quan về chất lượng giáo dục đại học của Flanders và Hà
Lan (www.nvao.com, 2013). Trong quá trình kiểm định, mỗi trường đại học ứng
dụng phải chứng minh được rằng đội ngũ giảng viên của họ đáp ứng các yêu cầu
đối với một trường đại học ứng dụng thông qua việc triển khai thực hiện các yêu
cầu được thiết lập trong chính sách nhân sự.
Các trường đại học ứng dụng đặt mục tiêu tuyển dụng được những giảng
viên tốt nhất. Kết quả dự kiến là thiết lập ra các nhóm chuyên gia đa dạng có khả
năng hoàn thành các công việc được yêu cầu theo cách tốt nhất có thể. Các tiêu
chuẩn giảng viên có thể triển khai (và duy trì) sử dụng để thể hiện chất lượng của
tổ chức (ví dụ trong kiểm định) là:
- Có kiến thức nghề nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp;
- Quen thuộc với hoạt động giáo dục, có hiểu biết thực sự về các phương
pháp sư phạm (liên quan đến chất lượng giảng dạy) và các kỹ năng cần
thiết để hướng dẫn sinh viên cả về chuyên môn và niềm say mê công việc;
18

Báo cáo nghiên cứu số 5


- Phù hợp với nhóm làm việc, văn hóa chương trình và văn hóa tổ chức;
- Có khả năng tiếng Anh tốt;
- Có trình độ Thạc sỹ (hoặc sẽ có trình độ Thạc sỹ).
Về việc làm, các giảng viên được xếp vào một thang (bậc) lương trong Hệ
thống HAY - sự sắp xếp một thang/bậc cụ thể phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc
trước đây, trình độ được đào tạo và công việc/vai trò mong muốn trong tổ chức.
Mỗi giảng viên được cung cấp một danh sách chi tiết các “kết quả dự kiến” (xem
Phụ lục 2) trong các hoạt động phát triển giáo dục, phổ biến giáo dục; hướng dẫn
quá trình học tập, kiểm tra và đánh giá, công tác điều phối, các dự án, các hoạt
động theo hợp đồng, nghiên cứu, phổ biến kiến thức, phát triển nghề nghiệp,
huấn luyện đồng nghiệp, quan hệ công chúng và bảo đảm chất lượng. Đây có

thể coi là một bản hướng dẫn cho phép các tiêu chuẩn của tổ chức (và tiêu chuẩn
giảng viên) được đáp ứng.
Khi là giảng viên POHE, bạn được kỳ vọng sẽ:
- Tham gia vào các hoạt động bên ngoài đơn vị (ví dụ các dự án)
- Duy trì sự giao tiếp với thị trường lao động và hệ thống đối tác có liên quan
- Liên tục phát triển nghề nghiệp (thời gian dành cho hoạt động này được
thể hiện trong bản kế hoạch ngay từ lúc bắt đầu một năm học - xem
Hình 1)
- Tham gia vào các hoạt động phát triển giáo dục/nghề nghiệp được nhà
trường tổ chức (những việc này có thể có nhiều chủ đề rất phong phú
nhằm hỗ trợ phát triển đội ngũ nhân viên, các nhu cầu của tổ chức và/
hoặc phát triển chương trình)
Để thực hiện đủ các nhiệm vụ như kỳ vọng, giảng viên POHE cần:
- Chủ động thực hiện một số vai trò, gồm: người đào tạo, chuyên gia thực
hành, nhà nghiên cứu, cầu nối giữa nhà trường với thị trường lao động,
và hướng dẫn/huấn luyện viên
- Giảng dạy theo nhóm (một chuẩn mực về thực hành) cũng như tham gia
công tác chuẩn bị giảng dạy và đánh giá theo nhóm. Ví dụ các bài tập
thực hành và/hoặc đánh giá vấn đáp.

Báo cáo nghiên cứu số 5

19


- Tích hợp các module/bài tập (dựa theo một đề tài) - điều này sẽ đưa đến
sự chia sẻ mang tính bắt buộc về các ý tưởng và định hướng cho công
việc giữa các đồng nghiệp
Bên trong chính sách nhân sự của trường, các tiêu chuẩn giảng viên được
thiết lập, quản lý và được đánh giá thông qua chu kỳ thường niên về sự tiến triển

của các phẩm chất và đánh giá bởi các nhà quản lý (xem Hình 1). Quá trình này
bắt đầu bởi một cuộc họp về lập kế hoạch (Giai đoạn 1) mà tất cả các giảng viên
thống nhất với trưởng nhóm của mình thực hiện tại thời điểm bắt đầu năm học
mới và tham gia lập kế hoạch cho những nhiệm vụ dự kiến thực hiện trong năm
cũng như xác định ra các yêu cầu phát triển nghề nghiệp đối với nhà trường và
mỗi cá nhân. Đây là một quá trình mang tính xây dựng với những thảo luận cởi
mở giữa tất cả các thành viên. Sau cuộc họp trên là cuộc họp đánh giá quá trình
(Giai đoạn 2) nhằm đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ đã xác lập và sự phát
triển nghề nghiệp. Giai đoạn 3 tiến hành vào cuối năm học và là một quá trình
đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ được giao (các đánh giá của sinh viên là một
công cụ quan trọng cho đánh giá này). Đánh giá hiệu quả công việc của giảng
viên được sử dụng để xác định xem một giảng viên có xứng đáng được tăng
lương (theo năm, trong một thang/bậc lương tương ứng) hay không.
*LDLÿRҥQ/ұSNӃKRҥFK
3KӓQJYҩQWKҧROXұQWKѭӡQJQLrQYӟL
WUѭӣQJQKyP
7KDP JLD OұS NӃ KRҥFK KjQK ÿӝQJ
WKӵFWKLFiFQKLӋPYөWURQJQăP
;iFÿӏQKFiFPөFWLrXFӫDWUѭӡQJYj
FӫDFiQKkQ SKҧQiQKVӵSKiWWULӇQ
QJKӅQJKLӋS


*LDLÿRҥQĈiQKJLi
3KҭP FKҩWKLӋX TXҧ WK{QJ TXD
SKӓQJYҩQ
0ӭF ÿӝ ÿiS ӭQJ WKHR FKѭѫQJ
WUuQKKjQKÿӝQJ

6ӱGөQJÿiQKJLiFӫDVLQKYLrQ

;iFÿӏQKÿLӇPPҥQKÿLӇP\ӃXFӫD
JLҧQJYLrQ

*LDLÿRҥQ7LӃQWUuQK
3KӓQJYҩQÿӇÿiQKJLi
WKiQJVDX*LDLÿRҥQ
ĈiQKJLiWKҧROXұQ[HP[pW
&XQJFҩSGӳOLӋXYjÿѭDUD
KѭӟQJGүQ

ĈiQK JLi KLӋX TXҧ F{QJ YLӋF ÿӇ
WăQJJLҧPOѭѫQJ

Hình 1. Chu kỳ phát triển các phẩm chất nghề nghiệp
và đánh giá của nhà quản lý
20

Báo cáo nghiên cứu số 5


Mọi khía cạnh của nhà trường thực hiện ở cấp độ giảng dạy được điều phối
(nghĩa là các học kỳ/học phần/chương trình/các nhóm). Những giảng viên có
kinh nghiệm hơn được phân công nhiệm vụ điều phối, song mọi người mong đợi
có các hoạt động giao tiếp và thảo luận mở và coi đó là chìa khóa cho sự thực
thi thành công nhiệm vụ, đạt được tiêu chuẩn và chất lượng (đối với nhà trường
và cá nhân). Thực tế, trong một môi trường POHE, các giảng viên cần được tạo
điều kiện để thực thi tốt các nhiệm vụ (xem Phụ lục 3).
Vì vậy, các tiêu chuẩn giảng viên được thiết lập và thực hiện theo cách “từ
dưới lên” cùng với những nhu cầu của nhà trường và các yêu cầu của việc đánh
giá chất lượng, và được quản lý bởi nhân sự ở tất cả các cấp độ. Văn hóa nhà

trường là thảo luận cởi mở về trách nhiệm giải trình đối với các công việc được
giao trong mối quan hệ với những nhóm kết quả dự kiến. Quá trình xem xét và
phản hồi diễn ra liên tục nhưng phải luôn nghĩ về phía trước - thay đổi và điều
chỉnh là một phần của giáo dục.

3. Đề nghị Khung tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE
Như đã đề cập trong Phần 1, thực trạng triển khai các chương trình POHE
cho thấy vấn đề bồi dưỡng đội ngũ vẫn còn nhiều bất cập. Việc xây dựng các tiêu
chuẩn năng lực giảng viên POHE, do đó, là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của bài báo cáo, việc nghiên cứu đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể là chưa thực
hiện được. Phần này chỉ tập trung vào việc đưa ra khung tiêu chuẩn năng lực làm
cơ sở cho việc phác thảo ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên
POHE sẽ được thực hiện trong giai đoạn sắp đến.
3.1. Các văn bản pháp quy, tài liệu cơ sở làm xây dựng tiêu chuẩn năng
lực giảng viên POHE
Theo Luật GDĐH, các trường đại học Việt Nam cần xác định hướng phát
triển theo các định hướng: nghiên cứu, ứng dụng và thực hành. Các trường đại
học theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp tập trung vào mục tiêu đào tạo ra
các sinh viên có khả năng đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn thực tế của thị
trường lao động. Để làm được điều này, cần phải có đội ngũ các giảng viên thích
hợp với cách dạy và hướng dẫn theo POHE. Việc xây dựng các tiêu chuẩn năng
lực giảng viên, do đó là vô cùng cần thiết.

Báo cáo nghiên cứu số 5

21


×