Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CHỨNG TỪ HÀNG HÓA VÀ CÁC TẬP QUÁN LIÊN QUAN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ (UCP 600, ISBP 681)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.57 KB, 21 trang )

Trường ĐH Ngân Hàng TP HCM
Khoa Ngân Hàng Quốc Tế
Môn Thanh Toán Quốc Tế

CHỨNG TỪ HÀNG HÓA
VÀ CÁC TẬP QUÁN LIÊN QUAN
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
(UCP 600, ISBP 681)

GVHD: Hoàng Thị Thanh Thúy

Tp Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2012


Mục Lục

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với nền kinh tế toàn cầu hóa, các giao dịch thương mại nói chung
và các giao dịch thương mại quốc tế nói riêng ngày càng phát triển phong phú, đa
dạng. Nhà cung ứng ở quốc gia này có thể cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người
dân ở quốc gia khác thông qua các hợp đồng thương mại. Đi kèm với mỗi giao
dịch luôn có những bằng chứng xác minh việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng – ta gọi đó là chứng từ thương mại. Chứng từ thương mại
ra đời, giúp việc thực hiện hợp đồng trở nên rõ ràng, minh bạch hơn. Tuy nhiên,
nhận thức của mỗi người về sự việc cũng có phần khác nhau. Chính vì thế, cần
những bộ quy tắc chung ràng buộc những chi tiết cần thiết trên chứng từ. Năm
1933, ICC lần đầu tiên cho xuất bản Bộ các quy tắc và thực hành thống nhất về tín
dụng chứng từ - UCP 82 (Uniform Customs and Practice for Documentary


Credits). Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các chứng từ thương mại
cũng có nhiều hình thức biến thể như chứng từ điện tử… Đáp ứng sự phát triển ấy,
UCP đã được sửa đổi cho phù hợp hơn dưới nhiều phiên bản: UCP 151 (1951),
UCP 222 (1962), UCP 290 (1974), UCP 400 (1983), UCP 500 (1993), và đến thời
điểm này, phiên bản mới nhất là UCP 600 (2007). Đi kèm UCP, ICC cũng cho
phát hành bộ Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo tín
dụng chứng từ, theo UCP600 - ISBP 681.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về
Chứng từ hàng hóa và các tập quán liên quan trong thanh toán quốc tế - là
một bộ phận trong chứng từ thương mại và các tập quán trong thanh toán quốc tế.
Vì thời gian có hạn, trong quá trình làm bài không thể tránh được sai sót. Mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ giảng viên và các bạn!

3


I. Chứng từ hàng hóa
1.
1.1.

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoices)
Khái niệm – đặc điểm

Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là chứng từ do người bán lập chỉ
ra các chi tiết về số tiền và hàng hóa mà người bán yêu cầu người mua thanh toán
cho mình.
1.2.

Chức năng


Hoá đơn thương mại sử dụng trong thanh toán quốc tế có các chức năng cơ
bản như sau:
-

-

-

Trong khai báo hải quan và mua bảo hiểm, hoá đơn thương mại thể hiện giá trị
hàng hoá mua bán, là cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền mua
bảo hiểm
Khi hoá đơn đã được chấp nhận trả tiền bởi người mua hay ngân hàng, nó trở
thành công cụ tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Những chi tiết thể hiện trên hoá đơn như về hàng hoá, điều kiện thanh toán và giao
hàng, về vận tải… là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi thực hiện hợp đồng
thương mại
Nếu trong bộ chứng từ thanh toán có hối phiếu, thì hoá đơn là căn cứ để kiểm tra
nội dung đòi tiền của hối phiếu; nếu không có hối phiếu thì hoá đơn có tác dụng
như hối phiếu làm căn cứ đòi tiền và trả tiền.
1.3.

Phân loại

Theo chức năng của nó, hoá đơn có thể được phân loại thành:
-

Hoá đơn tạm tính (Provisional invoice) là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ
bộ tiền hàng
Hoá đơn chính thức (Final Invoice) là hoá đơn để dùng thanh toán cuối cùng tiền
hàng.

Hoá đơn chi tiết (Detailed invoice) các tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của
giá hàng.
Hoá đơn chiếu lệ (Proforma invoice) là loại chứng từ có hình thức như hoá đơn,
nhưng không dùng để thanh toán bởi vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền.
Hoá đơn trung lập (Neutral invoice) trong đó không ghi rõ tên người bán.
Hoá đơn xác nhận (Certified invoice) là hoá đơn có chữ ký của phòng thương mại
và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ của hàng hoá.
Hoá đơn hải quan (Custom’s Invoice) là hoá đơn tính toán trị giá hàng theo giá
tính thuế của hải quan và tính toán các khoản lệ phí của hải quan.
Hóa đơn lãnh sự (Consular invoice) là hoá đơn xác nhận của lãnh sự nước người
mua đang làm việc ở nước người bán.

4


2.
2.1.

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
Khái niệm – đặc điểm

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức có thẩm quyền
thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui
định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Giấy chứng nhận xuất xứ thì thể hiện nội dung xuất xứ của hàng hoá, xuất xứ đó
phải được xác định theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể. Tại Việt Nam, Phòng Thương
mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) là nơi cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc
khai thác ra hàng hóa.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) có đặc điểm:
C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được

cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu
tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng,
thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ
hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có
thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc
cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp
trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất
khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.
C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ
cụ thể và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ
có ý nghĩa khi được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp
nhận. Qui tắc xuất xứ áp dụng có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu
5


hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác). C/O
được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có)
khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được
cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay
loại mẫu cụ thể.
2.2.
-

-

Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu
là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa
thuận
thương mại đã
được


kết
giữa
các
quốc
gia.
Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của
một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến
các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch : Việc xác định xuất xứ khiến
việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một
khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ
thống hạn ngạch.
Xúc tiến thương mại.
2.3.

-

Chức năng

Phân loại

C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng
có thể là nước xuất khẩu.
C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không
phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ.
Các mẫu C/O tại Việt Nam

-


C/O cấp theo qui tắc xuất xứ không ưu đãi
C/O mẫu B (cấp cho hàng XK)
C/O cho hàng cà phê (theo qui định của Tổ chức cà phê thế giới)
C/O cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi
C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập
GSP)
C/O mẫu D (thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT giữa
các nước ASEAN)
C/O mẫu E (ASEAN – Trung quốc)
C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn quốc)
C/O mẫu S (VN-Lào; VN-Campuchia)
C/O hàng dệt thủ công mỹ nghệ (VN-EU)

6


7


3.
3.1.

Phiếu đóng gói (Packing list)
Khái niệm – đặc điểm

Là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp,
container).v.v... Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ
dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì. Phiếu
đóng gói ngoài dạng thông thường, có thể là phiếu đóng gói chi tiết (Detailed
packing list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết hoặc là phiếu

đóng gói trung lập (Neutrai packing list) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên
người bán. Cũng có khi, người ta còn phát hành loại phiếu đóng gói kiêm bản kê
trọng lượng (Packing and Weight list).
3.2.

Nội dung của phiếu đóng gói

Tên người bán, tên hàng, tên người mua, số hiệu hóa đơn, số thứ tự của kiện
hàng, cách đóng gói, số lượng hàng đựng trong kiện, trọng lượng, thể tích của kiện
hàng. Ngoài ra, đôi khi hối phiếu đóng gói còn ghi rõ tên xí nghiệp sản xuất,
người đóng gói và người kiểm tra kỷ thuật. Tùy theo loại hàng hóa mà thiết kế
một Packing List với các nội dung thích hợp.
Phiếu đóng gói được lập thành 03 bản. Một bản gửi trong kiện hàng sao
cho người nhận hàng khi cần kiểm tra hàng hóa trong kiện có thể thấy được ngay
chứng từ để đối chiếu giữa hàng hóa thực tế và hàng hóa do người bán đã
gửi. Bản thứ hai, dùng để tập hợp cùng với các bản của kiện hàng khác, làm thành
một bộ đầy đủ toàn bộ các kiện hàng trong lô hàng người bán đã gửi. Bộ này được
xếp trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng nhằm tạo điều kiện cho người nhận hàng
dễ dàng kiểm tra các kiện hàng hoặc dễ dàng rút tỉa một số kiện hàng nào đó ra
khỏi lô hàng. Bản thứ ba cũng lập thành 01 bộ để kèm chung với Hóa đơn thương
mại trong Bộ chứng từ hàng hóa thanh toán, để xuất trình với Ngân hàng.

8


4.
4.1.

Một số chứng từ hàng hóa khác
Giấy chứng nhận phẩm chất (Certiicate of quality)


Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm
chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy
định gì khác, giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất
hàng hoá, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm (hoặc giám định) hàng xuất khẩu
cấp.

9


Trong số các giấy chứng nhận phẩm chất, người ta phân biệt giấy chứng
nhận phẩm chất thông thường và giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng (Final
certificate). Giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng có tác dụng khẳng định kết quả
việc kiểm tra phẩm chất ở một địa điểm nào đó do hai bên thoả thuận.
4.2.

Giấy chứng nhận số lượng – trọng lượng (Certificate of quantity)

Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao. Chứng từ này được
dùng nhiều trong trường hợp hàng hoá mua bán là những hàng tính bằng số lượng
(cái, chiếc) như: chè gói, thuốc lá đóng bao, rượu chai v.v... Giấy này có thể do
công ty giám dịnh cấp.
4.3.

Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)

Là chứng từ xác nhận tình trạng không độc hại của hàng hóa đối với người
tiêu thụ do cơ quan y tế cấp hoặc do cơ quan kiểm nghiệm và giám định hàng hóa
cấp.
4.4.


Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Là chứng từ do Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để
xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật là không có bệnh dịch, nấm độc,...có
thể gây ra dịch bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng hóa hoặc ở nơi hàng đến.
4.5.

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate)

Là chứng từ do Cơ quan thú y cấp cho chủ hàng để chứng nhận hàng hóa
không có vi trùng gây dịch bệnh hoặc đã tiêm chủng phòng bệnh.

II. Tập quán liên quan đến chứng từ hàng hóa trong thanh toán
quốc tế
1.
1.1.

Giới thiệu khái quát
UCP 600

UCP là bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất
nhập khẩu,được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) hoàn tất. Trong đó quy định
quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng
từ. UCP được ban hành lần đầu tiên vào năm 1933 nhằm thống nhất các quy định
trong hoạt động thanh toán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
thanh toán xuất nhập khẩu. UCP 600 là bản sửa đổi lần thứ sáu của ICC, áp dụng
từ ngày 1/7/2007. Điểm mới của UCP 600 lần này là quy định cụ thể và chi tiết
nghĩa vụ, trách nhiệm của các ngân hàng tham gia thanh toán và trách nhiệm của
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy định chi tiết các mức phí áp dụng chung

trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp hoạt động xuất nhập khẩu thuận
tiện hơn; thời gian kiểm tra chứng từ chỉ mất 5 ngày làm việc thay vì 7 ngày như
trước.
10


1.2.

ISBP 681

ISBP Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ
theo phương thức tín dụng chứng từ. Được ủy ban ngân hàng của ICC ban hành
vào tháng 5/2000, ISBP là sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các
quyết định của ủy ban ngân hàng của ucp . ISBP không sửa đổi UCP, mà chỉ giải
thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến
tín dụng chứng từ. ISBP phản ánh tiêu chuẩn quốc tế về thực hành tín dụng chứng
từ cho tất cả các bên liên quan đến tín dụng chứng từ .Khi mà quyền lợi , nghĩa vụ
và biện pháp hạn chế tổn thất đối với người mở tín dụng phụ thuộc vào cam kết
của họ với ngân hàng phát hành , vào việc thực hiện giao dịch cơ sở và vào bất kỳ
sự từ chối đúng hạn nào theo luật lệ và tập quán áp dụng , cho nên người người mở
tín dụng không được cho rằng họ có thể dựa vào các điều khoản này để thoái thác
nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng phát hành .Việc gắn kết các văn bản này vào các
điều khoản của tín dụng chứng từ là không nên , vì trong UCP việc tuân thủ các
tấp quán đã thỏa thuận là một yêu cầu tuyệt đối.
2.

Tác dụng của UCP 600 và ISBP 681

- Nhờ các quy định rõ ràng, tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ linh hoạt hơn,
UCP 600 cùng với ISBP 681 đã làm giảm thiểu lượng chứng từ có sai biệt.

- UCP 600 đã tăng cường sử dụng các quy tắc, tập quán quốc tế khác của
ICC như URR 525, ISP 98, thông qua đó, những vấn đề mà UCP chưa bao bao
quát được sẽ được giải quyết cụ thể trong các tập quán trên.
- UCP 600 đưa ra những quy định cụ thể liên quan đến L/C chuyển nhượng,
phù hợp với hoạt động thương mại ba bên đang ngày càng phát triển tại các nước
Châu Á.
- UCP 600 có những thay đổi phù hợp với thực tiễn của ngành vận tải và
bảo hiểm, không những được những người hoạt động trong lĩnh vực này hoan
nghênh mà còn tạo điều kiện cho việc xuất trình bộ chứng từ của nhà xuất khẩu,
việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán của các ngân hàng.
- UCP 600 và ISBP 681 cũng đã đưa ra tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ chặt
chẽ nhằm chống lại hành động giả mạo bộ chứng từ thanh toán.
3.

Tập quán liên quan đến hóa đơn

UCP 600
Điều18: Hóa đơn thương mại
a. Hóa đơn thương mại:
i. phải thể hiện là do người thu hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại Điều 38);

11


ii.phải đứng tên người yêu cầu(trừ khi áp dụng Điều 38g);
iii.phải ghi bằng loại tiền của Thư tín dụng; và
iv.không cần phải kí.
b. Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận, nếu có,
hoặc ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một hóa đơn thương mại phát hành có số tiền
vượt quá số tiền được phép của Thư tín dụng, và quyết định của nó sẽ ràng buộc tất cả các

bên, miễn là ngân hàng đó chưa thanh toán hoặc chiết khấu cho số tiền vượt quá số tiền
cho phép của Thư tín dụng.
c. Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô
tả hàng hóa trong Thư tín dụng.
ISBP 681/2007
HÓA ĐƠN
Định nghĩa
57. Một Thư tín dụng yêu cầu 1 “hóa đơn” mà không nói rõ là loại nào,thì sẽ được đáp
ứng bằng bất cứ các loại hóa đơn nào xuất trình (hóa đơn thương mại, hóa đơn hải quan,
hóa đơn thuế, hóa đơn lãnh sự… ). Tuy nhiên các hóa đơn “tạm thời”, “chiếu lệ” hoặc
tương tự là không được chấp nhận. Khi một L/C yêu cầu xuất trình một hóa đơn thương
mại, thì một chứng từ có tiên đề “hóa đơn” sẽ được chấp nhận.
Mô tả hàng hóa và những vấn đề chung liên quan đến hàng hóa
58. Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn phải có nội dung phù hợp với
mô tả trong Thư tín dụng, còn về hình thức trình bày được tùy ý, nghĩa là hình thức mô tả
trên hóa đơn không nhất thiết phải là phiên bản của sự mô tả trong L/C. Ví dụ, chi tiết
hàng hóa có thể ghi ở một số vị trí trên hóa đơn, nhưng khi gộp chúng lại phải thể hiện
đúng nội dung mô tả hàng hóa trong L/C.
59. Mô tả hàng hóa, dịch vụ và thực hiện trong hóa đơn phải phản ánh hàng hóa nào thực
sự đã được giao hoặc đã được cung ứng. Ví dụ, L/C yêu cầu hai lại hàng hóa là 10 ô tô tải
và 5 máy kéo, nhưng trên hóa đơn chỉ thể hiện 4 ô tô tải thì vẫn được chấp nhận, miễn là
L/C không cấm giao hàng hóa từng phần. 1 hóa đơn mô tả toàn bộ hàng hóa như qui định
trong Thư tín dụng, sau đó ghi rõ là nhưng hàng nào đã thực sự được giao, cũng có thể
chấp nhận được.
60. Một hóa đơn phải kê khai giá trị hàng hóa đã giao hoặc dịch vụ hoặc các thực hiện đã
được cung ứng. Đơn giá, nếu có, và đồng tiền ghi trong hóa đơn phải phù hợp với đồng

12



tiền trong Thư tín dụng. Hóa đơn cũng có thể thể hiện khoản tiền khấu trừ do trả trước,
chiết khấu và giảm giá… mà L/C không quy định.
61. Nếu điều kiện thương mại là 1 bộ phận của mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng hoặc
được ghi gắn liền với số tiền, thì hóa đơn phải ghi rõ điều kiện thương mại đó và nếu mô
tả hàng hóa chỉ ra nguồn của các điều kiện thương mại, thì hóa đơn cũng phải chỉ rõ
nguồn của các thương mại đó. Các chi phí phải được tính vào giá trị theo điều kiện
thương mại ghi trong L/C và hóa đơn. Các chi phí vượt quá giá trị của điều kiện thương
mại đều không được phép.
62. Trừ khi Thư tín dụng yêu cầu, hóa đơn không cần thiết phải ký và ghi ngày tháng.
63. Số lượng, trọng lượng và thể tích hàng hóa kê khai trong hóa đơn không mâu thuẫn
với kê khai trong chứng từ khác.
64. Hóa đơn không được thực hiện:
a) Nếu giao hàng hóa vượt quá (trừ quy định tại điều 30 (b) UCP600) hoặc
b) Hàng hóa mà L/C không yêu cầu (bao gồm cả hàng mẫu, hàng quảng cáo,v.v…) ngay
cả khi ghi rõ là miễn phí.
65. Số lượng hàng hóa yêu cầu trong thư tín dụng có thể thay đổi trong 1 dung sai +/5% . Điều này không được áp dụng nếu L/C quy định số lượng không được hơn hay
kém, hoặc nếu L/C quy định số lượng tính bằng đơn vị đóng gói hay đơn vị riêng lẻ.
Dung sai về số lượng tăng lên +5% không cho phép đòi tiền vượt quá số tiền của Thư tín
dụng.
66. Ngay cả khi cấm giao hàng từng phần, thì dung sai kém 5% trên số tiền của L/C là
được chấp nhận, miễn là số lượng hàng được giao đầy đủ và bất kỳ đơn giá nào (nếu có
quy định trong L/C) phải không giảm. Nếu Thư tín dụng không qui định số lượng hàng
hóa thì hóa đơn coi như đã giao hàng đầy đủ.
67. Nếu Thư tín dụng yêu cầu giao hàng định kì thì mỗi lần giao hàng phải phù hợp với
lịch trình giao hàng đã được xác định trước.
a.

Hóa đơn – chứng từ không thể thiếu của L/C

Hóa đơn là chứng từ cơ bản của L/C. Các L/C thông thường đều có hóa đơn

ghi rõ số tiền thanh toán. Phần bổ sung trong điều khoản này là việc quy định Hóa
đơn không cần phải kí, nếu L/C không yêu cầu. Quy định này phù hợp với các
chứng từ, tài liệu áp dụng kỹ thuật vi tính, điện tử, không nhất thiết phải có chữ ký
truyền thống đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nếu người mở L/C yêu cầu hóa
đơn phải có chữ ký thì L/C bắt buộc phải yêu cầu cụ thể và phải được tuân thủ.

13


b.

Loại tiền của hóa đơn

Theo mục a – iii của điều 18 – UCP 600, hóa đơn phải được ghi bằng loại
tiền của L/C để thể hiện đúng giá trị của hàng hóa mà L/C quy định. Nếu đồng tiền
trên hóa đơn không đúng với đồng tiền trên L/C thì hóa đơn đó được coi là bất hợp
lệ. Điều này là để tránh sự thay đổi về giá trị hàng hóa khi tỷ giá hối đoái thay đổi.
Tại một số nước, do quy định quản lý ngoại hối, hóa đơn được xác định bằng đồng
tiền nội tệ. Vì thế ICC đã thống nhất, trên hóa đơn có thể ghi thêm đồng tiền khác
đồng tiền ghi trên L/C. Tuy nhiên giá trị hàng hóa được ghi bằng đồng tiền này chỉ
mang tính chất tham khảo.
c.

Quyền quyết định của ngân hàng đối với số tiền giao vượt giá trị L/C

Điều khoản 18 – b quy định “ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một
hóa đơn thương mại phát hành có số tiền vượt quá số tiền được phép của Thư tín
dụng, và quyết định của nó sẽ ràng buộc tất cả các bên”. Theo đó, ngân hàng có
thể chấp nhận hóa đơn có giá trị vượt quá giá trị L/C, miễn là ngân hàng không
chiết khấu hoặc thanh toán số tiền vượt quá số tiền L/C cho phép, việc này giúp

khai thông dòng tiền thanh toán tín dụng chứng từ.
Về nguyên tắc, người hưởng lợi lập hóa đơn vượt quá số tiền trong L/C là
không đúng với thỏa thuận giữa các bên. Cho nên ngân hàng không thể bị ràng
buộc phải chấp nhận hóa đơn như vậy và việc từ chối có thể xảy ra. Tuy nhiên, để
tạo điều kiện cho người hưởng lợi, nếu người hưởng lợi xuất trinh bộ chứng từ phù
hợp (trừ số tiền ghi vượt), hóa đơn ghi vượt có thể được ngân hàng chấp nhận và
thanh toán số tiền ghi trong L/C. Quyết định thanh toán hay từ chối là do ngân
hàng. Nhưng khi ngân hàng chấp nhận hóa đơn ghi vượt thì người mở L/C cũng
phải chấp nhận hóa đơn đó với điều kiện số tiền giao vượt đó không thuộc nghĩa
vụ thanh toán.
Vd: Xe ô tô $50,000 x 2 chiếc = $ 100,000 đúng như yêu cầu của L/C.
Nhưng do người bán giao thêm phụ tùng, nên hóa đơn có số tiền là $ 110,000. Tất
cả chứng từ đã phù hợp với các yêu cầu L/C, trừ hóa đơn vượt $10,000. Có thể có
2 trường hợp xảy ra:
Ngân hàng sẽ từ chối chứng từ vì hóa đơn không phù hợp với L/C
Ngân hàng sẽ thanh toán $100,000 theo đúng quy định và chuyển giao
chứng từ còn lại cho người mở. NH không chịu trách nhiệm về số tiền vượt còn lại
$10,000.
Trường hợp hóa đơn ghi giá trị hàng hóa nhỏ hơn giá trị ghi trên L/C: ICC
không đề cập đến vấn đề này. Nhưng cần hiểu giao hàng không đủ theo quy định
có thể được hiểu là giao hàng từng phần. Nếu L/C không cho phép giao hàng từng
phần thì hóa đơn có giá trị nhỏ hơn sẽ không được chấp nhận.

14


d.

Sự mô tả hàng hóa trong hóa đơn


Mô tả hàng hóa trong hóa đơn là một trong những nét nổi bật trong tranh
chấp giữa 2 phía theo L/C và cũng là sự khác biệt nhiều nhất trong nhận thức về
yêu cầu của L/C.
Mô tả hàng hóa trong hóa đơn thể hiện:
Sự cam kết của người hưởng lợi đõi với ngân hàng và người mở về việc
thực hiện đúng quy định L/C và hợp đồng thương mại
Cơ sở để ngân hàng bảo đảm rằng quy định của L/C về chuyển giao hàng
hóa đã được thỏa mãn.
Trong UCP 600, “mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn
thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng”. “Phù hợp” được
hiểu là sự mô tả ở mức tương đương với yêu cầu của L/C, không làm thay đổi tên
gọi, tính năng, tác dụng, bản chất của hàng hóa. Điều này cho phép hóa đơn được
ghi thêm các đặc tính, kỹ thuật, kí hiệu… nếu những chi tiết này không làm thay
đổi bản chất, tính năng, cấu trúc của hàng hóa và không mâu thuẩn với yêu cầu của
Tín dụng thư (tài liệu ICC số xuất bản 489).
Thực tế, các chi tiết bổ sung, ghi thêm như thế nào vào hóa đơn đều tùy
thuộc vào từng trường hợp cụ thể, cách nhìn nhận vấn đề và cả những quy định
của ngân hàng. Do vậy, để đảm bảo sự hoàn chỉnh của chứng từ, tốt nhất người
hưởng lợi nên yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C theo đúng cách mô tả hàng hóa
trên hóa đơn.
Vd: Trường hợp 263 được đưa ra trong tài liệu ICC số xuất bản 489. L/C
yêu cầu chi tiết hàng hóa:
“100% cotton, gret carded sheeting wowen on Automatic looms with ¼ or
3/5 inch tape selvage plain 1x1 weaver. First quality, 63 inch wide, 60x60, yarns
20/20, export packing seaworthy sales”.
Hóa đơn ghi đầy đủ chi tiết trên và thêm: “Wrap : 24 Weft: 24”
- NH chiết khấu chấp nhận hóa đơn với lý do: “Wrap 24, Weft 24” chỉ số
sợi trên 1 cm2 và tương đương 60x60 trên 1 inch vải. Do vậy, nó chỉ là chi tiết bổ
sung của sự mô tả hàng hóa, toàn bộ sự diễn đạt về hàng hóa ghi trog L/C được thể
hiện đầy đủ trong hóa đơn.

- NH phát hành từ chối hóa đơn vì cho rằng L/C không yêu cầu thêm “Wrap
: 24 Weft: 24”.
- Ý kiến của ICC từ bổ sung này tác động trực tiếp đến cấu trúc thành phần
hàng hóa của L/C nên không thể chấp nhận được.
Tình huống: Công ty H (Việt Nam) ký một HĐ nhập hoá chất từ cty của
Trung Quốc. Trị giá thư tín dụng: 50.000 USD CIF Hải Phòng. Trong L/C quy
định về mô tả hàng hoá: mã hàng 160-4690 và 270-3210.

15


Khi bộ chứng từ được gửi đến NH mở L/C của Việt Nam, hoá đơn thương
mại có ghi ba mã hàng như sau: 160-4690 đơn giá 41,00 USD/kg; 270-3210 đơn
giá 32,50 USD/kg; 511-74: miễn phí.
Điều kiện giao hàng CIF không ghi trong hoá đơn thương mại
Công ty H từ chối thanh toán với lý do mô tả hàng hoá không đúng theo quy định
của L/C. Và NH mở L/C cũng xác định đây là bộ chứng từ có lỗi và không thanh
toán cho cty X với lý giải rằng: điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng là một bộ phận
của mô tả hàng hoá trong thư tín dụng, nếu không làm sao các bên liên quan có thể
xác định điều kiện giao hàng so với quy định của thư tín dụng
Trả lời từ phía cty X và NH đòi tiền của Trung Quốc như sau:
Về mặt hàng thứ 3 mô tả trong hoá đơn thương mại không có trong L/C thì
theo tinh thần UCP 600 không cấm.
Về quy định ghi giá CIF trong hoá đơn thì điều kiện giao hàng không phải
là một phần của điều kiện mô tả hàng hoá, mà đây là điều khoản không liên quan
đến chứng từ, do đó không phải là sai sót.
Xử lý tình huống:
Điều 64 (b) ISBP 681 quy định : “Hoá đơn không được thể hiện hàng hoá
không được yêu cầu trong Thư tín dụng ngay cả khi nói rõ là hàng miễn phí”.
Điều 61 , ISBP 681 : “Nếu điều kiện thương mại là một bộ phận của mô tả

hàng hoá trong Thư tín dụng hoặc được ghi gắn liền với số tiền, thì hoá đơn phải
ghi rõ điều kiện thương mại đó...”.
Như vậy ngân hàng từ chối thanh toán là đúng vì hoá đơn thương mại
không ghi điều kiện giao hàng CIF ( bắt buộc phải có trong hoá đơn thương mại)
thêm vào đó, hóa đơn đã ghi thêm loại hàng không được yêu cầu (mã hàng 51174). Hóa đơn không hợp lệ. Do đó, trong tình huống này, bên Nhập khẩu đúng,
bên Xuất khẩu sai.
4.
a.

Tập quán liên quan đến dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá
Dung sai tăng/ giảm 10% trị giá/ đơn giá/ số lượng

Trong giao dịch L/C, cần lưu ý áp dụng dung sai hợp lý cho số tiền lẫn số
lượng hàng hóa và đơn giá (nếu cần) nhằm tránh sự mâu thuẫn giữa chúng. Nếu
L/C cho phép dung sai số lượng hàng nhưng lại không quy định số tiền tối đa được
thanh toán thì không thể suy luận rằng 10% dung sai áp dụng cho cả số lượng hàng
lẫn số tiền thanh toán. Khi đó người bán buộc phải giảm giá để tổng giá trị hóa đơn
không vượt quá số tiền trong L/C. Nếu giá hàng đã cố định thì L/C phải được điều
chỉnh: 10% dung sai được áp dụng cho cả số lượng lần số tiền trong L/C.
b.

Dung sai tăng/ giảm 5%

Đối với mặt hàng chuyên chở dạng rời như than đá, dầu lửa, quặng, phân
bón… dung sai 5% sẽ được áp dụng cho cả số lượng hàng hóa và số tiền với điều

16


kiện là số tiền thanh toán không được vượt quá quy định. Đối với các mặt hàng

có khối lượng hàng lớn bốc hàng khá phức tạp thì L/C thường cho phép tăng/ giảm
5% trị giá.
Việc áp dụng dung sai tùy theo từng mặt hàng và đặc thù của chúng. Các
mặt hàng mà số lượng được xác định bằng đơn vị đóng gói như thùng, hòm… và
từng đơn vị riêng lẻ như cartoon, chiếc, đôi… thì không được áp dụng dung sai 5%
như trên.
Lưu ý: nếu L/C đã cho phép tăng/ giảm 10% (điều 30a) hoặc mặt hàng đã
được phép xê dịch (điều 30b) thì không thể áp dụng điều 30c.
c.

Dung sai áp dụng trong L/C giao hàng nhiều lần

Đối với các trường hợp giao hàng nhiều lần, cần quy định rõ ràng về dung
sai có giá trị chung cho toàn bộ số lượng hàng hóa hay cho từng chuyến giao
hàng. Nếu L/C không quy định rõ ràng về điều này, người hưởng lợi L/C cần lưu ý
trước khi giao hàng để tránh bị từ chối thanh toán khi xuất trinh chứng từ. Nếu cần
phải yêu cầu sửa đổi L/C.
Vd: L/C quy định hàng hóa 10000 kg gạo, được phép ± 10%, giao hàng làm
2 lần:
- Chuyến 1: 4500 kg gạo
- Chuyến 2: 5500 kg gạo
* Trường hợp dung sai áp dụng cho toàn bộ số lượng hàng hóa:
- Chuyến 1: giao đúng 4500 kg gạo
- Chuyến 2: giao số lượng còn lại (kể cả dung sai tối đa): 6500kg
Tổng cộng: 11000 kg gạo
* Trường hợp 2: dung sai áp dụng cho từng lần giao hàng
- Chuyến 1: được phép giao tối đa 4950 kg gạo
- Chuyến 2: được phép giao tối đa 6050 kg gạo
Tổng cộng: 11000 kg gạo
Theo common sense thì hiểu theo cách thứ 2 là chính xác. Tuy nhiên có

ngân hàng cho rằng cách hiểu trong trường hợp 1 cũng đúng vì L/C không quy
định cụ thể. Nếu không người mở L/C phải yêu cầu rõ tỷ lệ vượt này chia đều cho
cả 2 lần giao hàng.
d.

Dung sai áp dụng cho hàng hóa nhiều chủng loại

Đối với trường hợp giao hàng nhiều chủng loại, ví dụ như, các sảm phẩm
may mặc, giày dẹp, thủy hải sản… sẽ bao gồm nhiều chủng loại, kích cỡ, màu
sắc,.. thông thường sẽ quy định dung sai. Do vậy, tương tự với trường hợp giao
hàng nhiều lần như đã nếu ở phần (4c), nhà xuất khẩu cần lưu ý quy định về dung

17


sai phải thật rõ ràng, trong hợp đồng cũng như trong L/C, dung sai áp dụng cho
toàn bộ hàng hóa hay áp dụng cho từng loại hàng.
Vd: L/C quy định hàng hóa 10000 kg gạo, gồm 2 loại: loại 1 và loại 2, dung
sai ± 10%,
- Loại 1: 6000 kg
- Loại 2: 4000 kg
* Trường hợp dung sai áp dụng cho toàn bộ số lượng hàng hóa:
- Loại 1: giao 6000 kg + 5% = 6300 kg
- Loại 2: giao 4000 kg +15% = 4600 kg
Tổng cộng: 10900 kg gạo (dưới mức tối đa cho phép)
* Trường hợp 2: dung sai áp dụng cho từng chủng loại
- Loại 1: giao 6000 kg + 10% = 6600 kg
- Loại 2: giao 4000 kg +10% = 4400 kg
Tổng cộng: 11000 kg gạo
Theo quan điểm của Hội đồng ngân hàng ICC (tài liệu số xuất bản 565 năm

1997) thì ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ giao hàng với tỷ lệ dung sai áp dụng
cho từng chủng loại, vì nó hợp với nhận thức chung cho 1 vấn đề. Tuy nhiên có
ngân hàng cho rằng cách hiểu trong trường hợp 1 cũng đúng Vì thế nhà xuất khẩu
cần lưu ý điều này.
5.

Tập quán liên quan đến Giấy chứng nhận xuất xứ
ISBP 681/ 2007
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
Yêu cầu cơ bản

181. Yêu cầu đối với giấy chứng nhận xuất xứ sẽ đươc đáp ứng bằng cách
xuất trình chứng từ đã ký và ghi ngày tháng xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng
hóa.
Những người phát hành giấy chứng nhận xuất xứ
182. Giấy chứng nhận phải do người được qui định trong thư tín dụng phát
hành. Tuy nhiên nếu thư tín dụng yêu cầu một giấy chứng nhận xuất xứ do người
thụ hưởng phát hành, thì một chứng từ do phòng thương mại cấp có thể được chấp
nhận, miễn là nó thể hiện rõ người hưởng lợi, nhà xuất khẩu hay người sản xuất
tùy từng trường hợp. Nếu một thư tín dụng không qui định ai là người phát hành,
thì một giấy chứng nhận do bất kỳ ngươi nào phát hành vẫn có thể chấp nhận.
Những nội dung yêu cầu của giấy chứng nhận xuất xứ

18


183. Giấy chứng nhận xuất xứ phải thể hiện là có liên quan đến hàng hóa
trong hóa đơn. Mô tả hàng hóa trong giấy chứng nhận xuất xứ có thể mô tả chung
chung miễn là không mâu thuẩn với mô tả đến hàng hóa trong L/C hay bất kì
chứng từ liên quan đến hàng hóa được yêu cầu.

184. Thông tin về người nhận hàng phải không mâu thuẫn với thông tin
người nhận ghi trong chứng từ vận tải. Tuy nhiên, nếu thư tín dụng yêu cầu một
chứng từ vận tải phát hành “Theo lệnh”, “theo lệnh người gửi hàng”, “theo lệnh
NHPH” hay “giao hàng cho NHPH” thì giấy chứng nhận xuất xứ có thể ghi tên
người yêu cầu phát hành thư tín dụng hoặc người nào khác được chỉ định của L/C
như người nhận hàng. Nếu L/C đã được chuyển nhượng thì người thụ hưởng thứ
nhất là người nhận hàng cũng được chấp nhận.
185. Giấy chứng nhận xuất xứ có thể ghi tên người gửi hàng, hoặc là người
xuất khẩu là người mà không phải là người hưởng thụ thư tín dụng hoặc người gửi
hàng trên chứng từ vận tải.
Theo đó, C/O phải ghi ngày tháng xác nhận xuất xứ của hàng hóa, thể hiện
rõ người hưởng lợi, nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất tùy từng trường hợp và phải có
chữ ký của người phát hành. Người phát hành C/O phải tuân theo quy định trong
L/C. Thông tin về người nhận hàng phải không mâu thuẫn vớ thông tin người nhận
ghi trên chứng từ vận tải.
Dưới đây là 1 tình huống liên quan đến người phát hành C/O:
Nhà xuất khẩu Việt Nam (NXK) kí hợp đồng xuất khẩu hạt điều với nhà
nhập khẩu (NNK) Singapore. Theo đó, NXK bán cho NNK 1000MT hạt điều xuất
xứ Việt Nam. Thanh toán bằng L/C không hủy ngang. Theo quy định của L/C thì
để nhận được 85% trị giá L/C, NXK phải xuất trình một bộ chứng từ trong đó có
một bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam cấp. Để nhận được 15% trị giá L/C còn lại phải xuất trình một bản phô-tô
Giấy chứng nhận xuất xứ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp.
Tuy nhiên, NXK chỉ cung cấp được C/O do chính NXK cấp vì thế đã không
nhận được 85% giá trị L/C. Vì thế NXK đã yêu cầu NNK điều chỉnh L/C, chỉ cần
xuất trình C/O do NXK cấp là được thanh toán 85% giá trị L/C.

19



KẾT LUẬN
Hoạt động thương mại quốc tế đang ngày càng phát triển đòi hỏi cần phải
có sự hiểu biết biết sâu sắc trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cũng như các quy tắc,
tập quán quốc tế đang được áp dụng. Trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển
nhờ vào sự hỗ trợ cua khoa học công nghệ và công nghệ thông tin, Bản Quy Tắc
và thực hành về tín dụng chứng từ hiện hành UCP 600 và Tập quán ngân hàng tiêu
chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng ISBP 681 do ICC ban hành
đã giúp cho hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ kịp thời phù hợp với hoạt
động thanh toán quốc tế. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà rất nhiều ngân
hàng thương mại đã tuyên bố chính thức áp dụng UCP 600, ISBP 681 vào hoạt
động thanh toán quốc tế. Điều đó không chỉ cần thiết đối với ngân hàng hoạt động
trong lĩnh vực thanh toán quốc tế mà còn vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp
xuất nhập khẩu để có thể thành công trong thương mại quốc tế.
Thông qua việc nghiên cứu và ứng dụng UCP 600 và ISBP 681 vào thanh
toán quốc tế, ngân hàng thương mại nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu nói riêng có thể tiếp cận một cách rõ ràng hơn, các quy tắc các khái niệm,
thích nghi với những sự điều chỉnh và thay đổi mới. Việc áp dụng một cách có
hiệu quả UCP600 và ISBP681 trong công việc không những giúp cho ngân hàng
và doanh nghiệp tránh được những phát sinh lầm lẫn, đáng tiếc, hạn chế được
những sai phạm và rủi ro không cần thiết đồng thời thúc đẩy hoạt động thương mại
quốc tế phát triển.

20


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ Ngoại thương (2009)
2.
3.
4.

5.

Nhà xuất bản Thống kê - PGS.TS Nguyễn Văn Tiến
Toàn tập UCP 600 – ThS. Nguyễn Trọng Thủy
UCP 600 , ISBP 681 2007 ICC
Quản trị Xuất nhập khẩu – GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
www.vietship.vn

21



×